Tải bản đầy đủ (.pdf) (407 trang)

Giáo trình kinh tế môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.55 MB, 407 trang )


5

LỜI NĨI ĐẦU
Từ vài thập kỷ nay mơi trường của chúng ta được đề cập đến rất nhiều. Tình trạng môi trường được
thảo luận và tranh luận khá gay gắt trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong giới khoa học
cũng như trong các cuộc hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước. Dĩ nhiên nhiều người trong chúng
ta cho là nhân loại cịn làm q ít và chưa đủ để giải quyết các vấn đề bức xúc về môi trường mặc
dù hiểm họa môi trường đến nay không còn là tiềm ẩn nữa mà đã hiện rõ và có thể xảy ra bất cứ lúc
nào. Nếu có xảy ra thì nó sẽ diễn ra với quy mơ lớn hơn và nguy hiểm khôn lường 1 . Câu hỏi lớn
nhất bây giờ đặt ra cho nhân loại là chúng ta phải làm gi, làm như thế nào và làm bao nhiêu nữa để
bảo vệ môi trường.
Ý nghĩa của vấn đề môi trường trong nhận thức của con người từ nhiều năm nay đã có những thay
đổi cơ bản. Nếu ban đầu, chỉ coi đó là những vấn đề mang tính cục bộ của các quốc gia có nền
cơng nghiệp phát triển và một số vấn đề bức xúc như việc tàng trữ rác và chất thải, nguồn nước bị ô
nhiễm..., thì ngày nay vấn đề môi trường đã mang tính quốc tế và tồn cầu hố. Sự thay đổi quan
điểm này khơng phải tự nhiên mà có. Nó xuất phát từ những hậu quả bức bách mà con người là thủ
phạm. Chúng ta đã làm đảo lộn các quá trình vốn trước đây tuân theo quy luật tự nhiên. Kết quả
(hậu) của sự đảo lộn này sẽ dẫn đến sự thay đổi cách nhìn nhận và nhận thức vấn đề của con người.
"Việt Nam sẽ là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đi kèm với
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ nảy sinh những thách thức khơng lường trước được đối
với môi trường. Đặc biệt, ở những khu đô thị mới và khu công nghiệp, chất thải rắn đã trở thành
vấn đề nổi cộm, gây ra những tác động nghiêm trọng về sức khỏe người dân"2 . Nhân trong một
chuyến thăm Việt Nam vào cuối năm 2004 giáo sư Stiglitz 3 đã nhận định "Có thể nói Việt Nam
đang tiến vào giai đoạn phát triển mà những tác động đối với môi trường ngày càng tăng. Trong
khoảng thời gian 10 - 15 năm tới, số người sử dụng xe hơi sẽ tăng lên, các khu công nghiệp mọc
lên nhanh chóng. Điều đó tạo ra một áp lực rất lớn đối với mơi trường, nếu khơng có những biện
pháp ngay từ bây giờ thì hậu quả sẽ khơn lường, và Việt Nam không thể đạt được phát triển bền
vững. Do vậy, điều quan trọng là trong những chính sách kinh tế của mình, Việt Nam cần tính đến
yếu tố bền vững mơi trường. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam cũng nên đưa ra những chính sách
có tính bao qt đến tất cả các vùng, miền để tránh sự phát triển chênh lệch như trên ...". Có thể nói


Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn về môi trường và cũng là lúc phải bắt đầu ngay
trong việc bảo vệ môi trường trước khi quá muộn.
Môn Kinh tế học mơi trường thuộc loại "sinh sau", mới có từ đầu những năm 60. Nhưng do vấn đề
mơi trường trên tồn cầu, trong khu vực và trong nước ngày càng bức xúc nên xu thế chung là đưa
môn này vào giảng dạy ở các trường đại học cho bậc đại học và cao học. Đối tượng học không chỉ
là các sinh viên thuộc chuyên ngành khoa học kinh tế mà cả các chuyên ngành kỹ sư kinh tế kỹ
thuật và kỹ thuật thuần tuý. Ở trường Đại học Thuỷ lợi trong khn khổ của chương trình
DANIDA WAterSPS 1.3 4 mơn "Kinh tế môi trường" là một trong những môn mới được hỗ trợ xây
dựng. Trong quá trình biên soạn cuốn giáo trình này tơi rất chân thành cảm ơn trước hết Phó giáo
1

Bộ phim “The day after tomorrow” của nhà đạo diễn Roland Emmerich (2004) đã dần trở thành hiện thực.
Như mới đây, tháng 8 năm 2005 cơn bão Katarina đã gây ra bao nhiêu thiệt hại ở Mỹ.
2
Phát biểu của ông Mai Ái Trực (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại buổi lễ công bố báo cáo mới
nhất về diễn biến môi trường Việt Nam của Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức 25.11.2004 ở Hà Nội
3
Phát biểu của giáo sư Stiglitz, J.E. (người nhận giải thưởng Nobel về kinh tế năm 2001) tại Hà Nội. Nguồn:
/>4
National Capacity Building (WAterSPS) Sub-component 1.3, Support to Capacity Building at the Water
Resources University


6

Kinh tÕ m«i tr−êng

sư Thorkil Casse (Roskil University, Đan Mạch) đã nhiệt tình hướng dẫn xây dựng đề cương mơn
học "Kinh tế mơi trường" dành cho chương trình bậc đại học ở Trường Đại học Thuỷ lợi và tư vấn
trong việc chọn giáo trình cũng như tài liệu giảng dạy thích hợp về kinh tế mơi trường để đào tạo

cho chuyên ngành kỹ sư kinh tế thủy lợi và kỹ sư tài ngun nước.
Ngồi ra tơi cũng chân thành cảm ơn Tổ chức trao đổi hàn lâm Đức DAAD (Deutscher
Akademischer Ausstauschdienst) đã hỗ trợ từ nhiều năm nay trong khuôn khổ Alumni-Programm
(Chương trình dành cho cựu sinh viên học ở Đức) các sách về thể loại kỹ thuật và kinh tế môi
trường hiện đang được dùng trong giảng dạy ở các trường Đại học của Đức.
Tác giả cám ơn sự hỗ trợ của ThS. Vũ Văn Hạnh đã giúp trong biên soạn chương 7, 9 và 10.
Cuối cùng, tác giả cảm ơn GS. TS. Lê Văn Khoa (trường Đại học Khoa học tự nhiên) đã cho những
ý kiến đóng góp q báu trong q trình phản biện cuốn sách cũng như một số giáo sư Đức trong
khi tiếp xúc trao đổi về xây dựng các mơn học có liên quan đến cơng nghệ và kinh tế mơi trường.
Vì biên soạn trong thời gian ngắn nên cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn
đọc góp ý kiến nhận xét để nội dung cuốn sách lần sau xuất bản phong phú và hoàn chỉnh hơn.
Tác giả
Nguyễn Trung Dũng, sinh năm 1957
Tốt nghiệp Đại học năm 1981 tại CHLB Đức
Tiến sỹ Kỹ thuật năm 1984 tại CHLB Đức
Tiến sỹ Khoa học năm 2004 tại CHLB Đức
E.mail:

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Biological oxygen demand

Nhu cầu ôxy sinh học


7
CVM
DO
DRM

EPT
EPA

Contigent-Valuation Method
Dissolved oxygen
Dose – Response Methods
End-of-pipe treatment
Environmental Protection Agency

FM

Frontier Model

HPM
IM

Hedonic-Pricing Method
Immiserization Model

IPCC

Intergovermental Protection of Climate
Change
Marginal Abatement Cost
Marginal Benefit
Organisation for Economic Cooperation and Development
Poluter pay principle (PPP)
Travel Cost Method
Tradable Pollution Permits


MAC
MB
OECD
PPP
TCM
TPP

Phương pháp đánh giá giới hạn
Ơxy hịa tan
Phương pháp liều lượng – phản ứng
Công nghệ xử lý đến cuối đường ống
Cơ quan bảo vệ mơi trường, ví dụ Sở Mơi
trường và tài ngun
Frontier Model (Một loại mơ hình trong khai
thác rừng)
Phương pháp giá trị hưởng thụ
Immiserization Model (Một loại mơ hình
trong khai thác rừng)
Bảo vệ thay đổi khí hậu liên chính phủ
Chi phí giảm thiểu cận biên
Lợi ích cận biên
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả
Phương pháp chi phí du lịch
Giấy phép xả thải có thể mua bán được


8

kinh tÕ m«i tr−êng


Chương 1
KINH TẾ HỌC ÁP DỤNG CHO MÔI TRƯỜNG
Tiêu đề của chương này là Kinh tế học áp dụng cho mơi trường (Economics for
the Environment). Vì sao lại như vậy? Phải chăng do kinh tế có đóng góp quan
trọng để giúp ta hiểu biết và giải quyết nhiều vấn đề về môi trường mà hiện nay con
người đang phải đối mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Các nhà kinh tế vốn bị coi là
kẻ yếu trong các cuộc tranh luận về mơi trường nói chung. Có một lần, một nhà
kinh tế mơi trường tự giới thiệu "Tơi là nhà kinh tế mơi trường" thì có người phản
ứng ngay "Đấy có phải là sự mâu thuẫn trong bản thân chính nó khơng nhỉ?". Mọi
người thường hiểu "Kinh tế" đơn giản là "Tài chính và thương mại", dĩ nhiên kinh
tế học có nghiên cứu về con đường chính (Main Street) như Wall Street chẳng hạn,
một đại lộ nổi tiếng với thị trường chứng khoán New York. Chúng ta tin rằng mọi
luận cứ kinh tế thường có thể giúp môi trường hơn là phá hỏng. Trong các chương
từ 1 đến 5 của cuốn giáo trình, sẽ nêu các quan điểm có tính ngun tắc mà kinh tế
học cung cấp. Sau đó, trong các chương tiếp theo sẽ đề cập đến một số vấn đề kinh
tế môi trường quan trọng và chỉ cho thấy những quan điểm vừa được nêu có thể cải
thiện như thế nào và con người phản ứng như thế nào với những vấn đề này. Một
điều chắc chắn, một chính sách mơi trường khơng có định hướng nội dung kinh tế
tất nhiên sẽ làm hỏng môi trường; Ngược lại, các nhà điều hành kinh tế cũng nên
được khuyến khích để có ảnh hưởng nhiều hơn đối với môi trường: bằng cách đưa
ra những giá cả đúng đắn. Hệ thống kinh tế và môi trường nên được liên kết chặt
chẽ với nhau: Nếu không, xét về quan điểm kinh tế thì chẳng khác nào chúng ta tạo
ra những sản phẩm nhạy cảm mà không dùng được cho hệ thống nào.
Mọi người ngày càng quan tâm hơn đối với hậu quả môi trường do các hoạt
động kinh tế gây ra và bản thân giá trị kinh tế của nó. Điều này có thể lý giải, phần
nào do con người ngày càng có ý thức hơn về vấn đề mơi trường như sự thay đổi
khí hậu tồn cầu chẳng hạn hay do cảnh đẹp vốn có của vùng khơng cịn nữa. Đó
cũng là hệ quả đã gây sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách nhằm hiểu
được lợi ích và chi phí của các quy định điều chỉnh môi trường được ban hành. Con

người đã bắt đầu quan tâm và hiểu hơn về vấn đề suy thối mơi trường đang diễn ra
và chấp nhận chi phí để bảo vệ môi trường ở mức cao. Một bằng chứng là lực lượng
đối lập ở các nước công nghiệp đã kiến nghị đưa thuế carbon vào áp dụng ở các


Chơng 1 - Kinh tế học áp dụng cho môi tr−êng

9

nước Châu Âu. Phát triển bền vững (Sustainable development) là tiếng chng cảnh
tỉnh đối với mọi cấp của chính phủ, mặc dù cịn ít người hiểu được một cách chính
xác về bản chất của nó. Chúng ta tin rằng kinh tế có một đóng góp quan trọng để
hiểu được những vấn đề này và những vấn đề đánh đổi ở hậu trường.
Những nội dung khác của chương này là:
- Nghiên cứu sự liên kết giữa hai hệ thống: hệ thống kinh tế và hệ thống môi
trường.
- Tổng kết mười quan điểm then chốt của kinh tế môi trường và kinh tế tài
nguyên mà các nhà khoa học, nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách về mơi
trường cần phải nhận thức được.
- Giải thích cuốn giáo trình nên được sử dụng như thế nào là tốt nhất.
- Cung cấp một tổng quan chung các vấn đề sẽ được trình bày ở phần cịn lại
của cuốn giáo trình.
1.1. HỆ THỐNG KINH TẾ VÀ MƠI TRƯỜNG
Cuốn giáo trình này muốn giải thích vì sao các nội dung kinh tế lại có nhiều
liên quan đến chính sách mơi trường và chính sách sử dụng tài nguyên hơn là nhiều
người thiết nghĩ. Điều quan trọng muốn nhấn mạnh ở đây, kinh tế học không chỉ
quan tâm đến vấn đề nhập và xuất tài chính, mà cả những dịch vụ "phi giá cả"
("unpriced" services) mà môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta, và tương ứng
với giá trị nội dung của nó. Giá trị bảo vệ vùng đất ngập nước (Wetland) nhằm duy
trì chức năng đa dạng sinh học, phịng chống ngập lụt và các chức năng xử lý ơ

nhiễm cịn có giá trị kinh tế cao hơn là lượng dầu mỏ được khai thác trong mỗi tuần
ở biển Thái Bình Dương.
Tiếp theo, chúng ta cần nhận thức rõ hơn để làm sao hệ thống kinh tế và môi
trường được liên kết chặt chẽ với nhau. Hệ thống kinh tế hoạt động ngay trong
chính hệ thống mơi trường, với các điều kiện cùng được xác định song song trong
hai hệ thống. Với khái niệm "hệ thống kinh tế", chúng ta hiểu là tất cả các doanh
nghiệp cơng nghiệp, hộ gia đình (cụ thể là con người) với vai trò của người tiêu
dùng cũng như người cung cấp sức lao động; chính phủ; các cơ quan chức năng
đảm bảo sự hoạt động giữa các nhóm này như thị trường chẳng hạn; tình trạng cơng
nghệ; và ngay cả tài sản hiện có của chúng ta (từ đường giao thông cho đến trạm vũ
trụ). Với khái niệm môi trường chúng ta hiểu là tất cả các nguồn tài nguyên, bao


10

kinh tÕ m«i tr−êng

gồm đất đai, bề mặt của trái đất và hệ sinh thái (động và thực vật); và các biển cả
đại dương bao la trên toàn thế giới và khí quyển; và khí hậu tự nhiên cũng như các
chu trình dinh dưỡng. Trong hình 1.1. cho ta thấy sự hiện diện của nhiều mối quan
hệ qua lại giữa hai hệ thống này.
Trước hết, môi trường cung cấp cho hệ thống kinh tế các yếu tố nhập lượng
như nguyên liệu thơ và nguồn năng lượng, bao gồm khống sản, sắt thép, thực
phẩm, chất hydrocarbon và các loại sợi như len và sợi bơng. Những nguồn tài
ngun này có thể là tài nguyên không tái tạo (non-renewable, như than đá hoặc sắt
thép), hoặc tái tạo (renewable) như thuỷ sinh và rừng. Dưới sự tác động của hệ
thống kinh tế, các yếu tố đầu vào được biến đổi thành các xuất lượng mà con người
sử dụng cho mục đích tiêu dùng của mình, ví dụ chế biến gỗ thành giấy và dầu thô
thành xăng.
Điểm thứ hai, hệ thống kinh tế sử dụng môi trường được coi như nơi chứa đựng

chất thải (Waste sink). Các chất thải của các quá trình sản xuất như khí CO2 của các
nhà máy nhiệt điện thải ra, hay chất thải do các hoạt động tiêu dùng của con người,
ví dụ rác thải sinh hoạt các loại của hộ gia đình. Các chất thải có thể ở trạng thái
rắn, lỏng và khí. Mơi trường có khả năng hấp thụ (assimilative capacity) một cách
có giới hạn và chuyển hố một phần chất thải sang dạng khác ít độc hại hơn. Như
vậy, ơ nhiễm chính là mức xả thải vượt quá khả năng hấp thụ của môi trường và
gây ra những tác động ảnh hưởng ngoài ý muốn.
Hệ thống mơi trường
Trợ giúp cho cuộc sống tồn cầu

Ảnh hưởng
đến đa dạng
sinh học

Hệ thống kinh tế

Đại lượng
đầu vào là
tài nguyên

Chất thải (ơ nhiễm
tồn cầu, vùng và
địa phương)

Giá trị
tiện nghi

Hình 1.1: Tác động qua lại giữa hệ kinh tế và hệ môi trường

Điểm thứ ba, môi trường cung cấp một nguồn tiện nghi trực tiếp cho các hộ gia

đình. Con người đạt được các thỏa ích (như hạnh phúc, mãn nguyện) xuất phát từ


Chơng 1 - Kinh tế học áp dụng cho môi tr−êng

11

suy nghĩ về cái đẹp của cảnh quan và cuộc sống hoang dã như xuất phát điểm của
con người từ cuộc sống du mục và săn bắn thú. Trong chương 3 sẽ làm rõ những tác
động của thỏa ích trực tiếp vừa quan trọng lại vừa thích ứng xét ở quan điểm kinh
tế.
Cuối cùng, môi trường cung cấp những dịch vụ cơ bản hỗ trợ cuộc sống (lifesupport services) cho hệ thống kinh tế. Điều này bao gồm quá trình điều tiết khí
hậu, vận hành chu trình nước, điều tiết các thành phần của khí quyển và hàng loạt
các chu trình khác.
Một điều chắc chắn rằng, nếu hệ kinh tế tăng nhu cầu về mơi trường xét ở góc
độ một trong bốn dịng dịch vụ bất kỳ ở trên, thì điều này có thể ảnh hưởng đến khả
năng của mơi trường trong việc cung cấp các dịch vụ khác. Ví dụ:
- Gia tăng việc sử dụng môi trường như là một bể chứa chất thải do xả các chất
ô nhiễm tăng lên có thể làm giảm khả năng của mơi trường trong việc cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ cuộc sống làm cản trở sự điều tiết của khí hậu; hoặc có thể làm giảm
giá trị tiện nghi của mơi trường thơng qua giảm số lượng các lồi thú hoang dã.
- Sự gia tăng nhu cầu đối với môi trường để tạo ra các nhập lượng cho sản xuất
là tài nguyên chẳng hạn, có nghĩa là ta làm giảm các dịng tiện nghi khác, ví dụ việc
khai thác đá được tiến hành ồ ạt ở ngay trong vườn quốc gia hay việc chặt cây khai
thác gỗ sẽ làm thu hẹp diện tích rừng nhiệt đới.
- Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và việc đa dạng sinh học được thể hiện ở
hình 1.2. Điều này đã cho thấy, hoạt động kinh tế có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng
thiên nhiên, ví dụ trong trường hợp lấy mất nơi sinh sống của các lồi thú (ví dụ
biến cánh rừng nhiệt đới thành mỏ vàng). Tính đa dạng được hiểu là một đặc tính
quan trọng của hệ thống thiên nhiên, đặc biệt xét ở góc độ khả năng của nó vượt

qua sức ép như hạn hán hoặc cháy rừng chẳng hạn (đặc tính này đơi khi cịn được
hiểu là khả năng phục hồi (resilience)).
Một đặc tính quan trọng của hệ thống kinh tế - môi trường độc lập là sự đồng
biến (co-evolution). Điều này có nghĩa, hình thức mà trong đó tiểu hệ thống kinh tế
phát triển trong suốt thời gian phụ thuộc vào sự thay đổi của các điều kiện thuộc
tiểu hệ thống môi trường, và ngược lại. Một ví dụ minh họa tốt về vấn đề này, xét ở
góc độ tác động của sự thay đổi mơi trường đến diễn biến của hệ thống kinh tế, đó
là sự thay đổi khí hậu ở Scottland trong thời kỳ đồ đá. Khoảng 4000 năm trước
công nguyên, những người nông dân ở thời kỳ đồ đá đã định cư ở nhiều vùng thuộc


12

kinh tÕ m«i tr−êng

dải ven biển phía tây của Scottland, bao gồm cả đảo Arran. Đời sống kinh tế xã hội
phát triển khá thịnh vượng. Song khí hậu thay đổi, thời tiết ngày càng trở nên giá
lạnh hơn đến nỗi cây cối khó có thể phát triển được. Diện tích đầm lầy lan rộng. Hệ
quả, cuộc sống con người ở đây ngày một khắc nghiệt. Do vậy, người dân buộc
phải di dời xuống miền nam nơi khí hậu ấm áp hơn để làm ăn sinh sống.
Các hệ thống môi trường có thể bị thay đổi vì các ngun nhân nội ứng do hệ
thống kinh tế gây ra và cũng có phản ứng lại đối với các yếu tố ngoại lai tác động
như sự thay đổi khí hậu ở ví dụ trước. Ví dụ ở thế kỷ 19 người Ai Cập đã thay đổi
kỹ thuật tưới cho cây bông, một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của vùng thung
lũng sông Nile. Thay vì tưới theo hình thức ngập tự nhiên vốn đã có từ 5000 năm
trước cơng ngun, nay người ta áp dụng kỹ thuật tưới mới. Việc làm đó đã dẫn đến
hiện tượng mặn hố và giảm độ phì của đất. Ở Đơng Island, trong thung lũng Indus,
việc khai hố văn minh ở vùng Trung Mỹ đã làm phát sinh ra các trận lụt lớn và làm
thay đổi hẳn sự phát triển của xã hội. Ở Liên Xô cũ trong những năm 60 và 70, vì
mục tiêu duy ý trí chủ quan nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế ở vùng Trung Á

thông qua xây dựng hàng loạt các hệ thống tưới để mở rộng diện tích trồng cây
bơng mà khơng xem xét kỹ điều kiện khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng của khu vực,
... Các nhà quy hoạch thủy lợi Liên Xô đã làm cho biển hồ Aral chết dần: giảm diện
tích mặt hồ xuống cịn một nửa sau 30 năm, xa mạc hóa và mặn hóa một vùng rộng
lớn, thay đổi khí hậu vùng quanh hồ, .... Thảm họa của biển hồ Aral đã làm thay đổi
hệ thống kinh tế của một vùng rộng lớn (ví dụ sự sụp đổ của ngành công nghiệp
đánh bắt cá và chế biến thủy sản). Thảm họa vô cùng lớn này rất khó khắc phục
trong nhiều năm.
Sự thay đổi kinh tế ảnh hưởng đến sự tiến hóa của hệ sinh thái:
- Việc nhập cư các lồi thú mới, ví dụ việc di thú có túi từ Châu Úc sang sống ở
Niu Dilân tương tự như trước đây người ta đã làm đối với mèo nhà, và như vậy đã
làm thay đổi về chủng loại và sự đa dạng về loài động thực vật ở những nơi mới
nhập cư.
- Sự thay đổi hệ sinh thái thuỷ như cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã diễn
ra ở thế kỷ 19. Kết quả là làm tăng sự kết tủa của chất Sunphua do các trận mưa axit
và làm giảm độ pH của nguồn nước. Như vậy đã làm thay đổi cấu trúc loài các động
vật có xương sống và khơng xương sống.


Chơng 1 - Kinh tế học áp dụng cho môi tr−êng

13

1.2. MƯỜI QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CẦN NHẬN BIẾT
Phần trước đã giải thích mối tương tác giữa hệ thống kinh tế và hệ thống môi
trường. Vậy các nhà kinh tế học có thể nói gì về những mối tương tác này? Trong
phần cịn lại của cuốn giáo trình, sẽ giải thích sự đóng góp mà kinh tế học có thể
làm để hiểu được và giải quyết vấn đề môi trường. Những nội dung này đặc biệt
quan trọng đối với các nhà khoa học môi trường, các nhà quản lý môi trường và
chính trị gia. Sau đây là mười quan điểm cơ bản:

1. Hệ thống kinh tế và môi trường đều diễn ra song song. Điều này có nghĩa là
để hiểu được hoàn toàn những hệ thống này buộc kinh tế học cần phải kết hợp với
những cơ sở cơ bản của khoa học tự nhiên. Ngược lại, khoa học tự nhiên cũng cần
phải kết hợp với các cơ sở hành vi của kinh tế học.
2. Cơ sở hành vi của kinh tế học có thể được đúc kết như sau. Thứ nhất, con
người cũng có phản ứng đối với các hình thức kích thích tương tự như các doanh
nghiệp. Song, kích khích quan trọng nhất vẫn là giá cả. Thứ hai, con người ra quyết
định "ở điểm lề": hay nói cách khác, họ cố gắng cân bằng giữa chi phí và lợi ích để
có bước tiếp theo. Cuối cùng thì các doanh nghiệp và hộ gia đình thơng thường sẽ
hành động theo sở thích nguyện vọng riêng đang được quan tâm nhất. Đối với
doanh nghiệp thì mục tiêu cơ bản nhất vẫn là tối đa hóa lợi nhuận, cịn đối với hộ
gia đình là tối đa hạnh phúc hay thỏa dụng của họ. Điều này có nghĩa là chúng ta
khơng lấy gì phải ngạc nhiên khi cả hai đều ứng xử một cách có tính chiến lược
giống như nhau. Ví dụ, khi kẻ "ăn theo" (free-ride) lại được đề nghị bỏ tiền ra hiến
cho quĩ môi trường, hay một người nông dân Cà Mau đang phá rừng ngập mặn để
nuôi trồng thuỷ sản mang lại 50 triệu đ/ha năm lại đi nhận một khoản tiền hỗ trợ ít ỏi
để khơng tiếp tục làm cơng việc đó nữa. Do vậy, các cơ quan chính quyền cần lưu ý
đến đặc điểm này.
3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều cạn kiệt và việc khai thác sử dụng
chúng theo hình thức này thì phát sinh chi phí cơ hội. Khái niệm "Cạn kiệt" được
hiểu là khơng có đủ tài ngun mơi trường xung quanh để đồng thời đáp ứng bất cứ
nhu cầu có thể nào khác. "Chi phí cơ hội" được hiểu là lợi ích tịnh buộc phải hy
sinh cho lần sử dụng tốt tiếp theo. Ví dụ, một mảnh đất có ba cơ hội sử dụng, cụ thể
cho nông nghiệp, lâm nghiệp và nghỉ ngơi giải trí. Số tiền thu được là 2000 $/ha,
3000 $/ha và 4000 $/ha. Chúng ta giả thiết rằng các cơ hội sử dụng này loại bỏ lẫn
nhau, có nghĩa là mảnh đất khơng thể sử dụng cùng một lúc cho hai hay nhiều mục


14


kinh tÕ m«i tr−êng

đích. Việc quyết định sử dụng đất cho mục đích nghỉ ngơi giải trí thì sẽ phải bỏ qua
thu nhập hoặc từ nông nghiệp hoặc từ lâm nghiệp. Như vậy chi phí cơ hội là thu
nhập tốt nhất tiếp theo bị bỏ qua, cụ thể là 3000 $/ha. Chi phí này cần được lưu ý
khi đánh giá lợi ích tịnh của việc sử dụng đất cho mục đích nghỉ ngơi giải trí.
4. Nếu để tự vận hành thì hệ thống thị trường tự do sẽ làm suy thối chất lượng
mơi trường, ví dụ tình trạng q tải rác và nước thải hiện nay ở vùng nông thôn Việt
Nam trong 10 năm trở lại đây. Hệ quả là có q nhiều "cái xấu" về mơi trường (mơi
trường q bị ơ nhiễm) và q ít "cái tốt" về mơi trường (như phong cảnh đẹp) xét ở
góc độ tối ưu của xã hội. Vì sao lại như vậy? Nguyên nhân cơ bản là hệ thống
quyền sở hữu hiện hành. Điều đó có nghĩa là khơng có giá cả thị trường để khuyến
khích các xí nghiệp hay doanh nghiệp và các hộ gia đình giảm thiểu việc gây ơ
nhiễm hay khuyến khích họ làm lợi cho mơi trường. Điều này trong kinh tế môi
trường gọi là thất bại của thị trường. Trong chương 2 sẽ đi nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề này và sẽ đề ra phương án để giải quyết. Phương pháp tiếp cận khác là xem
mơi trường có giá trị như thế nào xét ở các góc độ khác nhau. Tất cả các tác động
đều phải được lượng hóa bằng giá trị hay giá thị trường. Ví dụ, rất khó để lượng
tính được lợi ích của cảnh quan ruộng vườn nên thơ do người nông dân "tạo ra" và
không tồn tại giá thị trường cho phong cảnh hay cảnh quan đẹp.
5. Song, thị trường đã chứng minh là cách thức tốt nhất để phân phối hàng loạt
các tài ngun; bàn tay vơ hình của Adam Smith ln đóng một vai trò quan trọng
trong thị trường. Thị trường hoạt động tốt trong điều phối mọi hoạt động và chuyển
đổi thơng tin. Đối với nhiều nguồn tài ngun thì hệ thống thị trường được coi là
khá nhanh nhạy trong điều tiết những thay đổi về sự cạn kiệt mang tính tương đối.
Ví dụ giá dầu mỏ tăng trong thời gian gần đây đã điều chỉnh một cách tự động việc
cung cầu. Cuối cùng, thị trường cho phép con người có cơ hội để thương mại, mà
điều đó là cách thức tốt để dẫn đến gia tăng phúc lợi xã hội. Thị trường có thể được
tạo dựng nhằm phục vụ cho mơi trường, ví dụ như việc bn bán giấy phép xả thải
áp dụng cho ô nhiễm tài nguyên nước, sẽ được bàn đến ở chương 8.

6. Sự can thiệp của Nhà nước không phải lúc nào cũng làm cho vấn đề sáng sủa
hơn, song lại không làm cho vấn đề trở nên tồi tệ đi. Chính sách nơng nghiệp chung
của Cộng đồng Châu Âu thường hay bị chỉ trích là đã tạo ra những kích thích kinh
tế cho người nơng dân để họ hủy hoại môi trường. Điều này ta có thể gọi là sự thất
bại của chính phủ (Goverment failure). Khi chính phủ can thiệp vào hoạt động tự do
của thị trường, thì cần nhận thức một điều là làm như vậy họ "nhúng tay" vào một


Chơng 1 - Kinh tế học áp dụng cho môi tr−êng

15

vấn đề liên phối và vấn đề thông tin. Sự can thiệp của chính phủ có thể làm giảm độ
nhạy của thị trường đối với sự cạn kiệt tương đối, ví dụ nếu chính phủ bình ổn giá
cả ở một mức nào đó cịn hơn là giữ tỷ lệ làm sạch thị trường.
7. Việc bảo vệ môi trường thường rất tốn kém. Cạn kiệt có nghĩa là chi phí cơ
hội tồn tại cho mọi sự lựa chọn. Việc bảo vệ các lồi thú hoang dã có nguy cơ tuyệt
chủng khá tốn kém, ở cả hai khía cạnh: trực tiếp (giám sát theo dõi đàn thú) và gián
tiếp (vùng đất đó khơng cịn được sử dụng cho các mục đích phát triển khác). Việc
dành nhiều tiền cho phát triển hệ thống giao thơng vận tải để giảm thiểu ơ nhiễm
khơng khí buộc phải tiết kiệm tiền vốn cho xây sửa trường học. Vậy nên làm cái gì
thì tốt hơn, chi phí bảo vệ môi trường tiêu biểu gia tăng ở cận biên. Ví dụ việc xả
thải từ các nguồn cơng nghiệp đang liên tục được làm sạch và chi phí xử lý cho việc
giảm thải tăng thêm sẽ còn đắt hơn.
8. Khi quản lý các nguồn tài nguyên tái tạo như thuỷ sản và rừng, nếu ta chọn
chỉ tiêu sản lượng bền vững tối đa (maximum sustainable yield) như một mức thu
hoạch / đánh bắt tốt nhất thì rất ít khi đạt được tối ưu. Lý do là nó khơng xét đến chi
phí và lợi ích kinh tế của việc quản lý nguồn tài nguyên tái tạo. Ví dụ, chỉ tiêu sản
lượng bền vững tối đa trong đánh bắt thủy sản là đánh bắt được 20.000 tấn cá/vụ.
Song, nếu chi phí tăng nhanh hơn thu nhập ở điểm này, thì buộc chính phủ phải

giảm lượng đánh bắt thấp hơn mức này: Đánh bắt ở mức sản lượng bền vững tối đa
thường được hiểu là có quá nhiều thuyền đánh cá để đánh bắt được quá ít cá.
9. Tăng trưởng kinh tế có thể khơng giải quyết hết các vấn đề mơi trường và
thậm chí lại cịn gây ra hệ quả về mơi trường. Chính vì vậy, một số ít người có suy
nghĩ cực đoan là muốn đổi vị trí của họ ngày nay với cuộc sống nguyên thủy của
200 năm trước đây và muốn quay trở lại quá trình phát triển bằng không. Song thiết
nghĩ một điều là trong tương lai con người sẽ xem chương trình động vật hoang dã
trên màn hình chiếc tivi hiện đại tiếp nhận thơng tin từ vệ tinh, nghĩa là cuộc sống
của chúng ta còn tiếp tục hiện đại và đầy đủ tiện nghi hơn.
10. Nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất trên thế giới về bản chất đều
mang tính tồn cầu. Song, kinh tế học phải dự báo được tình hình và phải tập hợp
các nước lại để đi đến thoả thuận cho một hành động chung. Đấy chính là nguyên
nhân mà lý thuyết trị chơi đã cho ta thấy nhiều nước có động cơ "sống dựa / ăn nhờ
/ ăn chùa" vào các hoạt động của các nước khác và cố tình lẩn tránh ký kết các thoả
thuận quốc tế nhằm cắt giảm xả thải ơ nhiễm tồn cầu là một ví dụ. Song các nhà


16

kinh tÕ m«i tr−êng

kinh tế có thể giúp trong việc thiết lập các thoả thuận về thể chế để giảm thiểu vấn
đề này.
1.3. XUẤT PHÁT ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ MƠI
TRƯỜNG 1
Trong lịch sử phát triển của lồi người thì phương thức phát triển kinh tế của
các quốc gia công nghiệp và sự bùng nổ dân số là những sự kiện đe dọa mạnh nhất
đến hệ sinh quyển. Việc phá vỡ cân bằng sinh thái đến nay diễn ra ở quy mơ tồn
cầu, như:
- Sự cạn kiệt tài nguyên khoáng sản,

- Sự bùng nổ dân số. Năm 1985 mới có 5 tỷ người trên hành tinh và ước tính
đến năm 2020 là 8 tỷ. Tình trạng đáng lo nhất ở các nước đang và chậm phát triển,
- Chất thải trên toàn cầu trong 100 năm qua đã tăng lên 12 lần, nhu cầu năng
lượng thì tăng lên 20 lần,
- Tài nguyên rừng đã giảm với tốc độ chóng mặt. Rừng chết do sự can thiệp của
con người. Không khí bị ơ nhiễm, đốt và chặt phá rừng bừa bãi đang diễn ra ở các
nước đang phát triển,
- Ô nhiễm liên vùng và trong vùng do phát tán chất phóng xạ, các dịng chảy
chứa các chất ơ nhiễm, sự cố chảy tràn dầu ở biển, cháy lớn ở các mỏ dầu, chất
dioxin và nhiều chất thải khác phát tán khắp nơi,
- Biến đổi khí hậu tồn cầu do tăng khí CO 2, sự nóng lên, vấn đề bụi và lỗ
thủng ở tầng ozon.
Những nguyên nhân nêu trên được phân thành ba nhóm chính của vấn đề mơi
trường là: do quá trình phát triển, do kinh tế - xã hội và do hệ thống kinh tế (hình
1.2). Trong nhóm ngun nhân thứ nhất thì chủ yếu là:
- Sử dụng và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo và
không tái tạo,
- Bùng nổ dân số,

1

Eidinger, tr. 12 - 15


Chơng 1 - Kinh tế học áp dụng cho môi tr−êng

17

- Tốc độ đơ thị hố q nhanh và các cơng trình xây dựng đã và đang chiếm rất
nhều đất đai có giá trị sinh thái hay có khả năng sử dụng tốt cho sản xuất nơng

nghiệp.
Trong nhóm thứ hai thì chủ yếu là ngun nhân mang tính xã hội mà trong đó
mơi trường ở nhiều nơi bị coi là hàng hóa cơng cộng. Con người muốn tận dụng
những mặt lợi của nó mà khơng hề có sự đóng góp hay chi trả về vật chất và tài
chính để gìn giữ và hồi phục nó. Chính vì vậy, trong q trình sản xuất và tiêu dùng
các hàng hố và dịch vụ đã phát sinh chi phí (mơi trường) ngoại. Phần này sẽ được
đề cập đến nhiều ở chương 2.
Trong nhóm thứ ba là các nguyên nhân do hệ thống kinh tế mang lại. Trong
hệ thống kinh tế thị trường người ta phấn đấu để các doanh nghiệp, công ty,... đạt
được lợi nhuận cao như có thể trong sản xuất và kinh doanh, và con người đạt
được thoả dụng trong tiêu dùng. Nhiều khi người ta đã lãng quên những hệ quả
xấu đến mơi trường. Cịn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây cũng tương tự
thiếu hẳn một hệ thống giá cả tương đương với môi trường.
Tất cả các nhóm ngun nhân nêu trên đã dẫn đến tình trạng quá tải sự tiếp
nhận của môi trường. Khả năng tiếp nhận của môi trường được hiểu ở đây là khả
năng tự làm sạch và khả năng tự điều chỉnh, thu nhận, tàng trữ, khả năng làm lỗng,
địi hỏi đối với mơi trường và khơng độc hại đối với mơi trường.
Tóm lại, các vấn đề mơi trường địi hỏi phải có cách suy nghĩ mới và có quy
hoạch vì:
- Các vấn đề về môi trường rất tổng hợp,
- Chúng phát triển theo hàm số mũ,
- Những thiệt hại về môi trường diễn ra từ từ nhưng sẽ bất chợt trở nên nghiêm
trọng như vấn đề rừng chết hàng loạt, ô nhiễm các dịng chảy, lũ lụt và các thảm hoạ
mơi trường, ...
- Các vấn đề môi trường chuyển đổi nhanh mà con người không ứng xử kịp và
- Nghiên cứu khoa học và cộng tác đa ngành là điều kiện tiên quyết.


18


kinh tÕ m«i tr−êng

1.4. MƠN HỌC "KINH TẾ MƠI TRƯỜNG" 2
Môn học kinh tế môi trường mới xuất hiện từ đầu những năm 60. Trong vài
thập kỷ qua có những diễn biến ngày càng phức tạp về môi trường, sự nóng lên tồn
cầu, biến đổi khí hậu tồn cầu, bão táp, sa mạc hố, Tsunami, …. Vấn đề mơi
trường khơng cịn đóng khung trong một quốc gia mà là vấn đề chung của toàn cầu
(Biểu 1-1). Nên bên cạnh các mơn về kỹ thuật và cơng nghệ mơi trường thì mơn
kinh tế mơi trường có một ý nghĩa và vai trị đặc biệt. Nó được coi là một mơn khoa
học kinh tế, bao gồm những cơ sở lý thuyết, phân tích và tính tốn chi phí cho các
thơng số mơi trường. Chúng ta phân biệt hai loại về kinh tế môi trường: Kinh tế môi
trường doanh nghiệp (KTMTDN) và kinh tế môi trường quốc dân (KTMTQD).
Gia tăng dân số
Đô thị hóa nhanh

Các ngun nhân của vấn đề mơi trường

Phát triển kinh tế
Sự thay đổi kinh tế - kỹ thuật bất
lợi đối với mơi trường
Mơi trường là hàng hóa cơng cộng
Phát sinh ra ngoại ứng và chi phí
ngoại
Các nguyên nhân
do kinh tế - xã hội

Hình thành chi phí mơi trường
ngoại
Ứng xử của con người không phù
hợp với môi trường (ở các nước

chậm phát triển và các nước có
mức sống vật chất cao)
Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa

Các nguyên nhân do
hệ thống kinh tế

Hệ thống kinh tế thị trường dân
chủ

Hình 1.2: Các nguyên nhân của vấn đề môi trường

2

Wicke, tr. 9-13

Quá tải khả năng chấp nhận được của môi trường

Các nguyên nhân do
quá trình phát triển


Chơng 1 - Kinh tế học áp dụng cho môi tr−êng

19

Biểu 1-1: Những sự kiện và trọng điểm nhất của chính sách mơi trường
tồn cầu
Thời


Sự kiện

gian
1973 -

Khủng hoảng dầu lửa trên khắp thế giới buộc các ngành công nghiệp phải đi
đến tiết kiệm năng lượng và lần đầu tiên ban hành cơ sở pháp lý khung về mơi
trường

1973 -

Chương trình hành động đầu tiên của Cộng đồng Châu Âu về bảo vệ môi
trường

1978

Sự cố tràn dầu ở bờ biển của Anh và đã thức tỉnh toàn bộ cộng đồng

1982 -

Chương trình hành động lần thứ 3 (điều chỉnh đường lối chính sách mơi
trường)

1992

Hội nghị thượng đỉnh về mơi trường tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazin, phát
triển bền vững, "Natura 2000" và chương trình hành động AGENDA 21)

1974


1976

1986

Hiệp ước Maastrict (Chính sách mơi trường có quy hoạch, định hướng lâu dài
(chiến lược))
Bước ngoặt trong chính sách mơi trường ở Châu Âu (áp dụng nguyên tắc
người gây ô nhiễm và cộng tác, các công cụ định hướng thị trường, thoả thuận tự
nguyện, các hình thức mới của việc tự giám sát ô nhiễm, tăng cường đối thoại giữa
các bên có liên quan)
1993 -

Chương trình hành động vì mơi trường lần thứ 5 (các chủ đề trọng tâm)

2000
1997
2001
2002

Hội nghị về khí hậu toàn cầu ở Kyoto (Nhật Bản) và đưa ra nghị định thư
Kyoto
Hội nghị thượng đỉnh của thế giới ở Bonn (Đức)
Hội nghị thượng đỉnh của thế giới về phát triển bền vững ở Johannesburg
(Nam Phi)

Kinh tế môi trường (doanh nghiệp)
Kinh tế môi trường (doanh nghiệp) - KTMTDN - là một phần của kinh tế quản
trị kinh doanh chuyên nghiên cứu những mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi
trường tự nhiên của nó và những tác động của mơi trường, chất lượng mơi trường
và chính sách mơi trường đến doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cũng chỉ ra các khả

năng mà doanh nghiệp có thể đảm bảo được các mục tiêu đề ra như tối đa lợi nhuận
dài hạn và đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp, mà vẫn đáp ứng một cách tốt nhất


20

kinh tÕ m«i tr−êng

các u cầu về mơi trường mà chính phủ và thị trường đề ra. Nhiệm vụ của kinh tế
môi trường doanh nghiệp về cơ bản là:
- KTMTDN phải thể hiện được và chỉ ra những tác động của việc bảo vệ mơi
trường đến cơ cấu của xí nghiệp,
- KTMTDN có nhiệm vụ tổ chức một cách tối ưu các công tác như mua sắm
vật tư thiết bị, vận chuyển và lưu kho mà có xét đến những yêu cầu của việc bảo vệ
môi trường,
- Đảm bảo việc sản xuất và quy trình sản xuất tuân thủ theo quy định bảo vệ môi
trường,
- Ra các quyết định đầu tư của xí nghiệp phải tính đến yếu tố mơi trường,
- Thu thập mọi thơng tin về chi phí bảo vệ mơi trường và chi phí đầu tư để có
cơ sở phân tích lỗ lãi của doanh nghiệp.
Kinh tế mơi trường (quốc dân)
Kinh tế môi trường (quốc dân) - KTMTQD - là một nhánh có tính truyền thống
của kinh tế mơi trường nói chung. 3 Hầu hết các sách viết về kinh tế mơi trường đều
xét ở góc độ của nền kinh tế quốc dân. KTMTQD là một môn khoa học kinh tế và
nhiệm vụ của nó là đảm nhận việc hỗ trợ về mặt kinh tế nhằm tối đa phúc lợi xã hội
mà trong đó có chú ý đến chất lượng môi trường cao. Đồng thời KTMTQD cũng là
một phần của "chính sách kinh tế" hay của chính sách kinh tế riêng ngành ví dụ
chính sách giao thơng vận tải hay chính sách vùng được coi là một chuyên ngành
của kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ của kinh tế mơi trường (quốc dân)
là:

- Đóng góp của kinh tế môi trường cho tối ưu phúc lợi xã hội (Tối ưu phúc lợi)
- Đóng góp của kinh tế mơi trường cho cực trị chi phí của tồn nền kinh tế quốc
dân và
- Kinh tế môi trường với chức năng tư vấn chính sách.
Một nhánh mới của Kinh tế môi trường là Kinh tế sinh thái 4 . Nội dung của kinh
tế sinh thái không được đề cập đến trong cuốn giáo trình này.
Mơn học "Kinh tế mơi trường"
3
4

Schaltegger, 2000, tr. 5 - 8
Schaltegger, 2000, tr. 14 - 19


Chơng 1 - Kinh tế học áp dụng cho môi tr−êng

21

Mơn Kinh tế mơi trường có nhiệm vụ sau:
- Trang bị những cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu mối
quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Trang bị những cơ sở lý luận để nhìn nhận, phân tích đánh giá môi trường
trong bối cảnh của cơ chế thị trường.
- Đánh giá những tác động (tích cực và tiêu cực) của các hoạt động phát triển
(kinh tế và xã hội) đến mơi trường. Tiếp cận phân tích kinh tế của những tác động
tới môi trường.
- Nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa tài nguyên, dân số, kinh tế và môi
trường.
- Góp phần thẩm định các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển thơng qua
phân tích chi phí - lợi ích và phân tích chi phí - hiệu quả.

- Góp phần hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển, những phương
thức quản lý môi trường hợp lý.
- Nâng cao nhận thức về môi trường, về mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc và
quy định lẫn nhau giữa môi trường và phát triển để mọi cá nhân, mọi cộng đồng
có hành vi đúng đắn vì mục đích phát triển bền vững. Đặc biệt là đối với các
chuyên gia kinh tế và quản trị kinh doanh.
1.5. TỔNG QUAN CHUNG CỦA GIÁO TRÌNH
Cuốn giáo trình này gồm 11 chương. Năm chương đầu, nghiên cứu một số khái
niệm quan trọng trong kinh tế và giải thích vì sao người ta lại quan tâm đến vấn đề
môi trường. Chương 2 nghiên cứu vai trò của thị trường trong việc xác định mức
chất lượng môi trường, chương 3 đánh giá tài nguyên môi trường, chương 4 phân
tích lợi ích và chi phí và chương 5 nêu nguyên tắc hành động cũng như các công cụ
của chinh sách môi trường trong thực tế.
Các chương 6 đến 11, giúp ta hiểu các nguyên căn của hàng loạt các vấn đề môi
trường quan trọng cũng như đề ra các cách thức để quản lý nó. Những vấn đề
nghiên cứu ở đây là:
- Vấn đề giao thông và môi trường,
- Vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng nhiệt đới,
- Kiểm sốt ơ nhiễm nước,


22

kinh tÕ m«i tr−êng

- Biến đổi khí hậu,
- Tài ngun và nhiên liệu và
- Hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam.

BÀI TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Hãy thảo luận xem hệ thống kinh tế có thể tách rời mơi trường được khơng?
2. Cho biết những ngun nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường.
3. Sự khác biệt giữa Kinh tế mơi trường mang tính kinh tế quốc dân và Kinh tế
mơi trường mang tính doanh nghiệp.
4. Vì sao kinh tế môi trường lại cần kiến thức của nhiều chuyên ngành?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Eidinger, H., 2003: Umweltoekonomie, dùng cho chuyên ngành kỹ thuật
cảnh quan và bảo vệ môi trường Rostock University (Đức), Rostock, tr. 12 15.
2. Hanley, N., Shogren, J.F. & White, B., 2001. Introduction to Environmental
Economics, NXB Oxford University Press, Oxford, tr. 3 - 11, 133 - 147.
3. Schaltegger, S., 2000, Studium der Umweltwissenschaften Wirtschaftswissenschaft, NXB. Springer, ISBN 3-540-65991-9, tr. 5 - 8, 14 19.
4. Wicke, 1993. Umweltoekonomie, XB lần thứ 4, NXB Vahlen, Muenchen,
ISBN 3 8006 1720X, tr. 9 - 26.


24

kinh tÕ m«i tr−êng

Chương 2
TẠO DỰNG THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO MÔI TRƯỜNG
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều va chạm với thị trường. Song có một
số người lại khơng có khái niệm gì về thị trường và thậm chí trong số đó có cả
những người biết tổ chức hoạt động kinh tế của mình một cách có hiệu quả. Còn
phần lớn chúng ta đều biết đánh giá những lựa chọn và cơ hội mà thị trường ban tạo
cho ta. Khi quan sát hoạt động của thị trường hàng ngày, ta thấy đó là sự trao đổi tự
nguyện có điều tiết của cơ chế cạnh tranh. Thị trường chiếm một phần rất lớn trong
đời sống của con người.
Vậy thị trường là gì? Đối với nhiều người thị trường là chợ nơi người bán gặp
người mua để trao đổi hàng hoá như rau quả, thực phẩm, … hay trong thời đại tin

học người ta cịn hiểu xa hơn, đó là chợ ảo trên mạng Internet với các trang WWW
(World Wide Web) mà ta có thể mua bán bất cứ một hàng hố nào đó, ví dụ
www.amazon.com 1 chun bán đấu giá các ấn phẩm (sách, báo, truyện, …), văn hoá
phẩm (CD, DVD, phim ảnh, …), trang thiết bị tin học (PC, máy in, ổ đĩa, phần
mềm, …), trang thiết bị viễn thơng …; hay thơng qua một ngân hàng đóng vai trị
của nhà mơi giới để giao dịch trên thị trường chứng khốn. Vậy có thể nói thị
trường là một địa điểm cụ thể nào đó để người ta tiêu xài tiền. Điểm chung nhất của
các thành viên tham gia thị trường là họ đều tìm cách tối đa lợi ích của mình. Người
bán (người sản xuất) muốn tối đa lợi nhuận, còn người mua (tiêu dùng) muốn tối đa
sự thoả mãn hay lợi ích mà họ nhận được từ hàng hoá hay dịch vụ mà họ mua. Đối
với các nhà kinh tế thì ý tưởng về thị trường lại cịn đặc biệt hơn. Họ nhìn nhận thị
trường như là một công cụ trao đổi tự phát. Thị trường xuất hiện tự phát ở mọi nền
văn hố do con người tìm thấy giá trị trong thương mại. Thương mại trên thị trường
tạo nên phúc lợi thông qua sự trao đổi tự nguyện các tài nguyên hiếm mà trong đó
giá cả chỉ đạo điều kiện của thương mại. Phúc lợi được tạo dựng khi tài nguyên
được chuyển đổi từ những sử dụng có giá trị thấp đến sử dụng có giá trị cao. Thị
trường tạo nên phúc lợi là chính chứ khơng phân phối lại phúc lợi. Một mơ hình thị
trường điển hình được thể hiện ở Hộp 2-1.

1

Cơng ty dịch vụ điện tử đầu tiên ra đời năm 1995. Jeffrey Preston Bezos là chủ của Công ty Amazon.com.
Ban đầu, Công ty chỉ bán sách và băng nhạc. Chỉ một tháng, thị trường của Công ty đã mở rộng ra 50 bang
của USA và sang 45 nước khác. Đến nay, Bezos đã có trong tay doanh số trên 11 tỷ USD. Bezos là đối thủ
đáng gờm, có khả năng cạnh tranh chỉ số kinh doanh của người tỷ phú láng giềng Bill Gates. Nguồn:
/>

25

Chơng 2 - Tạo dựng thị trờng dành cho môi tr−êng


Hộp 2-1: Mơ hình thị trường điển hình
Một mơ hình thị trường điển hình trong đó tập trung vào cầu (hành vi của
người mua) và cung (hành vi của người bán). Cầu và cung là tên của các mối quan
hệ. Các mối quan hệ đó có thể được thể hiện bằng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị
hoặc các phương trình (các hàm số).
Cầu là mối quan hệ giữa giá P và lượng cầu Q của một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ. Đó là lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn
sàng mua tại mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Trong những điều
kiện như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn và ngược lại. Nếu biểu thị
mối quan hệ này bằng đồ thị ta sẽ có đường cầu. Thông thường đường cầu dốc
xuống từ trái qua phải như trong hình 2.1a.
Cung là mối quan hệ giữa giá P và lượng hàng cung Q của một loại hàng
hóa/dịch vụ. Đó là lượng hàng hóa/dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả
năng cung cấp mức giá xác định trong một thời gian nhất định. Trong những điều
kiện như nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn và ngược lại. Chúng ta có thể
biểu thị mối quan hệ này dưới dạng đồ thị, đó là đường cung. Thơng thường, đường
cung có độ dốc đi lên từ trái qua phải như hình 2.1b.
P

P

S

D
P2

P2
P1


P1

D

S
Q2
a)

Q1

Q1

Q

Q2

Q

b)

Hình 2.1: Đường cung và cầu thị trường

Cân bằng thị trường. Khi cân đối với một hàng hóa/dịch vụ nào đó xuất hiện
trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng mức cầu đó. Thị trường ở trạng
thái cân bằng khi việc cung hàng hóa/dịch vụ đủ thỏa mãn cầu đối với hàng
hóa/dịch vụ đó trong một thời kỳ nhất định. Tại trạng thái cân bằng này chúng ta có
mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng.
Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó khơng được xác định bởi
từng cá nhân riêng lẻ mà được hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người
mua và người bán. Đây chính là cách định giá khách quan theo "bàn tay vơ hình"

của cơ chế thị trường.


26

kinh tÕ m«i tr−êng

Tại mức giá thấp hơn giá cân bằng, sẽ xuất hiện tình trạng dư cầu (thiếu cung);
tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm tăng giá. Ngược lại, tại những mức giá cao hơn
giá cân bằng sẽ xuất hiện tình trạng dư cung; tình trạng này sẽ tạo ra sức ép làm
giảm giá. Khi giá thay đổi, lượng cung và lượng cầu cũng điều chỉnh cho tới khi đạt
được trạng thái cân bằng (hình 2.2).
Mơ hình cung cầu cơ bản có thể được dùng để nghiên cứu nhiều vấn đề mơi
trường và chính sách.
P
S

D
P*

Q*

Q

Hình 2.2: Cân bằng cung và cầu thị trường

Chúng ta cần đánh giá thị trường với lý do khác. Thị trường được coi là kênh
giao tiếp hiệu quả. Nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu công tác bảo vệ môi
trường, cho rằng thị trường là công cụ hiệu quả nhất mà con người đã "phát hiện ra"
để tổ chức và điều phối một tập tin phân tán bao trùm toàn xã hội. Thị trường sử

dụng giá cả để giao tiếp kể cả quy luật tự nhiên cũng như quy luật của loài người.
Giá cả chuyển các tín hiệu để điều phối một cách có hiệu quả các quyết định kinh tế
phi tập trung. Thị trường thành công nếu như giá cả xác định một cách chính xác sự
trao đổi hàng hố mà ta đang đối mặt. Ví dụ tài nguyên cần được phân phối cho
mục đích sử dụng chúng mà có giá trị cao nhất trong xã hội.
Song thị trường cũng có những thất bại. Xã hội đã chứng kiến những rủi ro môi
trường không chấp nhận được khi giá thị trường rớt trong giao tiếp một cách chính
xác các mong muốn của xã hội và những giới hạn vật lý. Giá cả có thể phản ánh sai
lệch giá trị kinh tế của việc giảm thiểu rủi ro đối với sức khoẻ con người do hiểm
họa mơi trường, hoặc giá cả có thể khơng tồn tại để phản ánh giá trị. Cịn lại một
mình, một thị trường có thể sản xuất ra q ít hoặc quá nhiều hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường được ví như cái nêm được chêm vào giữa, một bên là con người về mặt
cá nhân thì cần gì, và một bên nhu cầu của xã hội là một thể thống nhất chung.
Việc bảo vệ các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trên đất tư nhân
là một ví dụ truyền thống về sự thất bại của thị trường. Gần một nửa các loài thú
nằm trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng ở Mỹ tìm được 80% môi trường sống


27
của mình ở chính trên những mảnh đất thuộc sở hữu riêng. Mặc dù lợi ích bảo vệ
các lồi thú có nguy cơ tuyệt chủng là nhiệm vụ chung của tồn quốc gia, nhưng
một phần chi phí lớn bỏ ra lại chính là các chủ đất. Trong trường hợp này ta thấy
giá thị trường của đất đai không bao hàm lợi ích xã hội về các lồi thú, cịn chủ sở
hữu đất đai thì bảo vệ vốn đầu tư của mình là chính chứ khơng có ý định bảo vệ các
lồi thú có nguy cơ tuyệt chủng. Thị trường thất bại do các quyết định tư nhân tạo
ra ít mơi trường sống của động vật cần được bảo vệ, không như mong nguyện
chung của toàn xã hội. Tương tự vậy là ví dụ của đàn dơi nương nhờ cửa chùa
Súc Trng trong Hp 2-2.
Chơng 2 - Tạo dựng thị trờng dành cho môi trờng


Hp 2-2: S tht bi ca thị trường trong việc bảo vệ hàng vạn con dơi ở
Chùa Dơi (tỉnh Sóc Trăng)
Chùa Dơi mà tiếng Khmer là Serâytécbơmabatúp, có nghĩa là phúc đức tạo nên,
toạ lạc ở 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3 thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc
Trăng, cách trung tâm thị xã khoảng 2
km. Chùa được xây dựng vào thế kỷ
XVI và đã được trùng tu nhiều lần.
Chùa có kiến trúc đẹp.
Bao bọc quanh chùa là cả một cánh
rừng với đủ loại cây, song nhiều nhất
vẫn là Sao và Dầu. Có hàng vạn con
dơi tá túc ở cánh rừng này. Có những
con lớn đến mức sải cánh dài cả mét
Hình 2.3: Nhà sư và con dơi
treo đen kịt trên các nhánh cây. Cả
ngày chúng tớn tác kiếm ăn ở đâu không rõ, cứ chiều đến, từ khắp nơi hàng
vạn con dơi lại trở về sân chùa.
Cứ đến mùa mưa (tháng 5 và 6) là mùa sinh sản của dơi. Hầu hết dơi ở chùa
đều đẻ mỗi lứa mỗi con, song số lượng dơi lại khơng hề tăng thêm mà đang có
nguy cơ tụt giảm bởi rất nhiều người đến đây bắt dơi bằng cách chăng lưới hoặc
dùng lồng chụp. Mỗi ngày như thế, đám người này có thể bắt hàng ngàn con.
Thịt dơi là món khối khẩu của mấy bợm nhậu. Cần có biện pháp tốt để trùng tu
ngôi chùa (hiện đang bị đổ nát khá nhiều) và bảo vệ đàn dơi - ngôi chùa này
chắc chắn sẽ là một điểm du lịch kỳ thú của miền sơng nước Sóc Trăng.
Nguồn: />
Nhưng dù cho thị trường là cả một vấn đề. Nhưng nó có thể được coi là những
hòn đá tảng trong giải pháp. Thà quay lại sự điều tiết mang nặng tính Nhà nước hay
những quá trình tham gia của các chủ thể, còn hơn là xã hội lại phải tự điều chỉnh
thị trường hiện tại hoặc tạo dựng cái mới để quản lý môi trường và tài nguyên thiên



kinh tÕ m«i tr−êng
28
nhiên của chúng ta. Thị trường là một cơng cụ mà mức độ chính xác của nó phụ
thuộc vào việc xã hội định nghĩa như thế nào các quy tắc để điều chỉnh các hành vi
của thị trường, nghĩa là quyền sở hữu, trách nhiệm và thông tin. Những người
khơng hài lịng với giá cả mà thị trường đã tạo ra cần xem xét lại mối quan hệ giữa
các tín hiệu được gửi đi và các quy tắc cơ bản mà đã được định nghĩa. Con người có
thể cùng cộng tác với nhau để làm thay đổi quy tắc.

Chương này sẽ nghiên cứu bản chất của thị trường, thất bại thị trường và giải
thoát của thị trường. Sẽ thảo luận về sức mạnh của thị trường và vì sao các nhà kinh
tế rất thích sức mạnh của thị trường. Sau đó, thảo luận xem thị trường sẽ thất bại
trong trường hợp môi trường như thế nào khi có ngoại ứng, hàng hố cơng cộng, tài
sản chung, ngưỡng và các thông tin tàng ẩn. Kết thúc chương này bằng việc khảo
sát xem có thể sử dụng các thành phần của môi trường như thế nào để sửa chữa thất
bại thị trường hay sự thất bại của chính sách do bao cấp của Nhà nước.
2.1. SỨC MẠNH THỊ TRƯỜNG
Một thị trường phục vụ xã hội bằng cách tổ chức có hiệu quả các hoạt động
kinh tế. Thị trường sử dụng giá cả để giao tiếp giữa cầu và cung có giới hạn của một
xã hội đa dạng và rộng lớn, và như vậy đưa ra những quyết định kinh tế có điều tiết
theo một cách hiệu quả nhất. Sức mạnh của một thị trường hoạt động hoàn hảo là ở
chỗ, quá trình ra quyết định phi tập trung của nó và có trao đổi: chúng ta khơng cần
phải có người lập kế hoạch ở cấp trung ương với quyền lực vô hạn trong phân phối
tài nguyên. Tốt hơn hết, ta hãy để cho giá cả thị trường tự phân chia tài nguyên cho
những ai mà họ biết đánh giá nó cao nhất. Nếu làm được như vậy, con người bị lơi
cuốn bởi bàn tay vơ hình của nhà kinh tế học Adam Smith nhằm đạt được cái tốt
nhất cho toàn xã hội vốn được coi là một thể thống nhất chung. Tư lợi là động lực
thúc đẩy, cạnh tranh có tác dụng điều tiết động lực đó - hợp lực với nhau, chúng
hoạt động nhằm cải thiện cuộc sống của con người.

Ý tưởng cơ bản đằng sau khái niệm sức mạnh thị trường và trao đổi tự do là lợi
ích tương đối (Comparative advantage). Một người có được lợi ích tương đối so với
người khác ở một loại hàng hố nào đó so với một loại hàng khác, nếu như hiệu ích
tương đối trong sản xuất ra loại hàng hố của mình lớn hơn hàng hố của người kia.
Hay nói cách khác, một người có được lợi ích tương đối nếu như chi phí cơ hội của
anh ta nhỏ hơn chi phí cơ hội của người kia. Chi phí cơ hội là chi phí kinh tế được
đo tính bởi cơng việc mà một người nào đó bỏ qua để làm công việc khác.


29
Nếu ca sỹ nổi tiếng người Mỹ Bod Dylan phải đi xúc tuyết ư? Khơng, điều đó
khơng thể có được vì chi phí cơ hội của ca sỹ này rất cao. Giả sử ca sỹ phải xúc
tuyết hai tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian đó ca sỹ có thể soạn ra một bài hát
mới và thu nhập sẽ là $500.000. Một đứa trẻ hàng xóm có thể phải làm đến bốn
tiếng mới xúc hết số tuyết đó và Bod Dylan chỉ phải trả cho cháu $60. Bình thường
trong bốn giờ lao động, đứa trẻ con hàng xóm chỉ có thể làm được $24 cho bố mẹ.
Đây là một trường hợp đổi cơng mà cả hai đều có lợi, Bod Dylan tiết kiệm tiền và
đứa trẻ có thu nhập cao hn.
Chơng 2 - Tạo dựng thị trờng dành cho môi tr−êng
2

Lợi ích tuyệt đối (Absolute advantage) khơng cần phải chuyển đổi thành lợi ích
tương đối. Bất cứ người nào cũng đều đạt được lợi ích tương đối trong bất cứ việc
gì vì mọi người có chi phí cơ hội khác nhau. Thị trường và thương mại tự do có thể
có ích cho bất cứ ai trong xã hội vì chúng cho phép người ta chun mơn hố những
hoạt động mà qua đó người ta nhận được lợi ích tương đối. Trong chương sau ta sẽ
mở rộng ý tưởng này trong giải quyết vấn đề lợi ích thương mại giữa các quốc gia.
Một thị trường được coi là thành công nếu nó tạo ra sự phân phối có hiệu quả
các tài nguyên. Hiệu quả trong kinh tế thường được định nghĩa là tối ưu Pareto
(Pareto optimality), có nghĩa là khơng có khả năng để tái phân lại tài nguyên mà

không làm ít nhất một người nào đó kém đi. Hiệu quả Pareto (còn gọi là hiệu quả
kinh tế) là một tiêu chí hữu dụng thường được dùng để so sánh kết quả của các cách
phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế khác nhau. Phân bổ nguồn lực hoàn
toàn là sự mơ tả về sản xuất cái gì, như thế nào và sản xuất cho ai. Nếu người tiêu
dùng và người sản xuất cùng hoạt động nhằm tối đa hố lợi ích cá nhân thì một hoạt
động tổng hợp của thị trường mà trong đó con người tự do trao đổi hàng hoá và
dịch vụ sẽ tạo nên một sự phân phối tài nguyên tối ưu về mặt xã hội. Trong ví dụ
dưới đây sẽ trình bày cân bằng thị trường và lợi ích trong thương mại.
Quyền sở hữu là một yếu tố quan trọng đối với một hệ thống thị trường hoạt
động thành công. Một hệ thống quyền sở hữu được định nghĩa rõ ràng, thể hiện một
tập quyền mà được hiểu là đặc ân và trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc sử dụng
tài nguyên hay tài sản. Chúng có những đặc tính cơ bản sau:
- Tính tổng hợp (Comprehensive) - Mọi nguồn tài nguyên hoặc thuộc sở hữu
tư nhân hoặc tập thể thì tất cả mọi quyền lợi đều được định nghĩa, dĩ nhiên là
chúng cịn được thực thi.
- Tính duy nhất (Exclusive) - Tất cả lợi ích và chi phí do việc sử dụng bất cứ
một tài nguyên cần được tính cho chủ sở hữu và chỉ có chủ sở hữu gánh chịu. Ta có

2

www.bobdylan.com


×