Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Luận văn - Phân tích tình hình tài chính công ty Liên Doanh Meyer-BPC Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 77 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> </b>


<i>Trang</i>


<b>Chương 1: PHẦN GIỚI THIỆU ... 01</b>


1.1. Lý do chọn đề tài ... 01


1.2. Mục tiêu nghiên cứu ... 02


1.3. Phạm vi nghiên cứu ... 02


<b>Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…</b>
<b>... 03</b>


<b>2.1. Phương pháp luận... 03</b>


2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ phân tích tình hình tài
chính ... 03


2.1.2. Giới thiệu về hệ thống báo cáo tài chính... 04


2.1.3. Lý thuyết về phương pháp phân tích... 05


2.1.4. Lý thuyết phân tích cơ cấu vốn kinh doanh và tình hình đảm bảo khả năng
thanh tốn... 07


2.1.5. Lý thuyết phân tích các khoản phải thu của khách hàng-các khoản phải trả
người bán ... 09


2.1.6. Lý thuyế phân tích hiệu quả sử dụng vốn ... 11



2.1.7. Lý thuyết phân tích hiệu quả kinh doanh ... 16


<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu ... 17</b>


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ... 17


2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ... 17


<b>Chương 3:</b>

<b>ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI CHÍNH CƠNG TY LIÊN</b>


<b>DOANH MEYER–BPC ...18</b>



<b>3.1. Giới thiệu chung về công ty ... 18</b>


3.1.1. Sơ lược về sự hình thành cơng ty... 18


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3.2.1. Phân tích khái qt tình hình tài sản ... 23


3.2.2. Phân tích khái qt về tình hình nguồn vốn... 27


3.2.3. Đánh giá khái quát về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ... 31


<b>Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY</b>


<b>LIÊN DOANH MEYER-BPC ...34</b>



<b>4.1. Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh và tình hình đảm bảo khả năng thanh</b>
<b>toán ... 34</b>


4.1.1. Tỷ số nợ ... 34



4.1.2. Tỷ số tự tài trợ ... 35


4.1.3. Hệ số phản ảnh mức độ đảm bảo nợ dài hạn ... 36


4.1.4. Hệ số phản ảnh mức độ đảm bảo khả năng thanh tốn ngắn hạn...37


<b>4.2. Phân tích các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải trả cho</b>
<b>người bán ... 39</b>


4.2.1. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu ... 39


4.2.2. Kỳ thu tiền bình quân ... 40


4.2.3. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả ... 41


4.2.4. Thời gian quay vòng của các khoản phải trả ... 42


<b>4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn ... 43</b>


4.3.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản ... 43


4.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn ... 48


4.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu... 51


<b>4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh ... 53</b>


4.4.1. Tỷ lệ lãi gộp ... 53


4.4.2. Tỷ lệ lãi thuần hoạt động kinh doanh trước thuế ... 54



<b>4.5. Đánh giá chung về tỷ số tài chính của công ty ... 54</b>


4.5.1. Về tỉ số nợ và tình hình đảm bảo khả năng thanh tốn nợ ... 54


4.5.2. Về hiệu quả thanh toán nợ phải thu và phải trả... 55


4.5.3. Về hiệu quả sử dụng vốn... 55


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY LIÊN DOANH MEYER-BPC ... 57</b>


<b>5.1. Những khó khăn ... 57</b>


5.1.1. Về tình hình tài sản ... 57


5.1.2. Về nguồn vốn của công ty... 57


5.1.3. Về hoạt động kinh doanh...58


<b>5.2. Biện pháp cải thiện tình hình tài chính cơng ty ... 58</b>


5.2.1. Tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động ... 58


5.2.2. Thực hiện tín dụng thương mại... 60


5.2.3. Đẩy nhanh tốc độ tăng doanh thu ... 60


5.2.4. Quản lý tốt chất lượng sản phẩm ... 60


5.2.5. Quản lý tốt việc sử dụng chi phí ... 60



<b>Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 63</b>


<b>6.1. Kết luận ... 63</b>


<b>6.2. Kiến nghị ... 64</b>


6.2.1. Đối với công ty ... 64


6.2.2. Đối với nhà nước ... 65
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>Trang</i>


Bảng 1. Biến động của tổng tài sản qua 3 năm (2006-2008) ... 23


Bảng 2. Biến động của TSLĐ và ĐTNH qua 3 năm (2006-2008) ... 24


Bảng 3. Biến động của TSCĐ và ĐTDH qua 3 năm (2006-2008)... 25


Bảng 4. Biến động của tổng nguồn vốn qua 3 năm (2006-2008) ... 27


Bảng 5. Biến động của nợ phải qua 3 năm (2006-2008) ... 28


Bảng 6. Biến động của vốn chủ sở hữu qua 3 năm (2006-2008) ... 29


Bảng 7. Biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
qua 3 năm (2006- 2008)... 31


Bảng 8. Tỷ số nợ và tỷ số nợ dài hạn qua 3 năm (2006-2008)... 34



Bảng 9. Tỷ số tự tài trợ và tự tài trợ TSCĐ qua 3 năm (2006-2008) ... 35


Bảng 10. Hệ số đảm bảo nợ dài hạn qua 3 năm (2006-2008) ... 36


Bảng 11. Hệ số thanh toán hiện hành qua 3 năm (2006-2008) ... 37


Bảng 12. Hệ số thanh toán nhanh qua 3 năm (2006-2008) ... 37


Bảng 13. Hệ số thanh toán chung qua 3 năm (2006-2008) ... 38


Bảng 14. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu qua 3 năm (2006-2008) ... 39


Bảng 15. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả qua 3 năm (2006-2008) ... 41


Bảng 16. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản qua 3 năm (2006-2008) ... 43


Bảng 17. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua 3 năm (2006-2008) ... 44


Bảng 18. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn qua 3 năm (2006-2008)... 45


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Bảng 23. Hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kỳ qua 3 năm (2006-2008) ... 50


Bảng 24. Suất hao phí của vốn kinh doanh qua 3 năm (2006-2008)... 51


Bảng 25. Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân qua 3 năm (2006-2008)
... 51


Bảng 26. Suất hao phí vốn chủ sở hữu bình quân qua 3 năm (2006-2008) ... 52



Bảng 27. Tỷ lệ lãi gộp qua 3 năm (2006-2008) ... 53


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Trang</i>


Hình 1- Sơ đồ tổ chức cơng ty Liên Doanh Meyer-BPC...20


Hình 2- Cơ cấu nhân sự cơng ty Liên Doanh Meyer-BPC năm 2008 ... 22


Hình 3- Khái quát tình hình tài sản qua 3 năm (2006-2008) ... 23


Hình 4- Khái quát tình hình nguồn vốn 3 năm (2006-2008) ... 27


Hình 5- Kỳ thu tiền bình quân các khoản phải thu qua 3 năm (2006-2008) .... ...40


Hình 6- Thời gian quay vòng các khoản phải trả qua 3 năm (2006-2008) ...42


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>1. TSLĐ và ĐTNH</b> Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
<b>2. TSCĐ và ĐTDH</b> Tài sản cố định và đầu tư dài hạn


<b>3. GTGT</b> Giá trị gia tăng


<b>4. TNDN</b> Thu nhập doanh nghiệp


<b>5. BQ</b> Bình quân


<b>6. CSH</b> Chủ sở hữu


<b>7. XDCB</b> Xây dựng cơ bản


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>CHƯƠNG 1</b>


<b>PHẦN GIỚI THIỆU</b>


<b>1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


Từ sau khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức kinh tế thế giới, một thị trường
kinh doanh rộng lớn mở ra, các doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội trao
đổi, đầu tư và cạnh tranh một cách lành mạnh với nhau. Để có thể cạnh tranh thì
trước hết phải có một năng lực tài chính lành mạnh, phải có đủ nguồn lực để thực
hiện những kế hoạch kinh doanh hiệu quả để có thể tạo niềm tin và thu hút khách
hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động thêm nhiều vốn đầu tư.


Vấn đề được đặt ra là phải làm sao để thấy được một doanh nghiệp nào đó
có tình hình tài chính lành mạnh hay khơng? Tình hình tài chính của một doanh
nghiệp thể hiện cụ thể qua báo cáo tài chính. Chính vì thế, các doanh nghiệp nên
hồn thiện về cơng tác báo cáo tài chính để tạo điều kiện giúp cho các nhà lãnh
đạo, nhà quản lý nắm rõ, nhận thức đúng về nội lực công ty để hoạch định chiến
lược và có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Hơn thế nữa, báo cáo tài chính cịn tạo
điều kiện giúp cho đối tác kinh doanh, nhà cung cấp tín dụng, nhà đầu tư có thể
đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực thật sự của
công ty, xây dựng niềm tin, tạo uy tín và mơi trường kinh doanh thuận lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>
<b>1.2.1. Mục tiêu chung</b>


Phân tích tình hình tài chính của cơng ty Liên Doanh Meyer-BPC thơng
qua báo cáo tài chính 3 năm (2006-2008) nhằm tìm hiểu tình hình hoạt động và
những khó khăn từ hiện trạng tài chính của cơng ty. Từ đó, đề xuất những giải
pháp và kiến nghị phù hợp nhằm cải thiện tình hình tài chính của cơng ty.


<b>1.2.2. Mục tiêu cụ thể</b>



– Phân tích khái quát hiện trạng tài chính của cơng ty.
– Phân tích tỷ số tài chính của cơng ty.


– Xác định những khó khăn ảnh hưởng đến tình hình tài chính.
– Đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp.


<b>1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU</b>
<b>1.3.1. Không gian</b>


Đề tài được thực hiện tại công ty Liên Doanh Meyer BPC, trụ sở đặt tại số
6A3 quốc lộ 60, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.


<b>1.3.2. Thời gian</b>


Đề tài được thực hiện trong suốt quá trình thực tập từ ngày 2.2.2009 đến
ngày 25.4.2009.


<b>1.3.3. Đối tượng nghiên cứu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>CHƯƠNG 2</b>


<b>PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


<b>2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN</b>


<b>2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu và nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính</b>
<b>2.1.1.1. Khái niệm</b>


– Tài chính: Là tất cả các mối quan hệ biểu hiện dưới hình thức tiền tệ,


phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, tồn tại trong quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Tài chính là từ được dùng để mô tả các
nguồn tiền tệ có thể sử dụng được (hay sẵn có để dùng) cho chính phủ, cơng ty
hoặc cá nhân và sự quản trị các nguồn tiền tệ này.


– Báo cáo tài chính: Là những biểu mẫu do bộ tài chính ban hành bao
gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính theo những chỉ tiêu nhất định
và được cấp theo định kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) nhằm thông báo kết
quả kinh doanh, tình hình tài chính cho nhà quản trị, người sử dụng báo cáo tài
chính và các cấp hữu quan, để có những quyết định hợp lý đối với việc sản xuất
kinh doanh của đơn vị.


– Phân tích tình hình tài chính: Là phương pháp thu thập số liệu từ các
báo cáo tài chính, từ đó kiểm tra đối chiếu so sánh số tương đối, số tuyệt đối năm
nay so với năm trước để đánh giá tình hình tài chính cùng với phân tích cơ cấu,
lựa chọn và quản lý vốn để có những biện pháp thích hợp nhằm cải thiện tình
hình tài chính của cơng ty. Hay nói cách khác, phân tích tình hình tài chính là
một trong những nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh của
đơn vị sản xuất kinh doanh.


<b>2.1.1.2. Ý nghĩa phân tích</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt
hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế
toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thơng tin về kết quả và tình hình
tài chính của doanh nghiệp cho những người có nhu cầu sử dụng các thơng tin
đó. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thơng tin trên báo cáo tài chính của những người
sử dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào mục đích của họ.



<b>2.1.1.3. Mục tiêu phân tích</b>


Cung cấp thơng tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những
người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định đầu tư, tín dụng và các quyết
định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với người có nhu cầu nghiên cứu các
thơng tin này nhưng có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động
kinh tế.


Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa
vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những
nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống có làm thay đổi các nguồn
lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.


<b>2.1.1.4. Nhiệm vụ phân tích</b>


Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên
những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình thực
trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại
của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


<b>2.1.2. Giới thiệu về hệ thống báo cáo tài chính</b>
<b>2.1.2.1. Bảng cân đối kế toán</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>2.1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh</b>


Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng
hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác
nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này cịn phản ánh tình hình thực hiện


nhiệm vụ đối với nhà nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là
nguồn thơng tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục
vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời
của công ty.


<b>2.1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ</b>


Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo ngân lưu, là báo cáo tài
chính cần thiết khơng những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn
là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lượng tiền vào và lượng tiền ra trong doanh
nghiệp. Kết quả phân tích giúp doanh nghiệp đều phối lượng tiền mặt một cách
cân đối giữa các lĩnh vực. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm ba phần:


+ Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh.
+ Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư.
+ Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tài chính.


<b>2.1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính</b>


Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành báo cáo tài chính
của cơng ty, được lập để giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của cơng ty trong kỳ báo cáo mà các báo
cáo không rõ hay chi tiết được thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát
đặc điểm hoạt động của công ty, nội dung một số chế độ kế tốn được cơng ty
lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng biến
động tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
và các kiến nghị của cơng ty.


<b>2.1.3. Lý thuyết về phương pháp phân tích</b>


<b>2.1.3.1. Phương pháp so sánh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Bao gồm hai kỹ thuật so sánh chủ yếu:


– So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng
quy mô của các hiện tượng kinh tế.


Mức tăng (giảm) = Chỉ tiêu năm sau - Chỉ tiêu năm trước


– So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ
phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.


Chỉ tiêu năm sau – Chỉ tiêu năm trước


<b>Tỷ lệ tăng (giảm) =</b> x 100


Chỉ tiêu năm trước
Tuy nhiên cần phải chú ý đến điều kiện so sánh, cụ thể:


– Về mặt thời gian: các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng
thời gian hạch tốn, phải thống nhất trên 3 mặt sau:


+ Phải cùng nội dung kinh tế.


+ Phải cùng một phương pháp tính tốn.
+ Phải cùng một đơn vị đo lường.


– Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được qui đổi về cùng qui mô


và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.


– Để đảm bảo tính thống nhất, ta cần phải quan tâm tới phương diện
được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải
có, thời gian phân tích cần cho phép…


<b>2.1.3.2. Phân tích tỷ số</b>


Các tỷ số là những cơng cụ phân tích tài chính được sử dụng phổ biến và
rộng rãi nhất. Một tỷ số biểu hiện mối quan hệ toán học giữa hai đại lượng. Dù
cách tính tỷ số đơn giản về mặt toán học, nhưng cách diễn đạt phức tạp. Để có ý
nghĩa, một tỷ số phải ngụ ý một mối quan hệ kinh tế quan trọng và phải phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu hay đối tượng sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>2.1.4. Lý thuyết phân tích cơ cấu vốn kinh doanh và tình hình đảm bảo khả</b>
<b>năng thanh tốn</b>


<b>2.1.4.1. Tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ</b>
<i><b>a. Tỷ số nợ</b></i>


Tỷ số nợ phản ảnh quan hệ giữa nợ vay dài hạn và nợ vay ngắn hạn trong
tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu nhiều sức ép từ bên
ngoài hơn khi tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn càng cao.


Nợ phải trả


Tỷ số nợ <b>=</b> x 100 (1)


Tổng nguồn vốn



Nợ dài hạn


<b>Tỷ số nợ dài hạn =</b> x 100 (2)


Tổng nguồn vốn


<i><b>b. Tỷ số tự tài trợ</b></i>


Tỷ số tự tài trợ phản ảnh tỷ lệ vốn riêng của doanh nghiệp trong tổng số
vốn. Tỷ số này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính
độc lập cao do đó khơng bị ràng buộc hoặc bị sức ép của nợ vay.


Vốn chủ sở hữu


<b>Tỷ số tự tài trợ =</b> x 100 (3)


Tổng nguồn vốn


– Tỷ số tự tài trợ tài sản cố định


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>2.1.4.2. Hệ số phản ảnh mức độ đảm bảo nợ và khả năng thanh toán</b>
<i><b>a. Hệ số phản ảnh mức độ đảm bảo nợ dài hạn</b></i>


Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn


<b>Hệ số đảm bảo nợ dài hạn =</b> (5)


Nợ dài hạn


Đây là hệ số mà các chủ nợ rất quan tâm. Hệ số được đánh giá an tồn khi


có giá trị bằng 2. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác thì phải xem xét giá trị của
tài sản cố định, vì các giá trị sổ sách thường thấp hơn giá trị thanh lý tài sản. Do
vậy có thể sử dụng giá trị thanh lý tài sản làm thước đo.


<i><b>b. Các hệ số phản ảnh khả năng thanh toán ngắn hạn</b></i>


Tài sản ngắn hạn


<b>Hệ số thanh toán hiện hành =</b> (6)


Nợ ngắn hạn


Hệ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu giá trị của hệ số thanh tốn q cao điều
này thì khơng tốt vì nó phản ảnh doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản
ngắn hạn so với nhu cầu của doanh nghiệp.


Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho


<b>Hệ số thanh toán nhanh =</b> x 100 (7)


Nợ ngắn hạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Tổng tài sản


<b>Hệ số thanh toán chung =</b> (8)


Nợ phải trả


Hệ số này cho biết với tồn bộ tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo


khả năng thanh tốn các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp hay không. Hệ số có
giá trị càng lớn, khả năng thanh tốn chung của doanh nghiệp càng cao và ngược
lại khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp càng thấp.


<b>2.1.5. Lý thuyết phân tích các khoản phải thu khách hàng – các khoản</b>
<b>phải trả người bán.</b>


<b>2.1.5.1. Các khoản phải thu</b>


<i><b>a. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu</b></i>


Tổng số nợ phải thu khách hàng
đầu kỳ + cuối kỳ


<b>Số dư bình quân các =</b> x 100 (9)


khoản phải thu 2


Doanh thu thuần


<b>Số vòng luân chuyển =</b> x 100 (10)


các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu


Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu của
khách hàng và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu giá trị của chỉ tiêu lớn, chứng tỏ
doanh nghiệp thu hồi hàng kịp thời và ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên nếu chỉ
tiêu quá cao có thể có ảnh hưởng đến mức tiêu thụ trong tương lai vì đồng nghĩa
với kì hạn thanh tốn ngắn hạn, không hấp dẫn khách hàng.



<i><b>b. Kỳ thu tiền bình quân của các khoản phải thu</b></i>


360


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Kỳ thu tiền bình quân của các khoản phải thu càng ngắn, tốc độ thu tiền
càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Chỉ tiêu này sẽ được so sánh với
thời gian quy định cho khách hàng, nếu thời gian thu nợ lớn hơn đồng nghĩa với
việc thực hiện thu nợ các khoản phải thu bị chậm so với kế hoạch.


<b>2.1.5.2. Các khoản phải trả</b>


<i><b>a. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả</b></i>


Tổng số nợ phải trả người bán
đầu kỳ và cuối kỳ


<b>Số dư bình quân các khoản =</b> (12)


phải trả 2


Giá vốn hàng bán


<b>Số vòng luân chuyển =</b> (13)


các khoản phải trả Số dư bình quân các khoản phải trả


Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả người
bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Nếu giá trị của chỉ tiêu lớn, chứng tỏ
doanh nghiệp trả tiền hàng kịp thời, ít chiếm dụng vốn và có thể nhận được chiết
khấu thanh tốn.



<i><b>b. Thời gian quay vịng các khoản phải trả</b></i>


360


<b>Thời gian quay vòng các =</b> (14)


khoản phải trả Số vòng luân chuyển các
khoản phải trả


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>2.1.6. Lý thuyết phân tích hiệu quả sử dụng vốn</b>
<b>2.1.6.1. Hiệu quả sử dụng tài sản</b>


<i><b>a. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản</b></i>
– Sức sản xuất của tổng tài sản


Sức sản xuất của tổng tài sản phản ảnh với một đồng tài sản sử dụng bình
quân trong kì đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Cơng thức tính:


Tổng giá trị tài sản hiện có
đầu kì và cuối kì


<b>Tổng tài sản bình quân =</b> (15)


2


Doanh thu thuần


<b>Sức sản xuất của tổng tài sản =</b> (16)



Tổng tài sản bình quân


Sức sản xuất càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao và
ngược lại hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng thấp nếu sức sản xuất có giá trị càng nhỏ.


– Sức sinh lợi của tổng tài sản


Sức sinh lợi của tổng tài sản phản ảnh một đồng tài sản sử dụng bình quân
trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Sức sinh lợi càng lớn
chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản càng cao. Cơng thức tính:


Lợi nhuận thuần trước thuế


<b>Sức sinh lợi của tổng tài sản =</b> (17)


Tổng tài sản bình quân


– Suất hao phí tài sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i><b>b. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định</b></i>
– Sức sản xuất của tài sản cố định


Sức sản xuất của tài sản cố định (TSCĐ) phản ánh với một đồng nguyên
giá bình quân của TSCĐ sử dụng trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Sức sản xuất này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
Cơng thức tính:


Ngun giá TSCĐ đầu kỳ và cuối kỳ


<b>Nguyên giá bình quân TSCĐ =</b> (19)



2


Doanh thu thuần


<b>Sức sản xuất của TSCĐ =</b> (20)


Nguyên giá bình quân của TSCĐ


– Sức sinh lợi của tài sản cố định


Sức sinh lợi của tài sản cố định phản ảnh với một đồng nguyên giá bình
quân của tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận thuần trước thuế. Cơng thức tính:


Lợi nhuận thuần trước thuế


<b>Sức sinh lợi của TSCĐ =</b> (21)


Nguyên giá bình quân của TSCĐ


– Suất hao phí của tài sản cố định


Suất hao phí của TSCĐ cho biết để có 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ
cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Cơng thức tính:


Ngun giá bình qn TSCĐ


<b>Suất hao phí của TSCĐ =</b> (22)



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<i><b>c. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn</b></i>
– Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn


Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn phản ánh với một đồng tài sản ngắn hạn
sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.


Tổng giá trị tài sản ngắn hạn
đầu kỳ và cuối kỳ


<b>Tài sản ngắn hạn bình quân =</b> (23)


2


Doanh thu thuần


<b>Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn =</b> (24)


Tài sản ngắn hạn bình quân


– Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn


Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn cho biết với một đồng giá trị tài sản ngắn
hạn sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần
trước thuế. Công thức tính:


Lợi nhuận thuần trước thuế


<b>Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn =</b> (25)


Tài sản ngắn hạn bình quân



– Suất hao phí của tài sản ngắn hạn


Suất hao phí của tài sản ngắn hạn cho biết để có một đồng doanh thu thuần
trong kỳ bình quân bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Cơng thức tính:


Tài sản ngắn hạn bình quân


Suất hao phí của tài sản ngắn hạn = (26)


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i><b>d. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho</b></i>
– Hệ số vòng quay hàng tồn kho


Hệ số vòng quay hàng tồn kho phản ảnh mối quan hệ giữa khối lượng
hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần mà
hàng hóa tồn kho bình qn được bán trong kỳ. Cơng thức tính:


Giá vốn hàng bán


<b>Hệ số quay vịng hàng tồn kho =</b> (27)


Hàng hóa tồn kho bình qn


– Số ngày bình qn của một vịng quay kho


Số ngày bình qn của một vịng quay kho phản ảnh độ dài của thời gian
dự trữ hàng hóa và sự cung ứng hàng dự trữ cho số ngày tồn kho. Cơng thức tính:


360



<b>Số ngày bình qn của =</b> (28)


một vịng quay kho Hệ số quay vòng hàng tồn kho


<b>2.1.6.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn</b>
<i><b>a. Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh</b></i>


Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh phản ánh một đồng vốn kinh doanh
đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần sau thuế trong kỳ. Công thức tính:


Lợi nhuận thuần sau thuế


<b>Hệ số lợi nhuận trên vốn =</b> (29)


kinh doanh bình quân Vốn kinh doanh bình quân


<i><b>b. Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Lợi nhuận thuần sau thuế


<b>Hệ số lợi nhuận trên =</b> (30)


doanh thu thuần Doanh thu thuần


Hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và doanh
nghiệp kinh doanh càng hiệu quả.


<i><b>c. Hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kỳ</b></i>


Hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kỳ phản ảnh trong một đồng doanh thu


chung trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần sau thuế. Cơng thức tính:


Lợi nhuận thuần sau thuế


<b>Hệ số lợi nhuận trên =</b> (31)


tổng thu trong kỳ Tổng thu trong kỳ


Trong đó:


Tổng Tổng Tổng doanh Tổng thu
thu = doanh thu + thu thuần + thuần từ
trong thuần về hoạt động hoạt động
kỳ tiêu thụ tài chính khác


<i><b>d. Suất hao phí của vốn</b></i>


Suất hao phí của vốn là chỉ tiêu cho biết để có một đồng lợi nhuận, doanh
nghiệp đã đầu tư bao nhiêu đồng vốn kinh doanh bình qn. Cơng thức tính:


Vốn kinh doanh bình qn


<b>Suất hao phí của vốn =</b> (32)


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>2.1.6.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu</b>
<i><b>a. Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (CSH)</b></i>


Lợi nhuận thuần sau thuế


<b>Hệ số lợi nhuận trên vốn CSH =</b> (33)



Vốn CSH bình quân


Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là một tỷ số
quan trọng đối với các chủ sở hữu vì nó gắn liền với hiệu quả hoạt động đầu tư
của chủ sở hữu.


<b>b. Suất hao phí vốn chủ sở hữu bình qn</b>


Vốn CSH bình qn


<b>Suất hao phí vốn CSH bình qn =</b> (34)


Lợi nhuận thuần sau thuế


Tương tự với suất hao phí vốn kinh doanh, suất hao phí vốn chủ sở hữu
bình quân phản ánh 1 đồng lợi nhuận được tạo ra cần sử dụng bao nhiêu đồng
vốn chủ sở hữu bình qn.


<b>2.1.7. Lý thuyết phân tích hiệu quả kinh doanh</b>
<b>2.1.7.1. Tỷ lệ lãi gộp</b>


Lãi gộp


Tỷ lệ lãi gộp <b>=</b> x 100 (35)


Doanh thu thuần


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>2.1.7.2. Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế</b>



Tỷ lệ này thể hiện quan hệ giữa lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
(HĐKD) trước thuế với doanh thu thuần. Lãi thuần từ hoạt động tài chính và từ
hoạt động bất thường đều được để ra ngoài chỉ tiêu này. Cơng thức tính:


Lãi thuần từ HĐKD trước thuế


<b>Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động =</b> x 100 (36)


kinh doanh trước thuế Doanh thu thuần


<b>2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>
<b>2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu</b>


– Số liệu được sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp
từ báo cáo tài chính 3 năm (2006-2008) của công ty Liên Doanh Meyer-BPC.


– Thông tin liên quan đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh được
thu thập từ việc tham khảo ý kiến của những người có chun mơn trong cơng ty.
– Thơng tin liên quan đến vấn đề phân tích tình hình tài chính được tham
khảo từ sách quản trị tài chính, phân tích báo cáo tài chính, phân tích tình hình
hoạt động kinh doanh và một số website có liên quan.


<b>2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu</b>


– Sử dụng phương pháp so sánh với mục đích đánh giá khái quát về hiện
trạng tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm so sánh số tương đối và tuyệt đối


– Sử dụng cơng cụ phân tích là các tỷ số tài chính để đi sâu vào tìm hiểu
ngun nhân, có những nhận xét, kết luận cụ thể về tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Trong đó, dựa vào số liệu từ báo cáo tài chính để phân tích bốn nhóm chỉ tiêu:



+ Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh và tình hình đảm bảo khả năng
thanh tốn


+ Phân tích các khoản phải thu khách hàng - phải trả người bán
+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>CHƯƠNG 3</b>


<b>ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI CHÍNH CÔNG TY</b>
<b>LIÊN DOANH MEYER - BPC</b>


<b>3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY</b>
<b>3.1.1. Sơ lược về sự hình thành cơng ty</b>


Cơng ty Meyer-BPC là công ty liên doanh giữa công ty Cổ Phần Dược
Phẩm Bến Tre (Bepharco) và công ty Meyer Pharmaceuticals.Ltd.


Căn cứ theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 96, Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và Nghị
Định 24/2000/NĐ/CP. Ngày 31.7.2000 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của bộ khoa học và đầu tư.


Xét đơn và hồ sơ dự án do công ty dược và vật tư y tế Bến Tre và công ty
Meyer Pharmaceuticals.Ltd nộp ngày 16.3.2000.


Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư quyết định cho phép các bên:


– Công ty dược và vật tư y tế Bến Tre (nay là công ty Cổ Phần Dược
Phẩm Bến Tre).



– Công ty Meyer Pharmaceuticals.Ltd, Hông Kông.


Thành lập công ty liên doanh theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam vào ngày 20.8.2001.


– Tên công ty: Công ty Liên Doanh Meyer-BPC.
– Tên giao dịch tiếng anh: Meyer-BPC(JV) Ltd.


– Trụ sở đặt tại số 6A3 quốc lộ 60, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.


– Cơng ty Liên Doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được
phép mở tài khoản tại ngân hàng theo qui định của pháp luật Việt Nam.


– Mục tiêu và phạm vi hoạt động của công ty là sản xuất thuốc chữa
bệnh và thực phẩm chức năng cho người theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN.


– Vốn đầu tư: 1.500.000 USD, trong đó:
+ Vốn pháp định: 1.000.000 USD.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

+ Vốn của Liên Doanh: 500.000 USD.


– Chủng loại sản phẩm: thuốc viên nén, viên bao phim, thuốc gói vachet
– Thị trường tiêu thụ: trong nước và xuất khẩu.


<b>3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty</b>
<b>3.2.1.1. Chức năng</b>


– Công ty Meyer-BPC là một công ty Liên Doanh hoạt động theo luật
đầu tư nước ngồi tại Việt Nam, hạch tốn độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài


khoản và con dấu riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc theo quy
định của pháp luật trong quản lý sản xuất.


– Ngành nghề kinh doanh của công ty: sản xuất thuốc chữa bệnh, thực
phẩm chức năng cho người và phân phối sản phẩm này trong nước và xuất khẩu.


– Có điều lệ tổ chức và hoạt động.


– Hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm
về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.


<b>3.2.1.2. Nhiệm vụ</b>


– Chủ động tổ chức quản lý doanh nghiệp và mạng lưới phân phối, mạng
lưới tiếp thị, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn.


– Nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu để xây dựng nhà xưởng và
phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.


<b>3.2.1.3. Quyền hạn</b>


– Trực tiếp xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu các sản phẩm của mình.
– Tuyển dụng và thuê mướn lao động Việt Nam. Đối với các cơng việc
địi hỏi kỹ thuật quản lý cao mà người Việt Nam khơng đáp ứng được thì có
quyền tuyển dụng người nước ngồi.


– Quyền tự chủ về tài chính, tự đảm bảo các nhu cầu về vốn, tự trang trải
các khoản chi phí sản xuất kinh doanh và nộp thuế cho ngân sách nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơng ty</b>


<b>3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức</b>


<b>Hình 1- SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠNG TY LIÊN DOANH MEYER-BPC</b>
<i>(Nguồn: phịng nhân sự - hành chánh)</i>


<i><b>Ghi chú: ĐBCL: đảm bảo chất lượng, KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm, NCPT:</b></i>


<i>nghiên cứu phát triển, NSHC: nhân sự-hành chánh, KD: kinh doanh, CĐ: cơ điện,</i>
<i>NVL: nguyên vật liệu, TP: thành phẩm</i>


<b>3.1.3.2. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơng ty</b>
– Phịng kế tốn:


Chịu sự lãnh đạo của Tổng Giám Đốc, có chức năng tổ chức thực hiện
tồn bộ cơng tác kế toán, thống kê hoạch toán, kế toán theo luật kế toán và quy
định của pháp luật nhà nước Việt Nam ban hành.


– Phịng nhân sự - hành chính:


Tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động bố trí sự phù hợp nhu cầu phát
triển cơng ty. Ngồi ra, phịng nhân sự cịn quản lý cơng văn, giấy tờ, hồ sơ, con


Kho


NVL Trưởngkho KhoTP
Phó
Trưởng
phịng
Phó
Quản


đốc
Phó
Quản
đốc
Phó
Trưởng
phịng
Phó
Trưởng
phịng
Phó
Trưởng
phịng
Phó
Trưởng
phịng
Phó TGĐ chất lượng


Trưởng
phịng
KCS
Trưởng
phịng
NCPT
Trưởng
phịng
ĐBCL


Phó TGĐ sản xuất



TỔNG GIÁM ĐỐC Đại diện lãnh đạo


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

– Phòng kinh doanh:


Điều phối kế hoạch sản xuất, đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký với
khách hàng, danh mục số lượng thời gian giao hàng, định hướng chiến lược về
giá cả sản phẩm, phương pháp xúc tiến bán hàng, soạn thảo, theo dõi giám sát
thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu…nguyên liệu sản xuất thuốc, bao bì, dán
nhãn và các thành phẩm.


– Phòng đảm bảo chất lượng:


Đề xuất nội dung chính sách chất lượng và hệ thống chính sách chất
lượng, theo dõi quá trình sản xuất từ lúc nhập nguyên liệu đến xuất xưởng, theo
dõi kiểm soát các điều kiện của môi trường sản xuất và của kho. Tiến hành lấy
mẫu lưu, mẫu thử nghiệm độ ổn định.


Chỉ đạo công tác thẩm định, đề xuất giải pháp hủy thuốc, đánh giá nhà
cung cấp theo dõi việc bảo trì sửa chữa thiết bị nhà xưởng.


– Phịng kiểm tra chất lượng thành phẩm:


Đề xuất nội dung của hệ thống quản lý trong phòng KCS, kiểm nghiệm
các mẫu nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm, thành phẩm chuẩn bị hồ sơ cần
thiết, mẫu kiểm nghiệm, mẫu đăng ký gửi bộ y tế, xin số đăng ký lưu hành thuốc,
xác định hạn dùng thuốc, tham gia công tác thẩm định…tham vấn cho hợp đồng
quản lý các loại thuốc kém chất lượng quá hạn dùng.


– Phòng nghiên cứu và phát triển:



Soạn thảo tài liệu sản xuất gốc, quá trình pha chế gốc, quy trình pha chế
gốc và qui trình đóng gói gốc. Nghiên cứu các dạng bào chế công thức thuốc và
thống kê, chịu trách nhiệm đăng ký mặt hàng sản xuất, tối ưu hóa sản xuất thuốc
qui trình pha chế đảm bảo sự ổn định của chất lượng thuốc.


– Xưởng sản xuất:


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>2%</b>
<b>15%</b>


<b>1%</b>
<b>63%</b>


<b>20%</b>


Trên ĐH
Đại Học
Cao Đẳng
Trung Học
Sơ cấp


– Phòng cơ điện:


Đảm bảo tốt lưới điện cho sản xuất kinh doanh, không để sản xuất ngưng
trệ. Đảm bảo hệ thống điện tồn cơng ty phải thật sự an tồn trong quá trình sản
xuất lập kế hoạch, kiểm tra sửa chữa, soạn thảo các hướng dẫn vận hành thiết bị,
kiểm kê định kỳ đề xuất việc chấp hành qui định về an toàn lao động, thẩm định
các hệ thống điện lạnh, lọc khí…


<b>3.1.4. Cơ cấu nhân sự</b>



<b>Hình 2. CƠ CẤU NHÂN SỰ CƠNG TY LIÊN DOANH</b>
<b>MEYER-BPC NĂM 2008</b>


<i>(Nguồn: phịng nhân sự - hành chính cơng ty Liên Doanh Meyer-BPC)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY</b>
<b>3.2.1. Phân tích khái qt về tình hình tài sản</b>


<b>3.2.1.1. Về tổng tài sản</b>


<b>Bảng 1. BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG TÀI SẢN QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>
<i>Đvt: Triệu đồng (trđ)</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm<sub>2006</sub></b> <b>Năm<sub>2007</sub></b> <b>Năm<sub>2008</sub></b> <b>Chênh lệchnăm 07/06</b> <b>Chênh lệchnăm 08/07</b>
<b>Giá trị</b> <b>%</b> <b>Giá trị</b> <b>%</b>


A. Tài sản lưu động và đầu


tư ngắn hạn 26.306 18.524 36.607 -7.782 -29,6 18.083 97,6


B. Tài sản cố định và đầu


tư dài hạn 19.823 19.617 17.135 -206 -1,0 -2.482 -12,7


<b>TỔNG TÀI SẢN</b> <b>46.129 38.141 53.742 -7.988 -17,3 15.601 40,9</b>
<i>( Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008 -Phịng kế tốn)</i>


<b>0</b>
<b>10,000</b>


<b>20,000</b>
<b>30,000</b>
<b>40,000</b>
<b>50,000</b>
<b>60,000</b>


<b>T</b>


<b>ỷ </b>


<b>đ</b>


<b>ồ</b>


<b>n</b>


<b>g</b>


<b>N ăm 2006 N ăm 2007 N ăm 2008</b>


Tài sản lưu động và đầu
tư ngắn hạn


Tài sản cố định và đầu
tư dài hạn


TỔ N G TÀ I SẢ N


<b>Hình 3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI SẢN QUA 3 NĂM (2006-2008</b><i>)</i>



Từ số liệu trong bảng 1 ta thấy tổng tài sản năm 2007 giảm 7.988 triệu
đồng (trđ) so với năm 2006, nguyên nhân giảm chủ yếu do tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn (TSLĐ và ĐTNH) giảm 7.782 trđ với mức giảm tương ứng
29,6% và một phần do tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm 206 trđ với mức
giảm nhẹ chỉ 1,0%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

dấu hiệu tốt cho thấy năng lực kinh doanh của công ty đã được tăng cường. Tuy
nhiên, để hiểu rõ hơn về nguyên nhân tăng giảm giá trị của tài sản qua mỗi năm,
chúng ta tìm hiểu thơng qua các khoản mục cấu thành nên tổng tài sản.


<b>3.2.1.2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn</b>


<b>Bảng 2. BIẾN ĐỘNG CỦA TSLĐ VÀ ĐTNH QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>
<i>Đvt: Triệu đồng</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm<sub>2006</sub></b> <b>Năm<sub>2007</sub></b> <b>Năm<sub>2008</sub></b>


<b>Chênh lệch</b>


<b>năm 07/06</b> <b>Chênh lệchnăm 08/07</b>
<b>Giá</b>


<b>trị</b> <b>%</b> <b>Giátrị</b> <b>%</b>


<b>TÀI SẢN LƯU ĐỘNG & ĐẦU</b>


<b>TƯ NGẮN HẠN</b> <b>26.306 18.524 36.607 -7.782 -29,6 18.083</b> <b>97,6</b>
<b>I.Tiền và các khoản tương</b>


<b>đương tiền</b> <b>1.760</b> <b>1.301</b> <b>1.271</b> <b>-459 -26,1</b> <b>-30</b> <b>-2,3</b>



1. Tiền 1.760 1.301 1.271 -459 -26,1 -30 -2,3


<b>II.Các khoản phải thu ngắn hạn 12.539</b> <b>5.071 19.609 -7.468 -59,6 14.538 286,7</b>


1. Phải thu khách hàng 12.249 4.098 18.532 -8.152 -66,5 14.434 352,2


2. Trả trước cho người bán 288 970 1.067 682 236,3 97 10,0


3. Các khoản phải thu khác 1 3 10 2 123,7 7 241,3


<b>III. Hàng tồn kho</b> <b>11.519 11.897 14.764</b> <b>378</b> <b>3,3</b> <b>2.868</b> <b>24,1</b>


1. Hàng tồn kho 11.519 11.897 14.764 378 3,3 2.868 24,1


<b>IV. Tài sản ngắn hạn khác</b> <b>488</b> <b>255</b> <b>962</b> <b>-232 -47,7</b> <b>707 277,1</b>


1. Chi phí trả trước ngắn hạn 24 37 13 13 54,2 -24 -64,5


2. Thuế GTGT được khấu trừ 426 135 879 -291 -68,3 744 551,4


3. Tài sản ngắn hạn khác 37 83 70 46 122,8 -13 -15,8


<i>( Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


Từ kết quả so sánh bảng 2, ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
biến động theo xu hướng giảm trong năm 2007 và tăng trong năm 2008. Nguyên
nhân tăng giảm chủ yếu do sự biến động nhiều nhất của các khoản phải thu ngắn
hạn và hàng tồn kho, hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSLĐ và
ĐTNH. Cụ thể:



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

hoảng kinh tế, khách hàng của cơng ty gặp khó khăn trong việc luân chuyển vốn,
xin gia hạn nợ làm nợ phải thu khách hàng tăng cao. Tăng tài sản ở năm 2008 là
một biểu hiện tích cực, tuy nhiên thời gian thu nợ kéo dài là một áp lực trong vấn
đề luân chuyển vốn kinh doanh của công ty.


– Hàng tồn kho của công ty chiếm giá trị rất lớn, chiếm tỷ trọng lớn thứ
hai sau phải thu khách hàng. Giá trị khoản mục này luôn tăng sau mỗi năm, đặc
biệt trong năm 2008 giá trị hàng tồn kho tăng đến 2.868 trđ với mức tăng tương
ứng 24,1%. Nguyên nhân tăng một phần do tình hình kinh doanh khơng thuận
lợi, khách hàng gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng đến tốc độ
luân chuyển hàng tồn kho. Gia tăng hàng tồn kho góp phần tăng tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn tuy nhiên đây khoản mục có tính thanh khoản thấp hơn so với
các loại tài sản lưu động trên nên cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn.


– Ngoài ra, tiền và các khoản tương đương tiền đều có xu hướng giảm
qua mỗi năm. Nguyên nhân do đã được luân chuyển, đầu tư vào thành phẩm và
các loại tài sản lưu động khác. Chẳng hạn, phải thu khách hàng giảm, hàng tồn
kho tăng cũng là một trong những nguyên nhân làm tiền mặt giảm.


<b>3.2.1.3. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn</b>


<b>Bảng 3. BIẾN ĐỘNG CỦA TSCĐ VÀ ĐTDH QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<i>Đvt: Triệu đồng</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm<sub>2006</sub></b> <b>Năm<sub>2007</sub></b> <b>Năm<sub>2008</sub></b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>năm 07/06</b>



<b>Chênh lệch</b>
<b>năm 08/07</b>
<b>Giá trị</b> <b>%</b> <b>Giá trị</b> <b>%</b>
<b>TÀI SẢN CỐ ĐỊNH &</b>


<b>ĐẦU TƯ DÀI HẠN</b> <b>19.823 19.617 17.135</b> <b>-206</b> <b>-1,0 -2.482</b> <b>-12,7</b>
<b>I. Tài sản cố định</b> <b>19.823 18.263 16.381 -1.560</b> <b>-7,9 -1.882 -10,3</b>


1. Tài sản cố định hữu hình 7.074 17.225 15.366 10.151 143,5 -1.859 -10,8


1.1 Nguyên giá 9.860 22.991 23.321 13.131 133,2 330 1,4


1.2 Giá trị hao mòn lũy kế -2.786 -5.766 -7.955 -2.980 107,0 -2.188 38,0


2. Tài sản cố định vơ hình - 640 617 - - -23 -3,6


2.1 Ngun giá - 698 698 - - 0 0,0


2.2 Giá trị hao mòn lũy kế - -58 -81 - - -23 40,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Từ kết quả phân tích ở bảng 3, ta thấy khác với xu hướng biến động với
TSLĐ và ĐTNH, tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều giảm qua từng năm, với
giá trị giảm ngày càng cao. Biến động cụ thể qua từng năm như sau:


Năm 2007 TSCĐ và ĐTDH tuy chỉ giảm 206 trđ hay chỉ 1,0% so với năm
2006. Giá trị giảm không cao nhưng xét đến sự biến động các khoản mục hình
thành nên loại tài sản này lại có sự thay đổi về giá trị khá cao. Cụ thể, tài sản cố
định giảm 1.560 trđ hay 7,9%; trong khi tài sản dài hạn khác, hay chi phí trả
trước ngắn hạn lại tăng 1.354 trđ tăng 100,0% so với năm trước. Mặc dù bổ sung


thêm giá trị tài sản cố định vơ hình là 640 trđ và tăng thêm nguyên giá cho tài sản
cố định hữu hình là 13.131 trđ nhưng giá trị tài sản cố định vẫn giảm là do biến
động của chi phí XDCB dỡ dang. Khoản mục này giảm đến 96,9% tương đương
giá trị giảm là 12.351 trđ, điều này giải thích lý do tăng nguyên giá của TSCĐ
hữu hình, đồng thời chứng tỏ công việc xây dựng cơ sở vật chất bước đầu đã
hoàn thành, tài sản được nghiệm thu và đưa vào sử dụng phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>3.2.2. Phân tích khái quát về tình hình nguồn vốn</b>
<b>3.2.2.1. Về tổng nguồn vốn</b>


<b>Bảng 4. BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>
<i>Đvt: Triệu đồng</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>năm 07/06</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>năm 08/07</b>
<b>Giá trị</b> <b>%</b> <b>Giá trị</b> <b>%</b>



A. Nợ phải trả 30.725 22.152 29.013 -8.573 -27,9 6.861 31,0


B. Vốn chủ sở hữu 15.404 15.989 24.729 585 3,8 8.740 54,7


<b>TỔNG NGUỒN VỐN</b> <b>46.129 38.141 53.742 -7.988 -17,3 15.601 40,9</b>
<i>( Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế toán)</i>


<b>0</b>
<b>10,000</b>
<b>20,000</b>
<b>30,000</b>
<b>40,000</b>
<b>50,000</b>
<b>60,000</b>


<b>T</b>


<b>ỷ </b>


<b>đồ</b>


<b>ng</b>


<b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b>


A. Nợ phải trả
B. Vốn chủ sở hữu
TỔNG NGUỒN VỐN



<b>Hình 4. KHÁI QT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


Từ kết quả bảng 4 cho thấy, tổng nguồn vốn của công ty biến động theo
xu hướng giảm trong năm 2007 và tăng trở lại trong năm 2008, với mức tăng khá
cao. Cụ thể, năm 2007 so với năm 2006 tổng nguồn vốn giảm 7.988 trđ tương
ứng 17,3%. Nguyên nhân chủ yếu do nợ phải trả giảm, với giá trị giảm 8.573 trđ
hay 27,9%. Mặc dù vốn chủ sở hữu năm 2007 có tăng thêm 585 trđ nhưng do giá
trị tăng ít nên khơng đủ khả năng hạn chế việc giảm tổng nguồn vốn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>3.2.2.2. Về nợ phải trả</b>


<b>Bảng 5. BIẾN ĐỘNG CỦA NỢ PHẢI TRẢ QUA NĂM (2006-2008)</b>
<i>Đvt: Triệu đồng</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm<sub>2006</sub></b> <b>Năm<sub>2007</sub></b> <b>Năm<sub>2008</sub></b> <b>Chênh lệchnăm 07/06</b> <b>Chênh lệchnăm 08/07</b>


<b>Giá trị</b> <b>%</b> <b>Giá trị</b> <b>%</b>


<b>A. NỢ PHẢI TRẢ</b> <b>30.725 22.152 29.013</b> <b>-8.573</b> <b>-27,9</b> <b>6.861</b> <b>31,0</b>
<b>I. Nợ ngắn hạn</b> <b>26.506 21.053 28.478</b> <b>-5.453</b> <b>-20,6</b> <b>7.425</b> <b>35,3</b>


1. Vay và nợ vay ngắn hạn 13.988 18.679 21.551 4.691 33,5 2.871 15,4
2. Phải trả người bán 11.687 2.486 6.445 -9.201 -78,7 3.959 159,2


3. Người mua trả tiền trước - - 403 - - -


-4. Phải trả người lao động 37 45 51 8 20,3 6 13,0


5. Chi phí phải trả 532 -394 -52 -926 -174,1 342 -86,8



6. Các khoản phải trả, phải


nộp ngắn hạn khác 262 237 81 -25 -9,6 -155 -65,6


<b>II. Nợ dài hạn</b> <b>4.219</b> <b>1.099</b> <b>535</b> <b>-3.120</b> <b>-74,0</b> <b>-564</b> <b>-51,4</b>


1. Vay và nợ dài hạn 4.219 1.099 535 -3.120 -74,0 -564 -51,4


<i>( Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


Từ kết quả biến động ở bảng 5 cho thấy, năm 2007 nợ phải trả của công ty
giảm 8.573 trđ tương ứng 27,9% so với năm 2006. Nợ phải trả giảm do giảm nợ
ngắn hạn lẫn dài hạn.


Trong đó, nợ ngắn hạn giảm nhiều hơn chủ yếu do giảm nợ phải trả cho
người bán đến 9.201 trđ tương ứng 78,7%. Điều này cho thấy cơng ty thanh tốn
nợ nhanh chóng, hiệu quả hơn, khơng chiếm dụng nhiều vốn của người bán.
Ngược lại, vay và nợ vay ngắn hạn thì ln tăng mỗi năm, chiếm tỷ trọng cao
nhất trong nợ ngắn hạn. Về biến động năm 2007 so với năm 2006, vay và nợ vay
tăng 4691 trđ tương ứng 33,5%; năm 2008 tăng ít hơn với giá trị tăng 2.871 trđ
tuy nhiên về tỷ trọng trong nợ ngắn hạn thì lại cao hơn năm 2007. Để bổ sung
thêm vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh là điều cần thiết tuy nhiên vốn đi
vay nhiều sẽ giảm tính tự chủ về vốn, áp lực thanh toán nợ và chi trả lãi gây khó
khăn trong q trình hoạt động, đặc biệt là khi tình hình kinh tế khủng hoảng,
lạm phát tăng cao như năm 2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

đưa vào sử dụng, cơng ty thanh tốn dần các khoản nợ dài hạn, giảm đi nợ dài
hạn để tập trung năng lực cho sản xuất ngắn hạn là điều cần thiết.


Tuy nhiên, năm 2008 nợ phải trả tăng trở lại, với giá trị tăng là 6.861 trđ


tương ứng 31,0%. Nguyên nhân do các khoản mục chủ yếu của nợ ngắn hạn đều
tăng so với năm 2007. Trong đó, tăng nhiều nhất là nợ phải trả người bán, với
mức tăng 159,2% với giá trị tương đương 3.959 trđ, kế đến nợ vay tăng 2.871 trđ
tương đương 15,4%. Năm 2008, công ty chậm thanh tốn cho khách hàng do khó
khăn từ việc ln chuyển vốn lưu động, khách hàng gia hạn thanh toán làm ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của cơng ty. Ngồi ra, lãi suất trong năm này tăng rất
cao, việc gia tăng vốn vay tạo một áp lực chi phí cho công ty. Mặt khác, nợ dài
hạn trong năm 2008 tiếp tục giảm thêm 51,4% so với năm 2007, với giá trị giảm
là 564 trđ. Nợ vay dài hạn giảm chứng tỏ cơng ty chưa có nhu cầu đầu tư mới,
giảm áp lực chi phí nợ vay, tuy nhiên giá trị giảm khơng cao nên khơng kìm hãm
được tốc độ tăng của nợ phải trả.


<b>3.2.2.3. Về vốn chủ sở hữu</b>


<b>Bảng 6. BIẾN ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>
<i>Đvt: Triệu đồng</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>năm 07/06</b>



<b>Chênh lệch</b>
<b>năm 08/07</b>
<b>Giá trị</b> <b>%</b> <b>Giá trị %</b>


<b>VỐN CHỦ SỞ HỮU</b> <b>15.404 15.989 24.729</b> <b>585</b> <b>3,8 8.740 54,7</b>


<b>I. Vốn chủ sở hữu</b> <b>15.413 15.885 24.704</b> <b>473</b> <b>3,1 8.819 55,5</b>


1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15.629 15.629 23.589 0 0,0 7.959 50,9


1.1 Nguồn vốn KD- Bepharco 9.447 9.447 14.227 0 0,0 4.780 50,6


1.2 Nguồn vốn KD- Meyer


Pharmaceuticals 6.182 6.182 9.362 0 0,0 3.180 51,4


2. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - 20 14 - - -6 -28,8


3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -217 236 1.102 453 -208,8 866 366,7


<b>II. Nguồn kinh phí, quỹ khác</b> <b>-9</b> <b>104</b> <b>24</b> <b>113 -1.255,6</b> <b>-80 -76,7</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Từ kết quả phân tích bảng 6 cho thấy, vốn chủ sở hữu tăng nhưng không
đều qua mỗi năm. Cụ thể, tổng vốn chủ sở hữu năm 2007 so với năm 2006 tăng
585 trđ tương ứng 3,8%, sang năm 2008 đã tăng thêm 8.740 trđ tương đương
mức tăng 54,7% so với năm 2007, nâng giá trị vốn chủ sở hữu lên 24.729 trđ.


Trong năm 2007, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty âm 217
trđ, đồng nghĩa với việc kinh doanh không hiệu quả. Với một công ty dược ra đời
từ tháng 5/2005, đến năm 2006 mới hoạt động tròn 1 năm như Meyer-BPC thì lợi


nhuận âm là điều có thể hiểu bởi vì vốn đầu tư, và chi phí ban đầu để hoạt động
trong ngành dược rất lớn. Tình hình thay đổi từ năm 2007, hoạt động kinh doanh
đi vào ổn định, doanh số bán nhiều hơn do cơng ty có thêm nhiều khách hàng nên
lợi nhuận dương. Cụ thể, năm 2007 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 236
trđ, trích quỹ khen thưởng và phúc lợi 104 trđ. Điều này cho thấy cơng ty có sự
quan tâm và khuyến khích tập thể nhân viên của mình góp phần đầy mạnh hiệu
quả kinh doanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b>3.2.3. Đánh giá khái quát về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh</b>
<b>Bảng 7. BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ</b>


<b>HĐKD QUA 3 NĂM (2006- 2008)</b>


<i>ĐVT: Triệu đồng</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch 07/06 Chênh lệch 08/07</b>


<b>Giá trị</b> <b>%</b> <b>Giá trị</b> <b>%</b>


<b>1. Doanh thu bán hàng</b> 31.083 44.960 43.563 13.887 44,7 -1.397 -3,1



<b>2. Các khoản giảm trừ</b> 499 342 988 -157 -31,4 646 188,7


<b>3. Doanh thu thuần =(1)-(2)</b> 30.584 44.618 42.575 14.034 45,9 -2.043 -4,6


<b>4. Giá vốn hàng bán</b> 30.113 40.271 36.855 10.158 33,7 -3.416 -8,5


<b>5. Lợi nhuận gộp=(3)–(4)</b> 471 4.347 5.720 3.876 823,0 1.373 31,6


<b>6. Doanh thu hoạt động tài chính</b> 27 100 694 73 274,2 595 595,7


<b>7. Chi phí tài chính</b> 10 2.656 2.943 2.646 25.818,8 287 10,8


<b>8. Chi phí bán hàng</b> 0 213 1.050 213 190.132,2 837 392,7


<b>9. Chi phí quản lý doanh nghiệp</b> 5 932 1.298 927 17.792,7 367 39,4


<b>10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh</b>


<b>doanh =(5)+(6)-(7)-(8)-(9)</b> 482 646 1.124 164 34,0 478 74,0


<b>11. Thu nhập khác</b> 86 39 132 -47 -54,8 94 241,9


<b>12. Chi phí khác</b> 5 0 28 -5 -96,7 28 17.627,2


<b>13. Lợi nhuận khác=(11)-(12)</b> 81 39 105 -42 -52,4 66 171,4


<b>14. Tổng lợi nhuận kế toán trước</b>


<b>thuế =(10)+(13)</b> 563 685 1.229 121 21,6 544 79,5



<b>15. Chi phí thuế TNDN hiện hành</b> - - -


<b>-16. Chi phí thuế TNDN hồn lại</b> - - -


<b>-17. Lợi nhuận sau thuế TNDN</b>


<b>= (14)-(15)+(16)</b> 563 685 1.229 121 21,6 544 79,5


<i>( Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


Từ số liệu phân tích được trình bày ở bảng 7 ta đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh thông qua từng khoản mục lợi nhuận như sau:


<i><b>a. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Mặc dù không đánh giá một cách cụ thể về tốc độ tăng lợi nhuận gộp
trong năm 2007 nhưng nếu xét về giá trị doanh thu thuần năm 2007 tăng 14.034
trđ cho thấy cơng ty đã có thêm khách hàng, có nhiều đơn đặt hàng hơn, tăng
cường tìm kiếm lợi nhuận so với năm trước.


Sang năm 2008, cơ cấu chi phí hợp lý hơn, lợi nhuận gộp tăng ổn định trở
lại với giá trị tăng 1.373 trđ tức tăng 31,6% so với năm 2007. Tình hình kinh
doanh trong năm này khơng được thuận lợi: hàng bán bị trả lại tăng 646 trđ làm
tăng các khoản giảm trừ doanh thu đến 188,7%, doanh thu thuần giảm 3,1%
tương đương giảm giá trị một lượng hàng tiêu thụ là 1.397 trđ. Tuy nhiên do
công ty đã quản lý tốt, tiết kiệm các loại chi phí sản xuất góp phần làm giá vốn
hàng bán giảm 3.416 trđ tức giảm 8,5%, tốc độ giảm của giá vốn hàng bán cao
hơn tốc độ giảm của doanh thu nên đảm bảo lợi nhuận gộp tăng. Như vậy, trong
năm này các khoản giảm trừ doanh thu, cụ thể là hàng bán bị trả lại tăng khá cao,


làm ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận gộp của công ty, cần phải chú trọng hơn nữa
về vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm ở khâu tiêu thụ.


<i><b>b. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh</b></i>


Đánh giá về sự thay đổi từ lợi nhuận gộp sang lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh trong bảng 11, ta thấy có sự sụt giảm đáng kể về mặt giá trị. Ngun nhân
chủ yếu do chi phí hoạt động ngồi sản xuất của công ty khá cao, trong khi thu
nhập từ hoạt động tài chính khơng đáng kể làm hao mịn khá nhiều lợi nhuận của
công ty. Cụ thể như sau:


Trong năm 2007, trong khi lợi nhuận gộp đạt 4.347 trđ thì lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh chỉ đạt 646 trđ, tức tăng 164 trđ tương ứng mức tăng 34%
so với năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu do tác động của chi phí tài chính và chi
phí quản lý doanh nghiệp. Tuy khơng xác định chính xác mức tăng của hai loại
chi phí này nhưng nếu xét về mặt giá trị: Chi phí tài chính năm 2007 là 2.656 trđ,
chi phí quản lý doanh nghiệp là 932 trđ cho thấy mức sử dụng chi phí của cơng ty
rất cao. Chi phí tài chính cao khơng chỉ ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận mà sẽ
gây áp lực chi trả nợ vay cho công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

hưởng lãi suất từ việc gia hạn nợ cho khách hàng năm này cao hơn so với năm
trước 595 trđ. Doanh thu thuần trong năm 2008 giảm 2.043 trđ so với năm trước
nhưng các loại chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng, cao
nhất là chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng tăng 837 trđ tương ứng 392,7% so với
năm 2007, một phần do ảnh hưởng của việc tăng thêm chi phí cho các loại hàng
bán bị trả lại.


Nhìn chung về vấn đề chi phí, cơng ty cần phải chú trọng quản lý có hiệu
quả hơn, kìm hãm tốc độ tăng chi phí thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu
bán hàng là hành động cần thiết.



<i><b>b. Lợi nhuận khác</b></i>


Năm 2007 mặc dù chi phí khác giảm 96,7% nhưng do thu nhập khác giảm
54,8% nên lợi nhuận khác thu được đã giảm 52,4%. Năm 2008 thu nhập khác
tăng thêm 94 trđ tức 241,9% nhưng do chi phí khác tăng rất cao 17.627,2% hạn
chế bớt tốc độ tăng của lợi nhuận khác cịn 171,4%. Cơng ty cần chú trọng hơn
về vấn đề chi phí phục vụ cho các khoản thu nhập khác, việc tăng thêm chi phí là
sức ép và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận rịng của cơng ty.


<i><b>c. Lợi nhuận kế tốn trước thuế</b></i>


Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng về tốc độ tăng và giá trị qua các năm,
năm sau cao hơn năm trước, đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang phấn đấu
hoạt động kinh doanh ổn định và kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, kết quả
đạt được hiện tại vẫn còn rất hạn chế nếu so với qui mô và những điều kiện thuận
lợi mà công ty có được cơng ty cần phải phấn đấu hoạt động kinh doanh có hiệu
quả hơn cho tương xứng với tiềm năng của mình.


<i><b>d. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>CHƯƠNG 4</b>


<b>PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY</b>
<b>LIÊN DOANH MEYER-BPC</b>


<b>4.1. PHÂN TÍCH TỶ SỐ VỀ CƠ CẤU VỐN KINH DOANH VÀ TÌNH</b>
<b>HÌNH ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG THANH TOÁN</b>


<b>4.1.1. Tỷ số nợ</b>



<b>Bảng 8. TỶ SỐ NỢ VÀ TỶ SỐ NỢ DÀI HẠN QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Nợ phải trả Trđ 30.725 22.152 29.013 -8.573 6.861


a. Nợ dài hạn Trđ 4.219 1.099 535 -3.120 -564


B. Tổng cộng nguồn vốn Trđ 46.129 38.141 53.742 -7.988 15.601


<b>Tỷ số nợ (1)</b> % <b>66,6</b> <b>58,1</b> <b>54,0</b> <b>-8,5</b> <b>-4,1</b>


<b>Tỷ số nợ dài hạn (2)</b> % <b>9,1</b> <b>2,9</b> <b>1,0</b> <b>-6,3</b> <b>-1,9</b>



<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Bảng 8 biểu thị tỷ số nợ của cơng ty có xu hướng giảm dần qua mỗi năm.
Năm 2007 tỷ số nợ là 58,1% tức giảm 8,5% so với năm 2006. Năm 2008 tỷ số nợ
là 54,0%, mức giảm thấp hơn, giảm 4,1% so với năm 2007. Tuy mức giảm năm
2008 ít hơn mức giảm năm 2007, nợ phải trả tăng giá trị 6.861 trđ so với năm
trước nhưng xét quy mô chung, nợ phải trả ngày càng giảm tỷ trọng trong nguồn
vốn là biểu hiện tốt cho thấy cơng ty đã có sự cơ cấu nợ một cách hợp lý hơn,
giảm bớt áp lực về chi trả nợ. Tuy nhiên, khi xem xét lại cơ cấu nợ phải trả của
công ty trong thời gian vừa qua, vay và nợ vay ngắn hạn luôn tăng là điều mà
công ty cần phải chú trọng, cần phải cân đối các nguồn thu tránh lạm dụng vay
nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

khi việc xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng thì việc giảm nợ phải trả là điều
cần thiết. Mặc khác, công ty Meyer-BPC chỉ mới đi vào hoạt động từ tháng
5/2005, cho đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh đang bước đầu hoạt động ổn
định, tiến đến tối đa năng lực sản xuất các loại máy móc, trang thiết bị của cơng
ty. Với tình hình như vậy, cơng ty tập trung năng lực cho nhu cầu sản xuất ngắn
hạn, giảm bớt nợ vay dài hạn thì hồn tồn hợp lý.


<b>4.1.2. Tỷ số tự tài trợ</b>


<b>Bảng 9. TỶ SỐ TỰ TÀI TRỢ VÀ TỶ SỐ TỰ TÀI TRỢ TSCĐ</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm<sub>2006</sub></b> <b>Năm<sub>2007</sub></b> <b>Năm<sub>2008</sub></b> <b>NămChênh lệch</b>
<b>07/06</b> <b>08/07Năm</b>



A. Vốn sở hữu Trđ 15.404 15.989 24.729 585 8.740


B. Tổng nguồn vốn Trđ 46.129 38.141 53.742 -7.988 15.601


C. Giá trị tài sản cố định Trđ 9.860 23.689 24.019 13.829 330


<b>Tỷ số tự tài trợ (3)</b> <b>%</b> <b>33,4</b> <b>41,9</b> <b>46,0</b> <b>8,5</b> <b>4,1</b>


<b>Tỷ số tự tài trợ TSCĐ (4)</b> <b>%</b> <b>156,2</b> <b>67,5</b> <b>103,0</b> <b>-88,7</b> <b>35,5</b>
<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Từ tỷ số tự tài trợ được phân tích ở bảng 9, ta thấy khả năng tài trợ vốn sở
hữu của công ty đều tăng lên mỗi năm, chứng tỏ cơng ty ln phấn đấu nâng cao
vốn tự có, nâng cao tính độc lập về vốn. Tuy nhiên, hiện tại khả năng tài trợ cịn
rất hạn chế, cơng ty phải vay khá nhiều nợ ngắn hạn bổ sung thêm vốn lưu động.
Điều này được thể hiện qua khoản mục vay và nợ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong nợ phải trả. Tỷ số tự tài trợ đạt mức cao nhất vào năm 2008
là 46% là do có sự bổ sung thêm vốn chủ sở hữu từ công ty mẹ, xong tỷ số này
vẫn chưa vượt qua khỏi mức cân bằng 50%. Việc tăng thêm vốn từ công ty mẹ là
một thuận lợi lớn, là điều kiện thúc đẩy công ty mở rộng quy mô sản xuất, hoạt
động hiệu quả hơn để tăng cường khả năng tài trợ cho công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

35,5% so với năm 2007, do tăng vốn chủ sở hữu 8740 trđ, vừa đủ đảm bảo khả
năng tài trợ. Do đó doanh nghiệp cần lưu ý cần tổ chức việc mua sắm tài sản cho
hợp lý, tránh vượt quá khả năng tài trợ phải đi vay ngắn hạn để phục vụ cho việc
mua sắm. Có một điều đáng chú ý rằng nguyên giá của tài sản cố định từ năm
2007 có sự gia tăng nhiều một phần do bổ sung thêm giá trị tài sản cố định vơ


hình 698 trđ mà cụ thể là quyền sử dụng đất. Bổ sung thêm giá trị của loại tài sản
này làm hạn chế khả năng tài trợ tài sản cố định của công ty theo số liệu tính
tốn, trên thực tế thì tài sản vơ hình khơng ảnh hưởng gì đến khả năng tài trợ
TSCĐ của cơng ty. Như vậy trên thực tế công ty hiện đang đảm khả năng tài trợ
cho việc mua sắm tài sản cố định.


<b>4.1.3. Hệ số phản ảnh mức độ đảm bảo nợ dài hạn</b>


<b>Bảng 10. HỆ SỐ ĐẢM BẢO NỢ DÀI HẠN QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn Trđ 19.823 19.617 17.135 -206 -2.482



B. Nợ dài hạn Trđ 4.219 1.099 535 -3.120 -564


<b>Hệ số đảm bảo nợ dài hạn (5)</b> <b>%</b> <b>4,7</b> <b>17,9</b> <b>32,1</b> <b>13,2</b> <b>14,2</b>
<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Từ kết quả phân tích bảng 10, ta thấy nếu so sánh với mức trung bình (=2)
của hệ số đảm bảo nợ dài hạn thì có thể đánh giá cơng ty có dư năng lực trả nợ
dài hạn. Nếu như năm 2006 hệ số đảm bảo nợ dài hạn chỉ có 4,7% thì năm 2007
hệ số này là 17,9% tức tăng hơn năm trước 13,2%. Đến năm 2008 hệ số đảm bảo
nợ dài hạn đạt đến 32,1% tức tăng 14,2% so với năm 2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>4.1.4. Hệ số phản ảnh mức độ đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn</b>
<b>4.1.4.1. Hệ số thanh tốn hiện hành</b>


<b>Bảng 11. HỆ SỐ THANH TỐN HIỆN HÀNH QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>
<b>Năm</b>
<b>2007</b>
<b>Năm</b>
<b>2008</b>
<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>
<b>07/06</b>
<b>Năm</b>
<b>08/07</b>



A. Tài sản ngắn hạn Trđ 26.306 18.524 36.607 -7.782 18.083


B. Nợ ngắn hạn Trđ 26.506 21.053 28.478 -5.453 7.425


<b>Hệ số thanh toán hiện</b>


<b>hành (6)</b> <b>Lần</b> <b>1,0</b> <b>0,9</b> <b>1,3</b> <b>-0,2</b> <b>0,4</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Xem xét số liệu từ bảng 11 ta thấy: năm 2007 hệ số thanh toán hiện hành
là 0,9 lần giảm 0,2 lần so với năm 2006. Nợ ngắn hạn năm 2007 giảm 5.453 trđ
nhưng do tài sản ngắn hạn giảm nhiều hơn 7.782 trđ làm giảm khả năng thanh
toán hiện hành. Tuy nhiên năm 2008 hệ số này tăng trở lại đạt mức 1,3 lần. Mặc
dù đến năm 2008 hệ số thanh toán vượt qua mức trung bình 0,3 lần nhưng xét về
quy mơ chung thì khả năng thanh tốn hiện hành của cơng ty vẫn cịn thấp chỉ
đang ở mức có thể chấp nhận được, chưa đủ đảm bảo chắc chắn cho các khoản
nợ ngắn hạn. Công ty cần phải chú ý quản lý và thanh toán nợ ngắn hạn cũng như
tăng cường giá trị và tính thanh khoản cho tài sản ngắn hạn nhất là việc thu nợ
khách hàng và hàng tồn kho để kịp thời thanh toán nợ đúng hạn.


<b>4.1.4.2. Hệ số thanh tốn nhanh</b>


<b>Bảng 12. HỆ SỐ THANH TỐN NHANH QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>



<b>2006</b>
<b>Năm</b>
<b>2007</b>
<b>Năm</b>
<b>2008</b>
<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>
<b>07/06</b>
<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Tài sản ngắn hạn Trđ 26.306 18.524 36.607 -7.782 18.083


B. Hàng tồn kho Trđ 11.519 11.897 14.764 378 2.868


C. Nợ ngắn hạn Trđ 26.506 21.053 28.478 -5.453 7.425


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Từ số liệu phân tích từ bảng 12 ta thấy: năm 2007 hệ số thanh toán nhanh
là 0,3 lần, giảm 0,3 lần so với năm 2006 cho thấy trong năm này công ty cơng ty
khơng có khả năng thanh tốn kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân chủ
yếu do tài sản ngắn hạn giảm đến 7.782 trđ, trong khi hàng tồn kho tăng 378 trđ
so với năm trước. Ngược lại, năm 2008 hệ số này tăng thêm 0,5 lần so với năm
trước tức 0,8 lần, mặc dù nợ và hàng tồn kho đều tăng nhưng do công ty tăng
cường thêm nhiều giá trị tài sản ngắn hạn nên đảm bảo khả năng thanh tốn
nhanh cho cơng ty.


Mặc khác, hệ số thanh toán nhanh qua 3 năm đã chứng tỏ mức độ ảnh
hưởng của hàng tồn kho là rất lớn đối với khả năng thanh tốn của cơng ty. Mặc
dù giá trị tài sản ngắn hạn lớn nhưng tính thanh khoản khơng cao, do hàng tồn
kho có giá trị lớn. Từ đó cho thấy hiện tại quản lý và điều chỉnh lại hàng tồn kho


hợp lý là điều cần thiết để nâng cao khả năng thanh tốn nhanh cho cơng ty.


<b>4.1.4.3. Hệ số thanh tốn chung</b>


<b>Bảng 13. HỆ SỐ THANH TỐN CHUNG QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Tổng cộng tài sản Trđ 46.129 38.141 53.742 -7.988 15.601


B. Nợ phải trả Trđ 30.725 22.152 29.013 -8.573 6.861


<b>Hệ số thanh toán chung (8) Lần</b> <b>1,5</b> <b>1,7</b> <b>1,9</b> <b>0,2</b> <b>0,2</b>
<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế toán)</i>



<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<b>4.2. PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG VÀ CÁC</b>
<b>KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN</b>


<b>4.2.1. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu</b>


<b>Bảng 14. SỐ VÒNG LUÂN CHUYỂN CÁC KHOẢN PHẢI THU</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Doanh thu thuần Đồng 30.584 44.618 42.575 14.034 -2.043



B. Tổng số nợ phải thu khách


hàng đầu và cuối kỳ Đồng 19.053 16.347 35.401 -2.706 19.053


<b>Số dư bình quân các khoản</b>


<b>phải thu khách hàng (9)</b> <b>Đồng</b> <b>9.527</b> <b>8.174 17.700 -1.353</b> <b>9.527</b>
<b>Số vòng luân chuyển các</b>


<b>khoản phải thu (10)</b> <b>Vòng</b> <b>3,2</b> <b>5,5</b> <b>2,4</b> <b>2,3</b> <b>-3,1</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Qua số liệu phân tích từ bảng 14 ta thấy, số dư bình quân các khoản phải
thu khách hàng qua mỗi kỳ kinh doanh có giá trị khá lớn. Năm 2006 số dư bình
quân các khoản phải thu khách hàng là 9.527 trđ. Đến năm 2007, công ty thu nợ
hiệu quả hơn, giảm số dư bình quân 1.353 trđ so với năm 2006 tương đương với
giá trị nợ bình quân 8.274 trđ. Ngược lại, năm 2008 số dư bình quân tăng rất cao
9.527 trđ so với năm 2007 với giá trị tương ứng 17.700 trđ. Từ những con số này
cho thấy trong năm gần nhất cơng ty chưa kiểm sốt chặt chẽ và gặp khó khăn
trong việc thu nợ khách hàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

chậm thanh toán và do tình hình khó khăn chung nên các khách hàng còn lại
cũng gia hạn thanh tốn. Trong năm này cơng ty chấp nhận thu hồi nợ chậm
nhưng thực hiện tính lãi trên nợ của khách hàng làm giảm bớt gánh nặng bị
chiếm dụng vốn.



Mặc dù năm 2008 do nguyên nhân khách quan nên giảm đi khả năng thu
nợ của công ty nhưng nhìn chung vịng quay các khoản phải thu vẫn cịn thấp,
cần phải có chính sách thu nợ hiệu quả và quy định hạn mức thu nợ hợp lý để chủ
động hơn, không chịu ứ động vốn quá nhiều.


<b>4.2.2. Kỳ thu tiền bình quân các khoản phải thu</b>


<b>Hình 5. Kỳ thu tiền bình quân các khoản phải thu qua 3 năm (2006-2008)</b>


Từ biểu cột ở hình 5 ta thấy, kỳ thu tiền bình qn của cơng ty rất dài hay
nói cách khác là cơng ty mất rất nhiều thời gian trong việc thu hồi nợ. Cụ thể,
thời gian trung bình mà cơng ty có thể thu hồi tiền bán hàng là 112 ngày năm
2006, nhanh nhất là 66 ngày năm 2007 và kéo dài đến 150 ngày năm 2008. Như
vậy kể từ năm công ty hoạt động đủ một năm tài chính thì thời gian thu hồi nợ
nhanh nhất là 2 tháng và chậm nhất là 5 tháng.


Đối với những khách hàng thông thường công ty thu nợ theo thời gian quy
định không quá 30 ngày nhưng đối với cơng ty mẹ thì Meyer-BPC phải có phần
ưu đãi hơn. Cụ thể là thỏa thuận trao đổi hàng hóa, nguyên liệu sản xuất…trên cơ
sở hạn chế thanh toán tiền mặt, nợ là khoảng chênh lệch giữa tiền mua hàng của
Meyer-BPC và cơng ty mẹ. Như vậy thì cơng ty khá bị động trong việc thu hồi


<b>112</b>


<b>66</b>


<b>150</b>


<b>0</b>
<b>30</b>


<b>60</b>
<b>90</b>
<b>120</b>
<b>150</b>


<b>Ngày</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

kéo dài thời hạn thu tiền của cơng ty. Đây chính là mặc hạn chế của sự thỏa thuận
này, do là công ty mới nên phụ thuộc và chịu ảnh hưởng từ cơng ty mẹ là điều có
thể hiểu. Vì thế, cơng ty cần phải phải linh hoạt hơn trong việc thu nợ các khách
hàng khác và đẩy nhanh việc mua hàng từ cơng ty mẹ đẩy nhanh tốc độ quay
vịng của các khoản nợ.


<b>4.2.3. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả</b>


<b>Bảng 15. SỐ VÒNG LUÂN CHUYỂN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>



<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Giá vốn hàng bán Trđ 30.113 40.272 36.855 10.159 -3.417


B. Tổng số nợ phải trả người bán


đầu và cuối kỳ Trđ 21.588 14.397 8.931 -7.191 -5.466


<b>Số dư bình quân các khoản phải</b>


<b>trả người bán (12)</b> <b>Trđ 10.794</b> <b>7.198</b> <b>4.466 -3.595 -2.733</b>
<b>Số vòng luân chuyển các khoản</b>


<b>phải trả (13)</b> <b>Vòng</b> <b>2,8</b> <b>5,6</b> <b>8,3</b> <b>2,8</b> <b>2,7</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Theo số liệu được phân tích ở bảng 15 ta thấy số dư bình quân các khoản
phải trả người bán ngày càng giảm, năm sau giảm nhiều hơn năm trước. Nếu như
năm 2006 bình qn cơng ty phải trả nợ cho người bán là 10.794 trđ thì đến năm
2008 cơng ty chỉ phải trả bình qn 4.466 trđ. Đây được xem là biểu hiện tích
cực nâng cao khả năng thanh tốn và uy tín của cơng ty đối với người bán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>4.2.4. Thời gian quay vòng của các khoản phải trả</b>



<b>150</b>


<b>66</b>


<b>112</b>


<b>0</b> <b>30</b> <b>60</b> <b>90</b> <b>120</b> <b>150</b> <b>180</b>


<b>Năm 2006</b>
<b>Năm 2007</b>
<b>Năm 2008</b>


<b>Ngày</b>


<b>Hình 6. Thời gian quay vịng các khoản phải trả trong 3 năm (2006-2008)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN</b>
<b>4.3.1. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản</b>


<b>Bảng 16. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TỔNG TÀI SẢN QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>


<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>
<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Doanh thu thuần Trđ 30.584 44.618 42.575 14.034 -2.043


<b>B. Tổng tài sản bình quân (15)</b> Trđ 41.287 41.960 45.944 673 3.984


C. Lợi nhuận thuần trước thuế Trđ 563 685 1.229 121 544


<b>Sức sản xuất của tổng tài sản (16) Lần</b> <b>0,7</b> <b>1,1</b> <b>0,9</b> <b>0,4</b> <b>-0,2</b>
<b>Sức sinh lợi của tổng tài sản (17) Lần</b> <b>0,01</b> <b>0,02</b> <b>0,03</b> <b>0,01</b> <b>0,01</b>


<b>Suất hao phí tài sản (18)</b> <b>Lần</b> <b>1,4</b> <b>0,9</b> <b>1,1</b> <b>-0,5</b> <b>0,2</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Bảng 16 là hiển thị của hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Đối với trường hợp
sức sản xuất của tổng tài sản, cứ 1 đồng tài sản bình quân tạo ra 0,7 đồng doanh
thu thuần năm 2006. Tương tự năm 2007, cứ 1 đồng tạo ra được 0,9 đồng doanh
thu thuần, tức tăng hơn so với năm 2007 0,4 đồng do doanh thu trong năm này
tăng mạnh. Tuy nhiên sức sản xuất của tổng tài sản năm 2008 thì giảm xuống,
cịn 0,9 đồng, tức giảm 0,2 đồng so với năm 2007 do tình hình tiêu thụ khơng tốt


bởi ảnh hưởng của nền kinh tế suy thoái, doanh số bán sụt giảm so với năm
trước. Nhìn chung, trong cả 3 năm, giá trị sức sản xuất của tổng tài sản là rất
thấp, chưa phù hợp với quy mô tài sản.


Sức sinh lợi của tổng tài sản nhìn chung là rất thấp: cứ 1 đồng tài sản bình
quân chỉ tạo ra được 0,01 đồng, 0,02 đồng và 0,03 đồng lần lượt cho các năm
2006, 2007 và 2008. Do nguyên tắc làm tròn nên mức tăng bằng nhau qua từng
năm, mặc dù sức sinh lợi tăng nhưng giá trị thì rất thấp, chưa thấy được hiệu quả
của việc sử dụng tổng tài sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>4.3.1.1. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định</b>


<b>Bảng 17. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>



<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Doanh thu thuần Trđ 30.584 44.618 42.575 14.034 -2.043


<b>B. Nguyên giá bình quân TSCĐ (19) Trđ</b> 9.509 22.969 23.854 13.460 885


C. Lợi nhuận thuần trước thuế Trđ 563 685 1.229 121 544


<b>Sức sản xuất của TSCĐ (20)</b> <b>Lần</b> <b>3,2</b> <b>1,9</b> <b>1,8</b> <b>-1,3</b> <b>-0,1</b>
<b>Sức sinh lợi của TSCĐ (21)</b> <b>Lần</b> <b>0,06</b> <b>0,03</b> <b>0,05</b> <b>-0,03</b> <b>0,02</b>


<b>Suất hao phí của TSCĐ (22)</b> <b>Lần</b> <b>0,3</b> <b>0,5</b> <b>0,6</b> <b>0,2</b> <b>0,1</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Sức sản xuất của tài sản cố định qua các năm được biểu thị ở bảng 17 như
sau: cứ 1 đồng tài sản cố định tạo ra 3,2 đồng doanh thu thuần, 1,9 đồng và 1,8
đồng lần lượt qua 3 năm 2006, 2007 và 2008. Năm 2007 so với năm 2006, tài sản
cố định tăng rất cao 13.460 trđ do bổ sung giá trị tài sản từ việc nghiệm thu cơng
trình xây dựng cơ bản, doanh thu tăng cao 14.034 trđ nhưng tốc độ tăng của
doanh thu chưa tương xứng với giá trị của TSCĐ đã làm giảm sức sản xuất 1,3
lần so với năm trước. Đến năm 2008 sức sản xuất tiếp tục giảm, mức giảm nhẹ
chỉ 0,1 lần so với năm 2007 nguyên nhân chủ yếu do tình hình tiêu thụ của công
ty trong năm này không thuận lợi, doanh thu giảm 2.043 trđ mặc dù cơng ty có
đầu tư thêm 885 trđ tài sản cố định cụ thể là trang thiết bị phục vụ cho nhà
xưởng. Nhìn chung, sức sản xuất giảm một phần do tài sản cố định được đầu tư
mới chưa được sử dụng hết công suất, mặc khác do bổ sung thêm quyền sử dụng


đất là tài sản cố định vơ hình, chỉ làm tăng giá trị tài sản chứ khơng đóng góp vào
hiệu quả sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Ngược lại với xu hướng giảm của sức sản xuất, suất hao phí của TSCĐ
tăng dần. Cụ thể, để có 1 đồng doanh thu trong năm 2006 chỉ cần 0,3 đồng tài sản
cố định, năm 2007 hao phí cao hơn mất 0,5 đồng tài sản cố định và năm 2008
mất 0,6 đồng. Nhìn chung để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì khơng hao phí
nhiều tài sản cố định. Sức sản xuất của TSCĐ khơng cao hay nói cách khác công
suất sử dụng của tài sản này chưa được tận dụng tối đa nên dẫn đến tình trạng
hao phí.


<b>4.3.1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn</b>


<b>Bảng 18. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm<sub>2006</sub></b> <b>Năm<sub>2007</sub></b> <b>Năm<sub>2008</sub></b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b> <b>08/07Năm</b>


A. Doanh thu thuần Trđ 30.584 44.618 42.575 14.034 -2.043


B. Giá trị tài sản ngắn hạn bình quân (23) Trđ 21.700 21.584 27.568 -116 5.984


C. Lợi nhuận thuần trước thuế Trđ 563 685 1.229 121 544


<b>Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn (24)</b> <b>Lần</b> <b>1,4</b> <b>2,1</b> <b>1,5</b> <b>0,7</b> <b>-0,6</b>



<b>Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn (25)</b> <b>Lần</b> <b>0,03</b> <b>0,03</b> <b>0,04</b> <b>0,00</b> <b>0,01</b>


<b>Suất hao phí của tài sản ngắn hạn (26)</b> <b>Lần</b> <b>0,7</b> <b>0,5</b> <b>0,7</b> <b>-0,2</b> <b>0,2</b>
<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

tăng của tài sản ngắn hạn một cách phù hợp nhất là khoản phải thu khách hàng và
hàng tồn kho.


Về sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn: 1 đồng tài sản ngắn hạn bình quân
trong kỳ lần lượt tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2006, gần như không
tăng ở năm 2007 và 0,04 đồng ở năm 2008. Trong năm 2008 gia tăng tài sản
ngắn hạn, sức sinh lợi tăng hơn so với những năm trước đó, nguyên nhân do kinh
doanh hiệu quả hơn nhưng lợi nhuận trước thuế tăng 544 trđ so với năm 2007.
Nhìn chung, sức sinh của tài sản chưa cao chủ yếu do hiệu quả kinh doanh cụ thể
là lợi nhuận trước thuế cịn thấp.


Suất hao phí của tài sản ngắn hạn: để tạo ra 1 đồng doanh thu cần 0,7 đồng
tài sản ngắn hạn ở năm 2006, 0,5 đồng năm 2007 và 0,7 đồng năm 2008. Mặc dù
không tiêu xài quá 1 đồng tài sản ngắn hạn để tạo ra 1 đồng doanh thu nhưng nếu
so với sức sản xuất, khả năng tạo doanh thu của tài sản ngắn hạn, thì việc hao phí
thấp này khơng tương xứng.


<b>4.3.1.3. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho</b>


<b>Bảng 19. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>



<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm<sub>2006</sub></b> <b>Năm<sub>2007</sub></b> <b>Năm<sub>2008</sub></b> <b>NămChênh lệch</b>
<b>07/06</b> <b>08/07Năm</b>


A. Giá vốn hàng bán Trđ 30.113 40.271 36.855 10.158 -3.416


B. Hàng tồn kho bình quân Trđ 10.107 10.787 13.312 680 2.525


<b>Hệ số quay vòng hàng tồn</b>


<b>kho (27)</b> <b>Lần</b> <b>3,0</b> <b>3,7</b> <b>2,8</b> <b>0,7</b> <b>-0,9</b>


<b>Số ngày bình quân của một</b>


<b>vòng quay kho (28)</b> <b>Ngày</b> <b>121</b> <b>96</b> <b>130</b> <b>-25</b> <b>34</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

Hệ số quay vòng hàng tồn kho thấp nên số ngày bình qn của một vịng
quay kho rất lớn: năm 2006 mất 121 ngày cho một vòng quay kho, năm 2007
hàng tồn kho luân chuyển nhanh hơn rút ngắn thời gian 25 ngày so với măm
2006 tức 96 ngày cho một vòng, ngược lại năm 2008 hàng tồn kho tăng, giá vốn
hàng bán giảm làm tăng thêm 34 ngày so với năm 2007, tương đương với 130
ngày cho một vòng quay kho. Từ những con số trên cho thấy, công ty đã dự trữ
một lượng hàng tồn kho lớn, tốc độ luân chuyển chúng rất chậm, gây khó khăn
cho cơng ty. Như vậy, cần thiết phải xem xét lại cơ cấu hàng tồn kho để làm rõ
vấn đề này như sau:


<b>Bảng 20. GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>



<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b> <b>Năm2007</b> <b>Năm2008</b>


Nguyên vật liệu 6.196 7.716 7.633


Công cụ dụng cụ 1.842 -


-Sản phẩm SXKD dỡ dang 2.303 2.008 3.332


Thành phẩm 1.177 2.173 3.799


<b>TỔNG</b> <b>11.519</b> <b>11.897</b> <b>14.764</b>


<i>( Nguồn: Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<b>53.8</b>


<b>16.0 20.0</b>


<b>10.2</b>


<b>64.9</b>


<b>0.0</b>


<b>16.9</b> <b>18.3</b>
<b>51.7</b>



<b>0.0</b>


<b>22.6</b> <b>25.7</b>


<b>0.0</b>
<b>10.0</b>
<b>20.0</b>
<b>30.0</b>
<b>40.0</b>
<b>50.0</b>
<b>60.0</b>
<b>70.0</b>


<b>(%)</b> <b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b>


Nguyên vật liệu
Công cụ dụng cụ
Sản phẩm dỡ dang
Thành phẩm


<b>Hình 7. Cơ cấu hàng tồn kho trong 3 năm (2006-2008)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Nhìn vào cơ cấu hàng tồn kho ở hình 7, ta thấy nguyên vật liệu sản xuất
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% trong tổng hàng tồn kho bởi vì một phần
nguyên vật liệu sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài nên phải tăng dự trữ, tiết
kiệm chi phí mua hàng; mặc khác do đặc điểm của một vài nguyên vật liệu mà
công ty mua 1 lần sử dụng trong thời gian dài (có thể 1 năm sử dụng). Nguyên
vật liệu dự trữ là nguyên nhân chính làm tăng giá trị và giảm tính thanh khoản
của hàng tồn kho.



Về thành phẩm, tỷ trọng tồn kho thành phẩm tăng từ 10,2% năm 2006 đến
25,7% năm 2008. Nguyên nhân tồn kho thành phẩm thông thường do sản xuất
hết lô, sau khi cung cấp đầy đủ đơn đặt hàng thì thành phẩm cịn dư sẽ chuyển
thành hàng tồn kho chờ đơn đặt hàng tiếp theo. Trong năm 2008 giá trị và tỷ
trọng tăng lên nhiều hơn so với năm trước phần lớn do chịu tác động của tình
hình kinh doanh chung nên chậm luân chuyển. Vì vậy mà làm cho thời gian quay
vòng hàng tồn kho năm này tăng lên cao.


Mặc dù với loại hàng hóa là dược phẩm thì khơng chiếm nhiều diện tích
lưu kho nhưng về mặc bảo quản chất lượng trong quá trình lưu kho là một vấn đề
quan trọng. Quan trọng hơn hết chính là vốn lưu động do hàng tồn kho chiếm
dụng gây khó khăn cho việc ln chuyển vốn, làm giảm tính thanh khoản của tài
sản lưu động.


<b>4.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn</b>


<b>4.3.2.1. Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh</b>


<b>Bảng 21. HỆ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN VỐN KINH DOANH</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>



<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Lợi nhuận thuần sau thuế Trđ 563 685 1.229 121 544


B. Vốn kinh doanh bình quân Trđ 15.629 15.629 19.609 0 3.980


<b>Hệ số lợi nhuận trên vốn</b>


<b>kinh doanh bình quân (29)</b> <b>Lần</b> <b>0,03</b> <b>0,04</b> <b>0,06</b> <b>0,01</b> <b>0,02</b>
<i>(Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế toán)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Bảng 21 phản ảnh hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân luôn
được tăng cường qua từng năm. Hệ số này phản ảnh 1 đồng vốn kinh doanh trong
kỳ lần lượt tạo ra 0,03 đồng, 0,04 đồng và 0,06 đồng lợi nhuận thuần sau thuế lần
lượt các năm 2006, 2007 và năm 2008. Năm 2008 tăng vốn kinh doanh từ chủ sở
hữu thêm 3.980 trđ, làm tăng lợi nhuận sau thuế 544 trđ làm hệ số lợi nhuận trên
vốn kinh doanh bình quân tăng cao hơn tốc độ tăng năm trước 2 lần. Điều này
chứng tỏ việc tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu có hiệu quả, thúc đẩy việc tìm
kiếm lợi nhuận của cơng ty. Tuy nhiên nếu xét về quy mô vốn, về giá trị lợi
nhuận thu được cho thấy mức sinh lợi của vốn kinh doanh còn thấp, hiệu quả
kinh doanh mang lại chưa tương xứng với vốn đầu tư của chủ sở hữu.


<b>4.3.2.2. Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần</b>



<b>Bảng 22. HỆ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU THUẦN</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Lợi nhuận thuần sau thuế Trđ 563 685 1.229 121 544


B. Doanh thu thuần Trđ 30.584 44.618 42.575 14.034 -2.043


<b>Hệ số lợi nhuận trên</b>


<b>doanh thu thuần (30)</b> <b>Lần</b> <b>0,02</b> <b>0,02</b> <b>0,03</b> <b>0,00</b> <b>0,01</b>



<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

thấp, công ty cần phải phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa để tăng
cường tốc độ tăng của lợi nhuận so với với doanh thu đạt được.


<b>4.3.2.3. Hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kỳ</b>


<b>Bảng 23. HỆ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG THU TRONG KỲ</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>
<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Lợi nhuận thuần sau thuế Trđ 563 685 1.229 121 544



B. Tổng thu trong kỳ (a+b+c) Trđ 30.697 44.757 43.402 14.060 -1.355
a. Tổng doanh thu thuần về tiêu thụ Trđ 30.584 44.618 42.575 14.034 -2.043
b. Tổng doanh thu thuần hoạt động tài chính Trđ 27 100 694 73 594


c. Tổng thu thuần từ hoạt động khác Trđ 86 39 132 -47 93


<b>Hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kỳ (31) Lần</b> <b>0,02</b> <b>0,02</b> <b>0,03</b> <b>0,00</b> <b>0,01</b>
<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý lận</b></i>


Từ kết quả phân tích ở bảng 23, ta thấy khi so sánh với hệ số lợi nhuận
trên doanh thu thuần bên trên thì hệ số lợi nhuận trên tổng thu trong kì là như
nhau. Nguyên nhân do giá trị các khoản thu từ hoạt động tài chính và các khoản
thu khác khơng đáng kể với khoản thu từ tiêu thụ hàng hóa. Điều này hồn tồn
hợp lý vì hoạt động chủ yếu của cơng ty là sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, các
hoạt động khác chỉ hỗ trợ và làm tăng tính linh hoạt, tạo thêm 1 khoản lợi cho
công ty. Tuy nhiên nếu xem xét lại báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3
năm 2006-2008, lợi nhuận trước thuế của công ty sẽ rất thấp nếu khơng có sự bù
đắp bởi lợi nhuận từ các khoản thu cịn lại. Do đó, công ty cần phải tập trung hơn
trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động chính là sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, nâng cao khả năng sinh lợi cho các khoản thu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>4.3.2.4. Suất hao phí của vốn kinh doanh</b>


<b>Bảng 24. SUẤT HAO PHÍ CỦA VỐN KINH DOANH</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>



<b>2006</b>
<b>Năm</b>
<b>2007</b>
<b>Năm</b>
<b>2008</b>
<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>
<b>07/06</b>
<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Vốn kinh doanh bình quân Trđ 15.629 15.629 19.609 0 3.980


B. Lợi nhuận thuần sau thuế Trđ 563 685 1.229 121 544


<b>Suất hao phí của vốn kinh</b>


<b>doanh (32)</b> <b>Lần</b> <b>27,8</b> <b>22,8</b> <b>16,0</b> <b>-5,0</b> <b>-6,8</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Từ bảng 24, ta thấy suất hao phí của vốn linh doanh có xu hướng giảm
qua các kỳ kinh doanh. Cụ thể, để có được 1 đồng lợi nhuận thuần sau thuế công
ty cần phải đầu tư 27,8 đồng ở năm 2006, đầu tư 22,8 đồng năm 2007 và chỉ cịn
16,0 đồng năm 2008. Suất hao phí này phản ảnh cơng ty phải hao phí rất nhiều
vốn kinh doanh để tạo nên lợi nhuận hay nói cách khác việc kinh doanh chưa
mang lại hiệu quả tương xứng với vốn đầu tư. Nhưng nếu xét về góc độ khác, so


sánh các năm qua thì suất hao phí đang có xu hướng giảm dần: năm 2007 so với
năm 2006 giảm bớt 5,0 đồng, năm 2008 giảm nhiều hơn 6,8 đồng so với năm
2007. Suất hao phí ngày càng giảm là dấu hiệu tích cực cho thấy sự nỗ lực của
công ty trong việc nâng cao hiệu quả vốn đầu của chủ sở hữu.


<b>4.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu</b>


<b>4.3.3.1. Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân</b>


<b>Bảng 25. HỆ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>
<b>Năm</b>
<b>2007</b>
<b>Năm</b>
<b>2008</b>
<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>
<b>07/06</b>
<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Lợi nhuận thuần sau thuế Trđ 563 685 1229 121 544


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Từ kết quả phân tích ở bảng 25, ta thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư
mang lại 0,04 đồng năm 2006, vẫn 0,04 đồng năm 2007 và tăng lên 0,06 đồng
năm 2008. Vốn chủ sở hữu hàng năm đều được bổ sung, năm sau cao hơn năm


trước là do có sự đóng góp của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Hệ số lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2008 tăng hơn so với hai năm trước
là do công ty hoạt động hiệu quả hơn, bổ sung thêm nguồn vốn hoạt động cho
năm sau, điều đó cho thấy công ty đang nâng cao năng lực kinh doanh của mình.
Cơng ty cịn phải phấn đấu tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn, cao hơn nữa bởi vì với
quy mơ và kết quả kinh doanh hiện tại vẫn còn rất hạn chế chưa đáp ứng được sự
kì vọng của chủ sở hữu, lợi nhuận mang lại chưa tương xứng với vốn đầu tư từ
chủ sở hữu.


<b>4.3.3.2. Suất hao phí vốn chủ sở hữu bình qn</b>


<b>Bảng 26. SUẤT HAO PHÍ VỐN CHỦ SỞ HỮU BÌNH QUÂN</b>
<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>


<b>08/07</b>


A. Vốn chủ sở hữu bình quân Trđ 15.161 15.659 20.374 499 4.715


B. Lợi nhuận thuần sau thuế Trđ 563 685 1.229 121 544


<b>Suất hao phí của vốn chủ sở</b>


<b>hữu bình quân (34)</b> <b>Lần</b> <b>26,9</b> <b>22,9</b> <b>16,6</b> <b>-4,0</b> <b>-6,3</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự cơng thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh</b>
<b>4.4.1. Tỷ lệ lãi gộp</b>


<b>Bảng 27. TỶ LỆ LÃI GỘP QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>


<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>


<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Lãi gộp Trđ 1.471 4.347 5.720 2.876 1.373


B. Doanh thu thuần Trđ 30.584 44.618 42.575 14.034 -2.043


<b>Tỷ lệ lãi gộp (35)</b> <b>%</b> <b>1,5</b> <b>9,7</b> <b>13,4</b> <b>8,2</b> <b>3,7</b>


<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Từ kết quả phân tích ở bảng 27, ta thấy tỷ lệ lãi gộp là 1,5% là do xác định
giá vốn chưa hợp lý dẫn đến lãi gộp rất nhỏ so với doanh thu đạt được, điều này
đã được trình bày trong phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh. Năm 2008, mặc dù doanh số bán sụt giảm so với năm 2007 đến 2.043 trđ
nhưng lãi gộp vẫn tăng 1.373 trđ, đảm bảo tỷ lệ lãi gộp 13,4% tương ứng mức
tăng 3,7% so với năm trước. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng rất nhiều
trong việc hạ giá thành sản phẩm và chứng tỏ năng lực hoạt động của công ty
đang được nâng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>4.4.2. Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế</b>
<b>Bảng 28. TỶ LỆ LÃI THUẦN TỪ HĐKD TRƯỚC THUẾ</b>


<b>QUA 3 NĂM (2006-2008)</b>



<b>Diễn giải</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>Chênh lệch</b>
<b>Năm</b>


<b>07/06</b>


<b>Năm</b>
<b>08/07</b>


A. Lãi thuần từ HĐKD trước thuế Trđ 437 646 1.124 209 478


B. Doanh thu thuần Trđ 30.584 44.618 42.575 14.034 -2.043


<b>Tỷ lệ lãi thuần từ HĐKD (36)</b> <b>%</b> <b>1,6</b> <b>1,5</b> <b>2,6</b> <b>-0,1</b> <b>1,1</b>
<i>( Nguồn: tổng hợp phân tích từ báo cáo tài chính 3 năm 2006-2008-Phịng kế tốn)</i>


<i><b>Ghi chú: Số trong ngoặc hiển thị thứ tự công thức đã nêu trong phần cơ sở lý luận</b></i>


Bảng 28 biểu thị về tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty
trong 3 năm 2006-2008. Cụ thể, lãi thuần chiếm tỷ lệ 1,6% trong doanh thu thuần


vào năm 2006; năm 2007 chiếm 1,5% tức giảm hơn so với năm trước 0,1%. Tuy
nhiên năm 2008 tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đã được tăng cường trở
lại 1,1% so với năm 2007 tương đương với tỷ lệ là 2,6%. Tỷ lệ lãi thuần năm
2007 giảm mặc dù doanh thu tăng nhiều và lợi nhuận vẫn tăng, điều đó chứng tỏ
cơng ty chưa quản lý tốt về mặt chi phí và cần phải tăng cường năng lực quản lý
theo quy mô. Năm 2008, lãi thuần sinh ra từ lợi nhuận cao hơn 1,2% mặc dù
doanh thu thuần giảm 2.043 trđ hơn năm trước chứng tỏ hoạt động kinh doanh có
hiệu quả hơn, chi phí được quản lý tốt hơn, chặt chẽ và hợp lý hơn.


Mặc dù tỷ trọng lãi thuần hoạt động kinh doanh trước thuế tăng hơn so với
năm trước nhưng nhìn chung hiệu quả từ hoạt động kinh doanh còn thấp; mặc
khác so sánh với tỷ lệ lãi gộp ta thấy lợi nhuận giảm đi đáng kể do giảm trừ các
loại chi phí ngồi sản xuất như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp,
lợi nhuận còn lại tương đối thấp so với lợi nhuận gộp. Cơng ty cịn phải nỗ lực
hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động, lợi nhuận thu được tương xứng với quy
mô và năng lực của cơng ty.


<b>4.5. Đánh giá chung về tỷ số tài chính của công ty</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Nợ dài hạn giảm mạnh, khả năng đảm bảo nợ dài hạn rất cao, với năng lực
sản xuất hiện có và nhu cầu sản xuất hiện tại cơng ty chưa có nhu cầu đầu tư mới,
đầu tư dài hạn.


Khả năng thanh tốn của cơng ty chỉ ở mức trung bình, chưa thật sự an
tồn cho các khoản nợ, năm 2007 do giảm giá trị tài sản nên khả năng thanh toán
năm này giảm và tương đối thấp nhưng đã được điều chỉnh và tăng cường hơn
vào năm 2008. Nhưng dựa vào hệ số thanh toán chung thì tất cả tài sản hiện có
có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ phải chi trả của cơng ty.


<b>4.5.2. Về hiệu quả thanh tốn nợ phải thu và phải trả</b>



Nhìn chung khả năng thu nợ của cơng ty cịn rất thấp, thời gian thu tiền
khá dài, cơng ty bị chiếm dụng nhiều vốn lưu động, nhất là năm 2008. Từ năm
2009, khi tình hình kinh doanh được đánh giá là khả quan hơn năm 2008, công ty
cần phải tăng cường và thắc chặt chính sách thu nợ hơn, quy định hạn mức dư nợ
hợp lý hơn.


Về tình hình thanh tốn nợ cho người bán, cơng ty thực hiện ngày càng
hiệu quả việc trả nợ cho người bán, thu hẹp thời gian thanh toán nợ. Tuy nhiên
với thời hạn trung bình sau 44 ngày mới thanh tốn nợ trong năm 2008 vẫn cao
hơn mức quy định của khách hàng. Cơng ty cần phải tích cực đẩy nhanh tiến độ
thanh toán và tăng cường khả năng thanh toán.


<b>4.5.3. Về hiệu quả sử dụng vốn và vốn chủ sở hữu</b>


Mặc dù hiệu quả sử dụng các loại tài sản có tăng trong năm 2008 nhưng
nhìn chung từ năm 2006 đến nay việc sử dụng tài sản chưa tốt: tài sản chưa phát
huy được năng lực sản xuất vốn có, mặc dù lượng hao phí khơng cao nhưng sinh
lợi rất thấp, không mang lại hiệu quả tương xứng với giá trị tài sản.


Hệ số quay vòng hàng tồn kho rất thấp, hàng tồn kho trong năm luân
chuyển rất chậm, một vịng quay trung bình mất hơn 1 quý. Do tính chất và đặc
điểm hàng tồn kho mà chủ yếu mà nguyên vật liệu đã khiến cho hàng tồn kho
ln chiếm giá trị lớn, làm giảm tính thanh khoản của tài sản lưu động và chiếm
dụng vốn luân chuyển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

việc sử dụng vốn, đầu tư sản xuất kinh doanh có hiệu quả hạn chế hao phí không
cần thiết.


Do giá trị vốn chủ sở hữu không chênh lệch nhiều vốn kinh doanh nên về


sức sinh lời và suất hao phí gần như nhau. Nguyên nhân chính của tình hình trên
là do vốn chủ sở hữu đầu tư chưa hiệu quả, năng lực quản lý và đầu tư vốn còn
hạn chế nên mỗi năm tuy lợi nhuận tăng nhưng tăng không tương xứng với đồng
vốn đã bỏ ra.


<b>4.5.4. Về hiệu quả kinh doanh</b>


Tỷ lệ lãi gộp từ hoạt động kinh doanh ngày càng tăng và lớn hơn rất nhiều
so với năm 2006, tăng doanh số bán đồng thời giảm giá vốn hàng bán chứng tỏ
hoạt động sản xuất và bán hàng có nhiều tiến bộ: cơng ty có thêm nhiều đối tác
kinh doanh, đơn đặt hàng lớn hơn giảm giá thành sản phẩm mang lại hiệu quả từ
hoạt động kinh doanh cho công ty. Tuy nhiên, theo quy mơ chung thì tỷ lệ lãi gộp
khá thấp, giá vốn hàng bán còn cao, cần phải chú trọng hạ giá thành sản phẩm để
nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ hàng bán.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<b>CHƯƠNG 5</b>


<b>NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI</b>
<b>CHÍNH CƠNG TY LIÊN DOANH MEYER-BPC</b>


<b>5.1. NHỮNG KHĨ KHĂN</b>
<b>5.1.1. Về tình hình tài sản</b>


Tổng tài sản của công ty tuy giảm nhiều vào năm 2007, nhưng đã được
tăng cường trở lại với mức tăng khá cao trong năm 2008, chủ yếu do tăng giá trị
hàng tồn kho và nợ phải thu khách hàng, hai khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong tài sản lưu động. Tuy nhiên đây là hai khoản mục có tính thanh
khoản khơng cao, làm ứ động một lượng lớn vốn lưu động của công ty. Cụ thể:


Về hàng tồn kho: công ty tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản


phẩm dở dang và thành phẩm. Trong đó, tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm
gây khó khăn cho cơng ty do một số ngun nhân về đặc điểm nguyên vật liệu,
quy cách sản xuất, nhu cầu sử dụng… Hàng tồn kho có giá trị lớn, thời gian luân
chuyển chậm cùng với doanh số bán còn hạn chế, bán theo đơn đặt hàng hàng là
một khó khăn đối với công ty trong việc ứ động vốn lưu động phục vụ sản xuất.


Về các khoản phải thu khách hàng: do đặc điểm công ty vốn là công ty
Liên Doanh, mục đích hoạt động trước hết để phục vụ nhu cầu sản xuất hàng hóa
cung cấp cho cơng ty mẹ. Hơn nữa, bước đi vào hoạt động trong thời gian khơng
lâu, hoạt động khá phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và nhu cầu kinh doanh
của cơng ty mẹ nên trong hoạt động cung cấp sản phẩm cho cơng ty mẹ cần phải
có những ưu đãi đặc biệt như về giá cả, thời hạn thanh toán, phương thức trao đổi
hàng hóa… là ngun nhân khiến cho cơng ty chậm thu nợ khách hàng.


<b>5.1.2. Về nguồn vốn của công ty</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

tăng doanh số bán. Do đó, cơng ty sẽ hạn chế về hiệu quả hoạt động nếu đẩy
mạnh vay vốn tài trợ nhu cầu kinh doanh, cần phải chủ động trong việc luân
chuyển vốn lưu động, sử dụng hợp lý hơn vốn đầu tư chủ sở hữu.


<b>5.1.3. Về hoạt động kinh doanh</b>


Năm 2007 mặt dù doanh thu tăng cao 14.034 trđ, lợi nhuận sau thuế tăng,
tốc độ tăng doanh thu cao hơn rất nhiều so với năm 2008 nhưng nếu so sánh về
hiệu quả hoạt động thì năm 2008 cơng ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
Lợi nhuận sau thuế chiếm tỷ lệ rất thấp trong doanh thu thuần. Nếu so sánh giá trị
lợi nhuận sau thuế với giá trị lợi nhuận gộp, có một khoảng chênh lệch rất xa,
chứng tỏ lợi nhuận thu được đã bị hao mòn đáng kể trong quá trình hoạt động.
Nguyên nhân chủ yếu do tác động của các loại chi phí và năng lực quản lý chưa
thích ứng một cách phù hợp với việc mở rộng quy mô.



Mặc khác, qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3
năm, nhận thấy doanh thu luôn bị giảm trừ do ảnh hưởng của hàng bán bị trả lại,
năm 2008 doanh thu giảm trong khi giá trị hàng bán bị trả lại tăng cao. Như vậy,
công chưa quản lý tốt chất lượng hàng hóa trong q trình tiêu thụ, đây là điểm
cần được quan tâm khắc phục.


<b>5.2. BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY</b>
<b>5.2.1. Tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động</b>


<b>5.2.1.1. Về chính sách thu nợ</b>


Như đã phân tích, kỳ thu tiền bình qn của cơng ty q lâu, gây khó khăn
cho việc quay vịng vốn, ngun nhân chính là do chậm thanh tốn nợ từ cơng ty
mẹ, khách hàng lớn nhất của công ty. Việc thực hiện chính sách ưu đãi và thỏa
thuận về trao đổi hàng hóa hạn chế thanh tốn tiền mặt đối với công ty mẹ là hoạt
động thông thường, quy định nội bộ trong liên doanh với nhau. Điều đó đồng
nghĩa với việc công ty liên doanh sẽ chịu hạn chế khi muốn phát triển tình hình
kinh doanh. Tuy nhiên có thể giảm bớt hạn chế trên, vừa có thể thực hiện chính
sách ưu đãi cho cơng ty mẹ vừa theo mục tiêu kinh doanh độc lập hơn, có thể
điều chỉnh linh hoạt hơn vấn đề này, cụ thể như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Công ty phải xác định được nhu cầu mua hàng của mình để để chủ động
trao đổi hàng hóa với cơng ty mẹ, hạn chế việc công ty mẹ mua hàng với số
lượng lớn, giá trị cao trong khi Meyer-BPC chưa có nhu cầu trao đổi hàng để
giảm bớt nợ phải thu. Tuy nhiên điều này sẽ rất khó cho cơng ty vì cơng ty khơng
thể giữ hàng, khơng tiêu thụ. Cách tốt nhất vẫn là tìm kiếm thêm nhiều đơn đặt
hàng từ các đối tác khác, đẩy nhanh tốc độ mua ngun vật liệu của cơng ty.


Khi cần thiết có thể thông báo trước với công ty mẹ về nhu cầu thực hiện


thanh tốn bằng tiền cho cơng ty khi có nhu cầu vốn luân chuyển.


<b>5.2.1.2. Về hàng tồn kho</b>


Một trong những hạn chế của công ty là nguyên vật liệu tồn kho, đặc biệt
là các loại nguyên vật liệu nhập khẩu. Để tiết kiệm chi phí mua hàng, hạn chế rủi
ro về tỷ giá…công ty phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu. Tồn kho không thể tránh
khỏi. Tuy nhiên công ty có thể chủ động hơn trong việc tồn kho như sau:


Cơ cấu lại nguồn nguyên vật liệu: ưu tiên nhập khẩu và tồn trữ đối với
nguyên vật liệu có nhu cầu sử dụng thường xuyên, số lượng lớn, khan hiếm; tìm
kiếm nguyên vật liệu thay thế trong nước đối với những mặt hàng thông thường
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.


Chủ động tìm kiếm thêm nhà cung cấp, đàm phán, lựa chọn nhà cung cấp
phù hợp, có nguồn cung ổn định và đảm bảo về giá cả chất lượng.


Công ty cần hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và hoạch định hàng tồn
kho một cách hợp lý: xác định điểm đặt hàng tối ưu, phù hợp với có kế hoạch
mua và tồn trữ nguyên vật liệu cho hợp lý đảm bảo tồn kho an tồn nhưng khơng
ảnh hưởng đến vốn lưu động của công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>5.2.2. Thực hiện tín dụng thương mại</b>


Như đã trình bày, một trong những khó khăn của cơng ty chính là phải
vay nợ ngắn hạn để tài trợ bổ sung cho vốn lưu động. Để góp phần giảm sức ép
của nợ vay, cơng ty có thể linh hoạt sử dụng nguồn tín dụng thương mại hay các
khoản phải trả nợ người bán vì đây là nguồn vốn có sẵn, khơng tốn chi phí đi
vay. Ngồi nhà cung cấp là cơng ty mẹ Bepharco, cơng ty chủ động xem xét lại
những nhà cung cấp có quan hệ tốt, có thể chủ động gia hạn nợ cho cơng ty để


khi cần thiết cơng ty có thể chậm thanh tốn cho người bán, sử dụng nguồn tiền
đó phục vụ cho mục đích luân chuyển vốn kinh doanh.


<b>5.2.3. Đẩy nhanh tốc độ tăng của doanh thu</b>


Qua phân tích các tỷ số về sức sản xuất tài sản và vốn còn thấp, doanh thu
tăng nhưng chưa tương xứng với năng lực sản xuất hiện tại. Do đó cơng ty cần
đẩy mạnh tốc độ tăng doanh thu góp phần tăng tỷ lệ lợi nhuận gộp và nhất là tỷ lệ
lợi nhuận sau thuế. Điều này phù hợp với phương hướng kinh doanh của công ty
trong thời gian sắp tới.


Gia tăng đơn đặt hàng và doanh số bán với khách hàng cũ, thực hiện chính
sách ưu đãi, chiết khấu theo số lượng nhằm tạo mối quan hệ ổn định lâu dài với
khách hàng cũ.


Song song với với việc tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng cũ, công ty
mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong và ngồi nước. Để làm
được điều đó, cơng ty cần phải đẩy mạnh công tác marketing để thông tin, quảng
bá hình ảnh và sản phẩm của cơng ty.


Xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm chiến lược đó là những đã được thị
trường chấp nhận, tiêu thụ mạnh và mang lại hiệu quả kinh doanh lớn. Tập trung
vào những sản phẩm chiến lược đó, cơ cấu lại mặt hàng,


<b>5.2.4. Quản lý tốt chất lượng sản phẩm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

kiểm soát chất lượng từ khâu nhập nguyên vật liệu, thành phẩm, lưu kho và xuất
bán, vận chuyển đến khách hàng. Điều này thực sự cần thiết khơng chỉ góp phần
giảm bớt hàng bán bị trả lại, giảm chi phí bao bì, tồn kho mà cịn phù hợp với
tính chất, đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty.



<b>5.2.5. Quản lý tốt việc sử dụng chi phí</b>


Tất cả mọi chi phí được sử dụng trong kỳ hoạt động kinh doanh đều là đối
tượng để giảm trừ lợi nhuận, do đó sử dụng hợp lý và thực hành tiết kiệm chi phí
phải ln được quan tâm hàng đầu song song với việc tìm kiếm lợi nhuận.


Một loại chi phí quan trọng nhất là bất cứ một doanh nghiệp nào cũng
phải quan tâm đó là chi phí tạo giá thành sản phẩm, chi phí từ hoạt động sản xuất.
Trong đó, chi phí ngun vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất vì vậy cần thiết phải
tìm kiếm một nhà cung cấp có thể đảm bảo giá nguyên vật liệu cạnh tranh, đảm
bảo nguồn cung cấp ổn định, ký hợp đồng dài hạn để tránh có sự biến động về
giá cả đầu vào. Bên cạnh đó, hạn chế bớt những cơng việc khơng cần thiết, linh
hoạt trong phân cơng, điều hịa cơng việc hợp lý hơn để đảm bảo sử dụng đúng
năng lực sản xuất của từng lao động trong bộ phận sản xuất. Ngoài ra, việc tạo
nên ý thức thực hành tiết kiệm trong sản xuất đối với từng lao động trong cơng ty
là điều cần thiết.


Chi phí tài chính của cơng ty bao gồm lãi vay và lỗ từ hoạt động chuyển
đổi ngoại tệ. Chi phí này cao hay thấp bên cạnh việc phụ thuộc vào khối lượng
nợ đi vay và số lượng ngun liệu nhập khẩu nhiều hay ít cịn phụ thuộc nhiều
vào lãi suất đi vay và tỉ giá hối đối. Khi tình hình kinh tế khơng ổn định, lạm
phát, ngoại tệ tăng giá…ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí lãi vay. Do đó, để hạn
chế bớt tác động của loại chi phí này thì cơng ty cần phải có kế hoạch vay và sử
dụng vốn vay phù hợp, đúng mục đích và đúng thời điểm để hiệu quả mang lại sẽ
bù đắp những biến động xấu. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng nhập khẩu nguyên
vật liệu cần phải thỏa thuận cụ thể về giá cả, về tỷ giá, phương thức thanh toán
nhằm hạn chế rủi ro chuyển đổi tỷ giá, hạn chế chi phí khơng đáng phát sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69></div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<b>CHƯƠNG 6</b>



<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>


<b>6.1. KẾT LUẬN</b>


Thơng qua đề tài phân tích về tình hình tài chính của cơng ty Liên Doanh
Meyer-BPC, được tìm hiểu về nội bộ, hoạt động của cơng ty thơng qua báo cáo
tài chính qua 3 năm 2006-2008, tôi đã nhận ra một số vấn đề về tình hình tài
chính của cơng ty như sau:


Về những biểu hiện tích cực:


– Tài sản và nguồn vốn của cơng ty có sự sụt giảm vào năm 2007 nhưng
đã được tăng cường trở lại trong năm 2008. Công ty ngày càng độc lập hơn, tự
chủ hơn về mặt tài chính thông qua việc giảm tỷ trọng nợ trong nợ phải trả, tăng
vốn góp từ chủ sở hữu.


– Với tồn bộ tài sản ngắn hạn, công ty luôn đảm bảo khả năng thanh
toán nợ, tuy khả năng thanh nhanh năm 2007 thấp nhưng đã được tăng cường từ
năm 2008, công ty ln đảm bảo thanh tốn kịp thời các khoản nợ đến hạn.


– Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng doanh thu, giảm tỷ trọng
giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần. Đặc biệt năm 2008, lợi nhuận sau thuế
đạt 1.229 trđ, bổ sung khá nhiều vào nguồn vốn kinh doanh của cơng ty.


Bên cạnh những biểu hiện tích cực thì hiện trạng tài chính vẫn cịn tồn tại
một số vấn đề khó khăn, cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

– Nguồn vốn tự có của cơng ty chưa đủ khả năng tài trợ hồn tồn cho
vốn lưu động do đó công ty phải vay nợ từ ngân hàng, nợ vay chiếm tỷ trọng cao


trong nợ phải trả tạo sức ép địi hỏi cơng ty phải kinh doanh thật sự hiệu quả để
đảm bảo khả năng thanh toán.


– Hiện tại sức sản xuất và sức sinh lời của các loại tài sản và nguồn vốn
còn khá thấp do doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế còn thấp chưa tương xứng
với điều kiện của công ty.


– Hiệu quả kinh doanh biểu hiện thông qua các tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh cịn thấp, cơng ty cịn gặp khó khăn trong vấn đề
quản lý và sử dụng tiết kiệm các loại chi phí.


<b>6.2. KIẾN NGHỊ</b>


<b>6.2.1. Đối với công ty</b>


Năm 2009, năm được đánh giá thị trường dược Việt Nam có sự cạnh tranh
gay gắt, có sự tham gia của nhiều cơng ty dược lớn, có những cơng ty 100% vốn
nước ngồi. Cơng ty cần tăng cường nội lực, cần tác phong kinh doanh chuyên
nghiệp hơn nữa. Bộ phận lãnh đạo cần thiết phải có tầm nhìn chiến lược, hoạch
định đề ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh và những chính sách thực hiện
cụ thể ứng với từng giai đoạn phát triển của công ty.


Công ty phải hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao hơn nữa tính tự chủ về vốn
và kinh doanh một cách độc lập không lệ thuộc quá nhiều từ công ty mẹ.


Là một công ty sản xuất nên công ty phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề
quản trị sản xuất để điều hành sản xuất một cách khoa học, hiệu quả, kiểm sốt
vấn đề chi phí tốt hơn; quan tâm đến quản trị cung ứng để xây dựng kế hoạch thu
mua nguyên vật liệu phù hợp; quan tâm đến hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu,
hàng tồn kho phù hợp đảm bảo cung cấp đúng và đủ nhu cầu sản xuất, giữ tồn


kho an tồn khơng chiếm dụng nhiều vốn lưu động của công ty.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

chủ động hơn trong việc vận chuyển và đảm bảo được chất lượng hàng hóa đến
tay khách hàng.


Cơng ty cần chú trọng hơn vấn đề marketing, xây dựng website thương
mại điện tử phục vụ cho việc quảng bá, thơng tin về hình ảnh và sản phẩm của
công ty tại thị trường trong nước và nước ngồi.


Cơng ty cần phải nâng cao năng lực quản lý, cử nhân viên tham gia đào
tạo, tập huấn về kỹ năng làm việc, nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng
thích ứng dần với cơng việc sản xuất kinh doanh có quy mơ lớn hơn.


Cơng ty cần phải chú trọng hồn thiện hơn về cơng tác kế tốn, ghi nhận
và phân bổ giá trị một cách hợp lý, phản ánh đúng và đủ để những đối tượng có
liên quan có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của cơng ty từ đó đưa ra
những biện pháp, kiến nghị phù hợp cho sự phát triển của công ty.


<b>6.2.2. Đối với nhà nước</b>


Nhà nước nên có sự quan tâm hơn nữa, hỗ trợ doanh nghiệp dược mới ra
đời, hỗ trợ tích cực hơn về vốn, lãi suất, bình ổn về tình hình giá cả, hỗ trợ tỷ giá
cho hoạt động nhập khẩu nguyên liệu máy móc như hiện nay.


Ngành dược phải tăng mối liên kết với từng doanh nghiệp dược đang hoạt
động trong nước, thông tin chỉ đạo kịp thời về thị trường, về những dự báo cụ thể
hay hướng dẫn những thay đổi về luật, văn bản, qui định,…tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả, theo đúng định hướng phát triển của
ngành.



Hơn thế nữa, ngành dược nên chủ động tạo thêm nhiều cơ hội để các
doanh nghiệp dược của Việt Nam tiếp xúc và quảng bá hình ảnh của mình với
các đối tác nước ngồi tế thơng qua những hội chợ, triễn lãm,…nhằm tạo một
mơi trường kinh doanh thơng thống, thuận lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>



<i>1. Nguyễn Cơng Bình, Đặng Kim Cương (2008). Phân tích các báo cáo tài chính</i>
– NXB Giao thông vận tải.


2. Trương Đông Lộc, Trần Ái Kết, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lương,
<i>Trương Thị Bích Liên (2008). Bài giảng Quản trị tài chính (lưu hành nội bộ).</i>
<i>3. Nguyễn Tấn Bình (2000). Phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Đại học</i>
Quốc gia Tp HCM.


<i>4. Phạm Ngọc Lê (2006). Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại</i>


<i>cơng ty chế biến nơng sản xuất khẩu Cần Thơ.</i>


<i>5. Huỳnh Thị Trúc Loan (2006). Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt</i>


<i>động kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>1. Bảng cân đối kế toán qua 3 năm (2006-2008)</b>


<i>Đvt: Triệu đồng</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>



<b>Năm</b>


<b>2007</b>


<b>Năm</b>


<b>2008</b>


<b>A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG & ĐẦU TƯ NGẮN HẠN</b> <b>26.306</b> <b>18.524 36.607</b>


<b>I.Tiền và các khoản tương đương tiền:</b> <b>1.760</b> <b>1.301</b> <b>1.271</b>


1. Tiền 1.760 1.301 1.271


<b>II.Các khoản phải thu ngắn hạn</b> <b>12.539</b> <b>5.071</b> <b>19.609</b>


1. Phải thu khách hàng 12.249 4.098 18.532


2. Trả trước cho người bán 288 970 1.067


3. Các khoản phải thu khác 1 3 10


<b>III. Hàng tồn kho</b> <b>11.519</b> <b>11.897 14.764</b>


1. Hàng tồn kho 11.519 11.897 14.764


<b>IV. Tài sản ngắn hạn khác</b> <b>488</b> <b>255</b> <b>962</b>


1. Chi phí trả trước ngắn hạn 24 37 13



2. Thuế GTGT được khấu trừ 426 135 879


3. Tài sản ngắn hạn khác 37 83 70


<b>B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH & ĐẦU TƯ DÀI HẠN</b> <b>19.823</b> <b>19.617</b> <b>17.135</b>


<b>I. Tài sản cố định</b> <b>19.823</b> <b>18.263</b> <b>16.381</b>


1. Tài sản cố định hữu hình 7.074 17.225 15.366


1.1 Nguyên giá 9.860 22.991 23.321


1.2 Giá trị hao mòn lũy kế -2.786 -5.766 -7.955


2. Tài sản cố định vơ hình - 640 617


2.1 Nguyên giá - 698 698


2.2 Giá trị hao mòn lũy kế - -58 -81


3. Chi phí XDCB dỡ dang 12.749 398 398


<b>II. Tài sản dài hạn khác</b> - <b>1.354</b> <b>754</b>


1. Chi phí trả trước dài hạn <b>-</b> 1.354 754


<b>TỔNG TÀI SẢN</b> <b>46.129 38.141</b> <b>53.742</b>


<b>NGUỒN VỐN</b>



<b>A. NỢ PHẢI TRẢ</b> <b>30.725</b> <b>22.152 29.013</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

5. Chi phí phải trả 532 -394 -52
6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 262 237 81


<b>II. Nợ dài hạn</b> <b>4.219</b> <b>1.099</b> <b>535</b>


1. Vay và nợ dài hạn 4.219 1.099 535


<b>B. VỐN CHỦ SỞ HỮU</b> <b>15.404</b> <b>15.989</b> <b>24.729</b>


<b>I. Vốn chủ sở hữu</b> <b>15.413</b> <b>15.885</b> <b>24.704</b>


1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 15.629 15.629 23.589


1.1 Nguồn vốn KD- Bepharco 9.447 9.447 14.227


1.2 Nguồn vốn KD- Meyer Pharmaceuticals 6.182 6.182 9.362


2. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - 20 14


3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối -217 236 1.102


<b>II. Nguồn kinh phí, quỹ khác</b> <b>-9</b> <b>104</b> <b>24</b>


1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi - 104 24


2. Nguồn kinh phí -9 -



<b>-TỔNG NGUỒN VỐN</b> <b>46.129</b> <b>38.141 53.742</b>


<b>2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2006-2008)</b>


<i>Đvt: Triệu đồng</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>1. Doanh thu bán hàng</b> 31.083 44.960 43.563


<b>2. Các khoản giảm trừ</b> 499 342 988


<b>3. Doanh thu thuần =(1)-(2)</b> 30.584 44.618 42.575


<b>4. Giá vốn hàng bán</b> 30.113 40.271 36.855


<b>5. Lợi nhuận gộp=(3)–(4)</b> 471 4.347 5.720


<b>6. Doanh thu hoạt động tài chính</b> 27 100 694


<b>7. Chi phí tài chính</b> 10 2.656 2.943



<b>8. Chi phí bán hàng</b> 0 213 1.050


<b>9. Chi phí quản lý doanh nghiệp</b> 5 932 1.298


<b>10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh</b>


<b>=(5)+(6)-(7)-(8)-(9)</b> 482 646 1.124


<b>11. Thu nhập khác</b> 86 39 132


<b>12. Chi phí khác</b> 5 0 28


<b>13. Lợi nhuận khác=(11)-(12)</b> 81 39 105


<b>14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế</b>


<b>=(10)+(13)</b> 563 685 1.229


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<b>-Chỉ tiêu</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>
<b>2006</b>


<b>Năm</b>
<b>2007</b>


<b>Năm</b>
<b>2008</b>


<b>1. Tỷ số nợ</b> % 66,6 58,1 54,0


<b>2. Tỷ số tự tài trợ</b> % 33,4 41,9 46,0



<b>3. Tỷ số tự tài trợ TSCĐ</b> % 156,2 67,5 103,0


<b>4. Hệ số đảm bảo nợ dài hạn</b> Lần 4,7 17,9 32,1


<b>5. Hệ số thanh toán hiện hành</b> Lần 1,0 0,9 1,3


<b>6. Hệ số thanh toán nhanh</b> Lần 0,6 0,3 0,8


<b>7. Hệ số thanh toán chung</b> Lần 1,5 1,7 1,9


<b>4. Bảng tổng hợp nội dung các khoản phải thu và phải trả</b>
<b>qua 3 năm (2006-2008)</b>


<b>5. Bảng tổng hợp nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn</b>


<b>qua 3 năm (2006-2008)</b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>


<b>2007</b>


<b>Năm</b>


<b>2008</b>



<b>1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản</b>


<i>a. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:</i>


+ Sức sản xuất của tổng tài sản Lần 0,7 1,1 0,9


+ Sức sinh lợi của tổng tài sản Lần 0,01 0,02 0,03


+ Suất hao phí tài sản Lần 1,4 0,9 1,1


<i>b. Hiệu quả sử dụng TSCĐ:</i>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm</b>


<b>2006</b>


<b>Năm</b>


<b>2007</b>


<b>Năm</b>


<b>2008</b>


<b>Số vòng luân chuyển các khoản phải thu</b> Vịng 3,2 5,5 2,4


<b>Kỳ thu tiền bình qn của doanh thu bán chịu</b> Ngày 112 66 150


<b>Số vòng luân chuyển các khoản phải trả</b> Vòng 2,8 5,6 8,3



<b>Thời gian quay vòng của các khoản phải trả</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<i>c. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:</i>


+ Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn Lần 1,4 2,1 1,5
+ Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn Lần 0,03 0,03 0,04
+ Suất hao phí của tài sản ngắn hạn Lần 0,7 0,5 0,7
<i>d. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho:</i>


+ Hệ số quay vòng hàng tồn kho Lần 3,0 3,7 2,8


+ Số ngày bình qn của 1 vịng quay kho Ngày 121 96 130


<b>2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:</b>


- Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh Lần 0,04 0,04 0,06
- Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần Lần 0,02 0,02 0,03
- Hệ số lợi nhuận trên tổng doanh thu trong kỳ Lần 0,02 0,02 0,03


- Suất hao phí của vốn Lần 27,8 22,8 16,0


<b>3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn CSH</b>


- Hệ số lợi nhuận trên vốn CSH bình quân Lần 0,04 0,04 0,06


- Suất hao phí của vốn CSH Lần <sub>26,9</sub> <sub>22,9</sub> <sub>16,6</sub>


<b>6. Bảng tổng hợp nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh</b>
<b>qua 3 năm (2006-2008)</b>



<b>Chỉ tiêu</b> <b>ĐVT</b> <b>Năm 2006</b> <b>Năm 2007</b> <b>Năm 2008</b>


<b>Tỷ lệ lãi gộp</b> % 1,5 9,7 13,4


</div>

<!--links-->
<a href=''>www.kienthuctaichinh.com</a>
<a href=''>www.ketoantruong.com.vn</a>

×