Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Rèn luyện các kỹ năng tự học cơ bản cho học viên học viện kỹ thuật quân sự thực trạng và một số biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 129 trang )


MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................2
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 7
2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................... 9
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 9
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 9
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 9
5.1. Xác định cơ sở lý luận về kỹ năng tự học cơ bản, về quá trình rèn luyện để
hình thành kỹ năng tự học và thích hợp với thực tiễn quản lý và giảng dạy ở Học
viện KTQS. ................................................................................................................. 9
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng rèn luyện một số kỹ năng tự học cơ bản cho
học viên. ..................................................................................................................... 9
5.3. Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn
luyện một số kỹ năng tự học cơ bản. ........................................................................ 9

6. Giới hạn của đề tài .......................................................................................... 9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 10
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết................................................ 10
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. .............................................. 10

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ...................................12
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .............................................................. 12
1.2 Ý nghĩa, vai trò của kỹ năng học tập đối với chất lƣợng đào tạo ........... 13
1.2.1 Mục tiêu của nền Giáo dục Việt nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện
đại hóa...................................................................................................................... 13
1.2.2 Mơi liên hệ giữa kiến thức - kỹ năng - thái độ ............................................. 14



1.2.3 Vai trò của kỹ năng đối với chất lượng đào tạo ............................................ 17

1.3 Khái niệm kỹ năng tự học và một số kỹ năng tự học cơ bản .................. 18
1.3.1 Khái niệm kỹ năng ......................................................................................... 18
1.3.2 Khái niệm kỹ năng tự học. ............................................................................. 19

1.4 Khái niệm quản lý và hệ thông biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả rèn luyện kỹ năng tự học cho học viên .................................................... 26
1.4.1 Khái niệm quản lý .......................................................................................... 26
1.4.2 Hệ thống biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng tự
học cho học viên ...................................................................................................... 28

1.5. Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................... 30

Chƣơng II : THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC
VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Ở HỌC VIỆN KỸ THUẬT
QUÂN SỰ ...........................................................................................32
2.1. Vài nét về Học viện Kỹ thuật quân sự ..................................................... 32
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển .................................................. 32
2.1.2 về cơ cấu tổ chức công tác đào tạo và nghiên cứu ....................................... 33
2.1.3 về công tác đào tạo ......................................................................................... 34

2.2 Thực trạng giảng dạy, quản lý và học tập nhằm rèn luyện kỹ năng tự
học cho học viên ở Học viện Kỹ thuật quân sự .............................................. 38
2.2.1 Vai trò của Ban Giám đốc và các phòng ban chức năng về hoạt động rèn
luyện kỹ năng tự học cơ bản cho học viên ............................................................. 38
2.2.2 Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên đối với việc rèn luyện các kỹ
năng tự học cơ bản cho học viên ............................................................................ 40
2.2.3 Thực trạng hoạt động của cán bộ quản lý đôi vđi việc rèn luyện kỹ năng tự

học của học viên ...................................................................................................... 44
2.2.4 Thực trạng việc rèn luyện kỹ năng tự học của học viên .............................. 47
2.3 Một số nguyên nhân chủ yếu ............................................................................ 53
2.4. Kết luận chương II ........................................................................................... 54

Chƣơng III CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RÈN LUYỆN MỘT SỐ
KỸ NĂNG TỰ HỌC CƠ BẢN CHO HỌC VIÊN .........................56


3.1 Nâng cao vai trò của nhà trƣờng và các phòng ban chức năng về quản
lý rèn luyện kỹ năng tự học cho học viên ........................................................ 56
3.1.1 Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và vai trò của các kỹ năng tự học đối vởi
chất lượng đào tạo ................................................................................................... 56
3.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng các chính sách nhằm phát triển phong
trào tự học và rèn luyện kỹ năng tự học ................................................................ 57
3.1.3 Tăng cường tổ chức các hoạt động phục vụ phong trào tự học và rèn luyện
kỹ năng tự học trong Học viện ............................................................................... 58
3.1.4 Nâng cao vai trị của phịng Đào tạo đơi với việc tể chức rèn luyện kỹ năng
tự học cho học viên ................................................................................................. 59
3.1.5 Tăng cường quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự học và rèn
luyện kỹ năng tự học ............................................................................................... 59

3.2 Nâng cao vai trò của đội ngũ giáo viên ..................................................... 61
3.2.1 Đổi mới các phương pháp giảng dạy giúp học viên rèn luyện các kỹ năng tự
học ............................................................................................................................ 61
3.2.2 Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên ............. 63
3.2.3 Tăng cường rèn luyện kỹ năng tự học cho học viên trên lớp ...................... 64
3.2.4 Tăng cường kiểm tra và đánh giá việc rèn luyện kỹ năng tự học của học
viên ........................................................................................................................... 68


3.3 Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý ........................................... 69
3.3.1 Hoàn thiện nội quy, quy chế quản lý học viên và tiêu chuẩn người cán bộ
quản lý học viên ....................................................................................................... 69
3.3.2. Hoàn thiện mối liên hệ giữa Hệ quản lý học viên, đội ngũ giáo viên và các
phòng ban chức năng.............................................................................................. 69
3.3.3. Sâu sát, gần gũi và tăng cường quán triệt về thái độ, động cơ tự học và rèn
luyện các kỹ năng tự học cho học viên .................................................................. 70
3.3.4 Tăng cường quản lý việc xây dựng kế hoạch tự học và rèn luyện kỹ năng tự
học của học viên ...................................................................................................... 70
3.3.5 Nâng cao việc quản lý thời gian tự học và rèn luyện các kỹ năng tự học ... 71
3.3.6 Tăng cường quản lý nội dung tự học và rèn luyện các kỹ năng tự học ...... 72

3.4 Kết luận chƣơng III .................................................................................... 72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................74


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................76
PHỤ LỤC ...........................................................................................79
Phụ lục 1. ............................................................................................................ 79
Phụ lục 2. ............................................................................................................ 82
Phu lục 3 ............................................................................................................. 88
Phụ lục 3. ............................................................................................................ 97
Phụ lục 4. .......................................................................................................... 109
Phụ lục 5. .......................................................................................................... 114
Phụ lục 6. .......................................................................................................... 118
Phụ lục 7. .......................................................................................................... 121
Phụ lục 8. .......................................................................................................... 127



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành cảm ơn đồng chí Chỉ huy trƣởng Thƣờng trực Học viện
KTQS tại thành phố Hổ Chí Minh cùng tồn thể anh em, bạn bè trong Học viện
đã tạo những điều kiện về vật chất và tinh thần thuận lợi, giúp tơi hồn thành
Luận vân tốt nghiệp và nhiệm vụ học tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn phịng Khoa học cơng nghệ - Sau đại học, Trƣờng đại
học sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh và các thầy cơ đã hết lịng giảng dạy,
truyền thụ những kiến thức rất cần thiết, bổ ích cho công việc và cho cuộc sống
của những ngƣời học viên lớp Cao học Quản lý Văn hóa - Giáo dục, khóa 11
chúng tơi.
Đặc biệt là những lời biết ơn sâu sắc về cơng lao dìu dắt, sự hƣớng dẫn và chỉ
bảo tận tình của thầy giáo, ngƣời hƣớng dẫn khoa học - Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Lê
Sơn đã giúp tơi hồn thành bản luận văn tốt nghiệp này.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới hiện nay có những biến đổi cực kỳ nhanh chóng cùng với sự phát triển
nhƣ vũ bão của khoa học - kỹ thuật và cơng nghệ. Theo tổng kết thì khối lƣợng
kiến thức của nhân loại tăng lên gấp đôi sau thời gian khoảng từ năm tới bảy
năm. Tồn cầu hóa là xu thế chung của thời đại, trong đó các dân tộc cùng bắt
tay để giải quyết những vấn đề chung của nhân loại nhƣ: nghèo đói, ơ nhiễm
mơi trƣờng, bệnh tật, xung đột sắc tộc.vv.
Nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức với hàm lƣợng tri
thức cao và có vai trị quyết định trong các sản phẩm. Đặc biệt cơ cấu tƣ bản với
hơn 70% là tƣ bản con ngƣời... đã đạt ra các u cầu từ đào tạo chun mơri
sang hình thành trình độ chun mơn, bớt lao động tay chân và tăng cƣờng dịch
vụ... địi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng tự học, tự bồi dƣỡng kiến thức mới
đáp ứng đƣợc các nhu cầu không ngừng phát triển của xã hội.
Mặt khác, các tác giả bản báo cáo của OECD nhan đề “Hiểu biết để phát triển”

đã khẳng định rằng một nhân viên có bằng đại học kỹ thuật ở Mỹ sẽ phải dành
trung bình một phần tám quãng đời nghề nghiệp của mình để bồi dƣỡng thêm.
Nền giáo dục truyền thống cho rằng: số kiến thức và kỹ năng học đƣợc ở nhà
trƣờng lúc còn trẻ về cơ bản có thể dùng cho suốt đời. Tuy nhiên, đo tốc độ
bùng nổ thông tin, giáo dục truyền thống đã bộc lộ những thiếu sót của nó. Một
cuộc điều tra ở Mỹ chứng tỏ: học sinh tốt nghiệp năm 1970 đến năm 1980 kiến
thức đã bị hao mòn 50% và đến năm 1986 thì kiến thức này đã bị lão hóa hồn
tồn; 80% số kiến thức do nhu cầu của cơng việc và đời sống địi hỏi nhƣng
khơng đƣợc học trong các nhà trƣờng. Do đó, chúng: ta cần nhấn mạnh vào việc
tăng cƣờng giáo dục tại chức, tự học và tích cực học tập suốt đời [1].
Đảng và Nhà nƣớc ta không ngừng quan tâm và coi trọng đến sự nghiệp phát
triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của đất nƣớc, với quan điểm chỉ đạo “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát
triển”. Đặc biệt, tại Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ƣơng, khóa VIII
đã chỉ rõ:
“Nâng cao năng lực tự học và thực hành cho học sinh...”, “Bảo đảm điều kiện
và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...” [8].


Trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu “Phát huy tinh thần độc
lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn
thiện học vấn và tay nghề” [7].
Những vấn đề trên đòi hỏi phải thay đổi tƣ duy kịp thời, từ cách nhìn, tầm nhìn
đến những yêu cầu rất cao về sự thích nghi. Trong khi đó, thời gian dành cho
việc học tập ở nhà trƣờng chỉ khoảng 16 - 18 năm. Chất lƣợng đào tạo hiện nay
còn rất nhiều hạn chế, chƣa chú trọng đến các năng lực thực hành, kỹ năng sống
và lao động thích ứng; nhất là các kỹ năng tự học (đọc, ghi chép, ôn tập, tự kiểm
tra và đánh giá, tìm tài liệu, làm việc nhóm và lạp kế hoạch...) nhằm đáp ứng
nhu cầu của thị trƣờng năng động, của việc học tập sáng tạo và nhất là nhu cầu

tự học của con ngƣời. Đó là những vấn đề cấp bách cần sự quan tâm của mọi
ngƣời và toàn xã hội.
Học viện Kỹ thuật quân sự (Học viện KTQS) là một trung tâm đào - tạo cán bộ
kỹ thuật cho Quân đội, là một trong những trƣờng đại học lớn trực thuộc Bộ
Quốc phòng và chịu sự quản lý và chỉ đạo của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo. Trong
những năm vừa qua, Học viện đã không ngừng đổi mới quá trinh dạy - học và
rèn luyện để nâng cao chất lƣợng đào tạo nhằm cống hiến cho Quân đội những
lớp sỹ quan - kỹ sƣ - đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thơng
chun mơn nghiệp vụ, có năng lực hành động để đáp ứng đƣợc những u cầu
và địi hỏi của tình hình và nhiệm vụ mới.
Tuy nhiên, thực trạng cơng tác quản lý, đào tạo và rèn luyện cho học viên Học
viện KTQS về các kỹ năng tự học còn chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đúng
mức. Nhƣng đây là công việc quan trọng và rất cần thiết phải làm; nó địi hỏi sự
cố gắng và nỗ lực của tồn thể cán bộ, giáo viên và các phòng ban chức năng
nhằm bồi dƣỡng và rèn luyện cho học viên những kỹ năng tự học - công cụ rất
quan trọng và cần thiết để tự học, tự bồi dƣỡng và học suốt đời.
Từ những bức xúc về thực tiễn bồi dƣỡng, rèn luyện kỹ năng tự hộc cho học
viên ở Học viện Kỹ thuật Quân Sự và do yêu cầu cần đào tạo ra những con
ngƣời hành động, chúng tôi chọn đề tài “Rèn luyện các kỹ năng tự học cơ bản
cho học viên Học viện Kỹ thuật Quân Sự : thực trạng và một số giải pháp quản
lý” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp. Hy vọng và mong muốn của
chúng tơi là đóng góp một phần nhỏ cho việc cải tiến và nâng cao chất lƣợng
dạy và học trong nhà trƣờng mà chúng tôi đang làm việc, công tác.


2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động tự học, quá trình dạy - học
và lý thuyết về quá trình dạy học, các cơ chế tâm lý trong quá trình học tập;
thực trạng quản lý hoạt động tự học của học viên Học viện KTQS; đề ra các
biện pháp tăng cƣờng quản lý nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện các kỹ năng tự

học cơ bản của học viên.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là học viên đang học tập tại Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Đối tƣợng là các hoạt động tổ chức quản lý: vai trò tổ chức, lãnh đạo của nhà
trƣờng và hoạt động của các phòng ban chức năng; hoạt động giảng dạy của đội
ngũ giáo viên và các hoạt động sƣ phạm khác nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cơ
bản cho học viên; các điều kiện đảm bảo để học viên tự học và rèn luyện kỹ
năng tự học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu có các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của học viên Học viện
KTQS thì việc rèn luyện một số kỹ năng tự học cơ bản của học viên sẽ đạt hiệu
quả cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận về kỹ năng tự học cơ bản, về quá trình rèn luyện để
hình thành kỹ năng tự học và thích hợp với thực tiễn quản lý và giảng dạy ở
Học viện KTQS.
5.2. Khảo sát đánh giá thực trạng rèn luyện một số kỹ năng tự học cơ bản cho
học viên.
5.3. Đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả rèn
luyện một số kỹ năng tự học cơ bản.

6. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng tự học cơ bản của học
viên hệ chính quy Học viện KTQS trong những năm gần đây.


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết.

Nghiên cứu tài liệu, sách báo, tƣ liệu lƣu trữ, thống kê, báo cáo, tổng kết, sản

phẩm của quá trình học tập: kết quả học tập... liên quan đến đề tài.
7.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Khảo sát thực tế quản lý, giảng dạy và học tập ở Học viện KTQS.
- Điều tra bằng phiếu câu hỏi đối với 500 học viên, cán bộ quản lý Hệ II
(hệ quản lý học viên chính quy) và giáo viên về thực trạng công tác quản lý các
hoạt động tự học, các biểu hiện về hứng thú và tinh thần học tập.
- Quan sát :
+ Tinh thần học tập, ý thức xây dựng bài của học viên trên lớp.
+ Các biểu hiện về hứng thú, nhu cầu học tập... (đi thƣ viện, nhà sách,
làm thêm các bài tập, tìm hiểu kiến thức mới...).


Sơ đồ 1.


Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay, vấn đề tự học đƣợc xã hội và mọi ngƣời hết sức quan
tâm, chúng ta đã có Hội Khuyến học đƣợc tổ chức với mạng lƣới rộng khắp
trong cả nƣớc; sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển tự học, của tạp
chí Tự học do Giáo sƣ Nguyễn Cảnh Tồn làm Tổng biên tập đã có những đóng
góp nhất định trong việc tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động tự học trong xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề tự học, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi
nƣớc đã đi sâu tìm hiểu các kỹ năng tự học cơ bản. Các nhà giáo dục Xô viết
nhƣ: M.Y. Piskunov với cuốn Tổ chức dạy học lý thuyết cho sinh viên, X.G.
Enconin và v.v. Xerebriannicov với tác phẩm Phƣơng pháp giảng dạy các môn
khoa học xã hội, B.p. Exipov tác giả cuốn Những cơ sở của lý luận dạy học... đã
nghiên cứu và chỉ ra những kỹ năng tự học cần thiết nhằm nâng cao kết quả học
tập, trong đó kỹ năng đọc đƣợc đánh giá là kỹ năng quan trọng nhất; còn

V.Okon (tác giả cuốn Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề) lại khẳng định,
để tự học có hiệu quả, thi ngƣời học phải biết cách kế hoạch hóa tồn bộ hoạt
động tự học [38].
Nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Carl Rogers - tác giả cuốn sách Phƣơng pháp dạy và
học có hiệu quả [5], đã đề cập tới các phƣơng pháp dạy học - tự học nhƣ: cần
cung cấp tài liệu cho ngƣời học, dùng bảng giao ƣớc, chia nhóm để dạy học,
hƣớng dẫn cho ngƣời học cách khảo cứu, tự thẩm định...
Ở trong nƣớc, học giả Hoàng Xuân Việt đã đề cập về kỹ năng đọc trong cuốn
Thuật đọc sách báo [42], với các khía cạnh: tạo sao đọc? đọc cái gì? đọc cách
nào? và những kỹ năng đọc nhƣ: đọc nhiều hay ít, nhanh hay chậm, đọc với đầu
óc phê bình, với tinh thần tập trung, đọc mà cố ý tự học, đọc làm sao mà
nhớ...vv. Các tác giả của cuốn Giáo dục học [18] là Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt
đã chỉ rõ các biện pháp nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động tự học là:
hình thành ý thức tự học; đảm bảo thời gian tự học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự
học, đảm bảo các điều kiện vật chất cho tự học; kiểm tra thƣờng xuyên. Trong
tài liệu Một số hình thức tổ chức dạy học ở đại học [23], tác giả Đặng Bá Lãm
đã đề xuất một số biện pháp sƣ phạm đối với giáo viên để nâng cao chất lƣợng
tự học của sinh viên là: hƣớng dẫn phƣơng pháp tự học; hình thành thói quen
đọc sách; có kế hoạch kiểm tra việc tự học của sinh viên. Tác giả Trịnh Quang
Từ đã viết riêng một phần về một số kỹ năng tự học cơ bản nhƣ: kỹ năng xây


dựng kế hoạch tự học, nghe và ghi chép bài giảng, đọc tài liệu và ghi, kỹ năng
đọc sách và tài liệu, kỹ năng thi và kiểm tra... trong cuốn Phƣơng pháp tự học
[37]. Vũ Thị TƣờngVi đã viết tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự học |4()| và tài liệu
Tự học những kỹ năng cơ bản, tập 1 [21], trong đó đã đi sâu phân tích các
ngun tắc, u cầu, nội dung và quy trình hình thành các kỹ năng : lập kế
hoạch, nghe và ghi chép bài giảng, đọc tài liệu và ghi chép, học nhóm, ơn tập thi.... Trong bài : Một số kỹ năng tự học chủ yếu ở sinh viên Cao đẳng Sƣ phạm
[15] đăng trong Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 10/2000 Trần Minh Hằng đã
chia kỹ nâng tự học thành 03 nhóm: kỹ năng định hƣớng vấn để (xác định vấn

đề, lập kế hoạch...), kỹ năng thực hiện kế hoạch (xác định tƣ liệu, đọc, thực
hành, luyện lập...), kỹ năng kiểm tra - đánh giá... vv.
Nhìn chung, các kỹ năng tự học đƣợc xem xét cịn rải rác ở các cơng trình
nghiên cứu, chƣa tập trung và sắp xếp lại thành hệ thống, chƣa có quy trình hình
thành những kỹ năng đó. Việc xác định con đƣờng bồi dƣỡng rèn luyện kỹ năng
tự học cho ngƣời học chƣa rõ và chƣa đƣợc xem xét nhiều. Một số tác giả đã đi
sâu phân tích về ý nghĩa, nội dung, cấu trúc, các nguyên tắc và yêu cầu... của
các kỹ năng tự học; các phƣơng pháp dạy ngƣời học những kỹ năng tự học
nhƣng chƣa chú ý đề cập tới các biện pháp tổ chức, quản lý nhằm tạo các điều
kiện cho việc rèn luyện kỹ năng tự học đƣợc tiến hành một cách thuận lợi. Vì
vậy, trong nội dung luận văn này, chúng tôi đề cập nghiên cứu các biện pháp
quản lý nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện một số kỹ năng tự học cơ bản cho
học viên Học viện KTQS.
1.2 Ý nghĩa, vai trò của kỹ năng học tập đối với chất lƣợng đào tạo
1.2.1 Mục tiêu của nền Giáo dục Việt nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa
- hiện đại hóa
Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX - Đảng Cộng sản Việt Nam đã
xác định:
“... Bồi dƣỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nƣớc, yêu quê hƣơng, gia đình và tự tơn
dân tộc, lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, lịng nhân ái, ý thức tơn trọng pháp luật, tinh
thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp
ngƣời lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm
hiệu quả thiết thực, nhạy bén với cái mới, có ý thức vƣơn lên về khoa học và
cơng nghệ” [7]


Mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới có các điểm đáng chú ý nhƣ sau: - Chúng
ta cần chú trọnc; đào tạo những con ngƣời nhân văn, nhân bản và nhân ái, tự tơn
dân tộc, có lý tƣởng xã hội chủ nghĩa; những vấn đề này đặc biệt quan trọng
trong điều kiện tồn cầu hóa, bƣớc vào một thế giới hịa nhập nhƣ hiện nay.

- Chí tiến thủ lập nghiệp, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết
thực, nhạy bén với cái mới, ý thức vƣơn lên về khoa học và công nghệ hiện đại...
là những phẩm chất mới rất cần đƣợc đào tạo nhằm chống lại lối học tập nhồi sọ,
giáo điều và lý thuyết suông... vốn là những điểm yếu lâu đời của nền giáo dục
nƣớc ta.
Mục tiêu chung đòi hỏi nhà trƣờng phải giúp cho học sinh trang bị những gì cần
thiết để đi vào cuộc sống và nâng cao chất lƣợng cuộc sống: “dân giàu, nƣớc
mạnh, xã hội công bằng và văn minh”, giúp cho học sinh vừa chiếm lĩnh khoa
học vừa làm theo khoa học vừa biết áp dụng kiến thức công nghệ kỹ thuật giải
quyết những vấn đề thực tiễn, thích nghi nhanh chóng với cuộc sống cộng đồng
đang đổi mới hàng ngày. Từ chỗ nhà trƣờng chỉ dạy kiến thức khoa học đơn
thuần đến chỗ chuẩn bị con ngƣời tự chi, năng động sáng tạo, có năng lực đi vào
thực tiễn kinh tế - xã hội; thì dạy học phải gắn liền với công nghệ kỹ thuật và
gắn liền với xã hội: Khoa học - công nghệ - xã hội - phát triển nhân cách.
Mục đích giáo dục trên là kim chỉ nam chỉ đạo việc biên soạn chƣơng trình và
kế hoạch dạy học và giáo dục; chỉ đạo việc lựa chọn nội dung, phƣơng pháp,
phƣơng tiện và hình thức tổ chức dạy học và giáo dục nƣớc ta.
1.2.2 Mơi liên hệ giữa kiến thức - kỹ năng - thái độ
“ Học về bản chất là sự tiếp thu, xử lý thông tin chủ yếu bằng các thao tác trí tuệ
dựa trên vốn sinh học và vốn đạt đƣợc của cá nhân, từ đó có đƣợc tri thức, kỹ
năng, thái độ mới” [26]. Nhƣ vậy, nhiệm vụ của nhà trƣờng đại học là trang bị
cho sinh viên những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tƣơng ứng về một lĩnh vực khoa
học kỹ thuật nhất định ở trình độ hiện đại để sau khi ra trƣờng học có khả năng
lập nghiệp.
Nhƣ mọi ngƣời đều biết, nội dung của học vấn thƣờng đƣợc xác định bởi ba
thành phần cơ bản, đó là : kiến thức - kỹ năng - thái độ; trong đó thành tố thái
độ đƣợc hiểu bao gồm: đạo đức và giá trị. Cả ba thành tố này là nội dung tạo
nên giá tri của con ngƣời, đồng thời tạo cho con ngƣời khả năng làm ra giá trị
xã hội.



*
Kiến thức (sự hiểu biết) bao gồm cả hiểu biết có tính chất lý luận cũng
nhƣ hiểu biết có tính chất kinh nghiệm nhằm trả lời các câu hỏi: cái gì? thế nào?
Hiểu biết là nội dung của trí dục và là cơ sở của năng lực và phẩm chất. Con
ngƣời khơng hiểu biết tức là khơng có điều kiện, khả năng nhận thức và giải
thích thế giới. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của nhà trƣờng là trang bị cho ngƣời
học hệ thống tri thức chung của nhân loại, của xã hội. Hiểu biết không đầy đủ,
lệch lạc sẽ rất tai hại và nguy hiểm, chúng làm cho ngƣời học nhìn và xem xét
sự vật, hiện tƣợng, xã hội một cách phiến diện, không khoa học. Sự thiếu hiểu
biết nhƣ vậy sẽ dễ da đến các quan điểm không đúng nhƣ: hữu khuynh, giáo
điều, duy ý chí, xa vời thực tế...vv.
*
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nhất định trên
cơ sở tri thức có đƣợc; là trình độ thành thạo nhiều hay ít trong việò vận dụng
các hiểu biết để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Vì vậy có thể nói kỹ năng là
tri thức trong hành động; đó là nKững điều kiện hết sức cần thiết để lĩnh hội
kiến thức và giải quyết những vấn đề của thực tiễn một cách thuận lợi. Thí dụ
nhƣ: khi chúng ta có các kỹ năng về nhận thức nhƣ: đọc, ghi chép, tổng hợp và
hệ thống hóa, tìm tài liệu, làm việc nhóm... thì việc lĩnh hội tri thức sẽ nhẹ
nhàng và hiệu quả hơn.
Do đó, việc rèn luyện và hình thành cho ngƣời học những kỹ năng cơ bản về
nhận thức và hành động là nhiệm vụ cấp thiết của nhà trƣờng và các nhà giáo
dục; “... Nguyên tắc về sự học có nền tảng rộng sẽ đƣợc thể hiện qua cấp học
đầu tiên là học cách chăm sóc giữ gìn, phát triển thể chất và sức khỏe cá nhân
và tiếp thu những kỹ năng học tập cơ bản đối với mọi trẻ em” [31]. Chúng ta
cần khắc phục cách thức đào tạo theo kiểu “hàn lâm”, giáo điều xa dời thực tế;
nhất là trong hồn cảnh nền kinh tế đang chuyển hóa sang nền kinh tế thị trƣờng
đầy những biến đổi và phức tạp nên rất cần những con ngƣời thực tế, năng động
và biết hành động.

* Thái độ là: “Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hƣớng nào đó
trƣớc một vấn đề” [28].
Thái độ “là một hoạt động tâm lý của cá nhân bao hàm sự lý giải và biến đổi các
khuôn mẫu xã hội qua kinh nghiệm cá nhân” [41].
Nhƣ vậy, thái độ chỉ những nhận thức, quan niệm và cách đối xử đối với con
ngƣời, sự việc hay mơi trƣờng xã hội nói chung; ở đây thái độ đƣợc gắn với
khái niệm đạo đức. Khi con ngƣời đƣợc đào tạo có hiểu biết và cỏ năng lực giải


quyết những vấn đề của thực tiễn, tức là họ đã có quan niệm riêng của mình về
thế giới, về các giá trị tốt đẹp của xã hội và có thang giá trị cao hơn. Và rõ ràng
là khi đã hiểu và ý thức đƣợc các giá trị về lao động và cống hiến, đã có những
phẩm chất đạo đức tốt và các năng lực về nhận thức hoàn chỉnh thì ngƣời học
càng ham muốn và có ý chí vƣơn lên để chiếm lĩnh những tầm cao mới về tri
thức.
Qua phân tích nội dung của ba khái niệm: hiểu biết, kỹ năng và thái độ chúng ta
thấy chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và gắn bó chặt chẽ với nhau
tronc; một thể thống nhất; trong khái niệm này có bao hàm một số thành phần
của hai khái niệm kia. Việc trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo là cơ sở cho sự
phát triển trí tuệ và giáo dục ngƣời học. Giáo dục thế giới quan, niềm tin, thái
độ, đạo đức... vừa là kết quả của trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát
triển trí tuệ vừa là mục đích của dạy học. Nhƣ vậy, hiểu biết là cơ sở cho kỹ
năng và thái độ và nói cho đến cùng chỉ cần hai khái niệm kỹ năng và thái độ là
đủ vì hai khái niệm đó cộng lại đã bao hàm đầy đủ những nội dung của hiểu biết.
Kiến thức, kỹ năng và thái độ của một con ngƣời tạo nên nhân cách của con
ngƣời đó.
Do đó, trong q trình đào tạo cần chú ý đào tạo cân đối cả ba nội dung trên,
không đƣợc thiên lệch mặt nào; nếu quá nhấn mạnh đào tạo về kiến thức mà coi
nhẹ bồi dƣỡng kỹ năng và thái độ, sẽ có sản phẩm là những "con mọt sách",
những ngƣời chỉ biết đến sách vở, kiến thức ma khơng có hoặc rất kém về các

kỹ năng hành động giải quyết những vấn đề của thực tiễn; Nhƣng nếu chỉ chú
trọng đào tạo về kỹ năng, thực hành thì sẽ có sản phẩm là những con ngƣời làm
thực tế rất giỏi - con ngƣời kinh nghiệm chủ nghĩa mà không phải là con ngƣời
lao động sáng tạo; và nếu chỉ lo bồi dƣỡng cho ngƣời học những phẩm chất đạo
đức của con ngƣời mới thì sản phẩm là những con ngƣời chỉ “hồng” mà không
“chuyên”.
Mục tiêu của hệ thống giáo dục là đào tạo ra những thế hệ có đầy đủ hiểu biết,
năng lực và phẩm chất. Đó là những con ngƣời lao động mới vừa “hồng” vừa
“chuyên” nhƣ lời Bác Hồ đã dạy để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.


1.2.3 Vai trò của kỹ năng đối với chất lƣợng đào tạo
Nhƣ chúng ta đã biết: một nhà trƣờng, một cơ sở đào tạo có đƣợc đánh giá là có
chất lƣợng hay không tùy thuộc vào “... mức độ kiến thức tiếp thu đƣợc, kỹ
năng, thái độ và hệ thống giá trị” [27] của sản phẩm ở đầu ra có đáp ứng đƣợc
các yêu cầu của thực tế hay không? Học viên của trƣờng đó có đủ năng lực để
vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề của cuộc sống? để đáp
ứng những nhu cầu cấp thiết của xã hội?
Ngƣời học, nhất là những sinh viên năm đầu tiên ở trƣờng đại học thƣờng rất bỡ
ngỡ trƣớc khối lƣợng kiến thức rất lớn đƣợc truyền thụ trong mỗi tiết học và hết
sức lúng túng vì phƣơng pháp học tập trong nhà trƣờng phổ thơng khơng cịn
thích hợp ở bậc đại học. Vì vậy, việc hƣớng dẫn, bồi dƣỡng và rèn luyện cho
ngƣời học những kỹ năng hành động nói chung và kỹ năng tự học (nói riêng)
cùng các phƣơng pháp học tập mới, thích hợp là một trong những yêu cầu cấp
bách và cần thiết phải làm. Khi ngƣời học đƣợc bồi dƣỡng và rèn luyện các kỹ
năng tự học nhƣ: đọc, ghi chép, hệ thống hóa, tự kiểm tra và đánh giá, tìm tài
liệu, làm việc nhóm, lập kế hoạch... có nghĩa là họ đã có đƣợc trong tay một hệ
thống cơng cụ phục vụ đắc lực cho hoạt động nhận thức. Quá trình tìm hiểu,
tiếp thu kiến thức sẽ ii hao tốn sức lực, thần kinh và có hiệu quả hơn; học viên

có điều kiện để tìm tịi, để hợp tác, để đào sâu tìm hiểu và vận dụng kiến thức đã
học; việc học tập và rèn luyện của học viên có thể lƣờng trƣớc những thuận lợi
và khó khăn để khắc phục, vƣợt qua. Cùng với việc bồi dƣỡng và rèn luyện các
kỹ năng tự học, nhà trƣờng cần tổ chức hƣớng dẫn và cho học viên làm quen
với những kỹ năng cần thiết với cuộc sống nhƣ: kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thu nhận ttìỡng tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
thƣơng lƣợng, kỹ năng tổ chức và lãnh đạo... vv.
Khi học viên đƣợc trang bị kiến thức và những công cụ hỗ trợ nhƣ vậy, chắc
chắn họ sẽ tích lũy đƣợc một lƣợng kiến thức rộng và sâu; họ cổ điều kiện và
khả năng để giải quyết những vấn đề của thực tiễn và ngày càng hoàn thiện hệ
thống giá trị của bản thân. Nhƣ vậy, cùng với hệ thống kỹ năng hành động, các
kỹ năng tự học có một vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng đào
tạo.
Nhƣ vậy, việc hình thành các kỹ năng hành động, các kỹ năng tự học và tự
nghiên cứu cho học viên trong các nhà trƣờng là một trong những tiêu chí rất
quan trọng để đánh giá về chất lƣợng đào tạo của mỗi nhà trƣờng.


Quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất về năng lực trí tuệ, năng
lực hành động... là một quá trình lâu dài; chúng đƣợc bắt đầu từ sự hiểu biết,
tích lũy tri thức và từ nhu cầu giải thích thế giới, giải quyết những vấn đề trong
thực tiễn cuộc sống. Quá trình tìm hiểu và giải thích thế giới sẽ phát triển dần từ
thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng đòi hỏi khối lƣợng kiến
thức tổng hợp hơn, tuy duy phức tạp hơn và nhiều kỹ năng hành động hơn. Hầu
hết các kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất năng lực đƣợc tích lũy trong q trình
học tập, đào tạo và trong thực tiễn cuộc sống.
Do đó trong q trình đào tạo, lãnh đạo nhà trƣờng, bộ máy quản lý và nhất là
đội ngũ giáo viên cần quán triệt các quan điểm “... lấy phát triển bền vững
ngƣời làm trung tâm" [14]; dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm và "Dạy tốt là
phải dạy cách học cho ngƣời học, giúp ngƣời học từng bƣớc tự khẳng định

mình" [291; truyền thụ kiến thức vừa bồi dƣỡng và phát huy các kỹ năng về
nhận thức, các kỹ năng thực hành và các phẩm chất đạo đức, thái độ đối với
công việc cho ngƣời học. Chúng ta cần đào tạo ra những thế hệ khi ra trƣờng là
có thể làm việc đƣợc ngay, có năng lực hợp tác và giải quyết những vấn đề của
thực tế cuộc sống. Trong thời gian vừa qua, có một số cơ sở đào tạo đã mở rộng
đào tạo theo quan điểm "quảng canh" chạy theo số lƣợng mà xem nhẹ chất
lƣợng. Cho nên, chúng ta cần nhấn mạnh quan điểm đào tạo lấy chất lƣợng làm
tiêu chuẩn hàng đầu, chú trọng bồi dƣỡng cho ngƣời học các phẩm chất và năng
lực, nhất là năng lực hành động.
1.3 Khái niệm kỹ năng tự học và một số kỹ năng tự học cơ bản
1.3.1 Khái niệm kỹ năng

Theo quan điểm tâm lý học thì kỹ năng là năng lực sử dụng hệ thống tri thức,
những dữ kiện, những khái niệm đã có để phát hiện ra những thuộc tính của sự
vật hiện tƣợng và giải quyết thành cơng những nhiệm vụ lý luận hay thực tiễn
nhất định.
Kỹ xảo là loại hành động đƣợc tự động hóa một cách có ý thức, nghĩa là đƣợc tự
động hóa nhờ luyện tập.
Việc hình thành kỹ xảo và quá trình luyện tập để hình thành kỹ xảo đƣợc diễn ra
theo các quy luật sau :


Quy luật về sự tiến bộ không đồng đều của kỹ xảo: kết quả luyện tập kỹ xảo
không chỉ phụ thuộc vào số lần lặp lại mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách
quan và chủ quan khác.
Quy luật đỉnh của phƣơng pháp luyện tập: mỗi phƣơng pháp luyện tập kỹ xảo
chỉ đem lại một kết quả cao nhất đối với nó mà thơi. Muốn đạt đƣợc kết quả cao
hơn, phải không ngừng thay đổi phƣơng pháp luyện tập, sử dụng phƣơng pháp
của đỉnh cao hơn. Quy luật này cho thấy rõ sự cần thiết phải thay đổi thiíờng
xuyên phiíơng pháp giảng dạy, học tập và cơng tác.

Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới: trong quá trình
luyện tập kỹ xảo mới, những kỹ xảo cũ có ở ngƣời học có ảnh hƣởng rõ rệt đến
việc hình thành kỹ xảo mới. Sự ảnh hƣởng này có thể là tốt hoặc xấu. Do đó,
khi luyện tập kỹ xảo mới, ta cần chú ý tìm hiểu và tính đến có kỹ xảo đã có của
ngƣời học.
- Quy luật dập tắt kỹ xảo: một kỹ xảo đã đƣợc hình thành, nhƣng nếu khơng
đƣợc sử dụng thƣờng xuyên thì sẽ bị suy yếu và cuối cùng có thể mất hẳn. Cho
nên cần lƣu ý đến nguyên tắc "văn ồn, võ luyện" trong việc hình thành kỹ xảo
[12].
1.3.2 Khái niệm kỹ năng tự học.

1.3.2.1 Khái niệm.
Tự học là quá trình nỗ lực chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng
lực và các phẩm chất nhân cách của bản thân ngƣời học bằng hành động của
chính mình; là một hình thức tổ chức dạy học trong sự phối hợp với các hình
thức tổ chức dạy học khác dƣới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên nhằm hồn
thành tốt mục đích và nhiệm vụ học tập.
Tự học có hai mức độ, ở mức 1 là quá trinh cải thiện nhận thức mà ở đó giáo
viên đóng vai trị tổ chức, hƣớng ngƣời học một đoạn đƣờng nhất định để đi tới
nhận thức tri thức nhân loại và thế giới xung quanh.
Tự học ở mức độ 2 là quá trình cải tiến nhận thức của bản thân mà ở đó ngƣời
học tự mình nhận thức, khám phá tri thức và thế giới xung quanh trên cơ sở các
kiến thức đã lĩnh hội trƣớc đó [21].


Kỹ năng tự học là hệ thống các thao tác tƣ duy, đƣợc thực hiện trong quá
trình học tập nhằm thực hiện mục tiêu của hoạt động nhận thức do ngƣời
học đề ra.
Kỹ năng tự học là điều kiện bên trong rất quan trọng để ngƣời học thu đƣợc kết
quả tự học theo yêu cầu của bản thân!

1.3.2.2. Phân loại kỹ năng tự học
Có nhiều cách phân loại kỹ năng tự học theo các tiêu chí khác nhau, ở phần trên
chúng lôi đã phân loại tự học theo hai cấp độ là 1 và 2. Do đó tƣơng ứng với hai
cấp độ tự học ở trên, chúng ta có các kỹ năng tự học sau:
Trong quá trình tự học ở mức 1, ngƣời học cần có một số kỹ năng cơ bản nhƣ:
kỹ năng đọc, kỹ năng ghi chép, kỹ năng ôn tập, kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá,
kỹ năng tìm tài liệu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch...vv. Tự học
ở mức 2 đòi hỏi ngƣời học một số kỹ năng cơ bản nhƣ: kỹ năng tƣ duy sáng tạo,
kỹ năng đặt và lựa chọn bài toán, kỹ năng giải quyết vân đề, kỹ năng thu thập
thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức.vv [21]. Trong
luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý rèn luyện một
số kỹ năng tự học cơ bản ở mức tự học 1 cho học viên hệ dài hạn Học viện
KTQS; và dƣới đây là một số kỹ năng tự học cơ bản ở mức tự học 1.
13.2.3. Một số kỹ năng tự học cơ bản
a. Kỹ năng đọc
“Đọc là phát thành lời những điều đã đƣợc viết ra theo đúng trình tự; tiếp nhận
nội dung của một tập hợp ký hiệu bằng cách nhìn vào các ký hiệu; hiểu thấu
bằng cách nhìn vào các biểu hiện bề ngồi” [28].
Kỹ năng đọc là một q trình nhận thức, trong đó ngƣời đọc nhận biết và vận
dụng các thao tác tƣ duy để tìm hiểu và xác lập các mối liên hệ giữa kiến thức
đã có và kiến thức mới thu nhận nhằm phát hiện bản chất và các thuộc tính của
sự vật, hiện tƣợng đƣợc trình bày trong tài liệu.
Vấn đề quan trọng nhất của kỹ năng đọc là đọc nhanh, hiểu và nắm bắt nhanh
vấn đề đã đƣợc trình bày.
Việc phân loại đọc rất phong phú và có nhiều cách đọc, theo tốc độ đọc ta có:
đọc nhanh, đọc lƣớt, đọc chậm, vừa đọc vừa nghiền ngẫm...v..v; theo mục đích


đọc có các loại: xem, để biết, để giải trí, tìm hiểu, để học, để trau dồi kiến
thức.v..v; theo tƣ thế đọc có: vừa đi vừa đọc, đứng đọc, ngồi đọc, nằm đọc; theo

phong cách đọc có các cách sau: đọc nghiên ngấu, đọc ào ào, đọc từ tốn chậm
rãi, đọc có chọn lựa... v..v.
Đọc có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động nhận thức, trong tự học của
mỗi con ngƣời. Hầu hết lƣợng kiến thức mà ngƣời học thu nhận đƣợc thông qua
con đƣờng nghe và đọc. “Đọc ngồi mục đích tìm lạc thú tinh thần, cịn mục
đích chính là phát triển tinh thần, bổ khuyết vốn tri thức đƣợc cung cấp trong
nhà trƣờng và đáp ứng nhu cầu muôn mặt của con ngƣời trong công việc và
cuộc sống” [42] và nhất là trong thời đại bùng nổ thơng tin, kinh tế tri thức và
tồn cầu hóa nhƣ hiện nay.
b. Kỹ năng ghi chép
Ghi chép là viết để lƣu lại.
Kỹ năng ghi chép là mức độ thành thạo của chủ thể khi viết ra những vấn đề
muốn trình bày hoặc thể hiện những hiểu biết thu nhận đƣợc trong hoạt động
nhận thức và trong cuộc sống.
Yêu cầu của kỹ năng ghi chép là phải: ngắn gọn nhƣng đủ ý, lơgic, mạch lạc và
sạch sẽ. Trong q trình học tập, tùy theo mục đích và yêu cầu của nhiệm vụ
học tập và của giá trị nội dung tài liệu mà ngƣời học có thể lựa chọn các ghi
chép thích hợp:
Đề cƣơng: là ghi lại những vấn đề cơ bản của nội dung tài liệu.
Trích dẫn: là chép lại nguyên văn một câu nói, một luận điểm của tác giả.
Luận đề: là hình thức trình bày ngắn gọn luận điểm của tác giả bằng ngơn ngữ
của ngƣời viết.
Tóm tắt: là trình bày ngắn gọn nội dung tài liệu, bài giảng (với số lƣợng từ ít
nhất mà khơng làm thay đổi nội dung của tài liệu, bài giảng).
Ghi tự do: là ghi lại những suy nghĩ, nhận xét của bản thân với vấn đề đang xử
lý.
Tóm lại, chúng ta thƣờng thấy hai cách ghi chép sau trong học tập, đó là:


- Ghi nguyên văn (trích dẫn), cách ghi này nhằm bổ sung các dữ kiện, tƣ liệu

cho một công việc đang đƣợc tiến hành hoặc một kế hoạch sắp tiến hành.
- Ghi tóm tắt, cách ghi này giúp ngƣời học rút ngắn thời gian khi cần đọc lại tài
liệu, bài giảng.
Cùng với kỹ năng đọc, kỹ năng ghi chép có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt
động học tập của cá nhân (nói riêng) và truyền bá tri thức, kinh nghiệm của
nhân loại (nói chung); nếu nhƣ đọc để tìm hiểu, học và phát triển tinh thần thì
ghi chép là một thao tác nhằm lƣu giữ những thông tin, kiến thức, cảm xúc của
con ngƣời - là cơ sở, là nguyên liệu cho quá trình tƣ duy của mỗi cá nhân, giúp
từng con ngƣời có đƣợc hiểu biết, hình thành và phát triển những năng lực và
phẩm chất và từng bƣớc hồn thiện hơn. Trong q trình ghi chép lại, lƣợng
thơng tin, kiến thức đã qua một q trình tƣ duy (phân tích và tổng hợp) nhằm
chế biến những kinh nghiệm và tri thức của nhân loại thành tri thức của ngƣời
học. Có thể nói một cách chắc chắn là, nếu khơng có sách, báo, tài liệu, bài
giảng... và những ghi chép của con ngƣời thì kho tàng tri thức của nhân loại sẽ
vô cùng nghèo nàn và phần lớn những tri thức và kinh nghiệm quý báu của con
ngƣời sẽ mai một theo năm tháng; chúng ta không thể có một xã hội tiến hóa,
văn minh nhƣ ngày nay.
c. Kỹ năng ơn tập (hệ thống hóa kiến thức)
“Ơn tập là học và luyện lại những điều đã học để nhớ, để nắm chắc” [28].
Kỹ năng ôn tập là những thao tác của tƣ duy nhằm hệ thống hóa kiến thức đã
học (sắp xếp lại, tóm tắt, làm đề cƣơng...) giúp ngƣời học nắm lại kiến thức đã
học một cách hệ thống, cơ bản, chủ yếu nhằm biến kiến thức đã học hiểu biết
của ngƣời học.
Có thể đƣa ra một số cách ôn tập chung nhất, cụ thể nhƣ sau:
Đọc lại các ghi chép, sau đó viết tóm tắt lại theo cách hiểu của bản thân.
Phần nội dung ôn tập thành các phần nhỏ và bố trí thời lƣợng thích hợp cho mỗi
phần.
Cần ít nhất hai lần ơn cho một vấn đề, lần thứ nhất cần dành 2/3 thời gian để
đọc lại toàn bộ kiến thức đã ghi chép và xác định các phần kiến thức cơ bản và
ghi tóm tắt lại; ở lần thứ hai, viết lại thông tin nhƣ đã ôn ở lần đầu mà không



nhìn vào tài liệu, sau đó mở tài liệu để kiểm tra mức độ chính xác và bổ sung
những thơng tin cịn thiếu.
- Lập phiếu ơn tập, mặt trƣớc để ghi các câu hỏi và mặt sau ghi các câu trả lời.
- Tự trình bày lại vấn đề.
- Tự lập các câu hỏi bằng cách chuyển các ý chính trong bài học thành câu hỏi.
Ơn tập đóng một vai trị quan trọng trong quá trình học tập, giúp ngƣời học ghi
nhớ lại kiến thức đã học một cách có hệ thống và chặt chẽ. Đó là tiền đề quan
trọng giúp ngƣời học vận dụng tốt kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề
của thực tiễn cuộc sống.
d. Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá
Tự kiểm tra và đánh giá là hành động do chính chủ thể thực hiện nhằm xem xét
mức độ hồn thành cơng việc của bản thân theo kế hoạch đã đƣợc đề ra từ trƣớc.
Kỹ năng tự kiểm tra và đánh giá trong học tập là một trong các phẩm chất năng
lực, đƣợc chính chủ thể thực hiện nhằm xem xét và đánh giá mức độ hồn thành
mục đích và nhiệm vụ học tập của mình.
Tự kiểm tra và đánh giá kết quả trong học tập là một công việc rất quan trọng
nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, phát hiện những sai sót
trong q trình học tập để tìm những biện pháp điều chỉnh (về thời gian, phƣơng
pháp và phƣơng tiện...) và khắc phục (những lỗ hổng kiến thức hoặc những
nhận thức sai lệch...) nhằm đạt kết quả học tập cao hơn. Nhƣng đây là một cơng
việc khó khăn và phức tạp, nó đồi hỏi ngƣời học phải có ý chí, nghiêm khắc và
ln địi hỏi cao ở bản thân; nó phải dựa vào những tiếu chuẩn khách quan của
hoạt động nhận thức. Kiến thức từ sách vở, tài liệu và bài giảng chỉ thực sự biến
thành kiến thức của ngƣời học khi ngƣời học vận dụng và giải quyết đƣợc
những vấn đề của học tập và thực tiễn cuộc sống. Đối với các học viên đang học
tập trong các trƣờng đại học thì việc tự kiểm tra và đánh giá kết quả của hoạt
động tự học có thể chỉ dừng ở mức: hiểu và nắm chắc kiến thức mới (cách đặt
vấn đề, phƣơng pháp luận và lôgic của vấn đề) và có thể vận dụng tự giải các

dạng bài tập (nếu có) hoặc trình bày, thuyết trình lại tồn bộ hay một phần vấn
đề đã tìm hiểu.


e. Kỹ năng tìm tài liệu
Tìm tài liệu là một phẩm chất tâm lý của ngƣời học nhằm xác định một cách
nhanh nhất vị trí, số lƣợng và các dạng kiến thức cần quan tâm.
Việc tìm kiếm và lựa chọn chính xác tài liệu liên quan với vấn đề mà mình đang
quan tâm là một hoạt động có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế nhằm tiết kiệm thời
gian, cơng sức, tiền bạc và tránh đƣợc những lãng phí vơ ích trong học tập,
nghiên cứu. Với hai địa chỉ quen thuộc là nhà sách và thƣ viện, chúng ta cần
cho học viên làm quen ngay với tủ phích tra cứu (đối với thƣ viện) và cách phân
loại, sắp xếp sách ở các nhà sách (khoa học kỹ thuật, xã hội, tâm lý, tiểu thuyết,
tham khảo, giáo khoa, truyện thiếu nhi...). Trên một số nhật báo thƣờng có mục
giới thiệu sách mới cũng cần đƣợc chúng ta quan tâm.
Ngoài ra cịn có cơng cụ tìm kiếm rất hữu hiệu trên mạng Internet, đó là
, , ;
... Theo bình chọn của tạp chí PC Wold USA số
08/2000 thì đƣợc đánh giá cao nhất. Nếu chúng ta tìm
kiếm tài liệu bằng tiếng Việt thì sử dụng để tìm kiếm
trong các trang Web trên lãnh thổ Việt Nam [21]. Sau khi tìm đƣợc tài liệu thì
cơng việc hết sức quan trọng là đánh giá và lựa chọn chính xác khối tài liệu cần
thiết, liên quan tới vấn đề đang nghiên cứu. Để làm đƣợc việc đó, cơng việc đầu
tiên là đọc lƣớt Lời nói đầu, chƣơng cuối cùng và Mục lục của tài liệu vì trong
Lời nói đầu thƣờng nêu tổng quan vấn đề và đề cập đến cách đặt và giải quyết
vấn đề của tác giả, ở chƣơng cuối cùng thƣờng nêu những kết luận chính, tóm
tắt các kết quả nghiên cứu, còn Mục lục cho chúng ta hình dung ra phạm vi, cấu
trúc của vấn đề. Sau đó bạn trả lời các câu hỏi sau; tại sao mình cần đọc tài liệu
này? mình tìm kiếm đƣợc gì từ tài liệu này? tài liệu này đề cập đến vấn đề mà
mình quan tâm nhƣ thế nào? các thơng tin về xuất bản, tác giả... từ đó cho

chúng ta có thể lựa chọn đƣợc số lƣợng và chủng loại tài liệu cần thiết cho vấn
đề đang đƣợc quan tâm.


f. Kỹ năng làm việc nhóm
“Nhóm là một cộng đồng có từ hai ngƣời trở lên, giữa họ có một sự tƣơng tác
và ảnh hƣởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung” [16].
Kỹ năng làm việc nhóm là khả năng hợp tác của cá nhân với các thành viên của
nhóm để cùng nhau giải quyết những vấn đề chung của nhóm và tập thể.
Các yêu cầu khi làm việc theo nhóm là :
- Có một khơng khí thân thiện cởi mở và tin cậy lẫn nhau.
- Có phƣơng pháp giải quyết sự khơng nhất trí đới với một vấn đề.
- Có sự thống nhất về các mục tiêu cần đạt.
- Có sự thống nhất về các nguyên tắc trong q trình làm việc.
- Có cấu trúc tổ chức thích hợp (từ 4 - lo ngƣời) cho vấn đề cần giải
quyết.
- Vai trò của mỗi thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên đƣợc
xác định rõ ràng.
Trong hoạt động học tập, có những loại nhiệm vụ khi làm việc với nhóm là:
- Học thuộc và đào sâu một vấn đề đã đƣợc trình bày.
- Tổng kết, ôn tập kiến thức đã học để chuẩn bị cho hoạt động thi, kiểm
tra.
- Giải bài tập hoặc soạn thảo vấn đề mà giáo viên đề nghị.
- Chuẩn bị các cuộc thi có tính sáng tạo.
Làm việc nhóm có vai trị quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện những
phẩm chất vì mục đích chung của tập thể; nó còn giúp cho mỗi cá nhân nâng
cao khả năng suy nghĩ, phát hiện vấn đề và nắm bắt thông tin; bổ sung phần
kiến thức còn thiếu nhờ học hỏi lẫn nhau; tăng năng suất nêu ý tƣởng và giải
quyết vấn đề (khoảng 5 lần so với làm việc độc lập); nâng cao kỹ năng làm việc
tập thể, kỹ năng thƣơng lƣợng. Nhất là trong thời đại bùng nổ thông tin, tồn

cầu hóa và kỷ ngun tin học nhƣ hiện nay, ủy ban Quốc tế về giáo dục thế kỷ


×