Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề KSCL đội tuyển HSG Lịch sử 11 năm 2018 – 2019 trường Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc - THI247.com

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.23 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC </b>
<b>TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 </b>


<b>KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 10 </b>
<b> ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ </b>


<b> NĂM HỌC 2018 - 2019 </b>


<i>Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề. </i>
<b> Đề thi gồm: 01 Trang. </b>


<b>Câu 1 (2,0 điểm) </b>


Nêu nội dung, tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1686).
<b>Câu 2 (2,0 điểm) </b>


Nêu những điểm khác nhau về nhiệm vụ, tính chất, kết quả của cuộc Cách mạng
tháng Hai so với cuộc Cách mạng tháng Mười ở Nga.


<b>câu 3 (2,0 điểm) </b>


Cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc diễn ra vào đầu thế kỷ XX là cuộc
cách mạng nào? Trình bày tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó.


<i><b>Câu 4 (2,0 điểm) </b></i>


Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933? Nêu những con đường
thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản chủ nghĩa?


<b>Câu 5 (2,0 điểm) </b>



Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh, Pháp phải chịu một phần
trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao?


<i><b>Câu 6 (2,0 điểm) </b></i>


Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo ra những chuyển biến lớn của tình hình
thế giới như thế nào?


<b>Câu 7 (2,0 điểm) </b>


Vì sao Pháp đem quân từ Đà Nẵng vào đánh chiếm Gia Định? Những khó khăn
<b>khi Pháp đánh chiếm Gia Định? </b>


<b>Câu 8 (2,0 điểm) </b>


Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì


trong những năm 1873-1883 diễn ra như thế nào?



<b>Câu 9 (2,0 điểm) </b>


Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế
kỷ XIX chưa giành được thắng lợi?


<b>Câu 10 (2,0 điểm) </b>


Vì sao triều Nguyễn kí với thực dân Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)?


<i><b>---HẾT--- </b></i>


<i><b>Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm. </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC </b>
<b>TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 </b>


<b>KÌ THI KSCL ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI KHỐI 10 </b>
<b> ĐÁP ÁN MÔN: LỊCH SỬ </b>


<b> NĂM HỌC 2018 - 2019 </b>
<b> Đáp án gồm: 04 Trang. </b>


<b>Câu </b> <b>Đáp án </b> <b>Điểm </b>


<b>1 </b> <b>Nêu nội dung, tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1686). </b> <b>2,0 </b>
+ Về chính trị: Nhật hồng tun bố chấm dứt chế độ Mạc Phủ, thành lập chính


phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ, đưa Nhật Bản thành một quốc gia thống nhất
thuộc quyền chỉ đạo của chính phủ trung ương…Năm 1889 hiến pháp mới được
<i>ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. </i>


0,5


+ Về kinh tế: Chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất
thị trường… cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản
chủ nghĩa ở nông thôn…


0,5


+ Về văn hóa - giáo dục: Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, đưa nội dung khoa
học – kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cho thanh niên ưu tú ra nước ngoài
học…



0,5


+ Về quân sự Hiện đại hóa quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ
nghĩa vụ quân sự.


0,5


<b>2 </b> <b>Nêu những điểm khác nhau về nhiệm vụ, tính chất, kết quả của cuộc Cách </b>
<b>mạng tháng Hai so với cuộc cách mạng tháng Mười ở Nga. </b>


<b>2,0 </b>


- Về mục tiêu cách mạng: Cách mạng Tháng 2 là lật đổ chế độ phong kiến Nga
<i>Hoàng trong khi đó Cách mạng Tháng Mười là lật đổ chính phủ tư sản lâm thời. </i>


0,5


- Về tính chất cách mạng: Cách mạng Tháng 2 là cách mạng dân chủ tư sản kiểu
mới trong khi đó Cách mạng tháng Mười là cách mạng xã hội chủ nghĩa (vô sản)
triệt để


0,75


- Về kết quả: sau Cách mạng Tháng 2 chính quyền đó là tình trạng 2 chính quyền
song song tồn tại, chính quyền Xơ viết cơng - nơng - binh và chính phủ tư sản
lâm thời trong khi còn Cách mạng tháng Mười chính quyền Xơ viết được thành
lập.


0,75



<b>3 </b> <b>Cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở Trung Quốc diễn ra vào đầu thế kỷ XX là </b>
<b>cuộc cách mạng nào? Trình bày tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng đó. </b>


<b>2,0 </b>


<b>- là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 </b> 0,5


- tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để 0,5
- ý nghĩa:


+ Cách mạng Tân Hợi đã lật đổ triều đại Mãn Thanh chấm dứt chế độ quân chủ
chuyên chế tồn tại lâu đời sống Trung Quốc mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát
triển.


0,5


+ Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước


châu Á trong đó có Việt Nam. 0,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản chủ nghĩa? </b>


- Nguyên nhân:


+ Do sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, không đều, thiếu kế hoạch (sản
xuất tăng lên quá nhanh trong thời kỳ ổn định 1924 1929) của các nước tư bản
chủ nghĩa . Nhưng đời sống của người lao động các nước tư bản không được cải
thiện, nhu cầu và sức mua không tăng lên tương ứng làm cho hàng hóa ngày
càng giảm giá, ế thừa, ứ đọng cung lớn hơn cầu nền kinh tế lâm vào khủng


hoảng suy thoái. Đây là cuộc khủng hoảng thừa của chủ nghĩa tư bản


0,5


+ Tháng 10 năm 1929 cô hoảng kinh tế bùng nổ ở Mỹ sau đó nhanh chóng lan ra
tồn bộ giới tư bản cuộc khủng hoảng kéo dài gần 4 năm trầm trọng nhất là năm
1932


0,5


- Những con đường thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản chủ nghĩa:
+ Cải cách dân chủ ....


0,5


+ Phát xít bộ máy chính quyền.... 0,5


<b>5 </b> <b>Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh, Pháp phải chịu một </b>
<b>phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao? </b>


<b>2,0 </b>


- Mĩ, Anh, Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh
thế giới thứ hai là đúng.


0,25


- Vì:


+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập” ở Tây bán cầu,


không tham gia vào Hội Quốc liên, không tham gia vào sự kiện ngoài châu Mĩ.


0,25


+ Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành chướng của chủ nghĩa phát xít, vừa thù ghét
chủ nghĩa cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực
hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hồ bình.


0,5


+ Tại Hội nghị Muy-ních (9-1938), khơng có Tiệp Khắc và Liên Xơ tham dự,
Anh và Pháp đã kí một hiệp định trao vùng xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để
đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thơn tính ở châu Âu.


0,5


+ Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít, các nước Mĩ, Anh,
Pháp đều khơng hợp tác với Liên Xơ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh,
hơn nữa cịn có hành động dung dưỡng, thoả hiệp chủ nghĩa phát xít nên Chiến
tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ.


0,5


<b>6 </b> <b>Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo ra những chuyển biến lớn của tình </b>
<b>hình thế giới như thế nào? </b>


<b>2,0 </b>


- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và châu Á…



0,5


- Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ
nghĩa: phát xít Đức, Nhật bị tiêu diệt; Anh và Pháp suy yếu; Mĩ thêm lớn mạnh
trở thành siêu cường quốc đứng đầu hệ thống này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Chiến tranh đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm
sụp đổ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia


0,5


độc lập mới ở châu Á và châu Phi.


- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc một trật tự thế giới mới được thiết lập… 0,5
<b>7 </b> <b> Vì sao Pháp đem quân từ Đà Nẵng vào đánh chiếm Gia Định? Những khó </b>


<b>khăn khi Pháp đánh chiếm Gia Định? </b>


<b>2,0 </b>
<i>* Vì sao Pháp đem quân từ Đà Nẵng vào đánh chiếm Gia Định: </i>


- Thấy không chiếm được Đà Nẵng lợi dụng mùa gió bấc Pháp quyết định đưa
quân vào Gia Định. Gia Định và Nam Kì là vựa lúa của Việt Nam, có vị trí chiến
lược quan trọng.


0,5


- Hệ thống giao thông đường thủy rất thuận lợi từ Gia Định có thể đánh sang
Campuchia một cách dễ dàng, chiếm được Nam kỳ quân Pháp sẽ cắt đứt con


đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn đồng thời tạo điều kiện
<i>thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông công của Pháp. </i>


0,5


- Xa Trung Quốc…, xa Huế tránh được…


Pháp phải hành động gấp vì Anh đang ngấp nghé chiếm Sài Gịn


0,25


<i>* Những khó khăn khi Pháp đánh chiếm Gia Định </i>


- Nhân dân ta kiên quyết kháng chiến chống Pháp: các đội nghĩa quân rất dũng
cảm ngày đêm bám sát quấy rối và tìm cách bao vây tiêu diệt địch… buộc pháp
phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Hàng nghìn nghĩa dũng
Dương Bình Tâm chỉ huy đánh đồn chợ Rẫy.


0,5


<i>- Pháp đang sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Trung Quốc Italia… </i> 0,25
<b>8 </b>

<i><b>Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở </b></i>



<i><b>Bắc Kì trong những năm 1873-1883 diễn ra như thế nào?</b></i>



<b>2,0 </b>


- 1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương đã đốc


thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm …Tại cửa Ô Thanh Hà, …




<b>0,25 </b>


- Khi Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Bắc Kì, tới đâu chúng cũng bị


quân dân ta chặn đánh. Tại Phủ Lý, Hưng Yên, Hải Dương, Nam


Định…quân Pháp vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta, phải rút


về cố thủ trong thành ở các tỉnh lị. Các sĩ phu, văn thân yêu nước lập Nghĩa


hội, bí mật tổ chức chống Pháp…



<b>0,25 </b>


- 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân phấn


khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. 1874, Triều


đình Huế kí Hiệp ước (Giáp Tuất) gây bất bình lớn trong nhân dân…



<b>0,5 </b>


- 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, Tổng đốc thành Hà Nội là


Hoàng Diệu lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu nhưng không giữ


được thành.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Khi quân Pháp nổ súng tấn cơng, nhân dân Bắc Kì đã anh dũng đứng lên


chiến đấu. Ở Hà Nội, dọc sông Hồng, nhân dân tự tay đốt nhà mình, tạo


thành bức tường lửa làm chậm bước tiến của giặc…Khi quân Pháp đánh


chiếm các tỉnh đồng bằng, đi đến đâu chúng cũng vấp phải sức chiến đấu


quyết liệt của các địa phương…



<b>0,25 </b>


- 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm nức


lòng nhân dân cả nước, …trong khi triều Nguyễn vẫn tiếp tục đường lối



hồ hỗn…



<b>0,5 </b>


<b>9 </b> <b>Tại sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta </b>
<b>cuối thế kỷ XIX chưa giành được thắng lợi?</b>


<b>2,0 </b>


- Thực dân Pháp có sức mạnh của chủ nghĩa tư bản… <b>0,5 </b>
- Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng


sâu sắc…triều đình nhà Nguyễn đã khơng có sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc
kháng chiến…


<b>0,5 </b>


- Trong quá trình kháng chiến triều đình nhà Nguyễn đã không phát huy được
truyền thống đánh giặc của dân tộc: đoàn kết, đường lối đấu tranh vũ trang…; bỏ
qua nhiều cơ hội …


<b>0,5 </b>


- các cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân ta nổ ra cịn để tẻ cục bộ địa phương
khơng có sự liên kết với nhau…


<b>0,5 </b>


<b>10 </b> <b>Vì sao triều Nguyễn kí với thực dân Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)? </b> <b>2,0 </b>
- Khi thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh Nam Kỳ cuộc kháng chiến của nhân dân



ta phát triển mạnh mẽ… giữa lúc đó vua quan triều đình phong kiến đã phản bội
<b>quyền lợi dân tộc kí hàng ước mùng 5/6/1862. </b>


<b>0,25 </b>


- Vì triều đình mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa. <b>0,5 </b>
- Sợ địch ngay từ đầu, không hiểu chỗ yếu của chúng để chiến thắng mà chỉ nhìn


thấy ưu thế về kỹ thuật, vũ khí.


<b>0,5 </b>


- Triều đình muốn bắt tay người khác để có thể dùng được lượng tiêu diệt các
phong trào đấu tranh của nông dân ngoài Bắc(sợ dân hơn sợ giặc)


<b>0,5 </b>


- Hiệp ước Nhâm Tuất được ký kết giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp với
đại diện bên Pháp là Bôna.


<b>0,25 </b>


<i><b>(Lưu ý: Trên đây là những nội dung cơ bản khi làm bài học sinh phải đề cập tới. </b></i>



</div>

<!--links-->

×