Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Lịch sự trong giao tiếp tiếng trung quốc (so sánh với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 216 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Thanh Thủy

LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG TRUNG QUỐC
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƠN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

TP. Hồ Chí Minh - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Phan Thị Thanh Thủy

LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG TRUNG QUỐC
(SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số:

62 22 0240
LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HĨA NƯỚC NGỒI

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS TS. Trịnh Sâm


2. TS. Nguyễn Thị Minh Hồng

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Phan Thị Thanh Thủy


QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Việc trích dẫn các tài liệu được ghi theo số thứ tự của danh mục “Tài
liệu tham khảo” và được đặt trong dấu ngoặc vuông. Số đầu tiên là số thứ tự
của tài liệu, số kế tiếp là số thứ tự của trang trong tài liệu.
2. Các chữ viết tắt
(i)

S

:

người nói

(ii)


H

:

người nghe

(iii) VD

:

ví dụ

(iv) Nxb

:

nhà xuất bản

(v)

LA

:

Luận án

(vi) NT

:


nghi thức

(vii) tr.

:

trang


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Quy ước trình bày
Mục lục
MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ LUẬN ............................................................................................8
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ...................................................................8
1.1.1. Ở phương Tây ........................................................................................8
1.1.2. Ở Trung Quốc ......................................................................................16
1.1.3. Ở Việt Nam.......................................................................................... 18
1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................21
1.2.1. Lịch sự và các yếu tố liên quan ........................................................... 21
1.2.2 Một số phương diện của ngữ dụng có liên quan đến phạm trù lịch sự ..............36
1.2.3. Một số đặc điểm về ngôn ngữ Trung Quốc .........................................48
1.2.4. Nội dung và cơ sở của việc đối chiếu ngôn ngữ ................................50
1.2.5. Bất lịch sự, ranh giới giữa lịch sự và bất lịch sự trong nghi thức
giao tiếp ..............................................................................................52
1.3. Tiểu kết............................................................................................................ 63

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP TIẾNG
TRUNG QUỐC ..............................................................................65
2.1. Dẫn nhập ......................................................................................................... 65
2.2. Kính ngữ, khiêm ngữ và vấn đề xưng hô ........................................................ 67
2.2.1. Khái niệm “xưng hô” ...........................................................................67
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ ngữ xưng hơ ................. 68
2.2.3. Hình thức xưng hơ trong ngơn ngữ và văn hóa Trung Quốc .............70
2.2.4. Nguyên tắc sử dụng kính ngữ và khiêm ngữ trong xưng hô ...............74
2.2.5. Khiêm ngữ và vấn đề xưng hô trong tiếng Trung Quốc ..................... 76
2.2.6. Kính ngữ và vấn đề xưng hô trong tiếng Trung Quốc ........................ 82


2.3. Kính ngữ, khiêm ngữ và các từ ngữ chỉ quan hệ sở thuộc ..............................94
2.3.1. Khiêm ngữ chỉ quan hệ sở thuộc ......................................................... 94
2.3.2. Kính ngữ chỉ quan hệ sở thuộc ............................................................ 99
2.4. Kính ngữ, khiêm ngữ và các hình thức biểu hiện khác .................................102
2.4.1. Một số mô thức cấu tạo từ biểu thị sự khiêm nhường .......................102
2.4.2. Một số mơ thức cấu tạo từ biểu thị sự kính trọng .............................104
2.4.3. Các ngữ cố định biểu thị ý nghĩa khiêm nhường và kính trọng ..................113
2.4.4. Kính ngữ và khiêm ngữ trong hội thoại ............................................ 115
Chương 3. LỊCH SỰ TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC VÀ TIẾNG
VIỆT QUA MỘT SỐ NGHI THỨC GIAO TIẾP VÀ MỘT
VÀI ỨNG DỤNG.......................................................................... 122
3.1. Lịch sự và nghi thức chào ............................................................................. 122
3.1.1. Khái niệm và phân loại nghi thức chào ..............................................122
3.1.2. Lịch sự và lời chào trực tiếp ..............................................................123
3.2. Lịch sự và nghi thức mời ..............................................................................134
3.2.1. Khái niệm và phân loại nghi thức mời ..............................................134
3.2.2. Lịch sự và hình thức mời trực tiếp .................................................... 135
3.3. Lịch sự và nghi thức cảm ơn

3.3.1. Lịch sự và lời cảm ơn trực tiếp ..........................................................152
3.3.2. Lịch sự và hình thức cảm ơn gián tiếp ..............................................159
3.4. Ứng dụng kết quả nghiên cứu trong quá trình dạy học ngoại ngữ ................163
3.4.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................163
3.4.2. Một số khảo sát về sử dụng nghi thức giao tiếp trong tiếng Trung
Quốc của sinh viên Việt Nam ...........................................................166
3.4.3. Một số kiến nghị về giải pháp khắc phục lỗi của sinh viên Việt
Nam học tiếng Trung Quốc .............................................................. 171
3.5. Tiểu kết ..........................................................................................................172
KẾT LUẬN .........................................................................................................174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............178
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 179
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sống là ứng xử và điều phối các mối quan hệ xã hội trong thế đa dạng, phức
tạp và con người luôn phải giao tiếp bằng ngôn ngữ để giải quyết các mối quan hệ
đó. Khơng chỉ đơn thuần là phương tiện để trao đổi thơng tin, ngơn ngữ cịn là
phương tiện ràng buộc các cá nhân trong các mối quan hệ cụ thể. Vì thế, việc lựa
chọn những cấu trúc, những hình thức ngôn ngữ sao cho phù hợp với các mối quan
hệ liên nhân giữa các thành viên tham gia giao tiếp chính là biểu hiện đầu tiên của
yếu tố lịch sự trong ngôn ngữ.
Dưới sự tương tác của các quy ước xã hội, lịch sự khơng cịn thuộc phạm vi
cá nhân mà trở thành một vấn đề thuộc phạm trù xã hội với những đặc điểm mang
tính phổ biến. Hơn nữa, lịch sự còn là một phổ niệm mà bản chất của nó vốn khơng
phải là một vấn đề thuần túy ngơn ngữ học, nội dung và hình thức của phạm trù này

cịn liên quan đến văn hóa học, dân tộc học, tâm lý học v.v. Tuy nhiên, ý nghĩa ấy
lại được thể hiện dưới các hình thức ngơn ngữ khơng giống nhau, mang đậm bản
sắc riêng của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Chính vì vậy, để hiểu rõ bản chất của lịch sự trong giao tiếp một ngôn ngữ cụ
thể, khơng những cần xem xét nó một cách toàn diện, từ lý thuyết đến ứng dụng
thực tiễn, mà cịn phải có sự so sánh, đối chiếu giữa các ngơn ngữ để tìm ra sự
tương đồng và khác biệt.
Những cơng trình đặt nền móng cho lý thuyết về lịch sự đã xuất hiện ở
phương Tây vào những năm 70 của thế kỷ XX. Ở Trung Quốc cũng như ở Việt
Nam, đến những năm 80 của thế kỷ XX, vấn đề lịch sự ngôn ngữ đã bắt đầu thu hút
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều chuyên gia ngữ dụng học. Từ đó, lý thuyết về
lịch sự đã được giới thiệu rộng rãi và có thêm những khám phá mới khi được vận
dụng vào để mô tả trong những ngôn ngữ cụ thể. Tuy nhiên, ý kiến và cách tiếp cận
của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn cịn nhiều khác biệt. Nhìn chung,
lịch sự ngơn ngữ chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ dưới góc nhìn liên văn
hóa, chưa có nhiều cơng trình so sánh, đối chiếu giữa các ngơn ngữ từ các khía cạnh


2
như tư duy, nhận thức, quan niệm và cách ứng xử ngôn từ.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi mà việc tiếp xúc, giao lưu văn hóa, hợp
tác kinh tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì việc dạy, học và sử
dụng ngoại ngữ, trong đó có tiếng Trung Quốc, đã và đang trở thành một nhu cầu
bức thiết.
Do những điều kiện thuận lợi về mặt lịch sử và địa lý, tiếng Trung Quốc
cũng như văn hóa Trung Quốc từ lâu đã có mối liên hệ khá chặt chẽ với ngơn ngữ
và văn hóa Việt. Làm thế nào để học và sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo,
xem đó như một cơng cụ tư duy và giao tiếp khác bên cạnh tiếng mẹ đẻ - đó là vấn
đề đặt ra đối với nhiều người Việt khi học tiếng Trung Quốc. Trên thực tế, trở ngại
lớn nhất trong việc xóa dần khoảng cách giữa ngơn ngữ nguồn và ngơn ngữ đích

trong việc dịch thuật chính là sự thiếu hụt về kiến thức văn hóa của hai dân tộc. Bởi
lẽ, học một ngôn ngữ là học một nền văn hóa đã sản sinh ra ngơn ngữ đó.
Nghiên cứu ngơn ngữ gắn liền với thực tế sử dụng, gắn với con người sử
dụng chính là khuynh hướng chủ yếu của các nhà ngôn ngữ học hiện đại.
Lựa chọn vấn đề lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc (so sánh với tiếng
Việt) làm đề tài LA là một cơ hội tốt để chúng tôi tiếp cận sâu hơn lý thuyết về lịch
sự, tìm hiểu kỹ hơn ngơn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc và đối chiếu với tiếng
Việt dưới góc nhìn liên văn hóa. Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp thêm một cách
nhìn rộng hơn và tồn diện hơn về lịch sự ngơn ngữ trong tiếng Trung Quốc trong
các biến thể sử dụng, đồng thời bổ sung thêm những tư liệu bổ ích cho việc giảng
dạy, học tập, nghiên cứu và dịch thuật tiếng Trung Quốc ở nước ta.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của LA là vận dụng lý thuyết về lịch sự, đồng thời theo
quan niệm về lịch sự chuẩn mực của các nhà ngôn ngữ học phương Đông, khảo sát
về lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc.
Cụ thể chúng tôi phải trả lời các câu hỏi sau:
(a) Trong tiếng Trung Quốc, lịch sự trong giao tiếp được thể hiện như thế
nào?


3
(b) Đặc điểm về cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của ngôn ngữ lịch sự trong
tiếng Trung Quốc?
(c) Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếng Trung Quốc và tiếng Việt
có những điểm tương đồng và khác biệt gì?
(d) Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng gì trong thực tế?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích đã xác định ở trên, LA phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:

(a) Khảo sát, phân loại, hệ thống hóa, phân tích và mơ tả một cách tương đối
đầy đủ về cấu trúc biểu hiện cũng như ý nghĩa ngữ dụng của những đơn vị ngơn
ngữ mang tính lịch sự trong tiếng Trung Quốc, đặc biệt là hệ thống kính ngữ và
khiêm ngữ.
(b) Xác lập bản chất của ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc.
(c) Đi tìm sự tương đồng và khác biệt của lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung
Quốc và tiếng Việt - hai ngôn ngữ cùng thuộc loại hình đơn lập qua một số nghi
thức giao tiếp dương tính như: chào hỏi, mời, cảm ơn.
(d) Từ các kết quả này, thông qua khảo sát thực tế, LA đề xuất một số ứng
dụng trong giảng dạy tiếng Trung Quốc cho người Việt về ngôn ngữ lịch sự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
LA này chủ yếu tập trung miêu tả, phân loại ba bình diện cấu trúc, ngữ
nghĩa, ngữ dụng của ngơn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc (có so sánh với tiếng
Việt) trong hành chức. Như vậy, đối tượng khảo sát của LA là những diễn ngơn có
chứa yếu tố lịch sự ở mọi cấp độ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, việc làm thế nào để đạt được mức độ lịch
sự còn liên quan đến nhiều yếu tố như hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp, nội
dung giao tiếp, mục đích giao tiếp v.v.
Dựa trên các bình diện: đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị ngữ dụng, hình thức và
cấu trúc biểu đạt, LA chỉ tập trung xem xét các quy tắc và biểu hiện cụ thể của lịch


4
sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc ở các khía cạnh: lịch sự qua hệ thống khiêm
ngữ, kính ngữ, từ ngữ xưng hô, một số sở thuộc hữu quan và một số quán ngữ. Từ
đó tập trung khảo sát lịch sự qua ba nghi thức: chào, mời và cảm ơn trong hai ngôn
ngữ. Trong phần lớn trường hợp, LA chỉ tập trung khảo sát ở các mơ hình tương đối
phổ biến.

4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các thủ pháp như sưu tập, nhận diện, phân loại, LA sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này nhằm giúp chúng tôi đưa ra những đặc điểm ngôn ngữ
trong một giai đoạn phát triển nào đó. Các thủ pháp phân tích và tổng hợp cũng
được vận dụng để tìm ra các biểu thức lựa chọn được xem là phù hợp với ngữ cảnh
và đạt được một mức độ lịch sự nhất định.
4.2. Phương pháp phân tích diễn ngơn
Phương pháp chung thường được sử dụng của phân tích diễn ngơn là phân
tích ngữ liệu trong mối quan hệ chặt chẽ với các tham thể gắn với ngữ cảnh tình
huống (contextual situation) và ngữ cảnh văn hóa (cultural situation).
4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
LA sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trên một số nội dung như khiêm
ngữ, kính ngữ và một số chủ đề hữu quan; một số nghi thức giao tiếp. Mục đích của
việc so sánh đối chiếu là tìm ra sự tương đồng và khác biệt.
Trên đây là những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong q trình khảo
sát. Bên cạnh đó, người viết cũng thực hiện một số thủ pháp như trắc nghiệm, thăm
dò thông qua các biểu mẫu với đối tượng là sinh viên người Việt học tiếng Trung
Quốc.
5. Ý nghĩa Luận án
5.1. Về mặt lý luận
Chấp nhận một số kiến giải của các nhà dụng học phương Tây và Trung
Quốc, xem đó như những tiền đề cơ bản, LA mở rộng phạm vi quan sát đến những
ứng xử ngơn ngữ mang tính hướng nội (khơng đánh giá q cao về mình) và cả


5
những ứng xử ngơn ngữ mang tính hướng ngoại (suy nghĩ tốt đẹp về người khác),
nhằm mục đích miêu tả và làm sáng tỏ thêm một số đặc điểm về lịch sự trong giao

tiếp của người Trung Quốc.
Dựa vào nguồn ngữ liệu có tính chất quy nạp, đặc biệt chú ý đến quan niệm,
nhận thức và cách ứng xử của người bản ngữ, LA tiến hành phân tích hệ thống kính
ngữ và khiêm ngữ trong tiếng Trung Quốc, đồng thời khảo sát và đối chiếu các
thang độ lịch sự của các nghi thức giao tiếp dương tính (chào, mời, cảm ơn). Từ đó,
đúc kết thành những đặc điểm lịch sự chung nhất cũng như những khác biệt về lịch
sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc và tiếng Việt.
Có thể nói, thành tựu so sánh đối chiếu ngôn ngữ Trung - Việt hiện nay chưa
nhiều, khơng ít vấn đề cịn chưa được khảo sát. Do vậy, hy vọng cách tiếp cận này
cho phép LA có thể lấp đầy phần nào một số ơ trống mà các cơng trình đi trước cịn
để lại.
5.2. Về mặt thực tiễn
Trong việc dạy và học tiếng Trung Quốc và tiếng Việt với tư cách là ngoại
ngữ, sự hiểu biết của người học đối với các quy tắc ứng xử lời nói khơng kém phần
quan trọng so với việc nắm vững các quy luật ngôn ngữ. Bởi lẽ, chúng gắn liền với
phong tục tập quán, với văn hóa của dân tộc đó. Hệ thống kính ngữ, khiêm ngữ
phong phú và cách xưng hô thường được thực hiện dựa trên một sự giả định của
người Trung Quốc; hay cách ứng xử luôn dùng lối tự khiêm, đã gây ra những khó
khăn khơng nhỏ đối với những người nước ngoài khi học tiếng Trung Quốc. Tiếng
Việt, bên cạnh những nét tương đồng, cũng có khá nhiều điểm khác biệt với tiếng
Trung Quốc trong việc thể hiện các thang độ lịch sự trong giao tiếp. Hy vọng, kết
quả nghiên cứu của LA có thể là những tham khảo bổ ích trong việc dạy tiếng Việt
cho người Trung Quốc và tiếng Trung Quốc cho người Việt, cũng như việc đối dịch
từ tiếng Việt sang tiếng Trung Quốc và ngược lại.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm
ba chương:


6

Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chúng tơi sẽ trình bày sơ lược các quan điểm về lịch sự của các tác giả
phương Tây, các tác giả Trung Quốc và các tác giả Việt Nam. Ngồi ra, chúng tơi
cịn đề cập đến những tiền đề lý luận liên quan đến lịch sự. Đó là vấn đề lý luận cơ
bản, có liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứu. Lịch sự là một hiện tượng mang
tính phổ qt với mọi ngơn ngữ. Tuy nhiên, trong mỗi ngơn ngữ nó lại có những
cách thức thể hiện khác nhau. Và nói đến lịch sự, dù muốn dù không cũng phải đề
cập đến bất lịch sự. Bởi, bất lịch sự không chỉ là phản đề mà cịn chính là các tiêu
chí đối lập có thể dựa vào đó để xem xét thang độ lịch sự. Chúng tôi cố gắng hệ
thống lại một số tiền đề lý thuyết mà chúng tơi dựa vào đó để quan sát, miêu tả,
phân loại và rút ra một số nhận xét về đối tượng nghiên cứu. Đây là những tri thức
đại cương, là xuất phát điểm cho những nghiên cứu ở các chương tiếp theo.
Chương 2. Đặc điểm của lịch sự trong giao tiếp tiếng Trung Quốc
Với đề xuất phân loại ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Trung Quốc dựa trên hai
bình diện kính và khiêm, LA lưỡng phân đối tượng này thành hai nhóm kính ngữ và
khiêm ngữ. Ở chương này, LA khảo sát, phân loại và mô tả hệ thống kính ngữ và
khiêm ngữ cũng như những từ ngữ chỉ sở thuộc hữu quan trong tiếng Trung Quốc,
đồng thời quan sát sự thể hiện của chúng trong một số góc độ cụ thể.
Chương 3. Lịch sự trong tiếng Trung Quốc và tiếng Việt qua một số
nghi thức giao tiếp và một vài ứng dụng
Cũng như mọi ngôn ngữ, tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đều có hiện tượng
lịch sự. Ngôn ngữ lịch sự trong giao tiếp của hai ngôn ngữ đều mang những đặc
điểm riêng in đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. LA khơng phân tích sự khác nhau về
quan niệm cũng như cách lý giải khác nhau của các nhà ngôn ngữ học về lịch sự
trong giao tiếp của hai ngôn ngữ. Qua việc nhận diện, miêu tả, khảo sát nhiều ngữ
liệu khác nhau, trên cơ sở thừa hưởng thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước,
bằng cách so sánh đối chiếu ngôn ngữ lịch sự của hai ngôn ngữ Việt và Trung Quốc
qua các nghi thức giao tiếp có tần số sử dụng cao trong hoạt động giao tiếp như
chào, mời, cảm ơn, LA nêu lên một số điểm tương đồng và khác biệt giữa chúng.



7
Những đặc điểm so sánh được rút ra chủ yếu từ phương diện cấu tạo hình thức, ngữ
nghĩa và ngữ dụng.
Trên cơ sở kết quả khảo sát từ 232/ 250 phiếu điều tra về một số vấn đề liên
quan đến nội dung LA, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số lưu ý trong việc giảng
dạy tiếng Trung Quốc cho người Việt.


8

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Gần nửa thế kỷ qua, vấn đề lịch sự trong ngôn ngữ đã được nghiên cứu trên
nhiều hướng. Bên cạnh việc xây dựng mơ hình lịch sự chung cho các ngơn ngữ, các
tác giả còn nghiên cứu sự liên quan giữa lịch sự và giới; lịch sự trong tương tác các
nền văn hóa; biểu hiện lịch sự trong các ngơn ngữ cụ thể v.v. Tuy nhiên, bên cạnh
những yếu tố cơ bản giống nhau, lịch sự vẫn được nhìn nhận và đánh giá khác nhau
giữa các nền văn hóa. Nhiều nghiên cứu cũng đã nhận xét, lịch sự trong các nền văn
hóa phương Tây chủ yếu đề cập đến việc biểu thị sự quan tâm đến những người
khác thông qua cách ứng xử tinh tế và khéo léo. Trong khi đó, trong văn hóa
phương Đơng, lịch sự lại được xem là sự kính trọng dành cho những người trên
mình (về tuổi tác, quyền lực hay vị thế xã hội...) và đồng thời là sự khiêm nhường
của bản thân. Chính vì vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu, khó có thể tìm được một
định nghĩa chung về lịch sự giữa các nền văn hóa.
Theo Yabuuchi [233, tr.323], nghiên cứu về lịch sự trải qua ba giai đoạn: giai
đoạn một tập trung tìm kiếm những phổ quát trong những hành vi mang tính lịch sự
giữa các nền văn hóa với những tên tuổi lớn như Lakoff (1973), Brown và Levinson
(1978, 1987), Leech (1983); giai đoạn hai tập trung chủ yếu vào tính tương đối của

ngơn ngữ và văn hóa và giai đoạn thứ ba là giai đoạn chuyển đổi từ các bình diện
tĩnh sang các bình diện động của lịch sự.
Ở đây, trong phần tổng quan về tình hình nghiên cứu có tính chất trường quy,
chúng tơi cố gắng điểm qua những cơng trình mang tính chất cột mốc, có ảnh hưởng
nhất định trong việc tạo nên một bức tranh chung về lịch sự.
1.1.1. Ở phương Tây
Trong bài báo năm 1979, P. Grice đã đưa ra giả thuyết rằng trong giao tiếp,
các thành viên tham thoại đều ứng xử dựa trên nguyên lý hợp tác. Nguyên lý này
bao gồm bốn nguyên tắc:


9

(viii)

Nguyên tắc về lượng: thông tin đưa ra phải đủ và không vượt quá so
với yêu cầu.

(ix)

Nguyên tắc về chất: thông tin đưa ra phải chân thực.

(x)

Nguyên tắc về quan hệ: thơng tin đưa ra phải thích hợp với thời điểm.

(xi)

Nguyên tắc về cách thức: thông tin đưa ra phải rõ ràng.


Ngồi ra, theo Grice, cịn rất nhiều các quy tắc khác như: quy tắc thẩm mỹ,
quy tắc xã hội, quy tắc đạo đức.
Nhìn chung, theo đánh giá của một số tác giả, các quy tắc này khơng có tính
quan yếu và mục đích cuối cùng trong hoạt động giao tiếp chính là đạt hiệu quả tối
đa trong việc trao đổi thông tin. Từ những nguyên tắc của Grice, một lĩnh vực
nghiên cứu dần hình thành với mục đích xây dựng một mơ hình chung trong các
hoạt động giao tiếp khác nhau trong xã hội: lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự.
a. Có thể xem R.T.Lakoff (1973) là người đầu tiên trình bày lịch sự dưới
góc độ ngơn ngữ học một cách tương đối rõ ràng và cụ thể. Đánh giá cao nguyên lý
hợp tác của P. Grice, R.T.Lakoff đã mở rộng một số khái niệm gắn liền với ngữ
cảnh giao tiếp, trong đó có lịch sự. Bà đã đưa ra ba loại quy tắc lịch sự:
(i) Quy tắc lịch sự có tính quy thức (quy tắc khơng được áp đặt) (don't
impose). Theo đó, trong giao tiếp, người nói (S) sẽ tránh sử dụng những lời nói có
tính áp đặt; không dùng ngôn ngữ để ngăn cản những hành động theo ý muốn của
người nghe (H); tránh đề cập những vấn đề thuộc về cá nhân riêng tư của H như
tuổi tác, thu nhập, gia đình, thói quen; tránh dùng những từ ngữ có thể làm ảnh
hưởng đến thể diện của H.
(ii) Quy tắc lịch sự có tính phi quy thức (quy tắc để ngỏ sự lựa chọn) (give
option). Quy tắc này thường được sử dụng trong những ngữ cảnh mà ở đó S và H
khơng có sự quen biết hoặc thân thiết, nhưng ngang bằng nhau về địa vị xã hội,
Theo đó, S thường dùng lối nói hàm ẩn, rào đón để H nhận ra ý định của mình và
thuận theo quan điểm ấy.
(iii) Quy tắc khuyến khích tình cảm bạn bè (quy tắc làm cho người đối thoại
cảm thấy thoải mái) (make A feel good- be friendly). Quy tắc này thường được sử
dụng trong ngữ cảnh mà S và H có quan hệ bạn bè thân thiết với nhau. Do đó, cả hai


10
đối tượng tham thoại thường thổ lộ tất cả tình cảm, cuộc sống riêng tư của mỗi
người với nhau, quan tâm nhau. Quy tắc này trái ngược với phép lịch sự có tính quy

thức.
Năm 1975, trong một nghiên cứu khác, nhà nghiên cứu này nhận xét rằng,
lịch sự được xã hội tạo dựng lên nhằm giảm bớt sự va chạm trong tương tác của con
người. Đến năm 1990, bà định nghĩa lịch sự là “một hệ thống các mối quan hệ liên
nhân được thiết kế nhằm hỗ trợ tương tác bằng cách tối thiểu hóa tiềm tàng của sự
xung đột và đối kháng vốn thường tồn tại trong tất cả các cuộc trao đổi của con
người” (a system of interpersonal relations designed to facilatate interaction by
minimizing the potential for conflict and confrontation inherent in all human
intercharge) [211; tr 34]
Đến năm 1999, trong báo cáo "Hòa nhã và những điều phiền tối: Hay là,
tìm vào thể diện của bạn" (Civility and its discontents: Or getting in your face) trình
bày trước phiên toàn thể của hội thảo quốc tế về lịch sự (International symposium
on linguistic politeness) tổ chức tại Bangkok, R.T.Lakoff tiếp tục khảo sát và lý giải
lịch sự theo những định hướng mới: tại sao lại là lịch sự trong bối cảnh này mà
không là trong bối cảnh khác? (why is politeness more salient at some times thn
others?); người bình thường hiểu lịch sự như thế nào? (How do normal people
understand politeness?); điều gì sẽ xảy ra khi các hệ thống lịch sự bị thay đổi hay
chuyển đổi? (what happens when politeness systems change or shift?) v.v.
Trong những nghiên cứu vào năm 2005, bà đã quan tâm đến những nguyên
nhân làm thay đổi hệ thống lịch sự vốn lấy sự tôn kính làm nền tảng (deference –
based politeness system) sang hệ thống lịch sự lấy tình bằng hữu làm cơ sở
(camaraderie based system). Như vậy, so với những nghiên cứu trước đó, bà đã có
những thay đổi khá sâu sắc trong cách nhìn nhận về lịch sự.
b. Cũng nghiên cứu về lịch sự, năm 1983, G.N.Leech trên quan điểm cho
rằng lịch sự là sự lảng tránh xung đột đã xây dựng nguyên tắc lịch sự (Principle of
Politeness). Chức năng của nguyên tắc này là “duy trì trạng thái cân bằng trong xã
hội và các mối quan hệ thân tình mà nhờ đó giúp chúng ta ln giả định rằng đối
tượng tương tác đang hợp tác với chúng ta ở mức độ cao nhất” (to maintain the



11

soxcial equilibrium and friendly relations which enable us to assume that our
interlocutors are being cooperative in the first place) [217; tr. 82]. Nguyên tắc này
dựa trên khái niệm tổn thất (cost) và lợi ích (benefit). Nội dung khái quát quan điểm
của Leech là dù trong bất kỳ điều kiện nào, mục đích của mọi ứng xử ngơn ngữ là
"tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tối đa hóa những lối nói lịch sự".
Đến năm 2005, trong bài viết “Lịch sự: Có hay khơng sự ngăn cách giữa
phương Đông và phương Tây?” (“Politeness: Is there an East – West Divide?”),
Leech một lần nữa khẳng định lại quan điểm của mình về lịch sự dưới cách nhìn của
Dụng học. Từ đó, tác giả đưa ra 6 phương châm lịch sự: (i) phương châm khéo léo
(tact maxim): dành cho các hành động áp đặt, yêu cầu giảm thiểu thiệt hại và tăng
tối đa lợi ích cho đối tác; (ii) phương châm hào hiệp (generosity maxim): dành cho
các hành động áp đặt, u cầu giảm thiểu lợi ích cho mình và tăng tối đa lợi ích cho
đối tác; (iii) phương châm tán thưởng (approbation maxim): dành cho hành động
diễn cảm và khẳng định, yêu cầu giảm thiểu sự chê bai, điều không vui, tăng tối đa
lời khen, niềm vui cho đối tác; (iv) phương châm khiêm tốn (modesty maxim): dành
cho các hành động khẳng định, yêu cầu giảm thiểu lời khen, tăng tối đa sự chê bai
về khuyết điểm và điều kiện khơng thuận lợi cho mình; (v) phương châm tán đồng
(agreement maxim): dành cho các hành động khẳng định, yêu cầu giảm thiểu sự bất
đồng, tăng tối đa sự hòa đồng giữa mình và đối tác; (vi) phương châm thiện cảm
(sympathy maxim): dành cho các hành động khẳng định, yêu cầu giảm thiểu sự ác
cảm, tăng tối đa sự thiện cảm giữa mình và đối tác.
Như vậy, theo tác giả, để được coi là lịch sự, S phải biểu thị hoặc ngầm biểu
thị sự đánh giá cao những gì thuộc về người khác (chủ yếu là H), và hạ thấp giá trị
những gì thuộc về bản thân (S). Sử dụng các phương châm lịch sự này, S luôn “cố
hết sức” (leaning over backwards) để tránh sự bất đồng có thể xảy ra một khi hai
bên đều theo đuổi mục đích riêng của mình thơng qua ngơn ngữ. Ngồi ra, mức độ
lịch sự còn phụ thuộc vào ba yếu tố: (i) bản chất của hành động ngôn ngữ; (ii) cách
tạo lập của hành động ngôn ngữ; (iii) bản chất mối quan hệ giữa S và H.

Có thể nói, các phương châm lịch sự của Leech mang tính đặc thù, có thể áp
dụng riêng cho từng hành động ngôn ngữ. Chúng gắn liền với khái niệm muốn giữ


12

gìn thể diện (face want), với lợi ích và tổn thất của các cá nhân tham gia giao tiếp.
c. Dựa trên khái niệm thể diện và lãnh địa mà E. Goffman (1973) đưa ra, P.
Brown và S.C.Levinson (1978) & (1987) đã xây dựng lý thuyết lịch sự. Theo tác
giả, mọi giao tiếp đều tiềm ẩn nguy cơ của sự xung đột. Chính vì vậy, những quy
ước về lễ nghi, những quy tắc lịch sự được sử dụng để bảo vệ thể diện của đối tác.
Hai tác giả cho rằng, thể diện được tạo nên bởi hai mặt có tính hỗ trợ và gắn kết
chặt chẽ với nhau, đó là thể diện âm tính (cịn gọi là thể diện tiêu cực) (negative
face) - được hiểu là sự mong muốn hành động của mình khơng bị người khác áp
đặt; và thể diện dương tính (cịn gọi là thể diện tích cực) (positive face) - được hiểu
là mong muốn hành động của mình được đồng tình, chia sẻ.
Từ đó, các tác giả đã liệt kê các hành động đe dọa thể diện, đồng thời đưa ra
các chiến lược và tiểu chiến lược lịch sự và khẳng định rằng mơ hình chiến lược này
có tính ứng dụng phổ qt.
Bên cạnh sự đón nhận và ủng hộ của giới nghiên cứu, lý thuyết lịch sự của
Brown và Levinson cũng gặp phải khơng ít những chỉ trích. Nhiều ý kiến cho rằng
mơ hình lịch sự của hai tác giả này chỉ chú ý đế đặc trưng cá nhân, tức là thiên về
văn hóa phương Tây, hồn tồn khơng phù hợp với nền văn hóa phương Đơng, nơi
tính cộng đồng được đánh giá cao. Vì vậy, khơng thể cho là nó có tính phổ qt cho
mọi nền văn hóa.
Tuy vẫn cịn nhiều điểm chưa thỏa đáng, song, cho đến nay, có thể nói, mơ
hình lịch sự của P.Brown và S.C.Levinson được đánh giá là khung lý thuyết đồng
bộ nhất trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ lịch sự.
d. Fraser (1978), Fraser và Nolen (1981) lại trình bày một bình diện khác của
lịch sự mà sau đó đã được Fraser (1990) nâng lên thành hợp đồng hội thoại

(conversational contract). Tác giả khẳng định, khi bước vào một cuộc đối thoại cụ
thể nào đó, mỗi một bên tương tác đều mang theo một bộ các quyền hạn và trách
nhiệm ban đầu có khả năng quyết định, ít nhất là đối với những giai đoạn mở đầu,
những gì mà hai bên chờ đợi ở nhau. Trong tiến trình của cuộc hội thoại, hay do
ngữ cảnh thay đổi, luôn luôn tồn tại một khả năng thương lượng cho một hợp đồng
hội thoại: cả hai phía chỉ cần điều chỉnh lại những quyền hạn và trách nhiệm sao


13
cho phù hợp với đối tượng cùng tham gia tương tác.
e. Năm 1997, Kerbrat Orecchioni đã điều chỉnh lại mô hình lịch sự của
Brown và Levinson bằng cách tách biệt 3 mục sau: (i) các hành động ngôn ngữ đe
dọa thể diện (FTAs) và các hành động ngôn ngữ làm tăng giá trị thể diện (FFAs);
(ii) các nguyên tắc chi phối cách ứng xử mà người nói sử dụng hướng tới bản thân
hay hướng tới đối tác; (iii) nguyên tắc liên quan đến lịch sự dương tính hay âm tính.
Từ đó, tác giả đã giới thiệu một mơ hình lịch sự với các nguyên tắc hướng tới
người nói hay người nghe cùng với các phương thức biểu hiện lịch sự trong ngôn
ngữ, bao gồm: phương thức bảo vệ thể diện, các phương thức thay thế và các
phương thức đi kèm. Theo tác giả, các yếu tố quyết định thành công của các phương
thức lịch sự rất đa dạng, đó có thể là địa điểm giao tiếp và các loại hình giao tiếp; vị
trí của hành động trong cấu trúc hội thoại; loại hình quan hệ giữa người nói và
người nghe v.v. Có thể nói, các nguyên tắc chung tạo nên hệ thống lịch sự mà
Kerbrat Orecchioni đưa ra là những kiến thức tổng hợp được rút ra từ các mô hình
lịch sự của Brown & Levinson và của Leech.
f. Spencer-Oatey (2000) tiếp tục đưa ra khung làm việc với tên gọi “sự khéo
léo cư xử trong quan hệ” (rapport management) để phân tích các hành vi trong
tương tác xã hội. Theo quan điểm này, mỗi cá thể được xem như một thành viên
riêng lẻ của xã hội. Tác giả đưa ra khái niệm “lẽ phải liên hội” (association rights)
đề cập đến sự tương tác xã hội là một hành vi thích hợp và sự khơn khéo trong ứng
xử để có được mối quan hệ tốt đẹp. Điều này được cả hai bên tương tác cùng xây

dựng căn cứ vào những đặc trưng văn hóa xã hội và những giả định của những
người tham gia hội thoại.
g. Scollon (2001) đề xuất một mơ hình tương tác xã hội nhằm giải thích cho
“sự thương lượng của các mối quan hệ về thể diện trong giao tiếp liên văn hóa”
(the negotiation of face relationships in intercultural communication). Tác giả đề
cao quyền hạn và sự cần thiết của một người phải được coi là một thành viên bình
thường, ln tự biết đóng góp và giúp đỡ người khác trong cùng một xã hội. Khái
niệm “sự cuốn hút” (involvement) được đưa ra và được thực hiện bởi các chiến lược
như : quan tâm đến người khác, khẳng định mình là thành viên của nhóm, gọi tên


14
riêng những người tham gia giao tiếp hoặc chứng tỏ rằng S có quan hệ gần gũi với
H. Bên cạnh đó, thuật ngữ “sự độc lập” (independence) được sử dụng để chỉ sự
riêng rẽ của các bên tham gia tương tác. Sự độc lập này được biểu thị bằng các
chiến lược tối thiểu hóa những giả định, sử dụng cách gọi tên một cách trang trọng
hay tạo cơ hội lựa chọn đối vói H.
h. Watts (2003) có thể được xem là một trong những người đi tiên phong
trong việc tìm ra một hướng nghiên cứu mới về lịch sự. Ông đã giới thiệu khái niệm
“hành vi khôn khéo” (politic beheviour), với nghĩa là một hành vi bằng lời hoặc
không bằng lời được hai bên tham gia tham thoại xây dựng và phù hợp với ngữ
cảnh tương tác xã hội. Khái niệm này đã ảnh hưởng khá mạnh đến việc đưa ra một
định nghĩa về lịch sự. Từ đó, Watt (2003, 2005) và Locher (2005) đã đề xuất một
quan niệm rộng hơn về hành động bảo vệ thể diện (facework), đó là sự thương
lượng của các mối quan hệ trong quá trình tương tác, bao gồm các bình diện tương
tác xã hội đa dạng như trực tiếp (directness), gián tiếp (indirectness), hành vi phù
hợp (appropriate behaviour), hành vi không phù hợp (inappropriate behaviour).
Cùng với Ide và Ehlich, Watts cho rằng cần thiết phải phân biệt rõ hai kiểu
lịch sự : lịch sự với nghĩa thơng thường (cịn gọi là lịch sự 1) và lịch sự mang tính lý
thuyết (cịn gọi là lịch sự 2). Eelen (1999, 2001) giải thích, lịch sự 1, nhìn từ góc độ

trực cảm, là một hỗn hợp của lịch sự như một khái niệm không chuyên môn mà S
nhận biết được một cách có ý thức. Lịch sự trong hành động được coi là ngầm ẩn và
do vậy, đơi khi khơng nhất thiết phải nhận biết nó một cách có ý thức. Lịch sự 2
được coi là một thuật ngữ trong một khung lý thuyết về hành vi xã hội và sử dụng
ngơn ngữ. Chính vì vậy, trong một vài trường hợp, lịch sự 2 được dán nhãn khác
nhau, như “rapport management” (sự khéo xử trong quan hệ) (Spencer – Oatey),
“politic behaviour” (hành vi khôn khéo) (Watts), “language diplomacy” (ngôn ngữ
ngoại giao) (Obana và Tomada).
Watts cũng đã tóm tắt một số nguyên lý cơ bản khi tiếp cận vấn đề lịch sự,
gọi là “discursive approach”, tạm hiểu là “cách tiếp cận dựa trên sự phân tích các
dữ liệu tương tác cụ thể”. Theo đó, ơng cho rằng các nhà nghiên cứu không nên
nghiên cứu lịch sự dựa trên nền tảng lý thuyết mang tính miêu tả hay theo sự phán


15
đoán tiên nghiệm mà cần thiết phải quan tâm hơn đến việc các bên tham thoại nhận
thức lịch sự như thế nào.
Như vậy, cùng với các nhà khoa học khác, Watts đã khẳng định rằng cần
thiết phải đi sâu vào khía cạnh ngữ dụng của thuật ngữ lịch sự. Cụ thể là, lịch sự
phải được hiểu theo cách mà những người bình thường sử dụng, đánh giá và nhận
thức nó trong cuộc sống và trong các tương tác xã hội.
i. Nghiên cứu về lịch sự cịn có George Yule (1986) với tác phẩm
Pragmatics, trong đó thảo luận về vấn đề lịch sự và tương tác. Tác giả xem xét lịch
sự như một khái niệm cố định trong khái niệm “hành vi xã hội lịch sự” (polite
social behavior) hay nghi thức xã giao (etiquette) bên trong một nền văn hóa. Theo
ơng, lịch sự trong một cuộc tương tác được xem như là một phương tiện dùng để
chứng tỏ sự nhận thức được thể diện của người khác. Nhìn chung, những nội dung
lý thuyết mà tác giả đưa ra khơng có gì mới hơn so với những lý thuyết mà Brown
& Levinson đã nghiên cứu.
j. Li Hua Zheng với mơ hình chiến thuật giao tiếp được đưa ra trong q

trình phân tích các tình huống giao tiếp khác nhau trong cộng đồng người Hoa tại
Paris. Mơ hình này, lấy khái niệm thể diện làm trung tâm, bao gồm các hoạt động
xã hội cơ bản do người phát ngơn thực hiện và có thể sắp xếp theo 4 góc độ: giành
lấy thể diện, cho thể diện, bảo vệ thể diện của chính mình, bảo vệ thể diện của đối
tác.
k. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến Maria Sifianou (1999) với tác phẩm
“Politeness phenomena in England and Greeece”. Tác giả đã mở rộng đối tượng
nghiên cứu, xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến phép lịch sự như: ngơn ngữ,
văn hóa, sự nhận thức, cách ứng xử v.v. Xét về hướng tiếp cận liên ngành, có thể
coi đây là cơng trình chuyên nghiên cứu đối chiếu về phép lịch sự quy mơ nhất cho
đến nay.
Có thể nói, những nghiên cứu của các tác giả phương Tây trong khoảng ba
thập niên trở lại đây đã định hình nên một khung lý thuyết chung về lịch sự, được
vận dụng rộng rãi và mang tính hiệu quả cao. Tuy nhiên, như nhiều học giả nhận
xét, hệ thống lý thuyết này cịn mang tính khái quát. Vì vậy, việc vận dụng chúng


16
làm cơ sở để nghiên cứu một ngôn ngữ trong một nền văn hóa cụ thể, địi hỏi phải
có những nguyên tắc, những phương tiện bổ sung cho phù hợp.
1.1.2. Ở Trung Quốc
Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây, thuyết thể diện của Brown &
Levinson cùng những lý luận về nguyên tắc lịch sự của G.Leech ở phương Tây
ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên,
theo nhận xét của nhiều học giả Trung Quốc, những mơ hình lịch sự của các tác giả
phương Tây dường như chưa thật sự thỏa đáng nếu tiếp cận theo quan điểm chuẩn
mực xã hội dựa trên các cứ liệu văn hóa và ngơn ngữ phương Đơng, nơi đề cao tính
cộng đồng. Chính vì vậy, ngồi việc giới thiệu lý thuyết lịch sự của phương Tây,
trong các cơng trình ngữ dụng học trên cứ liệu bản ngữ, các nhà ngôn ngữ học
Trung Quốc cịn miêu tả và hồn thiện các ngun tắc lý luận, mở ra các hướng đi

mới trong nghiên cứu ngôn ngữ lịch sự trên cứ liệu tiếng Trung Quốc. Có thể kể
đến một số tác giả tiêu biểu sau:
Hà Tự Nhiên (1988) trong 语用学概论 (Ngữ dụng học đại cương) đã đề
cập, giới thiệu, phân tích nguyên lý lịch sự của G. Leech và vấn đề thể diện của P.
Brown & S. C. Levinson qua việc dẫn giải, minh họa bằng các ví dụ tiếng Trung
Quốc, trong đó có nhiều ví dụ đặt lại sự khác biệt về thang độ lịch sự được thể hiện
trong tiếng Trung Quốc so với các ngơn ngữ châu Âu. Có thể coi đây là một tài liệu
tham khảo chính bằng cứ liệu tiếng Trung Quốc để nghiên cứu vấn đề lịch sự.
Trần Tùng Sầm (1989) trong 礼貌语言 (Ngôn ngữ lịch sự) đã nêu quan
điểm: không chỉ nghiên cứu những nguyên tắc và kết cấu ngữ pháp, ngơn ngữ lịch
sự cịn cần phải nghiên cứu trong hoạt động giao tiếp. Tác giả cho rằng, phải kết
hợp cả nhân tố xã hội với hệ thống kết cấu ngơn ngữ để phân tích ngơn ngữ lịch sự,
đồng thời phải nghiên cứu ngôn ngữ lịch sự dựa trên mối tương quan với các ngành
khoa học khác như Tâm lý học, Xã hội học, Dân tộc học, Giáo dục học v.v. Cơng
trình dành 68/108 trang nói về xưng hơ, trong đó, riêng với đại từ nhân xưng, tác
giả chia thành ba loại: xưng hơ trung tính, tơn xưng và khiêm xưng.


17

Tác giả Cố Việt Quốc (1992) trong 礼貌 - 语用与文化 (Lịch sự - Ngữ
dụng và văn hóa) đã phân tích ngơn ngữ lịch sự theo cách nhìn của văn hóa phương
Đơng nói chung và văn hóa Trung Quốc nói riêng. Tác giả đưa ra 5 quy tắc chuẩn
mực về lịch sự trong giao tiếp, đó là: (i) Nguyên tắc "biếm kỉ tơn nhân": tự hạ thấp
mình và đề cao người khác; (ii) Nguyên tắc xưng hô: chủ động chào hỏi và luôn
tuân theo thứ tự vai vế trên / dưới; (iii) Nguyên tắc nhã nhặn, khéo léo: lựa chọn
ngôn từ nhã nhặn, lịch sự, không dùng từ ngữ thô tục; (iv) Nguyên tắc tán đồng:
trong giao tiếp cần phải biết lắng nghe để tìm sự đồng thuận và để giữ thể diện cho
người khác; (v) Nguyên tắc "đức - ngôn - hành": lời nói và hành động phải phù hợp
với những giá trị đạo đức. Có thể nói, những nguyên tắc lịch sự mà Cố Việt Quốc

đưa ra đã thể hiện được tính đặc trưng trong giao tiếp của người Trung Quốc, một
dân tộc vốn rất xem trọng lễ nghi và tính cộng đồng.
Tác giả Mã Khánh Châu (1997), trong bài viết 指人参与者角色关系取向与
汉语动词的一些小类 (Quan hệ vai giao tiếp và một số tiểu loại của động từ ngữ vi
tiếng Trung Quốc), trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu của các tác giả đi
trước, theo quan điểm của lý thuyết ngữ dụng học, đã chia các động từ ngữ vi trong
tiếng Trung Quốc thành hai loại: động từ đối thượng (ví dụ: 拜(bái),报(báo),报
答(báo đáp),朝见 (triều kiến),崇拜 (sùng bái, kính phục) v.v. ) và động từ đối
hạ (ví dụ: 赐 (ban thưởng), 雇 (thuê),爱护 (ái hộ) (yêu quý) v.v.). Hai loại động từ
này còn được chia thành các tiểu loại dựa trên cách nhìn khách quan và chủ quan
của người sử dụng. Sự phân loại như thế phụ thuộc vào những người tham thoại và
các giá trị mang tính tập quán, truyền thống, theo quan niệm và đức tin của người
Trung Quốc.
Gần đây, Châu Tiêu Quyên (2005) trong 现代汉语礼貌语言研究 (Nghiên
cứu ngôn ngữ lịch sự trong tiếng Hán hiện đại) đã đi sâu tìm hiểu về tính lịch sự
trong tiếng Trung Quốc trên hai bình diện: phạm trù lịch sự điển hình và phạm trù
lịch sự phi điển hình qua một số cấu trúc ngơn ngữ. Ngồi ra, tác giả cịn mở rộng
nghiên cứu đặc tính tri nhận của ngơn ngữ lịch sự trên hệ quy chiếu thời gian,
không gian và vận động theo lý thuyết nghiệm thân, một tiền đề lý thuyết rất quan


18

trọng của ngơn ngữ học tri nhận.
Ngồi các cơng trình nghiên cứu lớn kể trên cịn có hàng loạt các bài viết về
các khía cạnh khác nhau của lịch sự, trong đó có nhiều bài viết gắn liền với nghi
thức giao tiếp, lễ phép và cả những vấn đề liên quan đến giáo dục ngôn ngữ.
Từ kết quả mà các nhà nghiên cứu đã đạt được trên góc độ lịch sự, có thể
thấy, bên cạnh các chun luận mang tính lý thuyết, nhiều nghiên cứu mang tính
thực tiễn đã ra đời, các học giả bước đầu đưa việc tìm hiểu ngôn ngữ lịch sự trong

tiếng Trung Quốc tiếp cận với các hướng đi mới, đặc biệt là dưới cái nhìn của dụng
học giao văn hóa.
Về mặt lý luận, các học giả đã khái quát được khung lý thuyết, hiệu chỉnh
một số thuật ngữ liên quan đến lịch sự trong ngôn ngữ, đồng thời khẳng định đặc
trưng văn hóa Trung Hoa phản ánh qua việc sử dụng ngôn ngữ lịch sự.
Về mặt thực tiễn, các cơng trình đã đi sâu nghiên cứu sự ảnh hưởng sâu sắc
của các yếu tố văn hóa, dân tộc và các nhân tố khác trong việc sử dụng ngôn ngữ
lịch sự, cũng như tiến hành nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ lịch sự tiếng Trung
Quốc với một số ngôn ngữ khác nhằm làm nổi bật ý nghĩa ngữ dụng của nó trong
giao tiếp ngơn ngữ.
1.1.3. Ở Việt Nam
Có thể nói, một trong những người nghiên cứu vấn đề lịch sự trong tiếng
Việt đầu tiên là Nguyễn Đình Hịa (1957) với Các mơ hình ngơn ngữ và phi ngơn
ngữ của ứng xử lễ độ. Trong đó, ơng đề cập đến mối tương liên giữa thể diện và
ứng xử trong tiếng Việt.
Cho đến những năm 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, các cơng trình, chun
luận, các bài viết nghiên cứu về lịch sự xuất hiện khá nhiều.
Mở đường cho việc giới thiệu lý thuyết lịch sự ngơn ngữ vào trong các cơng
trình ngữ dụng học là Nguyễn Đức Dân (1998) với Ngữ dụng học. Trong đó, tác giả
đã đề cập đến nguyên lý lịch sự thông qua việc giới thiệu về vấn đề thể diện của P.
Brown và S. Levinson. Bên cạnh đó, tác giả có thảo luận về những vấn đề chưa thỏa
đáng trong quan điểm của G. N. Leech.


19

Trong Dụng học Việt ngữ, với bài viết “Lịch sự và giao tiếp” Nguyễn Thiện
Giáp (2000) đã giới thiệu lý thuyết về lịch sự đến người đọc một cách nhẹ nhàng
thơng qua việc kết hợp lý thuyết với các ví dụ cụ thể lấy từ thực tế giao tiếp và từ
các tác phẩm văn học.

Đỗ Hữu Châu (2001) với Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, phần Ngữ dụng
học đã giới thiệu tương đối đầy đủ và cụ thể các luận điểm cơ bản về lịch sự và
những vấn đề liên quan của R. Lakoff, G. N. Leech, P. Brown & S. Levinson v.v.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng mạnh dạn nêu những đánh giá, thảo luận về
những vấn đề chưa thỏa đáng trong các lý thuyết về lịch sự của các nhà nghiên cứu
phương Tây. Có thể nói, ba chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu của nước ta đã có những
đóng góp to lớn trong việc đưa lý thuyết lịch sự vào Việt Nam, đặt cơ sở lý thuyết
cho những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sự trong tiếng Việt sau này.
Sau này, Trần Ngọc Thêm (1996) trong Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt
Nam cho rằng, trong tiếng Việt, lịch sự gắn liền với nghi thức lời nói, nghĩa là lịch
sự gắn liền với chuẩn mực xã hội hơn là chiến lược cá nhân.
Vũ Thị Thanh Hương là người có rất nhiều bài viết liên quan đến vấn đề lịch
sự. Tác giả tìm hiểu lịch sự trong tiếng Việt trên hai bình diện: lịch sự chiến lược
theo kiểu phương Tây và lịch sự chuẩn mực theo kiểu phương Đông (tiêu biểu là
Trung Quốc và Nhật Bản). Với một loạt các cơng trình nghiên cứu về lịch sự như
Lịch sự trong tiếng Việt hiện đại: một nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội ở một cộng
đồng ngôn ngữ ở Hà Nội (luận án tiến sĩ) (1997); Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu
khiến tiếng Việt (1999); Giới tính và lịch sự (1999); Chiến lược thay đổi mức lợi thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt (2000); Lịch sự và phương thức biểu hiện tính
lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt (2000), tác giả đã đưa ra mơ hình lịch sự trong
tiếng Việt bao gồm 4 yếu tố: lễ phép, đúng mực, tế nhị và khéo léo. Ngồi ra, tác
giả cịn chỉ ra sự phân biệt phương tiện biểu hiện lịch sự lễ độ, đặc trưng bởi các từ
xưng hô và các phương tiện biểu hiện lịch sự chiến lược, đặc trưng bởi hình thức
ngơn trung và các thành phần bổ trợ; vai trò trung gian của các động từ (nghiêng về
lịch sự chiến lược) và từ tình thái (nghiêng về lịch sự lễ độ). Đồng thời bà khẳng
định: hai bình diện lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực kết hợp hài hòa với


×