Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Công văn 684 hướng dẫn Thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.33 KB, 4 trang )

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 684/HD-GDĐT Long Xuyên, ngày 19 tháng 5 năm 2006
HƯỚNG DẪN
Thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập
Căn cứ Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc
ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập và
Công văn số 3040/BGD& ĐT-TCCB ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc hướng dẫn một số điều trong quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và
giáo viên phổ thông công lập, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc tổ chức đánh giá, xếp
loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập như sau:
A. Mục đích yêu cầu:
Việc tổ chức đánh giá,xếp loại cán bộ, giáo viên là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, thường xuyên thuộc công tác cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên, viên chức ngày càng vững mạnh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Do vậy, việc triển khai và thực hiện cần đảm bảo được mục đích yêu cầu sau:
- Xác định rõ năng lực, trình độ, hiệu quả công tác; phẩm chất đạo đức của cán
bộ, công chức, viên chức qua thực tiễn công tác, giảng dạy. Trên cơ sở đó, phát huy được ưu
điểm, khắc phục các mặt còn tồn tại, thiếu sót của cán bộ, giáo viên, nhân viên; đồng thời,
giúp cho các cấp quản lý, lãnh đạo có thêm cơ sở trong việc quy hoạch, bồi dưỡng, đề bạt,
bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước.
- Việc đánh giá, xếp loại giáo viên phải gắn với tổ chức và bình chọn danh hiệu
thi đua cuối năm học cũng như kết quả thanh tra toàn diện cán bộ, giáo viên.
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý; giữ vững
khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ. Kiên quyết khắc phục những biểu hiện nể nang, tình
cảm trong đánh giá, nhận xét.
- Hồ sơ đánh giá, xếp loại giáo viên phải được lưu trữ vào hồ sơ cá nhân của cán
bộ, giáo viên, nhân viên theo định kỳ.
B. Căn cứ đánh giá, xếp loại giáo viên:
1) Nghĩa vụ của nhà giáo, đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo được quy định tại Điều
70, 72 và 77 của Luật giáo dục 2005. (Xem phụ lục)


2) Nghĩa vụ của cán bộ công chức và những việc cán bộ, công chức không được
làm được quy định tại các Điều 6, 7, 8, 15, 16, 17, 18, 19 và 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công
chức 2003 (Xem phụ lục)
C. Nội dung đánh giá, xếp loại giáo viên:
Đánh giá, xếp loại giáo viên phải căn cứ vào 2 nội dung chính. Đó là:
1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: đã được cụ thể hóa phần 1 Điều 5 của
Quy chế đánh giá, xếp loại của Bộ Nội vụ và giải thích thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
trong phần Nội dung đánh giá.
2) Kết quả công tác được hoàn thành: Đây là nội dung quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đến kết quả xếp loại giáo viên. Cần phải xác định, làm rõ khối lượng, chất lượng,
hiệu quả đạt được.
D. Tiêu chuẩn xếp loại:
1) Tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy chế.
2) Tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ:
Thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phần IV trong
công văn 3040/BGD&ĐT-TCCB - Tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ) đối với
từng ngành học cho phù hợp.
Lưu ý:
- Tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, giáo viên, nhân
viên các cấp học đều được tách thành 2 phần, nên việc xếp loại tiêu chuẩn này cần phải thực
hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại công văn 3040/BGD&ĐT-TCCB.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên hiện nay chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định
tiêu chuẩn chuyên môn môn nghiệp vụ của cấp học thì tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ
xếp loại kém .
Giáo viên Tiểu học ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (Chương trình 135) đạt trình
độ 9+3 thì được công nhận đủ chuẩn.
Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ nhân viên trường học được quy định tạm
thời như sau:
Ngoài các chức danh bảo vệ, phục vụ và lái xe thì nhân viên thư viện, kế toán,

thủ quỹ, văn thư phải có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT và được đào tạo về chuyên môn,
nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cụ thể như sau:
* Kế toán: đạt trình độ sơ cấp hoặc trung cấp kế toán.
* Thủ quỹ: đạt tối thiểu trình độ sơ cấp kế toán.
* Thư viện: đạt trình độ trung cấp thư viện.
* Văn thư: đạt tối thiểu trình độ sơ cấp văn thư lưu trữ hoặc đã đạt trình độ A tin
học.
- Giáo viên được xếp loại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ từ trung bình trở
xuống thì không được xếp tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống loại tốt.
- Giáo viên vi phạm một trong các hành vi mà nhà giáo không được làm tại Điều
75 Luật Giáo dục 2005 thì tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống chỉ được xếp
cao nhất là loại trung bình.
- Giáo viên bị xử lý kỷ luật, nếu đến thời điểm đánh giá, xếp loại giáo viên đã đủ
12 tháng và đương sự đã thể hiện được sự tiến bộ thì không căn cứ hình thức kỷ luật đó để
đánh giá, xếp loại giáo viên. Nếu thời gian bị xử lý kỷ luật chưa đủ 12 tháng, thì phải xếp
tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống vào loại kém.
E. Phân loại giáo viên:
Thực hiện đúng theo quy định tại Điều 8 Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên
mầm non, giáo viên phổ thông công lập của Bộ Nội vụ.
Giáo viên được xếp theo 4 loại (Xuất sắc, Khá, Trung bình và Kém)
Có thể tóm tắt như sau:
Phân loại
Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2
Ghi chú
(Phẩm chất
chính trị, đạo
đức, lối sống)
(Chuyên môn,
nghiệp vụ)
Xuất sắc Tốt Tốt

Khá Khá trở lên Khá trở lên
Không đủ điều kiện xếp loại xuất
sắc.
2
Trung bình
Trung bình trở
lên
Trung bình
Không đủ điều kiện xếp loại
Xuất sắc hoặc Khá.
Kém Kém Kém
Một trong 2 tiêu chuẩn xếp loại
kém.
Lưu ý:
Xếp loại tổng hợp phải phù hợp với danh hiệu thi đua đạt được của cán bộ, giáo
viên, nhân viên. Cụ thể:
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được bình chọn danh hiệu chiến sĩ thi đua, giáo
viên giỏi thì phải được đánh giá, xếp loại Xuất sắc.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên được bình chọn danh hiệu lao động tiên tiến thì
phải được đánh giá, xếp loại Khá trở lên.
F. Qui trình đánh giá, xếp loại giáo viên:
Đối với cán bộ, giáo viên mầm non, phổ thông được đánh giá định kỳ theo năm
học (từ tháng 6 năm trước đến hết tháng 5 năm sau).
Đánh giá, xếp loại giáo viên theo qui trình sau:
1) Cán bộ, giáo viên viết bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo nội dung quy
định (Mẫu số 1).
2) Tập thể nơi công chức làm việc (tổ, khối, trưởng phòng ban trực thuộc) tổ
chức góp ý kiến vào bản tự nhận xét của từng cá nhân. Trên cơ sở góp ý của tập thể và việc
theo dõi, quản lý của mình, tổ, khối trưởng, trưởng phòng ban có trách nhiệm ghi nhận xét
một cách trung thực vào bản tự nhận xét của cán bộ, giáo viên và tổng hợp kết quả đánh giá

của từng cán bộ, giáo viên thuộc đơn vị.
3)Thủ trưởng đơn vị (Hiệu trưởng, Chủ nhiệm, Giám đốc trung tâm, ...) tham
khảo ý kiến nhận xét của tập thể để có nhận xét, đánh giá, xếp loại từng cán bộ, giáo viên
theo từng nội dung quy định và có tham khảo ý kiến của Hội đồng thi đua tại đơn vị để tổng
hợp, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên theo 4 loại: Xuất sắc, Khá, Trung bình và Kém.
Sau đó, lập danh sách kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên (mẫu số 2) và công bố, niêm yết
cho cán bộ, giáo viên biết.
Riêng thủ trưởng đơn vị phải thực hiện việc tự phê bình trước ban lãnh đạo đơn
vị và có đại diện tổ chức Đảng tại đơn vị tham dự. Việc đánh giá, xếp loại thủ trưởng đơn vị
phải được tập thể ban lãnh đạo, đại diện tổ chức Đảng thống nhất (Kèm theo biên bản).
4) Phòng Giáo dục có trách nhiệm rà soát lại việc đánh giá, xếp loại ở các đơn
vị. Nếu phát hiện có sai sót thì phải điều chỉnh lại cho đúng. Sau đó, tiến hành tổng hợp theo
Mẫu số 3.
6) Cán bộ, giáo viên, nhân viên có quyền được trình bày ý kiến, bảo lưu ý kiến
của mình về những nội dung không nhất trí về đánh giá đối với bản thân mình, nhưng phải
chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền. Cấp nào có thẩm quyền đánh
giá, xếp loại giáo viên thì cấp đó có trách nhiệm trả lời những kiến nghị, thắc mắc của cán
bộ, giáo viên, nhân viên (nếu có).
G. Cách ghi đánh giá, xếp loại:
1) Trên cơ sở bản tự nhận xét của cán bộ, giáo viên, nhân viên, ý kiến đóng góp
của tập thể và qua sự theo dõi, quản lý của mình, tổ trưởng, khối trưởng, trưởng phòng, ban
ghi ý kiến vào phần "Nhận xét, đánh giá của Tổ chuyên môn". Cụ thể ghi kết quả xếp loại:
- Xếp loại tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
- Xếp loại tiêu chuẩn về nghiệp vụ, chuyên môn:
- Xếp loại chung:
2) Thủ trưởng trực tiếp ghi tóm tắt nhận xét, đánh giá, xếp loại vào dưới phần
"Tóm tắt nhận xét, đánh giá, xếp loại của Thủ trưởng đơn vị cơ sở" một cách rõ ràng, cụ thể
3
theo từng phần:
- Xếp loại tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:

- Xếp loại tiêu chuẩn về nghiệp vụ, chuyên môn:
- Xếp loại chung:
H. Tổ chức thực hiện:
- Các trường mầm non, phổ thông bán công tạm thời vận dụng quy chế đánh giá,
xếp loại giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông công lập được ban hành tại quyết định số
06/2006/ QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ và hướng dẫn này để thực hiện.
- Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu, triển khai toàn bộ các văn
bản có liên quan đến việc đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc đơn vị mình
để biết và thực hiện một cách nghiêm túc.
- Thủ trưởng đơn vị, các tổ trưởng, khối trưởng cần nắm vững quá trình công
tác, hiệu quả đạt được của cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc phạm vi quản lý để có đủ cơ sở
đánh giá, nhận xét một cách khoa học, khách quan, đúng thực chất.
- Việc tổ chức đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên sẽ được diễn ra
trong tháng cuối của năm học, nên thủ trưởng các đơn vị có kế hoạch cụ thể để triển khai có
hiệu quả. (nên kết hợp với việc xét thi đua của đơn vị).
- Thủ trưởng các đơn vị lưu bản tự nhận xét, đánh giá, xếp loại có phần đánh giá
của thủ trưởng đơn vị vào hồ sơ cá nhân của cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Thủ trưởng các đơn vị gửi mẫu số 2 và kèm theo biên bản và các bản tự nhận
xét, đánh giá, xếp loại của cán bộ quản lý trường học về Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng
Giáo dục chậm nhất là ngày 15/6 hằng năm.
- Phòng Giáo dục gửi về mẫu số 3 Sở và UBND địa phương trước ngày 20/6
hằng năm.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo theo mẫu 4 cho Bộ Giáo dục và Đào
tạo và UBND tỉnh.
Yêu cầu thủ trưởng các đơn vị triển khai và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn
nầy. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì chưa rõ thì phản ánh kịp thời về Sở (Phòng
TCCB) để được hướng dẫn thêm.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC,
- Vụ TCCB - Bộ GDĐT
- UBND tỉnh An Giang

- Sở Nội vụ An Giang.
- UBND các huyện, thị, thành phố.
- Các PGD, đơn vị trực thuộc Sở.
- Lưu: VT, TCCB.

Hồ Việt Hiệp
4

×