Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Những điều cần nhớ khi nuôi dạy trẻ nhạy cảm - Cách nuôi dạy trẻ nhạy cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.55 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những điều cần nhớ khi nuôi dạy trẻ nhạy cảm</b>



<b>Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu con mình có phải người nhạy cảm khơng? Nhạy</b>
<b>cảm có tốt cho bé và nên lưu ý gì khi ni dạy trẻ có đức tính này? Các bậc</b>
<b>phụ huynh hãy cùng tham khảo một số lời khuyên trong cách nuôi dạy trẻ</b>
<b>nhạy cảm sau đây.</b>


<b>Biểu hiện của trẻ nhạy cảm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trẻ em có khuynh hướng diễn giải và phản ứng lại các sự việc theo cách khác
nhau tùy theo tính khí của chúng. Những trẻ nhạy cảm thường hay động lịng trắc
ẩn, sáng dạ, sáng tạo và giàu trí tưởng tượng. Song, những trẻ này lại hay gặp khó
khăn khi bị stress và dễ bị rơi vào cảm giác lo lắng, khắc khoải.


Tuy nhiên, đối với các trẻ nhạy cảm, các bậc cha mẹ nên dạy chúng cách xử lý các
tình huống căng thẳng theo cách thức lành mạnh và có hiệu quả.


<b>Giúp đỡ trẻ hay cho chúng quyền tự quyết:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Bất cứ lúc nào có thể, cha mẹ hãy thử cho trẻ quyền tự giải quyết các việc liên
quan đến bản thân. Nếu cha mẹ nhảy vào can thiệp quá sớm, chẳng khác nào
chúng ta ngụ ý rằng trẻ thật vô dụng và những điều xảy ra với trẻ nằm ngồi tầm
kiểm sốt của chúng. Cho rằng mình vơ dụng chẳng khác nào trẻ đã đầu hàng về
mặt tinh thần.


Hãy nhớ rằng ngay cả khi cha mẹ tỏ ý giúp đỡ trẻ, việc giải cứu nhìn chung biểu
hiện chúng ta thiếu tin tưởng vào bản thân trẻ, đồng thời củng cố thêm ý nghĩ
trong đầu trẻ rằng chúng thiếu khả năng giải quyết những tình huống khó khăn.


<b>Trẻ nhạy cảm thường mong muốn làm vừa lòng người khác:</b>



Những trẻ nhạy cảm thường đặc biệt dễ bị tổn thương bởi những hành động hay
lời nói của những người khác. Trong khá nhiều trường hợp, trẻ nhạy cảm đã đánh
mất sự hồn nhiên của tuổi thơ khi chuyện này xảy ra. Thay vì vơ tư và tiếp xúc với
thế giới bên ngoài một cách vui vẻ và khơng chút gị bó, những trẻ nhạy cảm lại tỏ
ra quá e dè, ngại ngùng và bắt đầu lo lắng về việc người khác nhìn và phản ứng
với chúng ra sao.


Chúng thường cố gắng “đọc” ý nghĩ của người lớn hay nhóm đàn anh mỗi khi lo
lắng xem những yêu cầu của chúng sẽ được chấp nhận hay bị từ chối. Trẻ nhạy
cảm không thể tận hưởng những niềm vui hiện tại vì bận nghĩ xem chúng sẽ được
khen hay sẽ bị phản ứng lại ra sao.


<b>Hãy dạy trẻ tâm niệm rằng: “Gậy và Đá sẽ làm xương tơi gẫy, nhưng lời nói</b>
<b>sẽ chẳng bao giờ làm tổn thương tôi được”:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Những trẻ nhạy cảm có những suy nghĩ rất lạ, và sự nhạy cảm của chúng là một
phần tạo nên tính dễ động lịng trắc ẩn, dễ đồng cảm, và yêu thương. Chúng ta
không muốn thay đổi bản tính của trẻ, nhưng đồng thời cũng không muốn thấy
chúng quá dễ bị tổn thương trước những nhận xét hay hành động thô lỗ và vô tâm.


<b>Hãy thực hành những gì bạn dạy chúng:</b>


Trẻ nhạy cảm thường có ba hay mẹ cũng thuộc loại hay nhạy cảm. Nếu bản thân
cha hay mẹ nhạy cảm quá mức đối với những lời nói hay hành động xem thường
hay những nhận xét thiếu suy nghĩ hoặc thô lỗ, hãy cố gắng thay đổi cách phản
ứng của mình. Con bạn đang nhìn và học từ bạn đấy!


<b>Giúp trẻ hiểu rằng những trẻ khơng hạnh phúc có thể trở nên những trẻ độc</b>
<b>ác và tàn nhẫn:</b>



Hãy bắt đầu dạy trẻ rằng những gì người khác nói có liên quan đến chính họ nhiều
hơn là liên quan đến trẻ. Từ khi học tiểu học, trẻ có thể hiểu rằng người ta đơi lúc
nói những lời khơng đáng nói chỉ vì họ khơng cảm giác hạnh phúc hay đang chán
nản với chính bản thân họ.


<b>Dạy trẻ cách thư giãn và tự kiềm chế cơn giận:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cường và đối phó hiệu quả hơn trước những tình huống căng thẳng khi chúng giữ
được tâm trí tĩnh lặng, thư giãn.


<b>Cần chú ý điều gì khi ni dạy trẻ nhạy cảm?</b>


Nếu có con là người nhạy cảm, bạn cần lưu ý đến cả hai khía cạnh xấu và tốt trong
tính cách của trẻ. Các bé nhạy cảm thường suy nghĩ nhiều về phản ứng của người
khác nên thường lo lắng, rụt rè và trở nên gượng gạo trước mặt người ngoài.
Nhưng cũng nhờ có sự quan tâm đến mơi trường xung quanh mà các bé cũng có
được sự tốt bụng, biết cảm thơng, trực giác tốt và khả năng sáng tạo tiềm ẩn.


Cách ni dưỡng và chăm sóc của bố mẹ sẽ có tác động rất lớn đến các bé nhạy
cảm. Trẻ sẽ dần có biểu hiện tích cực nếu bố mẹ hiểu cho những lo sợ của bé
nhưng không để bé quá sa đà vào những cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra việc tạo điều
kiện cho bé ra ngoài, tiếp cận và trải nghiệm với xã hội một chút cũng giúp bé có
cái nhìn rõ ràng hơn về thế giới xung quanh chứ không chỉ đơn thuần là lo lắng, sợ
sệt.


Để bạn giúp bé lấy lại tinh thần, bố mẹ cũng nên thể hiện sự thấu hiểu với cảm xúc
của bé trước các tình huống nhưng vẫn cho bé thấy tình huống đó có thể giải quyết
được. Hãy để bé thấy thế giới xung quanh vô cùng tuyệt vời chứ không phải là
chốn hiểm nguy đầy rẫy như bé tưởng tượng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ở bên và
hỗ trợ bé xử lý với những tình huống bất lợi có thực trong cuộc sống. Với một


phương pháp cân bằng và đúng đắn, bạn sẽ giúp cô/cậu bé nhạy cảm của mình trở
nên hạnh phúc, khỏe mạnh và vững vàng về tinh thần trong tương lai.


</div>

<!--links-->

×