Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tải Phân tích lòng hiếu thảo của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương - Bài văn mẫu lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.67 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Phân tích lịng hiếu thảo của Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện</b>
<b>người con gái Nam Xương</b>


<b>Bài làm</b>


Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam.
”Truyền kỳ mạn lục”của ông là một tác phẩm đỉnh cao của thể loại truyện
truyền kì. Tác phẩm gồm 20 thiên truyện, trong đó ”Chuyện người con gái
Nam Xương” là một truyện ngắn xuất sắc viết về số phận người phụ nữ Việt
Nam lúc bấy giờ. Đọc truyện, em vô cùng cảm phục trước lòng hiếu thảo của
Vũ Nương.


Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, đây là thời kì xã hội phong kiến suy tàn, các tập
đoaàn phong kiến Lê-Trịnh-Mạc tranh giành quyền binh gây ra các cuộc nội
chiến kéo dài. Cuộc sống của nhân dân vô cùng lầm than, cực khổ. Quyền sống
của con người, nhất là người phụ nữ bị chà đạp, bị coi rẻ, coi khinh. Nguyễn
Dữ đã gửi gắm tinh thần nhân đạo vào tác phẩm mình viết. Một trong số đó là
“Chuyện người con gái Nam Xương”. Tác phẩm đã thể hiện được lòng hiếu
thảo của Vũ Nương như sau:


Chuyện kể về người con gái xinh đẹp, nết na tên là Vũ Thị Thiết. Nàng lấy
chồng là Trương Sinh, người cùng làng. Trương Sinh đi lính, để lại Vũ Nương
ở nhà. Nàng một mình sinh con, ni con, chăm sóc mẹ già khi bà bị ốm, lấy
lời ngọt ngào khuyên lơn mong bà sớm khỏi bệnh và lo ma chay chu tất khi bà
cụ qua đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

cả khi bà mất, nàng”hết lời thương xót”và đã báo hiếu rất chu toàn “lo ma
chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”. Nàng báo hiếu mẹ chồng như đối với
đấng sinh thành ra mình vậy. Đó là tình cảm rất đáng nể trọng. Khi ở dưới thủy
cung nghe lời Phan Lang kể về cảnh nhà cây cối mọc thành rừng, phần mộ tổ
tiên cỏ gai rợp mắt thì Vũ Nương đã ứa nước mắt, quả quyết ”tôi tất phải tìm


về có ngày để khỏi mang tiếng xấu xa”. Dù sống bình yên ở cõi khác, nàng vẫn
quan tâm lo lắng về nhà cửa, phần mộ tổ tiên. Tất cả mọi hành động, cử chỉ, lời
nói của Vũ Nương đã thể hiện tình cảm nàng dành cho mẹ chồng là vô cùng
chân thành. Nàng thật sự là một người con dâu hiếu thảo.


Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Vũ Nương điển hình cho vẻ đẹp truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam. Nguyễn Dữ đã có sáng tạo so với cổ tích,
thêm, bớt, thay đổi tình tiết để nhấn mạnh, làm nổi bật lòng hiểu thảo, vẻ đẹp
truyền thống của người phụ nữ. Nhà văn đã thành công trong việc miêu tả tâm
lí nhân vật qua củ chỉ, hành động, lời nói. Qua hình tượng nhân vật, tác giả đã
thể hiện tinh thần nhan đạo cao cả, đó chính là trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp lịng
hiếu thảo của Vũ Nương. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận và nhận biết rằng
mình nên hiếu thảo với cha mẹ.


</div>

<!--links-->

×