Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiết 8 lớp 12 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.17 KB, 3 trang )

Ngày soạn…………….
Ngày dạy……………..
CHƯƠNG IV: MĨ - TÂY ÂU - NHẬT BẢN ( 1945 – 2000 )
TIẾT 8 – NƯỚC MĨ
I- Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu rõ: Những nét lớn về tình hình kinh tế, khoa học kỹ
thuật và nguyên nhân của tình hình đó. Những nét lớn về chính sách đối nội, đối ngoại,
tình hình chính trị của Mĩ ( 1945 – 2000 )
2. Về tư tưởng, tình cảm: Rèn cho HS phương pháp đánh giá nhận thức một cách
khách quan về nước Mĩ.
3. Về kỹ năng. Phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử để hiểu về lịch sử nước Mỹ.
II- ĐDDH: bản đồ nước Mỹ, hình 18 – SGK trang 4, một số hình ảnh thành tựu
kinh tế, khoa học – kỹ thuật Mỹ, sự phân hóa giàu nghèo ở Mỹ,...
III- Phương pháp: Phát vấn, trao đổi, động não, khăn trải bàn
IV- Cách thức tổ chức dạy học.
1. Khởi động:
- Mục tiêu: Kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức của học sinh và dẫn dắt HS vào bài mới.
- TG: 15’ với lớp A1 và 3 và 5' với A2 và 4
- Cách thức tiến hành:
GV: ra đề chẵn và lẻ
Đề chẵn: Những thành quả chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân
Châu Phi sau CTTG2. Những khó khăn mà châu lục này đang phải đối mặt là gì?
Đề lẻ: Những nét chính trong quá trình giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ la
tinh? Những thành tựu và khó khăn về KT – XH của các nước Mỹ la tinh từ sau CTTG2?
HS: Làm bài kiểm tra ở các lớp A1, 3 và trả lời miệng với A2,4.
GV: Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, đặt câu
hỏi cho mỗi nhóm như sau: thời gian làm
việc 7 phút
- Nhóm 1: Tình hình kinh tế Mỹ sau


chiến tranh thế giới thứ hai? Nguyên nhân
dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong
những năm 1945 – 1970?
- Nhóm 2: Sự phát triển khoa học – kĩ
thuật của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến nay?
- Nhóm 3: Tình hình chính trị, xã hội
nước Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai đến 2000?
- Nhóm 4: Chính sách đối ngoại của
Mỹ từ 1945 đến 2000?
HS: làm việc theo nhóm dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, hết giờ cử đại
1. Kinh tế: phát triển mạnh mẽ, trở
thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh
nhất, 20 năm sau Chiến tranh thế giới hai,
là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất
thế giới:
- Sản lượng công nghiệp chiếm hơn
1/2 công nghiệp thế giới (1948 hơn 56%).
Nắm 3/4 dự trữ vàng thế giới. Chiếm gần
40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới. +
Nguyên nhân phát triển
- Nguyên nhân phát triển:
+ Lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên
thiên nhiên, nhân lực dồi dào, trình độ kĩ
thật cao, sáng tạo.
+ Không bị Chiến tranh thế giới thứ
hai tàn phá, yên biình để phát triển, thu lợi
diện báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung,

đáng giá kết quả của nhóm mình và các
nhóm khác.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt
động của từng nhóm, kết luận theo từng
vấn đề đã đặt ra kết hợp với đó là khai
thác một số hình ảnh về nước Mỹ, những
thành tựu của Mỹ về kinh tế, khoa học –
kỹ thuật, quân sự và sự phân hóa giàu
nghèo, sự kiện 11/9/2001
nhuận cao nhờ bán vũ khí và phương tiện
chiến tranh cho cac nước tham chiến.
+ áp dụng thành công những tiến bộ
khoa học – kĩ thuật để nâng cao năng suất,
hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh và điều
chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lí,...
2. Khoa học – kĩ thuật: Là nước khởi
đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
hiện đại, đi đầu và đạt nhiều thành tựu to
lớn, trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công
cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự
động,..), vật liệu mới (pôlime), năng lượng
mới, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh“
trong nông nghiệp.
3. Chính trị – xã hội:
- Ổn định và cải thiện tình hình xã hội:
“Chương trình cải cách công bằng“ của
Tổng thống Truman, “ cuộc chiến chống
đói nghèo“ của Tổng thống Giônxơn,...
- Ngăn chặn và đàn áp phong trào đấu
tranh của công nhân và các lực lượng tiến

bộ trong nước. Ban hành đạo luật Táp –
Háclây (1947) chống công đoàn, “chủ
nghĩa Mác Cácti“ chống chủ nghĩa cộng
sản và những người tự do tiến bộ.
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt, diễn ra
nhiều phong trào đấu tranh sôi nổi như
phong trào của người da đen (1963), người
da đỏ, nhân dân chống chiến tranh xâm
lược Việt Nam,...
4. Đối ngoại:
- Từ sau Chiến tranh thế giới hai, Mĩ
triển khai Chiến lược toàn cầu nhằm mưu
đồ thống trị thế giới với 3 mục tiêu là:
+ Chống chủ nghĩa xã hội.
+ Đẩy lùi phong trào giải phóng dân
tộc, phong trào công nhân, phong trào hoà
bình, dân chủ thế giới.
+ Khống chế các nước tư bản đồng
minh phụ thuộc Mĩ
- Các biện pháp tiến hành:
+ Phát động cuộc Chiến tranh lạnh.
+ Tiến hành nhiều cuộc bạo loạn, đảo
chính và các cuộc chiến tranh xâm lược,
tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt
Nam kéo dài 21 năm.
- Sau Chiến tranh lạnh, Tổng thống
Clintơn đề ra Chiến lược “Cam kết và mở
rộng“ với ba mục tiêu:
+ Đảm bảo an ninh Mĩ với lực lượng
quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

+ Tăng cường khôi phục và phát triển
tính năng động và sức mạnh của nền kinh
tế Mĩ
+ Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân
chủ“ để can thiệp vào nội bộ các nước
khác.
- Mục tiêu bao trùm của Mĩ là muốn
thiết lập Trật tự thế giới “đơn cực“ mĩ trở
thành siêu cườg duy nhất, lãnh đạo thế
giới.
5. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà: 3’
* Củng cố: Qua tình hình kinh tế- chính tri , xã hội Mĩ, hãy nhận xét đánh giá
khách quan về nước Mĩ?
* Câu hỏi chuẩn bị bài sau:
- Trình bày những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai? Tình hình kinh tế xã hội sau khi độc lập?
- Trình bày những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc (giành và bảo vệ độc
lập) khu vự Mĩ latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- Trình bày những nét chính tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Mĩ từ 1945 –
1973? Những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển đó?
- Trình bày những nét chính tình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Mĩ từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×