Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Bài tập học kỳ Luật Tài chính: Phân tích những đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt trong đó có so sánh với thuế giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.47 KB, 22 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ 04: Phân tích những đặc trưng của thuế
tiêu thụ đặc biệt (trong đó có so sánh với
thuế giá trị gia tăng). Cho biết về sự thay đổi
của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm
1990 cho đến nay

HỌ TÊN
MSV
LỚP
NHÓM

: TRẦN ĐỨC LONG
: 433533
: N07-TL2
: 03

1


HÀ NỘI 2020

Mục lục

2



A.

MỞ ĐẦU

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu
đánh vào một số hàng hóa và dịch vụ chịu thuế. Đây là
một trong những loại thuế hữu hiệu nhất để Nhà nước
điều tiết sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, đồng thời
cũng đóng góp một phần lớn vào ngân sách nhà nước
hằng năm do những đặc trưng của loại thuế này. Trong
thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, cơng nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước thì danh mục hàng hóa chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt đã có nhiều thay đổi. Nhận thấy tầm
quan trọng và thiết thực của vấn đề, bài tiểu luận xin
được lựa chọn đề số 04: “Phân tích những đặc
trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt (trong đó có so
sánh với thuế giá trị gia tăng). Cho biết về sự
thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm
1990 cho đến nay.”
B.

NỘI DUNG

I. Phân tích đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc

biệt và so sánh với thuế giá trị gia tăng
Cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng
đều là thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa và dịch

vụ chịu thuế và người tiêu dùng là chủ thể chịu thuế.
Tuy nhiên thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn có những đặc trưng
3


nhất định giúp ta phân biệt với thuế giá trị gia tăng nói
riêng và các loại thuế gián thu khác nói chung.
I.1. Diện đánh thuế hẹp

Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi, bổ
sung, hiện nay nước ta chỉ thực hiện thu thuế tiêu thụ
đặc biệt đối với 16 loại hàng hóa và dịch vụ nhất định.
Đây chủ yếu là những hàng hóa, dịch vụ cao cấp, khơng
thiết yếu mà Nhà nước khơng khuyến khích tiêu dùng,
sản xuất, nhập khẩu như: thuốc lá điếu, rượu, bia, xe ô
tô dưới 24 chỗ, kinh doanh vũ trường, kinh doanh
casino,…
Như vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế
hẹp hơn rất nhiều nếu so với thuế giá trị gia tăng. Đối
với thuế giá trị gia tăng, đối tượng chịu thuế là hầu hết
các hàng hóa và dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Trong Luật Thuế giá trị
gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung cũng chỉ có thể nêu đối
tượng chịu thuế dưới dạng loại trừ các đối tượng không
phải chịu thuế được liệt kê, cho thấy diện đánh thuế bao
quát và rộng rãi. Điều này xuất phát từ lý do rằng mọi
chủ thể tồn tại trong xã hội đều phải chi trả thu nhập
của mình để thụ hưởng kết quả sản xuất, kinh doanh
tạo ra cho nền


kinh tế xã hội. Vì vậy mọi đối tượng

trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, và nhà nước thu

4


thuế của họ một cách gián tiếp qua việc đánh vào hàng
hóa, dịch vụ mà họ tiêu dùng.
I.2. Mức thuế suất cao

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định
bằng tỉ lệ phần trăm qua biểu suất thuế tiêu thụ đặc
biệt. Theo biểu suất hiện hành, đa số các hàng hóa và
dịch vụ chịu thuế đều có mức thuế suất cao (khoảng
30% - 40%), thậm chí là rất cao (150% đối với xe ô tô
chở người từ 9 chỗ trở xuống loại có dung tích xi lanh
trên 6.000 cm3). Như đã lý giải ở trên, thuế suất cao
xuất phát từ chính sách của nhà nước nhằm hạn chế
tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu các hàng hóa và dịch
vụ khơng thiết yếu, cao cấp. Qua đó, thuế tiêu thụ đặc
biệt cũng trở thành một nguồn thu không nhỏ đối với
ngân sách nhà nước hằng năm.
Trái ngược lại, thuế giá trị gia tăng chỉ có 3 mức
thuế suất và thấp hơn thuế suất thuế giá trị gia tăng rất
nhiều. Cụ thể, 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng
được áp dụng là 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
theo thơng lệ quốc tế và hàng hóa dịch vụ không chịu
thuế giá trị gia tăng; 5% đối với hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu cho đời sống và hàng hóa, dịch vụ là đầu vào sử

dụng cho sản xuất nơng nghiệp; 10% đối với các hàng
hóa và dịch vụ thiết yếu khác. Như vậy, tùy vào mức độ
thiết yếu và mức độ khuyến khích sản xuất, tiêu dùng
5


mà có mức thuế suất khác nhau. Song, các mức thuế
suất này đều thấp, thể hiện thái độ tích cực của nhà
nước trong đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng và thể hiện sự
công bằng của thuế trong việc đảm bảo mọi tầng lớp
trong xã hội đều có thể chi trả cho các hoạt động thiết
yếu của đời sống.
I.3. Đánh vào tồn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ

và thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất
hoặc nhập khẩu
Do thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào toàn bộ giá trị
của hàng hóa, dịch vụ ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất
hoặc nhập khẩu, cho nên cùng một mặt hàng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt đó, khi luân chuyển qua khâu lưu
thông sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nữa. Đây
là điểm đặc trưng quan trọng xuất phát từ nguyên tắc
không đánh thuế trùng lặp (không đánh thuế hai lần)
trong quản lý thuế tại Việt Nam, tức là bảo đảm một đối
tượng chịu thuế không phải chịu một loại thuế nhiều
lần. Tuy nhiên vẫn có trường hợp một mặt hàng bị đánh
thuế tiêu thụ đặc biệt hai lần, nếu nguyên liệu đầu vào
của hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,
sau khi sản xuất ra dưới dạng thành phẩm thì lại thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở giai đoạn sản xuất

này. Ví dụ như các chế phẩm từ cây thuốc lá khi nhập
khẩu vào Việt Nam bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, sau
6


khi sản xuất thành thuốc lá điếu để tiêu thụ tại Việt
Nam thì tiếp tục bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
thành phẩm thuốc lá điếu này. Để tránh xâm phạm
nguyên tắc trong trường hợp này thì pháp luật hiện
hành đã quy định việc khấu trừ thuế đối với nguyên liệu
nếu có chứng từ hợp pháp khi thực hiện nộp thuế ở
khâu sản xuất.
Khác với thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
xuất hiện ở mọi khâu từ sản xuất, lưu thông cho đến
tiêu dùng hàng hóa. Theo lý thuyết của C.Mác về q
trình tạo ra giá trị thặng dư thì qua mỗi khâu, giá trị
hàng hóa lại tăng thêm; trong khi đó thuế giá trị gia
tăng lại đánh vào phần giá trị tăng thêm này nên xuất
hiện ở tất cả các khâu. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá
trị tăng thêm mà không phải đối với tồn bộ giá trị hàng
hóa dịch vụ làm cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng
trong mỗi khâu của q trình lưu thơng khơng gây ra
những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Hoạt
động xác định phần giá trị tăng thêm này được thực
hiện trên cơ sở hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
I.4. Có vai trị điều tiết tiêu dùng và sản xuất,

nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ
Thuế tiêu thụ đặc biệt có vai trò điều tiết vừa theo
hướng hạn chế, vừa theo hướng khuyến khích tiêu

dùng, sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ. Một mặt,
7


với mức thuế suất cao đánh vào các loại hàng hóa, dịch
vụ mà nhà nước khơng khuyến khích sản xuất, tiêu
dùng khiến các nhà đầu tư cũng hạn chế đầu tư, mở
rộng sản xuất các loại mặt hàng này bởi khơng thu được
lợi nhuận cao. Từ đó làm giảm nguồn cung hàng hóa và
cũng làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng.Ví dụ như
thuốc lá điếu và rượu bia là các mặt hàng gây hại cho
sức khỏe, khiến người dùng mắc các bệnh nguy hiểm và
còn là nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông, ẩu
đả,… cho nên nhà nước đã hạn chế việc sản xuất và
tiêu dùng các loại mặt hàng này với mức thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt từ 35% - 75%. Mặt khác, “thuế tiêu thụ
đặc biệt thu vào hàng hóa, dịch vụ chịu thuế ở khâu
nhập khẩu còn nhằm hạn chế việc tiêu dùng hàng hóa,
dịch vụ nhập khẩu từ nước ngồi, qua đó, khuyến khích
việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại
sản xuất trong nước. Đây là việc làm có ý nghĩa quan
trọng trong việc thực hiện chủ trương bảo hộ sản xuất
trong nước mà hầu hết các quốc gia theo đuổi.” 1 Như
vậy, có thể thấy thuế tiêu thụ đặc biệt điều tiết theo cả
hai hướng, song mục đích để hạn chế đối với các mặt
hàng khơng khuyến khích nhập khẩu, sản xuất, kinh
doanh và tiêu dùng là trực tiếp và đặc trưng hơn cả.

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, tr. 120.


8


Đối với thuế giá trị gia tăng, do mang mức thuế
suất thấp nên vai trò chủ yếu của loại thuế này là nhằm
khuyến khích sản xuất, tiêu dùng, hoặc hạn chế đến
mức tối đa việc trả tiền thuế từ phần thu nhập ít ỏi của
những người thu nhập thấp do có hành vi tiêu dùng. Ví
dụ các mặt hàng quần, áo, dịch vụ ăn uống,… đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu nhất của con người nên nhà
nước chỉ đánh thuế rất thấp để thu hút sự sản xuất, đầu
tư các loại mặt hàng này, đồng thời khiến người tiêu
dùng- chủ thể chịu thuế trực tiếp- không phải trả quá
nhiều tiền để có thể thụ hưởng những mặt hàng thiết
yếu. Mức thuế suất cao nhất là 10% dù để áp dụng cho
những hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế phần nào song
vẫn là những mặt hàng cần thiết cho đời sống. Như vậy,
vai trò điều tiết của thuế giá trị gia tăng có thể nói là
trái ngược lại so với thuế tiêu thụ đặc biệt.
I.5. Có vai trị điều tiết thu nhập từ tầng lớp

dân cư có thu nhập cao
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu,
nên thuế suất cao sẽ làm cho giá bán hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế tăng lên. Hệ quả là đối tượng tiêu dùng các
mặt hàng và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không
thể là quảng đại quần chúng lao động mà chỉ là những
tầng lớp khá giả trong xã hội. Ví dụ: ơ tơ, du thuyền,
dịch vụ casino, chơi gơn,… là những hàng hóa và dịch

9


vụ cao cấp mà chỉ được sử dụng bởi những người có thu
nhập cao trong xã hội. Thơng qua việc thu thuế tiêu thụ
đặc biệt, nhà nước có thể huy động một bộ phận thu
nhập của đối tượng có thu nhập cao và có khả năng tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ khơng thiết yếu, đóng góp vào
ngân sách nhà nước để sử dụng cho những mục đích
cơng cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

2

Đối với thuế giá trị gia tăng, vai trị điều tiết thu
nhập khơng rõ ràng bằng thuế tiêu thụ đặc biệt, do đối
tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa và dịch vụ
thiết yếu, thuế suất thấp, dù người tiêu dùng có thu
nhập cao hay thấp thì đều phải tiêu dùng những mặt
hàng đó với thuế suất như nhau.
II. Sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu

thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt năm 1990 cho đến nay
Cho đến nay, nước ta đã ban hành 3 đạo Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt cùng các văn bản Luật sửa đổi, bổ
sung. Xu hướng qua từng năm là mở rộng số lượng các
loại hàng hóa chịu thuế, song đồng thời lại hạ thấp mức
thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. Sau đây, bài tiểu luận
xin được nêu sự thay đổi danh mục hàng hóa chịu thuế,
phân tích các ngun nhân dẫn đến sự thay đổi và đánh

giá tính hợp lý.

2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Sđd, tr. 121.

10


II.1. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1990 và các

Luật sửa đổi, bổ sung
 Thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định lần đầu tại
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1990. Trong đó, có 6 loại
hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế là: thuốc hút,
rượu, bia, pháo, bài lá và vàng mã. Đây đều là những
hàng hóa khơng khuyến khích sản xuất, tiêu dùng do có
thể gây hại đến sức khỏe (thuốc lá, rượu bia) hoặc làm
gia tăng các tệ nạn xã hội (tệ nạn cờ bạc, mê tín dị
đoan, gây cháy nổ). Do vậy việc đánh thuế là điều cần
thiết.
 Sang đến Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt năm 1993, nhà nước đã thu hẹp diện đánh
thuế xuống cịn 4 loại hàng hóa: thuốc hút, rượu, bia và
pháo với mức thuế suất đều tăng cao hơn so với Luật
năm 1990.
Luật sửa đổi này đã có sự phân chia cụ thể hơn các
trường hợp chịu thuế trong cùng một nhóm hàng hóa,
thể hiện thái độ khác nhau của Nhà nước đối với từng
đối tượng chịu thuế. Ví dụ như cùng là thuốc lá điếu,
nhà làm luật phân ra nếu sản xuất bằng nguyên liệu
nhập khẩu sẽ chịu thuế suất cao hơn (70%), còn nếu

sản xuất bằng nguyên liệu trong nước sẽ được nhận
mức ưu đãi thuế suất thấp hơn là 52%, cho thấy chính
sách khuyến khích tiêu dùng và bảo hộ hàng hóa trong
11


nước. Đối với rượu, biểu suất thuế phân chia ra thành
nhiều trường hợp hơn, đặc biệt là thêm mặt hàng rượu
thuốc; đối với bia hộp cũng được tách riêng ra và chịu
mức thuế suất thấp hơn các loại bia khác.
Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất đến từ việc loại bỏ 2
loại hàng hóa là bài lá và vàng mã khỏi danh mục chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt, trong khi tại Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt 1990, đây lại là 2 mặt hàng chịu mức thuế suất
lớn nhất (70%). Điều này có thể được lý giải do tính
thực tiễn của việc đánh thuế khơng cao, khi có rất nhiều
cơ sở sản xuất, bán vàng mã và bài lá song lại khơng
thể tiến hành kiểm sốt và thu thuế được, như vậy xét
cho cùng đã không đáp ứng được nguyên tắc bảo đảm
tính khả thi và hiệu quả trong quản lý thuế. Tuy nhiên,
theo quan điểm cá nhân của người viết, mục đích đánh
thuế các loại mặt hàng này nhằm hạn chế tệ nạn xã hội
và bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước là đúng
đắn. Do vậy, thay vì loại bỏ khỏi danh mục chịu thuế thì
ta nên tìm các giải pháp nâng cao sự kiểm soát hoặc
nên thực hiện song song biện pháp đánh thuế với các
biện pháp hành chính, hình sự khác để giảm thiểu các
tệ nạn xã hội này.
 Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
năm 1995 đã có sự chuyển biến mạnh mẽ khi mở rộng

diện đánh thuế không chỉ đối với hàng hóa sản xuất
12


trong nước mà cịn đánh vào cả hàng hóa nhập khẩu.
Bên cạnh việc giữ nguyên 4 loại hàng hóa là thuốc lá
điếu, rượu, bia, pháo thì Luật sửa đổi 1995 đã đánh thuế
thêm 2 loại hàng hóa nữa là xăng và ô tô nhập khẩu từ
24 chỗ ngồi trở xuống. Đặc biệt Nhà nước đánh thuế
tiêu thụ đặc biệt rất mạnh đối với ô tô nhập khẩu từ 5
chỗ ngồi trở xuống (100%), phản ánh chính sách bảo hộ
ngành sản xuất ơ tơ trong nước của Chính phủ Việt Nam
trong giai đoạn này. Xét bối cảnh lịch sử khi đó, Việt
Nam chính thức trở thanh thành viên Hiệp hội các quốc
gia Đơng Nam Á (ASEAN) ngày 28/07/1995 thì những
thay đổi này là hoàn toàn hợp lý.
II.2. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 và các

Luật sửa đổi, bổ sung
 Về số lượng hàng hóa, so với Luật cũ, Luật thuế
tiêu thụ đặc biệt 1998 đã bỏ mặt hàng pháo nhưng đưa
thêm 3 nhóm hàng hóa khác vào danh mục mặt hàng
chịu thuế là điều hịa nhiệt độ có cơng suất từ 90.000
BTU trở xuống; bài lá; vàng mã và hàng mã. Trong đó,
bài lá; vàng mã và hàng mã là 2 nhóm mặt hàng được
đưa trở lại sau khi quy định lần đầu trong Luật 1990
nhưng lại bị bỏ đi tại các Luật sửa đổi. Ngồi ra, điều
hịa nhiệt độ cũng là một trong những mặt hàng không
thiết yếu, chủ yếu được tiêu dùng bởi tầng lớp dân cư
thu nhập cao thời bấy giờ nên việc đánh thuế cao là hợp

13


lý. Đặc biệt, bên cạnh hàng hóa thì đối tượng chịu thuế
cịn có thêm các dịch vụ khơng thiết yếu, cao cấp khác
như kinh doanh vũ trường, karaoke, mát-xa,… Xét bối
cảnh lịch sử lúc bấy giờ, việc mở rộng diện đánh thuế
này cịn xuất phát từ q trình hội nhập quốc tế (gia
nhập ASEAN 1995 và ASEM 1996) và kí kết các hiệp
định khuyến khích trao đổi giao thương quốc tế. Theo
đó, Việt Nam phải cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một
số mặt hàng, từ đó làm giảm số thu ngân sách nhà nước
từ thuế nhập khẩu. Để đảm bảo ngân sách không bị
thất thu, cần phải mở rộng diện hàng hóa và dịch vụ
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Về mức thuế suất đối với từng đối tượng chịu thuế,
có thể thấy một số mặt hàng sản xuất đã được giảm
mức thuế suất. Ví dụ như thuốc lá điếu sản xuất bằng
nguyên liệu trong nước đã giảm thuế suất từ 52%
xuống còn 45%, rượu trên 40% giảm thuế suất từ 90%
xuống còn 70%,… Việc giảm mức thuế suất này là để
đồng bộ với Luật Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực từ
01/01/1999. “Thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thay thế
thuế doanh thu dẫn đến chi phí cho nguyên vật liệu để
sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên.
Do vậy, cần phải giảm bớt thuế suất thế tiêu thụ đặc
biệt với các loại mặt hàng này để không làm ảnh hưởng
lớn tới giá cả của mặt hàng chịu thuế.”3
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Sđd, tr. 112.


14


 Tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt 2003, về cơ bản danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt khơng có sự thay đổi. Việc mở rộng đối
tượng chịu thuế lại diễn ra ở danh mục các dịch vụ kinh
doanh, với việc thêm 2 dịch vụ là “kinh doanh giải trí có
đặt cược” và “kinh doanh sổ xố”. Về mức thuế suất,
Nhà nước tiếp tục thực hiện việc giảm mức thuế suất
với một số loại hàng hóa để đồng bộ với thuế giá trị gia
tăng và thuế nhập khẩu, tiêu biểu là ô tô 5 chỗ trở
xuống giảm từ 100% xuống còn 80%, bia hơi giảm từ
50% xuống còn 30%. Tuy nhiên bài lá và vàng mã lại có
mức thuế suất tăng thêm 10%, chủ yếu để bù lại phần
thuế suất đã giảm đi của các mặt hàng trên.
 Tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt 2005, danh mục hàng hóa chịu thuế gần như được
giữ nguyên, mức thuế suất tiếp tục được giảm để đảm
bảo thống nhất các cam kết của Việt Nam khi gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tránh phân biệt đối
xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa
nhập khẩu. Hơn thế nữa, thu nhập của người dân cũng
từng bước được nâng lên dẫn đến sự thay đổi các yếu tố
thiết yếu hay khơng thiết yếu của hàng hóa. Theo đó,
nhà làm luật đã bỏ việc phân tách mặt hàng thuốc lá
điếu được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước hay
nguyên liệu nhập khẩu mà gộp chung lại là thuốc lá
15



điếu với mức thuế suất 55%. Bên cạnh đó, mặt hàng ô
tô nhập khẩu tiếp tục được giảm mạnh thuế tiêu thụ
đặc biệt, nổi bật là ô tô 5 chỗ trở xuống giảm từ 80%
xuống còn 50%.
Tuy nhiên, việc liên tục giảm mức thuế suất đối với
mặt hàng nhập khẩu góp phần khiến cho tỉ lệ nhập siêu
ở nước ta tăng lên. Theo số liệu thống kê, “xu hướng
nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước có giảm
nhưng cịn rất cao so với tỷ lệ nhập siêu chung của cả
nước. Đây là hậu quả của một nền kinh tế gia công xuất
khẩu và phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu từ nước
ngoài.”4
II.3. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 và các

Luật sửa đổi, bổ sung
 Để phù hợp hơn với sự phát triển nhanh chóng về
kinh tế-xã hội của đất nước, thống nhất với các cam kết
quốc tế cũng như để khắc phục tình trạng nhập siêu và
kiềm chế lạm phát, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt 2008. Theo tinh thần từ các Luật sửa
đổi trước, Luật 2008 tiếp tục mở rộng diện đánh thuế
với nhiều hàng hóa hơn, đồng thời giảm mức thuế suất.
Cụ thể, xuất hiện thêm 3 mặt hàng nữa là xe mơ tơ, tàu
bay và du thuyền. Ngồi ra, các chế phẩm khác từ cây
thuốc lá cũng thuộc diện chịu thuế chung với thuốc lá
4 Hồng Đức Thân, “Chính sách thương mại và vấn đề nhập siêu của Việt Nam”:
/>%20mai_Hoang%20Duc%20Than.pdf

16



điếu và xì gà. Đối với nhóm hàng hóa xe ô tô từ 24 chỗ
trở xuống, nhà làm luật đã chia tách ra thành nhiều đối
tượng chịu thuế hơn, như: xe ô tô chạy bằng điện, xe ô
tô chạy bằng năng lượng sinh học,… Đây là những loại ô
tô sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường nên
được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Đối với rượu và bia
cũng có sự giảm mức thuế suất rõ rệt.
Tuy nhiên, việc giảm mức thuế suất này cũng gặp
phải một số hạn chế nhất định khi chưa thực hiện được
mục tiêu điều chỉnh của pháp luật vì thuế suất đối với
những mặt hàng có hại cho sức khỏe con người chưa đủ
sức hạn chế được việc tiêu dùng những mặt hàng này.
Trong khi đó, thuế suất đối với loại nhiên liệu có khả
năng làm giảm ô nhiễm môi trường lại chưa đủ sức
khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn loại nhiên liệu
này. Bên cạnh đó, quy định về đối tượng chịu thuế quá
rộng, bao gồm cả những nguyên liệu dùng để sản xuất
ra những mặt hàng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt; trong khi quy định về những đối tượng khơng
chịu thuế lại chưa bao qt hết những hàng hóa khơng
nên đưa vào diện chịu thuế (ví dụ như máy bay nhập
khẩu phục vụ mục đích an ninh, quốc phịng).5
 Để khắc phục những bất cập nói trên, Luật sửa
đổi, bổ sung năm 2014 ra đời có hiệu lực từ ngày
01/01/2016 với sự điều chỉnh về mức thuế suất theo lộ
5 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Sđd, tr. 116.

17



trình từng giai đoạn: tăng mức thuế suất đối với thuốc
lá, rượu, bia là những mặt hàng gây hại cho sức khỏe để
hạn chế sản xuất, tiêu dùng. Đồng thời, bổ sung thêm
trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối
với tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
 Khi Luật sửa đổi năm 2014 vừa phát sinh hiệu lực
được ba tháng thì Quốc hội lại tiếp tục thông qua Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia
tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lí thuế,
có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. Tại Luật sửa đổi này,
danh mục các nhóm hàng hóa gần như được giữ
nguyên, chỉ thêm nhóm hàng hóa xe mơ-tơ-hơm
(motorhome) khơng phân biệt dung tích xi lanh. Ngồi
ra, nhóm hàng hóa ơ tơ từ 24 chỗ trở xuống được chia
ra thành nhiều mặt hàng chịu thuế hơn để phù hợp với
tình hình sản xuất trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài
và phù hợp với sự phát triển chung của khoa học cơng
nghệ. Theo đó, mức thuế suất được áp dụng theo hướng
tăng dần cho những loại ơ tơ có dung tích xi lanh lớn
(cao nhất là xe ô tô chở người từ 9 chỗ dung tích xi lanh
trên 6000 cm3 có mức thuế suất 150%). Việc áp dụng
theo lộ trình cũng giúp biểu suất thuế ổn định hơn cho
tới hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế đang tồn tại nhiều ý kiến về một
số loại hàng hóa không cần thiết phải đánh thuế, hoặc
18



cần phải chỉnh sửa cho phù hợp. Như đã lí giải ở các
Luật thuế sửa đổi trước, thu nhập của người dân đang
ngày càng được cải thiện dẫn đến tính chất “thiết yếu”
hay “không thiết yếu” của mặt hàng cũng thay đổi. Tiêu
biểu là máy điều hòa nhiệt độ, vào năm đầu tiên bị
đánh thuế là năm 1998, so với thời điểm hiện tại thì
nhiều người dân đã đủ trang trải cho mặt hàng này, kể
cả ở nông thôn. Công dụng của máy điều hịa đã đem
lại những lợi ích không nhỏ cho người dân. Do vậy, cần
xem xét chia tách nhóm hàng hóa này để thu thuế hoặc
giảm thuế, thậm chí loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa,
“bởi mục tiêu của thuế tiêu thụ đặc biệt khơng chỉ góp
phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết thu
nhập, mà cịn góp phần định hướng tiêu dùng, hạn chế
tiêu dùng. Do đó, loại hàng hóa, dịch vụ nào khơng cần
hạn chế tiêu dùng thì khơng nên đánh thuế.”6
 Tiểu kết: Như vậy, có thể thấy do chịu tác động
trực tiếp từ nền kinh tế-xã hội, từ quá trình hội nhập
quốc tế mà danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt liên tục được thay đổi qua từng năm khơng chỉ về
số lượng mà cịn về mức thuế suất. Điều này là cần
thiết để đảm bảo thuế tiêu thụ đặc biệt ln giữ vững
được vai trị điều tiết của mình. Song, điều này cũng đặt
ra yêu cầu cho các nhà quản lý thuế phải điều chỉnh
6 Phanthavong Johnnie (2016), Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, tr. 31.

19



một cách hợp lý để tránh gây biến động cho hoạt động
nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng.
C.KẾT LUẬN
Tóm lại, thuế tiêu thụ đặc biệt có những đặc trưng
khác biệt so với thuế giá trị gia tăng như: diện đánh
thuế hẹp, mức thuế suất cao, chỉ đánh thuế ở một khâu
và đánh vào tồn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ. Vai trị
của loại thuế này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển
của nền kinh tế xã hội nước nhà. Từ Luật thuế tiêu thụ
đặc biệt đầu tiên năm 1990, có thể thấy xu hướng hiện
nay của thuế là mở rộng diện đánh thuế và giảm mức
thuế suất do xuất phát từ các nguyên nhân: quá trình
hội nhập quốc tế, thay đổi về thu nhập và nhu cầu của
người tiêu dùng trong đời sống, sự thay đổi của các loại
thuế khác liên quan trong khi vẫn cần phải giữ cân bằng
và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong
thời gian tới, nhà làm luật nên nghiên cứu và phân tích
để điều chỉnh biểu thuế cho phù hợp với từng giai đoạn,
nhưng đồng thời phải giữ sự ổn định để tránh gây biến
động cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.

20


D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Văn bản pháp luật
1. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 1990.

2. Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 1993.
3. Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 1995.
4. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998.
5. Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2003.
6. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị

gia tăng sửa đổi 2005.
7. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.
8. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014.
9. Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016.
II. Giáo trình, luận văn, trang web
1. Phanthavong Johnnie (2016), Pháp luật thuế tiêu
thụ đặc biệt ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà
Nội.
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình
Luật thuế Việt Nam, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà
Nội.
3. Hồng Đức Thân, “Chính sách thương mại và vấn
đề

nhập

siêu

của

Việt


Nam”:

/>21


4_Chinh%20sach%20thuong%20mai_Hoang
%20Duc%20Than.pdf

22



×