Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Chiến lược giao tiếp của bề tôi với vua trong đông chu liệt quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Lê Thị Hồng Đào

CHIẾN LƯỢC GIAO TIẾP CỦA BỀ TÔI VỚI VUA
TRONG “ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC”

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số

: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THẾ TRUYỀN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự hướng dẫn khoa học, hỗ
trợ tài liệu cùng những chỉ dạy tận tình của TS. NGUYỄN THẾ TRUYỀN trong
suốt q trình tơi thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những thầy cơ đã dìu dắt, giúp tơi hồn
thành các chun đề trong chương trình cao học.
Xin trân trọng cảm ơn Phịng Sau đại học và Khoa Ngữ Văn – Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình
học tập và nghiên cứu.


Cuối cùng, xin được gửi đến gia đình và bạn bè – những người đã ln khích
lệ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn, lịng biết ơn vơ
cùng.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2017.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Đào


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................................. 8
1.1. Lý thuyết ngữ dụng học ....................................................................................... 8
1.1.1. Hành động ngôn từ .......................................................................................8
1.1.2. Hội thoại .....................................................................................................10
1.2. Lý thuyết Ngôn ngữ học Xã hội: Ngôn ngữ học xã hội tương tác..................... 14
1.3. Khái niệm chiến lược, chiến lược giao tiếp ....................................................... 15
1.3.1. Khái niệm “chiến lược” .............................................................................. 15
1.3.2. Khái niệm “chiến lược giao tiếp” ............................................................... 16

1.4. Một số vấn đề về tác giả, dịch giả và tác phẩm Đông Chu liệt quốc ................. 17
1.4.1. Một số vấn đề về tác giả, dịch giả .............................................................. 17
1.4.2. Một số vấn đề về tác phẩm ......................................................................... 19
1.5. Nguyên tắc giao tiếp giữa bề tôi với vua thời phong kiến tập quyền Trung Hoa ..
................................................................................................................................ 23
1.6. Sơ lược về lịch sử Trung Hoa thời Xuân Thu – Chiến Quốc ............................ 26
Chương 2. CÁC CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN TRỰC TIẾP ................................. 28
2.1. Chiến lược dùng lời đường mật ......................................................................... 28
2.1.1. Khái quát ..................................................................................................... 28
2.1.2. Các cách thức thực hiện chiến lược ............................................................ 28
2.2. Chiến lược nói khích .......................................................................................... 36
2.2.1. Khái quát ..................................................................................................... 36
2.2.2. Các cách thức thực hiện chiến lược ............................................................ 36
2.3. Chiến lược theo ý vua ........................................................................................ 49
2.3.1. Khái quát ..................................................................................................... 49
2.3.2. Các cách thức thực hiện chiến lược ............................................................ 49


2.4. Chiến lược tạo niềm tin ...................................................................................... 54
2.4.1. Khái quát ..................................................................................................... 54
2.4.2. Các cách thức thực hiện chiến lược ............................................................ 54
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 63
Chương 3. CÁC CHIẾN LƯỢC TIẾP CẬN GIÁN TIẾP .................................. 65
3.1. Chiến lược dò tâm ý ........................................................................................... 65
3.1.1. Khái quát ..................................................................................................... 65
3.1.2. Các cách thức thực hiện chiến lược ............................................................ 65
3.2. Chiến lược ẩn ngữ .............................................................................................. 74
3.2.1. Khái quát ..................................................................................................... 74
3.2.2. Cách cách thức thực hiện chiến lược .......................................................... 74
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 89

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 96


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là một hoạt động trao đổi thơng tin giữa người nói và người nghe,
nhằm đạt được một mục đích nào đó. Do đó, giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con
người, là cách thức để các cá nhân trong cộng đồng gắn kết và phát triển. Cùng với sự
tiến bộ không ngừng của các liên ngành và một số phân ngành ngôn ngữ học, việc
nghiên cứu những vấn đề liên quan đến giao tiếp đang ngày càng được quan tâm. Xã
hội càng phát triển, các mối quan hệ giao tiếp liên nhân càng phong phú. Nó địi hỏi
mỗi cá nhân phải biết cách vận dụng, xử lý tình huống giao tiếp một cách khéo léo. Có
thể nói, chiến lược giao tiếp là sự khái quát hóa ở tầm cao khi các hành động ngôn từ
được sử dụng một cách nhuần nhuyễn.
Vấn đề nghiên cứu chiến lược giao tiếp không phải là một vấn đề quá mới mẻ,
tuy nhiên đặt vấn đề này vào trong một tác phẩm văn học để xem xét, phân tích một
cách thấu đáo dường như vẫn cịn là một thách thức.
Nhắc đến Trung Quốc, khơng ít người nghĩ ngay đến một quốc gia được mệnh
danh là một trong những cái nôi không chỉ của văn học phương Đơng mà cịn của cả
văn học thế giới với một kho tàng văn học cổ điển phong phú. Góp phần không nhỏ
làm nên sự thành công ấy, phải kể đến tiểu thuyết chương hồi. Ở Trung Quốc, tiểu
thuyết chương hồi xuất hiện khá sớm và phát triển rực rỡ nhất vào đời Minh - Thanh.
Với các bộ sách Tam quốc, Thuỷ hử, Đơng Chu liệt quốc, Kim Bình Mai, Dương gia
tướng, Tây du ký, Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị, Chuyện làng nho, Hồng lâu
mộng, … tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa thực sự đã đạt đến trình độ hoàn chỉnh.
Được đánh giá là “Tuyệt tác văn chương phản ánh một giai đoạn 550 năm bão

táp của lịch sử Trung Hoa từ Xuân Thu đến Chiến Quốc, hàm chứa những vấn đề phổ
biến và sâu xa của nhân loại”, “Một bức họa bao la về một thời kì lịch sử cổ đại rộng
lớn của Trung Hoa” [33], Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long xứng đáng là
một trong những áng văn đặc sắc “sánh ngang cùng với Tam quốc diễn nghĩa, vượt lên
đứng đầu những bộ tiểu thuyết lịch sử thời Minh - Thanh” [33].


2

Đơng Chu liệt quốc có bối cảnh lịch sử những 550 năm (từ Xuân Thu năm 770
đến Chiến Quốc năm 221 trước Công nguyên). Đây là thời kỳ quá độ từ phong kiến
lĩnh chủ chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền, lịch sử gọi là Đông Chu. Và “Nếu
như Tam quốc diễn nghĩa sáng tác theo phương pháp“bảy thực ba hư” (bảy phần
thực, ba phần hư cấu) thì Đơng Chu liệt quốc hoàn toàn bám sát sự thực lịch sử, phần
hư cấu rất ít, dường như khơng có” [22, tr.6]. Tác phẩm bắt đầu kể từ Chu Bình vương
dời đô sang Đông Lạc và kết thúc ở Tần Thủy hồng bá chiếm thiên hạ.
“Đọc Đơng Chu liệt quốc, người đọc sẽ thích thú được biết những điều bí mật
trong cung đình mà sử sách nhà nước xưa khơng bao giờ nói đến” [33]. Khơng giống
như những bộ tiểu thuyết lịch sử khác, cuộc chiến trong Đông Chu liệt quốc là một
cuộc đại chiến thiên hạ giữa hàng chục nước, kéo dài hàng trăm năm với hàng ngàn
nhân vật, hàng vạn âm mưu,… Đọc Đông Chu liệt quốc ta bắt gặp rất nhiều cuộc thoại
giữa những bề tôi với vua chúa. Trung thần hay gian nịnh, anh hùng hay hèn hạ, tài
giỏi hay kém cỏi,… tất cả đều có. Mỗi nhân vật bề tơi với mỗi tính cách sẽ có những
chiến lược giao tiếp khác nhau. Và tất nhiên, ở mỗi hồn cảnh thì chiến lược ấy cũng
sẽ khác đi.
Từ lâu, trong xã hội phong kiến, vua - tôi đã trở thành một cặp từ tương ứng,
dùng để chỉ quan hệ giữa người đứng đầu một nước với những kẻ phụng sự, tham mưu
đắc lực. Thế nhưng dù chiến lược giao tiếp của bề tôi với vua chúa trong triều đình
phong kiến Trung Hoa qua tác phẩm văn học nói chung và Đơng Chu liệt quốc nói
riêng thực sự là một đề tài thú vị, thì đến nay hầu như vẫn chưa có cơng trình nào

nghiên cứu một cách tồn diện và tỉ mỉ.
Xuất phát từ những lí do trên, đồng thời tin tưởng vào tính khả thi cũng như
những đóng góp tích cực mà luận văn sẽ mang lại, chúng tôi quyết định chọn đề tài:
Chiến lược giao tiếp của bề tôi với vua trong “Đông Chu liệt quốc”.
Bên cạnh những chiến lược giao tiếp được vận dụng một cách có hiệu quả,
trong tác phẩm khơng phải khơng có đôi lần chiến lược giao tiếp mà bề tôi sử dụng với
vua bị rơi vào thất bại. Tuy nhiên, khi xét đến tính hữu ích và thiết thực của vấn đề,
chúng tôi xin phép chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích những chiến lược giao tiếp có
hiệu quả, đồng thời bỏ qua những chiến lược giao tiếp không thành công.


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhìn chung, trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi cũng tìm được một số vấn đề
có liên quan đến đề tài trên các tạp chí ngơn ngữ, luận văn, luận án và cả những bài
viết ngắn trên cổng thơng tin điện tử có liên quan (phạm vi nghiên cứu của những bài
viết này chủ yếu là diễn ngôn tiếng Việt). Tuy nhiên, những bài viết này chủ yếu đề
cập đến những phương diện của vấn đề giao tiếp, phân tích diễn ngơn nói chung chứ ít
bàn về chiến lược giao tiếp trong tác phẩm văn học, càng hồn tồn khơng có một tài
liệu nào nói về chiến lược giao tiếp trong tác phẩm Đơng Chu liệt quốc. Do vậy, chiến
lược giao tiếp của bề tơi với vua trong tác phẩm này càng ít được nhắc tới, nếu khơng
nói là hầu như khơng có.
Khi nghiên cứu đến những phương diện và dạng thức biểu hiện của chiến lược
giao tiếp, chiến lược lịch sự là một trong những nội dung thu hút được nhiều sự quan
tâm nhất. Bàn về vấn đề này, có thể kể đến một số cơng trình sau:
-

Vũ Thị Thanh Hương (1999), “Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng


Việt”, Ngôn ngữ, số 1.
-

Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Chiến lược lịch sự thay đổi mức lợi - thiệt

trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 10.
-

Nguyễn Quang (2002), “Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp”,

Ngơn ngữ, số 11 + 13.
-

Đào Nguyên Phúc (2004), “Một số chiến lược lịch sự trong hội thoại Việt

ngữ có sử dụng hành vi ngôn ngữ “xin phép”, Ngôn ngữ, số 10.
-

Lê Thị Kim Đính (2006), Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt,

Luận văn Thạc sĩ.
Bên cạnh đó, cũng phải nhắc đến một số cơng trình khác có liên quan đến đề tài
như:
-

Nguyễn Phương Chi (2003), “Một số cơ sở của các chiến lược từ chối”,

Ngôn ngữ, số 8.
Thạc sĩ.


Bùi Thị Kim Tuyến (2005), Hành động cầu khiến trong tiếng Việt, Luận văn


4

-

Nguyễn Thị Ngọc Hân (2006), Đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành động

hỏi trực tiếp trong tiếng Việt giao tiếp, Luận văn Thạc sĩ.
-

Vũ Thị Nga (2009), “Lời rào đón điều kiện sử dụng hành vi ở lời của phát

ngôn trong giao tiếp tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 8.
-

Vũ Thị Kỳ Hương (2010), Hành động bác bỏ trong tiếng Việt, Luận văn

Thạc sĩ.
-

Phạm Thanh Vân (2010), Hành động cảm thán trong tiếng Việt, Luận văn

Thạc sĩ.
-

Nguyễn Đăng Khánh (2014), “Các chiến lược của lối nói vịng vo”, Ngơn

ngữ, số 5.

Vì hầu hết những cơng trình mà chúng tơi liệt kê trên chỉ bàn một cách sơ lược
về một số phương diện biểu hiện của chiến lược giao tiếp nói chung chứ khơng có
cơng trình nào đi sâu phân tích một cách trực tiếp đến nội dung chính của đề tài là
chiến lược giao tiếp của bề tôi với vua trong tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc, nên
chúng tôi xin phép chỉ kể tên chứ khơng tiến hành phân tích, bàn luận thêm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đến với đề tài này, chúng tôi hướng đến các mục đích sau:
Thứ nhất, cố gắng vận dụng những lý thuyết của ngữ dụng học, xã hội học và
phân tích diễn ngơn vào phân tích những tình huống ngơn ngữ cụ thể.
Thứ hai, trong quá trình vận dụng những lý thuyết trên, luận văn sẽ mô tả một
cách khái quát bản chất và hiệu quả của từng chiến lược giao tiếp của bề tôi đối với
vua trong tiểu thuyết này.
Thứ ba, luận văn mong muốn góp một phần nào đó vào cơng tác giảng dạy tiểu
thuyết lịch sử Trung Hoa nói chung và Đơng Chu liệt quốc nói riêng.
Ngồi ra, với việc thực hiện một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Ngơn ngữ học,
chúng tơi hi vọng có thể từng bước nâng cao năng lực nghiên cứu ngôn ngữ của bản
thân, góp phần tích lũy kinh nghiệm cho cơng việc nghiên cứu về sau.
Để đạt được những mục đích trên, chúng tơi xác định cho mình một số nhiệm
vụ cụ thể:


5

Thứ nhất, khảo sát, phân tích những tình huống giao tiếp giữa bề tôi và vua xuất
hiện trong tác phẩm.
Thứ hai, từ những kết quả đó, chúng tơi tiến hành phân tích những chiến lược
giao tiếp của bề tơi đối với vua.
Thứ ba, khâu đánh giá hiệu quả của từng chiến lược giao tiếp là một bước
không thể thiếu khi thực hiện đề tài.
4. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chiến lược giao tiếp của bề tôi với vua
thời kỳ phong kiến tập quyền trong tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của tác giả Phùng
Mộng Long. Từ đó, chúng tơi xác định nguồn ngữ liệu của đề tài sẽ xoay quanh những
vấn đề liên quan trực tiếp đến những tình huống, mục đích phát ngơn và nhất là chiến
lược giao tiếp của bề tôi với vua trong tác phẩm.
Như nhiều tiểu thuyết chương hồi khác của Trung Quốc, ngay từ ngày đầu được
giới thiệu ở Việt Nam cho đến nay, Đông Chu liệt quốc đã có khá nhiều bản dịch, với
nhiều lần chỉnh sửa, tái bản bởi nhiều nhà xuất bản khác nhau. Song, để thực hiện đề
tài, chúng tôi quyết định chọn bản dịch của Nguyễn Đỗ Mục với sự hiệu đính của Giáo
sư Cao Xuân Huy (NXB Văn học, 2014). Lí do cụ thể sẽ được chúng tơi trình bày chi
tiết hơn trong chương Cơ sở lý luận khi đề cập về một số vấn đề liên quan đến tác giả
và tác phẩm.
Bên cạnh đó, với mong muốn nguồn ngữ liệu khảo sát được bao quát và khách
quan, chúng tôi cũng cố gắng so sánh, đối chiếu với một số bản dịch của một số tác giả
khác. Từ đó, có thể làm sáng tỏ những điểm mạnh, điểm hay của bản dịch mà chúng
tôi lựa chọn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp và thủ pháp nghiên cứu
khác nhau, trong đó có thể kể đến một số phương pháp tiêu biểu sau:
 Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được áp dụng để miêu tả các cuộc hội thoại nhằm làm nổi bật
vai trò của các phương tiện ngôn ngữ trong việc kiến tạo nên các chiến lược hội thoại.
Phương pháp miêu tả cũng giúp làm sáng tỏ một số phương diện ngữ dụng có liên


6

quan đến đề tài như hành động ngôn từ, lượt lời, phương châm hội thoại, phạm trù thể
diện và lịch sự.
 Phương pháp phân tích hội thoại

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích hội thoại như một phần quan trọng
trong khung lí thuyết của cơng trình nhằm tập trung vào sự tương tác có tính xã hội
của giao tiếp ngôn ngữ giữa vua-tôi thời phong kiến tập quyền Trung Hoa.
Từ những hành động ngơn từ và tình huống ngơn ngữ đã được chỉ ra, chúng tơi
tiến hành phân tích các dữ liệu, nhằm làm rõ sự hiện diện của từng chiến lược giao tiếp
mà bề tôi đã áp dụng với vua trong từng ngữ cảnh khác nhau. Ngoài ra phương pháp
này cũng hỗ trợ đắc lực cho việc phân tích hiệu quả chiến lược.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm phong phú thêm một khía cạnh khác của chiến lược
giao tiếp - chiến lược giao tiếp của bề tôi với vua trong một tác phẩm văn học - mà ít
có một cơng trình nào đề cập đến trước đó. Bên cạnh đó, luận văn cũng mở ra một
cách tiếp cận mới đối với tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của tác giả Phùng Mộng
Long, góp phần vào công tác giảng dạy tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa nói chung và
Đơng Chu liệt quốc nói riêng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Ở chương này, chúng tơi trình bày những lý thuyết liên quan đến đề tài để làm
cơ sở nền có tính định hướng cho phần nghiên cứu ở những chương tiếp theo. Theo đó,
chương 1 sẽ gồm các nội dung chính sau:
-

Lý thuyết ngữ dụng học (hành động ngôn từ; hội thoại; lập luận,…)

-

Khái niệm “chiến lược”, “chiến lược giao tiếp”

-


Một số vấn đề về tác giả, tác phẩm

-

Nguyên tắc giao tiếp giữa bề tôi với vua trong Đông Chu liệt quốc thời

phong kiến tập quyền
-

Sơ lược về lịch sử Trung Hoa thời Xuân Thu – Chiến Quốc


7

Chương 2. Các chiến lược tiếp cận trực tiếp
Trong chương này, trước hết chúng tôi sẽ lần lượt khảo sát, tập trung phân tích
từng chiến lược giao tiếp của bề tôi với vua. Với mỗi chiến lược, chúng tôi lựa chọn
một số hội thoại tiêu biểu, kế đến lần lượt tiến hành mơ tả nội dung; nêu lý do, hồn
cảnh sử dụng cũng như các cách thể hiện và cuối cùng là những đánh giá về hiệu quả
của từng chiến lược giao tiếp.
Chương 3. Các chiến lược tiếp cận gián tiếp
Về cơ bản, chương này vẫn tiến hành các bước phân tích, đánh giá hiệu quả của
các chiến lược giao tiếp đã được chỉ ra như đối với chương 2.


8

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lý thuyết ngữ dụng học

1.1.1. Hành động ngôn từ

1.1.1.1 Khái niệm hành động ngôn từ
Hoạt động giao tiếp là hoạt động có tính chất liên nhân diễn ra hai chiều: liên hệ
xuôi từ người phát tới người nhận, và liên hệ ngược từ người nhận đến người phát.
Nếu chỉ có một nửa q trình thì sẽ khơng tạo thành hoạt động giao tiếp. Ngơn ngữ
phục vụ cho việc giao tiếp như một cách thức chuyển tải thơng điệp và tạo thành hành
động, do đó nó ln chịu ảnh hưởng của người khác ngồi chủ thể giao tiếp, đồng thời
cũng mang tính quy ước xã hội sâu sắc.
Mối quan hệ giữa hành động ngôn từ và hành động con người mang tính hiển
nhiên, khơng thể bỏ qua và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học liên
quan, đặc biệt trong ngữ dụng học, vấn đề này là một đối tượng nghiên cứu quan
trọng.
“Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật bao giờ cũng phản ánh hành động ngôn từ
mà nhân vật thực hiện trong q trình nói năng” [3]. Hành động ngơn từ đã được
nghiên cứu, đúc kết thành lí thuyết: lí thuyết hành động ngôn từ (speech act theory). J.
Austin, một nhà triết học người Anh, là người đầu tiên đưa ra lí thuyết hành động ngôn
từ trong chuyên đề về triết học ngơn ngữ, thể hiện qua 12 bài giảng, được trình bày tại
Đại học Havard, năm 1995. Năm 1962, các bài giảng của ông được tập hợp lại và xuất
bản thành sách với tiêu đề “How to Do Things with Words” 1. J. Austin đã bày tỏ quan
điểm nói là làm “To say is to do something”. Ông cho rằng để thực hiện một hành
động ngơn từ thì việc nói ra điều đó phải đi đơi với việc làm một điều gì đó, tức phải
tác động một điều gì đó vào thực tế. Từ luận điểm trên, lý thuyết về hành động ngôn từ
đã dần được xây dựng. Khi chúng ta nói một câu, nghĩa là chúng ta đã thực hiện một
hành động nào đó, chẳng hạn như cầu khiến, van xin, bác bỏ, chúc mừng, tuyên bố,…
Chúng được xem là những hành động ngôn từ và được thực hiện bằng ngôn từ. Chúng
1

J.L.Austin: How to Do Things with Words - Oxford University Press, 1962.



9

ta chỉ có thể nhận dạng ra hành động ngơn từ do một phát ngơn nào đó thực hiện khi
chúng ta biết được một ngữ cảnh mà phát ngơn đó diễn ra. Hành động ngơn từ chính là
ý định về mặt chức năng của một phát ngơn.
Sau này, lí thuyết của J. Austin đã được J. Searle kế thừa và phát triển trong
cơng trình Speech Acts 2. Ở Việt Nam, lí thuyết này lại được một số nhà nghiên cứu
như Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu tiếp thu và trình bày trong các chuyên đề ngữ
dụng học.
J. Austin coi hành động ngôn từ là một thể thống nhất của ba loại hành động:
hành động ngôn tại (locutionary act), hành động ngôn trung (illocutionary act) và hành
động ngôn tác (perlocutionary act).

1.1.1.2. Các hành động ngôn từ
Trong bất cứ trường hợp nào, các hành động được thực hiện bằng cách tạo ra
một phát ngôn cũng đều bao gồm 3 hành động liên quan.
(1) Hành động ngôn tại
Hành động ngôn tại là hành động cơ sở của phát ngôn, là hành động phát ra một
câu với ý nghĩa và sở chỉ xác định. Mỗi phát ngôn là một đơn vị hành chức trong giao
tiếp; gồm hai loại ý nghĩa là ý nghĩa mệnh đề (propositional meaning) hay cịn được
hiểu là ý nghĩa ngơn tại (locutionnary meaning) và ý nghĩa ngôn trung (illocutionary
meaning) hay cịn được hiểu là lực ngơn trung (illocutionary force). Ý nghĩa ngơn tại
chính là ý nghĩa ngun văn cơ bản của phát ngôn được rút ra từ ý nghĩa riêng của các
từ và cấu trúc của chúng.
Hành động ngôn tại là nói cái gì đó có ý nghĩa và có thể hiểu được.
(2) Hành động ngôn trung
Hành động ngôn trung là dùng một câu để thực hiện một chức năng. Hầu như
chúng ta không tạo ra những phát ngôn chuẩn tắc (wel-formed) mà khơng có mục đích
gì, mà phải nhằm thực hiện một chức năng nào đó trong ý nghĩ. Đó chính là hành động


2

John R.Searle: Speech Acts: an Essay in the Philosophy of Language - Cambridge University Press,

1969.


10

ngơn trung. Ý nghĩa ngơn trung chính là tác động mà người nói muốn phát ngơn có ở
người đọc và người nghe.
(3) Hành động ngôn tác
Hành động ngôn tác là những kết quả hoặc hiệu lực được tạo ra nhờ nói cái gì
đó. Nói cách khác, hành động ngơn tác là hành động gây được hiệu quả ở người nghe
nhờ phát ra một câu. Hiệu quả như thế là chỉ riêng cho hồn cảnh phát ngơn. Tất nhiên
người ta khơng chỉ đơn giản là tạo ra phát ngôn với chức năng nhất định mà khơng dự
định nó sẽ có hiệu quả như thế nào.
Hành động ngôn tác tạo ra hiệu quả về mặt tâm lí đối với người nghe, nó tác
động đến suy nghĩ, tình cảm, hành động của người nghe hoặc đối với chính bản thân
người nói, và điều này có thể tạo ra vì cố tình, có tính tốn trước với mục tiêu nào đó.
Hành động ngơn trung của phát ngôn là ý đồ giao tiếp của người nói hoặc chức
năng mà phát ngơn nhằm thực hiện. Hành động ngơn tác của phát ngơn có thể giống
với hành động ngôn trung nếu hành động ngôn trung được chấp nhận và thực hiện, có
thể khác hành động ngơn trung nếu hành động ngôn trung không được chấp nhận.
1.1.2. Hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngơn ngữ, nó cũng
là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Đầu tiên, hội thoại được xã hội học, xã hội ngôn ngữ học, dân tộc ngơn ngữ học
Mĩ nghiên cứu. Từ 1970 nó là đối tượng chính thức của một phân ngành ngơn ngữ học

Mĩ, phân ngành phân tích hội thoại (conversation analysis). Sau đó phân tích hội thoại
được tiếp nhận ở Anh với tên gọi phân tích diễn ngơn (discourse analysis), ở Pháp
(khoảng 1980) và ở các nước thuộc cựu lục địa. Cho đến nay thì ngơn ngữ học của hầu
hết các quốc gia trên thế giới đều bàn đến hội thoại.

1.1.2.1. Vận động hội thoại
Trong bất kì cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: trao lời, đáp lời
và tương tác.
 Sự trao lời (allocution, allocution)
Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu
cho đến lúc chấm dứt để cho nhân vật kia nói chuỗi của mình là một lượt lời (turn at


11

talk). Chúng ta dùng kí hiệu Sp để chỉ người tham gia hội thoại, Sp1 là vai người nói,
Sp2 là vai người nghe. Sp1, Sp2, Spn là các đối tác hội thoại.
Trao lời là vận động mà Sp1 nói ra lượt lời của mình và hướng lượt lời của
mình về Sp2 nhằm làm cho Sp2 biết được rằng lượt lời được nói ra đó là dành cho
Sp2. Trong một song thoại, vấn đề xác định Sp2 không được đặt ra bởi vì chỉ có một
người nói và một người nghe. Nhưng với những cuộc đa thoại thì vận động đa thoại có
khi hướng vào tồn thể người nghe trong cuộc hội thọai nhưng cũng có khi chỉ nhằm
vào một (hoặc một số) người trong toàn bộ người nghe đương trường (nghĩa là đang
tham gia vào hội thoại dù khơng có mặt). Trong trường hợp này, lượt lời của Sp1 phải
có những dấu hiệu để báo cho những người nghe đương trường biết ai là người nghe
đích thực của lượt lời đó.
Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu. Sự có mặt đó thể hiện ở từ
xưng hơ ngơi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, quan điểmcủa Sp1 trong nội dung
của lượt lời trao. Người nói Sp1 có thể dùng điệu bộ, cử chỉ làm dấu hiệu bổ sung cho
lời nói đánh dấu sự có mặt của mình trong lượt lời đang nói ra.

Ngồi những dấu hiệu kèm lời và phi lời, người nghe Sp2 có thể có mặt trong
lượt lời của Sp1 qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như những lời hô gọi, chỉ
định, những lời thưa gửi và các từ nhân xưng ngôi thứ hai,…
 Sự trao đáp (exchange)
Cuộc hội thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của
Sp1. Vận động trao đáp, cái lõi của hội thoại sẽ diễn ra liên tục, lúc nhịp nhàng, lúc
khúc mắc, lúc nhanh lúc chậm với sự thay đổi của vai nói, vai nghe.
Cũng như sự trao lời, sự trao đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc
bằng lời, thường thì hai loại yếu tố này đồng hành với nhau.
Chúng ta đã biết diễn ngôn là sản phẩm của các hành động ngơn từ. Tất cả các
hành động ngơn từ đều địi hỏi sự hồi đáp. Sự hồi đáp có thể bằng tất cả hành động
ngơn từ tương thích với hành động dẫn nhập lập thành cặp, như: hỏi - trả lời, chào chào, xin lỗi - đáp lời… (về sau được gọi là cặp kế cận - adjacency pair), mà cũng có
thể được thực hiện bằng những hành vi bất kì, khơng tương thích với hành động dẫn
nhập.


12

Tất nhiên có những diễn ngơn mà người nghe khơng thể hồi đáp được như
những diễn ngôn viết, những diễn ngôn trong những cuộc hội thoại mà người nghe
không đương diện (đang có mặt) hoặc những cuộc hội thoại miệng trong đó người
nghe khơng có quyền hồi đáp nếu khơng được phép như lời tuyên án của quan tòa.
Tuy nhiên, đây là sự hồi đáp trực tiếp, đương trường. Trong chiều sâu, những diễn
ngơn trên vẫn phải tính đến khả năng cũng như cách thức hồi đáp có thể của người tiếp
nhận để nói ra làm sao mà người tiếp nhận dù muốn cũng không thể phản bác được.
 Sự tương tác
Trong hội thoại các nhân vật hội thoại ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại làm
biến đổi lẫn nhau. Trước cuộc hội thoại của các nhân vật có sự khác biệt, đối lập, thậm
chí trái ngược về các mặt (hiểu biết, tâm lí, tình cảm hay ý muốn…). Khơng có sự
khác biệt này thì giao tiếp thành thừa. Trong hội thoại và qua hội thoại những khác

biệt này giảm đi hoặc mở rộng ra, căng lên có khi thành xung đột.
Trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng là nhân vật liên tương tác
(interactants). Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học quan
trọng nhất là tác động đến lời nói (và ngơn ngữ) của nhau. Liên tương tác trong hội
thoại trước hết là liên tương tác giữa các lượt lời của Sp1 và Sp2… Như thế, lượt lời
vừa là cái chịu tác động, vừa là phương tiện mà Sp1, Sp2 sử dụng để gây ra tác động
đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lí, sinh lí, vật lí của nhau.
Hội thoại có thể ở hai cực: điều hòa, nhịp nhàng hoặc hỗn độn, vướng mắc mà
tiêu biểu là những cuộc cãi lộn. Ở những cuộc cãi lộn ngoài cử chỉ, điệu bộ và ngữ
điệu, sự trùng lời, dẫm đạp lên lượt lời của nhau, cướp lời nhau là dấu hiệu của các
cuộc chiến bằng lời này. Như vậy có nghĩa là trong các cuộc đối thoại đều phải có sự
hịa phối (synchtonisation) các hoạt động của các đối tác về mọi mặt, trước hết là hòa
phối các lượt lời.

1.1.2.2. Những lời rào đón trong giao tiếp
Sức mạnh điều chỉnh của nguyên tắc hợp tác mạnh đến mức khi người nói cảm
thấy có thể vi phạm nguyên tắc nào đó thì họ dùng một số lời rào đón (hedges) để chỉ
ra sự vi phạm có thể ấy. Những lời rào đón này giống như những bằng chứng cho phép
nó vi phạm một nguyên tắc nào đó. Chúng cũng là những tín hiệu đối với người nghe


13

để người nghe hạn chế cách giải thích của mình. Việc rào đón này chứng tỏ các
nguyên tắc hợp tác có tác dụng mạnh mẽ như thế nào với hội thoại. Khi một người
nhận thấy mối nguy hiểm của sự vi phạm nguyên tắc về chất, tức là thông tin đưa ra có
thể chưa chính xác, thiếu bằng chứng, anh ta ln hạn chế phán đốn của mình bằng
cách nói: “Nếu tơi khơng lầm thì…”, “Theo như tơi biết thì…”,…
Khi người nói khơng có chứng cứ rõ ràng về cái mà anh ta nói thì người ấy tỏ
rõ rằng đấy chỉ là những thông tin thứ cấp bằng cách dùng: “Nghe đồn…”, “Hình

như…”, những cách dùng này cũng có chức năng hạn chế giá trị chân thực của những
điều nói tiếp theo. Nếu không thể thông tin đầy đủ (vi phạm ngun tắc về lượng) thì
người ta có thể quy sự bất lực cho một số sức mạnh bên ngoài và nói: “Tơi khơng thể
tiết lộ bí mật…”. Khi một người nói nhiều thơng tin hơn u cầu họ cũng sử dụng
những giải thích để chứng tỏ sự vị phạm nguyên tắc về lượng là hợp pháp, họ có thể
nói: “Như các anh đã biết…”. Khi một người vi phạm nguyên tắc về lượng, họ có thể
chữa sai lầm bằng cách nói: “Xin lỗi, tơi đã nói dơng dài”. Khi một người có cái gì đó
để nói nhưng biết chủ đề hồn tồn khơng phù hợp, anh ta có thể dùng một số chiến
lược để chuyển hội thoại sang hướng khác mà không vi phạm nguyên tắc về quan hệ,
chẳng hạn anh ta có thể nói: “Tơi khơng biết điều này có quan trọng khơng, nhưng…”.
Khi một người cố ý vi phạm nguyên tắc về cách thức, anh ta có thể dừng giữa
chừng và nói: “Tơi xin mở ngoặc nói thêm là…”. Tất cả những lưu ý cho phép vi
phạm nguyên tắc chứng tỏ rằng nguyên tắc hợp tác có một số thực thể tâm lí. Nếu
khơng phải là một ngun tắc có căn cứ thì sẽ khơng cần cung cấp những bằng chứng
về sự vi phạm nguyên tắc đó. Những thí dụ về lời rào đón ở trên đã chỉ ra rằng người
nói khơng chỉ biết những ngun tắc hợp tác mà còn cố gắng tuân theo những nguyên
tắc đó. Những lời rào đón cịn thể hiện rằng người nói quan tâm đến việc người nghe
đánh giá họ là có hợp tác hội thoại hay khơng.
Trong giao tiếp ngồi ngun tắc hợp tác cịn có ngun tắc lịch sự. Cơ sở của
lí thuyết về lịch sự được xây dựng trên khái niệm “thể diện” của Goffman (1967).
Theo Goffman, thể diện không nằm trong bản thân một cá nhân nào, mà nó chỉ xuất
hiện trong q trình tương tác xã hội. Điều này đòi hỏi những người tham gia giao


14

tiếp, bên cạnh việc bảo vệ thể diện của mình, cịn cần phải chú ý ứng xử sao cho khơng
làm tổn hại đến thể diện của người khác.
Để tránh đe dọa thể diện của người nghe, người ta cũng dùng những lời rào
đón. Những lời rào đón này có giá trị như một lời xin lỗi trước, tạo sự thân hữu giữa

người nói và người nghe.
1.2. Lý thuyết Ngơn ngữ học Xã hội: Ngôn ngữ học xã hội tương tác
Con người có được năng lực giao tiếp là nhờ quá trình xã hội hóa. Năng lực
giao tiếp bao gồm năng lực tạo mã (nói) và giải mã (hiểu) được thể hiện ở các mặt của
hành vi ngơn ngữ. Người có năng lực giao tiếp là người luôn biết sử dụng ngôn ngữ
phù hợp với bối cảnh giao tiếp và vận dụng ngôn ngữ như là một thủ pháp để điều tiết
mối quan hệ giữa con người với nhau.
Mỗi một xã hội đều có một loạt các quy tắc xã hội ràng buộc hành vi của con
người, trong đó có những quy tắc thuộc về quy định như luật pháp, có những quy tắc
thuộc về tập tục, thói quen hình thành như phong tục tập quán. Có thể nói, những quy
tắc xã hội đó là chuẩn mực và cũng là chiến lược giao tiếp.
Ngôn ngữ học xã hội tương tác (Interactional Sociolinguistics; IS) là một hướng
nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội, được phát triển trên cơ sở của dân tộc học giao
tiếp 3 với mục đích là dùng tri thức ngơn ngữ để lí giải q trình và kết quả giao tiếp
giữa người với người.
Ngôn ngữ học xã hội tương tác cũng có điểm trùng với giao tiếp xuyên văn hóa,
bởi chúng cùng nghiên cứu chiến lược giao tiếp. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có điểm
khác nhau, chẳng hạn, trong khi giao tiếp xuyên văn hóa chú trọng nghiên cứu giao
tiếp giữa các chủng tộc, dân tộc khác nhau thì ngơn ngữ học xã hội tương tác chú trọng
nghiên cứu sự khác nhau về giao tiếp trong nội bộ một chủng tộc, dân tộc.
Khung lí thuyết của ngơn ngữ học xã hội tương tác có quan hệ rất lớn với hàng
loạt các khái niệm liên quan đến giao tiếp. Chẳng hạn:

3

Dân tộc học giao tiếp (Ethnography of Communication) nghiên cứu quy luật sử dụng ngôn ngữ trong mối quan

hệ giữa ngơn ngữ với văn hóa và xã hội.



15

Liên quan đến hiện thượng lịch sự (politeness phenomena) với các quan điểm
của R. Lakoff về tránh xung đột, của G. Leech về lợi thiệt, của P. Brown và S. Levison
về thể diện.
Liên quan đến lí thuyết về chiến lược giao tiếp. Theo J. Gumperz, người giao
tiếp thường sử dụng một loạt ẩn hiệu ngữ cảnh hóa (contextualization cue) có khả
năng chỉ thị, tức là sử dụng chúng để biểu thị ý định nói, cũng tức là sử dụng chúng để
làm rõ hành vi ngơn từ (speech activity) hiện có (nhận thức về ngôn từ đang diễn ra).
1.3. Khái niệm chiến lược, chiến lược giao tiếp
1.3.1. Khái niệm “chiến lược”
“Chiến lược” là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hy lạp “strategos” (tương ứng với
“strategy” trong tiếng Anh), vốn là một thuật ngữ trong khoa học quân sự nhưng nay
đã được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác như chính trị học, kinh tế học, giáo
dục học, ngôn ngữ học,…
Học giả Đào Duy Anh, trong “Từ điển tiếng Việt” đã viết: “Chiến lược là các
kế hoạch đặt ra để giành thắng lợi trên một hay nhiều mặt trận”. Như vậy, trong lĩnh
vực quân sự, thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy
nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh.
Theo tác giả Đào Nguyên Phúc, “chiến lược là phương châm và kế hoạch có
tính tồn cục trong lĩnh vực hoạt động nào đó”. Trong giao tiếp, “chiến lược” được
hiểu như là những phương thức, những dự kiến sử dụng ngôn ngữ, sao cho đạt được
hiệu quả giao tiếp cao nhất [28].
Tác giả Nguyễn Đăng Khánh thì cho rằng: “Chiến lược là phương thức mà các
nhân vật giao tiếp sử dụng để giải quyết các mối quan hệ đặt ra trong quá trình hội
thoại nhằm đạt được những mục đích giao tiếp cụ thể” [25].
“Chiến lược” được dùng với khá nhiều nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh
khác nhau. Một trong những nghĩa được dùng rộng rãi nhất và gần với định hướng
nghiên cứu của luận văn là định nghĩa của van Dijk & Kintsch (1983). Theo van Dijk
& Kintsch, “chiến lược” chỉ cách thức hiệu quả nhất để đạt tới một mục tiêu [42,

tr.15].


16

1.3.2. Khái niệm “chiến lược giao tiếp”
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong “777 khái niệm ngôn ngữ học” [9, tr.122]
định nghĩa thuật ngữ “chiến lược giao tiếp” như sau: chiến lược giao tiếp là các
phương châm và các biện pháp sử dụng các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ
thể diện và tránh đe dọa thể diện của người tham gia giao tiếp sao cho cuộc giao tiếp
đạt hiệu quả nhất.
Lời chêm xen cũng được coi là một chiến thuật giao tiếp: người nói tự điều
chỉnh sai lầm (nếu có) của mình, để có cơ hội có thêm thời gian suy nghĩ và để chặn
lại những người muốn nhảy vào lượt lời như một sự cướp lời [9, tr.107].
Cũng trong cơng trình “Ngữ dụng học” của mình, tác giả Nguyễn Đức Dân cho
rằng: Cách đáp lửng lơ không thuộc về lối nói biểu hiện hành vi chấp nhận, cũng
khơng thuộc lối nói có hành vi từ chối, mà nó là một cách thức biểu hiện một chiến
lược giao tiếp cốt để giữ vững cuộc thoại, làm cho cuộc thoại được tiếp tục [9, tr.113].
Khi nói đến chiến lược ngơn ngữ thì nội dung chủ yếu là việc sử dụng ngơn ngữ
một cách có “kế hoạch”, “khơn khéo” để nhằm đạt được một hiệu quả/ mục đích giao
tiếp nào đó. Mục đích giao tiếp thì nhiều: u cầu, bác bỏ, cảnh báo, hỏi, trả lời,… Tuy
nhiên, xu hướng chung của các cuộc giao tiếp thông thường là hướng đến việc có được
những mối quan hệ tốt đẹp hơn, hay ít ra là bình thường, chứ khơng phải là cố tình làm
xấu đi hay phá vỡ nó [6].
Tác giả Nguyễn Phương Chi cũng cho rằng:
Mỗi một kiểu loại hành vi ngơn ngữ cụ thể sẽ có những chiến lược sử dụng có
tính chất chung và riêng nhất định [6].
Các “chiến lược giao tiếp” ngoài việc bị chi phối bởi các nhân tố nội ngơn, cịn
bị chi phối bời các nhân tố ngoại ngơn, trong đó đặc biệt đáng lưu ý là nhân tố văn
hóa.

“Chiến lược giao tiếp” là mơ hình tương tác cố định của những người tham gia
sự kiện giao tiếp (diễn ngôn). Nếu sự kiện giao tiếp là sự kiện giữa các cá nhân, thì
“chiến lược giao tiếp” là một hệ thống tham số cơ bản nào đó của việc sáng tạo văn
bản [42].


17

Từ những cách hiểu của các tác giả trên, khái niệm “chiến lược giao tiếp”
trong luận văn của chúng tôi được hiểu như sau:
Đó là những cách thức, thủ thuật khéo léo trong nói năng, sử dụng ngơn ngữ
nhằm giải quyết một cách hiệu quả một nhiệm vụ, tình huống đặc biệt đặt ra trong
cuộc sống. Nó tương đương với các từ “kế sách”, “mưu lược” trong giao tiếp. Nó khác
với các chiến lược giao tiếp thông thường, nhằm giải quyết một nhiệm vụ đặc biệt, như
khuyên vua không nghe lời gièm pha của kẻ xấu, nói ngụ ý, ẩn ý để vua biết lỗi lầm,
sai trái, hay cũng có khi là dùng những lời đường mật, nói khích nhằm làm vua hồi
nghi một ai đó,…
1.4. Một số vấn đề về tác giả, dịch giả và tác phẩm Đông Chu liệt quốc

1.4.1. Một số vấn đề về tác giả, dịch giả
Phùng Mộng Long, sinh 1574 - mất 1646, tự là Do Long, cũng có khi ký là
Long Tử Do, quê ở Trường Châu, nay là Tô Châu, Giang Tô.
Cả cuộc đời Phùng Mộng Long gắn liền với việc nghiên cứu, chỉnh lý, sáng tác
văn học phong tục, đạt được những thành tựu mà ít người sánh kịp. Một khối lượng đồ
sộ gồm các tác phẩm sưu tầm, biên soạn và sáng tác đã được ơng để lại với nhiều loại
hình như văn học dân gian, sân khấu, truyện ngắn và cả tiểu thuyết.
Tiêu biểu là bộ Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long đã rất quen thuộc
ở Trung Quốc và Việt Nam. Nội dung tác phẩm xoay quanh cuộc tranh giành lãnh thổ
và quyền lực giữa các nước chư hầu thời Xuân Thu và Chiến Quốc, cụ thể là từ Chu U
Vương nhà Chu đến khi Tần Thủy Hoàng diệt thâu 6 nước Sở, Hàn, Yên, Triệu, Ngụy,

Tề, đưa Trung Nguyên về tay nhà Tần.
Dịch giả Đỗ Mục, tên đầy đủ là Nguyễn Đỗ Mục (1882-1951), một trong
những dịch giả về văn hóa Trung Hoa hàng đầu của Việt Nam ta lúc bấy giờ, mà theo
nhiều học giả nhận xét thì:
Theo GS. Thanh Lãng:
“[…] Nguyễn Đỗ Mục trình bày cho quốc dân những cơng trình dịch thuật của
ơng về phía các sách Trung Hoa, tức là tự lãnh trách nhiệm giới thiệu cái Đông
phương mầu nhiệm... cho những người tân học.


18

Ông đã gây được một phong trào viết truyện bằng xăn xuôi (nhờ người ta ham
đọc những tác phẩm dịch của ông), và cũng đã gây một phong trào lãng mạn (vì ơng
thường dịch các truyện có tính lãng mạn).
Ngồi ra, ơng cịn có cơng khi khảo cứu và chú giải cuốn “Chinh phụ
ngâm khúc”. Nhưng công to tát nhất của ơng, đó là một người của trường Nho trăm
phần trăm, mà lại sốt sắn cổ võ cho chữ quốc ngữ. Ông dùng chữ quốc ngữ để viết và
dịch tất cả các sách, làm cho mọi người công nhận sự cần ích của lối chữ mới. Những
bản dịch lưu lốt của ơng là một bằng chứng cho những ai cịn nghi ngờ tiềm lực và
tương lai của chữ quốc ngữ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc, cũng nhận xét rằng:
“Nguyễn Đỗ Mục viết nhiều, dịch nhiều, song chỉ với bản dịch “Đông Chu liệt
quốc” và cuốn “Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải” cũng đủ cho thấy ơng là người có
cơng trong việc dịch thuật và biên khảo về thời kỳ quốc văn còn non nớt.
Bản dịch của Nhà xuất bản Văn học (2014), cịn có giá trị hơn nhờ sự hiệu đính
của Giáo sư Cao Xuân Huy (1900 - 1983), một nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử tư
tưởng triết học phương Đông, từng được gọi là “nhà đạo học” ngay từ thuở mới
khoảng 30 tuổi. Giáo sư Cao Xuân Huy được Nhà nước tặng thưởng Huân chương
kháng chiến hạng Nhì (1960) và giải thưởng Hồ Chí Minh (truy tặng, 1996) cho cơng

trình nghiên cứu Tư tưởng Phương Đơng gợi những điểm nhìn tham chiếu.
Được ví như “cây cổ thụ của cánh rừng văn hố phương Đơng”, Giáo sư Cao
Xn Huy ln mọi người đánh giá tích cực:
Giáo sư Đặng Thai Mai từng phát biểu rằng: “Ở Việt Nam không ai hiểu học
thuyết Lão Trang sâu sắc hơn cụ Huy”.
Trong bài Cao Xuân Huy trong thế giới người hiền, giới thiệu cuốn Tư tưởng
phương Đơng gợi những điểm nhìn tham chiếu, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi viết: “Cái
tên Cao Xuân Huy trong trí nhớ của hầu hết các thế hệ trí thức trong khoảng 50 năm
nay là đại biểu cho một ngành học, hình như ai nghe cũng thấy sợ: triết học Đông
phương”.
Viện sĩ Eidelyn (Liên Xô): “Những nhà Trung Quốc học như cụ Cao Xuân Huy
ở trên thế giới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay!”.


19

1.4.2. Một số vấn đề về tác phẩm
Đông Chu liệt quốc tên đầy đủ là Đơng Chu liệt quốc chí, một bộ tiểu thuyết
Trung Quốc đời Thanh, miêu tả những sự kiện xảy ra tại hàng loạt nước trong thời đại
Xuân Thu - Chiến Quốc.
Trong khoảng các niên hiệu Gia Tĩnh (1522-66), Long Khánh (1567-73) đời
Minh, Dư Thiệu Ngư soạn Liệt quốc chí truyện, lấy việc Vũ vương đánh Trụ làm thiên
mở đầu, phân tiết nhưng không phân hồi, mỗi tiết tùy việc mà đặt đề. Cuối đời Minh,
Phùng Mộng Long cải biên sách đó, dùng chính sử để đính chính lại những chỗ Dư
Thiệu Ngư sai sót và đổi tên là Tân Liệt quốc chí, tổng cộng 108 hồi.
Trong khoảng niên hiệu Càn Long (1736-95) đời Thanh, Sái Nguyên Phóng lại
cải biên một lần nữa và thêm lời tựa, cách đọc, lời bình chi tiết và các chú thích giản
yếu, đổi tên là Đơng Chu liệt quốc chí, 23 quyển, 108 hồi. Nhờ đó, sách trở thành tích
truyện cho các nghệ nhân kể chuyện và phổ biến đến mức người ta quên cả tác giả
nguyên tác. Đến năm 1955, Nhà xuất bản Nhân dân văn học Trung Quốc dựa vào Tân

liệt quốc chí của Phùng Mộng Long, tham bác những chỗ thay đổi của Sái Nguyên
Phóng để hiệu chỉnh lại, bỏ các lời tựa, bình chú và đem tái bản, vẫn lấy tên là Đơng
Chu liệt quốc chí nhưng với hai tác giả đứng tên là Phùng Mộng Long và Sái Ngun
Phóng.
Đơng Chu liệt quốc được viết theo lối tả truyện chương, hồi, theo phương pháp
tự sự, ghi chép khá chân thực lịch sử các cuộc chiến tranh, các mưu đồ vương bá, mở
đầu bằng nhà Đông Chu (Chu Tuyên vương) và kết thúc bằng nhà Tần (Tần Thủy
Hoàng) với việc thâu tóm 6 nước (Triệu, Sở, Tấn, Tề, Ngụy, Hàn), thống nhất Trung
Hoa.
Tất cả tình tiết và nhân vật trong truyện đều rút ra từ các bộ Tả truyện, Quốc
ngữ, Chiến quốc sách, Sử ký,…Chúng được phân bố vào các sự tích lịch sử hoặc các
truyện kể nhân vật tùy theo thời gian xảy ra câu chuyện, nhưng nói chung đều xuyên
suốt trước sau với một kết cấu hồn chỉnh.
Người xưa nói: “Đọc bộ sách này bằng mấy mươi sách khác” thật khơng ngoa.
Bởi vì sách đã phản ánh quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và tiêu vong của biết
bao triều đại trong năm thế kỷ với những cuộc chiến tranh triền miên, nạn chém giết,


20

xâu xé, tiếm đoạt, tài ứng xử, thói ương hèn của từ các bậc quân tử đến hàng tiểu nhân,
từ những trí thức Nho gia đến hàng dân dã..., trong đó có cả tệ tham quyền, cố vị đến
mọi thủ đoạn gian xảo, từ các cách sống xa hoa, tà dâm của các đế vương đến những
đời thường cơ cực, những nạn nhân của thời ly loạn. Tiểu thuyết cũng đề cao các bậc
vương hầu giữ được đức độ, có lịng hướng thiện, biết thưởng phạt cơng minh; những
tướng văn tướng võ trung trinh, dũng cảm, có tài và các bậc anh hùng cơ trí, dốc lịng
vì nghĩa.
Đơng Chu liệt quốc miêu tả những chuyện U vương tàn bạo vô đạo, dẫn đến
loạn Tây-nhung. Bình vương lên ngơi, song khơng làm cho nhà Chu mạnh lên được,
phải chạy về phía Đơng, chư hầu vì thế khơng phục thiên tử, đánh lẫn nhau để giành

ngơi bá chủ. Hồn cơng nước Tề dùng Quản Trọng dẹp được các nước khác và xưng
bá. Hồn cơng chết, Tương cơng nước Tống lăm le giành địa vị này nhưng lại bị
Thành vương nước Sở đoạt mất.
Tần, Tấn, Tề hợp sức đánh Sở. Sở thua, ngôi minh chủ về tay Tấn Văn cơng.
Tấn n bình được hơn bốn mươi năm thì Tề đem quân sang đánh, nhưng thất bại, Tề
Khoảng cơng bị cầm tù. Sau đó, đến lượt Tấn Cảnh công bị đại thần Đồ Ngạn-giả tiếm
quyền. Đồ Ngạn-giả giết cả nhà trung thần Triệu Thuẫn, thủ hạ Triệu Thuẫn phải đánh
tráo con mình để cứu con trai chủ. Tiếp đó, truyện kể sang các sự kiện xảy ra ở nước
Ngơ, nước Lỗ; trong đó có việc Ngô Phù Sai diệt Việt rồi lại bị Việt Câu tiễn phục thù,
việc Khổng Tử được tin dùng rồi lại bị thất sủng dưới triều Lỗ Định công.
Đến đời Chu liệt vương năm thứ 6 (370 TCN), chư hầu tiêu diệt lẫn nhau chỉ
còn bảy nước, gọi là “thất hùng”, đó là: Tề, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Tần và Yên. Năm
332 TCN, Tô Tần thuyết phục sáu nước hợp sức đánh Tần, Khuất Nguyên nước Sở do
chống Tần bị đối thủ hãm hại, phải tự trầm ở sông Mịch La. Tần phế nhà Chu và đến
đời Tần Thủy hoàng thì đánh bại cả 6 nước để lên ngơi thiên tử.
Đông Chu liệt quốc là một pho cổ sử, một áng văn tuyệt tác của nền văn học cổ
đại Trung Hoa mà sự thâm thúy của các nhà du thuyết, tài ứng xử trong cách đối nhân
xử thế, những lý và đạo trong việc tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của các bậc
đế, vương, bách gia chư tử của hàng chục vương triều và hàng trăm tiểu quốc diễn ra
trong suốt 500 năm lịch sử trước Công nguyên ở nước Trung Hoa cổ đại, đã trở thành


×