Tiết 42
Ngày giảng:7A…. ………….
7B……………… KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Kiểm tra việc nắm kiến thức về nội dung và nghệ thuật các VB đã
học (Từ bài 3 ->bài 8).
2. Kỹ năng: Rèn luyện khả năng nhận biết, hiểu nội dung và nghệ thuật một tác
phẩm VH; vận dụng phân tích.
3. Thái độ: Lòng yêu môn văn; ý thức trung thực khi làm bài kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ma trËn,®Ò ,®¸p ¸n,biÓu ®iÓm.
2. Học sinh: Ôn các VB từ bài 3 ->bài 8.
III. Tiến trình dạy – học:
1. Ổn định tổ chức lớp(1’): 7A..…………… 7B…………………….
2. Bài kiểm tra:
MA TRẬN:
Mức
độ
nh
ận
th
ức
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
TNKQ TNTL TNKQ TNTL TNKQ TNTL Ý Điểm
1. Ca dao
1
1
2
0,5
1
3
4 4,5
2. Thơ trữ
tình
3
1,5
1
4
4 5,5
Tổng
1
1
5
2
2
7
8 10
CÂU HỎI:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước ý trả lời đúng cho các câu
hỏi sau (mỗi ý đúng 0,25 điểm):
1. Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc “chín chữ cù lao” mà bài ca
dao “Công cha như núi ngất trời…” nói tới:
A. Sinh đẻ B. Nuôi dưỡng
C. Dạy dỗ D. Dựng vợ gả chồng
2. Cách tả cảnh của 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người có
đặc điểm chung gì ?
A. Gợi nhiều hơn tả
B. Tả rất chi tiết những hình ảnh thiên nhiên
C. Chỉ tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất
D. Chỉ liệt kê địa danh chứ không miêu tả
3. Bài thơ “Sông núi nước Nam” được ra đời trong cuộc kháng chiến nào ?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
C. Trần Quang Khải chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương
D. Quang Trung đại phá quân Thanh
4. Bài thơ “Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì ?
A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm
được
B. Nước Nam là một đất nước văn hiến
C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh
D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm
Câu 2 (1 điểm): Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B cho phù hợp giữa
địa danh và đặc điểm được nói đến trong bài ca dao “Ở đâu năm cửa nàng
ơi…”:
A B
1. Sông Lục Đầu a. có thành tiên xây
2. Núi Đức Thánh Tản b. sáu khúc nước xuôi một
dòng
3. Sông Thương c. thắt cổ bồng, có thánh sinh
4. Tỉnh Lạng d. bên đục bên trong
đ. thiêng nhất xứ Thanh
Câu 3 (1 điểm): Trong những nhận xét sau, nhận xét nào đúng, nhận xét nào
sai ? Đúng khoanh vào chữ Đ, sai khoanh vào chữ S:
a) Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều viết bằng thể thơ
thất ngôn bát cú.
Đ
S
b) Hai bài thơ đã diễn tả tình bạn thân thiết gắn bó của những tâm hồn tri âm.
Đ
S
c) Hai bài thơ đều kết thúc bởi ba từ “ta với ta” nhưng nội dung thể hiện của
mỗi bài hoàn toàn khác nhau.
Đ S
d) Hai bài thơ đều có cách nói giản dị, dí dỏm.
Đ
S
Phần II: Trắc nghiệm tự luận
Câu 1(3 điểm): Chép ra 4 câu ca dao có mở đầu bằng “thân em” ? Theo em câu
nào hay nhất ? Vì sao?
Câu 2 (4 điểm): Phân tích cái hay của việc dùng cụm từ “ta với ta” ở mỗi câu
thơ kết trong 2 bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi
nhà” ?
d) ĐÁP ÁN:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu 1.1 1.2 1.3 1.4 2 3
Đáp án
D A B A
Nối: 1-b; 2-c;
3-d; 4- a
a, c: Đ
b,d:S
Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 1 1
Phần II: Trắc nghiệm tự luận
Câu 1: - Ý 1 (1 điểm): Chép đủ 4 câu ca dao có mở đàu bằng “thân em”
(Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm).
- Ý 2 (2 điểm): Phân tích được nội dung nghệ thuật của 1 câu ca dao
vừa chép.
Câu 2: HS phân tích được:
- Câu kết ở bài “Qua Đèo Ngang” dùng cụm từ “ta với ta”: dùng 2 chữ “ta”
nhưng chỉ là một mình nhà thơ cô đơn giữa núi đèo bát ngát, không biết
chia sẻ nỗi niềm cùng ai. (2 điểm)
- Câu kết ở bài “Bạn đến chơi nhà”: dùng cụm từ “ta với ta” nhưng chỉ 2
người bạn, 2 người có chung nỗi niềm, tâm trạng. (2 điểm)
3. Thu bài:
- Số lượng bài:
- Đánh giá, nhận xét.
4. Hướng dẫn học ở nhà(1'): Tìm hiểu bài “Từ đồng âm”.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau bài dạy:
.............................................................................................................................................................................................................
...................
.............................................................................................................................................................................................................
...................
.............................................................................................................................................................................................................
...................
.............................................................................................................................................................................................................
...................