Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tải Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi, từ: "Súng nổ rung trời giận dữ... Rũ bùn đứng dậy sáng loà" - 2 Bài văn mẫu lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.51 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề bài: Bình giảng khổ thơ sau đây trong bài Đất nước của Nguyễn Đình </b>
<b>Thi, từ: "Súng nổ rung trời giận dữ... Rũ bùn đứng dậy sáng loà" Ngữ văn</b>
<b>12</b>


<b>Bài làm</b>


Chúng ta biết "Đất nước" tuy là một bài thơ ngắn, nhưng lại có dáng dấp một
khúc tráng ca thu nhỏ. Không phải ngẫu nhiên mà có thể gặp ở đây bức tranh
tồn cảnh về tổ quốc Việt Nam qua những thăng trầm lịch sử: Đất nước buồn
trong thu xưa, Đất nước ngày đổi mới, Đất nước chìm trong đau thương, Đất
nước vùng lên quật khởi. Mỗi phần tương đương với một chương tráng ca. Qua
những bước dài ấy, người ta cứ thấy ngời lên một sức sống Việt Nam kì diệu,
sức sống đã biến những người áo vải thành những anh hùng, biến một nước
Việt chân đất cần lao lam lũ thành nước Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Đây là khổ thơ kết lại tồn bài thơ, chưa lúc nào, hình ảnh Đất nước lại hiện ra
kì vĩ và hồnh tráng như thế:


<i>Súng nổ rung trời giận dữ</i>
<i>Người lên như nước vỡ bờ</i>
<i>Nước Việt Nam từ máu lửa</i>
<i>Rũ bùn đứng dậy sáng lòa</i>


Dẫu bốn câu thơ được viết rất chặt chẽ, chúng ta vẫn có thể thấy tự nó đã chia
thành hai phần khá rõ rệt. Hai câu trên phác ra khung cảnh để làm phông nền,
hai câu dưới tập trung khác hoạ hình ảnh Đất nước nối hình nối khối hằn lên
trên cái nền ấy. Nếu nửa trên có phần nghiêng về tả thực, thì nửa dưới lại đẩy
tính khái qt, hình tượng hiện ra vừa kì ảo vừa kì vĩ.


Ở chương Đất nước (trích trường ca "Mặt đường khát vọng"), khi hình dung về
đất nước, Nguyễn Khoa Điềm thường tựa vào hai bình diện, hai hình ảnh chính
là Đất và Nước (Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm... đất là nơi


con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc / nước là nơi con cá ngư ông móng
nước biển khơi... Đất là nơi chim về? Nước là nơi rồng ở). Trong khi đó, hai
bình diện chính, hai hệ thống ảnh chính mà Nguyễn Đình Thi lấy làm điểm tựa
để hình dung về một Đất nước tồn vẹn, lại là Đất và Trời (Đất nước đổi đời:
Gió thổi rừng tre phấp phới / Trời thu thay áo mới... Đất nước giành lại chủ
quyền: Trời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta.. Đất nước
đau thương: Ôi những cánh đồng quê chảy máu? Dây thép gai đâm nát trời
chiều...), Ở đây cũng thế, hình ảnh đất nước Việt Nam vùng lên được nhìn nhận
ở cả hai phía Bầu trời và Mặt đất:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Cả hai hợp lại thành một Tổ quốc Việt Nam tràn đầy hào khí. Nguyễn Đình Thi
đã dụng cơng trong việc tiết chế ngịi bút dồn khí lực vào bên trong để cuối
cùng bùng lên thành sự công phá. Tương ứng với điều này là hình tượng một
nước Việt Nam nung nấu đau thương, tích tụ căm hờn, âm thầm biến tất cả
thành sức mạnh để cuối cùng quật khởi vùng lên. Ban đầu là cái nấu nung bên
trong phát lộ ra thành nỗi bồn chồn: "những đêm dài hành quân nung nấu bỗng
bồn chồn nhớ mắt người yêu". Nó bật lên thành tiếng: "Từ gốc lúa bờ tre hồn
hậu đã bật lên những tiếng căm hờn". Rồi nó phát lộ ra thành tiếng kèn gọi
quân: "Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng", nó hiện ra trong vầng trán cháy
rực: "Trán cháy rực nghĩ trời đất mới"... Đó là q trình chuyển hố kì diệu bên
trong của sức sống dân tộc, q trình những người áo vải hố thành những anh
hùng : "Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh
hùng". Nhưng tất cả những điều đó chỉ nhằm vào cái đích cuối cùng là quật
cường đồng khởi. Bốn câu cuối cùng này là đỉnh điểm của cảm xúc thơ, cũng
là những nét vẽ cuối cùng hồn tất hình tượng đất nước của ngịi bút Nguyễn
Đình Thi. Có nhìn như thế, mới thấy giá trị nghệ thuật của hai tiếng súng nổ.
Nó đâu chỉ là một sự kiện chiến trận được tả thực. Nó cịn là hiệu lệnh quật
khởi. Hơn thế nữa, nó chính là cái khối chất nổ tích tụ bao năm trong lòng một
dân tộc bị dày xéo giờ đang bùng nổ thành sức công phá mãnh liệt, thành hào
khi xung trận vũ bão, thành hào khí chiến thắng.



Bức tranh hồnh tráng sử thi về đất nước được vẽ bằng những nét bút lớn, đầy
tính khái quát tượng trưng: Súng nổ rung trời giận dữ. Lời thơ cũng đạt đến
một độ hàm súc cao. Hai chữ giận dữ khiến cho ý thơ thật đa nghĩa. Bởi nó có
tới hai chữ từ. Đó là tiếng súng giận dữ của con người hay bầu trời cũng đang
nổi giận với kẻ thù? Có lẽ là cả hai. Tội ác của chúng gieo rắc bao năm khiến
cho trời không dung đất không tha.


Nếu câu thứ nhất mở lên chiều cao, thì câu thứ hai lại trải ra bề rộng. Hình ảnh
Người lên như nước vỡ bờ được gợi hứng trực tiếp từ những biển người tràn
lên cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám và lớp lớp chiến sĩ xông lên
phá bốt diệt đồn giành lại đất đai trong những năm kháng chiến. Những ấn
tượng thực ấy được tái tạo cùng một thành ngữ quen thuộc: Tức nước vỡ bờ.
Cả hai hòa vào nhau trong một câu thơ vừa có sức gợi tả vừa cách điệu tượng
trưng. Người đọc có thể hình dung một biển người đang vùng lên, một khí thế
mạnh mẽ cứ tràn đi cuốn phăng tất cả. Thật ít có hình ảnh nào thể hiện sức
mạnh của chiến tranh nhân dân bằng hình ảnh nước vỡ bờ như thế.


Trên cái phơng nền ấy, hình tương đất nước hiện lên như một thực thể vừa kì
ảo vừa kỳ vĩ:


<i>Nước Việt Nam từ máu lửa</i>
<i>Rũ bùn đứng dậy sáng lòa</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đây là một tư thê lẫm liệt, một biểu trưng cao đẹp. Thế là. từ hình ảnh thật vẽ
một chiến sĩ, thi sĩ đã nâng tầm vóc lên thành hình ảnh của cả đất nước. Nói rõ
hơn, bằng lối tư duy đậm chất huyền thoại, người làm thơ đã làm cho hình ảnh
cá biệt nhỏ nhoi thành một hình tượng khổng lồ, kì ảo, hồnh tráng. Nếu máu
lửa là nỗi đau thương, thì bùn đen là nỗi nhục nhằn nơ lệ. Hình ảnh thơ diễn tả
một nước Việt Nam bị vùi trong đau thương, bị nhấn sâu xuống bùn đen nô lệ


vụt đứng lên như một thiên thần. Rũ bỏ bùn nhơ, tỏa sáng hào quang. Đây là
quy luật kì diệu của sức sống Việt Nam khi đương đầu với ngoại xâm. Đâu
phải ngẫu nhiên, sau này, khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, Nhà thơ Tố
Hữu cũng viết:


<i>Ôi Việt Nam từ trong biển máu</i>
<i>Người vươn lên như một thiên thần</i>


Phải nói rằng, chất liệu ngơn từ đã được Nguyễn Đình Thi sử dụng rất thành
công. Người đọc không thể không thấy hệ thống những động từ, tính từ được
sử dụng ở đây đều thuộc cường độ mạnh mẽ chói gắt: nổ rung trời, vỡ bờ, giận
dữ, máu lửa, sáng lòa ... Và dường như chúng đều từ những cảm xúc mang tính
trực quan mà được tượng trưng hố. Nếu khơng có nguồn ngữ liệu ấy, hình
tượng thơ khó vượt khỏi tầm mức tả thực để có được tầm vóc tượng trưng kì vĩ
như thế.


Làm nên thành cơng của khổ thơ này, khơng thể khơng tính cơng cho thể loại
thơ lục ngơn. Trong tồn thi phẩm, thể lục ngơn được dùng tới hai lần (Trước
đó là khổ thơ lên án tội ác của thằng giặc Tây, thằng chúa đất). Nhưng đắc
dụng hơn cả vẫn là lần này. Cả nhịp chân lẫn nhịp lẻ của thể lực ngôn đều được
phát huy đúng lúc.


Hai câu đầu nghiêng về nhịp chẵn. Đến câu thứ ba. nó bất ngờ thay đổi nhịp
2/2/2 dàn trải dừng lại Nhịp 3/3 bật sức trỗi lên:


Nước Việt Nam / từ máu lửa


Khác nào một đột biến khơng có nhịp điệu ấy thật khó mà biểu hiện cho sắc nét
cú đột khởi vươn mình thành khổng lồ, thành thiên thần của hình tượng Đất
nước. Hình và Nhạc đã hỗ trợ nhau hay đã hóa thân vào nhau, thật khó mà


phân biệt được.


Bài thơ mở đầu bằng hương cốm hiền hòa trong những sáng thu muôn thuở để
rồi kết thúc bằng hình ảnh quật cường, vừa dữ dội vừa oai hùng. Chỉ riêng điều
đó dù cho ta thấy sức sống kì diệu nào đã biến một nước Việt Nam hiền hoà
thành một nước Việt Nam bất khuất. Khổ thơ kết này chính là cái thời điểm
chót cùng của cuộc hố thân màu nhiệm đó


<b>Bài làm 2</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Việt Nam từ trong đau thương nô lệ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã vùng lên
đấu tranh giành thắng lợi huy hoàng với niềm tin yêu sáng ngời được kết thúc
bằng bốn câu thơ đầy hào hứng:


Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa


Ngay câu thơ đầu tiên của khổ thơ tác giả đã cho người đọc thấy một loạt
hình ảnh tiếng súng. Đó khơng phải là những tiếng súng nổ lẹt đẹt mà là tiếng
súng nổ giận dữ, đó là tiếng súng nổ rung trời đồng thời đó cũng là sự giận giữ
của lòng người. Những dàn súng lớn của quân ta vào đồn bốt của giặc không
chỉ bắn ra bằng những viên đạn đồng mà còn được bắn bởi những viên đạn
nhồi bằng thuốc nổ căm hờn của lòng người dân Việt Nam được nén chặt từ
hàng năm nay dưới ách xâm lược của thực dân Pháp “Thằng giặc Tây thằng
chúa đất đứa đè cổ, đứa lột da” chính vì thế mà chúng mới có sức rền vang
mạnh mẽ đến mức làm rung chuyển cả trời đất. Hình ảnh đó làm ta liên tưởng
đến những câu thơ của Nguyễn Trãi khí thế tiến công mạnh như vũ bão của
nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh:



Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lan trúc chẻ tro bay
Đánh một trận sạch khơng kình ngạc


Đánh hai trận tan tác chim mng


(Bình Ngơ đại cáo – Nguyễn Trãi)
Nếu câu thơ trên nhà thơ miêu tả sức mạnh của dân tộc qua hình ảnh tiếng
súng thì đến câu thơ này là hình ảnh con người hiện lên “như nước vỡ bờ”. Câu
thơ vừa mang đậm ý nghĩa hiện thực mà lại giàu ý nghĩa tượng trưng, diễn tả
hình ảnh từng binh đồn xơng lên chiếm lấy cao điểm cuối cùng trong một trận
đánh nào đó vừa diễn tả sức mạnh quật khởi của cả dân tộc bị áp bức nơ lệ.
Hình ảnh này được thể hiện thật rõ rệt qua bút pháp so sánh tài tình của tác giả
với cách vận dụng thành ngữ giản dị dễ hiểu mà giàu ý nghĩa tượng trưng
“Người lên như nước vỡ bờ”. Hai câu thơ trên với nhịp thơ ngắn, nhanh, mạnh
như những bước chân đang dồn dập xông lên với khí thế chiến đấu vơ cùng
mạnh mẽ quyết liệt của quân và dân ta:


Súng nổ rung trời / giận dữ
Người lên / như nước/ vỡ bờ


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nam từ kiếp nô lệ tâm hồn đau thương đã vượt qua những trận chiến ác liệt đầy
“máu lửa” để làm nên những chiến cơng chói lọi huy hồng:


Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa


Hai câu thơ tạo nên hai hình ảnh đối lập đã làm nổi bật sự quật khởi vĩ đại
của đất nước. Động từ “rũ” chỉ tác động mạnh mẽ dứt khoát mau lẹ. Trong phút


chốc chúng ta đã rũ sạch mọi quá khứ bùn nhơ và hiện lên với một tư thế như
một dũng sỹ thật oai phong lẫm liệt “đứng dậy sáng lòa”, sáng lịa là ánh sáng
của hào quang, nó cịn gợi cho ta cảm giác từ bóng tối đột ngột bước ra ánh
sáng. Đó là ánh sáng của chiến cơng, của tư thế làm chủ đất nước.


Bốn câu thơ đã tạo được một bức tranh hào hùng với bối cảnh vừa rộng lớn
vừa hiện thực vừa tượng trưng phảng phất màu sắc thần thoại và cảm hứng
lãng mạn. Và có lẽ đó cũng là những hình ảnh thực mà nhà thơ Nguyễn Đình
Thi đã từng chứng kiến ở chiến trường Điện Biên Phủ lịch sử. Trong tiếng súng
đại bác dồn dập rền vang các chiến sỹ của ta từ các chiến hào đầy bùn đỏ ào ạt
xông lên như những thác người tràn vào chiếm lấy cố thủ cuối cùng của quân
Pháp ở đồi Him Lam:


“Tơi thấy các anh mình đầy bùn nhưng khi nhảy lên trên mặt đất, các anh
hiện ra chói lịa trong ánh nắng”.


Trong giờ phút lịch sử huy hoàng ấy, trước mắt nhà thơ như sừng sững vụt
lên chân dung của nước Việt Nam mới, chói ngời trên cái nền lửa máu bùn lầy,
khói đạn trong khơng gian dồn dập rền vang tiếng súng nổ rung trời. Phải
chăng đó là hình ảnh thu nhỏ của khơng khí Cách mạng tháng Tám, của cuộc
kháng chiến chống Pháp oanh liệt và hào hùng đã đi vào sử sách:


Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng


(Tố Hữu)
Và chỉ trong những giây phút lịch sử ngắn ngủi, dân tộc đất nước ta đã hóa
thân lột xác từ địa vị nô lệ không tên tuổi bỗng chốc trở thành:


Việt Nam dân tộc anh hùng


Mà lòng bốn biển nhịp cùng lòng ta


Sau này cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy hi sinh gian khổ hoàn tồn chiến
thắng nhà thơ Tố Hữu cũng có những câu thơ đầy tự hào như Nguyễn Đình
Thi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

(Việt Nam máu và hoa)
Chỉ có bốn câu thơ với hai mươi tư chữ đã kết tinh được chủ đề tư tưởng
của bài thơ Đất nước. Đoạn thơ có những câu thơ ngắn ngắt nhịp đều đặn tạo
được một âm hưởng dõng dạc hùng tráng. Nó xứng đáng là một bức điêu khắc
bằng thơ đựng lên được một tượng đài hào hùng của dân tộc, trong những giây
phút huy hồng chói sáng nhất của lịch sử.


</div>

<!--links-->

×