Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại Việt Anh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 57 trang )

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
-------------------

LỊ THU YẾN
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG VÀ PHÒNG
TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN VIỆT
ANH, HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỚ HẢI PHỊNG

KHĨA LUẬN TỚT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

CNTY 47 NO4

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2020



Giảng viên hướng dẫn: PGS;TS Nguyễn Thị Kim Lan

Thái Nguyên, năm 2019


2
LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Việt Anh của ơng Lê Khắc Nhạc
xã Hiệp Hịa, huyện Vĩnh Bảo, Thành Phố Hải Phịng, đến nay em đã hồn thành
khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn ni Thú y cùng tồn thể các thầy cơ giáo trong khoa Chăn ni Thú y đã tận
tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo Nguyễn Thị Kim
Lan, người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện chun
đề và hồn thành khóa luận này.
Nhân dịp này, em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trại chăn nuôi lợn
Việt Anh của ông Lê Khắc Nhạc xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Thành Phố Hải
Phịng cùng tồn thể anh chị em cơng nhân viên đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho em
thực hiện chuyên đề tốt nghiệp và học hỏi nâng cao tay nghề.
Một lần nữa em xin gửi tới các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp cùng
gia đình lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe cùng mọi điều may mắn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 8 năm 2019
Sinh viên

Lò Thu Yến



3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi lợn

35

Bảng 3.2. Quy định về khẩu phần ăn của chuồng đẻ

35

Bảng 3.3. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ

36

Bảng 4.1. Quy mô và cơ cấu đàn lợn của trại Việt Anh qua 3 năm (2016 - 11/
2018)

38

Bảng 4.2. Kết quả vệ sinh, sát trùng tại trại

39

Bảng 4.3. Kết quả tiêm phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại

40

Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái


41

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu sinh sản về số lượng lợn con của lợn nái

41

Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn sinh sản

42

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

43

Bảng 4.8. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh sinh sản cho đàn lợn nái

44

Bảng 4.9. Kết quả trực tiếp điều trị bệnh cho đàn lợn con

45

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện một số công tác khác

46


4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CCN:

Cụm công nghiệp

CNTY:

Thú y

Cs:

Cộng sự

Cm:

Centimet

ĐVT:

Đơn vị tính

G:

Gam

KCN:

Khu cơng nghiệp

Km:


Kilomet

KT - XH:

Kinh tế - xã hội

Ml:

Mililit

Mm:

Milimet

Nxb:

Nhà xuất bản

Tr:

Trang

TT:

Thể trọng

TP:

Thành phố



5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

i

DANH MỤC CÁC BẢNG

ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

Phần 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề

2


1.2.1. Mục đích

2

1.2.2. Yêu cầu

2

Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3

2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập

3

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

3

2.1.2. Tình hình sản xuất và cơ sở vật chất của trang trại

4

2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề

8

2.2.1. Những hiểu biết về q trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản và

đàn lợn con
2.2.2. Những hiểu biết về phịng trị bệnh cho vật ni

8
16

2.2.3. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản và lợn
con

20

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước

29

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

29

2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

31

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33
3.1. Đối tượng nghiên cứu

33

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành


33

3.3. Nội dung thực hiện

33

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

33


6
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

33

3.4.2. Phương pháp thực hiện

34

3.4.3. Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng cho đàn lợn nái và lợn con theo
mẹ

35

3.4.4. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ

36

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu


37

Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

38

4.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại Việt Anh qua 3 năm (2016 - 5/ 2018)

38

4.2. Kết quả phòng bệnh cho lợn tại trại

39

4.2.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh

39

4.3.2. Kết quả thực hiện phịng bệnh bằng vắc xin

40

4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại

41

4.3.1. Kết quả theo dõi về tình hình sinh sản của đàn lợn nái

41


4.3.2. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu về số lượng lợn con theo mẹ

41

4.4. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

42

4.4.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

42

4.4.2. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

43

4.5. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

44

4.5.1. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

44

4.5.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con theo mẹ

45

4.7. Kết quả thực hiện các công tác khác


45

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47

5.1. Kết luận

47

5.2. Đề nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

49

MỘT SỚ HÌNH ẢNH THỰC TẬP


7

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực quan trọng của nền nơng nghiệp, nó
khơng những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của người dân
trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân hiện

nay. Đặc biệt nơng nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn
70% dân số sống dựa vào nông nghiệp.
Nước ta là một nước nơng nghiệp, bên cạnh trồng trọt, ngành chăn ni nói
chung và chăn ni lợn nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho con người, ngồi
ra cịn cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm
phụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Chăn nuôi lợn theo quy mô hộ gia đình từ lâu đã gắn bó với người nơng dân
Việt Nam. Từ lâu con lợn được xem là biểu tượng cho sự dành dụm của người
nông dân. Những năm gần đây, các Trung tâm giống và các Công ty liên doanh đã
có nhiều nỗ lực trong việc nhập khẩu các giống lợn ngoại có năng suất cao để cải
thiện đàn lợn hiện có ở nước ta. Rất nhiều trại chăn ni lợn kiểu cơng nghiệp đã
được hình thành, tạo nên các vùng chăn nuôi. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về
thức ăn, giống, chăm sóc quản lý, chuồng trại đã được áp dụng thành công.
Trong ngành chăn nuôi lợn, lợn nái có vai trị rất quan trọng, nhất là chăm
sóc, ni dưỡng lợn nái để có đàn lợn con nuôi thịt lớn nhanh, nhiều nạc. Đồng
thời cung cấp con giống cho các khu vực lân cận. Để có thể giúp các gia đình cũng
như các trang trại có ý muốn nuôi lợn nái quy mô nhỏ đến quy mô lớn hơn những
kiến thức cần thiết về khoa học cơng nghệ chăn ni và một số biện pháp chính
quản lý kinh tế sao cho có lợi, em tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm


8

sóc, ni dưỡng và phịng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại Việt Anh, huyện
Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
- Sinh viên củng cố kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thơng qua việc áp dụng
quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái và lợn con theo mẹ.

- Giúp sinh viên chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh thường
gặp trên đàn lợn nái và lợn con theo mẹ.
- Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phịng, trị bệnh cho đàn lợn
nái và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được quy trình chăn ni tại trại Việt Anh, xã Hiệp Hòa, huyện
Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phịng.
- Nắm vững quy trình chăm sóc, ni dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn
nái.
- Thực hiện tốt các yêu cầu, quy định tại cơ sở.
- Chăm chỉ học hỏi để nâng cao kỹ thuật, tay nghề cá nhân.


9

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý
Ở vị trí tiếp giáp giữa Hải Phịng với các tỉnh Thái Bình và Hải Dương,
huyện Vĩnh Bảo là một huyện giữ vai trò trọng yếu trong phát triển vùng kinh tế
ngoại thành Hải Phịng. Điểm cực Đơng của huyện là cửa của sơng Hóa đổ vào
sơng Thái Bình, trước khi sơng Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ (biển Đơng), phía Tây
Bắc huyện giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía
Đơng và Đơng Bắc giáp huyện Tiên Lãng (Hải Phịng). Huyện có Quốc lộ 10 sang
Thái Bình (hướng Tây Nam), hướng ngược lại lên phía Bắc là hướng đi trung tâm
thành phố Hải Phòng qua các huyện Tiên Lãng, An Lão. Huyện Vĩnh Bảo được
bao bọc kín xung quanh bởi ba con sơng:
- Sơng Luộc phía Tây Bắc là ranh giới của huyện với tỉnh Hải Dương.

- Sơng Hóa ở phía Tây Nam và Nam, gần như là ranh giới của huyện với
tỉnh Thái Bình.
- Sơng Thái Bình làm ranh giới giữa huyện Vĩnh Bảo với huyện Tiên Lãng.
* Điều kiện tự nhiên
Về địa hình: Huyện Vĩnh Bảo là đồng bằng khơng có đồi núi, địa hình tương
đối bằng phẳng và ngả thấp dần về phía Nam ra biển.
Khí hậu: Thời tiết Vĩnh Bảo mang nhiệt đới gió mùa đặc trưng của thời tiết
miền Bắc Việt Nam: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, mùa đơng khơ và lạnh, có 4
mùa xn, hạ, thu, đơng tương đối rõ rệt.
*Kết cấu hạ tầng
Cấp điện: Tính đến năm 2014, điện lưới quốc gia đã về tới 100% số xã, thị
trấn, phục vụ cho 100% hộ gia đình.


10

Cấp nước: Dân chủ yếu dùng nước sinh hoạt từ giếng khoan, cịn một phần
dùng nước từ sơng suối tự nhiên hoặc nước mưa.
Giao thông: Đường quốc lộ 10 đoạn qua huyện dài 15km, đường 17A dài
23,7km (từ bến phà Chanh giáp huyện Ninh Giang đến cống 1 Trấn Dương giáp
huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình); đường 17B dài 28km đi qua 14 xã và đường Cúc
Phố - Vĩnh Phong dài 8km; đường Hàn - Hoá dài 6km. Các tuyến đường trên đều
được rải nhựa và bê tông, cơ bản đảm bảo yêu cầu giao thông của nhân dân.
Thông tin liên lạc: Tất cả các xã đều có cơ sở bưu điện văn hóa xã tại khu
trung tâm, các hộ gia đình ở các thơn, xóm, bản, làng đã có điện thoại. Báo chí
hàng ngày ln đảm bảo tới người đọc trong ngày.
*Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số tồn huyện là 191.000 người (tính đến năm 2017), diện tích đất tự
nhiên là 181 km2, mật độ bình qn 1.055/km2.
Kinh tế Vĩnh Bảo chủ yếu dựa vào nông nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp.

2.1.2. Tình hình sản xuất và cơ sở vật chất của trang trại
2.1.2.1. Quá trình thành lập
Trại lợn nái Việt Anh, là trại gia công cho công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi
CP Việt Nam, thuộc thơn An Bảo, xã Hiệp Hịa, Huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.
Trại đi vào hoạt động từ năm 2010.
2.1.2. 2. Cơ cấu tổ chức của trang trại
Cơ cấu tổ chức: Gồm 3 nhóm
+ Nhóm quản lý: 1 chủ trại.
+ Nhóm kỹ thuật: 1 kỹ sư.
+ Nhóm cơng nhân: 1 nhà bếp, 1 làm vườn, 2 tổ trưởng (1 chuồng bầu, 1
chuồng đẻ), 7 công nhân, 4 sinh viên thực tập.


11

2.1.2.3. Cơ sở vật chất của trang trại
Vị trí địa lý tiếp giáp của trại :
- Phía Bắc giáp xã Thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.
- Phía Nam giáp xã Đồn Thượng, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phịng.
- Phía Đơng giáp xã Hồng Hưng, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phịng.
- Phía Tây giáp xã Lê Lợi, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng.
Trại lợn Việt Anh của ông Lê Khắc Nhạc nằm ở khu vực cánh đồng rộng
lớn, có địa hình tương đối bằng phẳng, phía trước trại là một con mương, cách đó
khơng xa là con sơng Hóa thuận lợi cho việc phát triển chăn ni, với diện tích trại
là khoảng 47.000 m2. Trong đó:
- Diện tích chuồng: 13.000 m2.
- Diện tích đất trồng cây: 5.000 m2.
- Diện tích đất xây dựng: 2.000 m2.
- Ao, hồ chứa nước và nuôi cá: 25.000 m2.
Trang trại đã dành khoảng 2.000 m2 đất để xây dựng nhà điều hành, nhà ở

cho cơng nhân, bếp ăn, các cơng trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động
khác của trại.
Xung quanh khu chăn ni có xây tường bao bọc kết hợp với trồng hàng keo
xung quanh và có 1 cổng ra vào phụ và 1 cổng ra vào chính với hệ thống sát trùng
tự động. Chuồng trại được quy hoạch bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn ni
cơng nghiệp (hướng trại Tây Bắc), hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho
lợn nái, lợn đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và
máng ăn. Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo đủ cho 600 nái cơ bản bao gồm:
+ Hệ thống chuồng đẻ: Gồm có 3 chuồng là chuồng đẻ 1, chuồng đẻ 2,
chuồng đẻ 3, mỗi chuồng gồm 56 ô chia làm 2 ngăn, trong mỗi ngăn có 2 dãy, các
ơ được đánh thứ tự để dễ dàng chăm sóc và quản lý. Sàn chuồng lợn mẹ làm bằng


12

bê tông, sàn lợn con làm bằng nhựa cứng. Mỗi lồng úm được trang bị một bóng
đèn sưởi ấm, bên ngoài là một máng tập ăn cho lợn con.
+ Hệ thống chuồng bầu: Gồm 1 chuồng bầu chia làm 3 dãy mỗi dãy có 135
ơ, ni các lợn chờ lên giống, lợn đang phối, lợn mới phối xong đang ở giai đoạn
đầu và lợn đực giống, lấy tinh. Sàn chuồng đều được làm bằng bê tông, sàn cao
hơn hẳn nền chuồng, giúp công việc vệ sinh khử trùng được dễ dàng. Bên cạnh
chuồng bầu 1 là phòng tinh, phòng tinh được trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết
như: Kính hiển vi, tủ lạnh, máy ép túi tinh, nhiệt kế.
+ 1 chuồng cách ly: Dùng để nuôi lợn hậu bị được nhập từ các trại giống về.
Sau khi đã làm vắc xin đầy đủ và trước khi được đưa lên giống chuồng có thể ni
được từ 30 - 40 lợn hậu bị.
+ 1 chuồng cai sữa: Dành cho lợn con cai sữa (sau 21 ngày) gồm 8 ô
chuồng. Gồm 6 ô tô nuôi lợn con cai sữa khỏe mạnh, 2 ô cuối dãy chuồng dùng để
chứa lợn con bị bệnh.
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hồn tồn. Phía đầu chuồng là hệ thống

giàn mát, cuối chuồng được thiết kế quạt hút gió, có hệ thống điện chiếu sáng và
một hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng đảm bảo thoáng mát về mùa hè ấm
áp vào mùa đông. Mỗi chuồng được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ
sinh chuồng trại hằng ngày, cuối mỗi chuồng đều có hệ thống thốt phân và nước
thải. Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được
đổ bê tông, trước cửa mỗi chuồng có các chậu nước sát trùng và được rắc vơi qt
dọn định kỳ.
Cùng một số cơng trình phụ phục vụ cho chăn nuôi như: 1 kho thuốc, 1 kho
cám, 1 phòng ăn và 2 phòng nghỉ trưa cho cơng nhân, 1 phịng nghỉ trưa của kỹ sư,
1 kho rác, 1 nhà chứa vôi bột và 1 bể vôi tôi.


13

Một số thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ: Tủ lạnh bảo quản vắc xin, tủ
thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc cho trại, xe chở thức ăn hỗn hợp từ nhà kho
xuống chuồng.
2.1.2.4. Tình hình sản xuất của trang trại
* Cơng tác chăn ni:
Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ
khoa học kỹ thuật. Trại lợn Việt Anh nuôi lợn nái sinh sản, gồm hai giống lợn: lợn
cái Landrace và Yorkshire, còn lợn đực Duroc.
Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh có chất lượng cao, của
Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam phù hợp cho từng đối tượng lợn
của trại.
* Công tác vệ sinh thú y của trại:
Vệ sinh phịng bệnh là cơng tác rất quan trọng. Nó có tác dụng tăng sức đề
kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hạn chế những những bệnh có
tính chất lây lan từ đó phát huy tốt tiềm năng của giống.
Công tác vệ sinh: Chuồng trại được thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu

chuẩn kỹ thuật đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; xung quanh
các chuồng nuôi đều trồng các cây xanh tạo cho các chuồng ni có độ thơng
thống và mát tự nhiên. Sau mỗi lứa lợn, chuồng trại đều được tẩy uế bằng phương
pháp: Rửa sạch ô nhốt lợn, để khơ sau đó phun thuốc sát trùng và để trống chuồng
nuôi tối thiểu là 3 ngày mới đưa lợn nái chờ đẻ khác lên. Với lợn con tuyệt đối
không tắm rửa để tránh lạnh và ẩm ướt. Định kỳ tiêu độc ở các chuồng nuôi lợn
nái, lợn đực sản xuất bằng thuốc sát trùng. Hàng ngày công nhân quét dọn vệ sinh
chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại
được quét dọn, phát quang bụi rậm, diệt chuột, phun thuốc sát trùng, hành lang đi
lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.


14

Cơng tác phịng bệnh: Trong khu vực chăn ni hạn chế đi lại giữa các
chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngồi chuồng đều được rắc vơi bột, các
phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Quy
trình phịng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ
và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu
bị, lợn đực, lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm
sóc ni dưỡng tốt, khơng mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác
để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phịng vắc xin cho
đàn lợn ln đạt 100%.
Cơng tác trị bệnh: Kỹ thuật và cơng nhân có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn
lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được phát hiện sớm,
cách ly, điều trị ở ngay giai đoạn đầu, nên điều trị đạt hiệu quả từ 83,33 - 97,39%
trong một thời gian ngắn. Vì vậy, khơng gây thiệt hại lớn về số lượng và chất
lượng đàn gia súc.
2.1.2. 5. Thuận lợi và khó khăn của trại
- Thuận lợi:

+ Trang trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: Xa khu dân cư, thuận tiện
đường giao thông.
+ Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan
tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân.
+ Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân của trại có năng lực, năng
động, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công việc.
+ Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn ni khép kín
và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại.
- Khó khăn:
+ Do thời tiết diễn biến phức tạp nên khâu phòng trừ dịch bệnh còn gặp
nhiều khó khăn.


15

2.2. Cơ sở tài liệu liên quan đến chuyên đề
2.2.1. Những hiểu biết về q trình ni dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản và
đàn lợn con
2.2.1.1. Kỹ thuật ni dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ
- Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn:
Công tác chuẩn bị trước khi đỡ đẻ cho lợn:
Căn cứ vào lịch phối giống để dự kiến ngày đẻ của lợn một cách chính xác,
để phân công người trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và can thiệp kịp thời khi cần
thiết, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
+ Chuẩn bị chuồng cho lợn nái đẻ:
Chuồng đẻ cần được tẩy rửa vệ sinh khử trùng toàn bộ chuồng, nền chuồng,
sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khơ ráo, thống mát
sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh và tiêu độc để trống chuồng từ 3 - 5
ngày trước khi cho lợn nái vào đẻ.
Trước khi đẻ một tuần chuyển lợn nái sang chuồng đẻ để lợn quen dần với

chuồng mới, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ. Lợn nái được lau rửa phân dính trên
người, dùng khăn thấm nước lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh nguy
cơ lợn con mới sinh nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có chứa vi khuẩn
gây bệnh.
+ Chuẩn bị ơ úm lợn con:
Ơ úm có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng nâng cao sức
đề kháng, tăng khả năng hấp thụ sữa mẹ và hạn chế các bệnh, phòng ngừa lợn mẹ
đè chết con, đặc biệt là những ngày mới sinh lợn con còn yếu, mà lợn mẹ mới đẻ
xong sức khỏe chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt thích hợp.
Vào những ngày dự kiến đẻ cần chuẩn bị xong ơ úm của lợn con, kích thước
ơ úm: 1,2 - 1,5 m. Ô úm được cọ rửa sạch, phun khử trùng, chuẩn bị sẵn và để
trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh.
+ Chuẩn bị dụng cụ:


16

Cần chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ sau: dao, kéo, cồn sát trùng, kìm bấm
nanh, kìm bấm số tai, khăn lau hoặc vải màn, bóng sưởi, khay đựng dụng cụ, thùng
đựng nước, sổ sách, các loại thuốc như thuốc trợ đẻ, thuốc trợ sức, thuốc kháng
sinh...
- Trực và đỡ đẻ cho lợn:
Đây là công việc rất quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sống của lợn con và kịp
thời can thiệp hỗ trợ lợn nái trong những trường hợp bất thường. Công tác trực, đỡ
đẻ dựa vào việc theo dõi ngày đẻ dự kiến để có kế hoạch trực đẻ và đỡ đẻ cho lợn
nái.
Những biểu hiện khi lợn nái sắp đẻ:
Khi lợn nái sắp đẻ bụng đặc biệt to, khi lợn nằm thai cử động nhiều. Trước
khi đẻ 20 ngày, bầu vú to dần, đến lúc sắp đẻ thì bầu vú căng và hướng ra ngồi có
màu đỏ hồng. Trước khi đẻ 3 - 5 ngày bầu vú bắt đầu cứng. Trước khi đẻ 1 - 2

ngày nếu vắt thấy có sữa, bộ phận sinh dục bên ngồi dãn lỏng, 2 bên gốc đi lõm
xuống. Khi thấy lợn có biểu hiện bắt đầu cắn ổ, đi lại khơng n, có hiện tượng đái
són là lúc lợn sắp đẻ thời gian là 10 giờ (đối với lợn chửa lứa đầu) và 5 - 6 giờ đối
với lợn đẻ nhiều lứa. Khi lợn tìm chỗ nằm, âm hộ chảy dịch nhờn là lợn bắt đầu đẻ,
cần bố trí theo dõi đỡ đẻ kịp thời.
Những biểu hiện khi lợn đẻ:
Khi lợn đẻ tồn thân co bóp, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra
ngoài. Khi thai ra rốn tự đứt, lợn là loài đa thai nhưng lợn đẻ từng con một, cách
khoảng 10 - 15 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình kéo dài từ 1
- 6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì xem xét tác động ngay.
Khi lợn đẻ, lợn con tự làm rách nhau thai để ra, nhưng cũng có khi cả màng
thai và lợn con ra cùng một lúc, gọi là hiện tượng đẻ bọc, lúc này cần nhanh chóng
xé bọc tách màng thai ra tránh hiện tượng lợn con bị ngạt. Lợn đẻ ở trạng thái bình
thường là đầu ra trước cùng với 2 chân trước úp xuống hoặc ngửa lên.


17

Khi lợn nái đẻ hay nằm, nhưng cá biệt có con đứng và đi lại, trong trường
hợp này cần tác động cho lợn nằm xuống như có thể xoa nhẹ vào mông, bụng để
lợn nằm xuống đẻ.
- Kỹ thuật đỡ đẻ và chăm sóc lợn con khi sinh ra
Sau khi đẻ lợn sơ sinh được xách dốc ngược đầu cho nước nhờn trong xoang
miệng và mũi chảy ra ngồi, khơng chảy ngược vào khí quản gây nghẽn đường
thở. Việc xách dốc ngược cũng giúp máu dồn về não nhờ đó não không bị liệt. Nên
nắm chặt cuống rốn, tránh chảy máu khi cuống rốn đứt rời cuống nhau, nên quan
sát kỹ để phát hiện lợn con bị ngạt như da tím tái, dãn cơ, lợn mềm nhũn khơng cử
động. Gặp trường hợp này nhanh chóng dùng khăn lau móc nhớt trong xoang
miệng, mở rộng miệng và dùng tay bóp lồng ngực 60 lần/phút để tạo sự thơng
phổi. Có thể tác động như thế trong vòng 15 - 20 phút kết hợp với việc lau. Khi

thấy lợn con bắt đầu cử động tiến hành lau chất nhày toàn thân. Lợn con đẻ được
sau 3 - 4 giờ ta tiến hành cắt dây rốn bớt còn 2 - 3 cm cách cuống rốn. Lợn sơ sinh
được cắt bỏ 8 răng nanh nhằm tránh đau vú mẹ khi bú.
Nên úm lợn con nếu nhiệt độ bên ngồi lạnh nhằm tránh tình trạng lợn con
tiêu hao năng lượng để chống lạnh, nhiệt độ úm khoảng 30 - 33ºC, nên cho lợn con
bú mẹ luôn hoặc khoảng 1 giờ sau đẻ.
Lau sạch vú bằng thuốc sát trùng trước khi cho lợn con bú. Làm vệ sinh
chuồng trại kỹ lưỡng khi lợn nái đẻ xong, cần giữ cho chuồng trại thống mát,
tránh nóng, tránh lạnh, tránh gió lùa mưa tạt.
Phải cho tất cả lợn con được bú sữa đầu vì sữa đầu chỉ sản xuất trong khoảng
24 giờ sau khi đẻ và lợn con chỉ hấp thu sữa đầu tốt nhất trong 24 giờ sau sinh.
Cắt đi cho lợn con trong vịng 24 giờ sau sinh để giảm stress cho lợn con.
Sử dụng kéo chuyên dụng để cắt đuôi cho lợn con cách khớp nối với cơ thể 2,5 cm.
Đi sẽ lành trong vịng 4 - 7 ngày, cắt đuôi quá ngắn hay quá dài đều không tốt.
Bấm số tai: Là phương pháp thông dụng để đánh dấu trong việc theo dõi
quản lý đàn lợn vĩnh viễn.


18

* Xử lý những trường hợp bất thường khi lợn nái đẻ:
- Các biện pháp can thiệp khi lợn đẻ khó
Các nguyên nhân đẻ khó có thể do: Chuồng chật, lợn mẹ ít vận động hoặc
xương chậu của lợn hẹp, lợn mẹ quá béo do ăn quá nhiều tinh bột, thiếu Ca, P; lợn
nái già nên khi đẻ co bóp của cơ yếu, không đủ sức đẩy thai ra. Cũng có thể là thai
q to, ngơi thai khơng thuận hoặc thai chết.
Những trường hợp này thường có biểu hiện: nước ối có màu đỏ, sau 2 - 3 giờ
rặn đẻ mà thai không ra, thai ra nửa chừng không ra hết vì con to, thai ra 1 - 2 con
sau đó khơng ra được vì lợn mẹ yếu, trong trường hợp lợn đẻ lâu tức là thời gian đẻ
dài nên cho lợn mẹ uống nước ấm pha với muối, đồng thời dùng tay hỗ trợ các

động tác đỡ đẻ. Hoặc có thể dùng lợn con đẻ trước cho vào bú lợn mẹ để kích thích
lợn mẹ đẻ.
Nếu can thiệp bằng các biện pháp trên khơng được thì ta có thể tiêm
oxytocin cho lợn nái, chú ý không tiêm oxytocin khi cổ tử cung chưa mở. Trong
trường hợp quan sát thấy lợn nái rặn nhiều lần kèm theo co chân mà khơng đẻ
được thì phải can thiệp bằng tay, chú ý phải vệ sinh sát trùng cẩn thận khi thao tác.
2.2.1.3. Kỹ thuật chăn ni lợn nái ni con
a. Quy trình nuôi dưỡng
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [15], thức ăn cho lợn nái nuôi con phải
là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại
thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ.
Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, bột mì, các loại thức ăn bổ sung đạm động
vật, đạm thực vật, các loại khống, vitamin... Khơng cho lợn nái nuôi con ăn các
loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con
dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các
thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao
đổi 3.100 Kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 - 1,0%, phospho 0,7%.


19

Lượng thức ăn cho lợn nái ni con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ, chính vì vậy
ta cần phải có một khẩu phần ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ. Theo
Trần Văn Phùng và cs. (2004) [15], trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn
như sau:
Đối với lợn nái ngoại:
+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hồn chỉnh (0,5 kg) hoặc
khơng cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.
+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 2 - 3 kg tương ứng.

+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: Cho ăn 4kg thức ăn hỗn
hợp/nái/ngày.
+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức:
Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,35 kg/con)
+ Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều)
+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức
ăn/ngày.
+ Ngồi ra cho lợn nái ăn từ 1 - 2 kg rau xanh/ngày sau bữa ăn thức ăn tinh
(nếu có rau xanh).
+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%.
+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.
b. Quy trình chăm sóc
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [15] vận động tắm nắng là điều kiện tốt
giúp cho lợn nái nhanh phục hồi sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ.
Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 - 7 ngày, trong điều kiện chăn ni có sân vận
động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là
30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên.


20

Ngoài ra yêu cầu đối với chuồng trại của lợn nái nuôi con là phải đảm bảo
luôn khô ráo, sạch sẽ, khơng ẩm ướt, vì vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại,
máng ăn, máng uống sạch sẽ. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [15], chuồng lợn
nái nuôi con phải có ơ úm lợn con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ
chuồng ni thích hợp là 28 - 30ºC, độ ẩm 70 - 75%.
2.2.2. Những hiểu biết về phịng trị bệnh cho vật ni
2.2.2.1. Phịng bệnh
Như ta đã biết ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’‚ nên khâu phòng bệnh được
đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh

xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh
các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị
bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.
- Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi
Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thống mát
mùa hè, ấm áp mùa đơng, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế
chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát
trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật ni
thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng ni lưu cữu
hoặc chuồng ni có vật ni bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và
triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y,
cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống
dịch) tồn bộ chuồng ni từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô
và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học;
chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi
trường. Cần phun sát trùng 1 - 2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất
trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và
đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.


21

- Phịng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc ni dưỡng tốt
Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005) [14] bệnh xuất hiện trong một đàn lợn
thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh trùn nhiễm, hoặc khơng trùn
nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng
nhằm kiểm soát các khả năng xảy ra bệnh tật trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp
này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao
sức đề kháng của đàn lợn.
Theo Lê Văn Tạo và cs. (1993) [16], vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là vi

khuẩn tồn tại trong mơi trường, đường tiêu hố của vâṭ chủ. Khi môi trường quá ô
nhiễm do vê ̣sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bi ̣nhiễm vi khuẩn, điều kiện
ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bi ̣cảm nhiễm E.coli, bệnh sẽ bùng
phát ra vì vậy mà khâu vê ̣sinh, chăm sóc có mơṭ ý nghĩa to lớn trong phịng bệnh.
Trong chăn ni việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều rất cần thiết, chăm
sóc ni dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh
tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải được vê ṣ inh tiêu độc trước khi vào đẻ.
Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 27 - 300C đối với lợn sơ sinh và 28 - 300C với
lợn cai sữa. Chuồng phải ln khơ ráo, khơng thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại
sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa đơng và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện
hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con
phân trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [15] từ 3 - 5 ngày trước dự kiến đẻ, ô
chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch, phun khử trùng bằng hóa chất như Crezin 5%
hoặc bằng loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng lợn nái trước khi đẻ.
- Phòng bệnh bằng vắc xin
Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phịng bệnh chủ động có hiệu quả
nhất.
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [6] vắc xin là một chế
phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phịng cho một bệnh truyền


22

nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di
truyền như ARN, ADN…) đã được làm giảm độc lực hay vô hoạt bằng các tác
nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ
mới - vắc xin cơng nghệ gen). Lúc đó chúng khơng còn khả năng gây bệnh cho đối
tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch
làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh

tương ứng.
Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà
phải sau 7 - 21 ngày (tùy theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.
2.2.2.2. Điều trị bệnh
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [6] nguyên tắc để điều
trị bệnh là:
+ Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dùng
thuốc.
+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế
lây lan.
+ Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng.
+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể,
làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và
biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.
+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa
lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá
trị gia súc thì khơng nên chữa.
+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà khơng có thuốc chữa thì khơng
nên chữa.
Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012) [6] các biện pháp chữa
bệnh truyền nhiễm là:


23

+ Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh
tốt (thống mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân,
nước tiểu. phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia
súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
+ Dùng kháng huyết thanh: Chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường

được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng
huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hịa
mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).
+ Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số
hóa dược dùng chữa ngun nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng
hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều lồi vi khuẩn có thể
thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc
được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để
tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có
loại thuốc khác tác dụng tốt hơn.
+ Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn
cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh
có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu
diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn
dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng
thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng thuốc
cần theo những nguyên tắc sau đây:
- Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa
không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.
- Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định.
Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng.
- Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát
huy tác dụng của kháng sinh.


24

- Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc
tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị
và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

- Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dùng
thêm vitamin, tiêm nước sinh lý…
2.2.3. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản và
lợn con
2.2.3.1. Những bệnh thường gặp trên đàn lợn nái sinh sản
* Hội chứng đẻ khó
Rặn đẻ yếu: Đặc trưng các cơn co thắt cơ tử cung và thành bụng của gia súc
mẹ vừa yếu vừa ngắn. Có 3 dạng cơn co thắt và rặn đẻ yếu:
- Cơn co thắt yếu nguyên phát bắt đầu từ khi mở cổ tử cung và xảy ra trùng
với cơn rặn đẻ nguyên phát.
- Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra sau khi co thắt và rặn đẻ mạnh
nhưng khơng có kết quả.
- Cơn co thắt và rặn đẻ yếu thứ phát xảy ra do bào thai không di chuyển
được. Các cơn co thắt và rặn đẻ yếu nguyên phát, thông thường, quan sát thấy khi
vi phạm chế độ chăm sóc ni dưỡng gia súc chửa và thiếu vận động, cũng như khi
bị bệnh làm suy yếu sức khỏe của con mẹ. Cần can thiệp để cứu lợn con và mẹ
(Trần Văn Bình, 2010) [23].
* Bệnh viêm tử cung
Lợn là loài sinh sản đa thai, khả năng sinh sản ngày càng cao nên bộ phận
sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhất là trong điều
kiện dinh dưỡng khơng phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh dễ xảy
ra.
Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản
sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung


25

gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng
sinh sản ở gia súc cái (Trần Tiến Dũng và cs, 2002) [4].

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [9], Nguyễn Xuân Bình (2000) [1]. Bệnh
viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:
+ Cơ quan sinh dục lợn nái phát triển khơng bình thường gây khó đẻ hoặc lợn
nái khó đẻ do thai quá to, thai ra ngược, thai phát triển khơng bình thường...
Phối giống q sớm lợn nái tơ, nái già mang nhiều thai. Khi đẻ tử cung co
bóp yếu, do lứa đẻ trước đã bị viêm tử cung làm cho niêm mạc tử cung biến đổi
nên nhau thai không ra gây sát nhau, thối giữa tạo điều kiện cho sự phát triển của
vi khuẩn.
+ Bệnh kế phát từ các bệnh khác như bệnh viêm âm đạo, tiền đình, bàng
quang hoặc các bệnh truyền nhiễm: Sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, bệnh
lao... thường gây ra các bệnh viêm tử cung.
+ Trong q trình có thai, lợn nái ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, tinh bột,
protein và ít vận động cơ thể nên cơ thể béo dẫn đến khó đẻ. Hoặc do thiếu dinh
dưỡng lợn nái sẽ ốm yếu, sức đề kháng giảm nên không chống lại vi trùng xâm
nhập cũng gây viêm.
+ Do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát sẽ tạo ra các ổ viêm nhiễm
trong âm đạo hoặc tử cung hoặc do tinh dịch bị nhiễm khuẩn.
+ Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền bệnh
sang lợn nái.
+ Bệnh còn xảy ra khi chăm sóc, ni dưỡng, quản lý kém hoặc do thời tiết
khí hậu thay đổi đột ngột, thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt kéo dài.
+ Lợn nái sinh ra đều mang vi khuẩn trong âm đạo nhưng không gây bệnh,
chỉ khi cổ tử cung mở, chất tiết chảy ra tạo điều kiện cho sự phát triển của vi
khuẩn.


×