Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

NGUYỄN THỊ HỒNG KHẢO sát dấu vân TAY hóa học của cốm PHƯƠNG THUỐC đởm đạo bài THẠCH BẰNG sắc ký lớp MỎNG KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.96 MB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG

KHẢO SÁT DẤU VÂN TAY HÓA HỌC
CỦA CỐM PHƯƠNG THUỐC
ĐỞM ĐẠO BÀI THẠCH
BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HỒNG

Mã sinh viên: 1501190

KHẢO SÁT DẤU VÂN TAY HÓA HỌC
CỦA CỐM PHƯƠNG THUỐC
ĐỞM ĐẠO BÀI THẠCH
BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Bùi Hồng Cường
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền


HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành khóa luận, em đã nhận được sự giúp đỡ
quý báu của thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Trước hết em xin cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo đại học cùng tồn thể
các thầy cơ giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã ln tạo điều kiện, tận tình dạy dỗ và
chỉ bảo cho em trong suốt 5 năm học qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Bùi Hồng Cường, người đã tận
tình hướng dẫn, luôn quan tâm, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong
suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến DS. Trần Văn Cương và Công ty cổ phần
Dược phẩm VCP, DS. Đỗ Trung Hiếu và Công ty cổ phần thương mại dược phẩm quốc
tế WINSACOM đã cung cấp mẫu cốm thuốc, dược liệu chuẩn và hỗ trợ kinh phí cho
em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển cùng các thầy cô bộ
môn Dược học cổ truyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm thực
nghiệm.
Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc nhất, em muốn gửi tới gia đình, người thân và
bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập.

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................ 2
1.1. Tổng quan về phương thuốc “Đởm đạo bài thạch” ..............................................2
1.1.1. Công thức ..........................................................................................................2
1.1.2. Công năng, chủ trị của phương thuốc ............................................................... 2
1.1.3. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng .......................................................................3
1.2. Tổng quan về các vị thuốc trong phương thuốc Đởm đạo bài thạch ...................3
1.2.1. Kim tiền thảo .....................................................................................................3
1.2.2. Nhân trần ...........................................................................................................5
1.2.3. Uất kim ..............................................................................................................6
1.2.4. Mộc hương ........................................................................................................8
1.2.5. Chỉ thực ...........................................................................................................10
1.2.6. Đại hoàng ........................................................................................................11
1.3. Vài nét về dấu vân tay hóa học ..........................................................................13

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 14
2.1. Đối tượng, phương tiện nghiên cứu ...................................................................14
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................14
2.1.2. Thiết bị, máy móc............................................................................................ 14
2.1.3. Hóa chất, dược liệu chuẩn ...............................................................................14
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................15
2.2.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................... 15
2.2.2. Chuẩn bị mẫu .................................................................................................16
2.2.3. Triển khai sắc ký ............................................................................................ 16
2.3. Xử lý kết quả ......................................................................................................17

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...... 18
3.1. Định tính vị thuốc Kim tiền thảo trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch18

3.1.1 Khảo sát phương pháp chiết .............................................................................18


3.1.2 Khảo sát hệ dung môi pha động .......................................................................19
3.2. Định tính vị thuốc Nhân trần trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch ......21
3.2.1 Khảo sát phương pháp chiết .............................................................................21
3.2.2 Khảo sát hệ dung mơi pha động .......................................................................22
3.3. Định tính vị thuốc Uất kim trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch ........24
3.3.1 Khảo sát phương pháp chiết .............................................................................24
3.3.2 Khảo sát hệ dung mơi pha động .......................................................................25
3.4. Định tính vị thuốc Mộc hương trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch ...27
3.4.1 Khảo sát phương pháp chiết .............................................................................27
3.4.2. Khảo sát hệ dung mơi pha động ......................................................................28
3.5. Định tính vị thuốc Chỉ thực trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch ........30
3.5.1 Khảo sát phương pháp chiết .............................................................................30
3.5.2 Khảo sát hệ dung mơi pha động .......................................................................31
3.6. Định tính vị thuốc Đại hoàng trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch .....33
3.6.1 Khảo sát phương pháp chiết .............................................................................33
3.6.2. Khảo sát hệ dung môi pha động ......................................................................34

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.................................................................. 36
4.1. Về khảo sát phương pháp chuẩn bị mẫu và điều kiện sắc ký ............................. 36
4.2. Về kết quả thực nghiệm định tính các vị thuốc trong cốm phương thuốc Đởm
đạo bài thạch bằng sắc ký lớp mỏng .........................................................................38

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................. 40
1. Kết luận..................................................................................................................40
2. Kiến nghị ...............................................................................................................40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
High-performance liquid
chromatography
Khối lượng

C

Cốm vị thuốc

HPLC

C-CT

Cốm vị thuốc Chỉ thực

KL

C-DH

Cốm vị thuốc Đại hoàng

KTT

C-KTT

Cốm vị thuốc Kim tiền thảo


LDL

C-MH

Cốm vị thuốc Mộc hương

LH

Kim tiền thảo
Low density lipoprotein
cholesterol
Lysimachia christinae

C-NT

Cốm vị thuốc Nhân trần

MH

Mộc hương

CT

Chỉ thực

NT

Nhân trần

C-UK


Cốm vị thuốc Uất kim

P

Cốm placebo

DDBT

Đởm đạo bài thạch

P-CT

Cốm placebo Chỉ thực

DĐTQ

Dược điển Trung Quốc

P-DH

Cốm placebo Đại hoàng

DĐVN

Dược điển Việt Nam

P-KTT

Cốm placebo Kim tiền thảo


DH

Đại hoàng

PL

Phụ lục

DL

Dược liệu chuẩn

P-MH

Cốm placebo Mộc hương

DL-CT

Dược liệu chuẩn Chỉ thực

P-NT

Cốm placebo Nhân trần

DL-DH

Dược liệu chuẩn Đại hoàng

PT


Cốm phương thuốc

DL-KTT

Dược liệu chuẩn Kim tiền thảo P-UK

Cốm placebo Uất kim

DL-MH

Dược liệu chuẩn Mộc hương

SKĐ

Sắc ký đồ

DL-NT

Dược liệu chuẩn Nhân trần

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

DL-UK

Dược liệu chuẩn Uất kim

TLC


Thin layer chromatography

GC

Gas Chromatography
High density lipoprotein
cholesterol
Helicobacter pylori

TT

Thuốc thử

UK

Uất kim

HDL
HP


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Công thức bào chế của 1 gói cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch .............15
Bảng 2.2. Công thức bào chế cốm placebo của từng vị dược liệu (đơn vị: g) .................16
Bảng 3.1. Kết quả SKLM định tính vị dược liệu Kim tiền thảo trong cốm phương
thuốc Đởm đạo bài thạch khi soi UV ở bước sóng 366 nm ..................................................20
Bảng 3.2. Kết quả SKLM định tính vị dược liệu Nhân trần trong cốm phương thuốc
Đởm đạo bài thạch sau khi hiện màu bằng TT vanillin ..........................................................23
Bảng 3.3. Kết quả SKLM định tính vị dược liệu Uất kim trong cốm phương thuốc

Đởm đạo bài thạch sau khi hiện màu bằng TT vanillin ..........................................................26
Bảng 3.4. Kết quả SKLM định tính vị dược liệu Mộc hương trong cốm phương thuốc
Đởm đạo bài thạch sau khi hiện màu bằng TT vanillin ..........................................................29
Bảng 3.5. Kết quả SKLM định tính vị dược liệu Chỉ thực trong cốm phương thuốc
Đởm đạo bài thạch sau khi hiện màu bằng TT vanillin ..........................................................32
Bảng 3.6. Kết quả SKLM định tính vị dược liệu Đại hồng trong cốm phương thuốc
Đởm đạo bài thạch khi soi UV ở bước sóng 366 nm ..............................................................35
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát dấu vân tay hóa học của cốm phương thuốc Đởm đạo bài
thạch .....................................................................................................................................................39


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sắc ký đồ khảo sát phương pháp chiết Kim tiền thảo ...................................19
Hình 3.2. Sắc ký đồ định tính Kim tiền thảo khi soi UV ở bước sóng 366 nm ............20
Hình 3.3. Sắc ký đồ khảo sát phương pháp chiết Nhân trần .........................................22
Hình 3.4. Sắc ký đồ định tính Nhân trần sau khi hiện màu với TT vanillin .................23
Hình 3.5. Sắc ký đồ khảo sát phương pháp chiết Uất kim ............................................25
Hình 3.6. Sắc ký đồ định tính Uất kim sau khi hiện màu với TT vanillin ....................26
Hình 3.7. Sắc ký đồ khảo sát phương pháp chiết Mộc hương.......................................28
Hình 3.8. Sắc ký đồ định tính Mộc hương sau khi hiện màu với TT vanillin...............29
Hình 3.9. Sắc ký đồ khảo sát phương pháp chiết Chỉ thực ...........................................31
Hình 3.10. Sắc ký đồ định tính Chỉ thực sau khi hiện màu với TT vanillin .................32
Hình 3.11. Sắc ký đồ khảo sát phương pháp chiết Đại hồng.......................................34
Hình 3.12. Sắc ký đồ định tính Đại hồng khi soi UV ở bước sóng 366 nm ................35


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi mật là bệnh khá phổ biến ở nước ta, là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm
khuẩn gan mật, nguyên nhân hay gặp của cấp cứu nội khoa và ngoại khoa [1]. Sỏi mật
nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng: đau bụng

dữ dội, viêm đường mật, thủng túi mật, xuất huyết đường mật, áp xe gan, viêm tụy cấp,
và có thể dẫn đến tử vong … [1], [30]. Dựa trên sự phát triển của y học hiện đại, bệnh
sỏi mật ngày càng có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, từ phẫu thuật, nội soi cắt bỏ túi
mật đến điều trị không phẫu thuật dưới dạng thuốc, các liệu pháp tán sỏi bằng laser, siêu
âm [1]. Các phương pháp hiện đại tuy có hiệu quả cao nhưng đều chưa giải quyết được
triệt để tình trạng sỏi, tỷ lệ tái phát cao, đồng thời việc phẫu thuật có thể gây ra nhiều
nguy cơ và biến chứng cho bệnh nhân [5], [13]. Vì các lý do trên, nhiều loại thảo dược
hay các phương thuốc cổ truyền được đưa vào nghiên cứu để điều trị bệnh sỏi mật với
hy vọng rằng chúng an tồn, có thể thải sỏi mật hiệu quả và ngăn ngừa sự tái phát của
tình trạng này [17], [30].
Phương thuốc Đởm đạo bài thạch với các thành phần là Kim tiền thảo, Nhân trần,
Uất kim, Chỉ thực, Mộc hương, Đại hồng có cơng năng thanh nhiệt lợi thấp, hành khí
chỉ thống, lợi mật phá sỏi, chủ trị chứng sỏi mật [8]. Tác dụng điều trị sỏi mật của cao
lỏng phương thuốc đã được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng làm mòn sỏi mật rất rõ
rệt [7]. Với mong muốn phát huy tính ưu việt của phương thuốc và tính tiện lợi khi sử
dụng cho người bệnh, việc nghiên cứu bào chế và tiêu chuẩn hóa phương thuốc cổ truyền
với các dạng bào chế hiện đại là vô cùng cần thiết, trong đó cốm thuốc là một dạng bào
chế dễ sử dụng, hòa tan tốt, hấp thu nhanh và sử dụng được trên cả các đối tượng bệnh
nhân gặp vấn đề về nuốt. Hiện nay, cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch đã được bào
chế từ cốm các vị thuốc trong phương thuốc. Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào về
tiêu chuẩn hóa dạng bào chế này nên việc xác định sự có mặt của các dược liệu trong
phương thuốc là rất cần thiết.
Từ những lý do trên, đề tài “Khảo sát dấu vân tay hóa học của cốm phương thuốc
Đởm đạo bài thạch bằng sắc ký lớp mỏng” được thực hiện với mục tiêu: Định tính và
khảo sát tính đặc hiệu của các vị thuốc trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch bằng
sắc ký lớp mỏng.

1



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về phương thuốc “Đởm đạo bài thạch”
1.1.1. Công thức
Kim tiền thảo

30g

Mộc hương

9g

Nhân trần

15g

Chỉ thực

9g

Uất kim

15g

Sinh đại hoàng

6-9g

- Xuất xứ phương thuốc: “Trung tây y kết hợp trị liệu cấp phúc chứng” [8]
1.1.2. Công năng, chủ trị của phương thuốc
- Cách dùng: Ngày dùng 1 thang sắc lấy nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Có thể sắc rồi cơ đặc thành cao, làm thành viên hoàn, mỗi lần dùng 3g, ngày dùng 2-3
lần. Mỗi đợt điều trị 1 tháng, nghỉ 1 tuần, rồi lại dùng tiếp đợt khác [7].
- Công năng: Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống, lợi mật phá sỏi [8].
- Chủ trị: Chứng sỏi mật [8].
- Giải thích phương thuốc: Phương thuốc này dùng nhiều Kim tiền thảo để thanh
lợi thấp nhiệt, lợi gan mật mà phá sỏi, làm quân dược; làm thần thì có Nhân trần tăng
cường cơng hiệu thanh lợi thấp nhiệt, lợi mật, làm cho thấp nhiệt bị khử ra theo nước
tiểu. Bệnh sỏi mật liên quan đến thiếu dương và dương minh cho nên vừa dùng Uất kim
hoạt huyết hành khí, giải uất, lợi mật, giảm đau, thối hồng; vừa lấy Đại hồng, Chỉ
thực, Mộc hương thơng trệ tiêu tích, rửa sạch tràng vị, khiến thấp nhiệt thốt ra theo
phân, cộng làm tá sứ. Tồn bài thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống, lợi mật phá sỏi
[8].
- Bàn luận: Điểm cốt yếu biện chứng bài thuốc là đau dưới sườn hoặc sốt ớn rét,
sắc mật nhuộm vàng, đại tiện trắng xám. Hay dùng điều trị sỏi mật, sỏi đường dẫn mật
trong gan, sỏi hệ tiết niệu, viêm gan hồng đản cấp tính. Nếu đại tiện lỏng lỗng thì khử
bỏ Đại hồng, gia thêm Phục linh, đau kịch liệt thì gia thêm Sao xuyên luyện tử, Diên
hồ sách [8].
- Tác dụng dược lý: Phương thuốc này có thể nới lỏng co thắt đường dẫn mật của
chó, tăng cường tiết dịch mật, đồng thời có tác dụng ức chế Staphylococus aureus, các
trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn A, B, C biến hình và sinh hơi [8].
Các tác giả Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Văn Tường và Đỗ Trung Đàm (Viện
Dược liệu), đã nghiên cứu tác dụng làm mòn sỏi mật in vitro của bài thuốc “Đởm đạo
bài thạch thang” bằng cách sử dụng các viên sỏi mật được chia làm hai lô và đều cho
2


vào một dung dịch thử nghiệm. Đối với lô thử, các tác giả đã thêm vào một lượng nước
sắc của thang thuốc, cịn đối với lơ chứng sử dụng nước cất. Các kết quả của thực nghiệm
đều chứng tỏ rằng, nước sắc của thang thuốc Đởm đạo bài thạch thang có tác dụng làm
mịn các viên sỏi mật rõ rệt. Mức độ làm mòn cao hơn rất nhiều so với lơ chứng [7].

1.1.3. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng
Cả DĐVN V và DĐTQ (2015) đều khơng có chun luận về phương thuốc Đởm
đạo bài thạch [4], [29].
1.2. Tổng quan về các vị thuốc trong phương thuốc Đởm đạo bài thạch
1.2.1. Kim tiền thảo
1.2.1.1. Tên khoa học: Herba Desmodii styracifolii [4].
1.2.1.2. Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Kim tiền thảo [Desmodium
styracifolium (Osbeck.) Merr.], họ Đậu (Fabaceae) [4].
Các tên gọi khác: Đồng tiền lông, Vẩy rồng, Mắt trâu [4].
1.2.1.3. Thành phần hóa học
- Flavonoid: Chrysoeriol, kaempferol, orientin, ambonin, astragalin, quercetin,
quercetin, isoquercitrin, vicenin 1,2,3, hydnocarpin-D, apigenin, luteolin, katuranin,
isovitexin, vitexin, schaftosid, isoschaftosid, isoorientin,… [15], [35].
- Acid phenolic: Acid chlorogenic, acid ferulic, acid salicylic, acid vanillic, acid
cimicifugic [35].
- Alcaloid: Desmodimin, desmodilacton [35].
- Terpenoid: Lupeol, lupenon, sophoradiol, soyasaponin I, soyasapogenol B, τsitosterol, soyasapogenol E, β-sitosterol, daucosterol , stigmasterol [15], [35].
- Tinh dầu: Tritriacontan, eiconsanoic acid, eiconsanoic acid ethyl ester, eicosyl
ester, oxalic acid, tetradecanoic acid, pentadecanoic acid, isophytol, heptadecanoic acid,
octadecanoic acid ethylester… [35].
- Bốn flavonoid cụ thể là schaftosid, isovitexin, luteolin và apigenin và một acid
phenolic cụ thể là acid ferulic, là thành phần hóa học chính, có đóng góp quan trọng
trong hiệu quả dược lý của Kim tiền thảo [25], [32].
- Kim tiền thảo ở Việt Nam có flavonoid 0,46% và saponin 3,1% [15].

3


1.2.1.4. Tác dụng sinh học

- Các thực vật thuộc chi Desmodium (Fabaceae) như Desmodium styracifolium
có lịch sử sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Trung Quốc. Chất chiết từ các loài này
đã được nghiên cứu thực nghiệm cho các hoạt động chống viêm, gây độc tế bào, chống
đái tháo đường, chống nhiễm trùng và kháng khuẩn [26].
- Tác dụng ngăn ngừa sỏi thận: Kim tiền thảo (KTT) liều trung bình và cao giúp
ngăn ngừa hình thành sỏi thận theo cơ chế: Tăng bài tiết citrat qua nước tiểu làm giảm
calci trong nước tiểu; tác dụng lợi tiểu làm giảm nồng độ calci oxalat và ức chế tạo sỏi;
tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào biểu mơ thận, ức chế sự hình thành tinh thể
ở thận [27].
- Đối với gan mật: KTT có tác dụng tăng cường phân tiết dịch mật [15].
- Đối với tim mạch: Tiêm tĩnh mạch dịch chiết KTT trên chó gây mê làm tăng
lưu lượng mạch vành 197 %, hạ huyết áp khoảng 30 %, làm tim đập chậm đồng thời
giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim. Trên tim cô lập chuột lang, KTT làm tăng sức co bóp
cơ tim [15].
- Y học cổ truyền Trung Quốc thường sử dụng Lysimachiae Herba (LH), có
nguồn gốc từ cây Lysimachia christinae Hance và KTT thay thế cho nhau trên lâm sàng.
Các nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng cả 2 đều có tác dụng chống viêm và lợi tiểu, tuy
nhiên LH tập trung vào điều trị sỏi túi mật và KTT tập trung vào điều trị sỏi thận [25].
1.2.1.5. Tác dụng và cơng dụng theo Y học cổ truyền
- Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, đắng, tính bình. Quy các kinh can, đởm, thận, bàng
quang [4].
- Công năng, chủ trị: Thanh thấp nhiệt, lợi niệu [4], [12], lợi mật, thanh nhiệt giải
độc [12]. Chủ trị: Nhiệt lâm, thạch lâm, phù thũng, hoàng đản [4]. Dùng trị bệnh viêm
thận, phù thũng, tiểu tiện bí, sỏi thận, sỏi mật, viêm gan, viêm túi mật, mụn nhọt, ung
nhọt, bệnh phù sau khi đẻ [12], [15].
- Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 15-30g. Dạng thuốc sắc, thường phối hợp
với một số vị thuốc khác [4].
1.2.1.6. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, đối chiếu với dược liệu Kim tiền thảo chuẩn [4].
(PL3.1)

4


1.2.2. Nhân trần
1.2.2.1. Tên khoa học: Artemisiae scopariae Herba [29].
1.2.2.2. Bộ phận dùng
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của Artemisia scoparia Walds .et Kit hoặc
Artemisia capillaris Thunb. Họ Cúc Asteraceae (Compositae) [9], [29].
Đây là loài Nhân trần Trung Quốc, hay gọi là Nhân trần cao. Ở Việt Nam hay
dùng thay thế bằng loài Nhân trần (Adenosma caeruleum), Bồ bồ (Adenosma
capitatum), Nhân trần tía (Adenosma bracteosum) họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae)
[9].
1.2.2.3. Thành phần hóa học
- Flavonoid: Capillarisin, capillin, quercitin, isoquercitrin, rutin, hyperosid,
cirsilineol, cirsimaritin, genkwanin, rhamnocitrin, arcapillin, eupatolitin [23], [33], [34].
-

Coumarin:

6,7-dihydroxycoumarin,

7-methoxycoumarin,

scopoletin,

isoscopoletin, scoparon, isofraxidin [18], [23], [33].
- Acid phenolic: Acid chlorogenic, acid isochlorogenic (acid dicaffeoylquinic),
acid

caffeic,


acid

3,5-dicaffeoylquinic,

acid

4,5-dicaffeoylquinic,

4-

hydroxyacetophenon, artepillin, umbelliferon, capillartemisin [23], [33].
- Sesquiterpen lacton: Scoparanolid, estafiaton, preeupatundin, estafiatin,
ludovicin B, 3β-hydroxycostunolid [18].
- Tinh dầu: Tinh dầu của A. scoparia rất giàu camphor (11,0 %), 1,8-cineol
(21,5 %), β-caryophyllen (6,8 %), trong khi tinh dầu A. capillaris rất giàu pinen (9,4%),
caryophyllen (11,1%) và capillen (32,7%) [16].
1.2.2.4. Tác dụng sinh học
- Tác dụng trong điều trị các bệnh về gan: Nhân trần có hiệu quả dược lý đối với
các bệnh gan khác nhau, từ nhiễm độc gan, bệnh gan nhiễm mỡ [39], bệnh xơ gan, tổn
thương oxy hóa đến ung thư gan [20]. Cơ chế bảo vệ gan dựa trên các tác dụng: Tăng
tiết mật, chống oxy hóa, chống virus, chống viêm, chống ung thư [23].
- Tác dụng trên tim: Scoparon (một dẫn xuất coumarin) phân lập từ Nhân trần
làm tăng lưu lượng mạch vành và nhịp tim [40].
- Tác dụng kháng khuẩn: Nhân trần có tác dụng ức chế đối với tụ cầu, một số vi
khuẩn gây bệnh ngoài da và các vi khuẩn tại miệng [16].
5


- Tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường: Nhân trần có tác dụng hạ đường

huyết, cải thiện sự chuyển hóa lipid máu [28], làm giảm glucose và lipid máu để cải
thiện cấu trúc và chức năng thận của chuột bị đái tháo đường [19].
1.2.2.5. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
- Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng , tính vi hàn. Quy vào các kinh tỳ, vị, can, đởm
[29].
- Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt lợi thấp, lợi mật, thối hồng. Chủ trị: Vàng
da, viêm gan, gan nhiễm mỡ, sốt cao, tiểu ít [20], [29], [34]. Ngoài ra Nhân trần được
sử dụng để điều trị tăng huyết áp, bệnh hô hấp, viêm cổ tử cung mãn tính và viêm gan
[34].
- Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6 g - 15 g, dạng thuốc sắc [29].
1.2.2.6. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, đối chiếu với chất chuẩn acid chlorogenic [29].
(PL3.2)
1.2.3. Uất kim
1.2.3.1. Tên khoa học: Radix Curcumae [21], [34].
1.2.3.2. Bộ phận dùng
Rễ củ đã phơi hoặc sấy khơ của các lồi Curcuma wenyujin, Curcuma longa,
Curcuma kwangsiensis hoặc Curcuma phaeocaulis - họ Gừng (Zingiberaceae) [34].
1.2.3.3. Thành phần hóa học
- Uất kim chứa tinh dầu và có rất ít curcuminoid. Tinh dầu Uất kim gồm các
sesquiterpenoid như: Curcumol, germacren D, β-elemen, wenjin và germacron-diepoxid
[34].
- Thành phần của Uất kim gồm: Tinh dầu, curcumin, nguyên tố vi lượng,
polysaccarid và các thành phần khác [21]:
Tinh dầu: là thành phần hóa học chính của Uất kim gồm: zedoary diketon, 1caryophyllen, curzeren,

germacron, α-pinen, 5-dien,5-dimethylbenzyliden-cyclic

polyethylenepropylen-1, 8-isopropenyl-1, germacren D, β-elemen,


humulus

caryophyllen, δ-elemen, L-bornyl acetat, curcumol, turmeric diketon, furanodien,
dihydrogen zedoary diketon, curdion…

6


Curcumin: là hoạt chất chính của Curcuma longa gồm: curcumin (curcumin I),
demethoxycurcumin (curcumin II), bisdemethoxycurcumin (curcumin III). Hàm lượng
curcumin là khác nhau ở các dược liệu có nguồn gốc và phương pháp chế biến khác
nhau.
Nguyên tố vi lượng: As, Ag, Ni, Cd, Zn, Ti, Pb, Mn, Fe, Co, V, TI, Mo, Be.
Trong đó Ti, Mn và Fe có hàm lượng cao nhất và V, TI, Mo, Cd có hàm lượng thấp nhất
Polysaccarid và các thành phần khác: p-coumaroyl feruloylmethan, 2diferuloylmethan 2-p-feruloyl glycosid, β-sitosterol-3-O-D-glucosid, β-sitostreol.
1.2.3.4. Tác dụng sinh học
- Tác dụng chống ung thư: Uất kim có tác dụng ức chế tốt tế bào ung thư dạ dày
bằng cách đẩy nhanh quá trình apoptosis, ngăn chặn chu kỳ tế bào và ức chế sự phát
triển của nó [21], [34].
- Tác dụng kháng khuẩn và chống viêm: Uất kim có thể đẩy nhanh quá trình viêm
và ức chế sự phát triển của viêm do HP gây ra. Ngồi ra, nó có tác dụng ức chế tốt trên
các vi khuẩn: Botrytis cinerea, Sclerotinia sclerotiorum, Bacillus subtilis, Dysentery
bacillus, Shigella sonnei , Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus [21], [34].
- Tác dụng hạ lipid máu: dịch chiết Uất kim được chứng minh là có tác dụng làm
giảm hàm lượng LDL, triglyceride cũng như cholesterol toàn phần và làm tăng hàm
lượng của HDL trong huyết thanh ở chuột [21].
- Tác dụng chống oxy hóa [21], [34].
- Tác dụng chống kết tập tiểu cầu và chống huyết khối [34], [38].
- Tác dụng kích thích tiết dịch mật [12].
- Tác dụng bảo vệ gan [38].

1.2.3.5. Tác dụng và công dụng theo Y học cổ truyền
- Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính hàn [12], [21], [34]. Quy vào các kinh can,
đởm, phế [12], can, tâm, phế [21], [34], [38].
- Cơng năng, chủ trị: Hành khí hành huyết, thư can lợi mật, trừ thấp nhiệt, lương
huyết, an thần, hóa đàm giải uất [12], [34], phá ứ , giảm đau, thoái hoàng [21]. Thuốc
được sử dụng như một thuốc giảm đau, an thần và điều trị các rối loạn gan mật, trị các
chứng: huyết trệ, ngực sườn đau tức, đầy chướng, đau bụng kinh; thần chí khơng minh
mẫn ,suy giảm ý thức trong sốt, động kinh, điên giản, hưng cảm; viêm gan, xơ gan, viêm
túi mật, sỏi mật, vàng da với nước tiểu sẫm màu [12], [34]. Trên lâm sàng hay dùng Uất
7


kim trong các bệnh ung thư, nhiễm khuẩn, mỡ máu cao, sỏi mật và các bệnh về gan, gần
đây Uất kim hay được dùng trong điều trị rối loạn trầm cảm [21], [38].
- Ngoài tác dụng hành huyết, Uất kim cịn có tác dụng chỉ huyết, dùng chữa chảy
máu cam, thổ huyết, hoặc các bệnh vừa ứ huyết, vừa xuất huyết [12].
- Liều dùng: 8-12 g [12].
- Kiêng kỵ: Chống chỉ định cho phụ nữ có thai [34].
1.2.3.6. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, đối chiếu với chất chuẩn curcumin hoặc dược liệu Uất
kim chuẩn [29], [34]. (PL3.3)
1.2.4. Mộc hương
1.2.4.1. Tên khoa học: Radix Saussureae lappae [4]
1.2.4.2. Bộ phận dùng
- Tên gọi khác: Vân Mộc hương, Quảng Mộc hương.
- Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương, còn gọi là Vân Mộc hương, Quảng
Mộc hương [Saussurea lappa (DC) c . B . Clarke], họ Cúc (Asteraceae) [4].
- Phân biệt với thổ mộc hương (Inula helenium L..) cũng thuộc họ Cúc Asteraceae
(Compositae) [9].
1.2.4.3. Thành phần hóa học

- Rễ Mộc hương chứa tinh dầu, saussurin (alcaloid), betalin, stigmastcrol, inulin
và chất nhựa. Thành phần chính của tinh dầu là sesquiterpen lacton gồm: Dehydrocostus
lacton,

costusolul,

α,β-cyclocostunolul,

alantolacton,

isoalantolacton,

dihydridehydrocostus lacton, cynaropicrin, methoxydihydrodehydrocostus lacton,
phelandren, ionon, myrcen, cymen, linalol, humulen, cedren, aplotaxen, acid costus, α,βcosten, các sausureamin A,B,C,D,F, 5-aminosesquiterpen, saussureal, naropicrin,
reynosin [9], [15].
- Rễ còn chứa 20 acid amin, cholamin [15].
1.2.4.4. Tác dụng sinh học
- Tác dụng trên tuần hồn: Giãn mạch nội tạng, kích thích tuần hoàn, giảm huyết
áp [12], [15].
- Tác dụng trên cơ: Tinh dầu Mộc hương có tác dụng ức chế nhu động ruột, ức
chế sự co thắt hồi tràng cô lập ở chuột, giảm co thắt phế quản. Saussurin làm giãn cơ
8


trơn phế quản, làm dịu cơn hen và có tác dụng ức chế chung trên những cơ trơn khác
[15]
- Tác dụng an thần: Tinh dầu có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, hiệp đồng
kéo dài giấc ngủ gây bởi natri barbital [15].
- Tác dụng trên tiêu hóa: Mộc hương có tác dụng chống loét, lợi mật, trong đó
costunolid có tác dụng mạnh nhất. Ngồi ra cịn có tác dụng kháng khuẩn, hiệu quả tốt

trong tiêu chảy, lỵ, viêm đại tràng mạn, rối loạn tiêu hóa kéo dài [15].
- Tác dụng gây độc tế bào: Từ Mộc hương đã phân lập được một loại
lappadilacton mới và bảy loại cocquiterpen, là các tác nhân gây độc tế bào chống lại các
dòng tế bào ung thư ở người [31].
- Các tác dụng khác: Lợi tiểu, giảm đau, chống viêm, chống loét, chống vi trùng,
bảo vệ gan, lợi mật, làm mòn sỏi mật, điều hòa miễn dịch [15], [31].
1.2.4.5. Tác dụng và cơng dụng theo Y học cổ truyền
- Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, tính ấm. Quy vào các kinh tỳ, vị, can, đại tràng
[4], phế, can, tỳ [9], [12], [15].
- Cơng năng, chủ trị:
Hành khí chỉ thống, kiện tỳ hịa vị [4], [9], [12]. Chủ trị: Khí trệ, ngực bụng đầy
chướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy [4], [9], [12].
Bình can giáng áp, dùng trị bệnh can đởm cường thịnh gây cao huyết áp.[12]
Các tác dụng khác: An thai, lợi tiêu hóa, bổ dạ dày, mạnh tim, trừ đờm, lợi tiểu,
làm săn [9], [15], dùng chữa cảm lạnh khí trệ, tiểu tiện bế tắc, là thuốc gây trung tiện,
chữa ngộ độc thức ăn, ho, sốt rét cơn, nhiễm độc thai nghén, là thuốc gây ngủ, cầm máu,
trừ giun, giải độc rắn cắn, thành phần trong bài thuốc trị ung thư [15].
- Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 6-12 g, dạng thuốc sắc, bột [4].
- Kiêng kỵ: Các chứng bệnh do khí hư, huyết hư mà táo thì khơng dùng [4].
1.2.4.6. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với bột dược liệu Mộc hương chuẩn [4].
(PL3.4)

9


1.2.5. Chỉ thực
1.2.5.1. Tên khoa học: Fructus Aurantii immaturus [4].
1.2.5.2. Bộ phận dùng
- Quả non được bổ đôi hay để nguyên đã phơi hay sấy khô của cây Cam chua

(Citrus aurantium L.) hoặc cây Cam ngọt [Citrus sinensis (L.) Osbeck], họ Cam
(Rutaceae) [4].
1.2.5.3. Thành phần hóa học
- Synephrine, hesperidin [4].
- Flavonoid, pectin, tinh dầu (0,5%). Tinh dầu gồm: Limonen (90%), các alcol,
aldehyd như citral, decylaldehyd [3].
- Alcaloid, glycosid, saponin, tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm: Citronelal, βpinen, sabinen [14].
1.2.5.4. Tác dụng sinh học
- Tác dụng trên tử cung, dạ dày và ruột: Tác dụng trên tử cung và ruột cơ lập ở
chuột, gây ức chế có bóp với tác dụng kéo dài. Tác dụng trên tử cung, dạ dày và ruột,
thử tại chỗ: Thử trên tử cung thỏ, dạ dày, ruột của chó cho thấy tác dụng hưng phấn,
tăng co bóp. Sự khác nhau có lẽ do vai trị của hệ thần kinh trung ương. So sánh với tác
dụng của adrenalin thì thấy giống nhau, tuy nhiên tác dụng của adrenalin ngắn hơn [9],
[12], [14].
- Tác dụng trên mạch máu, hệ tiết niệu, hơ hấp: Thử trên chó thấy huyết áp tăng,
dung tích thận giảm, lượng nước tiểu bài xuất giảm; trên tim ếch cô lập thấy ở nồng độ
thấp làm tim tăng co bóp, nồng độ cao co bóp lại giảm; trên chuột thấy ức chế tim; trên
hệ mạch bụng ếch thấy gây co mạch; khơng có tác dụng gây co hay giãn khí quản của
chuột cống trắng [9], [12], [14].
- Tác dụng kháng khuẩn: Hỗ trợ trong điều trị lỵ trực khuẩn [9], [14].
1.2.5.5. Tác dụng và cơng dụng theo Y học cổ truyền
- Tính vị, quy kinh: Vị cay, đắng, chua, tính hàn. Quy vào các kinh tỳ, vị [4].
- Cơng năng, chủ trị: Phá khí tiêu tích, hóa đờm tiêu bĩ, giảm đau [4], [12]. Chủ
trị: Thực tích, thực nhiệt tích ở đại tràng gây táo bón, ăn khơng tiêu, bụng đầy chướng,
ho nhiều đàm, đàm ngưng trệ ở lồng ngực gây đầy tức, khó thở [4], [12]. Chỉ thực có
tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau tức, tiêu đờm, trừ thấp, lợi tiểu và làm săn se.

10



Dùng chữa các bệnh: Bụng đầy chướng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ, ngực
đau, sa dạ dày, sa trực con [4].
- Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng từ 3-9 g, phối hợp trong các bài thuốc [4].
- Kiêng ky: Phụ nữ có thai, tỳ vị hư hàn mà khơng đầy tích, người thể trạng yếu
thì khơng nên dùng [4] [12].
1.2.5.6. Định tính
Định tính bằng SKLM, so sánh với chất chuẩn synephrine hoặc hesperidin [4].
(PL3.5)
1.2.6. Đại hoàng
1.2.6.1. Tên khoa học: Rhizoma Rhei [4].
1.2.6.2. Bộ phận dùng
Thân rễ đã cạo bỏ vỏ phơi hay sấy khơ cùa các lồi Đại hoàng (Rheum palmatum
L., Rheum officinale Baill.), hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae)
[2], [4].
1.2.6.3. Thành phần hóa học
- Tanin (chiếm khoảng 5%): Thành phần chủ yếu là glucogalin, khi thủy phân cho
acid galic và glucoza, ngoài ra cịn có acid galic, D-catechin, tetrarin [9], [14].
- Anthranoid (chiếm 1-5%), tồn tại dưới nhiều dạng:
 Anthraquinon tự do: Aloe-emodin (C15H10O5), rhein (C15H8O6), emodin hay
rheum emodin (C15H10O5), chrysophanol (C15H10O4), và physcion hay emodinmonomethyl ether (C16H12O5) [2], [10], [14], [36].
 Anthraquinon glucosid chiếm phần lớn gồm: Physcion monnoglycosid, aloeemodin monnoglycosid, emodin monnoglycosid, chrysophanol monnoglycosid,
rhein-8-monno-β-D-glycosid [2].
 Anthron: Đại hoàng chứa một số anthron ở dạng dimer: Rheidin A, B, C,
palmidin A, B, C. Anthron glucosid ở dạng dimer: senosid A, B, C, D [14]. Đại
hồng cịn có dehydrodianthron như dirhein [2].
- Các chất khác: Calci oxalat, tinh bột, pectin, tinh dầu, acid hữu cơ, chất nhựa [14].
1.2.6.4. Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Đại hồng có tác dụng ức chế tụ cầu, liên cầu
khuẩn làm tan máu, vi khuẩn viêm phổi, trực khuẩn kỵ, đại tràng, thương hàn, phó
thương hàn, dịch hạch, trùng roi, amip, virus cúm [12].

11


- Tác dụng chống viêm: Chrysophanol trong Đại hoàng cho hiệu quả lâm sàng
cao trong điều trị các bệnh viêm như viêm đại tràng [24].
- Tác dụng lợi niệu và ức chế Na+,K+ATPase của tủy thận thỏ: Emodin làm tăng
thể tích nước tiểu lên 5,9 lần, tăng thải Na+ 4,4 lần và K+ lên 3 lần [14].
- Tác dụng độc tế bào: Anthranoid trong Đại hồng có tác dụng gây độc vừa phải
trên một số loại tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư màng bụng [12], [14], [22].
- Tác dụng trên tiêu hóa: Anthranoid gây kích thích đại tràng, tăng nhu động ruột,
giảm sự tái hấp thu của ruột già, gây tác dụng nhuận tẩy, tác dụng xuất hiện chậm sau
uống 5-10 giờ. Thành phần tanin có tác dụng làm săn se, cho nên sau khi gây đi ngồi,
Đại hồng cịn gây bí đại tiện nếu uống nhiều. Tanin làm giảm tính thấm của mao mạch,
làm mao mạch bền vững và có tác dụng cầm máu. Đại hồng cịn có tác dụng tăng bài
tiết mật, trừ sỏi mật, tăng phân tiết dịch tiêu hóa, giảm lượng cholesterol trong máu
[9],[12] [14].
- Trong đại hồng có calci oxalat, tránh dùng dài ngày cho người sỏi thận [14].
1.2.6.5. Tác dụng và cơng dụng theo Y học cổ truyền
- Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính hàn. Quy các kinh tỳ, vị, đại tràng, can, tâm
bào [4], [34].
- Công năng, chủ trị: Thanh trường thông tiện, tả hỏa giải độc, trục ứ thơng kinh.
Chủ trị: Táo bón, đau bụng, hồng đản, bế kinh, chấn thương tụ máu, sưng đau, nôn ra
máu, chảy máu cam, nhọt độc sưng đau, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi
bị phù [4], [12]. Đại hồng hay dùng để chữa: Đầy bụng, khó tiêu, kiết lỵ, xuất huyết
tiêu hóa, táo bón, đau bụng, sốt, vàng da do thấp nhiệt, viêm gan, tắc mật, viêm ruột
thừa, viêm răng lợi, nấm, chảy máu cam, đau mắt đỏ, đau họng, nhọt, lở loét, áp xe, vô
kinh, ứ máu, đau do chấn thương,..dùng ngồi có tác dụng chữa bỏng. Tác dụng của Đại
hoàng thay đổi theo liều dùng, liều thấp có tác dụng làm săn se, liều trung bình có tác
dụng lợi mật, tiêu tích trệ, phá ứ; liều cao có tác dụng tẩy [34], [14], [9].
- Cách dùng, liều lượng: Nhuận tràng, tẩy, xổ: ngày dùng từ 3g-12g. Dùng tả hạ

khơng nên sắc lâu. Dùng ngồi: lượng thích hợp, tán bột trộn dấm để bôi, đắp nơi đau
[4].
- Kiêng kỵ: Khơng có uất nhiệt tích đọng thì khơng nên dùng. Phụ nữ có thai, lúc
có kinh nguyệt khơng được dùng [4], [12].

12


1.2.6.6. Định tính
Định tính bằng sắc ký lớp mỏng, so sánh với chất chuẩn emodin hoặc bột dược
liệu Đại hoàng chuẩn [4]. (PL3.6)
1.3. Vài nét về dấu vân tay hóa học
- Khái niệm: Dấu vân tay hóa học là các thơng tin hóa học của dược liệu được
biểu thị dưới dạng sắc ký đồ, các phổ và các đồ thị .. được ghi bằng các kĩ thuật phân
tích hay cịn được gọi là sắc ký đồ dấu vân tay [4].
- Hiện nay, phân tích sắc ký là một phương pháp nhận dạng thông thường và hiệu
quả các loại thuốc truyền thống, thường bao gồm sắc ký giấy, sắc ký lớp mỏng (TLC),
sắc ký khí (GC) và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) [37]. Ưu điểm của các phương
pháp là độ chọn lọc, độ nhạy và độ phân giải cao, thời gian phân tích ngắn, lượng mẫu
dùng để phân tích nhỏ. Trong sắc ký đồ dấu vân tay được thiết lập, có pic của một hoặc
nhiều chất đánh dấu hóa học hay các chất đặc trưng [4].
- Ứng dụng sắc ký đồ dấu vân tay trong quản lý chất lượng dược liệu: Dấu vân
tay hóa học được ứng dụng trong định tính và đánh giá chất lượng ược liệu. Phép định
tính là đúng khi sắc ký đồ của mẫu phân tích có đầy đủ các pic đặc trưng có thời gian
lưu tương đối nằm trong giới hạn cho phép tương ứng với các pic trong sắc ký đồ đối
chiếu đã được quy định trong từng chuyên luận riêng [4].
- Về nguyên tắc, hai mẫu dược liệu của cùng một loài phải có sắc ký đồ đồng
nhất. Từ đó, có thể xác nhận được mẫu kiểm nghiệm có đúng hay khơng, có bị giả mạo
hay pha tạp. Trên thực tế, thành phần các chất trong các mẫu có thể có những sai biệt
nhất định do các điều kiện di truyền (các chủng, dạng, thứ hay loài phụ, các loài lai, loài

trồng trọt...) hay điều kiện phát triển (thổ nhưỡng, khí hậu), điều kiện thu hái (tuổi, mùa
thu hái) v.v... Tùy thuộc vào từng loài và yêu cầu sử dụng mà chấp nhận những sự khác
biệt về thành phần đến một mức độ nào đó. Nếu sự khác biệt quá lớn, đặc biệt là trên
những thành phần chính, thường là do các biến thể dưới loài hay cây mọc ở các vùng có
điều kiện rất cách biệt nhau thì có thể phải coi là những dược liệu riêng biệt [6].

13


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, phương tiện nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cốm các vị thuốc trong phương thuốc: Kim tiền thảo, Nhân trần, Uất kim, Mộc
hương, Chỉ thực, Đại hoàng được bào chế bằng phương pháp sắc với nước, cô, sấy khô,
được cung cấp bởi Công ty cổ phần Dược phẩm VCP (117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy,
Hà Nội), đạt tiêu chuẩn cơ sở (phụ lục 5).
Cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch (DDBT): bào chế bằng cách phối hợp
cốm các vị thuốc theo đúng tỷ lệ trong công thức.
- Cốm placebo tương ứng với mỗi vị thuốc: Bào chế bằng cách phối hợp cốm các
vị thuốc theo tỷ lệ trong công thức cốm phương thuốc DDBT mà khơng có cốm vị thuốc
tương ứng.
2.1.2. Thiết bị, máy móc
- Tủ sấy Memmert (Germany).
- Chày, cối.
- Máy siêu âm.
- Cân kỹ thuật Precisa (Switzeland).
- Hệ thống thiết bị SKLM hiệu năng cao Linomat 5 (Camag Switzeland) gồm: bộ
chấm bản mỏng Linomat V, buồng triển khai đáy kép Camag, bộ chụp ảnh Camag TLC
scanner III, bếp sấy bản mỏng Camag.
- Bếp đun cách thuỷ.

- Pipet chính xác các loại, và các dụng cụ thủy tinh khác: ống đong, bình nón,…
2.1.3. Hóa chất, dược liệu chuẩn.
- Hóa chất đạt tiêu chuẩn phân tích, được mua tại Công ty TNHH Sela, 48 dốc
Thọ Lão, phường Đống Mác, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội: ethanol tuyệt đối, n-hexan,
ethyl acetat, n-butanol, butyl acetat, acid formic, methanol, chloroform,…
- Bản sắc ký lớp mỏng silicagel 60 F254 của Merck.
- Dược liệu chuẩn các vị thuốc: Kim tiền thảo, Nhân trần, Uất kim, Mộc hương,
Chỉ thực, Đại hoàng được cung cấp bởi Công ty cổ phần Dược phẩm VCP (phụ lục 4).
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu
- Bộ môn Dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội.
14


2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Định tính bằng sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn
silicagel 60 F254 (Merck-Đức). Các vết chất được phát hiện bằng đèn tử ngoại ở hai bước
sóng 254 nm và 366 nm hoặc phun thuốc thử tương ứng với từng vị dược liệu. Thiết bị
sử dụng là hệ thống thiết bị SKLM hiệu năng cao Linomat 5 (Camag Switzeland) của
bộ môn Dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội.
- Các mẫu cốm placebo, cốm phương thuốc, cốm vị thuốc, dược liệu chuẩn sau
khi khảo sát phương pháp chiết và hệ dung môi pha động sẽ tiến hành triển khai sắc ký
để xác định màu sắc và Rf các vết. So sánh màu sắc và Rf các vết để định tính các thành
phần và xác định tính đặc hiệu của từng vị thuốc trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài
thạch.
2.2.1. Mẫu nghiên cứu
- Cốm các vị thuốc có trong phương thuốc.
- Dược liệu chuẩn của các vị thuốc có trong phương thuốc.
- Cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch được bào chế bằng cách phối trộn các
cốm vị thuốc theo tỷ lệ khối lượng các thành phần cho ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Cơng thức bào chế của 1 gói cốm phương thuốc

Đởm đạo bài thạch (DDBT)
KL cốm/túi cốm DDBT (g)

KL dược liệu tương ứng (g)

Cốm Kim tiền thảo

1,0

15

Cốm Nhân trần

1,0

7,5

Cốm Uất kim

0,75

7,5

Cốm Chỉ thực

0,375

4,5

Cốm Mộc hương


1,5

4,5

Cốm Đại hoàng

1,0

3

5,625

42

Cốm DDBT

- Các mẫu cốm placebo được bào chế bằng cách phối trộn các cốm vị thuốc theo
tỷ lệ khối lượng các thành phần cho ở bảng 2.2.

15


Bảng 2.2. Công thức bào chế cốm placebo của từng vị dược liệu (đơn vị: g)
P-KTT

P-NT

P-UK


P-MH

P-CT

P-DH

Cốm Kim tiền thảo

0

1

1

1

1

1

Cốm Nhân trần

1

0

1

1


1

1

Cốm Uất kim

0,75

0,75

0

0,75

0,75

0,75

Cốm Chỉ thực

1,5

1,5

1,5

0

1,5


1,5

Cốm Mộc hương

0,375

0,375

0,375

0,375

0

0,375

Cốm Đại hoàng

1

1

1

1

1

0


4,625

4,625

4,875

4,125

5,25

4,625

Tổng
- Ghi chú:

P-KTT: Cốm placebo Kim tiền thảo

P-MH: Cốm placebo Mộc hương

P-NT: Cốm placebo Nhân trần

P-CT: Cốm placebo Chỉ thực

P-UK: Cốm placebo Uất kim

P-DH: Cốm placebo Đại hoàng

2.2.2. Chuẩn bị mẫu
- Khảo sát chiết trên các mẫu cốm placebo, cốm phương thuốc, cốm vị thuốc
tương ứng với từng vị dược liệu theo một số dung môi chiết (methanol, ethanol, ether,

…) và phương pháp chiết (ngâm ở nhiệt độ phịng, chiết nóng, chiết siêu âm,…) khác
nhau. Lựa chọn phương pháp chiết cho sắc ký đồ có vết phun gọn, tách vết tốt, cốm
phương thuốc có nhiều vết rõ, tương ứng với cốm vị thuốc.
- Các mẫu cốm placebo, cốm phương thuốc, cốm vị thuốc, dược liệu chuẩn được
chiết theo cùng một quy trình và điều kiện chiết xuất theo phương pháp đã chọn để thu
được dịch chấm sắc ký.
2.2.3. Triển khai sắc ký
Các mẫu cốm sau khi được chiết theo phương pháp đã chọn ở phần chuẩn bị mẫu
sẽ được tiến hành sắc ký để khảo sát và lựa chọn ra hệ pha động cho vết tách tốt, khơng
kéo vết, có nhiều vết tương ứng giữa cốm phương thuốc, cốm vị thuốc và dược liệu
chuẩn. Xác định các màu sắc và Rf các vết trên sắc ký đồ, so sánh các vết để định tính
và xác định tính đặc hiệu của từng vị thuốc trong cốm phương thuốc Đởm đạo bài thạch.
Điều kiện sắc ký:
- Pha tĩnh: Bản mỏng silicagel 60 F254 (Merck), hoạt hóa ở 110℃ trong 60 phút.
- Pha động: Khảo sát các hệ dung môi khai triển khác nhau tùy từng dược liệu.
16


- Phun mẫu: Phun các mẫu trên băng dài 6 mm, cách mép dưới bản mỏng 10 mm,
cách mép bên 20 mm, thể tích phun tùy loại dịch chiết. Sử dụng thiết bị phun mẫu bán
tự động Linomat 5 (Camag), tốc độ phun 100 nl/s.
- Triển khai:
+ Dùng máy triển khai sắc ký tự động ADC2.
+ Kiểm soát độ ẩm: Dung dịch KSCN bão hòa trong 10 phút.
+ Bão hòa bình triển khai (20x10 cm) trong 20 phút bằng 25 ml dung mơi pha động.
+ Thể tích dung mơi khai triển: 10 ml.
+ Khoảng cách triển khai là 85 mm kể từ mép dưới bản mỏng. Bản mỏng sau triển khai
được sấy khô trong 5 phút.
- Hiện vết: + Soi UV ở bước sóng 254 nm, 366 nm
+ Nhúng thuốc thử vanillin 2,0 % trong ethanol và acid sulfuric, sấy

ở 105oC đến khi vết sắc ký hiện rõ. Sử dụng thiết bị nhúng thuốc thử Camag, bếp sấy
bản mỏng Camag.
- Chụp ảnh sắc ký đồ: Bộ chụp ảnh Camag TLC scanner III.
2.3. Xử lý kết quả
Ảnh chụp sắc ký đồ được xử lý bằng phần mềm Wincats và xác định Rf các vết
bằng phần mềm Videoscan.

17


×