Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi HSG Ngữ Văn 11 năm 2018 – 2019 trường Thuận Thành 2 – Bắc Ninh - THI247.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.6 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Câu 1 : (4 điểm)


Cảm nhận của anh(chị) về quan niệm của Xuân Diệu trong những dòng thơ sau:
Nói làm chi rằng xn vẫn tuần hồn ,


Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !
Còn trời đất , nhưng chẳng còn tôi mãi ,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ;


( Vội vàng - Xuân Diệu )
Câu 2 : (8 điểm )


Phải chăng sống là không chờ đợi?


Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên


Câu 3: (10 điểm) : Nói về Thạch Lam, SGK Ngữ văn 11,tập 1 có nhận định :


<i>“Mỗi truyện ngắn của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm </i>
<i>nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự nhạy cảm của tác giả </i>
<i>trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị </i>
<i>mà sâu sắc”. </i>


<b>Anh / chị hãy làm rõ nhận định trên qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà </b>
văn Thạch Lam.




********************Hết********************



(Đề thi gồm 01 trang)
SỞ GD&ĐT BẮC NINH


Trường THPT Thuận Thành số 2


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018 – 2019


Môn thi: Văn– Lớp 11


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG KHỐI 11
Năm học 2018-2019
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11


<i>(gồm 04 trang) </i>
A. Yêu cầu chung:


1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ
ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi
chính tả.


2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng, định tính chứ
khơng định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng. Cần đánh giá bài làm
của thí sinh trong tính chỉnh thể; trân trọng những bài viết có ý kiến và giọng điệu riêng.
Chấp nhận các cách kiến giải khác nhau, kể cả khơng có trong hướng dẫn chấm, miễn là
hợp lí và có sức thuyết phục.


3. Tổng điểm tồn bài là 20,0 điểm, cho lẻ đến 0,25 điểm.
B. Yêu cầu cụ thể:



Câu;1(4điểm)


I.Yêu cầu về kĩ năng.


- Học sinh có thể viết thành một bài văn ngắn hoăc một đoạn văn thể hiện những cảm
nhận của mình qua những dịng thơ.


-Bố cục rõ ràng,diễn đạt mạch lạc ,trong sáng
II.Yêu cầu về kiến thức.


1.Giới thiệu tác giả,tác phẩm,vị trí,nội dung đoạn thơ (0.5)
2.Cảm nhận đoạn thơ(3điểm)


-Quan niệm của Xuân Diệu thời gian là tuyến tính một đi khơng trở lại


-Quan niệm tích cực:Mùa xn của đât trời cịn mãi,tuổi trẻ của con người chỉ có một lần
nên phải sống hết mình, sống có ý nghĩa trong từng giây,từng phút


-Đó là lí do khiến Xn Diệu cảm thấy vội vàng chính là sự linh cảm từng bước đi của
thời gian.Ơng sợ thời gian trơi mau và vì thế cái đẹp cái vĩnh cửu khơng cịn.


-Nghệ thuật: Giọng thơ triết luận ,ngơn ngữ thơ biểu cảm,giàu hình ảnh.
Nghệ thuật đối lậpSự đối kháng giữa thiên nhiên và con người


Từ láy “bâng khuâng”cảm xúc lưu luyến tuổi trẻ,mùa xuân,cuộc đời
3.Đánh giá chung(0.5điểm)


-Xuân Diệu ý thức sâu sắc về giá trị của mỗi cá thể sống.Mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời
con người đều vơ cùng q giá vì một khi đã mất đi là mất đi vĩnh viễn.Vì thế hãy sống
mãnh liệt,sống hết mình ,sống tận hiến và tẩn hưởng ,sống cuộc sống có ý nghĩa.



_Đoạn thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ của xuân Diệu .


<i>Câu 2. (8,0 điểm) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, biết vận dụng phối hợp
nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thực tế chọn
lọc, thuyết phục; không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.


- Đây là đề bài theo hướng mở, cần tơn trọng những quan điểm, cách nhìn và những kiến
giải riêng của học sinh. Học sinh phải ý thức viết bằng sự trải nghiệm, nhận thức của
chính mình.


<i> II. Yêu cầu về kiến thức </i>


Người viết cần đưa ra được quan điểm riêng của mình và lựa chọn kiểu văn bản
phù hợp. Sau đây là một số gợi ý về nội dung.


1. Nêu được vấn đề cần nghị luận.
2. Giải thích


- Câu hỏi thực chất là thể hiện một thái độ sống, khẳng định một quan niệm nhân sinh
tích cực: Sống khơng phụ thuộc, không dậm chân tại chỗ, không để ngày tháng trơi qua
lãng phí, là khơng dựa dẫm, trơng chờ vào người khác.


3..Bàn luận.


- Sống là không chờ đợi:


+ mỗi người luôn phải phấn đấu, cố gắng để bắt kịp thời đại và cũng là để hồn


thiện bản thân bởi cuộc sống ln vận động, luôn đổi thay.


+ sống không ỷ lại, cần phải biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh, thời điểm để làm
<i>chủ cuộc sống. </i>


<i> + sống khơng nên đắm mình vào q khứ và ni ảo tưởng về tương lai, phải sống </i>
hết mình với hiện tại trước mắt, với những mục tiêu phân đấu.


<i> * ( chọn dẫn chứng minh họa phù hợp) </i>


- Đây là quan điểm sống đúng đắn, là lối sống của con người trong xã hội hiện đại.
- Hiện nay vẫn có nhiều người sống khơng mơ ước, trì trệ, lạc hậu.


4. Bài học nhận thức- hành động.


- Sống phải năng động, sáng tạo, tận dụng mọi thời gian, không thỏa mãn với những gì
mình đã có và khơng sống trong ảo tưởng. - Đôi khi cũng phải sống chậm lại. Trong
<i>nhiều hoàn cảnh cần phải kiên trì, nhẫn nại mới thành cơng. </i>


- Phấn đấu học tập và làm việc để xây dựng tương lai vững chắc.
BIỂU ĐIỂM


- Điểm 7-8: Trình bày đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục vấn đề cần nghị luận. Chọn được
cách giải quyết đề một cách độc đáo. Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.Văn có giọng điệu
riêng, chữ viết sạch đẹp.


- Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên. Bài viết rõ ràng, hướng triển khai
hợp lí nhưng cịn hạn chế về thao tác nghị luận. Hành văn trong sáng, mạch lạc, còn một
vài sai sót trong cách diễn đạt.



- Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm dưới 1-2: Khơng hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Câu 2: ( 10 điểm )
I.Yêu cầu về kĩ năng


- Biết cách làm bài nghị luận văn học, biết vận dụng kiến thức lí luận văn học và đọc hiểu
tác phẩm văn học để giải quyết yêu cầu đề. Bài viết cần có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ
ràng, mạch lạc; biết cách kết hợp các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh,
bình luận. Kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ
pháp.


<b>II. Yêu cầu về kiến thức : Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, </b>


bài viết cần đảm bảo những ý chính sau đây :


<b>1. Về tác giả, Thạch Lam là cây bút truyện ngắn xuất sắc của Tự lực văn đoàn </b>


<b>ở giai đoạn 1930 – 1945. Truyện ngắn Thạch Lam có phong cách đặc sắc (như nhận </b>


<b>định nêu ở đề bài). </b>


<i><b>2. “Hai đứa trẻ” (in trong tập “Nắng trong vườn”) là một trong những truyện </b></i>


ngắn đặc sắc của Thạch Lam.


<i><b>a. “Hai đứa trẻ” giống như “một bài thơ trữ tình” : </b></i>


- Truyện khơng có cốt truyện, mà kết cấu theo dòng tâm trạng của nhân vật
Liên, tạo nên chất thơ trữ tình.



- Tình quê sâu lắng : những rung cảm êm ái về một chiều êm ả như ru, những
rung cảm trước cảnh đêm yên tĩnh của miền quê Việt Nam…


- Những cảm xúc tinh tế của một tâm hồn dễ rung động. Đó là tâm hồn của một
cô gái mới lớn : nhạy cảm mà sâu lắng. Tâm hồn Liên là tâm hồn biết yêu thương và
biết ước mơ. Tâm hồn nhạy cảm của Liên cũng chính là tâm hồn nhạy cảm của Thạch
Lam.


- Giọng văn Thạch Lam điềm đạm, nhỏ nhẹ. Nhịp điệu kể chuyện chậm rãi. Từ
ngữ nhẹ nhàng mà đầy sức gợi.


- Chất thi vị của truyện cịn tốt lên từ niềm khao khát đợi tàu của Liên và An,
của những người dân nơi phố huyện. Đoàn tàu như mang đến một thế giới giàu sang,
nhộn nhịp và đầy ánh sáng, khác hẳn với cái vầng sáng tù mù của mấy ngọn đèn leo
lét nơi phố huyện nghèo.


<i><b>b. “Hai đứa trẻ” “chứa đựng biết bao nhiêu tình cảm mến yêu chân thành của </b></i>


<i><b>tác giả”. </b></i>


Đó là niềm xót thương những mảnh đời mòn mỏi nơi phố huyện nghèo.


- Qua cái nhìn và xúc cảm của nhân vật Liên, nhà văn khiến người đọc cảm
động về những kiếp người như mấy đứa ttẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, bà cụ Thi
điên, gia đình bác Xẩm, bác phở Siêu.


- Nhưng tình cảm mến thương của tác giả vẫn dành nhiều nhất cho hai đứa trẻ –
chị em Liên, bỏ Hà Nội về sống đời mòn mỏi, tối tăm nơi phố huyện.



Bức tranh đời sống ấy vừa làm nên chất hiện thực, vừa chứa đựng tấm lòng
nhân ái của nhà văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Ngòi bút tự sự kết hợp chặt chẽ với miêu tả và trữ tình, khắc họa bức tranh đời
sống thật cảm động và cũng vẽ nên bức tranh quê hương đầy thương mến.


- Từ ngữ giản dị, khơng đao to búa lớn, thích hợp với việc diễn tả những rung
động mơ hồ, tinh tế của lòng người và gợi nỗi buồn thương.


<b>3.Đánh giá chung </b>
<b>III.: BIỂU ĐIỂM </b>


Điểm 9 – 10 : nội dung phong phú, có cảm xúc và sáng tạo, diễn đạt lưu lốt, có hình
ảnh.


Điểm 7 – 8: nội dung phong phú, diễn đạt rõ ràng, có sáng tạo.


Điểm 5 – 6 : nội dung đầy đủ, thể hiện việc nắm bắt vấn đề, có tư duy tổng hợp và
khái quát, diễn đạt được.


Điểm 3 – 4 : nội dung sơ sài, diễn đạt chưa rõ ý.
Điểm 1 – 2 : không hiểu đề.


</div>

<!--links-->

×