Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

(Khóa luận tốt nghiệp) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn công ty nam việt”, xã phượng tiến, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TRIỆU VĂN TÌNH
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG, PHỊNG
VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN CƠNG TY
NAM VIỆT, XÃ PHƯỢNG TIẾN, HUYỆN ĐỊNH HĨA,
TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019

Thái Ngun – năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TRIỆU VĂN TÌNH
Tên chun đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SĨC, NI DƯỠNG, PHỊNG
VÀ TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRẠI LỢN CƠNG TY
NAM VIỆT, XÃ PHƯỢNG TIẾN, HUYỆN ĐỊNH HĨA,
TỈNH THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành:

Thú y

Lớp:

K47 - TY - N03

Khoa:

Chăn ni Thú y

Khóa học:

2015 - 2019


Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên – năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã
hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài
sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của
nhà trường, các thầy cơ giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, trại lợn cơng ty Nam Việt. Em xin bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa cùng tồn thể các thầy giáo, cơ giáo trong khoa Chăn ni Thú y đã tận
tình dạy dỗ dìu dắt em trong suốt q trình học tập tại trường.
Trại lợn cơng ty Nam Việt đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt q trình
thực tập, giúp em hồn thành tốt công việc trong thời gian thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phan Thị
Hồng Phúc đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Để góp phần cho việc thực tập và hồn thành khóa luận tốt nghiệp đạt
kết quả tốt, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình
và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ q
báu đó.
Thái Ngun, ngày

tháng


Sinh viên

TRIỆU VĂN TÌNH

năm 2019


ii

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .................................................................. 1
1.2.1. Mục đích của chuyên đề................................................................................... 1
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ..................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ............................................................................... 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 3
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội................................................................................. 6
2.1.3. Tình hình cơng tác chăn nuôi và thú y .......................................................... 8
2.1.4. Đánh giá chung ................................................................................................ 11
2.2. Giới thiệu về giống lợn nái nuôi tại trại.......................................................... 12
2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình .............................................................. 12
2.3. Sinh trưởng, phát dục ......................................................................................... 14
2.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc................................................................... 14
2.3.2. Quy trình chăm sóc lợn nái sinh sản giai đoạn chửa, đẻ, nuôi con ........ 20
2.4. Tổng quan các tài liệu liên quan đến chuyên đề ........................................... 29
2.4.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ........................................................ 29
2.4.2. Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................... 31

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ...... 33
3.1. Đối tượng ............................................................................................................. 33
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ....................................................................... 33
3.3. Nội dung thực hiện ............................................................................................. 33
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .......................................................... 33
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................... 33


iii

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 33
3.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 35
4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Công ty Nam Việt qua 3 năm (2017 2019) ............................................................................................................................. 36
4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản 37
4.2.1. Quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn nái chờ phối .................................... 37
4.2.2. Quy trình chăm sóc, ni dưỡng đối với lợn nái chửa ............................. 38
4.2.3. Quy trình chăm sóc, ni dưỡng đối với lợn nái nuôi con ...................... 38
4.2.4. Quản lý lợn nái sau cai sữa ............................................................................ 39
4.3. Kết quả thực hiện quy trình vệ sinh, phịng bệnh cho lợn nái sinh sản .... 42
4.3.1. Quy trình vệ sinh, phịng bệnh ...................................................................... 42
4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh ................................................................. 46
4.4.1. Tình hình cảm nhiễm bệnh ở đàn lợn nái sinh sản .................................... 46
4.4.2. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái ............................................ 46
4.4.3. Kết quả chăm sóc cho lợn con ...................................................................... 48
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 50
5.1. Kết luận................................................................................................................. 50
5.2. Đề nghị.................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 52



iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quỹ đất của huyện xã Phượng Tiến năm 2005 ................................ 4
Bảng 2.2. Cơ cấu đàn lợn tại Trại trong 3 năm (2017-2019) ............................ 9
Bảng 2.3. Lịch tiêm phòng cho từng loại lợn tại trại năm 2018 ..................... 10
Bảng 2.4. Hàm lượng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái nuôi con .....22
Bảng 3.1. Phương pháp thực hiện quy trình tiêm phịng vắc xin cho lợn nái 34
Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu lợn của trại lợn Công ty Nam Việt qua 3 năm
(2017 – 2019) .................................................................................. 36
Bảng 4.2. Kết quả chăm sóc, ni dưỡng lợn nái ........................................... 39
Bảng 4.3. Tình trạng sinh sản của lợn nái ....................................................... 40
Bảng 4.4. Khả năng sinh sản của lợn nái ........................................................ 41
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện tiêm phòng vắc xin cho lợn .............................. 45
Bảng 4.6. Tình hình cảm nhiễm bệnh trên đàn lợn nái đẻ nuôi tại trại từ tháng
11/2018 – 5/2019 ............................................................................ 46
Bảng 4.7. Kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái ................................ 48
Bảng 4.8. Kết quả chăm sóc lợn con…………………………………….. 49


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATK

: An toàn khu

Cs


: Cộng sự

DTL

: Dịch tả lợn

ĐDL

: Đóng dấu lợn

LMLM

: Lở mồm long móng

THT

: Tụ huyết trùng


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Ngành chăn nuôi của nước ta đang ngày càng phát triển, nó khơng chỉ
cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mà cịn mang lại
thu nhập cho người chăn ni, góp phần vào ổn định đời sống người dân. Chăn
ni lợn là một nghề quan trọng, gắn liền với đời sống của người nông dân.

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước cùng với xu hướng
phát triển của xã hội, mơ hình chăn ni lợn đã có chuyển dịch mạnh mẽ sang
tập trung trang trại và sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Tuy nhiên, chăn nuôi lợn quy mô lớn cũng gặp nhiều khó khăn trong
cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, quản lý đàn, đặc biệt là cơng tác phịng chống
dịch bệnh và điều trị những bệnh tật phát sinh trong quá trình chăn ni.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa
CNTY và cô giáo hướng dẫn, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện
quy trình chăm sóc, ni dưỡng, phịng và trị bệnh cho lợn nái sinh sản
nuôi tại trại lợn Công ty Nam Việt”, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa,
tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích của chuyên đề
- Nắm bắt, hiểu và thực hiện đúng quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn
nái sinh sản.
- Nắm bắt, hiểu và thực hiện đúng quy trình vệ sinh phòng bệnh và điều
trị một số bệnh của lợn nái sinh sản thường gặp trong chăn nuôi của cơ sở.


2

1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
- Đánh giá đúng tình hình chăn ni lợn tại trại Cơng ty Nam Việt.
- Học hỏi và thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn nái nuôi tại
Công ty.
- Học hỏi và thực hiện tốt quy trình vệ sinh, phịng bệnh và điều trị
bệnh ở lợn nái.


3


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phượng Tiến là một xã thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun có diện
tích 21,18 km², dân số năm 2015 là 4780 người mật độ dân số đạt 226
người/km².
Xã Phượng Tiến nằm ở phía Đơng của huyện và tiếp giáp với thị
trấn Chợ Chu cùng xã Bảo Cường ở phía Tây Bắc, giáp xã Tân Dương ở phía
Đơng Bắc và Đơng, giáp xã Yên Trạch của huyện Phú Lương ở phía Đơng
Nam và giáp với xã Trung Hội ở phía Nam.
Phượng Tiến có một đoạn sơng Chợ Chu chảy qua ở khu vực ranh giới
phía Bắc của xã, ngồi ra, có một khe suối chảy từ khu vực phía Nam cũng
hợp lưu vào dịng chính sơng Chợ Chu trên địa bàn.
Phượng Tiến được có 15 xóm: xóm Pải, Hợp Thành, Nà Q, Nà Liền,
Pa Trị, Pa Goải, xóm Đình, xóm Phỉnh, xóm Mấu, xóm Tổ, xóm Cấm, Nạ Á,
Nà Lang, Nà Phoọc, xóm Héo. Tỷ lệ hộ nghèo của Phượng Tiến theo chuẩn
của chính phủ là trên 33% và thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt gần 5 triệu
đồng /người/năm.
Phượng Tiến là một xã thuộc vùng ATK Định Hóa, là nơi đặt trụ sở của
Trường Chính trị trung cấp của quân đội nhân dân Việt Nam, tiền thân của
Học viện Chính trị (Bộ Quốc phịng) trong những năm kháng chiến chống
Pháp. Trong những năm tháng kháng chiến, địa bàn xã cũng là nơi đặt trụ sở
của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, một trong những địa điểm đầu tiên sản
xuất giấy in bạc và in bạc (tiền) Việt Nam giai đoạn 1947 - 1951.


4


2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Phượng Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 21 0C; độ
ẩm tương đối cao, trung bình 80,67%; Số giờ nắng trong năm trung bình
1.360 giờ; Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.100 mm. Tất cả sơng, suối ở
huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 9), trong đó lũ tập
trung vào tháng 7 và tháng 8, lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào
khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp,
modul dịng chảy là 20 - 30 lít/s.
2.1.1.3. Điều kiện đất đai
Quỹ đất của xã Phượng Tiến huyện Định Hoá được thể hiện qua bảng
2.1 dưới đây.
Bảng 2.1. Quỹ đất của huyện xã Phượng Tiến năm 2005
Chỉ tiêu

TT

Tổng diện tích đất tự nhiên

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

52.272

100,00

1


Đất nơng nghiệp

10.169

19,45

2

Đất lâm nghiệp

25.109

48,03

3

Mặt nước thuỷ sản

722

1,38

4

Đất mục đích nơng nghiệp khác

7

0,01


5

Đất phi nơng nghiệp

2.635

5,04

6

Đất chưa sử dụng

13.900

26,59

Nguồn: Phòng Thống kê xã Phượng Tiến, huyện Định Hố
Bảng 2.1. cho thấy, trong diện tích tự nhiên là 52.082 ha, đất lâm
nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (48,03%), tiếp đến là đất nơng nghiệp (19,45%).
Điều đó cho thấy, xã Phượng Tiến chủ yếu là sản xuất Lâm Nơng nghiệp.
Bên cạnh đó cũng có thể dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ đất bỏ hoang hóa cịn khá
nhiều (26,59%).


5

Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hố có
6 nhóm đất với 11 loại đất chính như sau:
- Nhóm đất: nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc tụ (Gleysois),
nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois), nhóm đất vàng xám (Acrisols), nhóm

đất đỏ và nâu vàng (Ferralsols) và nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).
- Loại đất: có 11 loại đất:
+ Đất phù sa khơng được bồi
+ Đất phù sa ngịi suối
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: chủ yếu dọc theo các khe suối và
các thung lũng đá vơi, có độ phì tương đối khá, có phản ứng chua.
+ Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazơ
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch
+ Đất vàng đỏ trên đá Macma axit
+ Đất vàng nhạt trên đá cát
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua,
hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa
Tóm lại, tài nguyên đất đai của xã Phượng Tiến tương đối phong phú và
đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, cho phép phát triển đa dạng về chủng loại
cây trồng. Hạn chế chính về đất đai của huyện là độ dốc cao > 25% (chiếm
khoảng 40%), diện tích đất bị rửa trơi, xói mòn, tầng đất mỏng, đất chua,
nghèo lân, kali... khá lớn, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất.
Với đặc điểm trên, trong quá trình khai thác sử dụng đất vào sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp cần phải tận dụng triệt để các diện tích đất thích hợp,
tăng cường các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng các biện pháp


6

kỹ thuật tổng hợp, tăng cường các giải pháp kỹ thuật để khoanh ni, phục
hồi tái sinh rừng.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội địa phương nơi trại cư trú
Cộng đồng dân tộc sinh sống tại xã Phượng Tiến gồm có 8 dân tộc, trong
đó chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng. Hệ thống giáo dục từ Mầm non
đến Trung học phổ thơng được quan tâm. Tồn huyện đã hồn thành phổ cập
giáo dục tiểu học và xóa mù chữ từ năm 1995. Tuy nhiên, lực lượng lao động
được đào tạo chun nghiệp có tỷ lệ cịn hạn chế, điều này có ảnh hưởng
khơng nhỏ đến q trình thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội của huyện nói chung
và phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng.
2.1.2.2. Cơ sở vật chất của trại lợn
Trại lợn của Công ty Nam Việt đặt tại địa bàn xã Phượng Tiến có cơ sở
vật chất kỹ thuật khá đồng bộ, hiện đại. Trại gồm:
- Chuồng lợn nái sinh sản được xây dựng theo kiểu hở có diện tích 1,8 x
2,2 m (đối với nái đẻ con) và 2,2 x 0,6 m (đối với nái chửa).
- Chuồng lợn đực giống có diện tích 2 x 2 m, hệ thống sân chơi có diện
tích là 3 x 2 m.
- Chuồng lợn cai sữa xây dựng theo kiểu chuồng lồng có diện tích 2,4 x
2,4 m.
Trong chuồng có hệ thống làm mát, đèn hồng ngoại để ủ ấm cho lợn con
mới sinh, vòi nước tự động, hệ thống nước sạch, chuồng trại đảm bảo thoáng
mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Trại thường xuyên được tẩy uế bằng thuốc sát trùng, vôi bột,...
2.1.2.3. Mô hình tổ chức, biên chế của Cơng ty Nam Việt và trại lợn
Mơ hình tổ chức và biên chế của Cơng ty Nam Việt nhìn chung khá gọn
nhẹ, phù hợp với với sản xuất kinh doanh. Về tổ chức và biên chế của trại gồm:


7

- Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc.
- Các phịng chức năng giúp việc gồm có:

+ Phịng Tổ chức, hành chính.
+ Phịng kế hoạch - Tổng hợp.
+ Phòng tài vụ.
- Các đơn vị sản xuất: 11 đơn vị sản xuất, trong đó có 1 trại gà và 1 trại lợn
- Lao động:
Sau khi thực hiện phương án sắp xếp đổi mới Công ty, đến nay tổng số
cán bộ, công nhân viên của Công ty là 288 người. Trong đó: Nam 146 người,
nữ 141 người.
+ Lao động gián tiếp:

28 người.

+ Lao động trực tiếp:

30 người.

+ Tuổi đời bình qn:

35 tuổi.

+ Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Đại học: 15 người; Trung cấp: 24
người; Công nhân trực tiếp sản xuất: 30 người (phần lớn là bậc 4,5,6).
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của trại gồm có 3 bác sĩ thú y và 1 kỹ sư chăn
nuôi trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, chỉ đạo vệ sinh, phòng bệnh và điều trị bệnh
cho gia súc tại trại.
- Thu nhập bình quân năm 2018: Lao động gián tiếp: 3.500.000 đ/ tháng;
Lao động trực tiếp: 5.000.000 đ/ tháng.
Chức năng và nhiệm vụ của Trại lợn:
- Quản lý giống gia súc gốc, sản xuất và cung cấp lợn giống, lợn thịt cho
thị trường tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.

- Cung cấp lợn đực giống, nái hậu bị cho các trại chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ
gia đình.
- Cung cấp tinh lợn đực hàng ngày phục vụ cho chăn nuôi và công tác
thụ tinh nhân tạo của trại.


8

- Giới thiệu và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật đến người
chăn ni.
2.1.3. Tình hình cơng tác chăn nuôi và thú y
2.1.3.1. Quy mô, cơ cấu đàn lợn và định hướng phát triển chăn ni của trại
a) Tình hình chăn ni
- Chăn ni lợn nái là hướng sản xuất chính nhằm cung cấp giống cho
người chăn ni. Trại đã nhân nhiều loại giống với các chỉ tiêu như sau:
+ Trung bình số lứa đẻ: 2,0 - 2,1 lần/ nái/ năm.
+ Trung bình số con: 8 - 12 con/ lứa.
- Chăn nuôi lợn đực giống cũng là một trong những hướng hoạt động của
trại nhằm phục vụ cho mục đích thụ tinh nhân tạo và cung cấp sản phẩm tốt
cho người chăn nuôi.
- Trong chăn nuôi, công tác giống ln chiếm vai trị quan trọng bởi có
giống tốt thì mới cho năng suất cao, giảm giá thành chăn nuôi, đồng thời tạo ra
sản phẩm hàng hóa cao đáp ứng nhu cầu trong nước và ngoài nước. Là một trại
lợn giống nên công tác này phải được tiến hành thường xuyên, liên tục với thái
độ nghiêm túc và trách nhiệm cao, cơng việc chính là chọn lọc con đực, cái có
phẩm chất tốt ghép đơi giao phối, cắt đánh số tai, theo dõi các chỉ tiêu sinh sản
của đàn nái và đực giống bằng hệ thống sổ sách và trên máy vi tính.
b) Quy mơ đàn lợn 3 năm trở lại đây
Quy mô đàn lợn trong 3 năm trở lại đây cũng biến động theo từng giai
đoạn của Công ty nói riêng cũng như của xã hội nói chung. Trong khuôn khổ

của chuyên đề thực tập, chúng em chỉ xin sơ lược trình bày về quy mơ đàn
lợn của Trại lợn số 1 trong 3 năm trở lại đây. Kết quả điều tra của chúng em
được thể hiện trong bảng 2.2.


9

Bảng 2.2. Cơ cấu đàn lợn tại Trại trong 3 năm (2017-2019)
Loại lợn

Đực giống

Nái sinh

Lợn hậu bị

Lợn theo

(con)

sản (con)

(con)

mẹ (con)

2017

13


630

150

9750

2018

16

740

300

12740

05-2019

18

980

350

16970

Năm

(Nguồn: Phịng kỹ thuật)
Bảng 2.2 cho thấy, hướng chăn ni của trại chủ yếu là lợn nái sinh sản.

Số lượng lợn nái sinh sản có xu hướng tăng dần qua các năm (từ 630 con năm
2017 lên 740 con ở năm 2018 và 2019), vì vậy số lợn con cao sữa và lợn con
theo mẹ cũng có xu hướng tăng từ năm 2017 đến 2019. Tuy nhiên, do tình
hình giá cả lợn con giống năm 2017 bị giảm mạnh, nên số lượng lợn con theo
mẹ và lợn con cai sữa cũng có xu hướng giảm ở năm 2017 để duy trì và đảm
bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.3.2. Công tác thú y của trại
a) Cơng tác vệ sinh, phịng bệnh
Trại ln quan tâm tới cơng tác vệ sinh, phịng bệnh, đặc biệt là phòng
bệnh chủ động bằng vắc xin, các chủng loại vắc xin ln được tiêm phịng
đầy đủ và đúng lịch. Kết quả tiêm phòng các loại vắc xin phịng bệnh của trại
được trình bày tại bảng 2.3.


10

Bảng 2.3. Lịch tiêm phòng cho từng loại lợn tại trại 3 năm 2017 - 2019
Loại lợn

Lợn con

Hậu bị

Vắc xin

Tuổi lợn

Phòng bệnh

Liều

(ml/
con/
lần)

FEDEX PLUS

03 ngày

Bổ sung Fe, B12. B6

2

M+PAC

Lúc 14 và 28 ngày tuổi

Ho – Thở (suyễn)

1

DTL

35 ngày tuổi

Dịch tả lợn

1

FMD


45-50 ngày tuổi

Lở mồm long móng

2

THT

55-60 ngày tuổi

Tụ huyết trùng

1

Liên cầu khuẩn

6 tháng/lần

Liên cầu khuẩn

3

THT

3 tháng bổ sung lần 1

Tụ huyết trùng

2


DTL

6 tháng/lần

Dịch tả lợn

1

FMD

6 tháng/lần

Lở mồm long móng

2

Farrowsure

2 tuần trước phối

Parvovirut, Lepto, đóng dấu

5

Dịch tả lợn

1

Lở mồm long móng


2

Liên cầu khuẩn

3

6 tháng/lần
DTL
(Tháng 3 và 9)
6 tháng/lần
FMD
(Tháng 4 và 10)
Nái sinh
sản

Liên cầu khuẩn

6 tháng/lần
(Tháng 5 và 11)

APP

5 và 2 tuần trước đẻ

Viêm phổi dính sườn

2

Farrowsure


3 tuần sau đẻ

Parvovirut, Lepto, đóng dấu

5

6 tháng/lần

THT, viêm teo mũi truyền
nhiễm

2

Aradicater
(Tháng 3 và 9)


11

Chú thích: THT: Tụ huyết trùng; DTL: Dịch tả lợn.
LMLM: Lở mồm long móng; ĐDL: Đóng dấu lợn.
Ngồi ra, trại còn thực hiện biện pháp phòng định kỳ 3 tháng một lần
cho lợn nái bằng HANFLOR 4% trộn vào thức ăn với tỷ lệ 1kg/ 1 tấn thức ăn.
Hoạt chất chính là Florfenicol, tá dược vừa đủ 1 kg dạng bột.
b) Tình hình dịch bệnh trong 3 năm gần đây (2017-2019)
Do làm tốt cơng tác vệ sinh phịng bệnh và phòng bệnh chủ động bằng
vắc xin, nên trong 3 năm gần đây, trại khơng có dịch bệnh xảy ra, chỉ xảy ra
một số bệnh nhiễm trùng, sản khoa, ngoại khoa.
2.1.4. Đánh giá chung
2.1.4.1. Thuận lợi

- Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, có chun mơn,
tay nghề cao.
- Đội ngũ cơng nhân cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm.
- Trại được sự quan tâm đầu tư lớn của Công ty Nam Việt, sự ủng hộ,
giúp đỡ của chính quyền địa phương và nhân dân xã Phượng Tiến.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của trại tương đối đồng bộ, hiện đại, đáp ứng
mơ hình sản xuất con giống; Cơng tác về sinh, phịng dịch bệnh được quan
tâm, thực hiện đúng kế hoạch góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra.
2.1.4.2. Khó khăn
- Là một xã thuần nơng, ngồi thu nhập về nơng nghiệp và bộ phận nhỏ
thu nhập từ dịch vụ thương mại và thu nhập từ ngành nghề phụ thì người dân
xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun hầu như khơng có nguồn


12

thu nhập nào khác. Đây là vấn đề rất trăn trở của Đảng bộ và chính quyền xã
từ nhiều năm nay.
- Khí hậu nhiệt đới, gió mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi, nhất
là những tháng thời tiết nóng, ẩm lạnh kéo dài dễ làm phát sinh dịch bệnh.
- Chất lượng nguồn lao động nhìn chung thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông chưa qua đào tạo, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- Thị trường biến động phức tạp, nhất là giá cả lợn giống và lợn thịt năm
2017 bị tụt giảm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh và duy trì quy mơ đàn lợn.
2.2. Giới thiệu về giống lợn nái nuôi tại trại
2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình
Lợn nái ni tại chăn ni của Cơng Ty Nam Việt – xã Phượng Tiến,
huyện Định hóa – Thái Nguyên là giống lợn Landrace.
Lợn Landrace là một giống lợn cao sản có nguồn gốc từ Đan Mạch và

được ni ở nhiều nơi trên thế giới. Lợn Landrace có rất nhiều ưu điểm
như sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất
lượng thịt tốt, chúng thích nghi cao, chống bệnh tốt, nhanh lớn. Lợn Landrace
được ni để lấy thịt.
Lợn có nguồn gốc Đan Mạch được hình thành vào khoảng 1924 - 1925 do
quá trình tạp giao giữa các giống lợn đến từ Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha,
Trung Quốc tạo thành. Chúng được tạo thành bởi quá trình lai tạo chính giữa
giống lợn Youtland có nguồn gốc Đức với lợn Yorkshire có nguồn từ Anh.


13

Giống lợn này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch. Sau 1990, chúng
được chọn lọc và có năng suất cao và được nuôi ở nhiều nước châu Âu. Hiện
nay giống lợn này được xuất đi khắp nơi để cải thiện giống lợn của nhiều
nước và trở thành các giống lợn Landrace Mỹ, lợn Landrace Anh, lợn
Landrace Pháp, lợn Landrace Canada, giống này cũng đã được nhập vào Việt
Nam và nuôi phổ biến.
Landrace được coi là giống lợn tốt nhất trên thế giới hiện nay và được
nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, giống lợn vừa sản xuất nạc vừa để nái. Rất
thích hợp cho hộ chăn ni và trang trại. Giống lợn này được nhập vào Việt
Nam vào khoảng 1970 qua Cuba. Giống lợn Landrace được chọn một trong
những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn lợn ở Việt Nam.
Tồn thân lợn có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to rủ xuống kín mặt,
tai cụp về phía trước, cổ nhỏ và dài, vai-lưng-mơng-đùi rất phát triển, mơng
đùi to, mõm thẳng, mơng nở, ngoại hình thể chất vững chắc. Tồn thân có
dáng hình thoi nhọn giống như quả thủy lôi, do chúng nhiều hơn giống lợn
khác 1 - 2 đôi xương sườn nên thân rất dài. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của
giống lợn này là: Khối lượng trưởng thành 250 – 300 kg; Tỷ lệ nạc từ 70 –
80%; Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng: 2,8 – 3,0 kg; Đạt 100 kg khi được 160 –

170 ngày tuổi; Số con đẻ trung bình 10 – 12/ ổ; Nái ni con, tiết sữa tốt;
Kháng bệnh tốt; Chịu nóng tốt; Thịt ngon, mềm, sớ cơ ít dai.
Đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. Lợn có khả năng tăng trọng từ
750-800 g/ ngày, 6 tháng tuổi lợn thịt có thể đạt 105 – 125 kg. Khi trưởng
thành con đực nặng tới 400 kg, con cái 280 – 300 kg. Lợn Landrace có khả


14

năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều trung bình đạt 1,8 – 2 lứa/ năm. Mỗi
lứa đẻ 10 -12 con, trọng lượng sơ sinh (Pss) trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng
lượng cai sữa (Pcs) từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 – 9 kg/ ngày. Khả năng
sinh trưởng của lợn rất tốt. Giống lợn này kén ăn và tương đối đòi hỏi nhu cầu
dinh dưỡng cao cũng phải có điều kiện chăm sóc tốt.
2.3. Sinh trưởng, phát dục
2.3.1. Sự thành thục về tính và thể vóc
* Sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính là: tuổi con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và
khả năng sinh sản. Khi gia súc đã hồn thiện về tính, bộ máy sinh dục đã phát
triển hoàn thiện.
Dưới tác dụng của thần kinh và nội tiết con vật bắt đầu có những phản xạ
về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Tuy nhiên lần động dục này chỉ là báo hiệu cho khả năng có thể sinh sản
của lợn cái.
* Biểu hiện của lợn cái khi thành thục về tính:
- Cơ thể đã phát triển đầy đủ, bộ máy sinh dục tương đối hoàn thiện, con
cái xuất hiện chu kỳ động dục lần đầu, con đực sinh tinh.
Lúc này, tinh trùng và trứng gặp nhau có khả năng thụ thai.
- Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp: bẹ vú phát triển và lộ rõ hai
hàng vú, âm hộ to lên hồng hào.

- Xuất hiện các phản xạ sinh dục: lợn có biểu hiện nhảy lên nhau, con cái
động dục, con đực có phản xạ giao phối.


15

- Thời điểm thành thục về tính: lợn cái bắt đầu khoảng 6 tháng tuổi (từ 4
- 8 tháng tuổi).
- Đối với các giống gia súc khác nhau thời gian thành thục về tính là
khác nhau, ở lợn nội thường từ 4 - 5 tháng (120 - 150 ngày), lợn ngoại 6 - 7
tháng (180 - 210 ngày).
* Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành thục về tính
Tuổi thành thục về tính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, di
truyền, thời tiết, khí hậu, mùa vụ, điều kiện chăm sóc ni dưỡng…
* Các yếu tố di truyền
Các giống khác nhau thì có tuổi thành thục về tính khác nhau. Thời điểm
rụng trứng lần đầu tiên xảy ra vào lúc 3 - 4 tháng tuổi đối với các giống lợn
thành thục sớm (lợn nội và một số giống lợn Trung Quốc) và 6 - 7 tháng tuổi
đối với hầu hết các giống lợn phổ biến ở các nước phát triển. Lợn lai F1 bắt
đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50 - 55 kg. Lợn
ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6 - 7 tháng tuổi, khi
lợn có khối lượng 65 - 68 kg. Cịn đối với lợn nội tuổi thành thục về tính từ 4
- 5 tháng tuổi.


16

* Các yếu tố ngoại cảnh
Bên cạnh yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc,
ni dưỡng, mùa vụ, khí hậu, nhiệt độ.... tất cả đều có ảnh hưởng tới sự thành

thục của lợn nái.
* Chế độ chăm sóc ni dưỡng
Ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn cái. Thường
những lợn được chăm sóc và ni dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm
hơn những lợn ni trong điều kiện dinh dưỡng kém.
Nhu cầu dinh dưỡng đối với lợn cái hậu bị cần chú ý đến cách thức nuôi
dưỡng. Cho ăn tự do đến khi khối lượng đạt 80 - 90 kg, sau đó cho ăn hạn chế
đến lúc phối giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) 2 kg/ ngày (14%
protein thô). Điều chỉnh mức ăn hợp lý để khối lượng đạt 120 - 140 kg ở chu
kỳ động dục thứ 3 và được phối giống. Trước phối giống 14 ngày, cho ăn chế
độ kích dục, tăng từ từ lượng thức ăn (1 - 2,5 kg), bổ sung thêm khống và
chất điện giải sẽ kích thích lợn cái ăn nhiều hơn và tăng số trứng rụng từ 2 2,1 trứng/ lợn cái.
Trong q trình ni dưỡng chăm sóc cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để
đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho lợn cái. Sau khi phối giống cần chuyển chế
độ ăn hạn chế và thay thế bằng mức năng lượng trung bình để hạn chế tối
thiểu tỷ lệ chết phôi, chết thai làm giảm số con sinh ra/ ổ.
* Mùa vụ và thời gian chiếu sáng
Sự khác biệt về mùa vụ cũng ảnh hưởng rõ rệt tới tuổi động dục. Mùa hè
lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu - đơng, điều đó có thể do
ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong
các tháng nóng bức. Mùa đơng có thời gian chiếu sáng ngắn và mùa hè thì
ngược lại. Nếu lợn cái được chiếu sáng 12 giờ/ ngày sẽ động dục sớm hơn
những con được chiếu sáng trong ngày ngắn.


17

* Mật độ nuôi nhốt
Lợn cái hậu bị nếu nuôi nhốt với mật độ cao trên 1 đơn vị diện tích trong
suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Tuy nhiên, nếu nuôi tách

biệt từng cá thể cũng sẽ làm chậm sự thành thục về tính so với ni nhốt theo
nhóm. Bên cạnh đó, đực giống cũng ảnh hưởng tới sự động dục của lợn cái.
* Sự thành thục về thể vóc
Thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể vóc
đạt mức độ hồn chỉnh, xương cốt hóa hồn tồn, tầm vóc ổn định. Thời gian
thành thục về thể vóc thường chậm hơn thành thục về tính, nghĩa là sau khi
sinh, con vật được thành thục về tính thì vẫn tiếp tục lớn lên. Đây là đặc điểm
cần chú ý trong chăn nuôi không nên cho gia súc sinh sản q sớm vì khi đó
cơ thể mẹ chưa phát triển đầy đủ về thể vóc sẽ gây ảnh hưởng xấu như: trong
thời gian mang thai có sự phân tán chất dinh dưỡng, ưu tiên phát triển cho bào
thai ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cơ thể mẹ và cũng ảnh hưởng đến sự
phát triển của bào thai. Kết quả là mẹ yếu, con nhỏ.
Khi lợn cái đã thành thục đầy đủ về tính đồng thời với sự thành thục về
thể vóc ở mức độ nhất định, đây là lúc phối giống thích hợp nhất. Việc xác
định thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái nhằm tăng thời gian ni hữu
ích (giảm thời gian khơng sản xuất trước khi đẻ lứa đầu) không làm ảnh
hưởng đến năng suất của con vật ở giai đoạn sau.
2.3.1.1. Chu kì tính
Khi lợn cái đến tuổi thành thục về tính thì cơ thể cái đặc biệt là cơ quan
sinh dục có biến đổi kèm theo sự rụng trứng. Sự phát triển của trứng dưới sự
điều tiết của các hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng rụng một cách
có chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu chứng có chu kỳ gọi là chu kỳ tính
hay chu kỳ động dục.
Chu kỳ động dục là một q trình phức tạp sau khi tồn bộ cơ thể đã
phát triển hoàn chỉnh, cơ quan sinh dục khơng có bào thai và khơng có hiện


18

tượng bệnh lý thì bên trong buồng trứng có q trình phát triển của nỗn bào,

nỗn bào thành thục, trứng chín và thải trứng. Kèm theo đó là sự thay đổi của
toàn bộ cơ thể và nhất là cơ quan sinh dục về hình thái cấu tạo và chức năng
sinh lý. Tất cả những biến đổi đó lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là
chu kỳ tính.
Ở những cơ thể đã có thai do sự tồn tại của thể vàng nên khơng cịn chu
kỳ tính và nó được tiếp tục sau khi sinh sản xong một thời gian. Thời gian phụ
thuộc vào nhiều yếu tố cả về thể chất con vật và ngoại cảnh tác động.
* Giai đoạn trước động dục:
Là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu hủy đến lần động dục tiếp theo. Giai
đoạn này kéo dài 1 - 2 ngày. Quan sát bên ngồi thấy cơ quan sinh dục có
biểu hiện xung huyết, âm hộ bắt đầu sưng lên và hơi mở ra có màu hồng tươi,
có nước nhờn chảy ra nhưng lỗng, lợn bắt đầu biếng ăn và hay kêu rít, tỏ ra
khơng n tĩnh và thích nhảy lên lưng con khác.
Giai đoạn này cần chú ý là không nên dẫn tinh và phối ép vì trứng chưa
rụng, lợn khơng có khả năng thụ thai.
* Giai đoạn động dục:
Thời gian của giai đoạn này phụ thuộc vào tuổi, giống, chế độ chăm sóc
quản lý, thơng thường chỉ kéo dài 2 - 3 ngày, là giai đoạn quan trọng ảnh
hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Trong giai đoạn này những biến đổi bên ngoài cơ thể
càng thể hiện rõ ràng hơn. Âm hộ xung huyết, niêm mạc trong suốt, niêm dịch
chảy nhiều. Cuối giai đoạn này lợn hưng phấn cao độ, ở trạng thái không yên
tĩnh, giảm khả năng thu nhận thức ăn, chạy, kêu phá chuồng, đứng ngẩn ngơ,
nhảy lên lưng con khác. Thích gần con đực, có các phản xạ giao phối: hai chân
sau dạng ra, đuôi cong về một bên (biểu hiện ở lợn nội rõ hơn lợn ngoại).
Ở giai đoạn này nếu được thụ thai thì chu kỳ sẽ dừng lại do sự tồn tại
của thể vàng và chu kỳ sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian con vật đẻ xong.


×