Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.93 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Bài 1: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA</b>
(Trích “bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba”)
- Thân Nhân Trung –
<b>I. Câu hỏi chuẩn bị bài</b>
1. Trình bày vài nét về tác giả Thân Nhân Trung?
2. Xác định xuất xứ? Thể loại của tác phẩm?
3. Hiền tài có vai trò như thế nào?
4. Nhà nước đã trọng đãi người hiền tài như thế nào?
5. Thân Nhân Trung có những đề xuất nào đối với việc trọng đãi người hiền
tài?
6. Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ?
7. Qua tác phẩm, các em rút ra được bài học gì?
<b>II. Một số đề luyện tập</b>
<b>Đề số 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:</b>
<i>“Hiền tài là ngun khí quốc gia”, ngun khí thịnh thì thế nước mạnh,</i>
<i>rồi lên cao, ngun khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng</i>
<i>thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ</i>
<i>sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như</i>
<i>thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa</i>
<i>danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu</i>
<i>tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng</i>
<i>được người tài, khơng có việc gì khơng làm đến mức cao nhất.</i>
<i>(Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung)</i>
1/ Nêu nội dung chính của văn bản?
<i>2/ Giải thích từ hiền tài, nguyên khí trong văn bản?</i>
3/Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp tu từ đó là gì?
<b>Đề số 2: Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về</b>
câu nói “Hiền tài là ngun khí của quốc gia”?
<b>Bài 2: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH</b>
(Trích “Tam quốc diễn nghĩa”)
- La Quán Trung –
<b>I. Câu hỏi chuẩn bị bài</b>
1. Giới thiệu vài nét về La Quán Trung và tác phẩm “Tam quốc diễn nghĩa”?
2. Xác định vị trí? Tìm hiểu nhan đề của đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”?
3. Tìm những chi tiết miêu tả lời nói, hành động, cử chỉ, cách lập luận của
Quan Công trước và khi gặp Trương Phi? Từ đó, em hãy nhận xét con người
Quan Cơng?
4. Tìm những chi tiết miêu tả lời nói, hành động, cử chỉ của Trương Phi
trước và khi gặp Quan Công? Nhận xét về Trương Phi?
5. Hồi trống được Trương Phi góng lên ở cuối đoạn trích mang ý nghĩa gì?
6. Em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
<b>II. Một số đề luyện tập</b>
<b>1. Đề số 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:</b>
<i>Hôm ấy, Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi. Thi</i>
<i>lễ xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường</i>
<i>thì ở Hứa Đô, vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.</i>
<i>Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên</i>
<i>ngựa, dẫn một nghìn qn, đi tắt ra cửa bắc. Tơn Càn thấy lạ, nhưng không</i>
<i>dám hỏi cũng phải theo ra thành.</i>
<i>Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho</i>
<i>Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn trịn xoe, râu hùm</i>
<i>vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Cơng.</i>
<i>– Mày đã bội nghĩa, cịn mặt nào đến gặp tao nữa?</i>
<i>Quan Cơng nói:</i>
<i>– Ta thế nào là bội nghĩa?</i>
<i>Trương Phi nói:</i>
<i>– Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo, được phong hầu phong tước, nay lại đến đây</i>
<i>đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày!</i>
<b> (Trích Hồi trống Cổ Thành)</b>
a. Nêu nội dung chính của văn bản? Phương thức biểu đạt chính của văn bản
là gì?
b. Xác định các động từ liên quan đến nhân vật Trương Phi trong đoạn:
<i>c. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: “Trương</i>
<i>Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy</i>
<i>lại đâm Quan Công”?</i>
d. Qua văn bản, em thấy Trương Phi có tính cách như thế nào ?
<b>2. Đề số 2: Phân tích nhân vật Quan Cơng?</b>
<b>3. Đề số 3: Phân tích nhân vật Trương Phi? </b>
<b>Bài 3: CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN</b>
<b>(Tản Viên từ phán sự lục- trích Truyền kì mạn lục)</b>
<b>-Nguyễn </b>
<b>Dữ-I. Câu hỏi chuẩn bị bài</b>
1. Em hãy nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Dữ?
2. Truyền kì là thể văn có đặc điểm gì?
3. Dựa vào phần tiểu dẫn trang 55/ sgk, em hãy trình bày hiểu biết của mình
về tác phẩm Truyền kì mạn lục?
4. Nhân vật chính trong truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” có
tính tình, cơng trạng đối với nhân dân lúc bấy giờ như thế nào?
<b>II. Một số đề luyện tập</b>
<b>1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi</b>
<i>“ Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng</i>
<i>vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì khơng thể chịu được, vùng Bắc</i>
<i>người ta vẫn khen là một người cương trực. Trong làng trước có ngơi đền linh</i>
<i>ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi</i>
<i>chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thơi, tủ trận ở gần</i>
<i>đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm</i>
<i>gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo</i>
<i>sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay khơng cần gì cả”</i>
<i>( Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)</i>
a. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn bản trên
b. Câu văn nào thể hiện rõ nét tính cách của nhân vật Ngơ Tử Văn?
c. Vì sao Ngơ Tử Văn lại dám châm lửa đốt đền?
<i>d. Em hãy viết đoạn văn nêu rõ suy nghĩ của mình về hành động “ đốt đền</i>
<i>”của Ngô Tử Văn.</i>