Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

“Lấy biến để thắng”, bí quyết thành công trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.32 KB, 2 trang )

“Lấy biến để thắng”, bí quyết thành công
trong kinh doanh
Nguồn: doanhnhan360.com
Thị trường luôn biến động, nếu các doanh nghiệp không biết cách ứng biến
linh hoạt để đáp ứng những đòi hỏi mới của thị trường sẽ rất khó tồn tại và
phát triển.

Xe hơi không chỉ là phương tiện để đi lại
Lanling là một chiếc xe đạp có lịch sử trên 100 năm của Anh quốc, nổi tiếng với
nhãn hiệu “Đầu phượng” đã từng làm mưa, gió trên thương trường. Song thời thế
biến đổi, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, xe máy và xe hơi đã dần dần thay
thế xe đạp trong chức năng làm phương tiện đi lại. Số lượng xe đạp của Lanling
bán ra ngày một giảm. Đến năm 1987, nhà máy lỗ gần 10 triệu USD và phải sa
thải hàng loạt công nhân, bán bớt tài sản, rồi sang hẳn tên cho một công ty khác.
Để cứu vãn nhà máy đã tồn tại cả trăn năm, ban lãnh đạo mới cho người đi tìm
hiểu thị trường để tìm ra câu trả lời vì sao xe đạp của công ty bán chậm. Hoá ra
nguyên nhân ế hàng của họ là do xe đạp tuy chất lượng tốt nhưng hình dáng cũ kỹ,
ít thay đổi, màu sắc đơn điệu vả lại bây giờ người ta ít dùng xe đạp như một
phương tiện đi lại. Từ đó, ban lãnh đạo nhà máy quyết định chuyển mục đích sử
dụng của xe đạp từ phương tiện đi lại thành dụng cụ thể thao, đồ chơi thể thao.
Theo đó, các bộ phận trong nhà máy dành nhiều thời gian cải tiến mẫu mã xe đạp
thành xe đua, xe leo núi, xe đạp địa hình, xe để đi picnic, xe đồ chơi cho thiếu nhi
với các loại kích thước màu sắc đa dạng. Và người tiêu dùng bắt đầu thấy xuất
hiện trên các show-room các hình ảnh về những loại xe bánh to, bánh nhỏ khác
nhau, màu sắc sặc sỡ, có cái bẻ gập lại được để buộc sau balô, có cái dành cho hai
người cùng đạp,… thay thế hình ảnh cũ kỹ, nặng nề, cồng kềnh của xe “Đầu
phượng”. Nhiều người đã đến xem và sau đó hàng làm ra đến đâu, bán hết đến đó.
Nhà máy đã chuyển từ nguy cơ đóng cửa sang làm ăn phát đạt nhờ ban lãnh đạo
biết vận dụng chữ “biến”.

Bánh không cần to


Hambuger là loại bánh ăn nhanh rất thuận tiện và được mọi tầng lớp người tiêu
dùng trên thế giới ưa chuộng. Mỹ là một đất nước giàu có, sức mua lớn nên các
hãng hambuger đều lấy “to” để chiêu khách hàng. Nhưng rồi phong trào luyện tập
giữ eo và cho khoẻ đã trở thành mốt thời thượng. Nhiều khách hàng rất sợ béo bởi
nó làm mất đi sự thon thả, đẹp đẽ nên trong ăn uống họ trở nên chừng mực. Mua
một chiếc hambuger “to” phải 2 người cùng ăn, nếu không chỉ ăn một nửa, còn lại
ném vào thùng rác, quá lãng phí! Tình hình này khiến hàng loạt các cửa hàng phải
thu hẹp sản xuất, thậm chí chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Trong bối cảnh
đó, Lipnai và Ripsic quyết định cùng nhau hùn vốn mở một cửa hiệu bánh
hambuger. Cửa hàng của họ rất đông khách và lợi nhuận thu được rất lớn khiến
nhiều người ngạc nhiên. Hoá ra bí quyết của họ rất đơn giản: trong khi các hiệu
bánh hambuger truyền thống lấy “to” làm chính thì cửa hàng của họ chỉ sản xuất
loại bánh hambuger chỉ bằng 1/3 đến 1/4, thậm chí 1/5 bánh to. Khách hàng tha hồ
lựa chọn cỡ bánh theo nhu cầu của mình. Về giá, trước đây khách hàng mua bánh
to với giá 2 USD thì nay mua một chiếc bánh bằng 1/3 với giá 1 USD, ăn hết thấy
thích thì mua tiếp, còn chủ cửa hàng lại lãi nhiều hơn so với sản xuất bánh to.
Nhờ vậy, cửa hàng hambuger mini ngày càng làm ăn phát đạt, đến nay đã có hàng
nghìn đại lý trên khắp nước Mỹ. Trong lúc đó, các cửa hàng sản xuất bánh to phải
thu hẹp lại.
Như vậy, thiết nghĩ bí quyết “lấy biến để thắng” sẽ rất linh nghiệm nếu biết cách
vận dụng lúc khó khăn. Điều này về bản chất chính là sự linh hoạt của doanh
nghiệp thay đổi phù hợp với tình hình mới. Nếu không biết cách “chạy theo thị
trường” mà cứ “khư khư cái thói quen bảo thủ, truyền thống” thì rất có thể sẽ sa
sút, đứng nhìn các đối thủ của mình làm ăn phát đạt

×