Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.84 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Bài 19 + 20: Từ sau Trưng Vương đến Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI)</b>
<b>1. Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quân nào của châu Giao?</b>
<b>Trả lời:</b>
Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm ba quân: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.
<b>2. Em có nhận xét gì về sự thay đổi của miền đất Âu Lạc dưới sự cai trị của triều đại phong</b>
<b>kiến Phương Bắc?</b>
<b>Trả lời:</b>
Nhận xét gì về sự thay đổi này: Loại trừ người Việt ra khỏi bộ máy chính quyền, siết chặt chế độ
đơ hộ nhằm vĩnh viễn xố bỏ nước ta
<b>3. Nhận xét gì về chính sách bóc lột của triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta?</b>
<b>Trả lời:</b>
Nhận xét gì về chính sách bóc lột: Vơ cùng tham lam, tàn bạo bằng các loại thuế và cống nạp.
Cống nạp thể hiện ở hai khía cạnh: Vơ vét cùng kiệt các sản vật quý hiếm và kìm hãm sự phát
triển nhân tài.
<b>4. Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?</b>
<b>Trả lời:</b>
Nhà Hán giữ độc quyền về sắt vì muốn
- Kìm hãm sản xuất.
- Hạn chế những cuộc chống đối của nhân dân.
<b>5. Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển</b>
<b>Trả lời:</b>
Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển:
- Nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển, các cơng cụ như rìu, mai, cuốc, dao... ; vũ khí như
kiếm, giáo, mác... ; đồ dùng như nồi gang, chân đèn... làm bằng sắt được dùng phổ biến.
<b>6. Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta có gì</b>
<b>thay đổi</b>
<b>Trả lời:</b>
Trong các thế kỉ I - VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta:
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản
cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống
rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán,
học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đơ hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
<b>7. Những biểu hiện mới trong nông nghiệp thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ thứ VI là gì?</b>
<b>Trả lời:</b>
Những biểu hiện mới trong nơng nghiệp thời kì này: Biết đắp đê, trồng lúa hai vụ,
<b>8. Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta từ thế kỉ</b>
<b>I - thế kỉ VI</b>
<b>Trả lời:</b>
Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta:
- Nghề gốm: Kĩ thuật tráng men ngày càng tinh xảo; sản phẩm đủ loại như nồi, vị, bình, bát, ấm
chén, gạch, ngói…
- Nghề dệt: Ngồi các loại vải bơng, vải gai, vải tơ... người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
- Sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được mua bán trao đổi ở chợ làng.
Ở Luy Lâu, Long Biên có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến tham gia buôn bán.
<b>9. Nhận xét về sự chuyển biến xã hội ở nước ta ở thế kỉ I - VI</b>
<b>- Chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của bọn đô</b>
<b>hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.</b>
Nhận xét về sự chuyển biến xã hội ở nước ta:
- Chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của bọn đô hộ đã
đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.
- Xã hội bị phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ ngày càng đông đảo.
- Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn có tinh
<b>10. Việc chính quyền đơ hộ mở một số trường học ở nước ta ở thế kỉ I - VI nhằm mục đích</b>
<b>gì?</b>
<b>Trả lời:</b>
Việc chính quyền đơ hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm: Đồng hoá dân ta về mọi mặt,
vĩnh viễn xâm chiếm nước ta.
<b>11. Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên</b>
<b>Trả lời:</b>
Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân lao động khơng có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đơ hộ mở…
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm
đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt khơng thể bị tiêu diệt.
<b>12. Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu</b>
<b>Trả lời:</b>
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.