Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch Phòng chống thiên tai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.66 KB, 4 trang )

CƠNG TY TNHH
CƠNG NGHIỆP

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Long an, ngày 26 tháng 06

năm 2019

KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO
NĂM 2019
Căn cứ:
- Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
- Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Phịng, chống thiên tai.
- Căn cứ Thơng tư 29/2010/TT-BGTVT, ngày 30/9/2010 của Bộ Giao thông vận tải “Quy
định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành hàng hải”
Nhằm chủ động trong công tác phịng, chống thiên tai, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm
thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của
công ty năm 2019, Công ty TNHH Công Nghiệp XYZxây dựng Kế hoạch Phịng, chống thiên tai
và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 như sau:
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Nhằm tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai và tác động
của nó đến an tồn tính mạng và tài sản của người dân. Nâng cao nhận thức nhận thức của cán bộ
công nhân viên của công ty trong công tác “Quản lý rủi ro thiên tai” để phát huy ý thức tự giác,
chủ động phòng, chống thiên tai tại công ty.
2. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên
tai có hiệu quả. Xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân của cơng ty trong hoạt động
phịng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
3. Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do
thiên tai gây ra. Đồng thời khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai.


4. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng
tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
B. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
I . Đánh giá tình hình và những thông tin cơ bản trong công ty
1. Đặc điểm, vị trí địa lý
Bến cảng XYZ là cảng biển chuyên dụng, dùng xuất nhập nguyên vật liệu và hàng hóa cho
công ty TNHH Công Nghiệp XYZ. Chiều dài cầu cảng là 146m. Chiều rộng bến là 27m. Tổng
diện tích cầu cảng và nhà máy là 15,9877 ha.
Bến cảng XYZ nằm bên bờ của sơng Sồi Rạp thuộc ấp Tân Hịa, xã Tân Tập, huyện Cần
Giuộc, tỉnh Long An. Phía Bắc giáp với Khu Cơng nghiệp Bắc Tân Tập, phía Nam giáp với khu
nhà dân, phía Tây giáp với khu đất của cơng ty Phúc Sơn ( tập đồn của cơng ty XYZ), phía Đơng
giáp với sơng Sồi Rạp, cách Biển Đông khoảng 25km, nằm trên hướng cữa sông ra biển.
2. Tình hình thiên tai
Trong những năm qua tình hình thời tiết và thiên tai diễn biến rất phức tạp. Bão và áp thấp
nhiệt đới (ATNĐ) xảy ra ở mức độ cao hoạt động trên biển Đông. Cảng FU - I nằm trong khu vực
cửa sơng Sồi rạp ra Biển Đơng, cho nên khả năng bị ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp của các cơn
bảo và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông đối với Cảng là rất cao.
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh.
1


Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực cảng và nhà máy là 87 người. Trong đó,
nhân viên nhà máy là 80 người, nhân viên của công ty bảo vệ là 7 người. Hoạt động sản xuất theo
ca ( Ca A 6h-14h, Ca B 14h-22h, Ca C 22h-6h sáng hôm sau). Các hoạt động sản xuất và xuất
hàng diễn ra liên tục tại cảng và nhà máy.
4. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng Cảng
- Cầu cảng: có dạng bến nhơ đài cọc cao bằng BTCT trên nền cọc ống BTCT ƯST
đường kính 600mm và 500mm. Chiều dài bến 146m, chiều rộng bến là 27m, chiều sâu trước bến
9m. Mặt cầu cảng 34 x 27m có kết cấu dạng dầm bản trên nền cọc ống BTCT ƯST đường kính
600mm dài 36m. Cảng được chia làm 02 phân đoạn, mỗi phân đoạn có kích thước 34x27 m,

giữa hai phân đoạn bố trí khe 38m có cầu bắt qua. Chiều dài bến tính cả 3 trụ neo là 146m.
- Trạm điện: Có 01 trạm chính điện áp 22KV – 12MW và 05 trạm phụ điện áp 6KV
-12MW.
- Nhà xưởng: nằm đối diện trạm nghiền, dài 36m, rộng 20m, diện tích 720m 2, kết cấu nền
bằng BTCT, tường gạch, mái tole là nơi phục vụ sửa chữa điện, cơ khí cho hoạt động sản xuất.
- Nhà điều hành: Nằm ở trạm nghiền và khu đóng gói, dài 20m, rộng 8m, diện tích 160m2,
kết cấu nền bằng BTCT, tường gạch, mái tole. Là nơi phục vụ hoạt động sản xuất và xuất hàng.
- Silo clinker: Có 01 silo, cao 24.5m, đường kính 60m, sức chứa 30.000 tấn, kết cấu
BTCT.
- Silo cement: Có 04 silo, mỗi silo cao 39.6m, đường kính 15m, sức chứa 25.000 tấn, kết
cấu BTCT.
- Kho phụ gia: Dài 168m, rộng 50m, cao 21m, diện tích 8400m2. Bên trong kho được lắp
đặt hệ thống băng tải, Stacker ( máy cấp liệu, công suất 1.200 tấn/h), Reclaimer ( máy càu liệu,
công suất 200 tấn/h).
- Tuyến băng tải:Dài 350m nối từ phễu tiếp nhận cẩu cầu cảng đến kho phụ gia, silo
clinker.
- Máy nghiền: Có 01 máy nghiền + Roller Press ( máy ép liệu) , công suất 900.000
tấn/năm.
- Thiết bị bốc dở vận chuyển: Gồm cần cẩu, xe xúc, xe nâng, xe kéo…
II. Kế hoạch phịng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả
11 Thành lập Ban Chỉ huy PCLB&TKCN gồm:

-

Ơng– Giám đốc – Trưởng ban;
Ơng– Trợ lý – Phó ban;
Ơng– Cán Bộ ANCB – Phó ban;
Ơng– Trưởng ca cơng vụ cơ khí – thành viên;
Ơng– Trưởng ca bộ phận nghiền – thành viên;
Ông– Trưởng Ca Bộ Phận xuất hàng – Thành viên;

Ông– Trưởng ca quản lý chất lượng - Thành viên.

2. Cơng tác tổ chức phịng ngừa
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và hướng dẫn CBCNV
thực hiện tốt công tác chuẩn bị đối phó với lụt, bão.
- Chuẩn bị đầy đủ, chu đáo lực lượng, phương tiện ứng cứu sẵn sàng và theo dõi chặt chẽ
diễn biến tình hình lụt bão, triển khai kịp thời phương án PCBL-TKCN, hạn chế được thiệt hại do
lụt bão.
- Quản lý, bảo vệ các kết cấu hạ tầng trong cảng phục vụ cơng tác phịng chống lụt, bão
trước ảnh hưởng phá hoại của lụt, bão; ngăn chặn các hoạt động có nguy cơ gây hư hại hoặc phá
hoại các cơng trình đó.
- Thường xun tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của cơng trình cần được bảo vệ,
nếu phát hiện có hư hỏng hoặc suy yếu phải kịp thời có biện pháp xử lý.
- Phối hợp chặt chẽ với Cảng vụ hàng hải 7triển khai phương án sơ tán tàu thuyền đang neo
đậu tại cầu cảng ra khu neo đậu tránh bão, lũ.
2


- Sẵn sàng thực hiện yêu cầu của Cảng vụ hàng hải 7trong việc điều động các phương tiện
tham gia khắc phục hậu quả lụt, bão.
- Chấp hành quy định về chằng buộc hệ thống cần cẩu trên cầu tàu theo quy định của nhà
chế tạo; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm chống tác động xấu của bão đối với kết cấu hạ tầng
bến cảng.
- Tuân thủ chặc chẽ các quy định về bảo vệ hệ thống dây tải điện và trạm biến áp cung cấp
điện cho cảng.
- Đối với kho hàng, bến bãi, nhà xưởng phải có phương án bảo vệ an tồn, khơng để mưa, lũ
làm hư hỏng hàng hóa, máy móc, thiết bị.
- Thực hiện tốt phương án phòng chống cháy, nổ đối với kho chứa hàng hóa dễ cháy, nổ.
- Hệ thống thốt nước trong cảng phải đảm bảo thơng thốt nhanh, tránh úng ngập.
- Các phương tiện vận tải cơ giới, thiết bị nâng hàng ... phải được tập kết đúng nơi quy định.

3. Phương án ứng phó.
3.1. Phương án bảo vệ tài sản :
3.1.1. Phương án bảo vệ cần trục
Khi nhận được thơng tin có áp thấp nhiệt đới, bão đỗ bộ: thông báo nhân viên lái cẩu bốc
hàng ngừng làm việc, đưa cẩu về vị trí chống bão (khi gió trên cấp 5) hạ chốt chống bão vào hố
chống bão, lắp đặt neo chống bão, đưa xe con về đúng vị trí an tồn và khóa chặt và sử dụng cáp
chằn chống và neo cẩu đúng quy định, đồng thời ngắt nguồn điện
Tất cả các cơng việc trên phải hồn thành trước khi bão đỗ bộ ít nhất 4 gời đồng hồ.
3.1.2. Phương án bảo vệ các trang thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất.
Trước khi bão đỗ bộ phải tổ chức chằn chống an toàn các băng tải, nhà xuất hàng, nhà điều
hành… đề phịng khi có dơng, lóc xốy.
Di dời tồn bộ các phương tiện vận tải đường bộ đang dậu đỏ làm hàng tại cầu cảng rời khỏi
cầu cảng đến đến nơi đỗ an toàn.
3.1.3. Phương án bảo vệ kho, văn phịng:
- Khi có áp thấp nhiệt đới, bão đỗ bộ phải có phương án chằng chống, gia cường mái, các
cửa sổ phải đóng, cửa kính dán băng keo chống gió đập vỡ.
- Phương án phịng chống dơng gió, sét đánh:
+ Đo đạc, bảo dưỡng hệ thống chống sét.
+ Khi có hiện tượng mưa dơng, sét đánh: đóng các cửa kho, cửa sổ.
3.1.4. Phương án bảo vệ phương tiện thủy neo đậu tại cảng:
- Khi có áp thấp nhiệt đới, bão đỗ bộ và theo yêu cầu của Cảng Vụ Hàng hải 7thì phối hợp
với Cảng Vụ HHMT điều động các phương tiện thủy đang neo đậu tại cầu tàu rời khỏi cầu tàu di
chuyển đến khu neo đậu chống bão an tồn. Tuyệt đối khơng cho phương tiện nào neo đậu tại cầu
cảng.
- Các phương tiện thủy neo đậu trong cảng phải đảm bão neo buộc đúng quy cách vào bích
neo trên cầu tàu. Các phương tiện không được cập mạn sẽ dễ gây va đập làm hư hỏng khi có gió
lớn. Tất cả các phương tiện phải bố trí thủy thủ trực để kịp thời xử lý tình huống. Các phương tiện
khơng tự hành phải bố trí đầu kéo trực 24/24 khi có dự báo thiên tai.
3.2. Phương án đảm bảo thông tin liên lạc:
- Tổ chức nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến, báo cáo mọi diễn biến khi có thiên tai.

- Đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt: các đơn vị duy trì tốt hệ thống thơng tin liên
lạc trong mùa mưa bão gồm: Hệ thống điện thoại bàn, điện thoại di động phải luôn được giữ liên
lạc 24/24 khi có thiên tai để kịp thời trong chỉ đạo PCTT.
* Các số điện thoại khẩn cấp của Ban chỉ huy PCTT và TKCN XYZ gồm:
- Ông– Giám đốc – Trưởng ban
- Ơng– Trợ lý – Phó ban
- Ơng– Cán Bộ ANCB – Phó ban
3


-

Ơng– Trưởng ca cơng vụ cơ khí
Ơng– Trưởng ca bộ phận nghiền – thành viên
Ông– Trưởng Ca Bộ Phận xuất hàng – Thành viên
Ông– Trưởng ca quản lý chất lượng - Thành viên

3.3. Phương án phối hợp, chỉ huy ứng phó thiên tai.
- Các đơn vị chun mơn căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và phương án PCTT của Cảng,
chuẩn bị cơ sở vật chất, lực lượng, thiết bị và phương tiện phục vụ cho công tác PCTT và TKCN
theo phương châm “4 tại chỗ”. Cụ thể như sau:
- Thường xuyên kiểm tra rà soát trang thiết bị, nhân lực theo kế hoạch ứng phó đã lập.
- Thường xuyên theo dõi thông tin về thiên tai, sẵn sàng tham gia khắc phục sự cố cơng trình
khi có u cầu của Ban chỉ huy PCTT & TKCN của cảng.
- Nhân viên bảo vệ: Chuẩn bị sẵng sàng tham gia TKCN khi có yêu cầu của Ban chỉ huy
PCTT & TKCN của cảng, Cảng vụ Hàng hải Mỹ Tho, Biên phòng cữa khẩu cảng biển Bến Lức và
UBND huyện Cần Giuộc.
- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT &TKCN cảng FU - I: Trực tiếp xuống địa bàn được
phân công phụ trách, kiểm tra cơng tác chuẩn bị phịng, chống, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra.
Thu thập xử lý thông tin về thiên tai và diễn biến thiên tai qua các kênh thông tin truyền thông.

Trong trường hợp cần thiết, Ban chỉ huy PCTT và TKCN của cảng sẽ điều hành, phối hợp các bộ
phận để cơng tác phịng tránh đạt hiệu quả cao nhất và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
4. Tổ chức khắc phục hậu quả
Khẩn trương tập trung lực lượng tổ chức cứu hộ, tìm kiếm người mất tích, cứu chữa kịp thời
những nạn nhân bị thương tích do lụt bão, tu sữa cơng trình, nhà xưởng, khơi phục sản xuất, kinh
doanh ngay sau bão.
III. Tổ chức thực hiện
1. Phương án này được lập hàng năm và được thường xuyên rà soát, cập nhật thơng tin, tình
huống sát thực tế tại cảng.
2. Ban chỉ huy PCTT &TKCN, có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên
trong Ban và hàng năm phải được cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp tình hình nhân sự và sản xuất
tại cảng.
3. Cảng XYZsẽ tổ chức kiểm tra định kỳ về công tác PCTT và TKCN.
4. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu cảng đã quy định.
GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Ban Chỉ huy PCTT Cảng Vụ ;
- Ban chỉ huy PCTT Huyện;
- Các thành viên BCH PCTT cảng.
- Lưu: Văn thư.

4



×