Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

DE THI TRAC NGHIEM CD 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.1 KB, 5 trang )

ĐỀ THI TRẮC NGHIÊM
MÔN :GDCD 9
NĂM HỌC:2010-2011
I/*Khoanh tròn câu trả lời đúng:
Câu 1.Hành vi nào sau đây đúng với phẩm chất chí công vô tư?
A.Giải quyết công việc thiên vị. B.Sống ích kỉ chỉ lo cho lợi ích cá nhân.
C.Tham lam vụ lợi. D.Cố gắng vươn lên thành đạt bằng tài năng.
Câu 2.Biểu hiện nào sau đây thiếu tự chủ?
A.Biết tự kiềm chế những ham muốn của bản thân.
B.Có lậ trường vững vàng trước những sự việc.
C.Nóng nảy,vội vàng tron hành động.
D.Có thái độ hòa nhã,từ tốn trong giao tiếp.
Câu 3.Truyền thống tốt đẹp của Việt Nam bao gồm:
A.Truyền thống yêu nước,đoàn kết,nhân nghĩa. B.Truyền thống về văn hóa.
C.Truyền thống về nghệ thuật . D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 4. Câu tục ngữ “Có cứng mới đứng đầu gió” thể hiện phẩm chất nào?
A.Tự tin C.Tự chủ
B.Tự trọng D.Kỉ luật.
Câu 5. Biểu hiện của sự hợp tác:
A.Hợp tác với nhau để cùng chống lại một số người.
B.Hợp tác với người khác chỉ nhằm mục đích của mình.
C.Cùng nghiên cứu để tìm ra phương thuốc đặc trị chữa bệnh hiểm nghèo.
D.Liên kết với nhau để để khai thác gỗ trái phép và chống lại kiểm lâm.
Câu 6.. Giải quyết công việc theo lẽ phải,vì lợi ích chung là người:
A.Chí công vô tư. C.Năng động sáng tạo
B.Tự chủ. D.Tất cả đều sai.
Câu 7. Thế nào là biểu hiện của dân chủ?
A.Dân biết. B.Dân bàn. C.Dân làm,dân kiểm tra. D.CảA,B,C đều đúng.
Câu 8.Người tự chủ là người:
A.Làm chủ được suy nghĩ,tình cảm,hành vi mọi lúc.mọi nơi.
B.Biết tuân theo kỉ luật.


C.Biết tôn trọng lẽ phải.
D.Biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu 9.Câu tục ngữ nào nói về truyền thống,cội nguồn tổ tiên?
A.Thương người như thể thương thân. C.Con chim có tổ con người có tông.
B.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D.Tôn sư trọng đạo.
Câu 10. Hoạt động ,hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống
tốt đẹp của dân tộc?
A.Không chăm lo học tập. B.Nói năng không lễ phép với thầy cô giáo.
C.Đập phá đền,đình,miếu mạo. D.Chăm chỉ siêng năng học tập để lập nghiệp.
Câu 11. Hoạt động,hành vi nào góp phần bảo vệ hòa bình:
A.Gây xung đột chia rẽ sắc tộc. B.Khủng bố,dùng vũ lực đe dọa các nước khác.
C.Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
D.Giao lưu ,trao đổi,học hỏi kinh nghiệm văn hóa,KH-KT giữa các quốc gia.
Câu 12.Khi được cơ quan giao việc gì,dù khó khăn đến mấy anh Bvẫn hoàn thành một
cách xuất sắc.Vậy anh B là người:
A.Có kỉ luật cao. C.Năng động sáng tạo.
B.Biết tự chủ . D.Làm việc có năng suất,chất lượng,hiệu quả.
Câu 13. Năng động sáng tạo có ý nghĩa,lợi ích gì?
A.Đem lại sự tự tin. C.Đem lại sự thành công.
C.Đem lại niềm vinh dự. D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 14.Hợp tác cùng phát triển trên lĩnh vực nào?
A.Kinh tế. B.Văn hóa-giáo dục. C.Y tế-khoa học D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 15. Hiệp hội các nước ASEAN được thành lập vào thời gian nào?
A. 07/1967. B.08/1967. C.09/1967. D.10/1967.
Câu 16.Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của:
A.Những nước lớn. B.Những nước từng bị chiến tranh xâm lược.
C.Những nước có tiềm lực quân sự mạnh. D.Toàn nhân loại.
Câu 17.An là một học sinh luôn áp dụng các kiến thức Sinh học,Công nghiệp,Vật lí…vào
việc đồng án giúp bố mẹ.Vậy An là người?
A.Tôn trọng lẽ phải. C..Biết hợp tác cùng phát triển.

B.Có kỉ luật. D.Năng động và sáng tạo.
B.Không can thiệp vào nội bộ của nhau. D.Tất cả đều đúng.
Câu 18. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Sợ hãi,bình tĩnh,cư xử,vội vàng,nóng nảy,ôn
tồn,lịch sự,điều chỉnh,mềm mỏng,chán nản,kiểm tra,đánh giá,thái độ.
Trước mọi sự việc,người có tính tự chủ thường tỏ ra……..(1)..không……..(2)….Người
khi gặp khó khăn không…………(3)hoặc trong cư xử với người khác thường tỏ ra
……….(4)….Những người có tính tự chủ luôn biết tự……..(5)…bản thân mình,luôn biết
tự…………(6)..lời nói và việc làm để sữa chữa những điều không đúng trong…….(7)…
và cách…………..(8)của mình.
Câu 19.Điền vào chỗ trống: chủ động,nhắc nhở,áp lực,lao động,cải tiến,cái mới,chất
lượng,hiệu quả.
A .Lao động là tự giác……(1)..làm việc không đợi ai …..(2)..không phải do….(3)……
từ bên ngoài.
B.Lao động sáng tạo là trong quá trình …….(4)..luôn luôn suy nghĩ…….(5)….để tìm tòi
…………(6)..tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao…..(7)……và
……………..(8) lao động.
Câu 20.Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:
A B
1.Biết tự kiềm chế ham muốn của bản thân , a.Chí công vô tư.
điều chỉnh hành vi thaí độ trong các tìnhhuống khác nhau.
2.Ông bà Minh đã vui vẻ chấp nhận giải phóng b. Bảo vệ hòa bình.
mặt bằng để làm đường
3.Đấu tranh,phản đối chiến tranh và phát triển vủ khí hạt nhân. c.Tự chủ.
4.Tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của
dân tộc. d.Hợp tác cùng phát triển
5.Các bạn trong lớp thành lập nhóm học tập giúp nhau
cùng tiến bộ.
e.Kế thừa và phát
huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc.

HỌC KÌ II
I.TRẮC NGHIỆM
*Khoanh tròn câu trả lời đúng:
Câu 1.Trong các quyền sau,quyền nào là quyền lao động?
A.Quyền sở hữu tài sản. C.Quyền sử dụng đất.
B.Quyền mở trường dạy học,đào tạo nghề. D.Cả 3 quyền trên.
Câu 2.Những hành vi nào thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường?
A.Cần khắc phục ô nhiễm môi trường do hành động của mình gây ra.
B.Tuân thủ các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
C.Trách nhiệm bảo vệ môi trường là của nhà nước.
D.Cả A,C đúng.
Câu 3.Em đồng ý với ý kiến nào sau đây:
A.Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân.
B.Trong gia đình,chồng là người quyết định mọi công việc.
C.Kết hôn khi nam từ 20 tuổi,nữ từ 18 tuổi trở lên.
D.Kết hô khi nam ,nữ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 4.Bình 16 tuổi có thể tìm việc bằng cách nào?
A.Nhận hàng của cơ sở sản xuất về gia công
B.Xin vao biên chế làm viêc trong cơ quan nhà nước
C.Vay tiền của ngân hàng về để kinh doanh.
D.Đứng ra làm giám đốc công ty.
Câu 5.Hành vi nào sau đây thể hiện bảo vệ tổ quốc?
A.Đăng kí nghĩa vụ quân sự. C.Không tố cáo tội phạm.
B.Không chấp hành lệnh nhập ngũ D.Tự ý chụp ảnh khu quân sự.
Câu 6.Việc làm nào biểu hiện thanh niên thiếu trách nhiệm?
A.Cha mẹ cho học,cứ học không cần nghĩ ngợi làm gì.
B.Sống, học tập,làm việc luôn luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình,xã hội.
C.Không cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
D.Học tập vì quyền lợi của bản thân.
Câu 7.Thuế có tác dụng gì?

A.Ổn định thi trường C.Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
B.Theo định hướng của nhà nước. D.Cả 3 ý trên.
Câu 8.Lí tưởng sống của thanh niên trong thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa là gì?
A.Dũng cảm,gan dạ trước mọi thế lực và âm mưu của kẻ thù.
B.Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. C.Phấn đấu để làm giầu.
D.Đem tài năng-trí tuệ-sức lực để góp phần xây dựng đất nước đi lên.
Câu 9.Quyền tự do kinh doanh do ai quyết định?
A.Pháp luật . B.Hiến pháp. C.Công dân. D.Nhà nước.
Câu 10.Hôn nhân nào đúng pháp luật ?
A.Nam 20,nữ 18. B.Nữ 20,nam 18.
C.Xây dựng gia đình cần có tình yêu.
.D.Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ.
Câu 11.Theo luật lao động,người lao động có ít nhất là bao nhiêu tuổi?
A.Đủ 15 tuổi. B.Dưới 15 tuổi. C. 14 tuổi. D.13 tuổi.
Câu 12.Quyền nào sau đây là quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là gì?
A.Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe. C.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B.Quyền được học tập. D.Quyền bầu cử quốc hội và hội đồng nhân dân.
Câu 13.Vì sao không nên kết hôn sớm trước tuổi?
A.Chưa có ý thức về vấn đề hôn nhânB.Cơ thể chưa phát triển đầy đủ.
C.Chưa có khả năng đảm bảo cho một gia đình
D.Vì ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và con,pháp luật không cho phép.
Câu 14.Vì sao người lao động phải báo trước khi muốn nghỉ việc?
A.Để được hưởng lương cao B.Để kéo dài thời gian làm việc.
C.Để người chủ có thời gian tìm người khác .
D.Để đi tìm việc nơi khác dễ hơn.
Câu 15.Những việc làm làm nào thể hiện có trách nhiệm với babr thân,gia đình và xã
hội của thanh niên?
A.Ra sức học tập nâng cao trình độ văn hóa.C.Rèn luyện khả năng lao động.
B.Tu dưỡng đạo đức rèn luyện lối sống. D.Cả 3 ý trên.
Câu 16.Lứa tuổi nhập ngũ cao nhất là bao nhiêu?

A. 25 tuổi. B.26 tuổi. C.27tuổi. D.28 tuổi.
Câu 17.Hoàn thành các khái niệm bằng cách điền các từ ngữ vào dấu….trong các câu
sau:
A…………là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng,tự
nguyện.
B………….là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào
ngân sách nhà nước.
C…………..là hoạt động sản xuất ,dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi
nhuận.
Câu 18.Điền và chỗ trống: thu nhập,ngân sách,nghĩa vụ,việc chung,hôn nhân,bình
đẳng,tự nguyện,pháp luật,1 nam 1 nữ.
A.Thuế là một phần trong…..(1)..mà công dân và tổ chức kinh tế có.... (2).nộp vào…(3)..
Nhà nước để chi tiêu cho những….(4).
B……(1).là sự liên kết đặc biệt giữa…..(2).dựa trên cơ sở……(3)được…….(4)thừa nhận.
Câu 19. Điền vào chỗ trống: hoạt động chính trị,chủ yếu,của cải,chuẩn mực đạo đức.
A.Lao động là hoạt động………của con người nhằm tạo ra………….
B.Sống có đạo đức là suy nghĩ và hành động theo………xã hội.
C.Quyền tham gia quản lý nhà nước là…………quan trọng của công dân.
Câu 20.Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:
A. B
1.Vi phạm pháp luật Hành chính. a.Giao hàng không đúng hợp đồng.
2.Vi phạm pháp luật Hình sự . b.Không thực hiên nội qui ATLĐ.
3.Vi phạm pháp luật Dân sự. c.Trộm cắp tài sản.
4.Vi phạm kỉ luật. d.Lấn chiếm lòng lề đường,vỉa hè.
e.Đi xe đạp vượt đèn đỏ.
ĐÁP ÁN :GDCD 9
HỌC KÌ I
Câu 1.D ;2C;3D;4C;5C;6A;7D;8A;9C;10D
Câu 11D;12D;13D;14D;15B;16D;17D;
Câu 18 :bình tĩnh,sợ hãi,chán nản,lịch sự,điều chỉnh,đánh giá,thái độ,cư xử.

Câu 19 :A.chủ động, nhắc nhở,áp lực.
B.lao động,cải tiến,cái mới,chất lượng,hiệu quả.
Câu 20. :1c-2a-3b-4
e
-5d.
HỌC KÌ II
Câu 1B ;2D ;3C ;4A ;5A ;6B ;7D ;8D ;9A ;10A.
Câu 11 A;12D;13D;12C;15D;16A;
Câu 17.A-hôn nhân;B-thuế;C-kinh doanh.
Câu 18.A 1-thu nhập;2-nghĩa vụ;3-ngân sách;.4-việc chung;
B.1-hôn nhân;2-1 nam 1 nữ;3-bình đẳng,tự nguyện,4-pháp luật.
Câu 19.A-chủ yếu,của cải.
B-chuẩn mực đạo đức
C-hoạt động chính trị.
Câu 20. 1-d,e;2-C;3a;4b.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×