Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐẠO HỌC Ở THANH CHƯƠNG XƯA và NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.44 KB, 14 trang )



NGHĨ VỀ ĐẠO HỌC TRÊN MỘT MIỀN QUÊ !
Biết - hiểu về mảnh đất, con người, truyền thống giáo dục Thanh Chương - nhất
là Thanh Chương “xưa” phải là các tiền bối,(1) “bậc thứ” đến các thầy giáo lão thành,
các bậc cha anh tài hoa, uyên bác..(2). Tôi thuộc bậc con cháu, là học trò trong hiểu biết
về quê hương. Nghĩ về đạo học trên một miền quê chỉ xin các bậc “tiên chỉ”, cùng bạn
đọc rộng lượng cho thế hệ học trò được một lần thổ lộ những suy ngẫm về Truyền
thống đạo học xưa và nay trên mảnh đất Thanh Chương.
*

Học ở quê mình - không biết tự bao giờ - đã thành một khát vọng, một niềm tin -
niềm tin xác tín. Yêu sự học, say mê học đã thành một nét cốt cách thấm sâu vào cõi
tâm thức của người dân. Lớn lên với những nếm trải ngọt bùi, qua gia phả các dòng họ,
qua chuyện kể, sách báo… đã lắng đọng trong thế hệ chúng tôi chiêm nghiệm: Học ở
quê mình là lựa chọn số một. Yêu sự học, khổ học, quyết chí học…đã hình thành, bồi
đắp từ thủơ Xưa khai rừng mở đất đến Nay… Thiết tưởng, đó là đạo học
Không có truyền thống nào - nhất là truyền thống đã thấm sâu như đạo học quê
mình - là không có căn nguyên. Đã có không ít cách nhìn về giải đất Thanh Chương với
hình sông thế núi, một dòng Lam chia hai bờ tả, hữu ngạn; phía Tây dựa lưng vào
Trường Sơn hùng vĩ, Đông nhìn về Nghi Lộc, Yên Thành…Nhưng để lại trong tôi ấn
tượng sâu sắc là một cái nhìn đạo học. Dải đất Thanh Chương là một cuốn sách mở, tả
ngạn, hữu ngạn là hai trang đối xứng, dòng sông Lam chảy từ thượng xuyên suốt hạ
huyện là gáy sách, là dải lụa mềm đánh dấu trang sách đang đọc; giữa dãy Đại Can, là
ngọn Tháp Bút lấy nguồn mực từ dòng Lam đời đời tuôn chảy! Tháp Bút – bút của đất
trời - ngàn đời vẫn sừng sững, mực dòng Lam không bao giờ ngưng chảy…Đạo học quê
mình chảy mãi với thời gian ! Đó là địa linh – là tâm linh!
Về di chỉ, cội nguồn của mảnh đất Thanh Chương, các bác Bùi Ngọc Tam, Phạm
Đình Nguyên (trong Đất và Người Thanh Chương), Bùi Văn Chất, Nguyễn Phương
Thoan ( trong Với quê hương)… đã thể hiện khá tường tận (dẫu vẫn chưa đến hồi kết).
Chúng tôi muốn tìm “căn nguyên” từ nguồn “nhân kiệt”.


Gia phả của nhiều dòng họ trên dải đất quê mình ghi nhận: các bậc thuỷ tổ về
sinh cơ lập nghiệp, gây dựng một chi lưu ở Thanh Chương ngày nay đều ra đi từ Yên
Thành, Diễn Châu, từ Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương…Nghĩa là từ những cái nôi văn
hoá… Hơn thế, những bậc thuỷ tổ đến quê mình thuở xưa ấy đều là trí thức Hán học.
Không biết “nguồn ren” trí thức khắp mọi miền đã hội tụ về với Thanh Chương tự xa
xưa, hay chính truyền thống đạo học của quê mình đã tạo nên “sức hút” đối với các bậc
danh nho thuở ấy ! Chỉ biết thuỷ tổ của các dòng họ trên đất quê mình hầu hết là tri thức
nho học.(3).
Xưa cũng như nay, ai ra đi sinh cơ lập nghiệp mà không mang theo một khát
vọng đổi đời. Đất Thanh Chương tự ngàn xưa đã là một thử thách nghiệt ngã. Là mảnh
đất “xuyên đồi trọc dép mòn vẹt lối/ Đá mọc thành cây / Gốc trơ rễ xói” (Nguyễn Lâm
Cẩn); và dẫu cho đã bao đời : “thau chua rửa mặn”, đến nay ruộng đất quê mình vẫn
“chưa nắng đã khô, chưa mưa đã úng”… Phải thế chăng, thiên nhiên đã dồn các thế hệ
ông cha tới “chân tường”, “chỉ có tiến, không còn đường lui”. Chỉ còn một con đường:
khổ học, quyết học. Cứ thế, cứ thế, thế hệ nối tiếp thế hệ, tạo nên dòng chảy, bồi đắp nên
1
một truyền thống, một đạo học như một lẽ đất trời. Xưa đã như thế, Nay càng không thể
khác.“Có nhiều cách để xoá đói giảm nghèo, để làm giàu, nhưng ở Thanh Chương, bền
vững, vinh quang nhất là bằng sự học.”(4)
*
Trong câu chuyện thường ngày bên bát nước chè xanh, trong hội làng, hội quán,
trong câu chúc, lời thăm …, gần như câu đầu cửa miệng, sự lưu tâm của dân tình quê
mình vẫn xoay quanh sự học. “ Các cháu học ra sao ?”; “Họ ta năm nay được bao nhiêu
đại học?”… “Danh gia vọng tộc” của dòng họ, gia đình, thôn xã …, đều được tôn vinh
từ sự học.
Trong tâm thức người Việt, sự tôn vinh cao quý nhất của nhân dân là lập đền thờ
và khắc vào bảng vàng bia đá. Trên đất Thanh Chương, hiện đền thờ lớn nhất, trang
trọng nhất nhân dân ta giành cho người Anh hùng cứu quốc Phan Đà. Nhưng chính
trong đền thờ vị Anh hùng cứu quốc đó, đã có đến 5 tấm Văn bia ghi công các bậc trí
thức. Văn miếu của Quốc gia là Văn miếu Quốc tử giám, là bia đá ghi danh các Tiến

sĩ…Thanh Chương thật đỗi tự hào có “Văn miếu”, bia đá hàng xã, hàng tổng. Còn đây
bia đá hàng xã ở Thanh An; còn đây văn miếu – bia đá ở đình Võ Liệt. Đình Võ Liệt –
nơi sinh hoạt của hàng tổng – còn lưu giữ 6 tấm bia: tấm thứ nhất: Đại khoa; tấm thứ 2:
Lê triều Hương cống; tấm thứ 3: Cử nhân triều Nguyễn; ba tấm còn lại: nho sinh thời Lê
và Tú tài thời Nguyễn. Thật đáng tự hào nền giáo dục Thanh Chương khi đã có và còn
lưu giữ nguyên vẹn 3 tấm “Cát Ngạn tổng văn chỉ bi” ở Thanh Liên. Ba tấm bia được
điêu khắc tinh vi, đến nay vẫn còn tươi nét chữ.(5)
Đó là sự tôn vinh thật đáng tự hào, thật đáng trân trọng.
Thiết nghĩ, chụp ảnh, dịch, giới thiệu, sao chép mô hình các Văn bia trên - nhất là
Văn bia hàng tổng để trình bày tại Bảo tàng, Nhà Văn hoá huyện…là những việc cần,
nên làm. Còn nữa, song song với Nghĩa trang Liệt sĩ, các dòng họ, các xã, cấp huyện,
các trường học cần xây dựng những “Bảng vàng, bia đá” ghi danh, ghi công trạng
những trí thức, những nhà khoa học hàng đầu của dòng họ, của làng xã, của huyện nhà
chắc sẽ gây ấn tượng hơn nhiều.
*
Một dải đất nghèo, thời Hán học đã đóng góp 25(6) vị Đại khoa trong số hơn
150 vị Đại khoa trong toàn tỉnh, là một con số thật đáng tự hào. Từ nền giáo dục Hán
học, chuyển sang giáo dục “Tây học” là một bước ngoặt lớn của dân tộc, của thế hệ trí
thức trên dải đất Thanh Chương. Tìm hiểu về sự trưởng thành, vị trí, công lao của lớp trí
thức “Tây học” trên toàn quốc, của huyện nhà, thế hệ chúng tôi càng tự hào, vững tin ở
sức mạnh của tri thức, của tình yêu quê hương Đất nước của đội ngũ trí thức quê mình.
Phải chăng ánh sáng của tri thức, tình yêu quê hương đất nước đã cộng hưởng thành sức
mạnh để đưa những trí thức dẫu đào tạo trong trường “Tây”, học chữ “Tây”,…vẫn trở
thành các chiến sĩ cách mạng, trở thành các nhà khoa học đặt những viên gạch đầu tiên
cho nền giáo dục cách mạng trên đất Thanh Chương. Quê hương, ngành giáo dục Thanh
Chương, thế hệ trí thức trẻ hôm nay có quyền tự hào về những tên tuổi: Giáo sư bác sĩ
Hoàng Đình Cầu(7), Giáo sư Đặng Thai Mai(8) Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thúc Tư;
nhà trí thức, nhà cách mạng Nguyễn Côn, Tôn Quang Phiệt, nhà giáo Phạm Đức Thớc,
nhà giáo Nguyễn Viết Cam, kĩ sư Hoàng Đình Bình, bác sĩ Bùi Thiện Sự, Trần
Văn Nguyên, kĩ sư phạm Ngọc Mai, Võ Quý Huy, Võ Quý Huân…. Đây là những

ngôi sao sáng trên bầu trời sao ngành giáo dục huyện nhà.
*
2
Phấn chấn và tự hào làm sao khi được sống lại với phong trào giáo dục Thanh
Chương những ngày sau cách mạng tháng Tám. Người người đi học, bất phân tuổi tác,
mỗi người dân đều là giáo viên, đều là học sinh. Cách mạng là ngày hội của quần
chúng. Có thể nói phong trào bình dân học vụ những năm sau cách mạng thành công,
trong kháng chiến chống Pháp, nhầt là sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc là những
ngày hội cách mạng sôi nổi, rộng khắp. Sau lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch, ban Bình dân
học vụ huyện được thành lập. Đồng chí Nguyễn Duân trưởng ban, phó ban là đồng chí
Nguyễn Đức Tiềm. “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương trừ giặc dốt”, khẩu hiệu
được viết lên tường nhà, lên lá dè, lên nong nia khắp đường làng, ngõ xóm. Ngày ấy,
đâu đâu cũng là lớp học, nhà nhà “lớp học” - bởi lớp học có khi chỉ một “thầy” với vài
ba trò. Người đã biết đọc, biết viết đều trở thành giáo viên. Học sinh cuối cấp 1 trở
thành “thầy” dạy đánh vần cho người mù chữ. Học sáng, học chiều, phổ biến nhất là
học trưa, học tối. Thật chứ không phải đùa đâu, ngày ấy, một trong những “tiêu chuẩn”
quan trọng của tình yêu là “đọc thông viết thạo”.
“Lấy chồng biết chữ là tiên .
Lấy chồng mù chữ là duyên nợ nần”
Bình dân học vụ, ngày ấy đã đáp ứng khát vọng bức thiết của mỗi người dân. Vậy
chăng, phong trào nhanh chóng trở thành cao trào, thành nét đẹp văn hoá, thành thơ,
thành dân ca … Nghĩa là nó đi sâu vào đời sống tâm hồn của quảng đại quần chúng:
- “ Anh ơi buông áo em ra
Để em đi chợ, kẻo mà chợ trưa.
- Chợ trưa thì mặc chợ trưa
Em chưa biết chữ, anh chưa cho vào.
Ngày ấy, huyện nhà, ngành giáo dục huyện tự hào biết bao khi được Hồ Chủ tịch
gửi Thư khen, hàng trăm người được Bác tặng huy hiệu Chiến sĩ diệt dốt. Chỉ sau 4 năm
(1945 – 1949), nhiều làng, xã đã xoá nạn mù chữ, tiêu biểu là xã Cát Văn. Xin được ghi
danh những thầy giáo, những cán bộ, những tấm gương tiêu biểu của cao trào Bình dân

học vụ: Nguyễn Duân, Nguyễn Đức Tiềm, cụ Trần Trọng Doãn …
*
Được viết bài về giáo dục huyện nhà, tôi và thầy Bằng được Trưởng phòng
Nguyễn Hoài Nam đưa đến thăm một số trường Tiểu học trong huyện (chắc anh muốn
“khơi men” cho ngọn bút). Không phải anh “khoe” mà mắt anh sáng lên đầy tự hào khi
chỉ cho chúng tôi những con số: 43 trường Tiểu học với trên 17 ngàn học sinh. Mỗi xã
đều có một đến hai trường Tiểu học khang trang, bề thế, toạ lạc trên khuôn viên rộng
rãi, thoáng mát (mới biết các xã đều ưu tiên số một về quỹ đất cho giáo dục).
-Thầy Bằng ơi ! Thế trước cách mạng, huyện ta có mấy trường Tiểu học ?
Ai ngờ câu hỏi “tìm hiểu lịch sử” của tôi đã gây xúc động cho thầy!
- Từ câu hỏi của anh, ta mới thấy hết sự trưởng thành của nền giáo dục huyện nhà.
Không phải trả lời, mà thầy Bằng đang tâm sự. Trước cách mạng, toàn huyện vẻn vẹn
chỉ có một trường Tiểu học Pháp-Việt đặt ở Rộ ( học đến Primail) và 3 trường Sơ đẳng
tiểu học: hạ huyện có trường Bích Thị ( Bích Hào), thượng huyện có trường Đạo Ngạn
(Cát Ngạn), trung huyện là trường Đại Định(Đại Đồng). Nói là bốn trường nhưng số
học sinh cũng chỉ khoảng trên dưới 250 em. Đó là “cơ ngơi” Tiểu học huyện nhà thời kì
trước cách mạng. Nhưng đạo học của nhân dân ta lúc này nằm ở trong dân. Trường hạn
chế, nhưng các lớp học của ông đồ, ông Tú, ông Cử thì thực dân Pháp không thể kềm
chế, hầu như làng nào cũng có.
3
Cấp Tiểu học của huyện nhà thực sự “vươn vai Phù đổng” từ sau khi hoà bình
được lập lại trên miền Bắc. Lần đầu tiên, 41 xã trong huyện đều đủ sức mở trường cấp 1
chính quy(9) Cách mạng vừa thành công, dân tộc ta bước ngay vào cuộc kháng chiến
trường kì, gian khổ…Ấy vậy mà quê mình vẫn “đủ sức” để đáp ứng nhu cầu “khát học”
của nhân dân, của trẻ độ tuổi đến trường. Nói “đủ sức” là đủ “thầy” để dạy, đủ chương
trình để học. Chứ phòng học thì chưa. Nhưng, Thanh Chương có cách riêng của mình.
Đình, chùa, nhà thờ họ, nhà dân đều trở thành lớp học. Không phải trò phải đi xa, lặn lội
hôm sớm… mà các thầy, các cô “cuốc bộ”, đội nắng dầm mưa đến từng lớp học. Ngày
ấy, thầy cô là cha, là mẹ, là “thần tượng” thiêng liêng của lớp lớp học trò như thế hệ
chúng tôi. Thầy cô đảm nhiệm tất cả: quản lí, tổ chức, dạy người, dạy chữ, dạy từng nét

đi, dáng đứng. Một điều thật ấm cúng, thiêng liêng, tên các lớp học, ngày ấy, trong dân
gian, trong sinh hoạt đời thường, không gọi theo A,B,C…mà tên lớp học được gọi theo
tên thầy cô giáo: lớp Ba thầy Đồng, lớp Bốn thầy Nghĩa, lớp Một cô Tâm…những tên
gọi sao mà ấm cúng, trìu mến đến vậy. Ngày ấy, các thầy cô giáo ở xa - làm gì có kí túc
xá - mà đều ở trong dân, do dân tự nguyện, xung phong “nuôi” thầy. Đây là “những
năm tháng không thể nào quên” trong tâm thức của thế hệ thầy cô giáo nay đã ở tuổi
“xưa nay hiếm”. Nhân dân huyện nhà, thế hệ học sinh thứ hai sau cách mạng (Thế hệ
thứ nhất: học trong kháng chiến chống Pháp- “thế hệ trường Đặng”) mãi mãi ghi nhớ
công lao, tấm gương của các thầy, các cô. Hình ảnh thầy Huynh- hiệu trưởng quê
Thanh Văn , nhưng thầy đã gắn bó với bao thế hệ học sinh Thanh Luân hơn chục năm
ròng, để đên hôm do yêu cầu công tác, thầy phải chuyển đi, thầy khóc, cả hội đồng
khóc, trò khóc, nhân dân khóc…Hình ảnh thầy Lương, thầy Đồng, Thầy Khánh ở Thanh
Luân, thầy Nguyễn Xuân Hoà (Thanh Hưng), thầy Nguyễn Duy Châu ở Xuân Tường,
thầy Bá Hoè (Thanh Mĩ), thầy Nguyễn Văn Thâm (Thanh Tiên), thầy Lê Văn Đôi
(Thanh Tùng), thầy Giản Tư Vận, thầy Giản Tư Ngạc (Cát Văn), thầy Nguyễn Thế
Đậu…và biết bao nhiêu thầy cô giáo, những tấm gương mà bụi mù thời gian không thể
phai mờ.
*
Nói đến giáo dục Thanh Chương “xưa”, không thể không nói đến trường “Đặng”
– tên gọi thân thương, trìu mến của nhân dân, của các thế hệ học sinh giành cho ngôi
trường Cấp 2 đầu tiên của huyện: “Trường Huyện”, trường Đặng Thúc Hứa. Ngay sau
khi giành chính quyền, Chủ tịch huyện Nguyễn Côn đã nhớ “việc cần làm ngay”: phân
công một uỷ viên giáo dục: thầy giáo Nguyễn Thúc Tư phụ trách thành lập trường cấp 2
đầu tiên của huyện. Buổi đầu trường lấy trường Tiểu học Pháp-Việt làm cơ sở. Khai
sinh, trường chỉ vẹn 2 lớp: đệ nhất niên, đệ nhị niên, mỗi lớp cũng chỉ trên dưới 20 học
sinh. Năm thứ 2, thứ 3, trường mới có đủ 4 lớp đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Ít lớp,
không nhiều trò nhưng trường “Đặng” mãi mãi là mốc son không thể phai mờ. “Mốc
son” của lòng tâm huyết, đam mê nghề nghiệp của các thầy giáo. Không có hoá chất thí
nghiệm ư ? Thầy tự đi tìm. Không có dụng cụ thí nghiệm ư ? Thầy tự tay làm. Mốc son
của những bàn tay thầy cô tài hoa, của tri thức uyên bác; Mốc son của một thế hệ học

sinh thông minh, năng động (“thế hệ học sinh mở đầu” của nền giáo dục cách mạng).
Các thế hệ học sinh trường Đặng ngày ấy, nhiều người trở thành những nhà khoa học
lớn như Giáo sư Viễn sĩ Nguyễn Duy Quý, Giáo sư Trần Đình Huợu, GS-TS Trịnh Bá
Hữu, GC-TS Nguyễn Như Hiền, GS-Viễn sĩ Nguyễn Văn Cường, nhà văn Đặng Văn
Kí, Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Xuân Nguyên, Nhà giáo hiệu trưởng trường THPT Nguyễn
Sĩ Sách Nguyễn Lâm Hoàng ; Nhà giáo, trưởng phòng Giáo dục Thanh Chương Trần
Đình Hớn, Lê Hữu Thước, …
4
Nhân dân, ngành giáo dục Thanh Chương mãi mãi ghi nhớ công lao, tôn vinh
phẩm chất cao đẹp, nhiệt tâm với trò, với nghề của thầy Nguyễn Thúc Tư- người hiệu
trưởng đầu tiên của “trường Đặng”, của ngành giáo dục huyện nhà. Giá mà trên mảnh
đất “Trường Đặng” xưa có thể dựng được một tấm bia đá, lưu danh thế hệ thầy cô: Thầy
Hiệu trưởng thứ hai Phạm Đức Thớc, thầy Cam, thầy Trợ An, thầy Hạnh, thầy Mại,
thầy Tư Bình, cô Liên, thầy giáo-bác sĩ quân y Đặng Vân Án…Thẩm nghĩ, đây là việc
nên, cần làm.
Đáp ứng nhu cầu của con em trong huyện, kế tiếp “trường Đặng” (vùng hạ
huyện), các trường vùng thượng huyện lần lượt ra đời: Trường Cấp 2 Tam Đồng mở tại
Điếm Nhuận Ốc làng Trung Hoà (nay là Phong Thịnh) do thầy Đoàn Văn Quang làm
Hiệu trưởng, kiêm dạy các môn tự nhiên; thầy Nguyễn Phương Châu dạy Pháp văn và
các môn xã hội; cùng đội ngũ các thầy Nguyễn Thúc Bá, Nguyễn Xuân Khôi (quê Nam
Đàn) Hoàng Đình Chung…( Các anh Trần Văn Phỉ, Trần Văn Bỉnh, Bùi Văn Chất…
đều trưởng thành từ mái trường này.)
Trường Cấp 2 tư thục Thanh Bình (ở Thanh Bình, cạnh đò Gành cũ) do thầy
Nguyễn Tài Đại làm Hiệu trưởng, mở từ 1951 - 1952 cho học sinh vùng tổng Cát Ngạn;
trường đủ các khối lớp 5, 6, 7. Sáu mươi năm trôi qua, nhưng hầu như bụi mù thời gian
không hề làm mờ đi kí ức những ngày xưa ấy ở “trường Đặng”, trường Tam Đồng.
Thầy Bằng, thầy Phỉ, thầy Hớn…vẫn nhớ như in những buổi học ban đêm, vẫn nhớ
nhiệm vụ của người trực nhật lớp ngày ấy là “Bảng đen, đèn sáng”. Quên là sao được
những chiếc “đèn bu”(10) thắp bằng dầu lạc, dầu trẩu. Đó là một thời “không thể nào
quên” của giáo dục huyện nhà.

Hoà bình lập lại, cùng với sự phát triển của đời sống quê hương, sự nghiệp giáo
dục huyện nhà, hệ Cấp 2, đã nhanh chóng phát triển với tốc độ “một ngày bằng hai
mươi năm”. Năm học 1955 – 1956, trường quốc lập Cấp 2 Thanh Nam ra đời. Tiếp là
trường tư thục Đại Định (Thanh Văn), tư thục Thanh Bích (Thanh Giang), Cấp 2
Nguyễn Sĩ Sách (Thanh Lương)…(Hai, ba năm sau, những trường tư thục trên đều được
chuyển thành trường Cấp 2 quốc lập). Đầu những năm 60 của thế kỉ trước, các cụm xã
đều có trường Cấp 2 quốc lập: Cấp 2 Thanh Đức, Thanh An. Hạnh Lâm, Thanh Thịnh,
Thanh Ngọc, Thanh Yên, Thanh Khai, Thanh Lương, Thanh Minh, Thanh Tân…. Đến
1965, hầu hết các xã đều có trường Cấp 2, đáp ứng nhu cầu học của con em. Đây là một
“cột mốc” đáng ghi nhớ, đáng tự hào trong sự phát triển của nền giáo dục huyện nhà.
Đầu những năm 1960, loại hình trường Cấp 2 Phổ thông nông nghiệp ra đời.
Loại hình chủ yếu cho đối tượng là cán bộ các xã, hợp tác xã…Trường học cơ bản theo
chương trình phổ thông, có thêm các môn Kĩ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Đây là loại
hình trường sáng tạo, góp phần quan trọng nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở lúc bấy
giờ. Loại trường này, đến 1965 đêu được sát nhập với trường Cấp 2 phổ thông các xã.
Năm học 1961 – 1962 một mốc son mới, tạo nên một tầm thế, một diện mạo mới
cho sự nghiệp giáo dục của huyên nhà: trường Cấp 3 Thanh Chương được thành lập.
Còn sống mãi trong kí ức và lịch sử giáo dục huyện nhà hình ảnh thầy Lê Văn Đệ- Hiệu
trưởng(11) khai giảng năm học đầu tiên trên mảnh đất gần đền Bà Chúa xã Thanh
Đồng.
*
“Đội mũ rơm đi học đường dài” ( Tố Hữu)
Đầu năm 1965, đế quốc Mĩ trực tiếp đổ quân vào xâm lược miền Nam, cho không
quân bắn phá miền Bắc với lời tuyên chiến “Đưa Bắc Việt về thời đại đồ đá cũ”. Miền
Bắc, đặc biệt là các tỉnh khu Bốn, trở thành túi bom của không quân Mĩ. Trưa ngày 19 -
5

×