Tải bản đầy đủ (.pdf) (322 trang)

Khảo sát hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 322 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồng Thị Minh Hoa

KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Hồng Thị Minh Hoa

KHẢO SÁT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG DŨNG


Thành phố Hồ Chí Minh - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng
trình nào khác.
Tác giả luận văn kí và ghi rõ họ tên

Hồng Thị Minh Hoa


LỜI CẢM ƠN
Tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ trong q trình thực hiện cơng trình
nghiên cứu này. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
– Các Thầy Cơ trong chương trình Thạc sỹ Ngơn ngữ học khóa 23 của Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Cảm ơn Thầy Cơ đã tận tình chỉ dạy cho em trong suốt
quá trình học tập!
– Các chuyên gia được phỏng vấn trong luận văn này. Trong số đó, xin được
đặc biệt cảm ơn đạo diễn Việt Linh, vì những giải đáp kĩ lưỡng về quá trình làm phim.
Những chia sẻ chân thành của Cô đã cho cháu rất nhiều ý tưởng mới để triển khai
trong luận văn. Cũng rất cảm ơn nhà biên kịch Minh Nguyệt và nhà biên kịch Lê Chí
Trung đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cá nhân. Cháu chắc chắn sẽ sử dụng chúng trong
những cơng trình nghiên cứu tiếp theo.
– Ba tơi, Hồng Minh Tâm và mẹ tơi, Trần Thị Hương. Cảm ơn Ba Mẹ vì tình
u thương vơ bờ, vì những lời động viên tiếp sức cho con mỗi ngày, vì sự thấu hiểu
và cảm thơng cho những khó khăn mà con phải đối mặt trong thời gian làm luận văn!
– Em trai tơi, Hồng Trần Minh Tuấn và bạn tơi, Trịnh Nguyễn Minh Tân. Cảm
ơn em vì đã dành rất nhiều thời gian giúp chị biên tập và chỉnh sửa luận văn; cảm ơn
bạn vì đã cho mình những gợi ý sáng suốt vào những lúc mình bế tắc ý tưởng.

Sau cùng và trên hết, cho phép tôi gửi lời tri ân sâu sắc tới PGS.TS Hoàng
Dũng – người hướng dẫn khoa học của luận văn này. Cảm ơn Thầy vì đã cho con
những định hướng kịp thời và đúng đắn trong quá trình nghiên cứu, vì đã bao dung
cho những thiếu sót của con, vì những lời động viên và chỉ dẫn quý báu vào những lúc
con tưởng chừng khơng thể bước tiếp. Cảm ơn Thầy, vì đã ln là người dẫn đường
tận tâm và trung thực, luôn khơi gợi ý tưởng và truyền cảm hứng để con theo đuổi con
đường nghiên cứu khoa học nhiều chông gai thử thách!
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................4
MỤC LỤC ......................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................7
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................8
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA, BIỂU ĐỒ ....................................................9
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................16
1.1. Hành động ngơn từ ..................................................................................................... 16
1.1.1. Khái niệm hành động ngôn từ .............................................................................. 16
1.1.2. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngơn từ gián tiếp.............................. 17
1.1.3. Thuộc tính cơ bản của hành động ngôn từ .......................................................... 17
1.2. Đặc trưng của văn học và điện ảnh ............................................................................ 18
1.2.1. Ngôn ngữ văn học ................................................................................................ 18
1.2.2. Ngôn ngữ điện ảnh ............................................................................................... 19
1.3. Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh ................................ 24
1.3.1. Cơ sở của việc chuyển thể ................................................................................... 24
1.3.2. Các nguyên tắc của việc chuyển thể .................................................................... 24
1.3.3. Các hình thức chuyển thể .................................................................................... 26


Chương 2. NHẬN DIỆN VÀ MIÊU TẢ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ TRONG TÁC
PHẨM ĐIỆN ẢNH CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC ...............................................28
2.1. Nhận diện hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học ........ 28
2.1.1. Tiêu chí nhận diện hành động ngôn từ................................................................. 28
2.1.2. Kết quả nhận diện hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn
học .................................................................................................................................. 31
2.2. Miêu tả đặc điểm của hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn
học ..................................................................................................................................... 33
2.2.1. Nhóm 1: BIỂU HIỆN ............................................................................................. 33
2.2.2. Nhóm 2: CẦU KHIẾN ........................................................................................... 42
2.2.3. Nhóm 3: KẾT ƯỚC .............................................................................................. 62
2.2.4. Nhóm 4: BIỂU CẢM.............................................................................................. 63
2.2.5. Nhóm 5: TUYÊN BỐ............................................................................................. 72


2.3. Nhận xét về cách sử dụng hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ
văn học............................................................................................................................... 73
2.3.1. Về biên độ sử dụng hành động ngôn từ ............................................................... 73
2.3.2. Về tỉ lệ sử dụng hành động ngôn từ ..................................................................... 75

Chương 3. PHÂN TÍCH Q TRÌNH TẠO LẬP HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CHUYỂN THỂ TỪ VĂN HỌC ......................82
3.1. Phương thức xây dựng hành động ngôn từ ............................................................... 82
3.1.1. Giữ nguyên hành động ngôn từ trong tác phẩm văn học gốc .............................. 82
3.1.2. Thay đổi hành động ngôn từ trong tác phẩm văn học gốc ................................... 85
3.1.3. Sáng tạo hành động ngơn từ khơng có trong tác phẩm văn học gốc ................... 96
3.2. Phương thức thể hiện hành động ngôn từ................................................................ 109
3.2.1. Sử dụng máy quay ............................................................................................. 110
3.2.2. Sử dụng âm thanh .............................................................................................. 120

3.3. Dụng ý của nhà làm phim trong quá trình tạo lập hành động ngơn từ ...................... 127
3.3.1. Khắc họa tính cách nhân vật .............................................................................. 127
3.3.2. Thể hiện quan điểm cá nhân .............................................................................. 129
3.4. Nhược điểm trong quá trình tạo lập hành động ngôn từ........................................... 133
3.4.1. Nhược điểm trong cách xây dựng hành động ngôn từ ...................................... 133
3.4.2. Nhược điểm trong cách thể hiện hành động ngôn từ......................................... 146

KẾT LUẬN ................................................................................................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................154
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................158
1. Danh sách hành động ngôn từ trong phim “Cánh đồng bất tận”.................................. 158
2. Danh sách hành động ngôn từ trong phim “Mê Thảo – Thời vang bóng” .................... 180
3. Danh sách hành động ngôn từ trong phim “Mùa len trâu” ........................................... 210
4. Danh sách hành động ngôn từ trong phim “Thương nhớ đồng quê” ........................... 242
5. Danh sách hành động ngôn từ trong phim “Trăng nơi đáy giếng” ............................... 282

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................310
Danh sách những đoạn phim được khảo sát trong luận văn ........................................... 310


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1

Phim “Cánh đồng bất tận”

2

Phim “Mê Thảo – Thời vang bóng”


3

Phim “Mùa len trâu”

4

Phim “Thương nhớ đồng quê”

5

Phim “Trăng nơi đáy giếng”

(x/y)

Hành động ngôn từ thứ y trong phim x

Chẳng hạn:
(1/35)

Hành động ngôn từ thứ 35 trong phim “Cánh đồng bất tận”


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Danh sách các hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh
chuyển thể từ văn học

32

2.2

Danh sách các hành động ngôn từ trong tác phẩm văn học
gốc

74

2.3

Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ đích ngơn trung được sử
dụng trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học

76

2.4

Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ hình thức biểu hiện của
mỗi hành động ngơn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển
thể từ văn học

77

2.5


Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ lựa chọn hành động ngơn
từ làm hình thức gián tiếp trong tác phẩm điện ảnh chuyển
thể từ văn học

79

3.1

Bảng thống kê số lượng lựa chọn phương thức xây dựng
hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ
văn học

112

3.2

Bảng thống kê số lượng các dạng lỗi trong việc xây dựng
hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ
văn học

148


DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA, BIỂU ĐỒ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang


3.1

Sơ đồ tổng hợp các phương thức xây dựng hành động ngôn
từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học

110

Biểu đồ thể hiện tương quan tỉ lệ giữa các phương thức xây
3.2

dựng hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển

112

thể từ văn học
3.3

Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của tác phẩm văn học
gốc đối với tác phẩm điện ảnh chuyển thể

113

3.4

Hình minh họa thủ pháp dùng ánh sáng trong “Mùa len
trâu”

115

3.5


Hình minh họa thủ pháp dùng ánh sáng trong “Cánh đồng
bất tận” và “Mê Thảo – Thời vang bóng”

115

3.6

Hình minh họa thủ pháp dùng góc máy thể hiện hành động
cầu xin – từ chối của Sương và Út Vũ trong “Cánh đồng
bất tận”

116

3.7

Hình minh họa thủ pháp dùng góc máy thể hiện hành động
cầu xin – từ chối của Nương và Út Vũ trong “Cánh đồng
bất tận”

117

3.8

Hình minh họa thủ pháp dùng góc máy cao thể hiện
hành động cầu xin của Nguyễn trong “Mê Thảo – Thời
vang bóng”

117


3.9

Hình minh họa thủ pháp dùng góc máy thấp thể hiện
hành động từ chối của Lập trong “Mùa len trâu”

118

3.10

Hình minh họa thủ pháp dùng bố cục hình ảnh thể hiện
hành động kể của ơng Hai trong “Mùa len trâu”

119

3.11

Hình minh họa thủ pháp dùng bố cục hình ảnh thể hiện
hành động bày tỏ của Kìm trong “Mùa len trâu”

120

3.12

Nhóm hình minh họa thủ pháp dùng bố cục hình ảnh thể
hiện hành động kể của Kìm trong “Mùa len trâu”

121


3.13


Hình minh họa thủ pháp dùng chuyển động máy trong
“Cánh đồng bất tận” và “Mê Thảo – Thời vang bóng”

123

3.14

Hình minh họa thủ pháp im lặng trong “Mê Thảo – Thời
vang bóng”

127

3.15

Sơ đồ tổng hợp các phương thức thể hiện hành động ngôn
từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học

131

3.16

Hình minh họa cho lỗi xây dựng hành động giải thích
trong “Cánh đồng bất tận”

147

3.17

Hình minh họa cho lỗi xây dựng hành động bày tỏ trong

“Thương nhớ đồng quê”

148

3.18

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thường gặp của các dạng lỗi trong
việc xây dựng hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh
chuyển thể từ văn học

149

3.19

Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của tác phẩm văn học
gốc đối với những lỗi thoại trong tác phẩm điện ảnh
chuyển thể

150

3.20

Hình minh họa lỗi thể hiện hành động bày tỏ trong “Cánh
đồng bất tận”

151

3.21

Hình minh họa lỗi thể hiện hành động bày tỏ trong “Trăng

nơi đáy giếng”

152


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm 90 của thế kỉ XIX, sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã sản
sinh ra mơt ngành nghệ thuật kì diệu mà người ta vẫn gọi là “nghệ thuật thứ bảy”: điện
ảnh. Được biết đến như một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, điện ảnh kế thừa những
thành tựu của hầu hết những ngành nghệ thuật ra đời trước đó như hội họa, âm nhạc,
kiến trúc,… nhất là văn học. Khơng thể phủ nhận một thực tế là có rất nhiều tác phẩm
điện ảnh xuất sắc được chuyển thể từ tác phẩm văn học. Trong số các yếu tố làm nên
một tác phẩm điện ảnh chuyển thể, chúng tôi đặc biệt lưu tâm đến yếu tố lời thoại.
Việc xây dựng và thể hiện lời thoại trong một tác phẩm điện ảnh chuyển thể,
tuy có thuận lợi là đã có sẵn tình tiết, nhân vật với những lời thoại cụ thể từ tác phẩm
văn học gốc, vẫn không hề đơn giản. Nó địi hỏi sự am hiểu về đặc trưng thể loại và sự
khéo léo trong cách thể hiện của nhà làm phim. Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam
đang khởi sắc với ngày càng nhiều những tác phẩm văn học được chuyển thể thành
phim, nghiên cứu lời thoại trong mối tương quan giữa văn học và điện ảnh thiết nghĩ là
một hướng đi rất đáng khích lệ.
Trong cơng trình này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu lời thoại trong những
tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học của Việt Nam một cách khoa học và có hệ
thống từ góc độ ngơn ngữ học dưới ánh sáng của lý thuyết Hành động ngôn từ (Speech
act theory).
Ra đời vào năm 1962, lý thuyết Hành động ngôn từ do J. L. Austin đề xuất đã
tạo nên một bước ngoặt lớn cho Ngơn ngữ học nói chung và Ngữ dụng học nói riêng.
Cùng với sự phát triển về mặt lý luận của lý thuyết này, có thể thấy sự xuất hiện của

ngày càng nhiều những cơng trình vận dụng nó vào nghiên cứu thực tiễn sử dụng ngôn
ngữ. Ở Việt Nam, hành động ngôn từ đã được nghiên cứu trên cả bề rộng (trên các
lĩnh vực đời sống và văn hóa) lẫn độ sâu (ở từng loại hành động ngôn từ). Các nhà
Việt ngữ học đi trước đã rất thành công trong việc khảo sát những hành động ngôn từ
cụ thể như cầu khiến, cảm thán, hỏi,…; trong hoạt động mua bán, phỏng vấn, dạy


2

học,…; trên lĩnh vực văn học, âm nhạc, quảng cáo,… Riêng lĩnh vực điện ảnh thì chưa
ai thử sức.
Vì những lý do trên đây, chúng tôi chọn đề tài Khảo sát hành động ngôn từ
trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học để nghiên cứu trong khuôn khổ luận
văn này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
– Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao chất lượng lời thoại cho những tác phẩm điện ảnh chuyển
thể từ văn học của Việt Nam.
– Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tìm ra các phương thức chuyển thể lời thoại từ văn học sang điện ảnh
và dụng ý của nhà làm phim trong việc sử dụng các phương thức ấy.
+ Rút ra điểm hợp lý và chưa hợp lý trong cách chuyển thể lời thoại.
+ Tìm ra nguyên nhân dẫn đến cách chuyển chưa hợp lý và đề xuất biện
pháp khắc phục.
+ Xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của tác phẩm văn học đến tác
phẩm điện ảnh chuyển thể.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu
Hành động ngôn từ trong các tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học.
– Phạm vi nghiên cứu

Số lượng các tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học của Việt Nam lẫn các
nước khác là rất lớn. Trong giới hạn thời gian thực hiện đề tài, chúng tơi khó lịng
khảo sát tồn bộ những tác phẩm này. Với mong muốn có được những đóng góp có
giá trị nhất trong khả năng của mình, chúng tơi giới hạn phạm vi chọn mẫu khảo sát
trên hai tiêu chí sau đây:


3

+ Chỉ khảo sát những tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ truyện
ngắn.
Dung lượng vừa phải của truyện ngắn với một số lượng lời thoại không quá lớn
sẽ tạo điều kiện cho chúng tôi khảo sát sâu hơn, kĩ hơn từng lời thoại trong tương quan
giữa tác phẩm gốc và tác phẩm chuyển thể.
+ Chỉ khảo sát những tác phẩm điện ảnh do Việt Nam sản xuất trong
khoảng thời gian từ năm 1991 trở lại đây.
Năm 1991 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Điện ảnh Việt Nam
với “Quyết định về việc sắp xếp lại tổ chức ngành Điện ảnh” do Chủ tịch Hội đồng Bộ
Trưởng Võ Văn Kiệt ban hành ngày 26 tháng 12. Chọn những tác phẩm điện ảnh được
sản xuất sau năm 1991, chúng tôi mong muốn đưa ra những kết quả nghiên cứu sát
thực nhất về điện ảnh Việt Nam đương đại, đồng thời nâng cao tính thực tiễn của các
giải pháp khắc phục.
Dựa trên hai tiêu chí vừa trình bày, chúng tơi chọn ra năm mẫu khảo sát là năm
phim điện ảnh chuyển thể sau (xếp theo thứ tự alphabet):
1. Cánh đồng bất tận (tên tiếng Anh: The Floating Lives)
Chuyển thể từ truyện ngắn: Cánh đồng bất tận (tác giả: Nguyễn Ngọc Tư)
Năm sản xuất: 2009
Biên kịch: Ngụy Ngữ
Đạo diễn: Nguyễn Phan Quang Bình
Âm nhạc: Nguyễn Quốc Trung

Quay phim: Nguyễn Tranh
Dựng phim: Folmer Wiesinger
2. Mê Thảo – Thời vang bóng (tên tiếng Anh: Me Thao – There was once a
time when…)
Chuyển thể từ truyện ngắn: Chùa Đàn (tác giả: Nguyễn Tuân)


4

Năm sản xuất: 2002
Biên kịch: Việt Linh, Phạm Thùy Nhân, Serge Le Péron
Đạo diễn: Việt Linh
Quay phim: Phạm Hoàng Nam
Họa sỹ: Phạm Hồng Phong
3. Mùa len trâu (tên tiếng Anh: The Buffalo Boy)
Chuyển thể từ hai truyện ngắn: Mùa len trâu và Một cuộc biển dâu (tác giả: Sơn
Nam)
Năm sản xuất: 2003
Biên kịch: Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Đạo diễn: Nguyễn Võ Nghiêm Minh
Âm nhạc: Tôn Thất Tiết
Âm thanh: Marc Engels
Quay phim: Yves Cape
Quay phim dưới nước: Nguyễn Trọng Tâm
Họa sỹ: Phạm Hồng Phong
Dựng phim: Rudi Maerten
4. Thương nhớ đồng quê
Chuyển thể từ hai truyện ngắn: Thương nhớ đồng quê và Những bài học nông
thôn (tác giả: Nguyễn Huy Thiệp)
Năm sản xuất: 1995

Biên kịch: Đặng Nhật Minh
Đạo diễn: Đặng Nhật Minh
Âm nhạc: Hoàng Lương


5

Quay phim: Nguyễn Hữu Tuấn
Họa sỹ: Phạm Quốc Trung
5. Trăng nơi đáy giếng
Chuyển thể từ truyện ngắn: Trăng nơi đáy giếng (tác giả: Trần Thùy Mai)
Năm sản xuất: 2009
Biên kịch: Châu Thổ
Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn
Âm nhạc: Quốc Bảo
Quay phim: Nguyễn Trinh Hoan, Nguyễn Nam
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4.1. Về hành động ngôn từ
Ở nước ta, nghiên cứu về Ngữ dụng học nói chung, hành động ngơn từ nói
riêng được bắt đầu từ những năm 70, 80 của thế kỷ XX. Nhìn chung, các cơng trình
nghiên cứu, giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài báo cáo khoa học
chuyên ngành,… cũng đã đề cập đến mảng hành động ngơn từ từ nhiều góc độ khác
nhau. Có thể phân loại các cơng trình nghiên cứu có đề cập đến hành động ngơn từ
theo hai hướng:
(1) Xây dựng một hệ thống lý thuyết về dụng học nói chung, hành động ngôn từ
trong Việt ngữ nói riêng.
(2) Áp dụng lý thuyết Hành động ngôn từ để nghinn ću những vấn đề ngôn
ngữ cụ thể trong giao tiếp của người Việt.
Theo hướng (1), nhìn chung, các tác giả chủ yếu tiếp thu lý thuyết Hành động
ngôn từ của J. Austin và J. Searle để giới thiệu, quảng bá, đề ra quan niệm riêng về các

vấn đề liên quan trong Việt ngữ theo quan niệm chức năng, logic, ngữ nghĩa, ngữ
dụng. Cụ thể:


6

Nguyễn Đức Dân với cuốn Ngữ dụng học (1998) [8] đã trình bày khá chi tiết về
các vấn đề lý luận chung của Dụng học. Các vấn đề cơ bản về hành động ngôn từ như:
các loại hành động ngôn từ, điều kiện sử dụng hành động ngôn từ, phân loại hành động
ở lời, biểu thức ngữ vi, những dấu hiệu ngữ vi, hành động ngôn từ gián tiếp,… được
ông giới thiệu khá cơng phu dưới góc nhìn logic – ngữ nghĩa trong ngơn ngữ, qua đó
đưa ra những quan niệm của mình làm cơ sở cho các cơng trình nghiên cứu về Dụng
học nói chung và hành động ngơn từ nói riêng.
Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngơn ngữ học (2001) [3] đã tiếp thu những quan
điểm của các nhà dụng học lớn trên thế giới về những vấn đề căn bản có tính dẫn luận
của ngữ dụng học. Khi bàn đến vấn đề phân loại hành động ngôn từ trong tiếng Việt,
ông đưa ra hai giải pháp. Một là tập hợp các biểu thức ngôn hành (mà ông gọi là “biểu
thức ngữ vi”) trong thực tế hội thoại để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt giữa
chúng. Hai là thống kê các động từ nói năng kết hợp với việc thống kê, miêu tả những
biểu thức ngôn hành thường đi với chúng. Theo tác giả tự đánh giá, giải pháp thứ nhất
khá phức tạp và chưa thể tiến hành ngay trước mắt, còn giải pháp thứ hai có tính khả
thi cao hơn. Tuy nhiên trong giáo trình ơng cũng chưa đưa ra một danh sách các động
từ nói năng và biểu thức ngơn hành đi kèm cụ thể nào.
Cao Xuân Hạo trong cuốn Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ p háp ch́c năng (2004)
[14] đã giới thiệu cặn kẽ lý thuyết ba bình diện, trong đó bình diện dụng pháp được
ơng vận dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Khi phân loại câu theo lực ngơn trung,
ơng cho rằng một câu nói là một hành động xã hội có cơng dụng nhất định. Nói ra một
câu là người nói xác lập một mệnh đề đồng thời thực hiện một hành động có mục tiêu
giao tế nào đó. Ơng coi giá trị ngơn trung của các hành động ngơn từ như một tình thái
của hành động phát ngơn lồng vào nội dung mệnh đề. Ơng đề xuất chia câu tiếng Việt

ra hai loại lớn: câu trần thuật và câu nghi vấn. Từ trang 391 đến 412, Cao Xuân Hạo đã
phân tích khá kỹ lưỡng giá trị ngôn trung của câu hỏi. Các giá trị ngôn trung của câu
hỏi được ông đề cập đến như: câu hỏi chính danh, câu hỏi có giá trị cầu khiến, câu hỏi
có giá trị khẳng định – phủ định, câu nghi vấn có giá trị phỏng đốn hay ngờ vực, ngần
ngại, câu nghi vấn có giá trị cảm thán. Quan niệm này là một cơ sở quan trọng cho


7

chúng tôi khi tiến hành nhận diện các hành động ngơn từ theo lực ngơn trung của các
hành động nói.
Đỗ Thị Kim Liên trong Ngữ nghĩa lời hội thoại (1999) [19] và Giáo trình Ngữ
dụng học (2005) [20] cũng đã trình bày những vấn đề cơ bản về dụng học và hành
động ngôn từ trên cứ liệu tiếng Việt. Tác giả đã dành 45 trang giáo trình để trình bày
về các nhóm hành động ngơn từ qua lời thoại nhân vật trong truyện ngắn như: hành
động trần thuật, hành động ́ng ử, hành động ý chí, hành động nói năng, hành động
cầu khiến, hành động p hủ định – bác bỏ, từ chối và ngữ nghĩa do chúng biểu thị.
Nhìn chung, những cơng trình nói trên đã cung cấp cho người viết một nền tảng
kiến thức khá vững chắc và đầy đủ về hành động ngơn từ. Đó là cơ sở quan trọng để
người viết triển khai những nội dung nghiên cứu của mình trên nền kiến thức thu thập
được.
Theo hướng (2), các nhà nghiên cứu có xu hướng đi sâu nghiên cứu một loại
hành động ngôn từ cụ thể trong tiếng Việt nói chung hoặc trong một phạm vi nào đó.
Chẳng hạn như về hành động từ chối có loạt bài viết: “Từ chối một hành vi ngôn ngữ
tế nhị” [4], “Một số ghi nhận về hành vi từ chối” [5], “Điều kiện thành công của hành
vi đề nghị – một trong những cơ sở hình thành các chiến lược từ chối” [6], “Một số cơ
sở của các chiến lược từ chối” [7], “Hành động từ chối trong tiếng Việt hiện đại” [11]
trên các tạp chí Ngơn ngữ, Ngơn ngữ & Đời sống, Ngữ học trẻ của tác giả Nguyễn
Phương Chi. Về hành động cầu khiến có bài viết “Bước đầu tìm hiểu đặc trưng ngơn
ngữ – văn hóa trong hành vi yêu cầu của người Việt” [29] trên tạp chí Ngơn ngữ của

tác giả Tơn Nữ Mĩ Nhật, luận án Hành động ngôn từ cầu khiến trong văn bản hành
chính [16] của Vũ Ngọc Hoa. Về hành động chào có bài viết “Góp phần tìm hiểu vẻ
đẹp văn hóa của tiếng Việt qua lời chào” [2] của Phan Mậu Cảnh. Về hành động ưin
p hép có bài viết “Một số chiến lược lịch sự trong hội thoại Việt ngữ có sử dụng hành
vi ngơn ngữ xin phép” [31] của Đào Nguyên Phúc. Về hành động cảm thán có luận
văn Hành vi cảm thán với biểu th́c p hát ngôn cảm thán [38] của Hà Thị Hải Yến. Về
hành động chê có luận văn Hành vi chn với biểu th́c, p hát ngôn và tham thoại tiếp
nhận chê [39] của Nguyễn Thị Hồng Yến, v.v. Nhìn chung, các cơng trình nghiên


8

cứu đi theo hướng này tuy chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng đều có chung
mục đích làm rõ đặc điểm sử dụng hành động ngôn từ của người Việt trong từng hồn
cảnh giao tiếp cụ thể.
Bên cạnh đó, cũng có một số cơng trình nghiên cứu khơng đi vào một loại hành
động ngôn từ cụ thể nào mà xem xét một cách tổng quan trên một phương diện hoặc
một lĩnh vực nào đó như luận văn Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật
trong truyện ngắn Chu Lai [12] của Cao Xuân Hải, luận án Cơ sở lý giải nghĩa hàm ẩn
của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại [32] của Đặng Thị Hảo Tâm, bài
viết “Tác dụng báo hiệu hành vi ngôn ngữ gián tiếp của một số kiểu cấu trúc nghi vấn”
[34] của Nguyễn Thị Thìn, v.v.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, một số tác giả cũng mở rộng phạm vi nghiên
cứu ra các ngoại ngữ, chẳng hạn như luận án Các p hương tiện ngôn ngữ biểu hiện
hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt [10] của Nguyễn Văn Độ, Phương
th́c biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (linn hệ với tiếng Việt)
[25] của Trần Chi Mai, v.v. Có thể thấy tuy chọn đối tượng nghiên cứu là ngoại ngữ
nhưng các tác giả đều có ý thức so sánh đối chiếu với tiếng Việt để phần nào thấy
được nét riêng của những hành động ngôn ngữ trong giao tiếp của người Việt.
Nhìn chung, các cơng trình nói trên đã cho người viết bức tranh tổng thể về các

phương pháp áp dụng lý thuyết Hành động ngôn từ vào nghiên cứu ngôn ngữ. Những
thành công cũng như hạn chế của người đi trước chính là kinh nghiệm quý báu để
người viết mạnh dạn áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu một đối tượng ngơn ngữ cịn
khá mới mẻ đối với các nhà Việt ngữ học: lời thoại trong phim.
4.2. Về lời thoại trong phim
Lời thoại trong phim Việt vẫn luôn là một vấn đề “nhức nhối” đối với các nhà
biên kịch nước ta. Nhà văn Võ Thị Hảo với bài viết “Kịch bản phim Việt Nam còn quá
dễ dãi về lời thoại” [13] đăng trên tạp chí Điện ảnh ngày nay đã nêu ra những điểm
yếu căn bản trong lời thoại nhân vật của phim Việt thường là xơ cứng, không tự nhiên,
khơng phù hợp với hồn cảnh và tính cách nhân vật, ngôn ngữ nhân vật vẫn chỉ là


9

ngôn ngữ thông tin, thông tấn chứ chưa phải là ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên trong
khuôn khổ một bài báo ngắn, tác giả chưa đi sâu phân tích biểu hiện của các lỗi này để
chỉ ra nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Tác giả Hoàng Trọng Phiến trong bài báo “Lời thoại trong phim” [30] đăng trên
tạp chí Điện ảnh ngày nay đã trình bày chức năng thẩm mỹ của lời thoại từ cách nhìn
giao tiếp ngơn ngữ học. Ơng khẳng định lời thoại thuộc về bình diện lời nói và mang
hai nét nghĩa: nghĩa mệnh đề và nghĩa bổ sung. Trong đó, nghĩa bổ sung gắn liền với
chiến lược giao tiếp của người nói, có liên quan đến phạm trù hành động ngôn từ.
Cũng trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh lời thoại trong điện ảnh phản ánh và đồng
nhất với các quy tắc lời thoại trong đời thường. Theo đó, ơng trình bày ba quy tắc hội
thoại mà lời thoại phim cần tuân thủ là (1) quy tắc luân p hinn lượt lời, (2) quy tắc linn
kết hội thoại và (3) quy tắc tuân thủ các p hương châm hội thoại. Hoàng Trọng Phiến
cũng chỉ ra những điểm yếu của lời thoại trong phim Việt là dài dòng, chưa được trau
chuốt, còn mang nặng chất kịch. Với bài viết này, tác giả đã cung cấp những kiến thức
cơ sở về lời thoại trong phim một cách khá đầy đủ. Cũng tương tự như tác giả Võ Thị
Hảo, Hồng Trọng Phiến có chỉ ra được những điểm hạn chế của lời thoại trong phim

Việt nhưng chưa có sự phân tích cặn kẽ hiện trạng cũng như chưa tìm ra hướng điều
chỉnh cụ thể.
Có chung những nhận định với Võ Thị Hảo và Hoàng Trọng Phiến, người viết
dự định sẽ dùng cơng trình này để nghiên cứu tồn diện các mặt của hành động ngơn
từ trong phim (trước mắt là phim chuyển thể), chỉ rõ những điểm mạnh cũng như hạn
chế mà các tác giả trên chưa có điều kiện phân tích kĩ để từ đó đưa ra hướng khắc phục
hiệu quả.
4.3. Về vấn đề chuyển thể từ văn học sang điện ảnh
Cơng trình đề cập trực tiếp đến vấn đề này là luận án Từ tác phẩm văn học đến
tác phẩm điện ảnh (2013) [35] của Phan Bích Thủy. Với cơng trình khá dày dặn này,
tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của việc chuyển thể tác phẩm văn học sang phim
truyện điện ảnh, mơ tả cụ thể cơ chế và quy trình thực hiện việc chuyển thể từ tác
phẩm văn học sang phim truyện điện ảnh và điểm lại một số thành tựu của phim


10

truyện chuyển thể từ tác phẩm văn học. Luận án đã cung cấp cho người viết những
kiến thức cơ bản về đặc trưng của điện ảnh, những điểm tương đồng và khác biệt giữa
điện ảnh và văn học. Về vấn đề lời thoại, luận án mới chỉ dừng ở mức độ miêu tả một
vài ví dụ dùng lời thoại trong truyện làm lời thoại trong phim chứ chưa rút ra đặc điểm
và quy luật chung của quá trình chuyển thể lời thoại từ văn học sang điện ảnh.
Ngồi ra, cịn có một số cơng trình khác như luận văn Từ tác phẩm văn học đến
phim truyện điện ảnh [21] của Trương Nữ Diệu Linh, luận văn Từ trang viết đến màn
bạc: chuyển thể điện ảnh và sự đối đáp của người ưem/ người đọc qua một số tác
phẩm văn học Việt Nam đương đại [17] của Nguyễn Thị Hoa, luận văn Vấn đề chuyển
thể tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp sang điện ảnh [9] của Nguyễn Thị Ngọc Diễm, v.v.
Nhìn chung những cơng trình này đều rút ra được đặc điểm và quy luật chuyển
thể từ văn học sang điện ảnh. Nhưng vì đối tượng nghiên cứu rộng nên những luận văn
này cũng chưa có điều kiện tập trung sâu vào riêng mảng lời thoại.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đối với đề tài Khảo sát hành động ngôn từ trong tác phẩm điện ảnh chuyển thể
từ văn học, chúng tôi sử dụng những phương pháp chính sau:
– Phương pháp quan sát
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một yếu tố thuộc về điện ảnh – ngành
nghệ thuật của hình và tiếng nên phương pháp quan sát là phương pháp tối cần thiết để
nhận biết bản chất của đối tượng. Người viết đã tiến hành quan sát đối tượng thông
qua các bước sau đây:
Bước 1: Ghi lại nguyên văn toàn bộ hành động ngơn từ (tức là tồn bộ những gì
nhân vật nói, thậm chí “khơng nói”) trong phim.
Bước 2: Quan sát mơ tả (quan sát tồn bộ nội dung năm bộ phim thuộc đối
tượng nghiên cứu).


11

Bước 3: Quan sát phân tích (quan sát sâu từng hành động ngôn từ của mỗi nhân
vật trong mỗi cảnh phim). Ở bước này, để tiện quan sát, tác giả dùng phần mềm Ultra
Video Spliter 6.3 để cắt rời những cảnh phim chứa hành động ngơn từ cần phân tích.
Bước 4: Quan sát hệ thống (quan sát mối liên hệ giữa các hành động ngôn từ
trong một bộ phim và giữa các bộ phim). Bước này là bước quan trọng nhất vì nó giúp
người viết tìm ra qui luật của đối tượng nghiên cứu.
– Phương pháp logic
Phương pháp này được sử dụng để phân tích cứ liệu, rút ra các đặc điểm, qui
luật của đối tượng nghiên cứu. Trong phương pháp logic, chúng tơi áp dụng ba thủ
pháp chính sau:
+ Thủ pháp so sánh
Đây là thủ pháp quan trọng để tìm ra đặc điểm, qui luật của quá trình chuyển
thể. Chúng tôi so sánh trên các cấp độ sau đây:
 So sánh ở cấp độ loại hình nghệ thuật

Những lời thoại trong điện ảnh có gì giống và khác với lời thoại trong văn
học?, Những điểm giống có ý nghĩa gì và những điểm khác có ý nghĩa gì? là những
câu hỏi mà chúng tôi cố gắng giải đáp khi so sánh hành động ngơn từ ở cấp độ loại
hình nghệ thuật.
 So sánh ở cấp độ nhóm nhân vật
Chúng tơi so sánh hành động ngơn từ giữa các nhóm nhân vật trong cùng một
phim và cùng một nhóm nhân vật nhưng giữa các phim khác nhau để tìm ra đặc điểm
biểu hiện tính cách nhân vật của hành động ngôn từ.
 So sánh ở cấp độ cá nhân nhân vật
Việc so sánh cách sử dụng hành động ngôn từ của từng nhân vật trong những
tình huống khác nhau sẽ giúp tìm ra qui luật trong cách xây dựng cá tính nhân vật và
phát triển mạch phim thơng qua hành động ngôn từ.


12

+ Thủ pháp diễn dịch
Đây là thủ pháp chính được sử dụng trong chương 2 của luận văn. Từ những
kết quả nghiên cứu lí thuyết của người đi trước về hành động ngơn từ, chúng tơi tìm ra
các hành động ngơn từ có mặt trong phạm vi nghiên cứu và miêu tả biểu hiện của
chúng.
+ Thủ pháp qui nạp
Đây là thủ pháp chính được sử dụng trong chương 3 của luận văn. Từ những
hiện tượng riêng rẽ nhưng lặp đi lặp lại trong cách sử dụng hành động ngôn từ, chúng
tôi rút ra những qui luật chung về bản chất của quá trình chuyển thể.
– Phương pháp chuyên gia
Tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học là một đối tượng nghiên cứu còn khá
mới mẻ đối với giới Việt ngữ học nói chung và với người viết nói riêng. Để có được
những hiểu biết cập nhật và chính xác nhất về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi áp dụng
phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Cụ thể, chúng tôi phỏng vấn chuyên gia qua hai

hình thức:
+ Phỏng vấn tại nhà
Ở hình thức này, chúng tơi đã phỏng vấn lấy ý kiến của đạo diễn Việt Linh (đạo
diễn phim “Mê Thảo – Thời vang bóng” chuyển thể từ tác phẩm “Chùa Đàn” của
Nguyễn Tuân), nhà biên kịch Minh Nguyệt (chuyển thể thành kịch tác phẩm “Cánh
đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư), nhà biên kịch Lê Chí Trung (chuyển thể thành
kịch nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng).
Xin giải thích thêm, nhà biên kịch Minh Nguyệt và nhà biên kịch Lê Chí Trung
tuy khơng phải những chun gia về lĩnh vực điện ảnh nhưng là những chuyên gia
trong việc chuyển thể một tác phẩm văn học. Những nguyên tắc và khó khăn trong
việc chuyển thể văn học sang kịch mà các chuyên gia này chia sẻ đã gợi mở nhiều ý
tưởng cho chúng tôi khi nghiên cứu việc chuyển thể văn học sang phim.


13

+ Phỏng vấn tại tọa đàm
 Tọa đàm: Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh tổ chức ngày
04/12/2014 tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Tại đây chúng tôi phỏng vấn lấy ý kiến đạo diễn Đào Bá Sơn (đạo diễn phim
“Long Thành cầm giả ca” chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Du).
 Tọa đàm: Ghiền sách mê phim tổ chức ngày 13/12/2014 tại
Nhã Nam thư quán, TP. Hồ Chí Minh.
Tại đây chúng tôi phỏng vấn lấy ý kiến đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn (đạo diễn
phim “Trăng nơi đáy giếng” chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Trần Thùy Mai) và
nhà báo – nhà phê bình Lê Hồng Lâm.
Trong điều kiện người viết chưa kịp trang bị những kiến thức chuyên sâu về
điện ảnh, phương pháp chuyên gia đã cung cấp một cái nhìn tổng thể và cũng rất cụ
thể về quá trình chuyển thể một tác phẩm văn học sang điện ảnh một cách nhanh
chóng và tiết kiệm nhất.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
– Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của đề tài củng cố cho lí thuyết về hành động ngơn từ,
lí thuyết về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh và lí thuyết về việc chuyển thể một
tác phẩm văn học sang một tác phẩm điện ảnh.
– Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài này là một tài liệu đáng tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực
làm phim, cụ thể là việc xây dựng và thể hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh lời thoại nhân
vật trong những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học. Người viết hi vọng những
kết quả nghiên cứu và nhất là những đề xuất được đưa ra sẽ góp phần cải tiến chất
lượng lời thoại trong những bộ phim chuyển thể nói riêng và phim điện ảnh của Việt
Nam nói chung.


14

Những dẫn chứng được đưa ra phân tích trong đề tài cũng có thể trở thành tư
liệu dạy học cho phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn Trung học Phổ thông,
cụ thể là phần kiến thức về (1) hoạt động giao tiếp ngôn ngữ (bao gồm: Hoạt động
giao tiếp bằng ngơn ngữ, Đặc điểm ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết, Ngữ cảnh, Nhân
vật giao tiếp, Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân) và (2) các phong cách ngôn ngữ
(bao gồm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật).
7. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn triển khai nội dung chính trên
ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài trên ba mảng:
(1) hành động ngôn từ, (2) đặc trưng của văn học và điện ảnh, (3) vấn đề chuyển thể
tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh. Ở đây chúng tôi chủ trương khơng trình
bày dàn trải kiến thức lý luận (vốn có thể tìm thấy trong rất nhiều giáo trình) mà chỉ

tập trung giải thích những thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong các chương sau
của luận văn.
Chương 2: Nhận diện và miêu tả hành động ngôn từ trong tác phẩm điện
ảnh chuyển thể từ văn học
Chương này cung cấp cho người đọc thông tin về tất cả những hành động ngôn
từ đã được nhận diện từ lời thoại của các phim trong phạm vi khảo sát: đích ngơn
trung, hình thức thể hiện và tần số xuất hiện. Kết quả nghiên cứu của chương này là cơ
sở cho việc phân tích q trình chuyển thể hành động ngơn từ trong chương 3.
Chương 3: Phân tích q trình tạo lập hành động ngôn từ trong tác phẩm
điện ảnh chuyển thể từ văn học
Chương này làm rõ những phương thức mà nhà làm phim sử dụng để xây dựng
và thể hiện hành động ngơn từ, phân tích dụng ý ẩn sau mỗi hành động ngôn từ và chỉ
ra những nhược điểm mà nhà làm phim thường mắc phải trong quá trình tạo lập hành
động ngôn từ cho một tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học.


15

Riêng phần Phụ lục được trình bày trong đĩa DVD đính kèm luận văn, chúng
tơi chia làm hai phần nhỏ:
– Phụ lục 1: Trình bày tồn bộ hành động ngơn từ trong năm bộ phim thuộc
phạm vi khảo sát. Đây là cơ sở để người đọc đối chiếu và đánh giá tính chính xác của
việc nhận diện hành động ngơn từ được trình bày trong chương 2 và việc phân tích
hành động ngơn từ trong chương 3. Ngồi ra, với phần phụ lục này, người viết mong
muốn cung cấp nguồn tư liệu cho những người nghiên cứu đi sau.
– Phụ lục 2: Tập hợp 64 đoạn phim được cắt ra từ các tác phẩm điện ảnh thuộc
phạm vi nghiên cứu. Đây là cơ sở để người đọc đối chiếu và đánh giá tính hợp lý của
việc phân tích ngơn ngữ điện ảnh minh họa cho hành động ngôn từ được trình bày
trong chương 3.



×