Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
…..…..

HỒNG TẤN RƯ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Ở TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2002



I

MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................I
T
1

1T

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ III
T
1

T
1



DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ..........................................................IV
T
1

T
1

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ...........................................................................VI
T
1

1T

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
T
1

1T

1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................. 1
T
1

1T

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
T
1


1T

3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2
T
1

T
1

4. Giả thuyết khoa học .............................................................................................. 3
T
1

1T

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3
T
1

1T

6. Giới hạn đề tài ....................................................................................................... 3
T
1

1T

7. Cái mới của luận văn ............................................................................................ 3
T
1


1T

8. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................... 4
T
1

T
1

Chương 1: GIÁO DỤC TIỂU HỌC, ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
VÀ VỊ TRÍ CỦA NĨ ........................................................................................... 6
T
1

1T

1.1. Giáo dục tiểu học và một số quan niệm khác nhau về bậc tiểu học. ............. 6
T
1

T
1

1.1.1. Giáo dục tiểu học. ......................................................................................... 6
T
1

1T


1.1.2. Một số quan niệm khác nhau về bậc tiểu học. .............................................. 6
T
1

T
1

1.2. Hệ thống giáo dục phổ thông............................................................................. 7
T
1

T
1

1.2.1. Hệ thống giáo dục quốc dân và Hệ thống giáo dục phổ thơng. .................... 7
T
1

T
1

1.2.2. Vai trị của hệ thống giáo dục phổ thông ...................................................... 9
T
1

T
1

1.3. Giáo dục tiểu học: vị trí, vai trị và đặc điểm ................................................ 11
T

1

T
1

1.3.1. Đôi nét của giáo dục Tiểu học trên thế giới ................................................ 11
T
1

T
1

1.3.2. Vị trí, vai trị và đặc điểm của giáo dục tiểu học ........................................ 16
T
1

T
1

1.4. Người giáo viên tiểu học và vai trò của họ ..................................................... 21
T
1

T
1

1.4.1. Những nhân tố quyết định vai trò của người giáo viên tiểu học ................ 21
T
1


T
1

1.4.2. Đặc điểm hoạt động của người giáo viên tiểu học ..................................... 21
T
1

T
1

1.4.3. Vai trò của người giáo viên tiểu học ........................................................... 22
T
1

T
1


II

1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với giáo dục tiểu học .................. 23
T
1

T
1

1.5.1. Đối với giáo dục nói chung ......................................................................... 23
T
1


T
1

1.5.2. Đối với giáo dục tiểu học ............................................................................ 25
T
1

T
1

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TỈNH
BÌNH THUẬN ................................................................................................... 26
T
1

1T

2.1. Tổng quan về Bình Thuận và giáo dục đào - đào tạo Bình Thuận .............. 26
T
1

T
1

2.1.1. Yếu tố tự nhiên............................................................................................ 26
T
1

1T


2.1.2. Điều kiện xã hội .......................................................................................... 27
T
1

1T

2.1.3. Những tác động của điều kiện tự nhiên và xã hội đối với việc phát triển
T
1

giáo dục - đào tạo Bình Thuận .............................................................................. 28
1T

2.1.4. Về giáo dục và đào tạo Bình thuận ............................................................. 29
T
1

T
1

2.1.5. Những chủ trương và chính sách phát triển giáo dục bậc tiểu học của Đảng
T
1

và Nhà nước được thực hiện ở tỉnh Bình Thuận .................................................. 31
T
1

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học ở tỉnh Bình Thuận hiện nay............ 36

T
1

T
1

2.2.1. Cơ sở xem xét thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Bình Thuận ...... 36
T
1

T
1

2.2.2. Một số nhận xét khái quát về đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Bình
T
1

Thuận: Một số thành tựu và một số han chế. ........................................................ 52
T
1

2.2.3. Những nguyên nhân đưa đến tình hình trên ............................................... 54
T
1

T
1

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TỈNH BÌNH THUẬN .............................. 57

T
1

T
1

3.1. Phương hướng chủ yếu phát triển giáo dục - đào tạo Bình Thuận giai đoạn
2001 - 2005 và những năm tiếp theo. ..................................................................... 57
T
1

T
1

3.1.1. Phương hướng chung .................................................................................. 57
T
1

1T

3.1.2. Một số yêu cầu chủ yếu đối vởi giáo dục tiểu học ..................................... 57
T
1

T
1

3.2. Một số giải pháp ............................................................................................... 58
T
1


1T

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 79
T
1

T
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 82
T
1

1T


III

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
l. CĐ
2. ĐH
4. CĐSP
5. ĐHSP
6. THSP
7. THPT
8. THCS
9. BDTX
10. UBND
11. KT-XH

12. GD&ĐT

: Cao đẳng.
: Đại học.
: Cao đẳng sư phạm.
: Đại học sư phạm.
: Trung học sư phạm.
: Trung học phổ thông.
: Trung học cơ sở.
: Bồi dưỡng thường xuyên.
: Ủy ban nhân dân.
: Kinh tế - xã hội.
: Giáo dục và Đào tạo.


IV

DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ
Bảng 1: Số giờ hàng tuần ở các trường Tiểu học Nhận Bản.
Bảng 2: Thời lượng từng môn học/ tuần ở bậc tiểu học Việt Nam.
Bảng 3: Thống kê trường, học sinh, giáo viên Mầm non và phổ thơng tỉnh
Bình Thuận năm học 2001 - 2002.
Bảng 4: Số trường, lớp, giáo viên tỉnh Bình Thuận (1999 - 2002).
Bảng 5: Tình hình trường, lớp, phịng học, học sinh, giáo viên tiểu học tỉnh
Bình Thuận năm học 2001 - 2002.
Bảng 6: Trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Thuận năm học
2000 -2001.
Bảng 7: Trình độ của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Thuận năm học 2001 2002.
Bảng 8: Tình hình thâm niên giảng dạy của giáo viên tiểu học tỉnh Bình
Thuận năm học 2001 2002.

Bảng 9: Kết quả học tập của hệ 12+ 2 và 9+3 đào tạo giáo viên tiểu học tại
trường CĐSP Bình Thuận năm học 2001 -2002.
Bảng 10: Kết quả thi tốt nghiệp của 12+ 2 và 9+3 đào tạo giáo viên tiểu
học tại trường CĐSP Bình Thuận năm học 2001 -2002.
Bảng 11: Kết quả đào tạo giáo viên tiểu học tại Bình Thuận từ năm học
1994 1995 đến năm học 2001 - 2002.
Bảng 12: Kết quả thi BDTX của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Thuận chu kỳ
1992 1996.
Bảng 13: Kết quả thi BDTX của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Thuận chu kỳ
1997 -2001.


V

Bảng 14: Tỷ lệ giáo viên / lớp ở tiểu học tỉnh Bình Thuận từ năm học 1998
- 1999 đến năm học 2001 - 2002.


VI

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Trình độ chuyên mơn của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Thuận năm học
2000- 2001.
Biểu đồ 2: Trình độ chun mơn của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Thuận năm học
2001 - 2002.
Biểu đồ 3: Biểu diễn thâm niên công tác của giáo viên tiểu học tỉnh Bình Thuận
năm học 2001 - 2002.
Biểu đồ 4: Biểu diễn kết quả của học tập theo bảng 9.
Biểu đồ 5: Biểu diễn kết quả thi tốt nghiệp theo bảng 10.
Biểu đồ 6: Biểu điền kết quả thi BDTX của giáo viên tiểu học Bình Thuận chu

kỳ 1997- 2001.
Biểu đồ 7: Biểu diễn tỷ lệ giáo viên /lớp tỉnh Bình Thuận từ năm học 1998 -1999
đến năm học 2001 - 2002.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Giáo dục quốc dân là một hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn chỉnh từ bậc
thấp lên bậc cao. Mỗi bậc, mỗi cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân đều có vai trị vị
trí của nó trong mối quan hệ với từng bậc, từng cấp khác.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông, giáo dục Tiểu học có một vị trí vơ cùng quan
trọng. Chúng ta có thể hình dung giáo dục phổ thơng như một lâu đài văn hóa mà bậc
Tiểu học là nền tảng để trên cơ sở đó người ta xây nên các tầng trên là giáo dục THCS
và THPT. Tịa nhà có vững có chắc hay khơng, những tầng trên có đứng vững hay
khơng phụ thuộc rất lớn vào nền móng ban đầu. Nói rộng ra, hệ thống giáo dục quốc
dân có phát triển, có lớn mạnh hay khơng cũng phụ thuộc rất lớn vào giáo dục tiểu học.
Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát triển giáo dục Tiểu học.
Điều này được thể hiện qua một số chủ trương lớn như: xây dựng có hiệu quả hệ thống
các trường sư phạm địa phương; đào tạo đội ngũ giảng viên có trình độ cao cho hệ
thống sư phạm ; đào tạo giáo viên tiểu học có trình độ đại học; Luật phổ cập giáo dục
tiểu học có trước cả Luật giáo dục.
1.2. Phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục của một bậc hay một cấp
nào đó, ngồi vai trị tác động của những quan điểm giáo dục của Đảng và nhà nước
thì xét riêng trong nội bộ giáo dục phụ thuộc rất lớn vào 3 yếu :
-Người học (học sinh, sinh viên).
-Người dạy (đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý).
-Cơ sở vật chất và trang thiết bị.
Trong 3 yếu tố này thì đội ngũ giáo viên đóng vai trị quyết định đến chất lượng

giáo dục.
Cha ông ta từ xưa đã nói:"Khơng thầy đố mày làm nên". Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nhiều lần khẳng định: Thầy giáo là kỹ sư tâm hồn, đội ngũ giáo viên
là lực lượng trồng người.


2

Theo ý nghĩa này, đội ngũ giáo viên Tiểu học đóng vai trị cực kỳ quan trọng,
thậm chí có thể nói quyết định cho sự thành bại và phát triển của giáo dục Tiểu học nói
riêng và giáo dục quốc dân nói chung.
1.3. Cùng với giáo dục cả nước, thời gian qua, giáo dục của tỉnh Bình Thuận đã
đẩy mạnh mọi họat động giáo dục ở các bậc học, cấp học, trong đó có giáo dục Tiểu
học. Bên cạnh những thành tựu to lớn (qui mô giáo dục ngày một phát triển, chất
lượng giáo dục ngày một nâng lên, giáo dục ngày càng phát huy vai trị đắc lực của
mình đối với việc phát triển KT-XH của địa phương), giáo dục Bình Thuận đang cịn
có nhiều tồn tại cần phải được khắc phục tháo gỡ (tốc độ phát triển giáo dục còn chậm,
chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn).
Có nhiều nguyên nhân đưa đến những tồn tại ấy. Một trong những nguyên nhân đó là
những hạn chế, non kém của đội ngũ giáo viên, trong đó có đội ngũ giáo viên tiểu học.
Vì thế giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo viên
Tiểu học đang là vấn đề bức thiết.
Xuất phát từ những điểm đã nêu ở trên và đối chiếu với tình hình của tỉnh Bình
Thuận, muốn phát triển giáo dục của tỉnh Bình Thuận, trước hết và trong giai đoạn
trước mắt cần phải có những giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên Tiểu học.
Chính đấy là cơ sở để chúng tôi đi vào đề tài: Một số giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên Tiểu học ở tỉnh Bình Thuận.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Bình Thuận, luận văn hướng đến đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học ở tỉnh Bình Thuận trong
giai đoạn mới 2002-2007 và những năm tiếp theo.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể :
-Đội ngũ giáo viên Tiểu học hiện tại ở tỉnh Bình Thuận.


3

-Hệ thống giáo viên Tiểu học đang được đào tạo tại tỉnh Bình Thuận.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp đào tạo,chuẩn hóa và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học ở tỉnh
Bình Thuận .
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học một cách tồn diện,
phân tích đúng đắn những đặc điểm, điều kiện địa phương, xác định đúng nguyên nhân
dẫn đến thực trạng thì sẽ có thể đề xuất những giải pháp hợp lý nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Bình Thuận, tạo cho Bình Thuận có một đội ngũ
giáo viên tiểu học mạnh, đạt chuẩn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Phân tích, lý giải một cách rõ ràng khách quan thực trạng đội ngũ giáo viên
tiểu học ở tỉnh Bình Thuận thời gian qua (1997- 2001).
5.2. Đề ra một số giải pháp mang tính khả thi để nâng cao chất lượng cho đội ngũ
giáo viên tiểu học ở tỉnh Bình Thuận trong giai đọan tới (2002 - 2007 và những năm
tiếp theo).
6. Giới hạn đề tài
6.1. Khơng gian: Địa bàn tỉnh Bình Thuận liên quan đến đội ngũ giáo viên Tiểu
học .
6.2. Thời gian: Phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên Tiểu học giai đoạn 19972001 và đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi để nâng cao chất lượng cho đội

ngũ giáo viên tiểu học ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2002-2007.
6.3. Nội dung: Tập trung vào vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên Tiểu học.
7. Cái mới của luận văn
Giáo dục tiểu học (Primary education) nói chung, đội ngũ giáo viên tiểu học nói
riêng đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm ở nhiều nước trên thế giới. Giáo dục tiểu


4

học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho
việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt cho đất nước. Về giáo dục tiểu học và đội
ngũ giáo viên tiểu học đã được các nhà khoa học, các nhà quản lý, các tổ chức chính
trị - xã hội quan tâm nghiên cứu: Raja Roy Singh, Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi
mốt: Những triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương, đã nhấn mạnh vai trò quyết
định của đội ngũ giáo viên trong hệ thống giáo dục; Nguyễn Khắc Viện, Tâm lý học
sinh tiểu học, đã nêu bật quan hệ thầy trò; Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước
ngưỡng cửa của thế kỷ 21, đã khẳng định đội ngũ giáo viên là một yếu tố quyết định
sự phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Đồng thời tác giả nêu chuẩn qui định đào
tạo giáo viên; Bùi Văn Huệ, Tâm lý học tiểu học, nêu lên dạy cách học cho trẻ em; Bùi
Thị Mai Đơng, Tổ chức và điều khiển q trình học tập của học sinh -một trong những
năng lực sư phạm của giáo viên tiểu học; Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2001 -2002 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhấn mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đặc biệt trong
các trường sư phạm; Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ X
năm 2001, chỉ đạo:" Thực hiện tốt chương trình đào tạo, BDTX, bồi dưỡng chuẩn hóa
và trên chuẩn đội ngũ giáo viên"...
Nhìn chung, vấn đề giáo dục tiểu học và đội ngũ giáo viên tiểu học đã được
nghiên cứu trên phương diện ở một số quan điểm, một số nội dung và biện pháp chung.
Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên cứu về đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa
bàn tỉnh Bình Thuận.

Cái mới của luận văn này là đề xuất được một số giải pháp mang tính khả thi
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế của
tỉnh Bình Thuận.
8. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Gắn vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học với vấn đề phát triển giáo dục ở
địa phương và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương trong mối quan hệ biện
chứng.
8.2. Phương pháp nghiên cứu


5

8.2.1. Nghiên cứu các tư liệu, các văn bản lưu trữ.
8.2.2. Điều tra bằng phiếu.
8.2.3. Nghiên cứu sâu (điểm).


6

Chương 1: GIÁO DỤC TIỂU HỌC, ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
VÀ VỊ TRÍ CỦA NĨ
1.1. Giáo dục tiểu học và một số quan niệm khác nhau về bậc tiểu học.
1.1.1. Giáo dục tiểu học.
Điều 2 Luật phổ cập giáo dục tiểu học chỉ rõ: "Giáo dục tiểu học là bậc học nền
tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm,
đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho
sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa."
1.1.2. Một số quan niệm khác nhau về bậc tiểu học.
Giáo dục tiểu học (Primary Education) đã có lịch sử phát triển rất lâu trên thế

giới, nhưng cho đến nay vẫn có những quan điểm khác nhau về khái niệm giáo dục
tiểu học. Có thể nêu 3 quan niệm về giáo dục tiểu học như sau:
 Quan niệm thứ nhất: Coi tiểu học (Primary) là bậc học cơ sở nhằm chuẩn bị
cho số đông trẻ em ra trường tham gia lao động sản xuất, học nghề, hoặc học tiếp lên
trung học. Hết cấp 1 đã "phân luồng" học sinh. Số năm học cấp 1 ở các nước theo quan
niệm này kéo dài thường từ 7 đến 8 năm. Trong các nước này, có nước lại chia thời kỳ
tiểu học thành 2 giai đọan: bậc dưới (Lower Primary) gồm 5 năm và bậc trên (Upper
Primary) gồm 3 năm.
 Quan niệm thứ hai: tuyệt đại đa số các nước (kể cả các nước đang hoặc đã
phát triển, đã có truyền thống giáo dục lâu đời như Pháp, Nhật Bản...) cho đến nay vẫn
tiếp tục coi tiểu học là bậc học vừa chuẩn bị cho một bộ phận học sinh ra trường tham
gia sản xuất, vừa chuẩn bị cho một bộ phận học sinh học tiếp lên. Tùy theo điều kiện
và truyền thống của mỗi nước mà số năm học tiểu học là 5 hoặc 6 năm.
 Quan niên thứ ba: một số ít nước từ lâu đã tun bố hồn thành phổ cập giáo
dục tiểu học, đang thực hiện phổ cập giáo dục 9 năm, hoặc 11 năm, coi tiểu học thuần
túy là cấp học chuẩn bị cho toàn bộ học sinh học tiếp lên. Vì thế, khơng cần dạy những
nội dung có tính hồn chỉnh (dù chỉ là hồn chỉnh tương đối ở tiểu học), do đó thời
gian dành cho tiểu học chỉ có 3 năm hoặc 4 năm.


7

Những điều tra cơ bản ở một số nước đã phát triển trong những năm gần đây
khẳng định rằng, cho đến nay vẫn cịn một phận dân cư chỉ có trình độ tiểu học, thậm
chí có cả một số người mù chữ hoặc tái mù chữ vì chưa được phổ cập trình độ giáo
dục cơ bản của tiểu học.
Như vậy, trên thực tế cho dù có thể có những quan niệm khác nhau về giáo dục
tiểu học, giáo dục tiểu học ở tuyệt đối đa số các nước vẫn là một bậc học, phản ánh
trình độ học vấn của một bộ phận dân cư, thậm chí của số đơng dân cư ở một số vùng
lãnh thổ hay ở một số vùng lãnh thổ của một nước.

Giáo dục Tiểu học có vị trí vơ cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân
nói chung và hệ thống giáo dục phổ thơng nói riêng. Có thể thấy rõ điều này khi đưa
giáo dục tiểu học vào hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, hệ thống giáo dục phổ
thơng nói riêng.
1.2. Hệ thống giáo dục phổ thông.
1.2.1. Hệ thống giáo dục quốc dân và Hệ thống giáo dục phổ thông.
 Hệ thống giáo dục quốc dân.
Điều 6 của Luật Giáo dục ghi rõ:" Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
1. Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
2. Giáo dục phổ thơng có hai bậc là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trung học
có hai cấp học là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thơng;
3. Giáo dục ngề nghiệp có trung học chun nghiệp và dạy nghề;
4. Trình độ đại học; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sỹ
và trình độ tiến sỹ.
Phương thức giáo dục gồm giáo dục chính qui và giáo dục khơng chính
qui".[TL,17,tr2]
Có thể hình dung hệ thống giáo dục Quốc dân Việt Nam hiện nay như sau:


8

Ghi chú :

Đường dẫn tiến, phát triển lên cao hơn .
Đường ngăn cách giữa các cấp, bậc học.

Nhìn vào Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam chúng ta thấy:


9


- Giáo dục quốc dân Việt Nam là một hệ thống khá hoàn chỉnh và hiện đại đáp
ứng được yêu cầu của sự đổi mới và hội nhập Quốc tế.
- Hệ thống giáo dục này vừa đảm bảo sự liên thông vừa đảm bảo sự phân luồng
trong giáo dục nghề nghiệp. Nhiều người cho rằng hệ thống giáo dục Quốc dân nước
ta khơngcó sự liên thơng giữa các bậc, các cấp học. Đấy là một sự thực. Song sự thực
này do chúng ta chưa xây dựng cơ chế liên thông giữa các bậc, các cấp giáo dục với
nhau.
 Hệ thống giáo dục phổ thông.
Điều 22 Luật Giáo dục ghi rõ: Giáo dục phổ thông gồm:
1/ Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi;
được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào lớp
một là sáu tuổi;
2/ Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến
lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải có bằng tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;
3/ Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười
đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở,
có tuổi là mười lăm tuổi". [TL,17, tr 6]
Nhìn vào Hệ thống giáo dục phổ thơng (phần được khuôn đậm trong hệ thống
giáo dục quốc dân) chúng tơi thấy rằng:
Đây là hệ thống đảm bảo tính khoa học, phù hợp với sự phát triển và tâm sinh lý
lứa tuổi.
1.2.2. Vai trò của hệ thống giáo dục phổ thơng
Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam
khẳng định: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng
thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực
con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bền vững".
Hồ Chủ Tịch : Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.



10

Năm 1956 Hồ Chủ Tịch cũng đã nói: Khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì
khơng nói gì đến kinh tế, văn hóa.
Hệ thống giáo dục phổ thơng là "nền tảng" của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục phổ thông là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục, tự giáo dục
đối với mỗi con người. Con người trước khi trở thành nguồn nhân lưc thực sự cần phải
có tri thức phổ thơng.
Trong thời đại ngày nay nhân tố quyết định sức sản xuất là tri thức của người lao
động, nhất là tri thức công nghệ cao. Tri thức của con người chủ yếu do giáo dục mà
có, bởi vậy vai trị của giáo dục càng nổi bật hơn bao giờ hết. Theo Ngân hàng Thế
giới (WB), số năm đi học của người lao động cứ tăng một năm thì GDP tăng 3.
Điều 23 Luật Giáo dục về mục tiêu của giáo dục phổ thông khẳng định một cách
rõ ràng, đầy đủ vai trò của giáo dục phổ thông: "… giúp học sinh phát triển tồn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân
cách con người Viêt nam xã hôi chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Giáo dục ngày nay đồng nghĩa với phát triển, nó làm cho: kinh tế và văn hóa tích
hợp vào nhau; kinh tế và chính trị hịa đồng vào nhau; chính trị và xã hội tương hỗ với
nhau...
Trong bối cảnh thế kỷ 21 đặc trưng bởi một số xu thế lớn của thế giới: Tồn cầu
hóa, cơng nghệ thơng tin, kinh tế tri thức, văn minh trí tuệ... Đó là xu thế khẳng định
hơn bao giờ hết vai trò quyết định của năng lực trí tuệ đối với sự phát triển .
Từ góc độ kinh tế học, nguồn vốn nhân lực có chất lượng càng cao sẽ làm cho xã
hội tăng trưởng nhanh hơn, KT-XH phát triển bền vững hơn. Do dân trí tăng nên ý
thức xã hội như sinh đẻ có kế hoạch, áp dụng khoa học kỹ thuật (phân bón, thuốc trừ
sâu, giống mới, công nghệ ...) tốt hơn. Về mặt xã hội, khi dân trí càng cao, xã hội càng
tươi đẹp, con người sung sướng, văn minh.
Vì thế trong Hội nghị về giáo dục khu vực và thế giới (tổ chức tại Hà Nội, 1996),

các nhà giáo dục khẳng định: "Khơng có một sự tiến bộ và thành đạt nào có thể tách


11

rời khỏi sự tiến bộ và thành đạt trong lĩnh vực giáo dục của quốc gia đó. Và những
quốc gia nào coi nhẹ giáo dục hoặc không đủ tri thức và khả năng cần thiết để làm
giáo dục một cách có hiệu quả thì số phận của quốc gia đó xem như đã an bài và điều
đó cịn tồi tệ hơn cả sự phá sản".
1.3. Giáo dục tiểu học: vị trí, vai trị và đặc điểm
1.3.1. Đơi nét của giáo dục Tiểu học trên thế giới
Ngày nay, luận điểm đi lên bằng giáo dục đã được khẳng định và trở thành xu thế
của thời đại. Khái niệm về một "Cường quốc giáo dục" đang là mục tiêu phấn đấu của
một số nước có tham vọng lớn ở thế kỷ 21. Hầu hết các nước đều quan niệm để có
được là "Cường quốc giáo dục" thì phải bắt đầu từ bậc học "nền móng" - bậc Tiểu học .
Trong phần này, chúng tơi xin được trình bày đơi nét về giáo dục Tiểu học của
một số nước cụ thể :
 Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc đặc biệt coi trọng giáo dục tiểu học;
 Đưa vào giáo dục tiểu học nhiều môn học gắn liền với đặc trưng, bản sắc văn
hóa dân tộc, cụ thể như võ cổ truyền, âm nhạc truyền thống. Để nâng cao hơn nữa tinh
thần yêu nước cho học sinh, gần đây môn học quân sự cũng được phổ biến tại các
trường Tiểu học. Rõ ràng vấn đề bản sắc vãn hóa dân tộc và tình u đất nước được
chú ý đúng mức trong giáo dục và ngay từ bậc tiểu học. Qua đây cũng thấy việc đào
tạo giáo viên tiểu học để đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở tiểu học của Trung Quốc địi hỏi
có sự bổ sung lớn về chương trình và đội ngũ giảng viên sư phạm.
 Có chính sách đãi ngộ cho giáo viên, trong đó có giáo viên tiểu học. Chính
sách nổi tiếng : "Khoa giáo hưng quốc". Do vậy giáo viên là nghề nghiệp hấp dẫn ở
Trung Quốc. Ví dụ như:
+ Năm 1998 bình quân thu nhập của giáo viên tiểu học là 559 nhân dân tệ, năm

2000 đã tăng lên 8274 dân nhân tệ. Trong vòng 3 năm mức thu nhập của giáo viên tiểu
học tăng rất lớn, hơn 15 lần.


12

+ Diện tích nhà ở cho cán bộ, nhân viên ngành giáo dục ở thị trấn và thành phố
cao hơn người dân.
Qua một vài ý nêu trên chắc chắn sẽ mang lại kết quả là chất lượng giáo viên sẽ
được nâng cao. Bản sắc văn hóa dân tộc được góp phần phát huy trong nhân dân.
 Nhật Bản.
Nhật Bản là nước đứng thứ hai về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Nước Nhật đạt
được thành tựu rực rỡ này có lẽ khơng ai phủ nhận sự đóng góp to lớn của giáo dục
mang lại. Để tình bày được rõ chúng tôi xin đi vào một số nét cơ bản của các vấn đề
sau :
 Hệ thống giáo dục bắt buộc ở bậc tiểu học đã được xây dựng theo Luật Trường
Tiểu học được chỉnh lý năm 1900. Thời gian này giáo dục bắt buộc được ấn định 4
năm, sau mở rộng thành 6 năm vào năm 1907. Tỷ lệ trẻ em đến trường tiểu học tăng
mạnh trong thập kỷ từ 1890 đến 1900. Lí do nổi lên là thời gian này Nhật Bản cơng
nghiệp hóa mạnh, người dân thấy sự cần thiết về giáo dục. Tỷ lệ trẻ em đến trường
năm 1890 là 65%, năm 1900 là 97% và từ đó trẻ em đến trường được duy trì ở mức
gần 100%, hồn tồn xóa bỏ nạn mù chữ. Hầu hết các trường tiểu học hiện nay có bữa
ăn trưa cho tất cả các em ở trường. Sau giờ học các em làm vệ sinh phòng học, tham
gia các hoạt động câu lạc bộ và đọc sách trong thư viện trường hoặc tự học trong các
phịng học. Nói chung các hoạt động câu lạc bộ rất được ưa thích và các em thực hiện
các hoạt động một cách tình nguyện dưới sự hướng dẫn của các giáo viên.
Giáo dục phổ cập của Nhận Bản miễn phí cho tất cả trẻ em từ 6 đến 15 tuổi.
Chương trình, mơn học, thời lượng học ở tiểu học khá nặng thể hiện ở bảng 1 dưới đây.
Bảng 1: Số giờ hàng tuần ở các trường Tiểu học Nhật Bản
Năm học

Mơn
Quốc ngữ
Xã hội học
Tốn
Khoa học
Tự nhiên học

1

2

3

4

5

6

9
0
4
0
3

9
0
5
0
3


8
3
5
3
0

8
3
5
3
0

6
3
5
3
0

6
3
5
3
0


13

Nhạc
Họa

Gia chánh
Thể dục
Các mơn khác
Tổng số:

2
2
0
3
2
25

2
2
0
3
2
26

2
2
0
3
2
28

2
2
0
3

3
29

2
2
2
3
3
29

2
2
2
3
3
29

 Về tài chính: Ngân sách Nhà nước (năm 2001) được thể hiện trong sơ đồ dưới
đây:

Qua đó thấy rằng : nước Nhật chi cho giáo dục với con số tuyệt đối rất lớn là
13,52% so với chi thường xuyên.
Nguồn : tư liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận trong đợt làm việc tại
Nhật Bản tháng 7/2001.
 Pháp.
Luật định hướng giáo dục số 89486 ban hành ngày 10/7/1989 quy định giáo dục
là ưu tiên quốc gia số một. Giáo dục trước đại học được tổ chức thành 3 cấp học: Giáo
dục Tiểu học và Mầm non; Trường Trung học cơ sở; Trường Trung học .
Ngày nay, giáo dục tiểu học và mầm non gồm 3 giai đoạn :



14

- Giai đoạn ban đầu, tương ứng với lớp mẫu giáo bé và nhỡ (từ 2, 3 đến 5 tuổi);
- Giai đoạn cơ bản, bắt đầu từ lớp mẫu giáo lớn (5 tuổi) và tiếp tục ở 2 năm đầu
trường Tiểu học (lớp 1, lớp 2);
- Giao đoạn chuyên sâu, gồm 3 năm cuối của hệ tiểu học (lớp 3, 4, 5).
Thời lượng các môn học ở mỗi giai đọan được quy định theo thông tư ngày
22/4/1995 .
Giai đoạn học cơ bản:
- Tiếng Pháp

9 giờ

- Tốn

5 giờ

- Tìm hiểu thế giới, Giáo dục công dân

4 giờ

- Giáo dục nghệ thuật, Rèn luyện thân thể và thể thao

6 giờ

- Học tập có hướng dẫn

2 giờ
Tổng cộng:


26 giờ

Giai đoạn chuyên sâu:
- Tiếng Pháp và ngoại ngữ

9 giờ

- Toán

5 giờ 30

- Sử, Địa, Giáo dục công dân, Khoa học và công nghệ

4 giờ

- Giáo dục nghệ thuật, Rèn luyện thân thể và thể thao

5 giờ 30

- Học tập có hướng dẫn

2 giờ
Tổng cộng

26 giờ

Nguồn: Hệ thống giáo dục và thanh tra sư phạm ở Pháp – Hà Nội tháng 10/1999
 Úc
Hệ thống giáo dục Úc là một hệ thống rất linh họat, một hệ thống hành động. Cốt

lõi của chương trình giáo dục Úc là thỏa mãn nhu cầu của người học, không có định


15

hướng bắt buộc. Nước Úc có điều luật trẻ em chưa quá 16 tuổi không được phép rời
khỏi trường học.
Giáo dục tiểu học bắt đầu đối với học sinh từ 4,5 tuổi đến 5 tuổi. Chương trình
tiểu học là 7 năm, trong đó năm đầu gọi là tiền tiểu học. Luật giáo dục của Úc qui định
đối với giáo dục tiểu học được miễn phí tất cả.
Thơng qua hệ thống giáo dục tiểu học, các trẻ em cùng một lứa tuổi được tập hợp
lại và những lớp tiểu học này thường giữ nguyên trạng trong suốt cả năm học với một
thầy giáo được huấn luyện để dạy tất cả các mơn ở tiểu học từ tốn, anh ngữ cho đến
các khoa học xã hội và sáng tạo khác. Học theo phương pháp gợi mở để học sinh chủ
động đi tìm kiến thức là phổ biến ở giáo dục tiểu học của Úc. Đây là hướng đi rất tốt
mà chúng ta đang đặt vấn đề một cách tích cực và cần phấn đấu
Luật Giáo dục của Úc qui định mỗi trường tiểu học phải có Hội đồng giáo dục,
với thành phần: Đại diện giáo viên - Đại diện phụ huynh -Đại diện cộng đồng. Quyền
lực cũng như vai trò của Hội đồng này rất lớn trong bàn bạc quyết định phương hướng
phát triển nhà trường, công tác tổ chức, công tác giáo dục, tài chính....Đối với đại diện
cộng đồng tùy theo yêu cầu thiết thực mà nhà trường mời, có thể là đại diện của quận
và cũng có trường mời cả Nghị sỹ Quốc hội. Mục đích mời đại diện cộng đồng là giúp
trường những việc lớn đang bức xúc.
Ở Úc, đối với giáo dục tiểu học không bắt buộc nhân dân đóng góp, học sinh
được hưởng cơng bằng trong học tập. Song nước Úc làm cơng tác xã hội hóa giáo dục
rất tốt, nhất là thơng qua vai trị của Hội đồng giáo dục nên cộng đồng có sự hỗ trợ rất
lớn về vật chất cho nhà trường. Phụ huynh có ý thức đóng góp cho nhà trường rất
nhiều về tiền của.
 Một số vấn đề rút ra từ đôi nét giáo dục tiểu học của một số nước trên thế
giới.

- Các nước quan tâm đặc biệt đến giáo dục tiểu học bởi họ ý thức được tầm quan
trọng của bậc học này.
- Quan điểm của Nhà nước đối với giáo dục tiểu học: Đây là bậc học phổ cập,
bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách của từng con người nói riêng và


16

tồn xã hội nói chung. Do vậy các nước quan tâm to lớn từ đội ngũ giáo viên đến ngân
sách và cơ sở vật chất khác.
- Chương trình Tiểu học được trải rộng nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh.
Tiếng mẹ đẻ và bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng trong chương trình. Phương
pháp dạy học chủ động, năng động, sáng tạo, hướng dẫn học sinh đi tìm kiến thức trở
thành xu hướng, phù hợp với nền kinh tế thị trường và thời đại hội nhập của Thế giới.
- Chi phí cho tiểu học gần như nhà nước bao cấp.
- Đội ngũ giáo viên được đào tạo có chất lượng, nghiêm túc. Phần nghiệp vụ sư
phạm đặc biệt được chú trọng trong chương trình đào tạo giáo viên. Điều này đối với
giáo dục Việt Nam cần được quan tâm xem xét lại. Hiện nay tại các tỉnh (trừ các thành
phố lớn), chúng ta tập trung đào tạo giáo viên tiểu học theo chương trình 12+2 và cao
đẳng sư phạm, vùng xa vùng sâu, vùng khó khăn vẫn đào tạo hệ 9+3, thậm chí thấp
hơn.
- Hàng năm giáo viên đều được bồi dưỡng cập nhật chương trình, các vấn đề mới
và nâng cao trình độ. Việt Nam có chương trình bồi dưỡng thường xun, nhưng chất
lượng cịn phải xem xét lại, có nơi cịn làm chiếu lệ.
- Hệ thống giáo dục hành động, linh họat trong phân luồng học sinh.
- Cơng tác xã hội hóa giáo dục triển khai có kết quả cao.
1.3.2. Vị trí, vai trị và đặc điểm của giáo dục tiểu học
Vị trí:
- Là "nền", "móng" của giáo dục phổ thơng.
- Góp phần quyết định hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh tiểu học, đặt

nền tảng cho việc phát triển đúng mục đích đào tạo của các cấp học sau.
Vai trò:
- Giai đoạn nối "tiền học đường" với giáo dục trung học.
- Đặt cơ sở để bước vào các cấp trung học (THCS, THPT).
- Bậc tiểu học là bậc học phổ cập, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông.


17

Đến cuối thế kỷ 20 hầu hết các nước đang phát triển mức phấn đấu vẫn là phổ
cập giáo dục tiểu học. Phải xuất phát từ đặc điểm riêng của bậc học này mà định con
đường đổi mới giáo dục tiểu học. Đó là nhấn mạnh đến tính phổ cập và sự nâng cao
chất lượng giáo dục trong quá trình phổ cập.
- Giáo dục tiểu học là bậc học thuận lợi nhất cho sự nảy nở tiềm năng to lớn của
trẻ em, trở thành nhân cách toàn diện
Nhà Tâm lý học Anh Tony Buzan cho rằng: Trừ khi tổn thương não bẩm sinh
ngay khi vừa chào đời, còn lại mọi đứa bé đều là thiên tài đang đợi thời cơ. (Báo Tuổi
trẻ chủ nhật số 35 ra ngày 5-9-1999).
Trong công trình khoa học chứng minh năng lực khám phá của trẻ thời kỳ đầu,
Benjamin S. Bloom (Đại học Chicago - Mỹ) đã nêu 5 đặc điểm chủ yếu của đứa trẻ từ
khi lọt lòng mẹ đến tuổi 17: phát triển chiều cao - năng lực học tập - thành tích học tập
- tính cơng kích ở nam - tính ỉ lại ở nữ. Nói chung trước 5 tuổi bạn đã có một nửa tồn
thân. Ơng chỉ ra rằng trước 4 tuổi cả nam lẫn nữ đều có 50% trí lực, 4 đến 8 tuổi phát
triển thêm 30%, 8 đến 17 tuổi hoàn thành nốt 20%. Về vốn từ vựng tiếng mẹ đẻ trước
6 tuổi đã tích lũy 33%, từ 6 đến 13 tuổi bổ sung 42% và thêm 25% cho đến 18 tuổi.
Những điều nêu trên chứng tỏ trẻ sẵn có năng lực học tập phi thường. Bỏ phí thời
gian này sẽ nuối tiếc về sau, như câu ngạn ngữ Phương Đông: "Ấu bất học lão hà vi"
(Trẻ mà không học, già làm gì đây?). Do đó khâu then chốt là giáo dục tiểu học, không
thể bỏ qua khi bàn đến chiến lược con người.
- Bậc tiểu học là bậc thang đầu để biết học.

Thế giới đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực
hoạt động dịch vụ. Tinh hình đó địi hỏi phải có một cuộc cách mạng thực sự trong hệ
thống giáo dục và phương pháp học tập. Song nhà trường hiện nay không dạy cho trẻ
em tự cấu tạo lấy ý tứ mà nhồi nhét ý tứ . Học sinh bị đơn giản hóa, bị "Thuần hóa"
bằng cách nhớ máy móc học thuộc lòng. Thế giới đang thực sự lo ngại trước nền giáo
dục nhất là giáo dục tiểu học. Cách dạy của chúng ta hiện nay, theo như Jeannette Vos
là: đang chống lại mục tiêu của chúng ta.


×