Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Crazy English

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.86 KB, 10 trang )

Crazy English
Nguồn gốc
Phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt (Crazy English) là phương pháp do một giáo viên người Trung
Quốc tên là Lý Dương khởi xướng ra. Lúc đầu, phương pháp Crazy English không được ủng hộ bởi nó đi
ngược lại các mô hình và khái niệm giảng dạy truyền thống. Không những thế, Crazy English còn phải
chịu sự khinh miệt và ghê tởm của nhiều người Trung Quốc truyền thống, những người luôn yêu mến bản
sắc phương Đông về sự kiềm chế, khiêm tốn và điều độ. Nhưng Lý Dương vẫn không bỏ cuộc, ông kiên
trì phát triển, tuyên truyền phương pháp này qua các học trò của mình, và dần thu được những thành công
cực kỳ to lớn. Cho đến bây giờ, Crazy English đã trở thành phương pháp học tiếng Anh của hơn 20 triệu
người ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn một trăm hãng thông tấn từ 30 nước, bao gồm cả từ
Mỹ, Canada, Australia đã phỏng vấn ông, và đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã làm một chương trình
phát hình trực tiếp về phương pháp Crazy English. Một bộ phim tài liệu về ông đã được làm. Sau đây,
chúng ta sẽ cùng làm quen với những tư tưởng của phương pháp học tiếng Anh thú vị này.
Nguyên lý
Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình
huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là
có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Crazy English khuyên nên học thuộc các câu. Câu được học
thuộc cả về ngữ âm, ngữ điệu, chữ viết và ý nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng đến ngữ âm và ngữ điệu.
Và như vậy, người học sẽ nghe được một câu hoàn chỉnh, từ đó cũng nói được một câu hoàn chỉnh, đồng
thời có thể luyện được cách phát âm chuẩn của cả câu. Theo cách truyền thống, người ta học từ vựng, rồi
sử dụng ngữ pháp nối các từ thành câu để sử dụng, cách thức như thế sẽ bó buộc ngôn ngữ vào một cái
khung chật chội, trong lúc ngôn ngữ luôn thiên biến vạn hóa, nhiều “tiếng lóng” và nghĩa bóng, mà ngữ
pháp chính quy không thể theo sát và biểu đạt nổi. Vì vậy, chỉ có cách học thuộc lòng cả câu thì mới nắm
vững được toàn bộ ý nghĩa cũng như các sắc thái biểu cảm của câu đó.
Crazy English đưa ra lý luận rằng, chỉ cần học thuộc một số lượng mẫu câu nhất định thì sẽ giao tiếp được
bằng tiếng Anh: học 500 câu cơ bản – giao tiếp được bằng tiếng Anh, học 5000 câu cơ bản – viết văn
được bằng tiếng Anh, học 50000 câu cơ bản – trở thành một nhà ngôn ngữ học tiếng Anh. Khi tích lũy đủ
một số lượng câu nhất định, thì trình độ tiếng Anh của người học sẽ tự nhiên giỏi lên bất ngờ.
Lý Dương cho rằng, học thuộc là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ
hai. Ông quan niệm: “Sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu; Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm
thơ cũng biết ngâm thơ; Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt; Trước lạ sau quen”. Học thuộc phải học


thuộc triệt để, tức là đến khi ngấm vào máu thịt không thể nào quên. Để học thuộc được như vậy thì
phương pháp tốt nhất là lặp đi lặp lại thật nhiều lần, 100 lần, 1000 lần, … đến mức có thể “buột miệng nói
ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên. Giống hệt những bậc đại sư võ
thuật luyện võ vậy!
Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ. Trí nhớ hình thành sau hàng
trăm, hàng ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Chính trí nhớ này sẽ quyết định cho
khả năng tiếng Anh của một người.
Như vậy, phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt của Lý Dương dựa trên hai nguyên lý:
- Thứ nhất, câu là đơn vị cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh, do đó học tiếng Anh tức là học câu.
- Thứ hai, học thuộc lòng triệt để là phương pháp tốt nhất để học tiếng Anh.
Phương pháp của Lý Dương xuất phát từ một thực tế đó là trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh hàng
ngày thì mọi người sử dụng câu để giao tiếp với nhau, và mỗi tình huống chỉ sử dụng một số lượng câu
nhất định. Như vậy phương pháp này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và trở lại đáp ứng thực tiễn. Đồng
thời nó còn dựa trên việc ứng dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về
chất. Thể hiện cụ thể đó chính là tư tưởng học thuộc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành “trí
nhớ cơ bắp”, cũng như việc tích lũy vốn câu học thuộc để quyết định khả năng tiếng Anh giỏi hay kém.
Phương pháp, cách thức cụ thể
Từ những nguyên lý cơ bản và các cơ sở triết lý trên, Lý Dương đưa cách thức và trình tự tiến hành học
theo Crazy English cụ thể như sau:
- Chuẩn bị tâm thế
Phải chuẩn bị tâm thế bằng cánh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Phải coi tiếng
Anh là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc ăn uống, ngủ, nghỉ. Phải luôn tự tin với trí nhớ của mình,
không quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa!
Chỉ cần lặp lại đủ số lần, thì có thể đạt đến mức độ “buột miệng nói ra được”. Luôn luôn tâm niệm kiên
trì sẽ sáng tạo nên kỳ tích.
- Mỗi ngày học thuộc 5-10 câu
Mỗi ngày học thuộc 5 -10 câu cơ bản. Cách thức học theo trình tự như sau: đầu tiên là nghe băng để nhận
biết âm chuẩn, nói chậm theo âm chuẩn, cuối cùng là nói nhanh cả câu trong một hơi. Việc học thuộc theo
cách thức trên được thực hiện bằng cách đọc to và lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc đọc to sẽ giúp cho việc rèn
luyện cơ miệng để nói đúng âm chuẩn. Việc luyện nói nhanh, nói lướt câu trong một hơi để luyện khả

năng cảm nhận câu thông qua ngữ âm, ngữ điệu. Vì thông thường trong giao tiếp nhiều lúc khi đối tượng
nói nhanh, nói lướt ta không nghe được hết nhưng cảm nhận được âm điệu của câu vẫn biết đó là câu gì,
có ý nghĩa gì. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần là nhằm để đạt đến mức độ học thuộc triệt để, ăn sâu vào trí não
không thể quên được và khi cần có thể buột miệng nói ra. Viết các câu ra giấy và mang theo bên mình
mọi lúc, mọi nơi. Quá trình học phải liên tục không ngừng nghỉ, và nhất thiết phải học theo băng để đảm
bảo hiệu quả tốt nhất.
- Mỗi tuần học thuộc một bài văn
Mỗi tuần ít nhất học thuộc một bài văn. Chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau
nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, và khi đó thi cử chỉ còn là chuyện vặt. Để học
thuộc đoạn văn cũng không ngoài phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc. Mỗi bài
khóa đọc thuộc toàn bài, nhưng chỉ chọn một đoạn để học thuộc lòng “làu làu như cháo chảy”, tốt nhất có
thể viết ra được. Như vậy rất có lợi cho thi cử! Nên tránh việc chỉ đọc qua một vài lượt rồi nghĩ hiểu là
được rồi, như thế là cực kỳ sai lầm. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể
thay đổi được “tố chất não” chúng ta, hiểu chỉ dừng lại ở tầng nông của trí nhớ mà thôi. Hiểu rất quan
trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!
- Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút!
Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết của việc học thuộc lòng là: “Ăn ít
nhưng ăn nhiều bữa”. Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần! Không nên ép mình một lần phải học thuộc
hết, chỉ cần tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được. Tốt nhất mỗi ngày có thể tranh thủ được thời
gian rảnh để lặp lại từ 20 lần trở lên! Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì
những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao:
trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn,… Có thể vừa chạy vừa học, vừa
nhảy vừa học, cũng có thể đọc thầm.
Kiên trì học thuộc lòng trong vòng 3 tháng sẽ đạt được khả năng ghi nhớ phi phàm. Trung bình mỗi ngày
học thuộc lòng 5 câu, một tháng học thuộc 150 câu, ba tháng học thuộc 450 câu là có thể cơ bản giao tiếp
được bằng tiếng Anh. Hơn nữa, khi học một câu thì có thể suy ra 10 câu tương tự. do vậy học thuộc lòng
100 câu thì có thể sử dụng được 1000 câu,…
Trên đây là những hướng dẫn cách thức, phương pháp cụ thể để học tiếng Anh theo phương pháp Crazy
English của Lý Dương. Mặc dù có những yếu tố đi ngược lại quan niệm dạy và học tiếng Anh từ trước
đến nay, nhưng Crazy English đã dựa trên những cơ sở rất khoa học và khách quan, và có thể áp dụng vào

việc dạy học tiếng Anh để nhằm đem lại kết quả cao hơn. Tính đúng đắn của nó cũng đã được kiểm
nghiệm trong thực tế.
Ai cần tham khảo thêm thì vào trang www.crazyenglish.com
Trích dẫn:
- Mỗi ngày học thuộc 5-10 câu
- Mỗi tuần học thuộc một bài văn
- Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút!
Cách học thuộc:
- Nghe băng
- Đọc chậm, to, rõ, chính xác
- Đọc lướt nhanh cả câu
- Lặp đi lặp lại 100 lần => buột miệng nói ra được => nên mới gọi là crazy
Sau đây là các quy tắc mà tác giả Lý Dương đúc kết được:
45 Quy tắc vàng nhanh chóng đột phá Crazy English
1. Phương pháp học ngoại ngữ tốt nhất, tiên tiến nhất chính là ở Trung Quốc:
Thứ nhất, sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu. Thứ hai: Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ
cũng biết ngâm thơ.Thứ ba: Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt.Thứ 4: Trước lạ sau quen! Tôi tin tưởng
rằng, mọi người đều biết câu danh ngôn đó, nhưng điều đáng tiếc là, không có mấy người làm được! Vì
thế mà những người thành công mãi mãi vẫn là thiểu số.
2. “Học thuộc” là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai! Cần tổ
chức cuộc thi học thuộc lòng giữa giáo viên và học sinh vào mỗi tháng, thậm chí mỗi tuần!
3. Cuộc đời tôi thay đổi nhờ vào sự học thuộc lòng! Bản thân vốn thi lại tiếng Anh 3 lần, tôi đã quyết tâm
chinh phục tiếng Anh, thế là tôi tìm những bài văn tiếng Anh và bắt đầu học thuộc. Không ngờ rằng bài
văn hơn 1000 từ đó lại có đến những hơn 300 từ mới, nhưng tôi không có rút lui. Tôi cắn răng chịu đựng,
tra từ điển một cách điên cuồng mất gần hai ngày, sau đó lại điên cuồng học thuộc mất đến 6 ngày. Cho
đến bây giờ tôi vẫn có thể đọc thuộc được bài văn đó, bài văn này quả đã hoàn toàn làm thay đổi tôi.
4. Vì sao làm bài tập điền trống khó, bài tập đọc hiểu khó, viết bài luận khó, chính là do bởi vì từ trước
đến nay các bạn chưa “học thuộc một cách hoàn toàn”. Không “học thuộc một cách hoàn toàn” thì không
thể nào có được cảm giác về ngôn ngữ được.
5. Cảm giác ngôn ngữ chính là biến số của đọc to và đọc thuộc.

6. Các bạn học sinh không thích đọc thuộc bài khóa có những lý do chính đáng dưới đây: Thứ nhất, bài
khóa khó học, thứ hai: học xong lại quên; thứ ba: không có thời gian học thuộc; thứ 4: học xong không có
ích mấy cho thi cử. Những lý do này đều rất đầy đủ!
7. Năm bí quyết học thuộc:
A, ngày nào cũng học, không được ngừng lại dù chỉ một ngày, giống như ăn cơm vậy; như vậy, cảm giác
về ngôn ngữ của bạn ngày nào cũng đều được nâng cao!
B: Nhất định cần phải đọc theo băng, như thế mới có thể đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.
C: học thuộc rồi vẫn tiếp tục phải học nữa, cho đến khi nào nó dường như ngấm vào máu thịt mới thôi.
D: Hãy tận dụng những thời gian vặt vãnh của bạn để học, như vậy hiệu quả sẽ là tốt nhất.
F: Hãy viết ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
8. Tâm thái tốt nhất để học thuộc: Thứ nhất, hãy tràn trề tự tin với trí nhớ của mình; thứ hai, không nên
quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không học thuộc, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ
chưa! Chỉ cần lặp lại đủ, thì bài khóa cho dù khó đến mấy chăng nữa vẫn có thể buột miệng nói ra được!
9. Bài khóa học không thuộc được không có lien quan gì đến chỉ số IQ của bạn cả, chỉ là bởi vì bạn lặp lại
vẫn chưa đủ nhiều mà thôi! Chỉ cần lặp lại một cách cuồng nhiệt, thì đều có thể học thuộc được bài khóa.
10. Phương pháp tôi ủng hộ đó là: Lăp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc! Có gieo hạt tất có thu
hoạch! Nhất định sẽ thành công! Lặp lại nhiều lần, muốn quên đi cũng khó! Không cần phải có áp lực
tinh thần! 45 quy tắc vàng(tiếp)
11. Cần học thuộc lòng triệt để! “Học thuộc triệt để” chính là lặp lại 100 lần, thậm chí 1000 lần, đạt được
đến mức có thể “ buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên!
Giống hệt những bậc đại sư võ thuật vậy!
12. Mỗi tuần ít nhất cần “học thuộc triệt để” một bài văn!
13. Sự thành công của việc học tiếng Anh kì thực rất dễ, chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài
văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, đương nhiên, thi cử lúc đó chỉ
còn là chuyện vặt.
14. Tôi không tán thành học thuộc toàn bộ bài khóa! Quá lãng phí thời gian! Tôi tán thành: Đọc thuộc
toàn bài, chỉ học thuộc long một đoạn! Mỗi một bài khóa nhất định cần chọn lấy một đoạn để học thuộc
“làu làu như cháo chảy” Tốt nhất có thể viết ra được! Như vậy rất có lợi cho việc thi cử!
15. Phương pháp mà chỉ cần đọc qua một vài lượt, cứ nghĩ rằng hiểu là được rồi là phương pháp học “cực
kì sai lầm”.

16. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất của não”
chúng ta, hiểu cũng chỉ có thể dừng lại ở tầng nông mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng
càng quan trọng hơn nhiều!
17. Sự thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều dựa vào học thuộc lòng! Người có trình độ tiếng
Ạnh tốt đều nhờ vào “sự nỗ lực học thuộc lòng” mà thành công!
18. Lưu Tường kì thực “mỗi ngày đều học thuộc lòng”, bởi vì mỗi ngày anh ấy đều lặp lại cùng một động
tác; Dương Lợi Vĩ ngày nào cũng đều học thuộc lòng, bởi vì ngày nào anh ấy cũng luyện tập lại những
“động tác mà anh đã rất quen thuộc”; Các ngôi sao ca nhạc ngày ngày cũng đều đang học thuộc lòng, bởi
vì nhiều năm trở lại đây họ đều hát đi hát lại có mấy bài! Nhưng do luyện tập nhiều lần nên họ ngày càng
hát hay, ngày càng làm tốt!
19. Học thuộc có thể “nâng cao rõ rệt” được khả năng ghi nhớ! Những vĩ nhân trong lịch sử đều “thong
qua học thuộc” mà đạt được khả năng ghi nhớ phi thường!
20. Luôn mang theo một quyển sách, “mọi lúc mọi nơi” đều có thể đọc to và học thuộc lòng một cách
cuồng nhiệt, khả năng ghi nhớ của bạn nhất định sẽ có những thay đổi vĩ đại. Chỉ cần kiên trì một thời
gian, bạn sẽ đạt được “khả năng siêu việt nhìn lướt cũng khó quên”. 21. Học thuộc lòng chính là điểm
mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ! Chỉ có học thuộc lòng mới có thể chính thức nắm vững
được ngôn ngữ, đạt đến được cảnh giới “buột miệng nói ra”.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×