Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đáp án Nguội sửa chữa máy công cụ 33

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.34 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA II
(2008 - 2011)
NGHỀ: NGUỘI SỬA CHỮA MÁY CÔNG CỤ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: DA SCMCC – LT33
Câu 1: (3 điểm)
Trình bày các điều kiện kỹ thuật cần đạt khi sửa chữa băng máy cắt gọt kim
loại ?
Trả lời:
Các băng máy sau khi sửa chữa cần đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Băng máy phải phẳng và thẳng. Các bề mặt của băng máy khải song
song với nhau.
b) Sauk hi sửa chữa lớn, các chỉ số về độ chính xác của băng máy phải
được khôi phục như như các số liệu ghi ở phiếu kiểm tra xuất xưởng
nằm trong tài liệu gửi kèm khi bán máy.
c) Sau khi gia công lần cuối, các băng máy làm việc theo ma sát trượt, số
điểm sơn tiếp xúc khi kiểm tra bằng thước thẳng, mặt phẳng mẫu và
mặt trượt của chi tiết đối tiếp phải phân bổ đều và bằng hoặc lớn hơn
các trị số cho trong bảng sau:
Bảng: Số điểm sơn tiếp xúc tối thiểu của băng máy ma sát trượt khi kiểm tra bằng
thước thẳng hoặc mặt phẳng mẫu
Bề mặt
Số điểm sơn tiếp xúc ít nhất trên một
diện tích chuẩn 25*25mm
Băng máy cắt kim loại (của thân
máy)
- Đối với máy chính xác cao
- Đối với máy chính xác thường
20


16
Mặt trượt ở bàn máy 10
Mặt trượt ở bàn dao, con trượt 10
d) Trên bề mặt máy không được phép có vết xước, rỗ, lõm, vết gia công
cơ (trừ vân cạo), ba via.
e) Độ cứng phải đồng đều trên toàn bộ bề mặt.
f) Băng máy dài đến 1,5 m không được có quá ba chỗ hàn đắp, băng dài
trên 1,5m không được có quá 6 chỗ hàn đắp.
g) Đảm bảo độ vuông góc giữa các bề mặt dẫn hướng nằm ngang với bề
mặt dẫn hướng thẳng đứng ( ở các máy mài phẳng).
h) Chỗ chuyển tiếp từ mặt không gia công đến mặt gia công hoặc giữa
các mặt gia công với nhau phải vát hoác lượn tròn.
Câu2: (2 điểm)
Trình bày các bước để thực hiện khi lắp ổ trượt nguyên?
Trả lời:
Quá trính lắp ổ nguyên gồm các việc sau: ép ống lót vào chi tiết bao, kẹp
chặt để chống xoay và sửa lỗ.
Tùy theo kích thước ổ trượt nguyên và độ dôi trong mối ghép có thể lắp ép ở
nhiệt độ thường hoặc phải nung nóng trước chi tiết bao hoặc làm lạnh ổ nguyên.
Khi lắp ép ổ nguyên vào lỗ có thể dùng trục gá hoặc đồ gá chuyên dùng khác. Cách
lắp ép ống lót vào chi tiết bao đơn giản nhất là dùng mũi đột vào búa. Nếu độ dôi
trong mối ghép nhỏ, chiều dày thành ống tương đối lớn và tay nghề thợ khá thì
cách lắp này đạt hiệu quả kinh tế và kĩ thuật cao.
Có thể dùng bạc hoặc chốt dẫn hướng để đảm bảo phương chuyển động của
ổ nguyên khi lắp ép được đúng và tránh được tình trạng cong vênh ổ. Tuy vậy,
cách này có nhược điểm là đương kính trong của ống lót có thể bị bóp nhỏ va sai
lệch về hình dáng. Vì vậy khi độ dôi tương đối lớn (0.05
÷
0,10 mm) ta có thể dùng
trục gá để lắp ống lót nhằm tránh cho nó khỏi bị vênh, xước, chùn, đặc biệt là khi

ghép ống lót có thành mỏng.
Ổ nguyên được lồng vào phần hình trụ đã được mài nhẵn của trục gá 1(hình
a). trục gá được định tâm chính xác trong giá đỡ hoặc trên lõi 2. Dưới áp lực của
chày ép hoặc khi quay đai ốc, trục gá 1 sẽ đi xuống, kéo theo ổ nguyên và ép nó
vào lỗ của chi tiết bao.
Câu 3: (2 điểm)
Trình bày phương pháp tháo bu lông hoặc vít cấy bị gãy (có hình vẽ minh hoạ)?
Trả lời:
Tùy theo kích thước của phần gãy còn lại trên bề mặt của lỗ ren mà ta lựa
chọn một trong các cách cùng với dụng cụ tháo cho phù hợp.
- Nếu phần gãy của vít cấy còn dài ta có thể dùng 2 đai ốc công để tháo phần
gãy trên ra khỏi thân máy- Nếu phần gãy của vít cấy còn ngắn ta có thể dùng một
trong các cách tháo như sau:
+ Dùng mũi khoan khoan một lỗ sau đó làm ren trái chiều, dùng mũi ren trái
chiều để tháo phần gãy trên ra khỏi thân máy
+ Dùng mũi khoan khoan một lỗ nhỏ hơn thân vít sau đó tạo lỗ chìm trong
thân vít dùng clê đầu chìm tháo phần gãy trên ra khỏi thân máy
+ Dùng mũi khoan khoan một lỗ nhỏ hơn thân vít sau đó dùng mũi răng
đóng vào và tháo phần gãy trên ra khỏi thân máy
+ Nếu dùng các phương pháp trên mà vẫn không tháo được thì ta có thể
khoan đứt hẳn phần gãy trên bằng mũi khoan có đường kính gần bằng đường kính
của vít dùng mũi vạch dấu lấy nốt phần vít còn lại trong lỗ ra khỏi thành máy

+ Dùng một đai ốc có lỗ ren nhỏ hơn đường kính ren của vít đặt lên đầu vít và
hàn để tạo lên một mũ tương tự như đầu bu lông sau đó dùng chìa khóa vặn để tháo
phần vít còn lại trong lỗ ra khỏi thành máy
Hà nội, Ngày……..tháng……năm 2011
HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THI TIỂU BAN RA ĐỀ THI
- Nếu phần gãy của vít cấy còn dài ta dùng chìa khóa vặn chuyên dùng (đòn
kẹp) để tháo phần gãy trên ra khỏi thân máy

×