Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Hướng dẫn cách trồng rau lủi - Cách trồng rau lủi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.15 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Hướng dẫn cách trồng rau lủi



Tên gọi khác: Rau lúi


Tên khoa học: Gynura sp.


Họ cúc: Asteraceae


1. Đặc điểm hình thái và sinh thái


- Cây thảo mọc bị và hơi leo, dài 2 – 3m. Thân mọng nước, màu nâu tím, phân nhiều
nhánh. Lá dày, giịn, mọc cách, phiến lá hình mũi giáo, dài 4 – 12cm, rộng 2 – 4cm, khía
răng ở mép khơng đều; cuống dài cỡ 1cm. Thân và cuống màu tía. Cụm hoa ở ngọn cây.
Quả bế có ba cạnh, mang một mào lông trắng ở đỉnh.


- Nơi sống: Ven rừng, ven đồi, nơi ẩm, vách đá, bãi hoang ven suối, trên nương rẫy. Cây
ưa sáng hoặc chịu được bóng râm nhẹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Gynura nepalensis


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Rau lủi được xem như là một loại rau bổ, mát nên thường được dùng làm rau ăn. Rau lủi
có mùi vị rất đặc trưng khiến cho người ăn cảm thấy rất ngon miệng và thanh mát cổ
họng. Bà con dân tộc miền núi thường dùng loại rau này để trị một số loại bệnh như thấp
khớp, nhức mõi xương cốt…


- Thu hái và chế biến: Toàn cây có thể dùng làm rau ăn. Lá và ngọn non nấu canh với bột
ngọt hoặc tôm ngon như rau mồng tơi, hoặc có thể chần qua nước sơi rồi xào, trộn đều rất
ngon.


3. Hướng dẫn cách trồng rau lủi



Gynura sarmentosa


- Chọn hom: Hom được lấy từ thân bánh tẻ, hay ngọn nhưng khơng q non vì dễ bị thối
gốc hom.


- Cắt hom: Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài hom từ
10 – 20cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 – 5 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom chừa khoảng 1/3
lá, đem giâm vào luống. luống giâm bằng cát ẩm với độ ẩm vừa phải và có mái che nắng
mưa, có hệ thống phun sương tự động để luôn giữ ẩm cho hom sau khi giâm. Dùng que
nhọn chọc lỗ sâu 1 – 2cm sau đó cắm hom vào, dùng que1m chặt đất vào gốc hom. Hom
sau khi giâm khoảng 7 – 10 ngày bắt đầu có rễ, tiến hành đem trồng hoặc cũng có thể cắt
hom xong đem trồng ngay vào luống trồng nhưng phải đảm bảo có che bóng và thường
xuyên giữ ẩm cho hom giâm.


- Thời vụ: Trồng quanh năm, tốt nhất là đầu mùa xuân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Bón phân (Bón lót – lượng phân tính cho 1.000m2):


+ Phân chuồng hoai 1,5 – 2 tấn.


+ Phân Super lân 50 kg.


Sau khi trồng khoảng 2 tuần, nên bón bổ sung khoảng 2 kg Urê. Bón phân bằng cách trộn
phân vào trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt luống rau, sau khi tưới phân phải
tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau.


- Luống trồng: Lên luống nổi, chiều dài luống tùy theo kích thước vườn.


+ Chiều rộng: 1 – 1,2m.



+ Chiều cao mặt luống: 15 – 20cm.


+ Các luống cách nhau 0,3 – 0,4m. Có hệ thống thốt nước để có thể thốt nước mỗi khi
có mưa to và kéo dài.


- Cách trồng: Dùng bay tạo hố trồng (giâm thành cây rồi trồng) hoặc dùng que nhọn chọc
lỗ cắm hom vào luống. Khoảng trồng thẳng hàng ngang, dọc đảm bảo khoảng cách giữa
các cây từ 10 – 15cm. Trồng xong nén chặt đất, tưới nước cho đất dính chặt vào cây.


- Chăm sóc: Thường xun tưới nước giữ ẩm cho đất, đặc biệt vào mùa nắng hạn. Kết
hợp nhổ cỏ dại và phòng trừ sâu xám, sâu khoang và ốc sên ăn lá và chồi non.


- Thu hoạch: sau khi trồng cây rau có chiều cao từ 30 – 40cm thì có thể thu hoạch. Dùng
dao sắc cắt phần thân chồi lá non. Sau thu hoạch có thể bón thúc bằng nước phân chuồng
hoai để cung cấp dinh dưỡng cho đất và kích thích rau sớm đâm chồi, cành cho thu hoạch
nhiều hơn vào những đợt sau. Nên thay thế và trồng mới hàng năm để trẻ hóa và nâng cao
sản lượng rau.


</div>

<!--links-->

×