Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tư tưởng trong Toán học./.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.53 KB, 6 trang )

TRƯỜNG THPT NGỌC HỒI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Ngọc hồi, ngày 01 tháng 09 năm 2008
BÀI THU HOẠCH
Học tập chuyên đề: “ Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu . ”
Họ và tên: Sử Minh Trí
Chức vụ công tác: Giáo viên
Cơ quan: Trường THPT Ngọc Hồi KonTum .
Qua học tập, nghiên cứu tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, tôi xin trình bày những
thu hoạch được về nhận thức và liên hệ bản thân như sau:
I. VỀ NHẬN THỨC.
1. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tiết kiệm và thực hành tiết
kiệm :
Hồ Chí Minh đã dạy: “Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa
bãi, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ
quốc, là tích cực, tiết kiệm là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ,
nhân dân để nhanh chống đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn,lạc hậu. Tiết kiệm là
tích cực chứ không phải tiêu cực”. Những nội dung đó được cụ thể như sau :
-Tiết kiệm sức lao động, tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao
năng suất lao động, “1 người làm bằng 2, 3 người”.
- Tiết kiệm thời giờ. Bác nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”; “Một tấc bóng là
một thước vàng”. “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ
vứt đi, là người ngu dại” . Tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của
người khác.
- Tiết kiệm tiền của. Phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và
của chính mình. Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ.
Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm.Trước hết là các cơ quan bộ đội,các
xí nghiệp.
Tấm gương mẫu mực của Bác trong thự hành tiết kiệm là :
- Tiết kiệm trong đời sống cá nhân : từ khi ra đi tìm đường cứu nước


đến khi trở thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước Bác sống rất giản dị như
một lẻ tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày
- Tiết kiệm tiền của,thời gian của cán bộ,nhân dân : cả cuộc đời Bác
sống giản dị, tiết kiệm tiền của của Nhà nước,của nhân dân,Người rất tiết kiệm
thời gian trong các buổi họp hội,công việc .....
1
- Luôn nhắc nhở cán bộ Đảng viên nhân dân thực hành tiết kiệm: Bác đã
viết nhiều tài liệu để giáo dục tiết kiệm, kêu gọi tiết kiệm trong mọi hoạt động,
mọi lãnh vực đời sống xã hội
-Tiết kiệm để xây dưng chủ nghĩa xã hội ,vì hạnh phúc của nhân dân :
Người nói tiết kiệm là yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, gương mẫu thực hành
tiết kiệm lúc còn sống cũng như lời căn dặn sau khi người mất.
2. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí,
quan liêu:
Tham ô là lợi dụng quyền hành hoặc chức trách để ăn cắp của công; lãng
phí là làm tốn kém hao tổn một cách vô ích. Tham ô là hành động xấu xa nhất
của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để góp
phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy là nền tảng
vật chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời
sống nhân dân ta. Bác cho rằng, tham ô là lấy trộm của công, chiếm của công
làm của tư. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, có hại đến công việc
cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng .
Theo cách nói của Hồ Chí Minh là trộm cướp, là hành động xấu xa
nhất, tội lỗi đê tiện nhất trong xã hội. Mà nguyên nhân chủ quan là thiếu lương
tâm, kém lòng trách nhiệm .
Lãng phí và tham ô tuy có khác nhau ở chỗ lãng phí thì không trực tiếp
ăn cắp, ăn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước, của
tập thể thì cũng có tội .
Đứng về phía cán bộ mà nói tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư;
Đục khoét của nhân dân; Ăn bớt của bộ đội; Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của

chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình. Hay
nói cách khác, tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân
là hành động trộm cắp mà ai cũng phải thù ghét, phải từ bỏ .
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì lãng phí bao gồm nhiều mặt: Lãng phí
sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên
của nhân dân, của đất nước. Lãng phí có thể do nhiều nguyên nhân: về trình độ
non kém, thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, độc đoán đưa ra những quyết
định sai lầm gây tốn kém hàng chục, hàng trăm tỉ đồng công quỹ của Nhà nước
hoặc do chủ ý “ném tiền qua cửa sổ”; coi của công là “của chùa”; ăn uống, biếu
xén, tiêu xài xa hoa lãng phí.
Để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của bệnh tham ô, lãng phí, Chủ
tịch Hồ Chí Minh kết luận: "Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của
công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi
tai hại hơn nạn tham ô".
Chống tham ô, lãng phí là vấn đề luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh
quan tâm và đã trở thành một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của
2
Người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh tham
ô, lãng phí, đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chủ nghĩa cá
nhân như một thứ vi trùng rất độc, nảy sinh ra các bệnh nguy hiểm như lười
biếng, ngại gian khổ, khó khăn, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành,
tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa... Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết,
thiếu tích tổ chức, tích kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành
đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại lợi ích của cách
mạng, của nhân dân. Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm.
Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra tệ nạn tham ô, lãng phí“quan liêu”
Theo Hồ Chí Minh là xa rời thực tế, xa rời quần chúng nhân dân, xa rời mục tiêu
lý tưởng của Đảng. Bác đã chỉ rõ: có tham ô, lãng phí là vì bệnh quan liêu.
Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ.
Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng và nằm trong

các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch
và ý chí vượt khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,
chính... Nó là một thứ giặc trong lòng, “giặc nội xâm”... Vì vậy: “Chống tham ô,
lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên
mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”.
Tham ô, lãng phí còn do trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa và trình độ
tổ chức quản lý nhà nước yếu kém . Vấn đề này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhắc nhở từ lâu. Mỗi người đảng viên, cán bộ từ trên xuống dưới đừng tưởng
mình ở cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh nhân dân, cứ lúc nào
cũng vác mặt “quan cách mệnh”. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi. Họ xa rời
quần chúng và chỉ muốn làm thầy quần chúng. Nói chuyện với cán bộ, đảng
viên, Bác nhắc nhở mọi người phải ghi nhớ và làm theo câu nói của Lê-nin là
“học, học nữa, học mãi”.
Cán bộ ở cấp càng cao càng phải học nhiều, học văn hóa, học chuyên
môn, học đạo đức, học cách cư xử và cách sống làm người... Do trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, thiếu hiểu biết thực
tiễn, quen chỉ đạo, giáo huấn chung chung lại không chịu rèn luyện tu dưỡng
nên một số cán bộ, đảng viên đã rơi vào tình trạng tham ô, lãng phí, suy thoái
phẩm chất đạo đức... gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
Từ những nguyên nhân cơ bản trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những
phương thuốc chữa và triệt tận gốc bệnh tham ô, lãng phí, đó là:
Đầu tiên,muốn chống tham ô, lãng phí, quan trọng nhất là phải chống
chủ nghĩa cá nhân. Bác nói: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa
là “giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường
riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình”.
Bác khuyên dạy cán bộ, đảng viên, quân đội... không xâm phạm cái kim
sợi chỉ của dân, lên án những cán bộ, đảng viên nặng đầu óc cá nhân chủ nghĩa,
chỉ biết chăm lo thu vén cho bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích của tập
3
thể cộng đồng và của những người xung quanh mình. Phải kiên quyết quét sạch

chủ nghĩa cá nhân trong bộ máy của Đảng, của Nhà nước thì Đảng mới thực sự
trong sạch và vững mạnh, mới giành được sự tin yêu thực sự của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: công khai và mạnh dạn gạt bỏ cho thật sạch các
ung nhọt ấy thì thân thể càng khỏe mạnh. Và: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt
lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên
quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư
tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”. Điều đó có nghĩa
là Đảng phải thực hành kỷ luật nghiêm minh, Nhà nước phải có thể chế cụ thể,
rõ ràng và quan trọng hơn là phải biết dựa vào lực lượng quần chúng đấu tranh,
phê bình, giáo dục và xử lý nghiêm minh những cán bộ đảng viên mắc bệnh cá
nhân chủ nghĩa, tham ô, lãng phí gây nguy hại cho Đảng, cho Nhà nước, cho
nhân dân.
Việc cần làm thứ hai đó là :muốn chống tham ô, lãng phí phải phát huy
quyền làm chủ tối đa của nhân dân, phải biết dựa vào dân. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch,
Bộ trưởng, Thứ trưởng, Uỷ viên này khác là làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho
nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng. Thực hiện dân chủ là cái chìa
khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn
mạnh: Chỉ khi nào toàn thể nhân dân đều tham gia vào quản lý thì khi ấy mới có
thể đã phá tận gốc chủ nghĩa quan liêu. Trên thực tế, nếu các cơ quan nhà nước
thực hiện nghiêm chỉnh và đồng bộ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra” cũng là một biện pháp chống chủ nghĩa quan liêu, chống tham ô
lãng phí một cách tích cực, có hiệu quả.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là cần tiếp tục hoàn thiện bộ
máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ. Hướng tới
việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là: nhà nước đó phải thể hiện và thực hiện trên thực tế quyền lực của nhân
dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; thực hiện dân chủ hóa, công khai
hóa sự quản lý của nhà nước. Việc hoàn thiện bộ máy quản lý gọn, nhẹ, có hiệu
lực, bảo đảm cho bộ máy đó phải đi sâu đi sát thực tế, gắn quần chúng, thật sự

tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nhìn vào thực tế tình trạng tham ô, lãng
phí hiện nay, chúng ta càng thấy những lời dạy bảo của Bác là vô cùng sâu sắc
và hết sức quý báu. Chúng ta mong rằng các cơ quan có trách nhiệm của Đảng
và Nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn những lời dạy nghiêm túc và chí tình
chí lý của Người về thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí.
Đại hội X của Đảng cũng đã chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế trong
công tác xây dựng Đảng. Đó là, “Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa đạt
yêu cầu. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ
4
hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận
cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng...” Chính vì vậy, một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” là phải thực hiện cho được lời Bác dạy về nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, triệt tận gốc bệnh tham ô,
lãng phí.
II. TỰ LIÊN HỆ BẢN THÂN.
Là một giáo viên tôi nguyện suốt đời phục vụ cho nền giáo dục nước nhà và
không người học tập theo những suy nghĩ , lời nói chí tình của người đã để lại .
Tôi quyết vì thế hệ tương lai , vì cuộc sống xã hội và một lòng trung thành với lý
tưởng đó .
Là một giáo viên làm việc trong môi trường giáo dục bản thân tôi luôn
hưởng ứng nhiệt tình và thực hiện tốt cuộc vận động “học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong đó, một nội dung quan trọng là thực hành
tiết kiệm, chống tham ô lãng phí, quan liêu.
- Bản thân luôn sống và làm việc theo tấm gương, tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh.
- Thường xuyên trau dồi, học tập và rèn luyện lối sống, làm việc theo
phong cách, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát huy tinh thần tự học và sáng

tạo.
- Luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tập thể phấn đấu vì
lợi ích chung , có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, không phô trương
hình thức , nói đi đôi với làm, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Không
gây phiền nhiễu cho phụ huynh học sinh, luôn niềm nở khi đón tiếp phụ huynh
học sinh, dạy bảo cho học sinh bằng chính lương tâm của một người giáo viên.
- Trong chấm trả bài, kiểm tra đánh giá học sinh luôn khách quan, nghiêm
túc , không quan liêu, không chạy theo bệnh thành tích .
- Luôn đảm bảo thực hiện đúng quy định về giờ giấc trong giảng dạy, trong
mọi hoạt động của đơn vị .
- Luôn nâng cao tinh thần phê bình và tự phê bình để ngày càng hoàn thiện
bản thân .
- Trong sinh hoạt hàng ngày bản thân luôn sống giản dị, tiết kiệm, không
lãng phí , xa hoa và luôn giáo dục học sinh ,vận động mọi người xung quanh
cùng thực hành tiết kiệm, chống những biểu hiện lãng phí , quan liêu .
Người viết thu hoạch :
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×