BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------KHOA NGÂN HÀNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
Người hướng dẫn
: TS. Lê Tấn Phước
Học viên thực hiện
: Nguyễn Thị Huyền Trang
Mã số
: 7701280157A
Khóa
: K 28 - Vĩnh Long
Chun ngành
: Tài chính – Ngân hàng
Vĩnh Long, tháng 05 năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Huyền Trang cam đoan rằng những kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là cơng trình của riêng tơi, dưới sự hướng dẫn
của TS. Lê Tấn Phước.
Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng
trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ.
Ký tên
Nguyễn Thị Huyền Trang
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN..................................................................... ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG, SƠ ĐỒ ............................................................ vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .......................................................................1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................3
1.6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ...................................................................................3
1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN.......................................................................................4
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................5
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................6
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH
VĨNH LONG...............................................................................................................6
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển ....................................................................6
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức......................................................................................7
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI TỈNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2015 – 2019 ......................................................8
2.2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long..................8
2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long .......11
2.3. DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TẠI NHCSXH TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019..............................14
Tóm tắt chương 2 ......................................................................................................16
iii
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO.............................................................................................................17
3.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO ..........17
3.1.1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tín dụng chính sách .....................17
3.1.2. Hộ nghèo và tín dụng chính sách đối với hộ nghèo........................................18
3.1.3. Vai trị của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo...........................................21
3.1.4. Hiệu quả của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo .......................................23
3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo .....24
3.1.5. Các nhân tố tác động đến hiệu quả của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo
...................................................................................................................................26
3.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC .................................................29
3.2.1 Khảo lược các nghiên cứu trước có liên quan..................................................29
3.2.2 Khoảng trống các cơng trình nghiên cứu trước................................................33
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................33
Tóm tắt chương 3 ......................................................................................................35
CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ CHO VAY CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TẠI NHCSXH TỈNH VĨNH LONG ......................................................................36
4.1. THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH VĨNH
LONG........................................................................................................................36
4.1.1. Chủ trương của tỉnh về XĐGN .......................................................................36
4.1.2. Thực trạng hộ nghèo tại tỉnh giai đoạn 2015-2019 ........................................36
4.2.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH VĨNH LONG ..........................................................39
4.2.1. Các quy định về chương trình tín dụng chính sách đối với người nghèo tại
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long .......................................................................39
4.2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Vĩnh Long.........................................................................................42
4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH VĨNH LONG..................................................47
4.3.1 Kết quả đạt được ..............................................................................................47
4.3.2 Hạn chế còn tồn tại...........................................................................................48
iv
4.3.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế .........................................................................49
Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................52
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NHCXH TỈNH VĨNH
LONG .......................................................................................................................53
5.1. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XĐGN TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN
2020-2025..................................................................................................................53
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NHCSXH TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2025
...................................................................................................................................54
5.2.1. Giải pháp liên quan đến nguồn vốn để thực hiện tín dụng chính sách đối với
người nghèo...............................................................................................................54
5.2.2 Giải pháp thực hiện công khai và xã hội hóa hoạt động của NHCSXH ..........55
5.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo thông qua
phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội ..............................................55
5.2.4 Giải pháp chú trọng tn thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, trong đó chú trọng
công tác kiểm tra, giám sát khoản vay ......................................................................56
5.2.5 Giải pháp kết nối công tác cho vay với các chính sách hỗ trợ sau cho vay.....58
5.2.6. Giải pháp liên quan đến đội ngũ nhân sự........................................................59
5.3. KIẾN NGHỊ CÁC BAN NGÀNH CĨ LIÊN QUAN........................................61
5.3.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương..............................................61
5.3.2 Kiến nghị đối với NHCSXH cấp trên ..............................................................62
Tóm tắt chương 5 ....................................................................................................64
KẾT LUẬN ..............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................66
v
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long giai
đoạn 2015 – 2019 ........................................................................................................9
Bảng 2.2: Số lượng khách hàng dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long ....11
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo chương trình của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
Long ..........................................................................................................................14
Bảng 3.1: Khảo lược các nghiên cứu học thuật nước ngoài và trong nước ..............29
Bảng 4.1: Thực trạng nghèo tại tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 – 2019 ..................37
Bảng 4.2 Tỷ lệ số hộ nghèo được vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
...................................................................................................................................43
Bảng 4.2: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo……………………………………..46
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay khách hàng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long .12
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
Long ………………………………………………………………………………13
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay hộ nghèo và tỷ lệ nợ quá của Chi
nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 – 2019…………………… 15
Sơ đồ 4.1: Quy trình cho vay ủy thác........................................................................40
Biểu đồ 4.1: Tổng số hộ nghèo được vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
Long ..........................................................................................................................42
Biều đồ 4.2: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay hộ nghèo……………….…… …….45
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
HĐQT
NHCSXH
LĐTB&XH
TK&VV
UBND
XĐGN
““
Hội đồng quản trị
”” ”
Ngân hàng Chính sách xã hội
“
“
”
Lao động Thương binh và Xã hội
”
Tiết kiệm và vay vốn
Uỷ ban nhân dân
“
””
Xóa đói giảm nghèo
viii
TÓM TẮT
1. Phần tiếng Việt
+ Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long
+ Tóm tắt: Ở Việt Nam, nghèo đang là vấn đề bức xúc và nóng bỏng tại
nhiều địa phương, và cũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm, Chương
trình mục tiêu quốc gia XĐGN là trọng tâm và xuyên suốt trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội. Chính vì lẽ đó, Chính phủ đã thành lập Ngân hàng Chính sách xã
hội (NHCSXH) nhằm mục đích phát huy vai trò quan trọng trong thực hiện mục
tiêu quốc gia về an sinh xã hội, XĐGN. Và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
tiếp bước thực hiện đem nguồn vốn ưu đãi giúp cho hộ nghèo và các đối tượng
chính sách có cơ hội sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách đối với hộ
nghèo tại chi nhánh, thơng qua phương pháp phân tích định tính kết hợp phân tích
tài liệu, thống kê và trên cơ sở tiếp cận hệ thống, tiếp cận thực tiễn để phân tích
thực trạng và tính hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách được sử dụng. Để từ
đó có thể tìm ra giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp giúp cho các đối tượng hộ
nghèo tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi thuận lợi hơn, đồng thời góp phần
XĐGN, thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia.
+ Từ khóa: nâng cao tín dụng chính sách, hiệu quả tín dụng hộ nghèo
2. English:
+ Title: Improve the quality of policy credit for poor households at the
Vietnam Bank for Social Policies in Vinh Long province
+ Abstract: In Vietnam, poverty is an urgent and hot issue in many
localities, and it is also a matter of great concern from the Party and the State, the
National Target Program on poverty reduction is central and throughout. in the
process of socio-economic development. Therefore, the Government established the
Vietnam Bank for Social Policies (VBSP) in order to promote an important role in
the implementation of the national goal of social security and poverty reduction.
And VBSP's branch in Vinh Long province has followed the implementation step,
bringing preferential funds to help poor households and policy beneficiaries have
opportunities to produce and business and improve the quality of life.
ix
To assess the effectiveness of policy credit use for poor households at the
branch, through qualitative analysis methods combining document analysis,
statistics and on the basis of systematic access, real access to analyze the status and
effectiveness of the policy credit capital used. From there, it is possible to find
suitable solutions and policies to help poor households to access preferential credit
capital more conveniently and at the same time contribute to poverty reduction and
successful achievement of objectives nation.
+ Keywords: Advanced policy credit; quality of poor household credit
x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều
“
”
quốc gia. Tại Việt Nam, giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và
“
Nhà nước nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo,
”
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách
chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân
cư.
Để thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã
hội, NHCSXH đã tập trung mọi nguồn lực để tăng nhanh quy mô tín dụng chính
sách, áp dụng cơ chế huy động đa dạng nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của
các địa phương trên toàn quốc, thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác, giúp cho họ có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà
nước, từ đó góp phần giảm nghèo bền vững. Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐCP của Chính phủ, ngoài việc nhận vốn do ngân sách Nhà nước cấp, NHCSXH đã
tích cực huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, từ thành viên các Tổ Tiết kiệm và
vay vốn (TK&VV); nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính, tín dụng; nhận ủy thác
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đặc biệt là của chính quyền địa
phương, thực hiện tốt phương châm đa dạng hóa nguồn lực cho mục tiêu giảm
nghèo.
“
Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của NHCSXH được coi là mơ hình
đặc thù, khác biệt các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam và các nước trên thế
giới. Cơ cấu mơ hình gồm 3 cấp (TW, tỉnh, huyện) đã và đang phối hợp với 4 tổ
chức chính trị – xã hội (tổ chức Hội) phát huy sức mạnh tổng lực của hệ thống
chính trị xã hội, chun mơn nghiệp vụ và sức mạnh tiềm tàng từ nhân dân. Phương
thức cho vay uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị – xã hội đã tiết kiệm tối đa
chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn vì đã có hàng vạn cán bộ, hội
viên các tổ chức chính trị – xã hội, cán bộ chính quyền, cán bộ xố đói giảm nghèo
các cấp và hơn 200.000 tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn.
”
Thực tế hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long hiện nay, từ khi
thành lập và đi vào hoạt động được 15 năm với qui mơ tín dụng ngày càng tăng cao,
1
khối lượng khách hàng ngày càng lớn, các chương trình tín dụng ngày càng nhiều,
khơng những phục vụ đối tượng hộ nghèo, vùng nghèo mà còn mở rộng cho vay các
hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phục vụ nông nghiệp, nông
thôn.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ
“
“
nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long hiện vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn
chế. Cụ thể như nguồn vốn huy động thiếu tính ổn định, qui mơ cho vay còn nhỏ,
điều kiện cho vay còn thiếu rõ ràng, bên cạnh đó, thủ tục cho vay cịn rườm rà …
”
”
Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH trong
thời gian tới chi nhánh cần tìm được các giải pháp phù hợp. Là một cán bộ đang
“
“
làm việc tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, với mong muốn góp phần tìm
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NH nói chung, hoạt động tín dụng
hộ nghèo nói riêng, tơi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Nâng cao hiệu quả
””
tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh Vĩnh Long”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại Chi
nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Trên cơ sở từ thực trạng hộ nghèo tại tỉnh cũng như thực trạng cho vay chính
sách đối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long và kết hợp từ các dữ
liệu thứ cấp tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long trong thời gian từ năm 2015
đến năm 2019; từ đó phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế được rút ra từ
thực trạng cho vay chính sách đối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
Long
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã có tác động thế nào đến các hộ
“
2
nghèo trong q trình vươn lên thốt nghèo trên địa bàn tỉnh? Và trong thời gian
tiếp theo chi nhánh cần phải làm gì để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
tại địa phương?
”
- Việc thực hiện tín dụng chính sách cịn tồn tại những vấn đề nào? Kiến nghị
cho NHCSXH Việt Nam từ kết quả nghiên cứu?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ
nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng chính
sách đối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động tín dụng chính
sách đối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long từ năm 2015 đến
năm 2019.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Các số liệu thứ cấp được thu nhập
thông qua tài liệu báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động Ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Vĩnh Long, báo cáo hoạt động thực hiện mục tiêu giảm nghèo của UBND tỉnh
và các tổ chức đoàn thể nhận ủy thác tỉnh.
Phương pháp xử lý số liệu: sử dụng phương pháp phân tích là chủ yếu kết hợp
phương pháp phân tích định lượng để minh họa. Thơng qua việc sử dụng các
phương pháp quan sát, mô tả hệ thống, thống kê kế toán, khảo sát thực tế và mơ
hình tốn thống kê giản lược qua các bảng số liệu, sử dụng phương pháp tham khảo
kế thừa các tài liệu liên quan như số liệu thống kê, báo cáo, bài viết chuyên đề để
làm rõ nội dung cần nghiên cứu.
1.6. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
- Về mặt khoa học: nghiên cứu đã tổng hợp lại các nghiên cứu cả trong và
“
ngồi nước trước đây về hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại
NHCSXH. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn bổ sung và làm rõ hơn những vấn đề lý
luận về tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của NHCSXH nói riêng đối với
3
người nghèo .
”
- Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã phân tích, đánh giá hiệu quả tín dụng chính
sách, làm rõ những thành tựu, hạn chế trong hoạt động tín dụng cho người nghèo tại
“
chi nhánh hiện nay, tìm ra ngun nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó. Để từ đó đề
xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh để nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng của NHCSXH đối với người nghèo, nhằm giúp họ thoát nghèo
bền vững trong thời gian tới .
”
1.7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài nghiên cứu dự kiến bao
gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng, tín dụng chính sách đối với
hộ nghèo
Chương 4: Hiệu quả cho vay chính sách đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh
Vĩnh Long
Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo
tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
4
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu của đề tài như
lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã trình bày sơ bộ về phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của đề tài.
5
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
TỈNH VĨNH LONG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo
Quyết định 70/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị
NHCSXH, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, nhận bàn
giao vốn từ Kho bạc và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh
Vĩnh Long. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã góp phần quan trọng trong thực
hiện chiến lược xố đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, góp phần thúc
đẩy sự phát triển và ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
Long ra đời và phát triển đã góp phần ngăn chặn tệ tín dụng đen, cho vay nặng lãi ở
khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho các đối
tượng chính sách và hộ nghèo. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã cấp các
khoản cho vay chính sách nhằm góp phần thể hiện vai trò điều tiết của Nhà nước
trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương là người nghèo
và các đối tượng chính sách xã hội khác để giúp họ có điều kiện phát triển sản xuất,
cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần
xây dựng một xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long được thực hiện các nghiệp vụ huy động
vốn, cho vay, thanh toán, ngân quỹ và được nhận vốn uỷ thác cho vay ưu đãi của
chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội,
các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngồi nước đầu tư cho các
chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
Long đã triển khai đầy đủ 15 chương trình cho vay do Chính phủ ban hành, cụ thể:
“
(1) Cho vay hộ nghèo; (2) Cho vay hộ cận nghèo; (3) Cho vay hộ mới thoát nghèo;
(4) Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn; (5) Cho vay nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn; (6) Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc
làm; (7) Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngồi; (8)
Cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; (9) Cho vay thương
nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn; (10) Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà
6
ở ; (11) Cho vay chương trình nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ Đồng bằng sông
Cửu Long; (12) Cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn giai đoạn 2012-2015; (13) Cho vay vốn chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở
và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
vùng đồng bằng sơng Cửu Long; (14) Cho vay nhà ở xã hội; (15) Cho vay Phát
triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi
”.
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt
động khơng vì mục tiêu lợi nhuận và thực hiện cho vay với các đối tượng chính
“
sách theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
”
Long hoạt động dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm, Nhà nước thực hiện bao
cấp một phần cho hoạt động của NHCSXH. Cụ thể: Các khoản cho vay chính sách
này có mức lãi suất cho vay thấp với nhiều điều kiện ưu đãi nhằm giúp các cá nhân,
hộ gia đình nghèo XĐGN. Mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết
định cho từng thời kỳ, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay được Bộ tài chính
cấp bù. Đối với hoạt động cho vay, khi xảy ra tổn thất, Chi nhánh NHCSXH tỉnh
Vĩnh Long sử dụng nguồn bù đắp bằng quỹ dự phòng, nếu thiếu hụt phần chi phí
hoạt động sẽ được Bộ Tài chính cấp.
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Mạng lưới hoạt động của chi nhánh gồm: hội sở tỉnh, 7 phòng giao dịch cấp
huyện, 109 điểm giao dịch tại xã và 2.683 tổ tiết kiệm và vay vốn để đảm bảo các
đơn vị cấp thơn xã đều có hoạt động của NHCSXH.
Bộ máy tổ chức của chi nhánh gồm Ban đại diện HĐQT - NHCSXH và Ban điều
hành cùng bộ phận tác nghiệp ở cấp tỉnh và cấp huyện. Trong đó :
- Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện có chức năng tổ chức
triển khai và giám sát việc thực thi các Nghị quyết, Văn bản chỉ đạo của HĐQT tại
các địa phương. Chỉ đạo việc gắn tín dụng chính sách với kế hoạch giảm nghèo và
dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
vốn ưu đãi. Hiện tại, thành phần, số lượng thành viên Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh
bao gồm 13 thành viên là lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nước thuộc các Sở Tài
Chính, Nơng Nghiệp, Kế hoạch đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Ban dân
tộc; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng CSXH
7
tỉnh và lãnh đạo các hội đồn thể Nơng dân, Phụ Nữ, Cựu Chiến binh và Đồn
Thanh niên. Trong đó Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Bên cạnh đó cịn
có Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện, gồm các thành viên là lãnh đạo các
cơ quan quản lý Nhà nước thuộc các phòng, ban của huyện như Phòng Tài chính kế hoạch, phịng LĐTB&XH, Phịng Nơng nghiệp; lãnh đạo Văn phòng UBND
huyện, lãnh đạo NHCSXH cấp huyện; lãnh đạo 4 tổ chức hội: Nông dân, Phụ nữ,
Cựu chiến binh, đoàn thanh niên và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn trên
tồn huyện. Trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng
ban.
- Bộ máy điều hành tác nghiệp: Bao gồm chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh và 7
Phịng giao dịch cấp huyện. Trong đó, tại chi nhánh cấp tỉnh, điều hành chi nhánh
NHCSXH tỉnh là Giám đốc chi nhánh, giúp việc Giám đốc là 02 Phó Giám đốc và
các Trưởng phịng chun mơn nghiệp vụ. Các phòng giao dịch cấp huyện đặt trên
địa bàn 7 huyện, thị xã, bao gồm: huyện Vũng Liêm, huyện Long Hồ, thị xã Bình
Minh, huyện Tam Bình, huyện Trà Ơn, huyện Mang Thít và huyện Bình Tân. Điều
hành Phịng giao dịch NHCSXH cấp huyện là Giám đốc, giúp việc Giám đốc gồm 01
Phó giám đốc và 02 Tổ trưởng Tổ chuyên môn nghiệp vụ (Tổ Kế hoạch nghiệp vụ và
Tổ Kế tốn - Ngân quỹ). Mỗi phịng giao dịch có số lượng cán bộ từ 7 - 8 người.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ
HỘI TỈNH VĨNH LONG TỪ NĂM 2015 – 2019
2.2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long là một chi nhánh của NHCSXH Việt
“
Nam, do thực hiện cho vay chính sách nên nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh
Vĩnh Long phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn vốn được rót về từ trung ương. Mặc
”
dù vậy Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long liên tục đưa ra nhiều chính sách mới
nhằm thu hút nguồn vốn bên ngoài, nhằm chủ động hơn về nguồn vốn để đáp ứng
tốt các chương trình cho vay theo chính sách của Chính phủ.
8
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
giai đoạn 2015 – 2019
ĐVT: tỷ đồng
Tốc độ tăng trưởng
2016/ 2017/ 2018/ 2019/
2019 2015 2016 2017 2018
Chỉ tiêu
2015 2016 2017 2018
Tổng
nguồn
vốn
1.389 1.506 1.679 1.843 1.989
- Vốn
trung
ương
1.272 1.355 1.460 1.549 1.652
- Vốn huy
động cấp
bù
89
121
164
214
237
- Vốn ủy
thác đầu
tư
28
30
55
80
100
Nguồn: NHCSXH chi nhánh tỉnh Vĩnh Long
8%
11%
10%
8%
7%
8%
6%
7%
36%
36%
30%
11%
7%
83%
45%
26%
Theo số liệu ở bảng 2.1 , tổng số nguồn vốn của Chi nhánh NHCSXH tỉnh
“
”
“
”
Vĩnh Long có sự tăng trưởng khơng đồng đều thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn
vốn tăng không đều qua các năm. Cụ thể năm 2015, nguồn vốn tăng 9% so với năm
“
2014, đạt mức 1.389 tỷ đồng. Đến năm 2016, nguồn vốn huy động đạt được là
1.506 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước. Năm 2017, nguồn vốn huy động đạt
”
1.679 tỷ đồng, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu là 11%. Năm
2018, nguồn vốn huy động tăng lên 1.843 tỷ đồng nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ còn
lại 10%. Năm 2019, tốc độ tăng tiếp tục giảm xuống chỉ còn 8% với giá trị đạt được
là 1.989 tỷ đồng. Mặc dù mức tăng không ổn định nhưng tổng nguồn vốn huy động
tăng qua các năm cho thấy NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã rất chủ động trong việc
huy động nguồn vốn nhằm đáp ứng cho vay theo chính sách của nhà nước. Qua
bảng 2.1, nhận thấy trong cơ cấu vốn của chi nhánh, thì có 2 nguồn vốn có sự gia
tăng nhanh chóng đó là nguồn vốn huy động cấp bù và nguồn vốn ủy thác đầu tư .
“
”
Tuy vậy, nguồn vốn trung ương vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu
vốn của ngân hàng.
Trong giai đoạn từ năm 2015-2019, nguồn vốn trung ương có sự tăng nhẹ từ
1.272 tỷ đồng năm 2015 lên 1.652 tỷ đồng năm 2019, nhưng nhận thấy tỷ trọng của
“
9
nguồn vốn trung ương ngày một giảm dần trên tổng nguồn vốn hoạt động của chi
nhánh. Cụ thể, tỷ trọng nguồn vốn của trung ương chiếm gần 90% tổng vốn huy
“
”
”
động năm 2015 nhưng đến năm 2019 đã giảm xuống chỉ còn 83%. Với số liệu thu
thập được, điều này chứng minh cho việc trong các năm từ 2015 đến năm 2019,
NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã đổi mới phương thức, phát triển thêm nhiều phương
án để chủ động hơn trong việc đa dạng nguồn vốn, đặc biệt là 2 nguồn vốn huy
động cấp bù và nguồn vốn ủy thác đầu tư có sự tăng trưởng nhanh chóng về tỷ trọng
lẫn quy mô, cụ thể:
+ Nguồn vốn huy động cấp bù: đây là nguồn vốn mà chi nhánh NHCSXH
“
tỉnh đã tiến hành huy động được từ người vay và các chủ thể khác tại địa phương.
Nguồn vốn huy động cấp bù có tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu vốn của chi nhánh
và có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2016, 2017, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy
”
động cấp bù là 36% nhưng đến năm 2019 có sụt giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng
chỉ còn lại 11% với số tiền vốn cấp bù huy động được là 237 tỷ đồng. Đây là nguồn
vốn góp phần rất lớn cho chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long trong việc hạn chế
rủi ro tín dụng vì khi đến hạn trả nợ, người vay có thể rút tiền tiết kiệm tại chi nhánh
để trả nợ, đồng thời, tăng tính ràng buộc của khách hàng vay với khoản vay tại Chi
“
nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long, từ đó tăng khả năng thu hồi nợ, hạn chế được nợ
quá hạn .
”
+ Nguồn vốn ủy thác đầu tư từ các tổ chức: Nguồn vốn này mặc dù chiếm
tỷ trọng không quá cao trong cơ cấu vốn của chi nhánh, nhưng trong giai đoạn từ
năm 2015-2019 đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, với tỷ lệ của năm 2017 là
83%, năm 2018 là 45% và năm 2019 là 26%. Điều này giúp cho Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Vĩnh Long thuận tiện hơn trong việc thực hiện các chương trình cho
vay theo quy định của Chính phủ.
Trong giai đoạn từ năm 2015-2019, nguồn vốn huy động của chi nhánh không
ngừng tăng lên về số lượng và quy mô, điều này đảm bảo sự đa dạng từ nhiều
nguồn vốn, tăng khả năng chủ động của chi nhánh trong việc thực hiện các chương
trình cho vay theo chính sách tại tỉnh Vĩnh Long.
10
2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Theo số liệu tìm hiểu được thì Vĩnh Long là một địa phương trong đó tỷ lệ bộ
phận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng nằm trong diện chính sách khá cao.
Do đó, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đóng vai trị cực kỳ quan trọng, và góp
phần to lớn trong cơng cuộc phát triển kinh tế và nâng cao mức thu nhập bình quân
cho tỉnh Vĩnh Long.
Trong giai đoạn từ năm 2015-2019 thì số lượng khách hàng vay vốn tại chi
nhánh biến động không đồng đều, số liệu cụ thể ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Số lượng khách hàng dư nợ tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
ĐVT: hộ
Chỉ tiêu
2015
Số khách hàng vay
2016
124.365
Số khách hàng vay tăng
2017
2018
2019
124.560
124.633
124.033
121.287
195
73
-600
-2746
thêm
Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Năm 2016, số lượng khách hang vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
Long là 124.560 hộ, tăng 195 so với năm 2015. Đến năm 2017 số hộ tiếp tục tăng
73 hộ, đạt 124.633 hộ vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. Đến năm
2019 với số hộ giảm nhẹ là 600 hộ. Đà giảm mạnh xảy ra trong năm 2019, số hộ
vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long giảm mạnh 2.746 chỉ còn lại
121.287 hộ. Nguyên nhân của việc giảm mạnh số hộ vay vốn tại Chi nhánh
“
”
NHCSXH tỉnh Vĩnh Long là do số lượng hộ cận nghèo, hộ nghèo tại địa phương
giảm mạnh trong giai đoạn nghiên cứu. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho sự
“
”
phát triển của địa phương và thể hiện được sự đóng góp rất tích cực, mạnh mẽ của
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long trong việc XĐGN.
Nhằm đánh giá được chính xác hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Vĩnh Long, cần phải xem xét dư nợ cho vay của ngân hàng. Dư nợ cho vay của
Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long được thể hiện rõ trong biểu đồ 2.1. Từ biểu đồ
2.1 cho thấy tổng dư nợ cho vay khách hàng trong giai đoạn 2015-2019 tăng lên,
mặc dù số lượng khách hàng vay vốn giảm. Năm 2015, dư nợ của chi nhánh là
1,385 tỷ đồng và tăng dần qua các năm đến cuối năm 2019 đạt 1,986 tỷ đồng. Tốc
11
độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại chi nhánh tăng nhanh trong giai đoạn 2017 –
2019. Cụ thể, năm 2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh chỉ đạt
8,4% thì đến năm 2017, chỉ tiêu này đạt mức 10,9% - cao nhất trong giai đoạn
nghiên cứu. Đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay giảm nhẹ xuống chỉ
còn lại 10,1%. Năm 2019, dư nợ tăng lên 1,986 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng
trưởng là 8%. Nguyên nhân làm cho dư nợ tăng trưởng cao trong khi số lượng
khách hàng vay vốn giảm là do quy mô của khoản vay được Chính phủ tăng lên.
Thêm một nguyên nhân khác nữa là do chi nhánh triển khai đa dạng các chương
“
trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, và đặc biệt đưa thêm 2 chương trình cho vay
nhà ở xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số kết hợp. Trong cơ cấu
dư nợ của chi nhánh, hai chương trình cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất là chương
trình cho vay nước sạch và vệ sinh mơi trường (chiếm gần 30% trong tổng số dư
”
nợ), cho vay đối với các hộ vừa mới thoát nghèo (chiếm hơn 22% trong tổng dự
nợ).
Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay khách hàng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
Long
Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Bên cạnh việc mở rộng quy mô tín dụng, thì Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh
“
Long ln ln chú trọng đến đảm bảo chất lượng nợ, được thể hiện qua biểu đồ
2.2. Biểu đồ 2.2 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh của CN đều giảm mạnh trong
”
12
giai đoạn 2015 – 2019, trong năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn đạt ở mức cao 0,71% và
“
đến năm 2019 tỷ lệ này giảm dần chỉ còn lại 0,37%, tăng nhẹ 0,02% so với năm
”
2018. Tỷ lệ nợ khoanh cũng giảm từ 0,57% năm 2015 còn 0,12% trong năm 2019.
Để đạt được kết quả đáng mong đợi như vậy là nhờ NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã
“
xây dựng mục tiêu hoạt động tín dụng hàng năm, tuân thủ nghiêm các quy định về
”
cho vay chính sách do Chính phủ và NHCSXH Việt Nam ban hành. Một mặt, chi
nhánh NHCSXH tỉnh đã phối hợp rất chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội thực
hiện tốt việc kiểm tra, giám sát khoản vay.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ khoanh của NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Đánh giá tổng thể cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2015-2019 thơng qua việc
phân tích hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay cho thấy chi nhánh đã gặt
hái được rất nhiều kết quả khả quan, đóng góp nhiều trong việc phát triển kinh tế
“
địa phương và nâng cao chất lượng của nhân dân tỉnh Vĩnh Long, góp phần khơng
”
nhỏ cho việc thực hiện XĐGN, đảm bảo an sinh xã hội cho những đối tượng yếu thế
tại địa phương. Việc chủ động trong phương thức và phương pháp thực hiện nhằm
đa dạng nguồn vốn hoạt động đã giúp chi nhánh chủ động được nguồn vốn, tăng
trách nhiệm của người vay và hạn chế được rủi ro trong quá trình cho vay . Đối với
“
”
hoạt động sử dụng vốn, NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã triển khai đa dạng các chương
“
trình cho vay chính sách của Chính phủ. Việc song song chú trọng mở rộng được
”
13
quy mô hoạt động nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tín dụng là những yếu tố
cho thấy Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, để
trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu của NHCSXH Việt Nam.
2.3. DẤU HIỆU CẢNH BÁO VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ
NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2015 – 2019
Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long cho
thấy mặc dù dư nợ cho vay tăng nhưng tỷ trọng cho vay hộ nghèo ngày càng thấp
trong cơ cấu cho vay của chi nhánh. Điều này được thể hiện rõ trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo chương trình của Chi nhánh NHCSXH tỉnh
Vĩnh Long
Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Nhìn vào bảng 2.3, ta thấy tổng dư nợ của chi nhánh đang ngày càng tăng
lên, trong đó cho vay hộ nghèo cũng tăng lên. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng cơ cấu dư
“
nợ cho vay theo chương trình cho vay hộ nghèo đang giảm dần . Tỷ trọng dư nợ
”
“
”
“
cho vay năm 2015 là 8,3% nhưng giảm dần đến năm 2019 chỉ còn lại 7,2%. Đây là
”
một trong những chương trình tín dụng chính sách nổi bật của Chính phủ trong
14
cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, vì vậy, cần phải có nghiên
cứu tìm hiểu nguyên nhân tại sao tỷ trọng cho vay hộ nghèo giảm xuống? Liệu có
phải do người nghèo trên địa bàn đã giảm hay là do một bộ phận người nghèo chưa
nắm bắt được thông tin, chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính sách? Bên
cạnh đó, theo số liệu báo cáo, số lượng hộ nghèo vay vốn tại Chi nhánh NHCSXH
tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2015 – 2019 có xu hướng giảm mạnh. Việc giám sát
khách hàng sử dụng vốn vay chưa thực sự tốt khi tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay hộ
“
nghèo vẫn còn cao hơn so với mức chung toàn chi nhánh (biểu đồ 2.3).
”
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay hộ nghèo và tỷ lệ nợ quá của Chi
nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 – 2019
Nguồn: Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long
Đây là những dấu hiệu cho thấy cần nghiên cứu về hiệu quả tín dụng chính
“
sách đối với hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Long. Thơng qua nghiên
cứu thực trạng hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo bằng các chỉ tiêu, đề
”
tài rút ra được kết quả, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, đề tài đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách đối với người nghèo tại Chi nhánh
NHCSXH tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.
15