Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

PHẠM THỊ MAI ANH mã SINH VIÊN 1501030 NGHIÊN cứu đặc điểm THỰC vật và tác DỤNG KHÁNG KHUẨN của cây TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SP ) THU hái ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ MAI ANH
MÃ SINH VIÊN: 1501030

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SP.)
THU HÁI Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH
QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHẠM THỊ MAI ANH
MÃ SINH VIÊN: 1501030

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA CÂY
TRÀ HOA VÀNG (CAMELLIA SP.)
THU HÁI Ở HUYỆN BA CHẼ, TỈNH
QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Trần Văn Ơn
2. ThS. Lê Thiên Kim


Nơi thực hiện:
Bộ môn Thực Vật

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS
Trần Văn Ơn - Bộ môn Thực Vật, Trường Đại học Dược Hà Nội và ThS. Lê
Thiên Kim người thầy đã truyền cho tơi tình u khoa học, dìu dắt tơi từ những ngày
đầu làm nghiên cứu khoa học, cũng là người trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
- TS. Hoàng Quỳnh Hoa, ThS Phạm Thị Linh Giang - Bộ môn Thực Vật,
Trường Đại học Dược Hà Nội, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, giải đáp
thắc mắc, khó khăn mà tơi gặp phải trong q trình thực hiện khóa luận.
- TS. Đỗ Ngọc Quang – Bộ môn Vi sinh và Sinh học, Trường Đại học Dược Hà
Nội đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện khóa luận.
- Các thầy cơ giáo và các chị kỹ thuật viên bộ môn Thực Vật đã luôn giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm.
- Ban Giám Hiệu, các phịng ban, các thầy cơ giáo, các cán bộ nhân viên trường Đại
học Dược Hà Nội, những người đã dạy bảo và giúp đỡ tôi trong suốt 5 năm học tại
đây.
- Anh Nịnh Văn Trắng ở thôn Khe Sa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng
Ninh đã hỗ trợ cung cấp mẫu ở địa phương để phục vụ nghiên cứu.
- Các bạn sinh viên khóa 70 cùng nghiên cứu và làm đề tài ở Bộ môn Thực vật đã
giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian nghiên cứu khoa học tại Bộ môn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã ln khích lệ,
giúp đỡ và cổ vũ tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020

Sinh viên
Phạm Thị Mai Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANG MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật chi Camellia L. ..................................... 3
1.1.1. Vị trí phân loại chi Camelia L. .................................................................. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Camellia L. ............................................................ 3
1.1.3. Phân bố....................................................................................................... 4
1.1.4. Đặc điểm một số loài Trà hoa vàng phân bố ở Quảng Ninh ..................... 7
1.2. Thành phần hóa học ......................................................................................... 8
1.2.1. Nhóm polyphenol....................................................................................... 9
1.2.2. Nhóm flavonoid ....................................................................................... 10
1.2.3. Nhóm saponin: ......................................................................................... 11
1.3. Tác dụng sinh học .......................................................................................... 11
1.3.1. Tác dụng chống oxy hóa .......................................................................... 11
1.3.2. Tác dụng kháng vi sinh vật ...................................................................... 12
1.3.3. Các tác dụng khác .................................................................................... 13
1.4. Một số phương pháp thử tác dụng kháng khuẩn............................................ 14
1.4.1. Phương pháp khuếch tán đĩa thạch (Agar disk diffusion assay) ............. 14
1.4.2. Phương pháp pha lỗng thạch (Agar dilution assay) .............................. 15
1.4.3. Một sơ phương pháp khác ........................................................................ 15



1.4.3.1. Phương pháp pha loãng trên 96 đĩa giếng (Broth microdilution) ..... 15
1.4.3.2. Phương pháp sinh học tự động (Bioautography)............................... 15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17
2.1. Nguyên liệu, thiết bị ....................................................................................... 17
2.1.1. Nguyên liệu .............................................................................................. 17
2.1.2. Thiết bị ..................................................................................................... 17
2.1.3. Dung mơi, hóa chất .................................................................................. 18
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu............................................................... 18
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ................................................................ 18
2.2.1.1. Phân tích hình thái ............................................................................. 18
2.1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm vi học .............................................................. 19
2.1.1.3. Giám định tên khoa học .................................................................... 19
2.2.2. Nghiên cứu tác dụng sinh học.................................................................. 19
2.2.2.1. Chuẩn bị dịch chiết: ........................................................................... 19
2.2.2.2. Thử tác dụng kháng VSV bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa
thạch ................................................................................................................ 20
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................... 24
3.1. Kết quả thực nghiệm ...................................................................................... 24
3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật .................................................... 24
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái của Trà hoa vàng Ba Chẽ, Quảng Ninh ............. 24
3.1.1.2. Đặc điểm vi phẫu ............................................................................... 26
3.1.1.3. Đặc điểm bột lá .................................................................................. 28
3.1.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn .............................................. 29


3.2. Bàn luận ......................................................................................................... 32
3.2.1. Về thực vật ............................................................................................... 32
3.2.2. Về tác dụng kháng khuẩn......................................................................... 35
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 38
ĐỀ XUẤT................................................................................................................. 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B. subtilis

Bacillus subtilus

C. albicans

Candida albicans

C. cruzei

Candida cruzei

C. parapsilosis

Candida parapsilosis

C. tropicalis

Candida tropicalis

DMSO

Dimethyl sulfoxit

DPPH


1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

E. coli

Escherichia coli

EGCG

Epigalo catechin gallat

MBC

Minimum bactericidal concentration- Nồng độ diệt
khuẩn tối thiểu

MIC

Minimum inhibitory concentration – Nồng độ ức chế tối
thiểu

MRSA

Methicillin-resistant Staphylococcus aureus – Tụ cầu
vàng kháng methicilin

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa


PC

Paper Chromatography - Sắc ký giấy

S. aureus

Staphylococcus aureus

S. flexneri

Shigella flexneri

STT

Số thứ tự

TLC

Thin Layer Chromatography - Sắc ký lớp mỏng

VQG

Vườn quốc gia

VSV

Vi sinh vật


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Phân bố của một số loài Trà hoa vàng ở Việt Nam

2.1

Đặc điểm mô tả trong nghiên cứu đặc điểm thực vật

18

2.2

Khối lượng cắn thu được của mẫu nghiên cứu

20

2.3

Chủng VSV và kháng sinh sử dụng làm chứng dương

21

3.1


Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn

30

3.2

So sánh đặc điểm hình thái của 3 lồi Trà hoa vàng Camellia
nitidissima (vùng Quảng Tây, Trung Quốc), Camellia
nitidissima (vùng Ba Chẽ, Quảng Ninh) và Camellia
chrysantha (vùng Ba Chẽ, Quảng Ninh)

4–7

34 – 35


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Cơng thức cấu tạo một số loại cathechin

10

3.1


Đặc điểm hình thái Trà hoa vàng

25

3.2

Vi phẫu lá Trà hoa vàng

26

3.3

Vi phẫu thân Trà hoa vàng

28

3.4

Một số đặc điểm của bột lá Trà hoa vàng

29

3.5

Vịng vơ khuẩn của kháng sinh và các mẫu thử trên
các chủng vi khuẩn

31



ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu đời, Chi Trà (Camellia L.) với gần 300 loài phân bố đa dạng ở nhiều
nơi trên thế giới đã được sử dụng trong cuộc sống với những vai trò quan trọng trong
làm thức uống và thực phẩm hoặc làm thuốc với các tác dụng sinh học tốt [54]. Trà
hoa vàng là một nhóm trong số các loài thuộc chi Camellia L. với màu vàng đặc
trưng của hoa. Được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loài trà”, kim hoa trà đã được
người Trung Quốc sử dụng rộng rãi vì những nghiên cứu về tác dụng sinh học đáng
quan tâm của nó như tác dụng chống oxi hóa, giảm đường huyết, giảm cholesterol,
hạ mỡ máu, chống u bướu, kháng vi sinh vật, v.v. [53].
Việt Nam được các nhà khoa học xác định nằm trong khu trung tâm đa dạng
sinh học các loài Trà. Đến nay đã xác định được có 58 lồi Camellia, trong đó có
hơn 40 lồi Camellia có màu vàng phân bố rộng rãi từ Bắc vào Nam [9]. Những năm
gần đây, các nghiên cứu về Trà hoa vàng bắt đầu phát triển mạnh mẽ, chủ yếu tập
trung vào phần thực vật, thành phần hóa học và tác dụng sinh học. Có thể nói, nhờ
những nghiên cứu như vậy, Trà hoa vàng dần được quan tâm nhiều đến và phát triển
thành những sản phẩm chăm sóc sức khỏe mang lại hiệu quả kinh tế cao. Quảng Ninh
là một trong những vùng có sự phân bố đa dạng của các loài Trà hoa vàng ở miền
bắc Việt Nam, đặc biệt là vùng núi Ba Chẽ. Nhận thấy được tiềm năng của loài Trà
này, ban lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã có những hoạt động phát triển cũng như bảo
tồn đối với các loài Trà hoa vàng. Tuy nhiên, các lồi Trà hoa vàng được tìm thấy và
nghiên cứu ở Quảng Ninh như: Camellia chrysantha (Hu) Tuyama, Camellia
euphlebia Merr. ex Sealy, Camellia rosmannii Ninh vẫn còn rất khiêm tốn so với
những nơi khác [1], [7], [50]. Do đó, việc nghiên cứu bổ sung là cần thiết, góp phần
tìm hiểu và khai thác các giá trị của các loài Trà hoa vàng một cách hiệu quả.
Từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng kháng
khuẩn của cây Trà hoa vàng (Camellia sp.) thu hái tại Ba Chẽ (Quảng Ninh)”
được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1



- Mơ tả đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và xác định tên khoa học của cây Trà
hoa vàng thu hái tại Ba Chẽ - Quảng Ninh.
- Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của lá mẫu nghiên cứu.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật chi Camellia L.
1.1.1. Vị trí phân loại chi Camelia L.
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan năm 2009 [48], vị trí phân loại
của chi Camellia L. được ghi nhận như sau:
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Sổ (Dilleniidae)
Bộ: Trà (Theales)
Họ: Trà (Theaceae)
1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Camellia L.
Theo Trần Ninh & Hakoda Naotoshi và Võ Văn Chi, đặc điểm hình thái của
chi Camellia. L. được mơ tả như sau:
Cây bụi hoặc cây nhỏ thường xanh, cành nhẵn hay có lơng. Lá thường có
cuống; đơn mọc cách, khơng có lá kèm, kích thước lá thay đổi, dài từ vài cm đến 45
cm; chất lá dày mỏng khác nhau; chóp lá nhọn, có đầu nhọn hoặc kéo dài thành đi;
gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, trịn hay hình tim; mép có răng cưa nhọn hay tù. Hoa
đều, lưỡng tính, kích thước lớn hoặc nhỏ, mọc đơn độc hoặc tập trung 2-5 hoa ở nách
lá hoặc đỉnh cành. Hoa màu đỏ, trắng hay màu vàng. Cuống hoa ngắn hoặc gần như
không. Lá bắc 2-10, mọc xoắn trên cuống hoa, tồn tại hoặc sớm rụng. Lá đài 5 phiến,
tồn tại hoặc sớm rụng. Cánh hoa 4-19, hợp một phần ở gốc cùng với vịng nhị ngồi.

Nhị nhiều, những nhị ngồi thường dính nhau thành cái chén hay ống ở phía gốc;
vịng nhị phía trong rời nhau; chỉ nhị dài. Bầu trên, 1-5 ơ; vịi nhụy 1-5, dạng sợi, rời
hoặc dính nhau ở mức độ khác nhau, bầu và vòi nhụy nhẵn hay phủ lơng mịn. Quả
nang hình cầu, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khơ chẻ ơ từ trên xuống thành 3, 4
hay 5 mảnh; có trụ quả hay khơng; vỏ quả dày hay mỏng, hoá gỗ. Hạt thường 1 đến
3


nhiều hạt trong mỗi ơ, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu, nâu hạt giẻ
nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn. [5], [9]
1.1.3. Phân bố
Trên thế giới, chi Camellia L. có khoảng 280 lồi, phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và
á nhiệt đới, có nguồn gốc ở khu miền đông và miền nam châu Á, từ phía đơng dãy
Himalaya tới Nhật Bản và Indonesia. Hiện nay, các loài của chi này đã được phát
hiện ở nhiều châu lục trên thế giới.
- Châu Á: Ấn độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Malaysia,
Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri-lanka, Trung Quốc, Việt Nam.
- Châu Âu: Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Xô cũ
- Châu Phi: Burundi, Ethiopia, Kenya, Maritius, Nam Phi, Uganda
- Khu vực Nam Mỹ: Argentina, Brazil, Ecuador, Peru
- Châu Đại Dương: Australia, New-Zeland
Ở Việt Nam, chi Camellia L. có khoảng 58 lồi [9], trong đó có hơn 40 lồi có
màu vàng được phân bố từ phía Bắc (Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng
Ninh, Bắc Giang, v.v) vào phía Nam (Lâm Đồng, Bình Phước, v.v) (Bảng 1.1)
Bảng 1.1: Phân bố của một số loài Trà hoa vàng ở Việt Nam
STT

Tên khoa học

1


Camellia aurea H.T.Chang

2

Camellia bugiamapensis Orel,
Curry, Luu & Q.D. Nguyen
Camellia capitata Orel, Curry
& Luu
Camellia cattienensis Orel

3
4
5

Camellia chrysantha (Hu)
Tuyama

Tên thường
gọi
Trà hoa vàng
kim
Trà bù gia
mập
Trà đầu

Phân bố
Lạng Sơn

VQG Bù Gia

Mập, Bình Phước
VQG Cát Tiên,
Lâm Đồng
Trà Cát Tiên VQG Cát Tiên,
Lâm Đồng
Trà hoa vàng Quảng Ninh, Vĩnh
Phúc, Tuyên
4

Ghi
chú
[34]
[34]
[34]
[38]
[9]


6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21

Quang, Đồng
Nai...
Camellia crassiphylla Ninh & Trà vàng lá
Tam Đảo, Vĩnh
Hakoda
dày
phúc
Camellia cucphuongensis Ninh Trà hoa vàng VQG Cúc
& rosmann
Cúc Phương Phương, Ninh
Bình
Camellia dalatensis Luong,
Trà mi Đà
Đà Lạt, Lâm
Tran et Hakoda
Lạt
Đồng
Camellia dilinhensis Tran &
Trà mi Di
Di Linh, Lâm
Luong
Linh
Đồng
Camellia dongnaiensis Orel

Trà hoa vàng Đồng Nai
Đồng
Camellia dormoylii (Pierre)
Trà vàng đo- Thanh Hóa, Nghệ
Sealy
mơi
An, Lâm Đồng...
Camellia euphlebia Merr. ex
Trà gân
Bắc Giang, Quảng
Sealy
Ninh, Lạng Sơn
Camellia flava (Pitard) Sealy
Trà hoa vàng Ninh Bình, Hịa
nhạt
Bình, Nghệ An
Camellia fleurylii (A.A.Chev.) Chè sốp
Khánh Hòa, Vĩnh
Sealy
Phúc
Camellia gilberlii (A.A.Chev.) Trà vàng
Tam Đảo, Vĩnh
Sealy
Ginbec
Phúc
Camellia hakodae Ninh
Trà vàng
Tam Đảo, Vĩnh
Hakoda
Phúc

Camellia hamyenensis
Trà hoa vàng Hàm Yên, Tuyên
M.Sealy
Hàm Yên
Quang
Camellia hatinhensis Luong,
Vũ Quang, Hà
Tran & L. T. Nguyen
Tĩnh
Camellia hirsuta Hakoda &
Trà vàng
Tam Đảo, Vĩnh
N.Tran
nhiều lông
Phúc
Camellia huulungensis
Trà hoa vàng Hữu Lũng, Lạng
Rosmann & Ninh
Hữu Lũng
Sơn
Camellia indochinensis Merr.
Lạng Sơn
5

[34]
[35]

[34]
[34]
[34]

[34]
[34]
[34]
[34]
[34]
[34]
[34]
[33]
[34]
[34]
[34]


22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

37

38
39

Camellia inusitata Orel, Curry
& Luu
Camellia kirinoi Ninh
Camellia limonia C.F.Liang &
S.L.Mo
Camellia luongii Tran et Le
Camellia luteocerata Orel
Camellia luteopallida Luong,
T.Q.T. Nguyen & Luu
Camellia megasepala Hung
T.Chang & Tran Ninh
Camellia murauchii Ninh &
Hakoda
Camellia ninhii Luong & Le
Camellia nitidissima C.W.Chi
Camellia oconoriana Orel,
Curry & Luu
Camellia petetolii (Merr.)
Sealy
Camellia phanii Hakoda &
N.Tran
Camellia rosmannii Ninh
Camellia sonthaiensis Luu,
Luong, Q.D.Nguyen & T.Q.T.
Nguyen
Camellia tamdaoensis Hakoda
& Ninh

Camellia thanxaensa Hakoda
& kirino
Camellia thuongiana Luong,
Anna Le & Lau

Trà mi cánh
dẹt
Trà hoa vàng
Kiri
Trà hoa vàng
da cam

Núi Bà, Lâm
Đồng
Lạng Sơn

[34]

Lạng Sơn

[34]

[34]

Thái Nguyên
Lâm Đồng
Trà hoa vàng Lạng Sơn
trắng
Trà hoa vàng Tun Quang,
Ba Bể

Bắc cạn
Trà hoa vàng Lạng Sơn
Murơ
Lâm Đồng
Phía bắc Việt
Nam
Trà âu-con- Lâm Đồng

Trà vàng
Tam Đảo, Vĩnh
petelo
Phúc
Trà vàng
Tam Đảo, Vĩnh
phan
Phúc
Trà hoa vàng Yên Tử, Quảng
Yên Tử
Ninh
Trà Sơn Thái Sơn Thái, Khánh
Hòa

[34]
[34]
[37]

Trà hoa vàng Tam Đảo, Vĩnh
Tam Đảo
Phúc
Thái Nguyên


[34]

Trà mi
Thưởng
6

Lâm Đồng

[34]
[34]
[17]
[60]
[39]
[34]
[34]
[34]
[34]

[34]
[29]


40
41
42

43

Hải đường

Tam Đảo, Vĩnh
hoa vàng
Phúc
Camellia tonkinlii Cohen-(Pit.) Trà hoa vàng Ba Vì, Hà Nội
Cohen- Stuart
Bắc Bộ
Camellia tuyenquangensis
Tuyên Quang
D.V.Luong, N.N.H.Le &
N.Tran
Camellia vidalii Rosmann
Lâm Đồng
Camellia tienii Ninh.T

[34]
[34]
[28]

[34]

1.1.4. Đặc điểm một số loài Trà hoa vàng phân bố ở Quảng Ninh
Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Những năm gần đây,
sản phẩm Trà hoa vàng ở Quảng Ninh đã trở thành một thương hiệu uy tín được
nhiều người biết đến. Hiện nay, có 3 lồi trà ở Quảng Ninh đã được nghiên cứu đặc
điểm hình thái và cơng bố trên các tạp chí khoa học nổi tiếng. Khơng dừng lại ở đó,
việc tìm hiểu các lồi Trà hoa vàng ở nơi đây vẫn được tiếp tục thực hiện.
- Camellia chrysantha (Hu) Tuyama
Loài này được thu thập tại tỉnh Quảng Ninh vào năm 1962 bởi một nhà thực vật
học Trung Quốc. Hiện nay, nó được tìm thấy và trồng nhiều ở huyện Ba Chẽ. Cành
con mảnh, khơng lơng. Lá có phiến trịn, dài 11-14 x 4-5 cm, khơng lơng, bìa có răng

nhỏ, gân-phụ khoảng 10 cặp; cuống 6-7 mm. Hoa mọc đơn độc; hoa vàng đậm; lá
bắc 5; lá dài 5; cánh hoa 8-10, dài 3 cm, nhị nhiều; bầu khơng lơng, vịi 3-4 dính
nhau một phần. Quả nang to 3 cm, vỏ quả dày 3 mm [8], [51]. Loài này có nhiều
điểm tương đồng với lồi Camellia nitidissima nên năm 1994 nhà thực vật Trung
Quốc Chang Hung Ta cho rằng Camellia chrysantha là đồng nghĩa của Camellia
nitidissima [22]. Tuy nhiên cho đến ngày nay tính tương đồng này vẫn cịn gây nhiều
tranh cãi.
- Camellia euphlebia Merr. Ex Sealy
Lồi trà này được tìm thấy ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Là loài cây gỗ
nhỏ, vỏ nhẵn màu xám mốc; lá có dạng hình trứng thn dài, mép lá có răng cưa dài,
7


mặt trên lá nhẵn bóng, có màu xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt, hơi ráp. Gốc lá hình
nêm hay tù, đầu lá hơi nhọn, lá dài bình quân 9-15 cm, rộng 4-7 cm. Mỗi bên lá có
9-12 gân, gân lá hợp cách mép lá 0,2 – 0,6cm. Hoa màu vàng tươi, đường kính hoa
5 – 6 cm, hoa nở vào tháng 10 đến tháng giêng năm sau; số lượng hoa trên cây nhiều,
hoa mọc ở đầu cành hay nách lá.[7]
- Camellia rosmannii Ninh
Được công bố trên International Camellia Journal năm 1998, lồi Trà này có
nguồn gốc từ vùng núi n Tử, huyện ng Bí, tỉnh Quảng Ninh. Là lồi cây bụi
cao khoảng 3 m, cành nhẵn, tán lá hình elip, dài 10,5-13,5 cm x rộng 5-5,6 cm,. có
9-11 cặp gân bên, cuống lá dài 6-7. Hoa, màu vàng mọc ở nách lá. Đường kính 4,55 cm, cuống ngắn (1,5 mm); lá đài 6; cánh hoa 15; nhị hoa dài 3-3,2 cm, vịng nhị
ngồi dính ở gốc, nỗn 3 ơ, dài 2-2,2 cm, nhẵn; hạt hình cầu, hạt đơn ở mỗi vị trí,
đường kính 1,8-2 cm. Lồi này mọc dọc theo bờ suối trong rừng thứ sinh, độ cao
khoảng 150 mét. Thời kỳ ra hoa, tháng 11 đến tháng 1. Quả chín vào tháng Năm.
Lồi này gần giống với C. ellphlebia Men. Nhưng có những khác biệt: những bơng
hoa có cuống rất ngắn, các hạt có lơng măng [50].
1.2. Thành phần hóa học
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học trong các lồi trà

thuộc chi Camellia L. Đến nay người ta đã ghi nhận được hàng trăm các hợp chất
trong trà và chúng được chia thành các nhóm: alcaloid nhân purin (cafein,
theobromin, theophylin, xanthin), nhóm polyphenol, nhóm flavonoid (kamepferol,
quercetin), saponin triterpenoid, acid hữu cơ (acid oxalic, acid nicotinamic, acid
ascorbic,v.v), acid béo (acid palmitic, acid stearic, acid oleic,v.v), protein, acid amin,
pectin và tinh dầu (methyl salicylat, citronellon,v.v) [12], [31], [56]. Trong đó, các
nhóm sau được quan tâm nhiều nhất vì có các tác dụng sinh học quan trọng quyết
định tính chất của trà

8


1.2.1. Nhóm polyphenol
Thành phần polyphenol của lá Trà rất đa dạng, bao gồm chủ yếu là các
flavonoid và tanin [2], [10]. Đối với lá Trà xanh, các hợp chất này có thể chiếm tới
30% sau khi sấy khơ [31]. Người ta đã phân lập được từ Trà xanh các chất polyphenol
có nhiều tác dụng đáng chú ý là: epicatechin (EC), galocatechin (GC), epicatechin
gallat (ECG), epigallocatechin gallat (EGCG). Trong đó, EGCG là thành phần chủ
yếu có nhiều nghiên cứu quan trọng, làm trung gian cho hầu hết các tác dụng sinh
học như giúp ổn định huyết áp, hạ đường huyết, hạ lipid máu, chống ung thư, kháng
khuẩn … [40], [42], [54]. Năm 2011, Lixia Song và các cộng sự đã nghiên cứu thành
phần polyphenolic trong sáu loài Trà hoa vàng thu hái ở Trung Quốc: C.
impressinervis, C. euphlebia, C. microcarpa, C. nitidissima, C. tunghinensis và C.
chrysanthan, kết quả cho thấy rằng so với lá trà thường được tiêu thụ, lá Trà hoa
vàng chứa các hợp chất phenolic đa dạng hơn, bao gồm: ellagitannin,
proanthocyanidin, taxifolin deoxyhexose, dẫn xuất apigenin, dẫn xuất kaempferol,
dẫn xuất quercetin, glucosyl isorhamnetin, (epi)cate-chin-(epi)afezelechin polymers
và platphylloside [46].

9



(-) Epicatechin

(-) Epigallocatechin

(-) Epicatechin gallate

(-) Epigallocatechin gallate

Hình 1.1: Cơng thức cấu tạo một số loại cathechin
1.2.2. Nhóm flavonoid
Flavonoid tồn tại trong trà với một lượng đáng kể và có nhiều tác dụng sinh
học quan trọng. Năm 2018, Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự đã phân lập thành
công và xác định cấu trúc hóa học của năm hợp chất flavonoid glycoside từ hoa của
Trà hoa vàng Camellia chrysantha gồm: vitexin (1), quercetin-3-O-β-Dglucopyranoside (2), quercetin-7-O-β-D-glucopyranoside (3), quercetin-3’-O-β-Dglucopyranoside (4) và quercetin-3-O-rutinose (5) [11]. Trong đó hợp chất quercetin7-O-β-D-glucopyranoside đã được nghiên cứu là có tác dụng oxy hóa cao [54]. Một
nghiên cứu của Xiao Peng và các cộng sự năm 2012 cũng cho thấy được tác dụng
của hợp chất flavonoid được phân lập từ hoa của Camellia nitidissima ức chế tăng
sinh tế bào ung thư hạch [55].
10


1.2.3. Nhóm saponin:
Đến nay, một loạt các terpen và triterpenoid saponin đã được báo cáo từ lá, hạt
và hoa của các loài thuộc chi Camellia L.. Saponin từ lá của C. sinensis được
Machida nghiên cứu lần đầu tiên vào năm 1938. Do hàm lượng thấp, nó khơng gây
được nhiều sự chú ý cho đến khi một vài saponin hoạt tính sinh học trong lá trà được
tìm thấy. Ví dụ, theasaponin B1, isotheasaponin B1 – B3, foliatheasaponin I-V từ C.
sinensis; assamsaponin J từ C. sinensis var. assamica; camellioside A-B từ C.
japonica,… [15], [56]. Nghiên cứu từ các saponin này đã cho thấy nhiều tác dụng

sinh học đáng quan tâm như: chống khối u, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm,
chống béo phì, ...[47], [56].
1.3. Tác dụng sinh học
1.3.1. Tác dụng chống oxy hóa
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động chống oxi hóa của Trà xanh
(Camellia sinensis) là do hoạt tính của các nhóm hợp chất như: polyphenol,
flavonoid, saponin,… Trong đó, polyphenol là nhóm có tác dụng chính [10], [12],
[31], [56]. Hoạt lực của các catechin trong Trà mạnh hơn vitamin E từ 1,3 đến 32
lần. Nồng độ ức chế 50% tác dụng chống oxy hóa của epigalocatechin mạnh gấp 32
lần vitamin E, của epicatechin gấp 12,8 lần. Đặc biệt EGCG chiếm 32% tiềm năng
chống oxy hóa. [12]
Những năm gần đây, các nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của Trà hoa
vàng càng trở nên phổ biến [41], [46], [54], [59]. Năm 2015 nghiên cứu về đặc tính
và thành phần chống oxy hóa trong lá của Trà hoa vàng (Camellia chrysantha (Hu)
Tuyama) của trường đại học y Quảng Tây, Trung Quốc đã được thực hiện. Kết quả
là 16 biến đã được tìm thấy có hoạt động ức chế gốc DPPH (1,1-diphenyl-2picrylhydrazyl). Sáu trong số chúng được xác định là catechin (1), epicatechin (5),
vitexin (8), isovitexin (10), quercetin-7-ObD-glucopyranoside (12) và kaempferol
(16) và hoạt tính chống oxy hóa của chúng, tính theo tỷ lệ % ức chế DPPH trong
11


dung dịch nước được sắp xếp như sau: (12) > (1) > (5) > (16) > (8) > (10) [54].
Trước đấy, vào năm 2011, nghiên cứu của Lixia Song từ chiết xuất lá của 6 loài Trà
hoa vàng: C. impressinervis, C. euphlebia, C. microcarpa, C. nitidissima, C.
tunghinensis, and C. chrysantha cũng đã ghi nhận tác dụng chống oxy hóa trong các
lồi này và đặc biệt là C. impressinervis có mức độ oxy hóa cao nhất [46].
1.3.2. Tác dụng kháng vi sinh vật
Từ xa xưa, Trà được biết đến như là một vị thuốc có khả năng sát khuẩn tốt
trong dân gian. Ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh được tác dụng kháng vi
sinh vật của Trà thông qua các nghiên cứu thực nghiệm. Từ đó, người ta nhận thấy

rằng polyphenol trong Trà xanh Camellia sinensis đặc biệt là EGCG đóng vai trị
quan trọng trong tác dụng sinh học này [20], [23], [30], [45]. Cụ thể, nghiên cứu về
tiềm năng kháng khuẩn của dịch chiết nước Camellia sinensis đã cho thấy những kết
quả khả quan [28]. Sử dụng các phương pháp đánh giá tác dụng kháng khuẩn như:
phương pháp khuếch tán đĩa thạch, phương pháp tại chỗ, xác định MIC và MBC của
dịch chiết nước Camellia sinensis, … nghiên cứu đã cho thấy được tác dụng của Trà
xanh lên cả vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Đặc biệt, phát hiện quan
trọng nhất của nghiên cứu này là tác dụng ức chế đối với các vi sinh vật kháng thuốc,
ví dụ: MRSA và P. aeruginosa [27]. Tác dụng ức chế của polyphenol trong trà đối
với sự phát triển và tăng trưởng của bào tử vi khuẩn được nghiên cứu. Polyphenol
trong trà, đặc biệt là EGCG cho thấy tác dụng kháng khuẩn mạnh mẽ đối với Bacillus
stearothermophilus, là một vi khuẩn hình thành bào tử ưa nhiệt và Clostridium
thermoaceticum, vi khuẩn kỵ khí hình thành bào tử. Khả năng chịu nhiệt của các bào
tử vi khuẩn này đã giảm nhiều hơn khi bổ sung polyphenol trong trà ở nhiệt độ cao
[45]. Ngồi tác dụng kháng vi khuẩn thì Trà xanh cũng được ghi nhận là có tác dụng
kháng một số loại virus và nấm như: HBV, HCV, Candida albicans,… [23], [30],
[56]. Năm 2003, Masatomo Hirasawa và Kazuko Takada đã đăng tải một bài báo
nghiên cứu tác dụng của catechin trà xanh khi phối hợp với các thuốc kháng nấm
12


điển hình chống lại Candida albicans. Kết luận của bài báo chỉ ra rằng EGCG tăng
cường tác dụng kháng nấm của amphotericin B hay fluconazole để chống lại C.
albicans nhạy cảm với thuốc và kháng thuốc. Điều trị kết hợp với catechin cho phép
sử dụng liều thấp hơn của thuốc kháng nấm nhưng vẫn có nhiều hiệu quả trong điều
trị chống nấm, từ đó có thể giúp tránh các tác dụng phụ của thuốc [23].
Gần đây nhất, năm 2018, nhận thấy được tác dụng kháng khuẩn của Trà hoa
vàng Camellia nitidissima trên các vi khuẩn gram (-) và gram (+) đặc biệt là
Pseudomonas aeruginosa trong các nghiên cứu trước đó [21], [53], Rui Yang và các
cộng sự của mình đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn tác động các nhóm hợp chất từ

Trà hoa vàng Camellia nitidissima lên sự sản xuất pyocyanin của Pseudomonas
aeruginosa. Được biết rằng pyocyanin là độc tố được tiết ra từ trực khuẩn mủ xanh,
quá trình tổng hợp pyocyanin chủ yếu được kiểm soát bởi quá trình QS (QS: Quorum
sensing, là một dạng “ngơn ngữ giao tiếp của vi khuẩn”). Mục tiêu của nghiên cứu
là phát triển những chất ức chế (QSI) có thể làm giảm các yếu tố độc nhưng không
tiêu diệt vi khuẩn, do đó tránh sự kháng kháng sinh. Kết quả là các hợp chất của hoa
Camellia nitidissima có thể là chất ức chế đại biểu tiềm năng của P. aeruginosa [44].
Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tác
dụng kháng vi sinh vật của các lồi Trà hoa vàng. Vì vậy đây cũng chính là hướng
đi chính của đề tài này.
1.3.3. Các tác dụng khác
- Tác dụng chống ung thư: Đây là tác dụng được tập trung nghiên cứu nhiều
năm trở lại đây của các nhà khoa học. Nhiều báo cáo đã chứng minh được tác dụng
chống ung thư của các lồi Trà nói chung và Trà hoa vàng nói riêng, đặc biệt là thành
phần EGCG [15], [31], [36], [56], [59]. Nghiên cứu in-vitro cũng đã cho thấy kết quả
có tác dụng ức chế khối u của các flavonoid từ Trà hoa vàng [36]. Tuy nhiên, chúng
ta vẫn cần phải nghiên cứu sâu hơn về hoạt động cũng như cơ chế chống ung thư của
loài trà này.
13


- Tác dụng hạ đường huyết: Tác dụng này của Trà xanh đã được ghi nhận
trong quyển Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [12]. Đối với Trà hoa
vàng, Lai Wang và cộng sự đã tiến hành điều tra tác dụng hạ đường huyết của
Camellia chrysantha trên mơ hình chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2. So với nhóm
mẫu, cả ba nhóm chiết xuất C. chrysantha gồm: chiết thô, chiết ethyl
acetate/dichloromethane và chiết n-butyl alcohol đều cho tác dụng hạ đường huyết,
trong đó chiết xuất ethyl acetate / dichloromethane thể hiện tác dụng hiệu quả nhất
[57].
- Tác dụng hạ huyết áp: Cũng như tác dụng hạ đường huyết, tác dụng này

cũng đã được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu các loài Trà. Tuy nhiên đến nay người ta
cũng chưa biết rõ được cơ chế tác dụng của nó. Có nhiều giả thuyết cho rằng nhờ
vào tác dụng của EGCG trong việc cải thiện chức năng tim mạch mà làm giảm được
huyết áp, tuy nhiên thì tác dụng này vẫn cần phải nghiên cứu thêm [40], [56].
1.4. Một số phương pháp thử tác dụng kháng khuẩn
Ngày nay với sự phát triển của khoa học, có rất nhiều phương pháp thử tác
dụng kháng vi sinh vật đã ra đời. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng thực
sự phù hợp với các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Sau đây là một số phương
pháp nên được sử dụng để đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết từ thực vật.
1.4.1. Phương pháp khuếch tán đĩa thạch (Agar disk diffusion assay)
Thử nghiệm khuếch tán đĩa Agar được phát triển vào năm 1940, được sử dụng
rộng rãi để thử hoạt động kháng khuẩn của chiết xuất thực vật mặc dù có nhiều sự
hạn chế.
Nguyên lý: Hoạt chất có trong chế phẩm thử khuếch tán vào môi trường dinh
dưỡng có VSV chỉ thị tại các vùng ức chế tỷ lệ thuận với logarid nồng độ. Mẫu thử
được cho vào các giếng thạch đã được đục sẵn trong đĩa môi trường ni cấy. Sau
thời gian ni cấy thích hợp (18h), đo đường kính vùng ức chế để đánh giá khả năng
ức chế VSV của mẫu nghiên cứu [6], [14], [16], [32], [43].
14


1.4.2. Phương pháp pha loãng thạch (Agar dilution assay)
Là một phương pháp được các nhà nghiên cứu sử dụng để xác định nồng độ
ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh. Đây là phương pháp pha loãng được sử dụng
thường xuyên nhất để kiểm tra hiệu quả của kháng sinh mới khi một vài loại kháng
sinh được thử nghiệm trên một nhóm lớn các vi khuẩn khác nhau.
Nguyên lý: Phương pháp pha loãng thạch bao gồm việc kết hợp các nồng độ
khác nhau của chất chống vi trùng vào thạch tan chảy, pha lỗng hai lần nối tiếp, sau
đó cấy vào môi trường cấy vi khuẩn xác định trên bề mặt đĩa thạch. Điểm cuối MIC
được ghi nhận là nồng độ thấp nhất của chất chống vi trùng ức chế hồn tồn sự tăng

trưởng trong điều kiện ủ thích hợp [14], [32].
1.4.3. Một sô phương pháp khác
1.4.3.1. Phương pháp pha loãng trên 96 đĩa giếng (Broth microdilution)
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện thử nghiệm này
tại Hoa Kỳ.
Nguyên lý: Trong quá trình thử nghiệm, nhiều đĩa microtiter chứa đầy nước
dùng gồm Brucella và chất bổ sung máu. Nồng độ khác nhau của mẫu thử và vi
khuẩn được kiểm tra sau đó được thêm vào đĩa. Sau đó, tấm được đặt vào lị ấp khơng
CO2 và được nung nóng ở nhiệt độ 35°C trong 16 đến 20 giờ. Sau thời gian quy
định, tấm được lấy ra và kiểm tra sự phát triển của vi khuẩn. Nếu nước dùng trở nên
đục hoặc một lớp tế bào hình thành ở đáy, thì sự phát triển của vi khuẩn đã xảy ra.
Các kết quả của phương pháp vi lọc nước dùng được báo cáo nồng độ ức chế tối
thiểu (MIC), hoặc nồng độ kháng sinh thấp nhất đã ngăn chặn sự phát triển của vi
khuẩn [16], [32].
1.4.3.2. Phương pháp sinh học tự động (Bioautography)
Năm 1946, Goodall và Levi đã kết hợp phương pháp sắc ký giấy (PC) với
phương pháp sinh học tiếp xúc để phát hiện các loại penicillin khác nhau. Sau đó,
Fischer và Lautner đã giới thiệu phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC). Kỹ thuật này
15


kết hợp TLC với cả phương pháp phát hiện sinh học và hóa học. Một số nghiên cứu
đã được thực hiện trên sàng lọc các chất chiết xuất hữu cơ, chủ yếu là chiết xuất từ
thực vật, cho hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm bằng phương pháp sinh học TLC.
Phương pháp này bao gồm 3 kỹ thuật: khuếch tán agar, sinh học trực tiếp và xét
nghiệm lớp phủ agar [14], [16], [32]

16



×