Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

NGHIÊN CỨU HÀNH VI GIAN LẬN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY

NGHIÊN CỨU HÀNH VI GIAN LẬN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Chun ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN HỮU TÀI
2. TS. NGUYỄN ĐỨC HIỂN


HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2020
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Bích Thủy


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................................... i
MỤC LỤC...................................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ........................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................4
5. Khung nghiên cứu ..................................................................................................5

6. Những đóng góp mới của luận án .........................................................................6
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................... 8
1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán ................................................................8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm ........................................................................................8
1.1.2 Các loại chứng khoán ......................................................................................8
1.2 Hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán .................................................9
1.2.1 Khái niệm hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ................................9
1.2.2 Phân loại hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ................................11
1.2.3 Tác động của hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán .........................15
1.3 Cơ sở lý thuyết của đề tài ..................................................................................19
1.3.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả ........................................................................19
1.3.2 Lý thuyết tài chính hành vi ............................................................................20
1.3.3 Lý thuyết tín hiệu ...........................................................................................21
1.3.4 Lý thuyết tam giác gian lận ...........................................................................22
1.4 Quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ....25
1.4.1 Khái niệm.......................................................................................................25
1.4.2 Chủ thể quản lý ..............................................................................................26


iii
1.4.3 Nội dung quản lý ...........................................................................................28
1.4.4 Các phương pháp quản lý ..............................................................................30
1.4.5 Các công cụ quản lý .......................................................................................32
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận
trên thị trường chứng khoán ...................................................................................35
1.5.1. Các nhân tố chủ quan ....................................................................................35
1.5.2. Các nhân tố khách quan ................................................................................37
1.6 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với các hành vi gian lận trên
thị trường chứng khoán và bài học đối với Việt Nam ..........................................39

1.6.1 Bài học kinh nghiệm về thẩm quyền của cơ quan quản lý ............................39
1.6.2 Bài học kinh nghiệm về xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp luật.........40
1.6.3 Bài học kinh nghiệm về hệ thống giám sát giao dịch ....................................44
1.6.4 Bài học kinh nghiệm về tăng cường trách nhiệm của tổ chức phát hành ......48
1.6.5 Bài học kinh nghiệm về nâng cao trách nhiệm của tổ chức kinh doanh
chứng khoán ............................................................................................................49
1.6.6 Bài học kinh nghiệm về thành lập đội đặc nhiệm..........................................50
1.7 Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu ......................................50
1.7.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ........................................................50
1.7.2 Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam .......................................................61
1.7.3 Xác định các khoảng trống nghiên cứu .........................................................68
Tóm tắt Chương 1....................................................................................................................... 70
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU......... 71
2.1 Quy trình nghiên cứu .........................................................................................71
2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính ..................................................................74
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình .............................................74
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia .................................................83
2.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ...............................................................88
2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả .........................................................................89
2.3.2 Phương pháp điều tra khảo sát .......................................................................89
Tóm tắt chương 2........................................................................................................................ 99


iv
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HÀNH VI GIAN LẬN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI GIAN LẬN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM ................................................................................................................................ 100
3.1 Sơ lược quá trình phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam ................100
3.2 Thực trạng hành vi gian lận trên thị trường chứng khốn Việt Nam ........102
3.2.1 Nghiên cứu tình huống các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán

Việt Nam ...............................................................................................................102
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá các yếu tố cơ hội tác động đến hành vi gian lận
trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................119
3.3 Thực trạng quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước đối với các hành vi
gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................130
3.3.1 Các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................130
3.3.2 Thực trạng nội dung, phương pháp và công cụ quản lý ..............................131
3.3.3 Thống kê các hành vi gian lận đã được phát hiện và xử lý .........................139
3.3.4 Thực trạng quản lý một số hành vi gian lận điển hình ................................141
3.4 Đánh giá thực trạng quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với các
hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................144
3.4.1 Kết quả .........................................................................................................144
3.4.2 Hạn chế ........................................................................................................146
3.4.3 Nguyên nhân ................................................................................................147
Tóm tắt chương 3...................................................................................................................... 154
CHƯƠNG 4 155GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC HÀNH VI GIAN LẬN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM155
4.1 Quan điểm, mục tiêu tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị
trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................155
4.1.1 Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ............................155
4.1.2 Mục tiêu tăng cường quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các
hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ......................................156
4.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...............157
4.2.1 Hồn thiện quy trình quản lý .......................................................................157
4.2.2 Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân sự ......................................................160


v
4.2.3 Hoàn thiện khung pháp lý đáp ứng nhu cầu quản lý thị trường ..................161

4.2.4 Hoàn thiện phương pháp và kỹ thuật giám sát ............................................161
4.2.5 Phát triển và ứng dụng hệ thống cơng nghệ thơng tin .................................164
4.2.6 Bồi dưỡng trình độ nhận thức cho các nhà đầu tư .......................................165
4.2.7 Tăng cường trách nhiệm của tổ chức phát hành ..........................................166
4.2.8 Nâng cao trách nhiệm của tổ chức kinh doanh chứng khoán ......................167
4.3 Kiến nghị ...........................................................................................................168
4.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ .......................................................................168
4.3.2 Kiến nghị với Bộ tài chính ...........................................................................171
4.3.3 Kiến nghị với Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khốn ..........................173
Tóm tắt chương 4...................................................................................................................... 174
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 175
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 176
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 177
PHỤ LỤC................................................................................................................................... 189


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACFE

Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ

IOSCO

Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán

SEC

Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ


SOX

Đạo luật Sarbanes - Oxley


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các phương pháp nghiên cứu định tính ........................................................74
Bảng 2.2: Các tình huống điển hình về giao dịch nội gián ...........................................75
Bảng 2.3: Các tình huống điển hình về thao túng giá ...................................................77
Bảng 2.4: Các tình huống điển hình về cơng bố thơng tin sai lệch ...............................80
Bảng 2.5: Các tình huống điển hình về điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu ...........81
Bảng 2.6: Các tình huống điển hình về đan xen các loại hành vi gian lận....................82
Bảng 2.7: Danh sách các đối tượng phỏng vấn sâu .......................................................84
Bảng 2.8: Ý kiến về việc nhóm các yếu tố cơ hội thành 3 nhóm yếu tố .......................85
Bảng 2.9: Ý kiến về việc sử dụng các cách thức thực hiện hành vi gian lận ................85
để xác định hành vi gian lận ..........................................................................................85
Bảng 2.10: Kết quả tổng hợp ý kiến phỏng vấn sâu về các yếu tố biến độc lập ...........86
Bảng 2.11: Kết quả tổng hợp ý kiến phỏng vấn sâu về các yếu tố biến phụ thuộc .......88
Bảng 2.12: Các phương pháp nghiên cứu định hượng ..................................................89
Bảng 2.13: Thang đo biến độc lập .................................................................................91
Bảng 2.14: Thang đo biến phụ thuộc.............................................................................93
Bảng 3.1: Tổng hợp các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận từ nghiên cứu tình huống 117
Bảng 3.2: Tổng hợp các cách thức thực hiện hành vi gian lận từ nghiên cứu tình huống..118
Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha .......120
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA ...................................................................121
Bảng 3.5: Kiểm định KMO và Kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc ......................121
Bảng 3.6: Giá trị phương sai trích của biến phụ thuộc ................................................122

Bảng 3.7: Ma trận xoay trong phân tích EFA đối với biến phụ thuộc ........................122
Bảng 3.8: Đánh giá độ tin cậy của thang đo mới ........................................................123
Bảng 3.9: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình ..........................................123
Bảng 3.10: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố của biến độc lập .............................124
Bảng 3.11: Kiểm định tự tương quan ..........................................................................124
Bảng 3.12: Kết quả kiểm định F ..................................................................................125


viii
Bảng 3.13: Kiểm định Variances test với nhóm giới tính ...........................................128
Bảng 3.14: Kiểm định ANOVA với nhóm giới tính ...................................................128
Bảng 3.15: Kiểm định Variances test với nhóm trình độ học vấn ..............................129
Bảng 3.16: Kiểm định ANOVA với nhóm trình độ học vấn.......................................129
Bảng 3.17: Kiểm định Variances test với nhóm đối tượng được khảo sát ..................129
Bảng 3.18: Kiểm định ANOVA với nhóm đối tượng được khảo sát ..........................130
Bảng 3.19: Thống kê số tiền xử phạt hành vi gian lận trên TTCK 2008 - 2019 .........133
Bảng 3.20: Thống kê các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 - 2019....139


ix

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1: Khung nghiên cứu về hành vi gian lận trên TTCK ............................................5
Hình 1.1: Tam giác gian lận ..........................................................................................25
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................73
Hình 2.2: Mơ hình các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ...........................................................................................90
Hình 2.3: Quy trình thiết kế phiếu khảo sát...................................................................95
Hình 3.1: Chỉ số Vnindex từ năm 2000 - 2019 ...........................................................100
Hình 3.2: Diễn biến giá cổ phiếu SKG từ ngày 01/05/2017 - 30/09/2017 ..................104

Hình 3.3: Biến động giá cổ phiếu CDO từ ngày 09/03/2015 - 25/10/2017 ................106
Hình 3.4: Quy trình lập hợp đồng khống tại DVD ......................................................115
Hình 3.5: Biểu đồ giới tính các đối tượng khảo sát .....................................................119
Hình 3.6: Biểu đồ trình độ học vấn các đối tượng được khảo sát ...............................119
Hình 3.7: Biểu đồ nhóm đối tượng được khảo sát ......................................................120
Hình 4.1: Quy trình quản lý theo đề xuất ....................................................................159
Hình 4.2. Mơ hình phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành .........................................169


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trường hợp thao túng thị trường chứng khoán lần đầu tiên được ghi nhận là vụ
bê bối Tulip Bulb năm 1636 tại Hà Lan. Số vụ gian lận đã gia tăng hơn trong thế kỷ 17
và 18, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng kinh tế. Các giao dịch nội gián thường
không tìm thấy bằng chứng bởi rất khó để chứng minh những gì bị cáo thực sự biết tại
thời điểm giao dịch được thực hiện. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC)
cũng đã lúng túng trước một vụ bê bối liên quan đến giao dịch nội gián của hai nhân
viên thực thi của SEC (Stephen, 2014). Hành vi thao túng giá cũng ngày càng trở nên
tinh vi, phức tạp, có sự tham gia của nhiều bên. Nghiên cứu thực nghiệm của Rejesh
(2003) tại thị trường Mỹ cho thấy có những hành vi gian lận gây tổn hại cho thị trường
nhưng chưa được quy định, có những hành vi gian lận khơng được phát hiện và điều
tra, có những trường hợp được điều tra nhưng không đủ minh chứng để khởi tố. Do đó,
pháp luật về quản lý và thực thi phải khơng ngừng hồn thiện và theo kịp thị trường
bởi chừng nào các cơ hội kiếm lời còn tồn tại, gian lận có thể sẽ tiếp tục (Rezaee &
Riley, 2010). Gian lận trên thị trường chứng khoán gây nhiều hậu quả tiêu cực bao
gồm ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty, tạo ra thiệt hại cho cổ đông,
nhân viên, người bán hàng và khách hàng, kết quả là làm giảm khả năng tăng vốn cho
công ty (Lord (2010), Rezaee & Riley (2010), Murphy & Tibbs (2010)). Gian lận

không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế trực tiếp, nó cịn dẫn đến các phát sinh chi phí
kiện tụng, phí bảo hiểm, suy giảm niềm tin và làm méo mó thị trường đầu tư (Peterson
& Buckhoff (2004), Rezaee & cộng sự (2004)). Theo hiệp hội các nhà điều tra gian lận
Mỹ - Association of Certified Fraud Examiners (ACFE, 2010) thì “gian lận gây ra
thiệt hại đến 7% doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp, khiến nền kinh tế Mỹ mất
khoảng 6% trên tổng thu nhập quốc nội vào năm 2004 (tương đương với 10,000 tỷ
USD), tức là mỗi năm nền kinh tế bị thiệt hại trên 600 tỷ USD. Đây là con số rất lớn
vì nó gần gấp đơi số ngân sách mà Chính phủ Mỹ dành cho các hoạt động quân sự
trong năm 2003. Và nhiều hơn cả nguồn tiền Chính phủ đầu tư cho xây dựng cơ sở
hạ tầng và giáo dục, vượt quá 28 lần số ngân sách Chính phủ ưu tiên dùng để phịng
chống tội phạm năm 2003”.
Mặc dù có nhiều phương pháp, chỉ số dự báo nhưng gian lận vẫn khó được phát
hiện. Như Rezaee & Riley (2010) tuyên bố, không chỉ các nhà nghiên cứu mà các nhà
quản lý có một nhiệm vụ quan trọng hơn là ngăn ngừa gian lận xảy ra, do đó, cần phải


2
phân tích kỹ lưỡng các lý do cho sự xuất hiện của nó và các kỹ thuật có thể thực hiện.
Một trong những yếu tố quan trọng là phân tích các cơ hội, các lỗ hổng cho hành vi
gian lận có thể thực hiện. Lý thuyết tam giác gian lận thường được sử dụng để xác
định yếu tố này. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hành vi gian lận chính là tồn tại các lỗ hổng tạo
cơ hội cho việc thực hiện các hành vi gian lận (Cressey (1953), Demsetz (1968),
Cornell & Sirri (1992), Chakravarty & McConnell (1997), Kenyon & Tilton (2006),
Dorminey và cộng sự (2010), Ewa & Udoayang (2012)).
Tại Việt Nam, từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay (từ năm 2000), các
hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán cũng ngày một tinh vi, phức tạp. Mặc dù
các văn bản pháp lý ngày càng chặt chẽ, các biện pháp thanh tra, kiểm tra được triển
khai rộng rãi, đặc biệt là việc áp dụng bộ luật hình sự đối với tội phạm trong lĩnh vực
chứng khoán, song các gian lận vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm

trọng. Giai đoạn 2010 - 2020, trung bình hàng năm Ủy ban chứng khoán Nhà nước
(UBCKNN) ban hành 240 quyết định xử phạt với số tiền xử phạt 15,7 tỷ đồng/năm.
Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý những giao dịch này cịn nhiều khó khăn về mặt kỹ
thuật và pháp lý. Ngoài các vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý, trên thực tế còn rất
nhiều vi phạm không đủ bằng chứng để xử phạt (Dương Nguyễn (2008), Nguyễn Thế
Thọ (2014), Trương Minh Huy (2015), Vinh Nguyen & cộng sự (2017)). Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước từng chuyển cơ quan công an 3 vụ điều tra và bị trả về dù dấu
hiệu giao dịch nội gián là rõ ràng nhưng chứng cứ lại không đủ, đặc biệt hoạt động thao
túng thị trường, giao dịch nội gián diễn ra khá phổ biến nhưng không đủ minh chứng nên
thường được thể hiện dưới vi phạm về công bố thông tin nên mức phạt nhẹ nhàng hơn,
không đúng mức độ nghiêm trọng của các hành vi gian lận. Rất nhiều vụ việc nghiêm
trọng dẫn đến tổn thất cho hàng nghìn nhà đầu tư trong thời gian dài cho thấy nhiều lỗ
hổng trong quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng như vụ làm giả hồ sơ, tài liệu
chào bán chứng khoán của MTM, vụ thao túng giá chứng khoán CDO, DVD...Vì vậy,
việc tiếp tục nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán để đưa ra các giải
pháp nhằm tăng cường quản lý các hành vi gian lận là cấp thiết để phát triển bền vững thị
trường chứng khốn. Như Benjamin Franklin (1735) đã nói “1 ounce phịng ngừa có giá
trị 1 pound chữa bệnh." Ưu tiên hàng đầu cho cơ quan quản lý là có những biện pháp
phịng ngừa gian lận thay vì phản ứng và giải quyết hậu quả sau gian lận.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về gian lận trên thị trường chứng khoán trên
thế giới, tuy nhiên các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở thị trường phát triển đã có dữ


3
liệu phong phú cho kết quả định lượng. Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có cơng trình
khoa học nào với đủ thuyết phục về lý thuyết, mơ hình, dữ liệu nghiên cứu về các hành
vi gian lận trên thị trường chứng khốn.
Từ những lí do trên, đề tài “Nghiên cứu hành vi gian lận trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” là một hướng nghiên cứu cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.


2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là xác định các yếu tố cơ hội dẫn
đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam để đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý Nhà nước đối với các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
(1) Các vấn đề cơ bản về hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán
(2) Các vấn đề cơ bản về quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khốn
(3) Phân tích thực trạng các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị
trường chứng khốn Việt Nam
(4) Phân tích thực trạng quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
(5) Đề xuất các giải pháp để Ủy ban chứng khoán Nhà Nước tăng cường quản
lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Có các cách thức thực hiện hành vi gian lận nào trên thị trường chứng khốn?
(2) Có các yếu tố cơ hội nào dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán ?
(3) Các hành vi gian lận tác động như thế nào đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp
niêm yết và thị trường chứng khốn?
(4) Có các nội dung, phương pháp, cơng cụ nào để nhà nước quản lý các hành vi
gian lận trên thị trường chứng khoán?
(5) Đặc điểm của các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?
(6) Có những yếu tố cơ hội nào dẫn đến hành vi gian lận trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ?
(7) Mức độ tác động của các yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận trên thị
trường chứng khoán Việt Nam ?


4
(8) Có hay khơng sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên

gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát trên thị trường chứng
khốn Việt Nam ?
(9) Nhà nước có những nội dung, phương pháp và công cụ nào để quản lý các
hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam ?
(10) Có các giải pháp nào để Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước tăng cường quản lý
các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hành vi gian lận và quản lý Nhà nước đối với hành vi gian lận trên thị trường
chứng khoán cơ sở. Do hạn chế về nguồn dữ liệu nên đối tượng nghiên cứu không bao
gồm các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán phái sinh hoặc những hành vi
gian lận có tính chất đan xen 2 thị trường và khơng bao gồm các hành vi gian lận
xuyên biên giới.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019.
Phạm vi không gian:
Nghiên cứu các hành vi gian lận và quản lý nhà nước đối với các hành vi gian
lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, hành vi gian lận trên thị trường chứng
khoán được tiếp cận dưới góc độ quản lý của Ủy ban chứng khốn Nhà Nước. Trong
đó lý thuyết tam giác gian lận được vận dụng để chỉ rõ các yếu tố cơ hội dẫn đến đến
hành vi gian lận để đề xuất các giải pháp giúp tăng cường quản lý các hành vi gian lận
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luận án tập trung nghiên cứu các hành vi gian lận gồm vào các hành vi Giao
dịch nội gián; Thao túng giá; Công bố thông tin sai lệch; Điều chỉnh hoặc làm giả tài
liệu, hồ sơ chứng khoán. Bởi các hành vi gian lận này có tính phổ biến trên thị trường
chứng khốn Việt Nam, chúng có liên quan chặt chẽ lẫn nhau và có chung các nhóm
yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận.



5

5. Khung nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, khung nghiên cứu của Luận án được
thiết lập ở hình 1 dưới đây:
Tổng quan nghiên cứu

Xác định khoảng trống NC

Câu hỏi nghiên cứu

Khung lý thuyết

-

Lý thuyết thị trường hiệu quả
Lý thuyết tài chính hành vi
Lý thuyết tín hiệu
Lý thuyết tam giác gian lận

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu tình huống điển hình (Case study)
- Phỏng vấn sâu các chuyên gia

Nghiên cứu định lượng
- Thống kê mơ tả

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Phân tích mơ hình hồi quy

Phân tích, thảo luận kết quả nghiên cứu
Hình 1: Khung nghiên cứu về hành vi gian lận trên TTCK


6

6. Những đóng góp mới của luận án
Đóng góp mới về mặt lý luận
Thứ nhất, trên cơ sở các yếu tố cơ hội dẫn đến các hành vi giao dịch nội gián;
thao túng giá; công bố thông tin sai lệch; điều chỉnh hoặc làm giả tài liệu, hồ sơ chứng
khoán, kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu của các chuyên gia),
các yếu tố cơ hội được nhóm thành 3 nhóm gồm (1) Nhóm các yếu tố cơ hội do người
nội bộ và tổ chức phát hành; (2) Nhóm các yếu tố cơ hội do nhà đầu tư, (3) Nhóm các
yếu tố cơ hội do quản lý, giám sát.
Thứ hai, bằng phương pháp phỏng vấn sâu và phân tích các tình huống điển hình,
nghiên cứu đã bổ sung hai thang đo trong mơ hình nghiên cứu là yếu tố “Thẩm quyền của
Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, xử phạt còn nhiều hạn chế” trong
nhóm các yếu tố do quản lý, giám sát thị trường và yếu tố “Nhà đầu tư giao dịch theo thông
tin tư vấn trên các diễn đàn chứng khốn” trong nhóm các yếu tố do nhà đầu tư.
Thứ ba, dựa trên tổng quan các tài liệu trong và ngồi nước về hành vi gian lận
nói chung của Merriam Webster (1996), Yue Wang (2005), Ernst & Young (2009),
Albrecht & cộng sự (2012), luận án phân tích và đưa ra quan điểm phù hợp về hành vi
gian lận trên thị trường chứng khốn. Theo đó, khái niệm được đề xuất như sau “gian
lận trên thị trường chứng khoán là bất kỳ hành vi cố ý nào liên quan đến chứng khoán
hoặc giao dịch chứng khoán trái với các quy định của pháp luật”.

Đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, nghiên cứu khám phá và xác định mức độ tác động của các yếu tố cơ
hội dẫn đến các hành vi gian lận trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Nhóm yếu tố cơ hội tác động lớn nhất đến hành vi gian lận trên thị trường
chứng khoán Việt Nam là “Cơ hội do người nội bộ và tổ chức phát hành”. Dựa trên kết
quả nghiên cứu trên, luận án cho rằng các tổ chức phát hành cần có quy chế quản lý và
xử lý thông tin nội bộ, giám sát hành vi gian lận để bảo vệ quyền lợi của các cổ đơng.
Nhóm yếu tố “Cơ hội do quản lý, giám sát thị trường” có tác động lớn thứ 2 tới
hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần
quy định rõ trách nhiệm của tổ chức phát hành và công ty chứng khoán đối với các
hành vi gian lận. Xác lập trách nhiệm giám sát ở cấp thứ 3 đối với các Cơng ty chứng
khốn trong hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán. Từng bước chuyển từ giám sát
tuân thủ sang giám sát rủi ro nhằm nhận diện, theo dõi, phòng ngừa, xử lý các hành vi
gian lận một cách kịp thời, nhanh chóng.


7
Nhóm yếu tố cơ hội cuối cùng tác động đến hành vi gian lận là “Cơ hội do nhà đầu
tư”. Do đó, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực
nhận biết và phòng ngừa các hành vi gian lận cho các nhà đầu tư. Nắm bắt các kiến thức về
quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán.
Thứ hai, kiểm định sự khác biệt nhận thức về hành vi gian lận của các chuyên
gia theo giới tính, trình độ học vấn, đối tượng khảo sát.
Kết quả cho thấy nam giới có nhận thức về hành vi gian lận cao hơn so với nữ
giới do đó q trình bồi dưỡng kiến thức tham gia đầu tư chứng khoán nên tập trung
hơn cho đối tượng nữ giới, đặc biệt các thông tin, kiến thức nhận biết các hành vi gian
lận trên thị trường chứng khốn.
Ngồi ra, nghiên cứu cũng cho thấy khơng có sự khác biệt về nhận thức về hành
vi gian lận của các chuyên gia theo trình độ học vấn, đồng thời khơng có sự khác biệt
về hành vi gian lận của các chuyên gia là nhà đầu tư và các chuyên gia làm trong lĩnh
vực chứng khoán. Điều này cho thấy, khả năng nhận biết các hành vi gian lận có được

là do trải nghiệm thực tế thị trường bất kể họ có trình độ học vấn như thế nào, dù
ngành nghề làm việc trong lĩnh vực chứng khốn hay khơng. Vì vậy, việc bồi dưỡng
kiến thức nhận biết và phòng ngừa gian lận cho các nhà đầu tư nên được tiến hành
rộng rãi không phân biệt trình độ học vấn hay lĩnh vực nghề nghiệp.
Thứ ba, phân tích nội dung, phương pháp, cơng cụ quản lý đối với hành vi gian lận
trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Qua phân tích một số hành vi gian lận điển hình,
những vấn đề bất cập trong quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khốn được
phân tích, kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng để làm rõ nguyên nhân – chính là các
yếu tố cơ hội dẫn đến hành vi gian lận, từ đó đề xuất các giải pháp để Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước tăng cường quản lý các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu 4 chương với những nội
dung sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hành vi gian lận và quản lý Nhà nước đối với các hành vi
gian lận trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hành vi gian lận
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại
chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút tốn ghi sổ,

dữ liệu điện tử, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ
chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các
loại chứng khốn, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các giao dịch mua bán, trao
đổi chứng khoán có thể diễn ra ở thị trường sơ cấp hay thị trường thứ cấp, tại Sở giao
dịch hay thị trường chứng khoán phi tập trung, ở thị trường giao ngay hay thị trường
có kỳ hạn.
Thị trường chứng khốn khơng giống với thị trường các hàng hố thơng thường
khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền
sở hữu về tài sản hoặc vốn góp. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng
khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá
cả của chứng khốn chứa đựng thơng tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư.
Đặc điểm thị trường chứng khoán
Thứ nhất, thị trường chứng khốn được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực
tiếp. Người cần vốn và người có khả năng cung ứng vốn đều trực tiếp tham gia thị
trường, giữa họ không có các trung gian tài chính.
Thứ hai, thị trường chứng khốn là thị trường gần với thị trường cạnh tranh
hồn hảo. Tất cả mọi người đều được tự do tham gia vào thị trường. Khơng có sự áp
đặt giá cả trên thị trường chứng khoán mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan
hệ cung cầu của thị trường và phản ánh các thông tin liên quan đến chứng khoán.
Thứ ba, thị trường chứng khoán là một thị trường hoạt động liên tục. Sau khi
chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp nó có thể được mua bán nhiều lần
trên thị trường thứ cấp.

1.1.2 Các loại chứng khốn
Có thể phân loại chứng khốn bởi nhiều tiêu thức khác nhau như phân loại theo
tính chất của chứng khoán, theo khả năng chuyển nhượng, theo khả năng thu nhập và
theo chủ thể phát hành. Việc phân loại theo tính chất của chứng khốn tạo điều kiện


9

cho người đầu tư nhận biết dễ dàng các loại chứng khốn đang lưu thơng và giúp họ
lựa chọn cách thức đầu tư phù hợp. Bao gồm các loại chứng khoán sau:
Chứng khoán vốn: chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và
quyền sở hữu phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành.
Đại diện cho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Trong đó, cổ phiếu là
loại chứng khốn xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần
vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở
hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
Chứng khoán nợ: chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, tín phiếu là một loại
chứng khốn quy định nghĩa vụ của người phát hành phải trả cho người đứng tên sở
hữu chứng khoán một khoản tiền nhất định bao gồm cả gốc và lãi trong những khoảng
thời gian cụ thể.
Chứng khoán phái sinh: trên các thị trường chứng khốn phát triển, ngồi hoạt
động các giao dịch chứng khốn thơng thường như các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng
chỉ đầu tư, còn xuất hiện một số loại chứng khoán phái sinh khác như quyền mua cổ
phiếu, chứng quyền, hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn…Chứng khoán phái sinh
là các cơng cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khốn và có quan hệ chặt chẽ với các
chứng khốn gốc. Nó khơng có vai trị tạo vốn cho nền kinh tế, nhưng nó làm cho thị
trường chứng khốn giao dịch sơi động, làm tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại
chứng khốn phát sinh ra nó.
Thị trường chứng khoán cơ sở (chứng khoán vốn và chứng khoán nợ) được
giao dịch đầu tiên và thường xuyên nhất trên thị trường chứng khốn Việt Nam, dữ
liệu nghiên cứu có được là phong phú, đa dạng hơn trên thị trường chứng khốn
phái sinh. Do đó, luận án giới hạn chỉ nghiên cứu các hành vi gian lận trên thị
trường chứng khốn cơ sở mà khơng bao gồm các hành vi gian lận trên thị trường
chứng khoán phái sinh.

1.2 Hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán
1.2.1 Khái niệm hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán
Theo Albrecht & cộng sự (2012), gian lận là một hành động lừa dối nhằm mục

đích trục lợi cá nhân. Theo quan điểm này, gian lận được hiểu là những hành động
không trung thực của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Theo Yue Wang (2005), gian lận là việc thực hiện bất kỳ cách thức nào liên
quan đến giao dịch chứng khoán trái với quy định của pháp luật. Quan điểm này được


10
giới hạn trong lĩnh vực chứng khoán, tuy nhiên các hành vi được mở rộng là bất kỳ
cách thức nào trái với quy định pháp luật, dù cố tình hay vơ í, đều được xem là hành vi
gian lận. Nó thể hiện tính bắt buộc chung, buộc những người tham gia thị trường chứng
khốn, nếu khơng muốn vơ tình trở thành người vi phạm phải tự nắm rõ pháp luật, biết rõ
quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, tổ chức
thị trường chứng khoán phải phát triển ở mức nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu
những người tham gia thị trường đều hiểu biết, nắm rõ các quy định pháp luật.
Theo Ernst & Young (2009), gian lận là hành động cố ý do người hoặc nhóm
người gây ra dù biết rằng lỗi có thể dẫn đến một số lợi ích không chính đáng đối với cá
nhân hoặc tổ chức. Quan điểm này cũng nhấn mạnh hành vi cố ý, tức hành vi có chủ
đích, có mục đích mà người thực hiện nhận thức được rằng nó mang đến những lợi ích
khơng hợp pháp. Khác với quan điểm của Albrecht & cộng sự (2012), khái niệm này
nhấn mạnh chủ thể gây ra hành vi gian lận không chỉ là cá nhân mà có thể do một
nhóm người thực hiện.
Theo từ điển tiếng Việt, gian lận là hành vi thiếu trung thực, dối trá, mánh khoé
nhằm lừa gạt người khác. Khái niệm này có sự tương đồng với nghiên cứu của
Albrecht & cộng sự (2012) nhưng nhấn mạnh hơn việc thực hiện các thao tác mánh
khóe gây ảnh hưởng tới người khác.
Theo Từ điển Pháp luật của Merriam Webster (1996), gian lận là bất kỳ hành
động, biểu hiện, sự bỏ sót, hoặc che giấu nào được tính tốn để lừa dối người khác. Cụ
thể, một sự trình bày sai hoặc che giấu tài liệu thực tế cho một giao dịch được thực
hiện với kiến thức về sự sai lầm của nó. Khái niệm này có phạm vi rộng hơn, cụ thể
hơn, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực, trường hợp. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế,

khái niệm được nhấn mạnh về việc bỏ sót, che giấu hoặc trình bày sai dẫn đến giao
dịch với kiến thức sai lầm.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 (VSA 240), gian lận là những
hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong Hội
đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng
đến Báo cáo tài chính. Đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài
chính, trong đó nhấn mạnh yếu tố “cố tình”, tức hành vi có chủ đích, có mục đích mà
người thực hiện nhận thức được về kết quả hành vi của mình. Tuy nhiên, khái niệm
này lại giới hạn hành vi gian lận đối với các báo cáo tài chính.
Theo Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), gian lận chứng khoán đề
cập đến việc sử dụng bất kỳ thiết bị, kế hoạch hoặc sự giả mạo nào để lừa gạt,


11
xun tạc, hoặc bỏ sót thơng tin tài liệu, hoặc tham gia vào bất kỳ hành động, thực
hành hoặc quá trình kinh doanh nào hoạt động hoặc lừa đảo bất kỳ ai, liên quan đến
việc mua hoặc bán bất kỳ chứng khoán nào, trái với các quy tắc và quy định như
Ủy ban có thể quy định khi cần thiết hoặc phù hợp vì lợi ích cơng cộng hoặc để bảo
vệ các nhà đầu tư. Khái niệm này được cụ thể, chi tiết các hành vi được xem là gian
lận, được hiểu là tất cả những hành vi trái với quy tắc giao dịch mà cơ quan quản lý
đưa ra hoặc trái với các quy định của pháp luật đều được xem là hành vi gian lận.
Như vậy, ngoài những quy định mang tính cưỡng chế, bắt buộc của pháp luật thì
việc vi phạm những quy tắc xử sự chung đã được thống nhất bởi các chủ thể tham
gia thị trường đều được coi là hành vi gian lận. Tuy nhiên, các quy tắc xử sự
thường được giới hạn các chủ thể nhất định có tham gia trong nhóm, hiệp hội hoặc
ủy ban mà không được áp dụng rộng rãi.
Như vậy, các quan điểm trên đều được khái quát dựa trên những cơ sở thực tiễn
và trong từng điều kiện, phạm vi nhất định. Tác giả dựa trên sự tổng hợp các quan
điểm nói trên, đưa ra khái niệm phù hợp áp dụng trên thị trường chứng khoán như sau:
“gian lận trên thị trường chứng khoán là bất kỳ hành vi cố ý nào liên quan đến chứng

khoán hoặc giao dịch chứng khoán trái với các quy định của pháp luật”.

1.2.2 Phân loại hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán
Theo Albrecht & cộng sự (2012), phân loại gian lận theo chủ thể thực hiện hành
vi gian lận sẽ gồm biển thủ của nhân viên, gian lận của nhà quản lý, gian lận của nhà
cung cấp, gian lận của khách hàng, gian lận từ các khoản đầu tư và các gian lận khác
từ người tiêu dùng.
Theo Hiệp hội các nhà điều tra gian lận Mỹ (ACFE) thì có 3 loại gian lận là
tham ô, biển thủ tài sản, gian lận trên báo cáo tài chính.
Cách phân loại của Albrecht & cộng sự (2012), ACFE phù hợp với phân loại
gian lận tài chính trong doanh nghiệp, khơng bao trùm được hết các gian lận trên thị
trường chứng khoán.
Theo Yue Wang (2005), gian lận trên thị trường chứng khoán bao gồm:
- Gian lận báo cáo tài chính: trong đó đề cập đến sai sót trọng yếu cố ý;
- Trình bày sai hoặc che giấu các sự kiện quan trọng. Sự thật quan trọng là
những điều mà nếu có sẵn, sẽ khiến người nhận thông tin thay đổi phán quyết hoặc
quyết định của họ. Thể loại gian lận chứng khoán này bao gồm một công ty nào phát
hành thông tin sai lệch hoặc bỏ qua thông tin quan trọng trong báo cáo với cơ quan


12
chức năng và các tài liệu công cộng quan trọng khác, cũng như thông tin bằng miệng
sai lệch và gây hiểu lầm tại các thơng cáo báo chí và các cuộc gọi hội nghị. Nhiều cáo
buộc trong danh mục này cũng thường xuyên liên quan đến gian lận khẳng định, tức là
phát hành các tuyên bố hướng tới tương lai sai cho công chúng đầu tư, như một công
ty đại chúng dự đoán sai lệch về triển vọng kinh doanh trong tương lai và vị thế cạnh
tranh của công ty;
- Giao dịch nội gián bất hợp pháp: tác giả sử dụng định nghĩa của SEC, giao
dịch nội gián bất hợp pháp là giao dịch mua hoặc bán một chứng khoán, vi phạm một
trách nhiệm ủy thác trong khi sở hữu vật chất, thơng tin ngồi cơng cộng về chứng

khốn đó. Người trong cuộc nói chung, bao gồm các cán bộ, giám đốc và cá nhân nắm
giữ hơn 10% cổ phần của cơng ty (bất kể họ có làm việc cho công ty hay không);
- Gian lận ngân hàng đầu tư. Thể loại gian lận này đề cập đến các giao dịch không
công bằng trong hoạt động ngân hàng đầu tư. Hầu hết thường bị cáo buộc gian lận ngân
hàng đầu tư bao gồm không công bằng trong phát hành chứng khốn lần đầu và các báo
cáo phân tích sai lệch;
- Vi phạm nghĩa vụ ủy thác. SEC quy định, cấm bất kỳ trình bày sai thơng tin
trong các tun bố ủy quyền, đặc biệt là thông tin liên quan đến đấu thầu cổ phần và
các hoạt động sáp nhập, mua lại khác. Hầu hết các trường hợp trong thể loại này cáo
buộc rằng người quản lý hoặc cổ đông kiểm sốt chiếm đoạt cổ đơng thiểu số trong
hoạt động sáp nhập/mua lại, và cổ đông thiểu số bị lừa dối đấu thầu hoặc trao đổi cổ
phần của mình với giá thấp 1 cách không công bằng;
- Thao túng giá chứng khốn, trong đó đề cập đến cố ý mua hoặc bán một
chứng khoán nhằm tạo giá giả tạo, hay can thiệp mua hoặc bán một chứng khoán,
nhằm kiểm soát giá của chứng khốn đó;
Cách phân loại của Yue Wang (2005) có tính bao qt các hành vi gian lận trên
thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư và gian lận của ngân hàng đầu tư
vẫn chưa được định nghĩa trên bất kỳ văn bản pháp quy nào tại Việt Nam.
Theo Wikipedia thì gian lận trên thị trường chứng khoán gồm: gian lận doanh
nghiệp, thao túng thị trường, giao dịch nội bộ bất hợp pháp, gian lận kế toán, gian lận
quỹ tương hỗ, kế hoạch ponzi.
Theo Bộ công an Canada thì gian lận trên thị trường chứng khốn gồm: kế
hoạch ponzi, giao dịch nội bộ bất hợp pháp, phân phối chứng khoán bất hợp pháp, thao
túng thị trường, giao dịch mà không đăng ký.


13
Tuy nhiên, với 2 cách phân loại trên thì gian lận quỹ tương hỗ và kế hoạch
ponzi cũng chưa được định danh trên thị trường chứng khốn Việt Nam, cịn gian lận
do giao dịch mà không đăng ký lại mang tính hành chính.

Theo Nguyễn Thế Thọ (2014), Nguyễn Thanh Tùng (2016), Lê Nguyễn Trung
Thanh (2017) các hành vi gian lận trên thị trường chứng khoán bao gồm:
- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu,
tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thơng tin hoặc
bỏ sót thơng tin cần thiết gây hiểu nhầm làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm
yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khốn.
- Sử dụng thơng tin nội bộ để mua, bán chứng khốn cho chính mình hoặc cho
người khác, tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán
chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác
hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả
tạo; giao dịch chứng khốn bằng hình thức cấu kết, lơi kéo người khác mua, bán để
thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác
hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra cơng chúng để thao
túng giá chứng khốn.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng
khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng
nhận hoặc chấp thuận.
- Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác
hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của
khách hàng.
- Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu
chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.
Như vậy, các hành vi nêu trên có thể phân theo nhóm, nhóm 1 là “Làm giả tài
liệu, tạo dựng/cơng bố thơng tin sai sự thật”, nhóm 2 là “Giao dịch nội gián”, nhóm 3
là “Thao túng giá”, nhóm 4 là “Chiếm đoạt tài sản của khách hàng”, nhóm (5) là “Kinh
doanh chứng khốn khi chưa được phép”. Trong đó vi phạm nhóm 4 và nhóm 5 này
mang tính hành chính.
Dựa trên tổng hợp các cách thức phân loại nói trên, để có thể thu thập dữ liệu trên
thị trường chứng khoán Việt Nam, luận án tập trung nghiên cứu các loại hành vi gian lận



14
sau đây: Giao dịch nội bộ bất hợp pháp (giao dịch nội gián); Thao túng giá; Công bố
thông tin sai lệch; Điều chỉnh hoặc làm giả hồ sơ, tài liệu. Cụ thể:
Một là, giao dịch nội gián (giao dịch nội bộ bất hợp pháp)
Giao dịch nội bộ (Insider trading) xảy ra theo hai cách: Một là giao dịch nội bộ
hợp pháp là việc mua hoặc bán của người trong công ty khi thông tin đã được công
khai, vào thời điểm đó người trong cuộc khơng có lợi thế trực tiếp so với các nhà đầu
tư khác, giao dịch hoàn toàn minh bạch và báo cáo theo quy định; Hai là giao dịch nội
bộ bất hợp pháp là trường hợp người trong công ty vi phạm mối quan hệ uỷ thác hoặc
các mối quan hệ tin tưởng, trong khi sở hữu các thơng tin phi cơng khai về chứng
khốn (Newkirk & Robinson (1998), Kallunki & cộng sự (2009)).
Tuy nhiên, SEC và các tòa án đã mở rộng định nghĩa này, bất kỳ cá nhân giao
dịch trên thông tin độc quyền/không công khai về một công ty hoặc vi phạm bất kỳ
trách nhiệm tín thác nào đều trở thành tội giao dịch nội gián. Do đó, người thực hiện
giao dịch nội gián bao gồm “người nội bộ - employees” và "người nội bộ tạm thời Temporary insiders" như các nhà bảo hiểm, kế tốn và luật sư, những người đã từng có
nghĩa vụ pháp lý không tiết lộ thông tin quan trọng được uỷ thác trong q trình nhiệm
vụ cơng việc của họ mà có liên quan đến cơng ty. Tùy thuộc vào việc các cá nhân tiết
lộ hoặc trao đổi thông tin, người nội bộ có thể được đặt tên là tippers hay tippees.
Tippers là những người chuyển tải thông tin do vi phạm các nghĩa vụ của họ đối với
các thông tin chưa công khai của công ty, Tippees là những người nhận được thông tin
này và hành động. Tippees sẽ phải chịu trách nhiệm nếu tippers đã vi phạm trách
nhiệm uỷ thác cho các công ty của họ bằng cách tiết lộ thông tin chưa công khai và
tippees biết hoặc biết rõ về hành vi vi phạm đó. Meulbroek (1992) gọi những người
trong cơng ty có nguồn thơng tin chưa công khai là "người nội bộ trực tiếp - immediate
insiders" và những người khơng trong cơng ty nhưng có nguồn thông tin chưa công
khai là "người nội bộ từ xa - remote insiders”.
Hai là, Thao túng giá
Do những tác động về giá cả trên thị trường rộng lớn, thuật ngữ "thao túng giá"

và "thao túng thị trường" được xem là cùng nghĩa (Foster & Viswanathan, 1994).
Thao túng giá là hành vi cố ý nhằm đánh lừa các nhà đầu tư bằng cách kiểm soát
hoặc làm ảnh hưởng đến thị trường chứng khốn. Thao tác có thể liên quan đến một số
kỹ thuật để ảnh hưởng đến cung cầu cho một cổ phiếu (SEC).
Người vi phạm được xem là thao túng giá khi theo đuổi một kế hoạch đồng thời
làm suy yếu cả tính chính xác của giá cả và tính thanh khoản của thị trường.


×