Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Vấn đề nhân đạo, nhân văn trong giáo trình lí luận văn học việt nam từ 1960 đến nay (bậc đại học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.52 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đăng Hai

VẤN ĐỀ NHÂN ĐẠO, NHÂN VĂN TRONG GIÁO
TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1960
ĐẾN NAY (BẬC ĐẠI HỌC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Đăng Hai

VẤN ĐỀ NHÂN ĐẠO, NHÂN VĂN TRONG GIÁO
TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1960
ĐẾN NAY (BẬC ĐẠI HỌC)

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒNG THỊ VĂN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................................. 4
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 5
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ..................................................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 10
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................. 11

CHƯƠNG 1 : VẤN ĐỀ NHÂN ĐẠO, NHÂN VĂN TRONG LÍ LUẬN VÀ PHÊ
BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1960 ĐẾN NAY .............................................. 13
1.1. Những tiền đề xã hội và tư tưởng ............................................................................. 13
1.1.1. Những tiền đề xã hội ............................................................................................. 13
1.1.2. Những tiền đề tư tưởng ......................................................................................... 16
1.2. Tổng quan quá trình nghiên cứu .............................................................................. 21
1.2.1. Giai đoạn từ những năm 1960 đến 1985 ............................................................... 21
1.2.2. Giai đoạn từ 1986 đến nay .................................................................................... 27

CHƯƠNG 2 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN XÁC LẬP KHÁI NIỆM NHÂN
ĐẠO NHÂN VĂN TRONG GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM . 35
2.1. Lược sử khái niệm nhân đạo, nhân văn .................................................................. 35
2.1.1. Phương Tây ........................................................................................................... 35
2.1.2. Phương Đông (Trung Quốc và Việt Nam) ............................................................ 36
2.2. Vấn đề nhân đạo, nhân văn trong cấu trúc các Giáo trình ................................... 39

2.2.1. Giai đoạn từ những năm 1960 đến trước 1986 ..................................................... 40
2.2.2. Giai đoạn từ 1986 đến nay .................................................................................... 44
2.3. Chủ nghĩa nhân văn và các khái niệm hữu quan ................................................... 50
2.3.1. Tư tưởng nhân văn và chủ nghĩa nhân văn ........................................................... 50
2.3.2. Tính chất nhân văn ................................................................................................ 57
2.3.3. Giá trị nhân văn ..................................................................................................... 61

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ NHÂN VĂN – BẢN CHẤT NỘI DUNG VÀ ĐỐI
TƯỢNG DIỄN TẢ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC ........................................... 64
3.1. Văn học là nhân học .................................................................................................. 64
1


3.1.1. Quan niệm về bản chất “nhân học” trong Giáo trình trước 1986 ......................... 64
3.1.2. Quan niệm về bản chất “nhân học” trong Giáo trình từ 1986 đến nay ................. 67
3.2. Giá trị nhân văn và sự tiến bộ của văn học ............................................................. 73
3.2.1. Một số quan niệm khác nhau................................................................................. 73
3.2.2. Từ tiêu chuẩn chính trị đến tiêu chuẩn nhân văn .................................................. 74
3.3. Khảo sát một số luận văn nghiên cứu về vấn đề nhân đạo, nhân văn trong văn
học (Trường Đại học Sư phạm TP. HCM và Đại học Quốc gia TP. HCM) ................ 79
3.3.1. Giới thiệu khái quát về các Luận văn .................................................................... 79
3.3.2. Nhận xét chung...................................................................................................... 81

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 91
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 99

2



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

:

VIẾT ĐẦY ĐỦ

CNNĐ

:

Chủ nghĩa nhân đạo

CNNV

:

Chủ nghĩa nhân văn



:

Cao đẳng

ĐH

:

Đại học


GTr

:

Giáo trình

LLVH

:

Lí luận văn học

GV

:

Giáo viên

SV

:

Sinh viên

3


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Sáng tác văn học thường có hai kiểu chính là hiện thực và lãng mạn. Tùy theo
sở trường và ý thức thẩm mĩ, nhà văn - chủ thể sáng tạo văn học - lựa chọn một kiểu
sáng tác riêng hoặc kết hợp cả hai kiểu sáng tác trong một tác phẩm. Nhưng dù là
kiểu sáng tác nào thì mọi tác phẩm văn học có giá trị đều phải xuất phát từ con người,
do con người và vì con người. Vì vậy, ở Việt Nam hiện nay, các sách, báo, tạp chí
nghiên cứu văn học thường nhắc đi nhắc lại câu nói nổi tiếng của nhà văn Nga
M.Gorki: Văn học là nhân học. Nhận định này đã trở thành ngun lí có tính phổ
qt.
Trong Báo cáo Đề dẫn tại Hội nghị Khoa học về LLVH tổ chức tại Hà Nội
ngày 14/01/2005, Thường trực Hội đồng Lí luận – Phê bình Văn học Nghệ thuật
Trung ương đã xác định: “vấn đề hàng đầu trong văn nghệ bao giờ cũng là mối quan
hệ giữa văn nghệ và đời sống, văn nghệ và tư tưởng” [97; tr.22]. Trong lĩnh vực tư
tưởng, tư tưởng nhân đạo, nhân văn có vai trò hạt nhân trong đánh giá, thưởng thức
và sáng tạo nghệ thuật: “Hoài nghi, từ bỏ CNNV là tự tước bỏ vũ khí của mình trước
các hiện tượng tiêu cực, tự thủ tiêu mình” [97; tr.23] và “tinh thần nhân văn đích thực
khơng bao giờ chết. Đó là tư tưởng đã đưa con người từ mông muội đến văn minh,
khích lệ con người vượt qua mưa bon bão đạn đi tới giải phóng” [97; tr.23]. Chính vì
vậy, giá trị nhân văn luôn là hằng số của văn học; là một trong những yếu tố quan
trọng làm nên bản chất của văn chương. Vì vậy, nó ln là thước đo hàng đầu để xác
định giá trị, sự tiến bộ trong lĩnh vực văn học nói riêng, trong lĩnh vực nghệ thuật nói
chung. “CNNV sẽ trở thành cơ sở và cương lĩnh của phát triển con người lên bậc mới
của nền văn minh mà chúng ta sẽ phải đạt tới” [95; tr.17].
Nhận thức cũng như thành tựu của LLVH được ghi dấu rõ nét trong các GTr
LLVH. Từ cuối những năm 1950 của thế kỉ XX, các khoa Văn được thành lập cùng
với sự ra đời của các Trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm ở miền Bắc Việt
Nam. Bên cạnh việc hình thành khoa Văn ở bậc ĐH, những GTr LLVH Việt Nam
đầu tiên cũng được biên soạn. Năm 1958 Nguyễn Lương Ngọc cho công bố GTr
4



LLVH Việt Nam đầu tiên. Từ đó đến nay, nhiều bộ GTr về LLVH dành cho SV, GV
ở các trường ĐH, CĐ và các cấp được soạn mới, dịch thuật, bổ sung, chỉnh sửa. Ở
mỗi GTr, vấn đề nhân đạo, nhân văn đã được đề cập, diễn giải theo những mức độ và
quan niệm khác nhau.
Như vậy, vấn đề nhân đạo, nhân văn có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
sáng tạo, đánh giá và tiếp nhận các tác phẩm văn chương. Hiện nay, trong các GTr
LLVH nói riêng, trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam nói chung, tồn tại hai khái
niệm “CNNĐ” và “CNNV”. Hai khái niệm này vẫn song song tồn tại nhưng chưa có
sự thống nhất về tên gọi và nội hàm giữa các tác giả, cũng như ở các giai đoạn văn
học khác nhau. Vì vậy khi sử dụng chúng, sinh viên, học viên, thậm chí cả các nhà
nghiên cứu, thường lúng túng, khó hiểu, và đơi lúc hiểu lầm.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi nghĩ đề tài “Vấn đề nhân đạo, nhân
văn trong giáo trình lí luận văn học Việt Nam từ 1960 đến nay (Bậc Đại học)”
được thực hiện sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
GTr LLVH Việt Nam là một trong ba bộ phận chính thể hiện quan điểm, nhận
thức và thành tựu của LLVH Việt Nam. Trải qua gần 60 năm hình thành và phát
triển, nhiều GTr LLVH Việt Nam của các nhà LLVH có uy tín và tâm huyết được
xuất bản và tái bản. Điều này chứng tỏ sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Nhiều vấn đề trong các GTr LLVH Việt Nam đã được bàn luận sôi nổi trong những
năm qua. Mỗi nhà nghiên cứu có cách lựa chọn, đánh giá khác nhau. Riêng lịch sử
nghiên cứu về vấn đề nhân đạo, nhân văn từ những năm 1960 đến nay có thể chia
thành hai giai đoạn chính: giai đoạn từ những năm 1960 đến trước 1990 và giai đoạn
từ những năm 1990 đến nay.
Ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu chủ yếu xoay quanh vấn đề đối tượng, tư
tưởng của văn học được đề cập trong các GTr LLVH. Tiêu biểu cho giai đoạn này là
các bài viết của Lê Anh Trà, Hà Minh Đức. Trên cơ sở phê phán quan niệm về con
người chung chung, trong “Đọc Sơ thảo nguyên lí văn học của Nguyễn Lương Ngọc”
của Nguyễn Lương Ngọc, Lê Anh Trà cho rằng “cần phải đi đến một định nghĩa cụ
thể hơn về đối tượng của văn học” [79; tr.7] và “muốn đánh giá tính đảng của tác

5


phẩm chủ yếu là phải nhằm vào tư tưởng tác phẩm tự tốt ra từ tác phẩm, qua hình
tượng. Vấn đề nghiên cứu thế giới quan của tác giả là cần, nhưng chỉ là để kiểm tra
lại nhận xét của ta qua tác phẩm.” [79; tr.8]
Một năm sau, Hà Minh Đức trong bài “Nhân đọc mấy vấn đề nguyên lí văn
học của Nguyễn Lương Ngọc” (Nghiên cứu văn học, số 3, 1961) có “góp một số ý
kiến trong việc tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học”. Trong đó, ơng có bàn đến vấn
đề tư tưởng trong tác phẩm văn học nhưng cũng chưa quan tâm đến tư tưởng nhân
đạo, nhân văn.
Bước sang giai đoạn thứ hai, trong xu hướng chung của văn học: nhận thức lại
hiện thực, các nhà nghiên cứu đã có bước phát triển mạnh mẽ khi trực tiếp, thẳng
thắn đề cập đến các “thứ tính” - trong đó, có tính chất nhân văn của văn học trong các
GTr LLVH. Mở đầu cho giai đoạn này, chúng ta phải kể đến những đóng góp của Lê
Ngọc Trà trong cơng trình Lí luận và văn học (NXB Trẻ, 1990). Cơng trình đã đề cập
đến nhiều vấn đề thời sự của LLVH Việt Nam. Riêng về vấn đề nhân văn trong văn
học, tác giả đã dành một bài viết riêng: “Vấn đề con người trong văn học hiện đại” (ở
phần 1, từ trang 51 đến trang 65) của công trình. Có thể nói, những nhận định của
ơng đã bao quát được đặc trưng, tình hình nghiên cứu về vấn đề nhân đạo, nhân văn
trong các “sách giáo khoa LLVH” Việt Nam từ những ngày đầu cho đến những năm
1990 – thời điểm cuốn sách ra đời:
Văn học là nhân học. Nhưng đã có một thời người ta rất ngại nói đến “tính con
người ”, CNNĐ trong văn học. Cho đến mãi hôm nay trong các sách giáo khoa LLVH
của chúng ta, CNNĐ (humanism) vẫn chưa trở thành một phạm trù nghiên cứu văn
học bên cạnh các khái niệm đã được chú ý nhiều từ lâu như tính giai cấp, tính đảng,
tính nhân dân, tính dân tộc, tính quốc tế [80; tr.55].

Bước sang những thập niên đầu của thế kỉ XXI, trước yêu cầu cấp bách là phải
đổi mới nền LLVH nước nhà, đặc biệt là đổi mới nội dung các GTr LLVH, các bài

viết tổng kết, nhận xét về các bộ GTr LLVH của Việt Nam được công bố ngày càng
nhiều. Năm 2005, ở Việt Nam diễn ra hai hội thảo khoa học lớn có quy mơ tồn quốc
về nghiên cứu văn học Việt Nam được diễn ra. Trước hết là Hội thảo “Văn học Việt
Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy” do Trường Đại học Sư
6


phạm Hà Nội tổ chức. Hội thảo bàn luận đến nhiều vấn đề của nghiên cứu và giảng
dạy văn học Việt Nam từ sau 1975. Cụ thể bàn về GTr LLVH Việt Nam, Phương
Lựu có bài “Những trăn trở tiến bước của lí luận văn học giai đoạn 1975 – 1985”. Tác
giả đề cập đến những chuyển biến trong công tác biên soạn các GTr LLVH Việt Nam
trong “thời gian khởi động”. Trên cơ sở đó, tác giả cho chúng ta thấy sự ra đời và
những thay đổi về cấu trúc, nội dung bộ GTr Lí luận văn học do chính tác giả chủ
biên và xuất bản từ năm 1986 đến 1988 so với các bộ GTr trước đây của Nguyễn
Lương Ngọc.
Hội thảo thứ hai chủ yếu dành riêng cho lĩnh vực lí luận, phê bình. Đáng chú ý
là bài viết “Góp bàn về lí luận văn học ở Việt Nam trong lịch sử của nó” (Kỉ yếu hội
thảo khoa học Lí luận và phê bình văn học – đổi mới và phát triển, NXB Khoa học
Xã hội, HN). Trong bài viết này, Phong Lê đã đúc kết những đặc điểm LLVH của
Việt Nam, đặc biệt là từ những thập niên 1960 đến những thập niên 1990. Trên cơ sở
đó, tác giả đặt ra vấn đề cần nhận thức lại về “các thứ tính của văn nghệ”, trong đó,
tác giả trực tiếp đề cập đến nhân tính và nhân loại tính:
Đặt lại một số vấn đề LLVH, ở khu vực các thứ tính vốn chi phối rất nhiều tâm
lực và tốn khá nhiều giấy mực của giới lí luận như trên, chúng ta thấy có bao vấn
đề khơng thể dừng lại ở những cách hiểu cũ. Khơng kể cịn một số thứ tính khác,
trong đó có nhân tính, nhân loại tính, trên cả hai phương diện: sinh học và xã hội

[97; tr.164].
Nhìn chung, vấn đề nhân tính và nhân loại tính đã được tác giả chú ý nhưng
đáng tiếc tác giả cũng chỉ dừng lại ở chỗ nêu lên vấn đề, nhắc đến một cách sơ lược,

phụ họa chứ chưa phải là một vấn đề quan trọng bên cạnh các phạm trù tính Đảng,
tính nhân dân, tính dân tộc vốn đã rất quen thuộc trong nghiên cứu văn học.
Một năm sau, trong bài viết “Mơn lí luận văn học trong trường đại học”
(Nghiên cứu văn học, số 4, 2006), Huỳnh Như Phương đã khảo sát các bộ GTr LLVH
được sử dụng phổ biến trong SV các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả
cho rằng “phổ biến nhất là bộ giáo trình của Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn
Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình”. Cũng theo tác giả,
đây là cơng trình cơng phu, có sự kế thừa các bộ GTr LLVH trước đó, đồng thời cũng
7


có những sáng tạo, bổ sung “vào nội dung giảng dạy những vấn đề có ý nghĩa khoa
học như tư tưởng lí luận văn học cổ ở phương Đơng và Việt Nam, tính quốc tế và tính
nhân loại của văn học,…” [61; tr.43].
Cùng năm, Nguyễn Ngọc Thiện cũng có bài viết “Về việc biên soạn giáo trình
lí luận văn học bậc đại học ở ta 50 năm qua” (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5, năm
2006). Theo dõi công việc biên soạn các bộ GTr LLVH từ những ngày đầu được hình
thành, tác giả cho rằng: “tính nhân văn, bản chất thẩm mĩ của văn học nghệ thuật
được đề cao từ góc độ nhận thức rằng văn học được làm ra bởi tài năng của con
người và hướng về con người mà tác động nhắn gửi” [69; tr.18].
Gần đây nhất, trong Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn
học trong giáo trình lý luận văn học Việt Nam từ những năm 1960 đến nay” (Trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2012), Lê Thị Gấm đã đề cập đến sự vận động
của quan niệm về bản chất của văn học, trong đó có vấn đề con người trong các GTr
LLVH Việt Nam.
Tóm lại, vấn đề nhân đạo, nhân văn trong các GTr LLVH Việt Nam đã được
đề cập, nghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về vấn đề
nhân đạo, nhân văn trong các GTr LLVH Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Vấn đề nhân đạo, nhân văn trong giáo trình Lí luận văn học
Việt Nam từ 1960 đến nay (Bậc Đại học)”, chúng tôi nhằm những mục đích sau:
1. Khảo sát một cách có hệ thống lịch sử phát triển, quan niệm về khái niệm
CNNĐ, CNNV và các khái niệm hữu quan trong các GTr LLVH từ 1960 đến nay.
Trên cơ sở đó, xác định nội dung, ý nghĩa của các khái niệm trong nghiên cứu văn
học ở Việt Nam.
2. Xác định vị trí của vấn đề nhân đạo, nhân văn trong các GTr LLVH Việt
Nam qua các thời kì;
3. Xác định ý nghĩa của vấn đề nhân đạo, nhân văn trong việc tìm hiểu đặc
trưng, bản chất của văn học.
8


4. Cùng với việc khảo sát trên bình diện lí thuyết, chúng tôi ứng dụng khảo sát
nội dung khái niệm trong một số luận văn đã được thực hiện thành cơng tại khu vực
TP. Hồ Chí Minh để xác định rõ hơn khả năng ứng dụng cũng như ý nghĩa của chúng
trong nghiên cứu văn học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của luận văn là quan niệm về vấn đề nhân đạo nhân văn
trong các GTr LLVH Việt Nam dùng cho SV các trường ĐH ở Việt Nam giai đoạn từ
những năm 1960 đến nay (9/2013). Bên cạnh đó, chúng tơi cũng khảo sát các bộ GTr
LLVH được dịch sang tiếng Việt, các bộ GTr LLVH dành cho các đối tượng khác để
có sự so sánh đối chiếu với đối tượng nghiên cứu khi cần thiết.
Để có cái nhìn tồn diện và bao quát về vấn đề nghiên cứu, trong chương 1,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách khái quát về vấn đề nhân đạo, nhân văn
trong LLVH nói chung. Do đó, chúng tơi có mở rộng khảo sát các bài viết tiêu biểu
trong nghiên cứu văn học có đề cập đến vấn đề về nhân đạo hoặc nhân văn. Trong
các cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi chỉ chú ý đến các vấn đề khái qt có tính lí
luận, không bàn luận đến biểu hiện trong từng tác phẩm văn học cụ thể.

Song song với việc khảo sát các giáo trình, chúng tơi cũng tiến hành khảo sát
các luận văn (Thạc sĩ) có vận dụng khái niệm nhân đạo hoặc nhân văn trong nghiên
cứu nhằm xác định ý nghĩa của khái niệm trong thực tiễn nghiên cứu. Qua đó, chúng
tôi đánh giá khả năng và thực tiễn ứng dụng các khái niệm trên trong nghiên cứu văn
học ở Việt Nam. Do hạn chế về nguồn tư liệu cũng như thời gian, chúng tôi chỉ khảo
sát các luận văn được thực hiện thành công và lưu trữ tại thư viện của hai trường ĐH
lớn trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh: Thư viện Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
và Thư viện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
- Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu trọng tâm của luận văn là khảo sát và đánh giá lịch sử
phát triển, vị trí, tên gọi, nội hàm và giá trị của khái niệm nhân đạo, nhân văn đối với
nghiên cứu văn học trong các GTr LLVH Việt Nam.
9


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn được thực hiện sẽ góp phần làm rõ những đặc
trưng và vai trò của khái niệm nhân đạo, nhân văn trong LLVH ở Việt Nam từ những
năm 1960 đến nay; phân biệt các khái niệm CNNV, CNNĐ cùng các khái niệm có
liên quan để sử dụng một cách chính xác, khoa học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể được sử dụng làm tư liệu
tham khảo hoặc vận dụng vào hoạt động nghiên cứu, phê bình, biên soạn GTr hay
giảng dạy văn học cũng như một số lĩnh vực khác ở Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng hệ thống các phương
pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê – miêu tả: thống kê, phân loại các kiểu quan niệm về
nhân đạo, nhân văn. Đó là cơ sở để chúng tơi rút ra những phân tích, lí giải, đánh giá
khách quan về vấn đề.

- Phương pháp hệ thống – cấu trúc: nghiên cứu về vấn đề nhân đạo, nhân văn
cần phải đặt trong sự vận động, phát triển của lịch sử tư tưởng, xã hội, xem xét nó
như một thành tố thuộc một hệ thống nhất định. Từ đó, xác định rõ đặc điểm, nội
dung cũng như vị trí của vấn đề nhân đạo, nhân văn trong cấu trúc các GTrLLVH.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: để xác định những đặc trưng của vấn đề
nhân đạo, nhân văn khơng thể khơng có sự so sánh, đối chiếu với những vấn đề khác,
thậm chí cùng vấn đề ở những nền văn hóa khác; so sánh – đối chiếu giữa các giai
đoạn lịch sử khác nhau. Từ đó, diễn giải những nét độc đáo, sự vận động, biến đổi
của vấn đề nhân đạo, nhân văn trong GTr LLVH Việt Nam.
- Phương pháp liên ngành: đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài có sự
liên quan chặt chẽ đến vấn đề lịch sử tư tưởng, xã hội và văn hố của Việt Nam. Do
đó, sự kết hợp phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa các lĩnh vực triết học, văn
hóa, mĩ học và văn học là cơ sở cần thiết cho những phân tích, lí giải sâu sắc hơn.
Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng linh hoạt các phương pháp trên.
Tùy từng phần, từng mục đích mà có thể ưu tiên những phương pháp khác nhau.
10


7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được cấu trúc với các phần cơ bản sau: phần mở đầu, ba chương và
kết luận. Các phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể như sau:
MỞ ĐẦU
Phần Mở đầu, chúng tơi trình bày những cơ sở lựa chọn đề tài; tổng hợp, phân
tích các cơng trình đã nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài. Trên cơ sở đó,
chúng tơi xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu vấn đề
một cách khách quan và khoa học. Đây là định hướng quan trọng cho chúng tôi thực
hiện trong các chương sau.
Chương 1: VẤN ĐỀ NHÂN ĐẠO, NHÂN VĂN TRONG LÍ LUẬN VÀ
PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1960 ĐẾN NAY
Trên cơ sở đã xác định các nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, chương một

trình bày những tiền đề xã hội, tư tưởng ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của
LLVH Việt Nam. Từ đó, chúng tơi khái qt q trình nghiên cứu vấn đề nhân đạo,
nhân văn trong LLVH Việt Nam từ những năm 1960 đến nay để có cái nhìn bao quát
về vấn đề được nghiên cứu.
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN XÁC LẬP KHÁI NIỆM NHÂN ĐẠO,
NHÂN VĂN TRONG GIÁO TRÌNH LÍ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM

Trên cơ sở kết quả của phần mở đầu và chương một, chúng tôi xác định nhiệm
vụ trọng tâm ở chương này là trình bày những vấn đề lí luận tiến đến việc xác lập
khái niệm nhân đạo, nhân văn trở thành một phạm trù trong các GTr LLVH Việt
Nam. Các vấn đề khái quát về lược sử khái niệm nhân đạo, nhân văn ở phương Đơng
và phương Tây; vị trí của vấn đề nhân đạo, nhân văn trong cấu trúc các GTr LLVH
Việt Nam; tên gọi, nội hàm của khái niệm CNNĐ, CNNV được sử dụng trong các
GTr LLVH; ranh giới giữa CNNV và các khái niệm liên quan khác.
Chương 3: GIÁ TRỊ NHÂN VĂN - BẢN CHẤT NỘI DUNG VÀ ĐỐI
TƯỢNG DIỄN TẢ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC
Ở chương này, chúng tôi xem xét giá trị nhân văn với tư cách là một phạm trù
của nghiên cứu văn học. Do đó, chúng tơi tập trung phân tích bản chất “nhân học”
của văn học được đề cập trong các GTr LLVH Việt Nam. Mối quan hệ giữa giá trị
11


nhân văn và sự tiến bộ của văn học. Đồng thời, vận dụng khảo sát một số luận văn ở
khu vực TP. HCM có ứng dụng khái niệm nhân đạo hoặc nhân văn trong nghiên cứu
văn học.
KẾT LUẬN
Phần kết luận, chúng tôi khái quát và khẳng định lại những kết quả đạt được
của luận văn. Trên cơ sở đó, đưa ra một số đề xuất về việc sử dụng khái niệm nhân
đạo, nhân văn trong nghiên cứu văn học.


12


CHƯƠNG 1 : VẤN ĐỀ NHÂN ĐẠO, NHÂN VĂN TRONG LÍ LUẬN
VÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1960 ĐẾN NAY
1.1. Những tiền đề xã hội và tư tưởng
Văn học vận động trong mơi trường văn hóa - xã hội đặc thù của dân tộc. Vì
vậy, khi nghiên cứu về văn học nói chung LLVH nói riêng chúng ta khơng thể khơng
tìm hiểu về bầu khơng khí nơi nó được sinh thành. Ở Việt Nam từ xưa đến nay, như
một quy luật, hễ lịch sử có sự thay đổi thì trong văn học nhất định cũng có sự đổi
thay. Ở phần này, chúng tơi phân tích khái qt những tiền đề tư tưởng và xã hội ảnh
hưởng đến sự hình thành, phát triển LLVH Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay.
1.1.1. Những tiền đề xã hội

Xã hội Việt Nam từ những năm 1945 đến nay về cơ bản có thể chia làm hai
giai đoạn chính. Đó là giai đoạn trước 1975 và từ sau 1975 đến nay. Giai đoạn 1945 –
1975 được đánh dấu bằng thành công của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Nó mở
đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, đồng thời đã mở ra một thời kì mới cho văn
học nước nhà. Chặng đường từ sau 1945 đến 1975, nền văn học tồn tại và phát triển
trong điều kiện dân tộc ta phải tiến hành hai cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt. Nền
văn học của giai đoạn lịch sử này có những đặc điểm và quy luật phát triển riêng, có
những thành tựu đáng kể đáp ứng đòi hỏi của giai đoạn lịch sử đương thời, trở thành
một giai đoạn mới trong tiến trình văn học dân tộc thế kỉ XX.
Từ 1945 đến 1975, đất nước Việt Nam đã diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng
đại, tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội và con người Việt Nam. Trước
hết, cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã giật tung xiềng xích hơn tám mươi
năm thống trị của thực dân Pháp và tiếp đó là phát xít Nhật, đồng thời lật nhào ngai
vàng của chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm, giành chính quyền về tay nhân
dân, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một trang mới vẻ vang trong
lịch sử dân tộc. Nhưng thực dân Pháp rắp tâm quay lại chiếm nước ta, cả dân tộc phải

tiến hành cuộc kháng chiến kéo dài chín năm đầy gian khổ, hi sinh để bảo vệ nền độc
lập mới giành được và chế độ còn non trẻ. Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ được kí
kết, hịa bình lập lại trên đất nước ta nhưng đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai
13


miền, với sự tồn tại của hai thể chế chính trị, xã hội, nền kinh tế và hệ tư tưởng khác
biệt giữa hai miền Nam – Bắc kéo dài hơn hai mươi năm. Miền Bắc được giải phóng
và đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cả dân tộc lại phải tiến hành cuộc chiến đấu
giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, chống đế quốc Mỹ xâm lược. Cuộc chiến
đấu kiên trì, bền bỉ và vơ cùng ác liệt ấy đã kết thúc với thắng lợi trọn vẹn ngày
30/4/1975, đất nước được thống nhất.
Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến, cuộc cách mạng ruộng đất
những năm 1953 – 1955, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc với phong trào hợp
tác hóa nơng nghiệp diễn ra rầm rộ ở nông thôn những năm 1958 – 1960 và cơng
cuộc xây dựng đất nước theo mơ hình chủ nghĩa xã hội ở thời kì đó, tất cả biến cố
lịch sử to lớn ấy đã tác động mạnh mẽ và đưa đến những biến đổi cơ bản trong xã hội
Việt Nam.
Ở giai đoạn thứ hai, đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa lịch sử dân tộc bước
sang giai đoạn mới. Thêm một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến sự chuyển biến mạnh
mẽ trong văn học. Những đặc điểm cơ bản của xã hội Việt Nam những năm sau 1975
có nhiều biến đổi to lớn. Tựu trung lại, có bốn đặc điểm cơ bản sau:
Trước hết là sự thay đổi từ chính thời cuộc. Đây là yếu tố cơ bản dẫn đến
những thay đổi khác. Điều này đã được các nhà nghiên cứu nhận định khái quát như
sau:
Đây là thời kì giao thoa giữa cái mới và cái cũ. Cái cũ vẫn tồn tại, cái mới cũng
chỉ vừa manh nha. Cả hai yếu tố thuận và nghịch của đời sống kinh tế - xã hội
đều tác động đến văn học. Những khó khăn và khủng hoảng kinh tế - xã hội cuối
những năm 70 đầu những năm 80, tính chất phức tạp và sự chi phối của kinh tế
thị trường đẩy tới sự phân cực giữa trắng đen, thiện ác, tốt xấu… [51; tr.5].


Vừa hân hoan với chiến thắng, nhân dân ta đã phải đối mặt ngay với bao gian
nan thử thách. Đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Những tàn dư của chế độ cũ
chưa thể xóa sạch trong một sớm một chiều. Nhiều thế lực phản động không ngừng
chống phá. Chỗ dựa vững chắc cho đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
khơng cịn sau sự sụp đổ của Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu.
Nền kinh tế bị kiệt quệ và đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng, nhiều chủ
14


trương, chính sách sai lầm của Đảng và Nhà nước khiến lòng tin của nhân dân giảm
sút nghiêm trọng.
Thứ hai là sự phân hóa diễn ra bên trong mỗi con người, đặc biệt là sự phân
hóa từ bên trong mỗi cá nhân. Cuộc sống xã hội bên ngoài và cuộc sống âm thầm bên
trong mỗi con người càng phức tạp bao nhiêu thì lại càng có lợi cho văn học bấy
nhiêu, bởi việc mở rộng đề tài bao giờ cũng đem lại sự phong phú, đa dạng về phong
cách. Một khi người cầm bút đã bắt được mạch cảm hứng thì văn học nhất định hứa
hẹn một một “vụ mùa bội thu”. Nhờ đó, nền văn học của nước nhà có thêm một sức
sống mới. Với vai trị dẫn đường, đồng thời lại là bộ phận đi sau để rút kinh nghiệm,
LLVH tất yếu cũng phải có sự chuyển mình.
Thứ ba là xu hướng mở rộng quan hệ giao lưu, hội nhập với thế giới. Đây là xu
hướng tất yếu. Sau khi giành được độc lập, bên cạnh việc phát huy nội lực của dân
tộc, tranh thủ sức mạnh bên ngồi là một chủ trương mang tính chiến lược của Đảng
và Nhà nước. Do đó, các mối quan hệ với thế giới bên ngoài cũng càng ngày càng
được chú ý và mở rộng. Việc đẩy mạnh hội nhập với thế giới diễn ra trên nhiều lĩnh
vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới văn học. Trong xu thế chung, LLVH
cũng trở nên cởi mở hơn, tầm nhìn được mở rộng hơn. Do đó, sách LLVH ở Việt
Nam cũng tăng nhanh về số lượng. Từ chỗ “đói” thơng tin, nay độc giả Việt Nam lại
được tiếp nhận thông tin đa chiều hơn. Vì thế, việc lựa chọn “tinh hoa” cũng càng trở
nên khó khăn, bối rối hơn.

Thứ tư là quá trình hội nhập với văn minh nhân loại giúp khoa học kĩ thuật
Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật vừa là một
tiền đề tốt, vừa là một thách thức đối với quá trình sáng tạo, nghiên cứu và phổ biến
văn học. Nhờ vào công nghệ in ấn tiên tiến, việc xuất bản sách trở nên nhanh chóng
và dễ dàng hơn; nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng và giao thông hiện đại,
văn học đến với người đọc mau lẹ hơn, thuận tiện hơn. Thế nhưng, không chỉ là một
phương tiện hỗ trợ cho văn học, khoa học kĩ thuật còn là một thách thức lớn của văn
học. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã mang đến nhiều hình thức giải trí, nhiều
cách thức khai thác thơng tin cho con người, thu hút sự quan tâm của công chúng.
Văn học một mặt vẫn tiếp tục phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học kĩ thuật,
15


mặt khác, phải không ngừng cạnh tranh để không đánh mất vị trí đặc biệt của mình.
Trước tình hình đó, LLVH cũng luôn phải đổi mới để theo kịp sự phát triển của xã
hội nói chung và văn học nói riêng. Đặc biệt, trong xu thế đa ngành hóa như hiện nay,
người làm cơng tác lí luận cần phải có kiến thức về một số lĩnh vực khác như Văn
hóa học, Kí hiệu học, Nhân học văn hóa, Lí thuyết thông tin,… và vận dụng phối hợp
một cách linh hoạt để khai thác tối đa các giá trị của văn học.
Tóm lại, xã hội Việt Nam từ những năm 1960 đến nay có nhiều vận động, biến
đổi sâu sắc. Sự vận động và biến đổi ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng, vừa
có những đặc điểm của thời chiến, vừa có những đặc điểm của thời bình. Giai đoạn
trước 1975 đất nước cịn chìm ngập trong chiến tranh. Bước sang giai đoạn sau 1975,
xã hội Việt Nam là một xã hội của nhiều vận hội và thử thách, văn học nói chung và
LLVH nói riêng giờ đây cũng chịu sự chi phối của quy luật mới – quy luật đời
thường với những thuận lợi và khó khăn riêng, song phần thuận lợi vẫn là đáng kể
hơn.
1.1.2. Những tiền đề tư tưởng

Trong Đề cương văn hóa Việt Nam (1943), Đảng Cộng sản Đông Dương (nay

là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã xác định: văn hóa là một mặt trận quan trọng của
cuộc đấu tranh cách mạng. Bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam của
Trường Chinh trình bày tại Hội nghị văn hóa tồn quốc (7.1948) tiếp tục khẳng định
quan điểm ấy và đề ra ba phương châm xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam: dân
tộc, khoa học, đại chúng. Văn hóa dân tộc, đặc biệt là các giá trị văn hóa của quần
chúng lao động được coi trọng và phát huy cùng với việc tiếp nhận văn hóa xã hội
chủ nghĩa của Liên Xơ, Trung Quốc. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh kéo dài và
sự đối lập về ý thức hệ trong thời kì “chiến tranh lạnh” trên thế giới lúc bấy giờ nên
việc giao lưu văn hóa bị hạn chế, chủ yếu chỉ trong khối các nước xã hội chủ nghĩa.
Điều này cũng ảnh hưởng đáng kể đến đời sống văn hóa, văn học ở nước ta giai đoạn
ấy.
Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và nhân dân cùng với hai cuộc chiến tranh
yêu nước vĩ đại đã khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống tinh thần của dân tộc
Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng, tinh thần đoàn kết và ý thức
16


cộng đồng. Cùng với điều đó, ý thức giai cấp cũng được đề cao, chi phối đến nhiều
mặt của đời sống xã hội và quan hệ con người. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành
hệ tư tưởng chính thống trong xã hội, thay thế vị trí của các hệ tư tưởng khác đã từng
có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam những thời kì trước 1945. Chủ
nghĩa yêu nước, tinh thần cộng đồng, lí tưởng xã hội chủ nghĩa không chỉ là nền tảng
sức mạnh tinh thần của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến mà còn là nền tảng tư
tưởng của văn học cách mạng. Vì vậy, nền văn học giai đoạn này là sự tập trung thể
hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng của mọi tầng lớp nhân dân trong chiến đấu và
sản xuất, nhằm bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh giải
phóng miền Nam, hồn thành thống nhất nước nhà. Chủ đề lớn quán xuyến dường
như khắp mọi sáng tác cũng như nghiên cứu văn học những ngày này là tình yêu lớn
đối với Tổ quốc.
Bước sang giai đoạn sau 1975 đến nay, hịa mình vào cuộc sống mới, con

người cũng nảy sinh những nhu cầu mới. Trên thực tế, tư duy văn học cũ ngày càng
tỏ ra khơng phù hợp với thời kì mới, lối viết cũ đã khơng cịn đáp ứng được nhu cầu
phản ánh hiện thực đa dạng, đa chiều của cuộc sống sau chiến tranh, đơi khi, nó đã
trói buộc người cầm bút và tạo nên những tác phẩm kém giá trị. Yêu cầu đổi mới văn
học ngày càng trở nên bức thiết, từ quan niệm nghệ thuật, quan niệm về hiện thực,
quan niệm về con người đến các thủ pháp nghệ thuật. Vì vậy, nhu cầu đổi mới tồn
diện diễn ra từ cả phía Đảng lẫn phía văn nghệ sĩ và các nhà lí luận, phê bình.
Trước hết, chúng ta phải nói đến chủ trương đổi mới tồn diện của Đảng ta.
Nếu như đổi mới chính trị và đổi mới kinh tế là quyết định, có ý nghĩa sống cịn đối
với sự tồn vong và phát triển của chế độ, của đất nước thì đổi mới trong văn hóa văn
nghệ thực sự cởi trói cho người cầm bút, mang lại một sinh khí mới cho nền văn nghệ
đang mất đần sức sống. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng nêu rõ: “Chính sách xã hội
nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con người làm mục
đích cao nhất”. Đây chính là sự thể hiện nhận thức mới về CNNV: con người không
phải là phương tiện của mục đích xã hội mà là nhân tố thúc đẩy mọi hoạt động xã hội
và mọi hoạt động xã hội đều phải hướng tới mục tiêu phục vụ con người. Trên cơ sở
đó, cách nhìn nhận, thẩm định các giá trị văn học nặng về ý thức hệ dần được điều
17


chỉnh bằng cái nhìn tồn diện và sâu sắc từ trong bản chất của nghệ thuật. Những
ràng buộc khắt khe của tính tư tưởng có phần thơ sơ, máy móc đối với tác phẩm được
gạt bỏ. Cách cư xử, can thiệp thô bạo làm ảnh hưởng tới số phận nhà văn và tác phẩm
vì khơng am hiểu hoặc do cực đoan, bất công,… dần dần được khắc phục. Với sự
thay đổi đó, chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước được thể hiện qua Đại hội VI
thực sự là một thắng lợi to lớn:
Đại hội VI thật sự mang lại khơng khí dân chủ, với tinh thần “nhìn thẳng sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, tạo điều kiện cho sự chuyển hướng văn
học. Đây là giai đoạn văn học chuyển mình. Một mặt, văn học vẫn bảo tồn
những tinh hoa, truyền thống, mặt khác thể hiện sự trăn trở, thể nghiệm để đáp

ứng yêu cầu mới sau chiến tranh và để khẳng định mình trong xu thế hội nhập
với văn học thế giới. [51 ; tr. 6]

Phấn khởi trước tình hình đó, phong trào sáng tác rộ lên trông thấy, như một sự
hưởng ứng nhiệt tình trước một chính sách đúng đắn. Có thể nói, chủ trương đổi mới
của Đảng đã thực sự trở thành “cú hích” kích thích hoạt động sáng tác, mở ra một
thời kì xán lạn cho văn nghệ.
Tiếp tục tinh thần đó, Đại hội VII đã chỉ rõ: Đảng ta chủ trương xây dựng một
“nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc… tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong
phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ”. Nghị quyết 05 của Bộ
Chính trị (1987) tập trung vào việc “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí
văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo đưa văn học nghệ thuật
và văn hóa phát triển lên một bước mới”. Đây là nghị quyết duy nhất dành riêng cho
văn nghệ từ trước cho tới lúc đó. Nó mở ra một cái nhìn mới về vị trí, chức năng, vai
trị và ý nghĩa của văn nghệ. Trong đó, văn học được xem là “một bộ phận trọng yếu
của cách mạng tư tưởng và văn hóa,… bộ phận đặc biệt nhạy cảm của văn hóa, thể
hiện khát vọng của con người về chân, thận, mĩ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm
hồn, nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức
trong xã hội”.
Thứ hai là nhu cầu đổi mới trong bản thân giới cầm bút. Những điều kiện bên
ngoài đã sẵn sàng cho sự đổi mới, vấn đề còn lại là người cầm bút có thực sự đổi mới
18


từ trong chính bản thân mình hay khơng, có thanh tốn được những thói quen cũ, lối
nghĩ cũ và cách viết cũ hay không? Thực tế cho thấy, nhu cầu đổi mới trong bản thân
giới cầm bút thể hiện cấp bách hơn bất cứ ai. Là những người nhạy cảm, quan sát và
mơt tả cuộc sống, người nghệ sĩ có nhiều điều muốn nói hơn là được nói, thậm chí họ
nói cả trước khi được cho phép. Chính vì vậy, khi được Đảng tạo điều kiện nói thẳng,
nói thật, họ đã “được lời như cởi tấm lòng”, hăng hái đi sâu hơn để tìm hiểu, thể hiện

sự phức tạp và phong phú đang chờ đợi. Tất nhiên, không chỉ bám vào mảnh đất hiện
thực, nhiều người đã mở lối đi riêng, tìm đến những vùng đất mới, nơi dành cho
những người giàu trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Trong Suy nghĩ về một vài hướng
tìm tịi đổi mới trong văn học, Hà Minh Đức đã nhận thấy điều này ở nhà văn:
Hiện thực, các mối liên hệ giữa hiện thực và phương thức biểu hiện vẫn là một
vấn đề cần được bàn luận. Một số nhà văn dường như khơng tìm được sự hấp dẫn
của hiện thực quen thuộc vốn đã hiện hình và được nhận diện kĩ càng nên có xu
hướng đi tìm cái lạ. Cái lạ trong hiện thực chắc chắn là có sức hấp dẫn rồi vì
trong nghệ thuật, nhiều lúc cái quen thuộc, cái cũ tồn tại và kéo dài trong nhiều
thập kỉ (…). Cái lạ được chấp nhận cũng là cái mới và không dễ đem lại trong
văn chương cái lạ. [17; tr.24]

Thay đổi cái nhìn về hiện thực, về đối tượng phản ánh, các nhà văn còn thay
đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu như trước đây, con người trong văn học
kháng chiến thường là những “đồng chí” “có chung một tâm hồn, có chung một
khn mặt” thì giờ đây, nó hiện lên với đầy đủ sự đa diện, với cả “rắn rết và rồng
phượng” và với sự đa chiều.
Việc đổi mới quan niệm nghệ thuật cũng bao hàm cả đổi mới ngôn ngữ nghệ
thuật. Và, “bây giờ đã đến lúc cần đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật” (Nguyễn Khoa
Điềm). Trước cuộc sống mới, nhiều người cầm viết cảm thấy ngôn từ cũ như đang
“gị bó sức sáng tạo, ln dựng những hàng rào ngăn cản mọi suy tưởng trong khuôn
khổ cái hợp lí thơng thường và logic của cuộc sống” [17; tr.22]. Thơ có lối viết khác
thường, lối viết khác trước, trong văn xi, lối kể chuyện cũng có nhiều thay đổi, từ
những thay đổi về sự dịch chuyển điểm nhìn sang nhiều nhân vật đến cách sử dụng
ngon ngữ đối thoại, ngôn ngữ đời thường,...
19


Như vậy, là những người báo hiệu sự đổi mới của văn nghệ nói riêng và xã hội
nói chung, khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, các nhà văn cũng trở

thành những người tiên phong trong đổi mới từ quan niệm về nghệ thuật cho đến các
quan niệm nghệ thuật về hiện thực, về con người hay ngơn ngữ và thủ pháp nghệ
thuật.
Bên cạnh đó, một quan niệm tiến bộ nữa mà chúng ta cần ghi nhận đó là mối
quan hệ giữa nhà văn và cơng chúng. Nếu trước đây quan hệ đó chỉ thường có một
chiều, nhà văn thường giữ vai trị độc diễn thì ngày nay, sự đối thoại giữa tác giả và
độc giả được chú trọng. Với tính đa thanh, tác phẩm thực sự là sản phẩm của sự kết
hợp giữa người sáng tạo và đồng sáng tạo. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì văn học phải
đáp ứng yêu cầu của một đối tượng người đọc mới. Khi cái ăn chưa đủ no, nhu cầu
tìm tới văn học dù sao đi nữa cũng vẫn không cao. Nhưng một khi cuộc sống vật chất
đã được đáp ứng đến một mức độ nhất định thì nhu cầu về tinh thần trở nên bức thiết.
Đó cũng chính là hồn cảnh xã hội ta những năm sau đổi mới.
Như vậy, không những tăng về số lượng, độc giả cịn có cơ hội thưởng thức
nhiều tác phẩm có chất lượng. Sự phát triển của ý thức và trình độ thẩm mĩ trong tiếp
nhận văn học buộc phải đổi mới từ bên trong. Nói một cách cơng bằng thì khơng phải
nhà văn là người chủ động nhận thấy cần đối thoại với độc giả của mình trong tác
phẩm, mà chính độc giả đã buộc nhà văn phải làm như thế, phải trả lại khơng khí dân
chủ cho quan hệ giữa người sáng tác và người tiếp nhận.
Thứ ba, nhu cầu đổi mới LLVH là một quy luật khách quan. Trong khơng khí
đổi mới chung đó, LLVH Việt Nam sau 1975 cũng có sự chuyển mình. Khơng khí
dân chủ, cởi mở đó đã được Phan Cự Đệ nêu rõ trong Đổi mới và quy luật:
Những cuộc tranh luận cơng khai, dân chủ đã tạo ra một khí sắc và nhuần nhị
hơn nhiều vấn đề như mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, giữa văn nghệ và
hiện thực cuộc sống… Những quan điểm bảo thủ hoặc cơ hội, cứng nhắc, giáo
điều hoặc xã hội học dung tục đã bị tấn công quyết liệt nhằm làm sáng tỏ hơn
những đặc trưng thẩm mĩ của văn học nghệ thuật và sự phát triển mới của lí luận
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. [15; tr.55]

20



Như vậy, có thể nhận thấy văn học nói chung, LLVH Việt Nam nói riêng từ
những năm 1960 đến nay tồn tại trong những điều kiện xã hội và tư tưởng phức tạp,
có nhiều chuyển biến sâu sắc. Trong đó, ở giai đoạn trước 1975, đất nước phải tiến
hành hai cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt. Văn học được xem là “cánh quân” tiên
phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước sang giai đoạn sau 1975, là một
môi trường thấm đẫm tinh thần đổi mới, đổi mới từ chính trong bản thân người sáng
tác, người thưởng thức, phê bình cho đến đổi mới từ phía người quản lí sinh hoạt văn
ghệ. Đó chính là tiền đề quý báu cho văn học thể hiện tính chất nhân văn, hiện đại,
đồng thời giúp văn học luôn khẳng định được ý nghĩa, giá trị của nó đối với tinh thần
của nhân loại.
1.2. Tổng quan quá trình nghiên cứu
Vào những thập niên 50 của thế kỉ XX, cùng với sự ra đời của Ban Văn – Sử Địa (Ban Nghiên cứu Khoa học Xã hội trực thuộc Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam - nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) là sự ra đời của Khoa Văn ở các trường ĐH.
Chính sự ra đời của khoa Văn đã thúc đẩy quá trình nghiên cứu các vấn đề cơ bản
trong đời sống văn học dân tộc và thế giới ở Việt Nam. Trải qua hơn 60 năm hình
thành, phát triển và biến đổi, nhiều vấn đề của khoa nghiên cứu văn học được nêu ra
và có những vấn đề đã được giải quyết. Trong đó, vấn đề nhân đạo, nhân văn luôn là
vấn đề hàng đầu trong nghiên cứu văn học những năm qua.
Vấn đề nhân đạo, nhân văn được đề cập ở tất cả các bộ môn của khoa nghiên
cứu văn học. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ tập trung quan tâm đến những vấn đề có
tính lí luận được đề cập trong các cơng trình nghiên cứu văn học. Căn cứ vào nội
dung, đặc điểm các công trình nghiên cứu, chúng tơi chia q trình nghiên cứu về vấn
đề nhân đạo, nhân văn ở Việt Nam từ những năm 1960 đến nay làm hai giai đoạn
chính: giai đoạn từ những năm 1960 đến 1985 - trước thời kì đổi mới - và giai đoạn
từ 1986 - thời kì đổi mới - đến nay.
1.2.1. Giai đoạn từ những năm 1960 đến 1985

Ở giai đoạn đầu này, tựu trung lại, các cơng trình nghiên cứu về vấn đề nhân
đạo, nhân văn trong văn học ở Việt Nam tập trung vào ba nhóm vấn đề chính: 1/ Giới

21


thiệu CNNĐ cộng sản và tư tưởng nhân đạo truyền thống Việt Nam, 2/ Phân tích biểu
hiện nhân đạo trong các tác phẩm văn chương của Việt Nam và nước ngoài và 3/
Trực tiếp bàn luận đến các vấn đề lí luận của khái niệm nhân đạo, nhân văn trong văn
học. Ba vấn đề cơ bản này có sự nặng nhẹ khác nhau ở mỗi cơng trình, mỗi nhà
nghiên cứu và sự phân chia ở đây cũng chỉ mang tính tương đối.
1.2.1.1. Giới thiệu chủ nghĩa nhân đạo cộng sản và tư tưởng nhân đạo truyền
thống Việt Nam

Từ những năm 1960 đến trước 1986, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm tới
việc giới thiệu tư tưởng nhân đạo cộng sản – tư tưởng của giai cấp vô sản và tư tưởng
truyền thống Việt Nam. Những tư tưởng này đã được đề cập ở nhiều cơng trình khác
nhau nhưng trực tiếp nhất vẫn là hai cơng trình Chủ nghĩa nhân đạo của chúng ta (Lê
Xuân Vũ, NXB Sự thật, 1984) và Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản với vấn đề giáo dục
thế hệ trẻ, (Tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, NXB Giáo dục, 1984).
Chủ nghĩa nhân đạo của chúng ta là một cơng trình có tính chất triết học, giới
thiệu về quá trình ra đời, đặc điểm của CNNĐ cộng sản - CNNĐ của giai cấp vô sản.
Đó cũng chính là “CNNĐ của chúng ta”. Cũng theo Lê Xuân Vũ, CNNĐ cộng sản là
sự “kết tinh những giá trị nhân đạo chủ nghĩa đã có của lồi người”. Một mặt, tác giả
thừa nhận CNNĐ là giá trị chung của nhân loại mặt khác đề cao một cách tuyệt đối
CNNĐ cộng sản: “CNNĐ với tư cách là một giá trị chung của xã hội loài người đã
và đang ngày càng phong phú cao đẹp với sự xuất hiện và thắng lợi của CNNĐ cộng
sản” [94; tr.7]. Đề cập đến truyền thống nhân đạo Việt Nam, tác giả cho rằng, nó
được kết tinh qua truyền thống “nhân ái”: “thương nước - thương nhà, thương người
– thương tình” [94; tr.142].
Cơng trình tập thể Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản với vấn đề giáo dục thế hệ trẻ
(NXB Giáo dục, 1984), tập hợp nhiều bài viết của những nhà nghiên cứu khác nhau.
Đúng như tên gọi, cơng trình một mặt giới thiệu những tư tưởng nhân đạo tiến bộ của

giai cấp vô sản và việc vận dụng chúng trong việc biên soạn, giảng dạy môn Văn học
trong nhà trường, giáo dục tư tưởng cho thế hệ trẻ.
Tóm lại, ở giai đoạn này các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu
một số nét về tư tưởng nhân đạo cộng sản và truyền thống “nhân ái” của dân tộc.
22


Trong đó, cảm hứng chủ đạo của các nhà nghiên cứu là ngợi ca CNNĐ cộng sản, kịch
liệt phê phán, thậm chí phủ nhận giá trị của CNNV phương Tây – CNNV tư sản.
Những tư tưởng nhân văn của các giai đoạn, các trào lưu, trường phái, các dân tộc
khác chưa được chú ý nghiên cứu, giới thiệu. Vì vậy, có thể nói, vấn đề nhân đạo,
nhân văn ở thời kì này hiện lên như một bức tranh “thủy mặc”, chỉ có hai màu: đen và
trắng, tốt và xấu.
1.2.1.2. Phân tích biểu hiện nhân đạo trong các tác phẩm văn học

Bên cạnh các chuyên luận giới thiệu về tư tưởng của CNNĐ cộng sản và truyền
thống “nhân ái” dân tộc, lí luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn này cịn xuất
hiện nhiều bài phê bình bàn luận đến biểu hiện nhân đạo trong các sáng tác của văn
học Việt Nam và nước ngoài. Các bài viết chủ yếu được cơng bố trên tạp chí Nghiên
cứu văn học (hay Tạp chí văn học).
Các bài phê bình về các tác phẩm, các nhà văn tiêu biểu của văn học nước ngoài
như “Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm Sêkhốp” (Nghiên cứu Văn học, số 2, 1960)
và “Iliat, bài ca hùng tráng, bài ca nhân đạo của người Hy Lạp cổ” (Nghiên cứu Văn
học, số 9, 1962) của La Côn; “Tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Tagor” của
Cao Huy Đỉnh (Nghiên cứu Văn học, số 4, 1961, in lại trong Tạp chí Văn học, số 8,
1995),... Nhìn chung, các bài viết mới chỉ tập trung vào những sáng tác của các nhà
văn lớn ở một số nền văn học tiêu biểu, đặc biệt là hai nền văn học thuộc hệ thống xã
hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc. Cịn các bài phê bình chủ yếu đề cập đến
tinh thần nhân đạo lại xuất hiện trong văn học Việt Nam. Điển hình cho khuynh
hướng này là các cơng trình: “Trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong văn học

Việt Nam thế kỉ XVIII” (Nghiên cứu Văn học, số 1, 1961) của Nguyễn Đức Đàn;
“Thử tìm hiểu về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi (Nghiên cứu Văn học, số 4,
1963) của Trần Nghĩa; “Bàn thêm về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi” (Tạp chí
Văn học, số 3, 1964) của Bùi Văn Nguyên; “Chủ nghĩa nhân đạo và một số khuynh
hướng văn học công khai trong vùng tạm chiếm miền Nam” (Tạp chí Văn học, số 4,
1972); “Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX và
sự ra đời của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa” (tr.81-127) in trong Văn học Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX (NXB Đại học và Trung học Chuyên nghiệp,
23


×