Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Ứng dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại tổng công ty may nhà bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ KIM CHI

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)
TẠI TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VŨ KIM CHI

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)
TẠI TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ
Chuyên ngành: Kế toán (hướng ứng dụng)
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH LỢI

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu theo hướng ứng dụng
của riêng tơi, q trình thực hiện luận văn và kết quả là trung thực, chưa
từng được công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả luận văn

Vũ Kim Chi


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 – SỰ CẦN THIẾT PHẢI ỨNG DỤNG MƠ HÌNH ABC ...... 4
1.1 Tổng quan về Tổng Công ty May Nhà Bè – NBC ................................... 4
1.1.1 Khái quát về NBC ............................................................................ 4
1.1.2 Đặc điểm quy trình sản xuất và phương thức sản xuất .................... 9
1.2 Sự cần thiết phải vận dụng ABC .............................................................. 10
1.2.1 Những biểu hiện lỗi thời của hệ thống kế tốn chi phí truyền thống 10
1.2.2 Vai trị của hệ thống kế tốn chi phí ABC trong mơi trường kinh doanh
mới............................................................................................................... 11
1.2.3 Sự cần thiết ứng dụng hệ thống ABC tại công ty .............................. 12
CHƯƠNG 2 – THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

VỀ ỨNG DỤNG ABC ..................................................................................... 14
2.1 Các cơng trình nghiên cứu về vận dụng ABC ......................................... 14
2.1.1 Khái quát về ABC .............................................................................. 14
2.1.2 Các cơng trình nghiên cứu về ứng dụng ABC ................................... 20
2.1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 20
2.1.2.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 22
2.2 Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 23
CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TỐN CHI PHÍ TẠI TỔNG
CƠNG TY CP MAY NHÀ BÈ ........................................................................ 25
3.1 Thực trạng hệ thống kế toán chi phí tại NBC ........................................ 25
3.1.1 Đối tượng và phạm vi chi phí............................................................. 25


3.1.2 Thực trạng quy trình tính giá thành tại NBC ..................................... 28
3.1.3 Tổ chức hạch tốn chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp .......... 34
3.2 Đánh giá chung về thực trạng cơng tác tổ chức kế tốn tại NBC ......... 34
3.2.1 Những kết quả đạt được ..................................................................... 34
3.2.2 Những giải pháp đặt ra ....................................................................... 35
CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG ABC ............. 38
4.1 Quy trình nghiên cứu và mơ hình ABC đề xuất ..................................... 38
4.1.1 Các vấn đề tồn tại và kiểm chứng các vấn đề tồn tại ......................... 38
4.1.2 Dự đoán nguyên nhân và kiểm chứng ngun nhân ......................... 40
4.1.3 Mơ hình đề xuất ................................................................................ 43
4.2 Nội dung và quy trình vận hành .............................................................. 44
4.3 Minh họa cụ thể về triển khai ứng dụng ABC tại NBC ........................ 49
4.4 Một số giải pháp đề xuất khi ứng dụng vào thực tế .............................. 53
4.5 Một số hạn chế khi nghiên cứu ................................................................ 55
CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................... 58
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Các từ hoặc nhóm từ viết tắt trong Luận văn này có nội dung như sau:
ABC

:

Activity Based - Costing

NBC

:

Tên viết tắt của Tổng Công ty May Nhà Bè

HĐQT

:

Hội Đồng Quản Trị

NPL

:

Nguyên phụ liệu

CCDC


:

Công cụ dụng cụ

SPDD

:

Sản phẩm dở dang

TSCĐ

:

Tài sản cố định

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

KPCĐ


:

Kinh phí cơng đồn

BHTN

:

Bảo hiểm thất nghiệp

KCS

:

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

CMT

:

Phương thức sản xuất Cut – Make – Trim

FOB

:

Phương thức sản xuất Free On Board

ODM


:

Phương thức sản xuất Original Designed Manufactoring

TK

:

Tài khoản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tập hợp chi phí sản xuất chung T12/2018 ........................................ 30
Bảng 3.2 Phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành .................................. 32
Bảng 3.3 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành ......................... 41
Bảng 3.4 Bảng kê theo dõi chi phí bán hàng và chi phí QLDN ....................... 42
Bảng 4.1 Nhóm chi phí hoạt động tại NBC ...................................................... 45
Bảng 4.2 Phương thức sản xuất – chi phí hoạt động ........................................ 46
Bảng 4.3 Phân bổ mức tiêu tốn nguồn lực vào nhóm chi phí hoạt động ......... 46
Bảng 4.4 Bảng tính chi phí hoạt động .............................................................. 47
Bảng 4.5 Báo cáo kết quả lãi/lỗ cho từng đơn hàng ......................................... 49
Bảng 4.6 Báo cáo kết quả lãi lỗ cho từng phương thức sản xuất/khách hàng .. 49


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của NBC ...................................................................

5


Sơ đồ 1.2 Chuỗi giá trị của sản phẩm may ......................................................

6

Sơ đồ 1.3 Quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm may..................................

7

Sơ đồ 1.4 Phương thức sản xuất CMT.............................................................

8

Sơ đồ 1.5 Phương thức sản xuất FOB ............................................................... 8
Sơ đồ 1.6 Phương thức sản xuất ODM .............................................................. 9
Sơ đồ 2.1 Mơ hình ABC ................................................................................... 15
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại NBC ...................................................... 25
Sơ đồ 3.2 Hình thức nhật ký chứng từ kết hợp với kế tốn máy ....................... 26
Sơ đồ 3.3 Quy trình hạch toán theo đơn hàng .................................................. 28
Sơ đồ 4.1 Hạch toán chi phí theo hoạt động ...................................................... 44
Sơ đồ 4.2 Phân bổ chi phí vào sản phẩm ........................................................... 48


TĨM TẮT
Phương pháp kế tốn tính giá theo hoạt động (Activity – Based Costing viết
tắt là ABC) có nhiều điểm tiến bộ hơn so với phương pháp tính giá truyền thống
(Traditional Costing viết tắt là TDC). Không chỉ phân bổ chi phí gián tiếp
chính xác mà cịn giúp các nhà quản trị biết được nguồn gốc chi phí phát sinh,
biết được những hoạt động phát sinh chi phí tạo ra giá trị và các hoạt động
phát sinh chi phí nhưng không tạo ra giá trị; cung cấp thông tin đáng tin cậy,
kịp thời và linh hoạt cho cấp quản trị trong việc ra quyết định. Phương pháp

này đã được áp dụng trên thế giới vài thập kỷ trước và hiện đang trở nên rất
phổ biến; tuy nhiên nó chưa được các cơng ty Việt Nam áp dụng và triển khai.
Có nhiều nguyên nhân khiến các công ty Việt Nam không áp dụng phương pháp
này như: thiếu kiến thức về phương pháp ABC, có q ít nghiên cứu ABC tại
Việt Nam, việc chuyển sang áp dụng và triển khai ABC tốn nhiều chi phí, tâm lý
khơng n tâm của nhà quản lý khi chuyển sang phương pháp mới…Đề tài này
phân tích những điều kiện cần thiết để áp dụng phương pháp ABC thành cơng,
phân tích tình hình thực tế tại Tổng Công ty May Nhà Bè. Cuối cùng, luận văn
đưa ra một số kiến nghị và giải pháp khi áp dụng phương pháp ABC tại Tổng
Cơng ty May Nhà Bè.
Từ khóa: Phương pháp ABC, ứng dụng ABC, đổi TDC thành ABC.


ABSTRACT
Activity - Based Costing (ABC) system has more in advanced compared to
traditional costing methods (TDC). It is not only to allocate accurately indirect
cost but also help managers to know the origins incurred cost, the activities that
incur cost to create value, the activities incur cost but not to create value; provide
reliable, timely and flexible information for management decision-making. This
method has been appied on the world a few decades ago and now becoming very
popular; however it has not been adopted and implementated by Vietnamese
companies. There are many reasons that Vietnamese companies have not applied
this method as cited: The lack of the knowledge about the ABC approach, there
are too few ABC researchs in Vietnam, the adoption and implementation of ABC
so much more costs, the anxiety of managers when they change TDC to ABC...
This project analyzing the necessary conditions to apply successfully the ABC
system, analyze the actual situation at NhaBe Garment Corporation – Joint Stock
Company. The last, this project gives several recommendations to apply the ABC
system at NhaBe Garment Corporation – Joint Stock Company.
Key words: ABC method, apply ABC in VietNam, change TDC to ABC



1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Ngành Dệt May Việt Nam là ngành có vị trí rất quan trọng tại Việt Nam, ngành
không chỉ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày của con người
mà cịn đóng góp khơng nhỏ cho ngân sách nhà nước. Hiện nay ngành may đang đứng
trước sự cạnh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường với xu hướng tồn cầu hóa,
đặc biệt ngày càng có nhiều các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Lợi thế về
nhân cơng giá rẻ đang dần mất đi, dịng dịch chuyển giao dịch đầu tư trong ngành Dệt
May thế giới vào Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại.
Trước đây, khi nền kinh tế còn kém phát triển, phần lớn các doanh nghiệp vẫn coi
trọng sản phẩm là đối tượng trung tâm trong việc phân bổ chi phí. Một doanh nghiệp
có thể phải gánh chịu những khoản chi phí rất lớn do cơng tác quản trị khơng hiệu quả
hoặc do tình trạng sản xuất thừa. Từ đó, mục đích của phương pháp ABC là nhằm cải
tiến và thay đổi doanh nghiệp một cách linh hoạt, đáp ứng các thách thức và biến động
liên tục của thị trường. Khi một doanh nghiệp triển khai được mơ hình ABC thì nó sẽ
có được lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường. Phương pháp ABC cung cấp cho nhà
quản lý thông tin giá thành tồn bộ, tức là có tính đến các chi phí sản xuất kinh doanh
nói chung như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chứ khơng chỉ bó hẹp
ở khái niệm giá thành sản xuất.
Hiện Tổng Công ty May Nhà Bè đang áp dụng hệ thống kế tốn tính giá thành
theo phương pháp truyền thống. Trong đó chi phí ngun vật liệu trực tiếp phân bổ
theo định mức từng sản phẩm; chi phí nhân cơng phân bổ theo sản lượng phát sinh
thực tế; chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm nhập kho tính giá
thành trong kỳ theo chi phí nhân cơng trực tiếp. Với rất nhiều khoản mục trong chi phí
chung tham gia vào quá trình sản xuất với mức độ khác nhau việc phân bổ theo một
tiêu thức cố định làm cho giá thành sản phẩm chưa thực sự phản ánh một cách hợp lý.

Hệ quả là các thông tin nguồn lực kinh tế được sử dụng trong từng hoạt động và trong
từng sản phẩm bị sai lệch.
Cùng với thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 và chiến lược của chủ
tịch của Hội đồng quản trị Tổng Công ty đã tuyên bố tại Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2019 - luôn giữ vững là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành Dệt
may Việt nam trong việc phát triển và áp dụng công nghệ mới vào tổ chức sản xuất,
phát triển thương hiệu, khẳng định vị thế của mình - đã và đang làm cho tỷ trọng chi


2

phí thay đổi đáng kể, chi phí ngồi sản xuất ngày càng có xu hướng gia tăng cả về giá
trị và tỷ trọng dẫn tới hệ thống kế toán chi phí theo phương pháp truyền thống đang áp
dụng tại NBC khơng cịn phù hợp. u cầu đặt ra là các chi phí gián tiếp phải được
phân bổ cho từng phương thức sản xuất/khách hàng hợp lý và đầy đủ để có thể xác
định được đâu là những phương thức/khách hàng thực sự đem lại lợi nhuận cho NBC
và thông tin chi phí trong giá thành là giá thành tồn bộ chứ khơng chỉ có giá thành
cơng xưởng như hiện nay. Tức là các chi phí cấu thành lên giá thành, ngồi chi phí
trong sản xuất cịn phải bao gồm cả các chi phí ngồi sản xuất như chi phí bán hàng và
chi phí quản lý.
Có một phương pháp khắc phục được nhược điểm của hệ thống kế tốn chi phí
thành truyền thống, đó là hệ thống kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động – ABC,
đây là hệ thống kế tốn chi phí hiện đại đã được Robin Cooper Robert Kaplan và
H.Thomas Johnson giới thiệu và phát triển. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này,
đó là chi phí sản xuất chung được tập hợp và phân bổ cho từng hoạt động, đối tượng
chịu chi phí dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động và đối tượng chịu chi phí
đó.
Với mong muốn hồn thiện hơn cơng tác xác định và phân loại chi phí, chi phí
phát sinh được theo dõi, hạch toán và phân bổ đến từng hoạt động gắn liền cho từng
đối tượng chịu chi phí tại NBC, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng hệ thống

kế tốn chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Tổng Cty May Nhà Bè”.
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng mơ hình tổng qt và quy trình vận hành ABC tại NBC nhằm cung

cấp thơng tin hữu ích cho các nhà quản trị ra những quyết định kinh doanh tối ưu
trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu đặt ra, luận văn làm rõ các
vấn đề liên quan để trả lời cho câu hỏi:
- Thực trạng về cơng tác tổ chức kế tốn chi phí tại Tổng Công ty như thế nào?
đạt được những kết quả gì và cịn tồn tại những hạn chế nào?
- Mơ hình đề xuất sẽ hỗ trợ cho Ban Tổng giám đốc về vấn đề gì?
- Để thực thi triển khai ứng dụng cụ thể ABC cần những giải pháp, hỗ trợ nào để
mang lại hiệu quả cao nhất?


3

Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng xuyên suốt phương pháp nghiên cứu định tính, phân tích tài
liệu, so sánh, tổng hợp, diễn giải … để xác định các nguồn lực, đối tượng chịu chi phí
và những khó khăn khi ứng dụng phương pháp ABC.
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Nguồn dữ liệu bên ngồi: đó là từ các bài nghiên cứu, các bài viết được tác giả
trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp trong luận văn; Các báo cáo tổng kết, trang
web của Hiệp hội dệt may Việt Nam;
- Nguồn dữ liệu nội bộ của NBC: số liệu được tác giả thống kê, tính tốn từ báo
cáo nội bộ; sổ chi tiết và Báo cáo tài chính của NBC.
Nguồn dữ liệu sơ cấp:
- Phương pháp khảo sát: được sử dụng để thu thập thông tin, tác giả khảo sát các
nhà quản trị cấp cao (Phó TGĐ; Giám đốc điều hành; Giám đốc Sản Xuất,

Giám Đốc Kinh doanh) để khảo sát về vấn đề các nhà quản trị có quan tâm tới
việc phân loại chi phí theo từng phương thức sản xuất để có thể xác định hiệu
quả thực sự của từng phương thức hay không?. Phiếu khảo sát được thực hiện
bằng hình thức gởi email và kết quả được thể hiện ở Phụ lục 01;
- Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng trong việc tiếp cận các cơng trình
nghiên cứu trước để phân tích đánh giá tổng kết kinh nghiệm mà các tác giả
trước đã làm, từ đó đúc kết được kinh nghiệm cho luận văn cá nhân;
- Phương pháp quy nạp và suy luận chủ yếu sử dụng trong phần đưa ra ý kiến cá
nhân và đề xuất giải pháp, phương pháp này được sử dụng ở Chương 4.
- Và một số phương pháp khác được sử dụng: phương pháp quan sát, phương
pháp so sánh, phương pháp thống kê...
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tài nghiên cứu ứng dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động tại
Tổng Cty Cổ phần May Nhà Bè, việc áp dụng vào thực tế có thể mang lại giá trị thiết
thực, trở thành cơng cụ hỗ trợ tích cực cho Bộ phận FOB và Phòng Kế Hoạch Thị
Trường trong q trình kiểm sốt chi phí và tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cho từng bộ phận với yêu cầu là các chi phí gián tiếp phải được phân bổ cho
từng phương thức sản xuất/khách hàng hợp lý và đầy đủ để có thể xác định được đâu


4

là những phương thức/khách hàng thực sự đem lại lợi nhuận cho NBC và thơng tin chi
phí trong giá thành là giá thành tồn bộ chứ khơng chỉ có giá thành công xưởng.
Hiện Tổng Công ty Cổ phần May Nhà Bè đã và đang từng bước thực hiện triển
khai, từ tháng 4 năm 2019 NBC đã thực hiện công tác kiểm tra định mức chi phí, theo
dõi và tập hợp chi phí chi tiết cho từng khoản mục tương ứng với từng phương
thức/khách hàng. Kết quả cho thấy việc triển khai này giúp NBC kiểm sốt được chi
phí đầu vào. Và kế hoạch tiếp theo sẽ triển khai và điều chỉnh để phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh tại NBC.

Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ chi phí trong sản xuất và
ngồi sản xuất, tác giả khơng đề cập tới chi phí tài chính và các chi phí khác.
Kết cấu của luận văn
 Phần mở đầu
 Chương 1: Thực trạng kế toán chi phí tại Tổng Cơng ty May Nhà Bè – Phát
hiện vấn đề.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về mô hình ABC
 Chương 3: Kiểm chứng kế tốn chi phí tại Tổng Cty May Nhà Bè - dự đoán
nguyên nhân - tác động
 Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân kế tốn chi phí tại Tổng Cơng ty May
Nhà Bè và đề xuất giải pháp.
 Chương 5: Xây dựng mơ hình tính giá dựa trên cơ sở hoạt động – ABC tại
Tổng Cty Cổ phần May Nhà Bè; Một số giải pháp đề xuất và hạn chế khi áp
dụng mơ hình.
 Kết luận chung


5

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ
– PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ
1.1 Tổng quan về Tổng Công ty May Nhà Bè - NBC
Khái quát về NBC
Khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc Khu chế xuất Sài Gòn
hoạt động từ trước năm 1975. Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp quản và
đổi tên thành Công ty May Nhà Bè, vào thời điểm đó số lượng nhân viên tồn cơng ty
khoảng 250 người .
Năm 2004, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, Công ty May
Nhà Bè tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển thành Cơng ty cổ phần. Với
mục tiêu hướng là xây dựng dòng sản phẩm chủ lực mang thương hiệu NBC là sản

phẩm Veston cao cấp, tạo lợi thế cạnh tranh và hướng đến thị trường Mỹ, EU, Nhật…
Và chính thức trở thành Tổng Công ty vào năm 2008 với nhiều định hướng trong
hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát triển thị trường, chuyển dịch dần trong chuỗi giá trị
sản phẩm dệt may - gia tăng phương thức sản xuất FOB và ODM.
Hiện NBC là thành viên của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Với 04 khu sản xuất
trực tiếp; 03 đơn vị phụ thuộc và 22 đơn vị thành viên (công ty con và công ty liên
doanh, liên kết) với gần 20.000 cán bộ cơng nhân viên, 12.000 máy móc thiết bị
chuyên dùng hiện đại và có thể sản xuất hơn 3,5 triệu sản phẩm mỗi tháng.
Lĩnh vực hoạt động chính của NBC là sản xuất và gia công sản phẩm may mặc
xuất khẩu. Riêng đối với thị trường trong nước, NBC cũng đã thành lập và phát triển
ba thương hiệu riêng đó là Decelso, Mattana, Novelty.
Tầm nhìn: mang xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế giới
trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghiệp hàng đầu.
Sứ mệnh: Nâng cao tiềm lực kinh tế và chất lượng cuộc sống thông qua việc cung
ứng những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo
nên sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu NBC.
Giá trị cốt lõi: NBC luôn hành động dựa trên những giá trị:
- Khách hàng là trọng tâm;
- Hợp tác, phát triển đi cùng trách nhiệm với cộng đồng;
- Sáng tạo, chất lượng, linh hoạt và hiệu quả.
- Tạo môi trường làm việc bằng tất cả các giải pháp.


6

Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của NBC



7

Đặc điểm chung của ngành:
Với đặc tính là các sản phẩm may có tính thời vụ ngắn và tính thời trang cao;
mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu của sản phẩm thường thay đổi nhanh nhằm
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Yêu cầu đối với sản phẩm rất phong phú, đa
dạng, tùy thuộc vào đối tượng người tiêu dùng. Sự khác nhau về nhu cầu sản phẩm
phụ thuộc vào văn hóa, phong tục tập qn, tơn giáo, khu vực địa lý, khí hậu, giới
tính, tuổi tác, mức thu nhập, thói quen tiêu dùng…
Đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến tổ chức và phân loại chi phí trong kế tốn:
do tính thời trang và thời vụ cao nên các sản phẩm may có chu kỳ sống ngắn, vì
vậy chủng loại và quy cách nguyên vật liệu được thay đổi liên tục và thường xuyên.
Nguyên vật liệu phụ thuộc rất lớn vào sự chủ động về nguồn cung cấp, giá cả trên
thị trường trong nước và nước ngoài. Hiện nay, nguyên phụ liệu may chủ yếu là từ
nhập khẩu 80% (theo báo cáo của ngành Dệt may Việt Nam năm 2018).
Chuỗi giá trị của sản phẩm may
Chuỗi giá trị của các sản phẩm may được thể hiện qua sơ đồ 1.2
(1)
Thiết kế
sản phẩm

(2)
Công nghiệp
phụ trợ

(3)
Sản xuất/
gia công

(4)

Giao hàng/
thương mại

Sơ đồ 1.2: Chuỗi giá trị của sản phẩm may
Khi bắt đầu thực hiện chính sách cổ phần hóa vào năm 2005, với xuất phát
điểm ở khâu thứ ba trong chuỗi giá trị, chủ yếu là sản xuất theo phương thức gia
công xuất khẩu để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào. Tuy là phương thức
sản xuất mang lại lợi nhuận thấp nhất nhưng lại là khâu lợi thế của NBC tại thời điểm
đó. Và chính thức gia nhập vào vị trí thứ nhất trong chuỗi giá trị vào năm 2012,
chính vì vậy doanh thu từ đó tăng lên rất cao, cũng đồng nghĩa với các chi phí về
bán hàng và quản lý cũng tăng lên khá cao.
Quy trình cơng nghệ sản xuất
Quy trình sản xuất tại NBC được thiết kế theo dây chuyền khép kín từ khâu có
đơn đặt hàng/hợp đồng được ký kết cho đến khâu xuất thành phẩm giao cho khách
hàng. Qui trình sản xuất được mơ hình hóa qua sơ đồ 1.3:


8
Đơn hàng

Đồng bộ NPL

Cắt

May

Nhập kho

Fanal


KCS

Ủi

Sơ đồ 1.3: Quy trình cơng nghệ may một sản phẩm
Quy trình khép kín trải qua 8 công đoạn
-

Đơn hàng: được xem là xuất phát điểm của qui trình, khi đơn hàng được
giao cho đơn vị sản xuất sẽ được thực hiện theo đúng những tiêu chuẩn đã
được qui định rõ trong đơn hàng.

-

Đồng bộ NPL: tất cả các bộ phận phục vụ cùng thực hiện công tác đồng
bộ: giác sơ đồ sản phẩm, chỉnh thông số tài liệu kỹ thuật, thử và đo độ co
của vải, định mức nguyên vật liệu, thiết kế chuyền, nguyên phụ liệu phải
được chuyển về đơn vị sản xuất và được kiểm tra cả về chất lượng lẫn số
lượng theo đúng kế hoạch sản xuất.

-

Khâu cắt, may, ủi: thực hiện sản xuất sản phẩm theo đơn hàng.

-

Khâu KCS, Fainal: với mục đích loại bỏ những sản phẩm khơng đủ tiêu
chuẩn chất lượng.

-


Thành phẩm nhập kho và hoàn tất đơn hàng: những thành phẩm đúng quy
cách và chất lượng sau khi được kiểm tra sẽ được chuyển vào kho thành
phẩm đóng gói, vào kiện và giao cho khách hàng

Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất CMT (Cut – Make – Trim): Đây là phương thức sản
xuất đơn giản nhất tại NBC và mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. Khi hợp tác theo
phương thức này, khách hàng sẽ cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu các yếu tố đầu
vào bao gồm nguyên phụ liệu, mẫu thiết kế và tài liệu kỹ thuật và cả KCS; NBC chỉ
thực hiện việc sản xuất hoàn thiện sản phẩm. Ưu điểm của phương thức này là
NBC không cần lập kế hoạch cho việc chuẩn bị nguyên phụ liệu, mẫu mã và tìm
kiếm thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương thức sản xuất này là
NBC không chủ động trong việc lập kế hoạch, phụ thuộc vào khách hàng và lợi
nhuận mang lại từ phương thức này khá thấp, vì thực chất của phương thức này chỉ
sử dụng chi phí nhân cơng và vào thời điểm hiện nay nhân công giá rẻ không phải


9

là nhân tố có lợi cho NBC. Phương thức may gia công CMT được thể hiện qua sơ
đồ 1.4
Đơn đặt hàng/
hợp đồng
Sản xuất

Giao hàng

NPL, sp mẫu,
tài liệu, KCS


Sơ đồ 1.4. Phương thức sản xuất CMT
Phương thức sản xuất FOB (Free On Board): là phương thức sản xuất ở bậc
cao hơn so với CMT; đồng nghĩa với “mua nguyên phụ liệu - bán thành phẩm”.
Theo phương thức này, NBC chủ động thực hiện sản xuất, từ việc mua nguyên liệu
đến tạo ra sản phẩm cuối cùng. Khác với CMT, NBC chủ động từ việc lập kế
hoạch, tìm nguồn nguyên phụ liệu, thực hiện sản xuất và giao thành phẩm cho
khách hàng. Điểm cốt yếu của phương thức này là NBC phải tìm kiếm nhà cung
cấp ngun vật liệu có khả năng cung cấp và phải đảm bảo về chất lượng và thời
gian giao hang. Ngoài ra khi thực hiện phương thức này địi hỏi NBC phải có quy
trình sản xuất hiện đại để có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Một khó
khăn đối với NBC khi thực hiện phương thức này là khả năng tìm được nguồn
nguyên phụ liệu trong nước là rất ít, hầu hết phải nhập ngun phụ liệu từ nước
ngồi với chi phí khá cao. Rủi ro từ phương thức này cao hơn nhưng giá trị gia tăng
mang lại cũng cao hơn tương ứng. Phương thức sản xuất FOB này được thể hiện
qua sơ đồ 1.5
Đơn đặt hàng/
hợp đồng

Chuẩn bị
sản xuất

Sản xuất

Giao hàng

Sơ đồ 1.5. Phương thức sản xuất FOB
Phương thức sản xuất ODM (Original Designed Manufactoring): là
phương thức sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao nhất cho NBC, cũng tương tự
như phương thức FOB, nhưng với phương thức ODM thay vì may theo sản phẩm

mẫu hoặc theo ý tưởng của khách hàng thì NBC tự thiết kế mẫu chào hàng và thực
hiện các bước tiếp theo giống như phương thức FOB. Hiện NBC có riêng một đội
ngũ thiết kế để tạo ra những mẫu thiết kế và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và


10

thường là các thương hiệu lớn trên thế giới. Phương thức này đã và đang từng bước
thành công tại NBC và mang lại hiệu quả cao cho NBC. Phương thức sản xuất
ODM được thể hiện qua sơ đồ 1.6
Thiết kế/
chào hàng

Đơn đặt hàng/
hợp đồng

Chuẩn bị
sản xuất

Sản xuất

Giao hàng

Sơ đồ 1.6. Phương thức sản xuất ODM
Đặc điểm quy trình sản xuất và phương thức sản xuất
NBC tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức chi phí sản xuất theo
từng đơn đặt hàng, theo từng khách hàng và theo từng phương thức sản xuất. Với
phương thức sản xuất CMT, do được cung cấp toàn bộ các yếu tố đầu vào từ khách
hàng nên NBC chỉ thực hiện công việc gia cơng, đây là những khách hàng này có
mối quan hệ lâu dài và cung cấp đơn hàng ổn định. Còn với phương thức FOB hay

ODM để đạt được hiệu quả cao hơn thì NBC cần chú trọng việc kiểm sốt chi phí
cấu thành nên giá thành sản phẩm, do đó NBC cần phải tổ chức kế tốn quản trị chi
phí thật tốt trước hết phải quản trị tốt chi phí ngun phụ liệu đầu vào và kiểm sốt
được chi phí sản xuất đặc biệt là phải tính cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý
vào giá thành của sản phẩm.
Nhận diện và phân loại chi phí là yếu tố đầu tiên để bắt đầu tổ chức kế tốn
quản trị. Hiện NBC khi phân loại chi phí chỉ phân theo yếu tố chi phí và theo khoản
mục chi phí nên mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu của kế tốn tài chính mà
chưa đáp ứng được u cầu của kế toán quản trị. Để hoạt động hiệu quả, NBC cần
chú trọng tới việc kiểm sốt chi phí cấu thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm,
chi phí phải được kiểm sốt từ khâu lập kế hoạch đến xác định đối tượng tập hợp
chi phí, nơi phát sinh chi phí và quan trọng nhất là lựa chọn phương án phân bổ chi
phí hợp lý hơn.
Việc sử dụng phương pháp hạch tốn chi phí truyền thống chỉ chú trọng tới
việc phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm theo tiêu thức nhân
công trực tiếp là thể chưa đầy đủ. Mặt khác trong chi phí sản xuất chung có nhiều
thành phần khơng liên quan tới sản lượng sản xuất như chi phí hoạt động của phân
xưởng, chi phí phục vục cơng tác quản lý do vậy khi áp dụng tiêu thức phân bổ dựa
trên số lượng thành phẩm nhập kho sẽ khơng chính xác khi chi phí sản xuất


11

chung ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, các
hoạt động tạo chi phí trong chuỗi gía trị khơng chỉ riêng bộ phận sản xuất mà còn
bao gồm nhiều hoạt động khác như thiết kế, tiếp thị, hoa hồng.... Chính vì vậy,
phương pháp xác định giá theo phương pháp ABC có thể giúp cho NBC có thơng
tin về chi phí đầy đủ, hợp lý và có cơ sở cho việc ra quyết định.
1.2


Bối cảnh chung của ngành Dệt May Việt Nam và của Tổng Công ty May Nhà
Bè; Tại sao tới thời điểm hiện nay Tổng Công ty May Nhà Bè vẫn chưa áp
dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động?

1.2.1 Bối cảnh chung của ngành Dệt May Việt Nam và Tổng Công ty May Nhà Bè
Trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới và hội nhập sâu rộng với thế giới,
đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) năm 1995, nước ta đã và đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt trên
mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề kinh tế. Cho đến nay, vị thế của ngành dệt may ngày
càng được khẳng định trên thị trường tiêu thụ thế giới. Hiện nay sản phẩm may
mặc có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càng
tăng.
Theo số liệu từ tạp chí Ngành Dệt May năm 2018, ngành sản xuất hàng may
mặc Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu ở cơng đoạn sản xuất, chủ yếu
theo phương thức CMT (65%) và FOB (30%) và ODM (5%). Đối với phương thức
sản xuất CMT, đơn vị sản xuất chỉ thực hiện cắt may, dựng và hoàn tất, với nguyên
vật liệu và thu mua hàng hóa sau sản xuất do bên đặt hàng thực hiện, do đó, giá trị
gia tăng rất thấp. Thơng thường đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và
lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp gia công chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công.
Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật
liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp được hưởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu
và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Đối với đơn hàng ODM,
các doanh nghiệp chịu trách nhiệm thêm khâu thiết kế so với FOB, lợi nhuận sau
thuế đạt khoảng 5 - 7%. Như vậy với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của các
doanh nghiệp Việt Nam là 9,4 tỷ USD năm 2016, giả sử tỷ lệ lợi nhuận sau
thuế/doanh thu thuần ở mức trung bình là 2% (CMT), 4% FOB và 6% (ODM) thì
phần lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp Việt Nam nhận được chỉ là 0,26 tỷ USD
(khoảng 3% kim ngạch xuất khẩu). Như vậy, xét về quy mô xuất khẩu, kim ngạch



12

xuất khẩu hàng dệt may là rất lớn, nhưng thực chất các doanh nghiệp Việt Nam chỉ
được hưởng lợi rất thấp. Chính từ lý do trên mà việc xác định chính xác phương
thức sản xuất nào/khách hàng nào thực sự đang mang lại giá trị lợi nhuận bao nhiêu
là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp.
Từ kết quả khảo sát (Câu 5 - PL01): Ơng/Bà có mong muốn có được kết quả
kinh doanh của NBC được đóng góp từ phương thức nào? Khách hàng nào? Với
kết quả thu được từ 05 nhà quản trị cấp cao của NBC là 5/5, điều này chứng tỏ các
nhà quản trị thực sự rất mong muốn một bức tranh tài chính rõ nét nhất, tuy nhiên
để thực hiện được yêu cầu của nhà quản trị thì bộ máy kế tốn cần phải thay đổi
phương pháp tính giá. Với phương pháp tính giá như hiện nay - kế tốn chi phí
truyền thống chỉ cung cấp thông tin cho nhà quản trị và kiểm sốt chi phí. Tuy
nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của mơi trường sản xuất kinh doanh, khoa học
kỹ thuật cơng nghệ ngày nay phương pháp kế tốn chi phí đó đã khơng cịn phù
hợp nữa.
Theo phương pháp hạch tốn chi phí truyền thống, giá thành sản xuất của sản
phẩm bao gồm ba yếu tố cấu thành đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân cơng trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Trong đó chi phí ngun vật liệu
trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi, tập hợp, hạch toán trực tiếp
cho từng đơn hàng nhập kho trong kỳ, trong khi chi phí sản xuất chung được phân
bổ dựa trên tiêu thức phân bổ đơn lẻ (theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc
phân bổ theo giờ lao động của nhân công trực tiếp). Việc này không phản ánh được
đầy của chi phí gián tiếp vào việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ vì chi phí gián tiếp có
nhiều khoản mục với bản chất khác nhau và có mức độ đóng góp khác nhau vào
việc tạo ra sản phẩm/dịch vụ.
Robert S.Kaplan và Robin Cooper đã chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đến việc cần
phải thay đổi hệ thống tính giá chi phí truyền thống:
- Một là, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi cơ cấu chi phí
trực tiếp ngày càng giảm trong khi các chi phí gián tiếp ngày càng tăng;

- Hai là, mơi trường cạnh tranh toàn cầu liên tục biến đổi và ngày càng gay gắt
địi hỏi các doanh nghiệp phải có hệ thống thơng tin quản trị chính xác, kịp
thời, liên tục cập nhật để hạn chế các tổn thất cũng như nắm bắt các cơ hơi
kinh doanh mới.


13

- Ba là, chi phí để tính tốn, đo lường và tập hợp thông tin ngày càng giảm cho
phép doanh nghiệp áp dụng các mơ hình quản trị mới địi hỏi nhiều thông tin
đầu vào và đồng thời cung cấp nhiều thơng tin chi tiết đầu ra hữu ích với mức
chi phí chấp nhận được.
Để có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà quản trị, có một phương pháp tính giá
đã được các nhà nghiên cứu triển khai và thực hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX
đó là phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động, lợi ích chính của phương pháp
này mang lại:
- Năng lực cạnh tranh dựa trên chi phí giảm thiểu địi hỏi phải có những số liệu
chính xác hơn về chi phí, tránh tình trạng lợi nhuận giả tạo;
- Sự đa dạng hóa ngày một tăng của các sản phẩm và dịch vụ cùng với độ phức
tạp của các phân đoạn thị trường. Vì thế, việc tiêu dùng các nguồn lực cũng sẽ
thay đổi theo các sản phẩm và dịch vụ. Tự động hóa trong sản xuất làm cho chi
phí sản xuất tăng, càng nhiều máy móc tham gia vào sản xuất thì càng nhiều chi
phí sản xuất khơng phụ thuộc vào khối lượng như tăng chi phí khấu hao, chi phí
bảo hiểm, chi phí thiết lập máy…;
-

Chu kỳ sống của sản phẩm trở nên ngắn hơn do tốc độ phát triển của công
nghệ làm công ty không đủ thời gian điều chỉnh giá cả và chi phí;

-


Xác định đúng chi phí là một phần quan trọng của việc ra quyết định kinh
doanh. Thiếu nó, sự chuẩn xác của quyết định sẽ giảm thiểu;

-

Cách mạng trong cơng nghệ máy tính đã làm giảm được chi phí bằng tiền và
thời gian cho việc phát triển và vận hành hệ thống xác lập chi phí có khả năng
truy ngun nhiều hoạt động.
Vào những năm 1980 của thế kỷ trước, các nhà kế toán quản trị đã tìm được

một bài tốn để giải quyết vấn đề lỗi thời này, đó là phương pháp kế tốn chi phí
dựa trên cơ sở hoạt động. Với phương pháp này giúp cho những nhà quản trị giải
quyết được một số vấn đề:
-

Chỉ ra những hoạt động, yếu tố gây nên chi phí trong hoạt động sản xuất cũng
như trong hoạt động kinh doanh;

-

Ghi nhận chính xác, đầy đủ và tồn diện chi phí của hoạt động sản xuất hay
kinh doanh cho từng sản phẩm, dịch vụ;


14

-

Kết nối được thơng tin chi phí với các cơng cụ quản trị hiện đại như dự tốn,

phân tích chiến lược sản phẩm khác biệt, định giá bán sản phẩm …;
Phương pháp ABC có thể được ứng dụng từng bước một như một bước trung

gian cho việc thực hiện toàn hệ thống ABC một cách hoàn chỉnh khi mà dữ liệu
ước tính có thể được thay thế bằng dữ liệu thực tế. Phương pháp này có thể chuyển
đổi tương đối nhẹ nhàng từ phương pháp truyền thống sang phương pháp ABC mà
khơng địi hỏi một sự đầu tư lớn nào trong hệ thống thu thập dữ liệu.
1.2.2 Tại sao tới thời điểm hiện nay Tổng Công ty May Nhà Bè vẫn chưa áp dụng
phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động? NBC
Để tồn tại, phát triển trong thời kỳ hội nhập, NBC cần phải tìm ra phương pháp để
quản lý giá thành sao cho giá thành càng thấp càng có hiệu quả. Đó cũng chính là mối
quan tâm của các nhà quản trị NBC. Giá thành sản phẩm là giá thành toàn bộ bao gồm
tất cả những chi phí tính bằng tiền để sản xuất và tiêu thụ cấu thành nên một khối
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Hay nói cách khác, giá thành sản phẩm dịch
vụ là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho một đơn vị khối lượng sản
phẩm hoặc lao vụ nhất định biểu hiện bằng tiền.
Để quản lý giá thành, giá thành được chia làm nhiều loại từ giá thành toàn bộ, giá
thành kế hoạch hay giá thành định mức. Nhiệm vụ chính của giá thành dùng xác định
tồn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất và định giá giá bán của sản
phẩm. Do đó, việc quản lý sao cho hạ giá thành là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản
trị doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh
nghiệp cùng ngành trong nước và nước ngồi, giúp NBC tiêu thụ nhanh chóng sản
phẩm hiệu quả, hạn chế tồn kho, tăng tính bền vững và ổn định trên thị trường.
Trong nền kinh tế bao cấp, việc quản lý giá thành đôi khi không phải là nhiệm vụ
cần phải quan tâm, bởi sự che chở của Nhà nước đã làm cho NBC luôn cảm thấy được
an tồn và việc kinh doanh lãi hay lỗ khơng đóng vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với
xu thế hội nhập, đòi hỏi NBC phải tự thân vận động và làm quen với tình trạng thua lỗ,
NBC cần thiết lập lại, tiến hành phân công công việc một cách rõ ràng thành từng bộ
phận, từng mảng công việc, từ đó việc quản lý về giá thành càng trở nên cần thiết hơn



15

bao giờ hết phục vụ cho phương châm tồn tại của DN “tối đa hố lợi nhuận và tối thiểu
hóa chi phí”.
Phương pháp xác định chi phí theo mơ hình ABC được các nhà quản trị đón
nhận như một hệ thống kế tốn chi phí chuẩn, khơng những phân bổ chính xác chi
phí để tính giá thành sản phẩm mà cịn tính giá phí của tất cả các nguồn lực sử dụng
cho hoạt động hỗ trợ quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm tới khách hàng. Bằng
cách xác định các nguồn phát sinh chi phí để thay đổi và phân bổ chi phí cho các sản
phẩm trên cơ sở sử dụng các tiêu thức phân bổ, ABC có thể đo lường sự tiêu hao
nguồn lực của sản phẩm một cách chính xác hơn. Hơn nữa, ABC có thể sử dụng cho
một loạt các ứng dụng trong quản lý chi phí như cắt giảm chi phí, quản lý chi phí…
Hệ thống kế tốn chi phí truyền thống chủ yếu phát triển để đo lường chi phí
thực và khơng có khả năng để cung cấp các dữ liệu cần thiết trong khuân khổ của kế
hoạch chiến lược. Hiện doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề kinh tế quan
trọng, như phương thức để có thể kiểm sốt giá thành sản phẩm, chứng minh sự
chính xác của quyết định đầu tư vốn, thay đổi các công cụ hỗ trợ quyết định như
quyết định mua, sản xuất hay từ bỏ sản phẩm, quyết đinh cơ cấu sản phẩm cần tập
trung sản xuất …Việc thực hiện hệ thống ABC được các doanh nghiệp may trên thế
giới thử nhiệm và đạt được những kết quả đáng kể trong việc xác định chính xác chi
phí dẫn đến những cải tiến trong khả năng sinh lời. Theo các nhà nghiên cứu, lý do
quan trọng nhất cho việc áp dụng hệ thống ABC (thay vì các hệ thống chi phí truyền
thống) là sự cạnh tranh khốc liệt mà các doanh nghiệp may phải đối mặt với đối thủ
cạnh tranh, điều này chỉ có thể thực hiện được với những quyết định hợp lý trên cơ
sở các thông tin chính xác về chi phí.
Các nghiên cứu trước đây cũng khẳng định rằng hệ thống chi phí truyền thống
khơng đủ hỗ trợ các mục tiêu của doanh nghiệp may trong môi trường cạnh tranh
quốc tế và công nghệ tự động hóa vì nhiều lý do:

Thứ nhất: việc phân bổ các chi phí kinh doanh chung theo mối quan hệ với
khối lượng đã gây ra sự sai lệch trong giá thành sản phẩm. Một số sản phẩm được
phân bổ quá lớn trong khi những sản phẩm khác lại phân bổ q ít, khơng đúng với
bản chất sử dụng các nguồn lực để tạo ra sản phẩm. Như vậy, có những doanh
nghiệp lợi nhuận bị mất đi bởi giá quá cao và có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn
trong q trình định giá.


×