Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi KSCL lần 2 Ngữ Văn 11 năm 2018 – 2019 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc - THI247.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.95 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2


---


KỲ THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI 11


<i>Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề. </i>


Đề thi gồm: 02 trang.
———————
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
<i>Xin bạn bình tâm </i>


<i>Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả </i>
<i>Danh hiệu đó xin nhường cho người khác </i>
<i>Tơi chỉ mong mình tự do </i>


<i>Để được là mình </i>


<i>Viết điều mình mong ước </i>
<i>Giữa cái thời sống là đeo đuổi </i>


<i>Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng </i>
<i>Tôi chọn tự do </i>


<i>Thi sĩ </i>



<i>Tự do trước hết là chính mình </i>
<i>Khơng chiều lụy mình </i>


<i>Ngỏng cổ nghe lời khen tặng </i>
<i>Với tơi </i>


<i>Sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè </i>
<i>Chiếc lá xanh bên đường </i>


<i>Chân mây chiều rạng rỡ </i>
<i>Tự do là tất cả </i>


<i>Những ràng buộc trong sạch </i>
<i>Giữa con người và con người </i>
<i>Con người cùng ngoại vật </i>
<i>Khơng ngã giá </i>


<i>Thật bình dị </i>


<i>Tự do làm tâm hồn ta lớn lên </i>
<i>Trong chiều kích vũ trụ </i>


<i> (Tự do - Nguyễn Khoa Điềm,Tạp chí Sơng Hương, số 292, tháng 6/2013) </i>
Câu 1. Văn bản trên được viết bằng thể thơ gì?


Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ điệp từ mà tác giả
sử dụng trong văn bản.


Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ:



<i> Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)


Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình
<i>về ý kiến được nêu ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tự do trước hết là chính mình. </i>
Câu 2: (5,0 điểm)


<i> Khi nghĩ về Chí Phèo ( trong truyện ngắn Chí Phèo – Nam Cao), thị Nở thành </i>
<i>thật: Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương. </i>


Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.


.


………Hết…………..


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2


---


HƯỚNG DẪN CHẤM THI KSCL LẦN 2 NĂM HỌC
2018 - 2019


ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN, KHỐI:11


<i>Thời gian làm bài:120 phút, không kể thời gian giao đề. </i>



Đáp án gồm: 05 trang.
I. LƯU Ý CHUNG:


Học sinh có thể làm bài theo hiều cách khác nhau. Dưới đây chỉ là những yêu cầu kiến thức cơ
bản. Giám khảo cần vận dụng đáp án cho linh hoạt, khuyến khích những bài viết có tính sáng
tạo, có cảm xúc.


II. ĐÁP ÁN:


PHẦN Câu NỘI DUNG Điểm


I ĐỌC HIỂU:( 3,0 điểm)


1 - Văn bản được viết bằng thể thơ tự do. 0,5


2


<i>-Biện pháp tu từ : điệp từ Tôi, Tự do, Mình… </i>
-Tác dụng :


+ Nhấn mạnh, làm rõ ý niệm về tự do của người nghệ sĩ.


+ Thể hiện niềm khát khao, ý thức vươn tới để đạt được sự tự do
không chỉ trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nói riêng, mà
cịn trong tâm hồn, trong cuộc sống của con người nói chung.


0,25
0,25


3



<i>Hiểu hai câu thơ:“Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ </i>
<i>trụ” </i>


- Hai câu thơ khẳng định ý nghĩa của tự do đối với tâm hồn con
người: Khi có được sự tự do thì con người sẽ vượt thốt mọi giới hạn,
phá bỏ những rào cản, ràng buộc và sự chật hẹp, nhỏ bé để vươn tới
đời sống tinh thần phong phú, đẹp đẽ, lớn lao hơn. Từ đó sẽ làm chủ
được bản thân, làm chủ cuộc sống, và tâm hồn được nâng lên trong
chiều kích rộng lớn, vơ biên của vũ trụ.


- Hai câu thơ không chỉ bày tỏ nhận thức, tình cảm của tác giả, mà
còn gợi lên ở mỗi người khao khát hướng tới cuộc sống tự do.


1,0


4


- Đây là câu hỏi mở nên HS có thể chọn thơng điệp mà mình cho
là ý nghĩa nhất nhưng phải đúng và có cách lí giải thuyết phục,
hợp lí


+ Chọn thơng điệp.
+ Lí giải ý nghĩa của nó.


0,5
0,5


II LÀM VĂN



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Tự do là chính mình </i>
<i> (2,0 điểm). </i>


a Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ: Có đủ các phần mở
<i>đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển </i>
<i>đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. </i>


0,25


b <i>Xác định vấn đề nghị luận: Tự do là chính mình </i> 0,25


* Giải thích:


<i> - Tự do: là trạng thái không bị giam hãm về thể xác và tinh thần, </i>
không bị ép buộc phải làm theo những điều mình không muốn mà
được tự lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí, nguyện vọng của
bản thân. Đó là điều mỗi cá nhân và cả nhân loại luôn khao khát
hướng đến và đấu tranh để bảo vệ.


- Ý kiến đưa ra một cách định nghĩa về tự do: chính là trạng thái con
người được sống thực với chính mình, được làm điều mình muốn,
khơng phải bắt buộc làm theo những điều người khác sai khiến hay trở
thành người khác. Chỉ khi được sống đúng là chính mình, con người
mới có sự tự do đích thực.


0,25


* Bàn luận:


<i>-Vì sao nói :chỉ khi được sống đúng là chính mình, con người mới có </i>


<i>sự tự do đích thực? </i>


+ Tự do khơng phải là điều người khác có thể ban phát cho ta, có thể
giảng giải giúp ta hiểu mà chỉ có bản thân mỗi người mới cảm nhận,
mới nhận biết được mình có thực sự được tự do hay khơng?


+ Được là chính mình đồng nghĩa với việc con người đã dám xóa bỏ
tất cả mọi rào cản, khuôn khổ, ràng buộc vốn dĩ giam hãm bản thân để
giải phóng cá nhân, cá tính, bản ngã; để dám sống với những điều
mình ao ước, dám hành động theo những điều mình suy nghĩ, được tự
lựa chọn cách sống mà mình cho là đúng và được quyết định cuộc
đời, số phận của mình…


+ Chỉ là chính mình con người mới có sự tự do ở bất cứ đâu, trong bất
cứ hoàn cảnh nào, kể cả khi bị giam cầm về thể xác. Cịn nếu khơng
được là chính mình thì dù có được tự do về thân thể, chúng ta vẫn bị
giam hãm trong cái bóng của người khác, bị “cầm tù” về tinh thần,
khơng bao giờ có được sự tự do đích thực.


<i>- Bàn luận mở rộng: </i>


+ Tự do là chính mình khơng đồng nghĩa với việc chúng ta được tùy ý
làm theo tất cả những điều mình muốn, mình nghĩ mà bất chấp các
chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật và lợi ích của cộng đồng. Đó
hồn tồn khơng phải là thứ tự do cá nhân ích kỉ. Chỉ khi sự tự do của
cá nhân thống nhất với sự tự do của cộng đồng, dân tộc thì sự tự do ấy
mới chính đáng, bền vững.


0.75



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Không hẳn cứ sống là chính mình thì con người sẽ mặc nhiên có
được sự tự do. Để có tự do, nhiều khi chúng ta phải hành động, phải
đấu tranh, dũng cảm chống lại những định kiến hẹp hòi, những ràng
buộc vô lối, những quy định khắc nghiệt để bảo vệ quyền tự do của
chính mình.


* Rút ra bài học nhận thức và hành động: đúng đắn, phù hợp 0,25
2 <i>Khi nghĩ về Chí Phèo ( trong truyện ngắn Chí Phèo – Nam </i>


<i>Cao), thị Nở thành thật: Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng </i>
<i>thương. Anh/ chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến trên. </i>


( 5,0 điểm).


1 <i>Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: </i>


Mở bài giới thiệu vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.


0,25


a.Vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: 0,5


b. Giải thích:


<i>- Cái thằng liều lĩnh: cách nói chân thực, khẩu ngữ của người nhà quê </i>
<i>(thằng, nó – khơng có ý khinh bỉ, xem thường), muốn nói đến bản </i>
tính du cơn, lưu manh của Chí Phèo, nói tới những tội lỗi hắn gây ra ở
làng Vũ Đại.



<i>- Đáng thương: nên thương xót, thị Nở bày tỏ sự bênh vực và cảm </i>
thông với bất hạnh của Chí.


-> Câu nói của thị Nở ngầm thừa nhận Chí là con người lương thiện,
hiền lành. Hai nét tính cách lưu manh và lương thiện làm nên bi kịch
thân phận người nơng dân Chí Phèo. Bi kịch Chí Phèo thể hiện giá trị
nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao.


0,5


<i>c. Bày tỏ suy nghĩ : </i>


- Chí Phèo xuất thân là một người nơng dân hiền lành lương thiện, có
tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc.. .Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến
tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền lành và nhiều khát khao, mơ ước. Là
người có nhân cách, trọng danh dự, có ước mơ giản dị như bao người
dân quê khác.


0,75


- Ở tù ra, Chí đáng thương vì bị tha hóa, lưu manh hóa, bị hủy hoại cả
nhân hình, nhân tính, bị biến thành một con người khác: cướp giật,
rạch mặt, ăn vạ…Trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá
Kiến. Chí bị trượt dốc khỏi con đường lương thiện, trở thành con quỷ
dữ của làng Vũ Đại, bị cả làng xa lánh, coi khinh.


1,0


- Từ khi gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời: Chí đáng thương bởi từ
thức tỉnh, hi vọng, ước mơ Chí thất vọng, đau đớn rồi phẫn uất, tuyệt



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

vọng đến tột cùng. Anh rơi vào bi kịch, đỉnh điểm của bi kịch là hành
động giết Bá Kiến cịn mình tự sát. ( kết thúc cuộc đời đáng thương)
<i>d.Đánh giá chung: </i>


-Ý kiến thể hiện sự cảm thông, chia sẻ của thị Nở với nhân vật Chí
Phèo, thể hiện tiếng nói nhân đạo mới mẻ của nhà văn Nam Cao:phát
hiện và khẳng định nhân phẩm, bản chất lương thiện của con người
ngay cả khi họ mất đi cả nhân hình và nhân tính; khẳng định sức
mạnh của tình yêu thương, dùng tình người để làm sống lại tình
người…


- Xây dựng nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình. Phát huy
cao độ sở trường khám phá và miêu tả nội tâm nhân vật; sử dụng
ngôn ngữ và cách trần thuật tự nhiên, kết cấu vòng tròn… tạo nên
thành công cho tác phẩm.


0,5


2 <i> Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới </i>
mẻ về vấn đề nghị luận, hành văn trong sáng.


0,25


3 <i> Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt </i>
câu.


0,25


</div>


<!--links-->

×