BÁO CÁO
THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
I. Mục đích, ý nghĩa
Thực tập giáo trình là giai đoạn thực tập trong một khoảng thời gian nhất định, áp
dụng cho sinh viên các khóa năm thứ III (đối với chuyên ngành đào tạo 4 năm như chuyên
ngành đào tạo khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật, công nghệ sinh học …), khóa năm thứ
IV (đối với chuyên ngành đào tạo 5 năm như chuyên ngành đào tạo khoa học cây trồng tiên
tiến, công nghệ thông tin, thú y…).
Thực tập giáo trình sẽ cung cấp cho sinh viên những bước cơ bản, những phương
pháp luận chuẩn, các thao tác thực tập, làm số liệu, viết báo cáo … là nền tảng vững chắc
cho việc làm đề tài tốt nghiệp cho năm cuối.
Thực tập giáo trình là là giai đoạn giúp sinh viên tìm hiểu được những ứng dụng kỹ
thuật, chuyển giao công nghệ xuống các cơ sở, có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên
cứu, ứng dụng và sản xuất của các cơ sở tại địa phương.
Thực tập giáo trình là bước đệm làm quen cơ sở, tại tiền đề tốt cho việc đăng ký làm
thực tập tốt nghiệp, định hướng việc làm sau này cho sinh viên.
Thực tập giáo trình giúp cho sinh viên được thực hành một cách thực tế những kiến
thức đã học, áp dụng những công nghệ ứng dụng trong sản xuất, từ đó tạo cho sinh viên khả
năng áp dụng thực tế từ lý thuyết.
II. Nội dung tiến hành thực tập giáo trình đợt I
1. Thời gian thực tập giáo trình
- Thời gian thực tập giáo trình đợt I: 24/04/2009 - 16/05/2009.
2. Địa điểm thực tập giáo trình
- Địa điểm I: Viện Công nghệ Sinh học – thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt
Nam.
- Địa điểm II: Vườn ươm Chiến Thắng – Cơ sở 3 thuộc Trung tâm phát triển Nông –
Lâm nghiệp Công nghệ cao Hải Phòng.
- Địa điểm III: Khu chuyển giao công nghệ nhà kính Sawtooth theo công nghệ Isarel
– thuộc Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng.
- Địa điểm IV: Trung tâm phát triển Nông – Lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng
1
- Địa điểm V: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học và sản xuất Lâm – Nông
nghiệp Quảng Ninh.
3. Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam
a. Thời gian, địa điểm
- Thời gian thực tập: 8h00 – Thứ 6 – ngày 24 tháng 04 năm 2009.
- Địa điểm thực tập: Viện Công nghệ Sinh học – Viện Khoa học & Công nghệ Việt
Nam - 18 Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội,Việt Nam.
b. Nội dung của buổi thực tập giáo trình tại Viện Công nghệ Sinh học
STT Thời gian Nội dung
01 7h30 – 8h00 Tập trung tại Viện CNSH – Viện KH & CN Việt Nam
02 8h00 – 9h30
Hội thảo giới thiệu về:
a. Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam
b. Viện Công nghệ Sinh học
c. Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen
03 9h30 – 10h30
Tham quan:
a. Viện Công nghệ Sinh học
b. Các phòng thí nghiệm thuộc viện
c. Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen
04 10h30
Bế mạc:
a. Chụp ảnh kỷ niệm
b. Kết thúc buổi thực tập giáo trình
c. Tổng quát về Viện Công nghệ Sinh học
- Tên Tiếng Anh: IBT (Instute of Biotechnology).
- Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST).
Địa chỉ: 18 Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội,Việt Nam.
Điện thoại : +84 4 38362599
Fax: +84 4 38363144.
d. Lịch sử của Viện Công nghệ Sinh học
Lịch sử thành lập Viện Công nghệ sinh học có chia ra làm 3 giai đoạn như sau:
- PHÒNG SINH VẬT, VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỰ NHIÊN, ỦY BAN
KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC (1967-1975):
Phòng Sinh vật trực thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên, Ủy ban Khoa học
và Kỹ thuật Nhà nước, được thành lập năm 1967, do GS.TSKH. ĐẶNG THU làm
Trưởng phòng.
2
Năm 1975, khi Viện Khoa học Việt Nam chính thức được thành lập, Phòng Sinh vật
đã phát triển thành 5 phòng trực thuộc Viện Khoa học Việt Nam, bao gồm các
hướng sinh học đại cương và sinh học thực nghiệm (Phòng Động vật học, Phòng
Thực vật học, Phòng Sinh lý - Hóa sinh người và động vật, Phòng Sinh lý-Hóa sinh
thực vật, Phòng Vi sinh vật).
- VIỆN SINH VẬT HỌC VÀ CÁC TRUNG TÂM HÌNH THÀNH TỪ VIỆN SINH
VẬT HỌC, VIỆN KHOA HỌC VIỆT NAM (1975-1993):
Tháng 5 năm 1975, Viện Sinh vật học thuộc Viện Khoa học Việt Nam được thành
lập trên cơ sở hợp nhất các phòng nghiên cứu về sinh vật học nói trên. GS.TSKH.
NGUYỄN HỮU THƯỚC và GS.TSKH. ĐẶNG HUY HUỲNH được cử làm Lãnh
đạo với cương vị Viện phó. Năm 1983, GS.TSKH. LÊ XUÂN TÚ được bổ nhiệm
làm Viện trưởng.
Năm 1983, các phòng nghiên cứu theo hướng sinh học đại cương đã phát triển và
hình thành, Trung tâm Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học Việt
Nam do GS.TSKH. ĐẶNG NGỌC THANH làm Giám đốc và GS.TSKH. ĐẶNG
HUY HUỲNH làm Phó Giám đốc.
Năm 1982, Trung tâm Sinh lý- Hoá sinh người và động vật thuộc Viện Khoa học
Việt Nam thành lập, do GS.TSKH. NGUYỄN TÀI LƯƠNG làm Giám đốc.
Năm 1989, thành lập Trung tâm Nghiên cứu vi sinh vật, Viện Khoa học Việt Nam,
do PGS.TS. LÝ KIM BẢNG là Giám đốc.
Năm 1990, thành lập Trung tâm Hoá sinh ứng dụng, Viện Khoa học Việt Nam do,
GS.TSKH. ĐÁI DUY BAN là Giám đốc.
- VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC (1993 – nay):
Thực hiện Nghị định 24/CP của Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Khoa học
Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, ngày 19/06/1993, Viện Công nghệ sinh học thuộc
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia được thành lập, trên cơ sở
hợp nhất Viện Sinh vật học, Trung tâm Sinh lý- Hóa sinh người và động vật, Trung
tâm Hóa sinh ứng dụng và Trung tâm Nghiên cứu vi sinh vật.
PGS.TSKH. LÊ THỊ MUỘI là Viện trưởng nhiệm kỳ đầu tiên (1993-1997).
GS.TS. LÊ TRẦN BÌNH là Viện trưởng nhiệm kỳ II (1997-2003) và nhiệm kỳ III
(2003-2008).
Từ năm 2004, khi Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia được đổi
tên thành Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Viện Công nghệ sinh
học là một trong những đơn vị sự nghiệp lớn nhất của VAST.
Hiện nay, PGS.TS. TRƯƠNG NAM HẢI là Viện trưởng nhiệm kỳ IV
(2008-2013).
e. Tổ chức Viện Công nghệ Sinh học
- Ban Lãnh đạo của Viện Công nghệ Sinh học
3
Viện trưởng: PGS. TS. Trương Nam Hải
Phó Viện trưởng:
PGS. TS. Nông Văn Hải
TS. Trần Đình Mấn
TS. Quyền Đình Thi
Hội đồng khoa học:
Chủ tịch: PGS. TS. Phan Văn Chi
Phó chủ tịch: PGS. TS. Ngô Đình Bính
Thư ký: TS. Quyền Đình Thi
Thành viên: 21 thành viên
- Phòng Quản lý tổng hợp:
Trưởng phòng: Bùi Chi Lăng
Phó Trưởng phòng: Đoàn Thị Kim Liên
- Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen
Giám đốc: PGS.TS. Nông Văn Hải
f. Chức năng, nhiệm vụ của Viện Công nghệ Sinh học
- Viện Công nghệ sinh học có chức năng:
Nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ theo hướng công nghệ sinh học.
Tham gia xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành
công nghệ sinh học.
Đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao về công nghệ sinh học cho
đất nước.
- Viện Công nghệ sinh học có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực:
Công nghệ gen.
Công nghệ tế bào động vật.
Công nghệ tế bào thực vật.
Công nghệ vi sinh.
Công nghệ protein và enzyme.
Công nghệ sinh học nano.
Công nghệ sinh học môi trường.
Công nghệ sinh học biển.
Công nghệ vật liệu sinh học
Công nghệ sinh – y học và tin sinh học
Các lĩnh vực khác có liên quan.
Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ
mới; tổ chức sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dịch vụ về công nghệ sinh học và các
lĩnh vực liên quan vào thực tiễn sản xuất và đời sống, góp phần xây dựng, phát triển
ngành công nghiệp sinh học.
4
Đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao; tổ chức đào tạo sau đại học
về sinh học và công nghệ sinh học. Thông tin, tư vấn, bồi dưỡng và nâng cao trình
độ cán bộ trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học.
Hợp tác quốc tế về sinh học và công nghệ sinh học và các lĩnh vực liên quan. Tham
gia các hội nghị, hội thảo, chương trình hợp tác quốc tế và tổ chức các hội nghị, hội
thảo quốc tế theo quy định của pháp luật. Cử cán bộ đi công tác nước ngoài và mời
chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Viện Công nghệ sinh học.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học - công nghệ, triển
khai, ứng dụng, sản xuất và chuyển giao công nghệ.
Quản lý tài chính, tài sản; sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản do Nhà nước giao
và các nguồn tài chính, tài sản khác; thực hiện công tác kế toán, thống kê, quản lý
cán bộ viên chức theo quy định của pháp luật.
g. Nghiên cứu khoa học của Viện Công nghệ Sinh học
- Những hoạt động nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học tập trung vào 6 hướng chính:
Nghiên cứu hệ gen học, hệ protein học và tin sinh học
Nghiên cứu các đặc điểm của hệ gen và hệ protein của người Việt Nam.
Nghiên cứu cấu trúc, chức năng của các gen và protein có giá trị từ nguồn tài
nguyên sinh vật Việt Nam.
Ứng dụng các kỹ thuật sinh học phân tử trong phân loại, xác định và bảo tồn
sự đa dạng nguồn gen các loài động vật, thực vật và vi sinh vật.
Xây dựng các cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin trực tuyến về hệ gen học,
hệ protein học và tin sinh học.
Công nghệ gen
Nghiên cứu phát triển các protein dược phẩm tái tổ hợp.
Nghiên cứu phát triển các vaccine tái tổ hợp dùng trong nông nghiệp và y tế.
Nghiên cứu phát triển các bộ sinh phẩm trên cơ sở protein tái tổ hợp và
kháng thể dùng trong nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường.
Công nghệ sinh học vi sinh vật
Đánh giá, chọn tạo và khai thác các chủng vi sinh vật mới có ích trong nông
nghiệp, dược phẩm, chế biến thực phẩm và xử lý ô nhiễm môi trường.
Phát triển các hệ thống lên men, các công nghệ nền nhằm nâng cao hiệu quả
biểu hiện của các chủng vi sinh trong việc sản xuất các loại protein tái tổ
hợp và các chất có hoạt tính sinh học.
Công nghệ sinh học protein và enzyme
Tinh sạch và cải biến theo hướng có lợi các enzyme có tính thương mại cao.
Sàng lọc các protein đích có giá trị sinh dược.
Thiết kế và phát triển các peptide có hoạt tính sinh học.
Công nghệ sinh học thực vật
5
Phát triển các công nghệ tế bào thực vật phục vụ cho công tác bảo tồn và
nhân nhanh các giống cây trồng và nguồn gen thực vật quý.
Cải thiện các tính trạng của cây trồng bằng phương pháp chọn dòng tế bào
và chuyển gen nhằm tạo giống có chất lượng cao và có khả năng chống chịu
tốt hơn.
Công nghệ sinh học động vật
Sử dụng các phương pháp công nghệ sinh học nhằm kiểm soát khả năng
sinh sản của vật nuôi lưu giữ tinh trùng, thụ tinh nhân tạo, cấy chuyển phôi,
bảo tồn đa dạng sinh học.
Phát triển công nghệ tế bào gốc phục vụ trị liệu. Xây dựng các hệ thống nuôi
cấy tế bào động vật phục vụ công tác chẩn đoán và sản xuất protein tái tổ
hợp.
Nghiên cứu tạo động vật chuyển gen và động vật nhân bản.
h. Sản phẩm – Dịch vụ của Viện Công nghệ Sinh học
- Các sản phẩm thương mại hóa:
Biolactovil
Cadef
Pluriamin
Microcom
Micromix
NIREF
Polyfa, Polymic và Polynut
Giống lúa DR2 và DR3
- Các sản phẩm đang thử nghiệm:
Các kit chẩn đoán virus truyền gây bệnh nhiễm (sốt xuất huyết; viêm gan B,C; HIV;
WSSV; ...).
Các kit chẩn đoán vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.
Các kit xác định 2,4-D trong đất, nước sinh hoạt và sản phẩm nông nghiệp. Vaccine
cúm VIFLUVAC
Naturenz
Raviton
Các chất làm sạch dầu mỏ
i. Đào tạo – Hợp tác quốc tế của Viện Công nghệ Sinh học
- Đào tạo trong nước:
Viện Công nghệ sinh học được giao nhiệm vụ Đào tạo Sau đại học bậc Tiến sĩ theo
06 mã số chuyên ngành (Quyết định số 5702/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH, ngày
01/10/2004 và Quyết định số 6061/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH, ngày 20/10/2004 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo) gồm:
Chuyên ngành: Sinh lý học Người và Động vật - Mã số: 62 42 30 01
6
Chuyên ngành: Sinh lý học Thực vật - Mã số: 62 42 30 05
Chuyên ngành: Lý sinh học - Mã số: 62 42 30 10
Chuyên ngành: Hóa sinh học - Mã số: 62 42 30 15
Chuyên ngành: Vi sinh vật học - Mã số: 62 42 40 01
Chuyên ngành: Di truyền học - Mã số: 62 42 70 01
Với 33 năm thực hiện nhiệm vụ trong đó có 18 năm thuộc Viện Sinh vật học và 15
năm thuộc Viện Công nghệ sinh học, đến nay đã có 70 nghiên cứu sinh là các cán
bộ đến từ các cơ quan:
Viện Công nghệ sinh học
Viện Di truyền Nông nghiệp
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên
Trường Đại học Vinh
Trường Đại học Khoa học Huế
Viện Sinh học nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh
được công nhận Tiến sĩ đã và đang đảm nhiệm các trọng trách khác nhau trong các
lĩnh vực Sinh học, Công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác có liên quan.
Hiện nay, Viện Công nghệ sinh học đang quản lý và hướng dẫn 35 nghiên cứu sinh
từ các khóa 2004 đến 2008.
Ngoài nhiệm vụ đào tạo Sau đại học bậc Tiến sĩ, Viện còn phối hợp và tham gia đào
tạo bậc Đại học, Sau Đại học với các Viện, Trường như:
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Trường Đại học Lâm Nghiệp
Trường Đại học Vinh
Trường Đại học Huế
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Viện Khoa học & Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Quân y
v.v..
Đặc biệt, Viện Công nghệ sinh học đã phối hợp với Trường Đại học Công nghệ,
Đại học Quốc gia Hà Nội mở chuyên ngành đào tạo về Công nghệ sinh học nano.
7
Bộ môn Công nghệ nano sinh học thuộc Khoa Vật lý kỹ thuật và Công nghệ nano
chủ yếu do cán bộ của Viện kiêm nhiệm giảng dạy:
GS.TS. Lê Trần Bình (Chủ nhiệm Bộ môn),
PGS.TS. Phan Văn Chi, PGS.TS. Trương Nam Hải,
PGS.TS. Nông Văn Hải,
PGS.TS. Lê Thanh Hòa,
TS. Quyền Đình Thi, TS. Nguyễn Bích Nhi,
TS. Chu Hoàng Hà và TS. Lê Thị Thu Hiền.
Nhờ có các trang thiết bị hiện đại và các cán bộ có kinh nghiệm và trình độ cao,
Viện thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao và tư vấn về các lĩnh vực
Proteomic, Genomic, Tin sinh học, Công nghệ nano và Y sinh học phân tử.
- Đào tạo phối hợp với nước ngoài:
Đước phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục CHLB Đức, từ năm 2002,
Viện Công nghệ sinh học đã kết hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp Greifswald, CHLB Đức thực
hiện Đề án phối hợp Đào tạo sau đại học theo hướng Khoa học sự sống và hàng
năm được giao từ 10 - 15 chỉ tiêu đào tạo. Đến nay đề án đã thực hiện đào tạo được
7 khóa và đã có 69 NCS bảo vệ luận án thành công và quay về nước trở lại các cơ
quan để công tác.
j. Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gene
- Tên phòng: Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen (PTNTĐCNG)
- Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Cơ quan chủ trì: Viện Công nghệ sinh học
- Giám đốc: PGS. TS Nông Văn Hải
- Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
- Điện thoại: (04)38362599
- Fax: (04)38363144
- Giới thiệu chung về Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen – thuộc Viện Công
nghệ Sinh học:
Theo Quyết định số 315/QĐ-BKHCNMT ngày 21.3.2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN),
Viện CNSH được công nhận là cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐCNG với tổng
kinh phí đầu tư là 57,2 tỉ đồng. Dự án được bắt đầu từ ngày 22.6.2001 và đến
30.6.2005 thì hoàn thành, được nghiệm thu và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày
30.3.2006. Hiện tại, Viện CNSH bước đầu đã xây dựng được các định hướng mục
tiêu, nhiệm vụ cho PTNTĐCNG như sau:
Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng hệ gen học (Genomics), hệ protein
học (Proteomics), tin sinh học (Bioinformatics). Tiếp cận các nghiên cứu về lập
ngân hàng gen, bản đồ gen của người Việt Nam; nghiên cứu ở mức độ phân tử về
8
bệnh di truyền, ung thư, truyền nhiễm… ở người Việt Nam, nghiên cứu và phát
triển dược phẩm sinh học.
Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về tài nguyên gen từ các nguồn động,
thực vật và vi sinh vật Việt Nam, góp phần bảo tồn và khai thác nguồn gen đặc hữu
của nước ta.
Tiến hành các nghiên cứu và triển khai các vấn đề công nghệ gen phục vụ phát triển
bền vững nông - lâm - ngư nghiệp và bảo vệ môi trường; tham gia phát triển và
đánh giá sinh vật biến đổi gen.
Triển khai các dịch vụ, tư vấn KH&CN có liên quan đến công nghệ gen; tham gia
xây dựng cơ sở KH&CN để phát triển CNSH.
Đào tạo cán bộ, chủ yếu là sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ) có năng lực
nghiên cứu và chuyên sâu về công nghệ gen và các lĩnh vực có liên quan.
Tiến hành nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc về công nghệ gen: Hội nhập các chương
trình giải mã gen; triển khai các nghiên cứu về Genomics, Proteomics,
Bioinformatics và các lĩnh vực khác có liên quan của khu vực và quốc tế.
- Lịch sử của Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen – thuộc Viện Công nghệ
Sinh học:
Tổng kinh phí đầu tư: 57,2 tỉ đồng. Thời gian bắt đầu dự án: 22/6/2001. Thời gian
hoàn thành dự án: 30/6/2005. Nghiệm thu và chính thức đưa vào sử dụng:
30/3/2006.
Dự án Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ gen (PTNTĐCNG) thuộc lĩnh vực
công nghệ sinh học được đầu tự theo Quyết định số 850 QĐ/TTg ngày 07 tháng 09
năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng các phòng
thí nghiệm trọng điểm.
Theo Quyết định số 315/QĐ-BKHCNMT ngày 21 tháng 3 năm 2001 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) Viện
Công nghệ sinh học (VCNSH) đã được công nhận là cơ quan chủ trì xây dựng
PTNTĐCNG.
Ngày 24 tháng 1 năm 2003 Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã ký Quyết định số
68/QĐ-KHCNQG về việc thành lập PTNTĐCNG trực thuộc VCNSH.
- Tổ chức, quản lý:
Trong khi chờ triển khai thực hiện Quy chế chính thức về tổ chức và hoạt động của
phòng thí nghiệm trọng điểm (vừa mới được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
tháng 7/2008), ngay từ khi bắt đầu thực hiện dự án PTNTĐCNG, VCNSH đã xây
dựng các quy chế tạm thời về quản lý và sử dụng trang thiết bị PTNTĐCNG.
Viện trưởng với tư cách là Thủ trưởng cơ quan chủ trì PTNTĐCNG là người trực
tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác của PTNTĐCNG. Viện trưởng phân công 1 Phó Viện
trưởng phụ trách các vấn đề liên quan đến PTNTĐCNG. Các hoạt động của
9
PTNTĐCNG chịu sự quản lý chung của Lãnh đạo Viện, với sự hỗ trợ của các bộ
phận chức năng (Văn thư, Kế toán-Tài Vụ, Đào tạo, Hợp tác quốc tế…) thuộc
Phòng Quản lý Tổng hợp của Viện.
Từ 2003 đến 2008, PTNTĐCNG được bố trí thành các cụm thiết bị chính (nhà
A10) và vệ tinh (nhà A2, A15 và B3). Các Phó Viện trưởng và một số Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách các cụm thiết bị này. Toàn bộ các đơn
vị trong Viện được phân công tham gia vào việc khai thác sử dụng các trang thiết bị
PTNTĐCNG.
Ngay từ khi mới bắt đầu được đầu tư dự án, các hoạt động của PTNTĐCNG
chịu sự quản lý chung của Lãnh đạo Viện CNSH. Viện trưởng, với tư cách
là Thủ trưởng cơ quan chủ trì, trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác của
PTNTĐCNG. Viện trưởng phân công 1 Phó Viện trưởng phụ trách các công
tác PTNTĐCNG. Hoạt động của PTNTĐCNG được sự hỗ trợ của các bộ
phận chức năng thuộc Viện.
Từ năm 2003 đến 2008, PTNTĐCNG được bố trí thành các cụm thiết bị
chính và vệ tinh. Các phó viện trưởng và một số trưởng phòng, phó trưởng
phòng trực tiếp phụ trách các cụm thiết bị này. Toàn bộ các đơn vị trong
Viện được phân công tham gia vào việc khai thác sử dụng các trang thiết bị
của PTNTĐCNG.
Từ tháng 10.2008, PTNTĐCNG được tổ chức tạm thời thành 8 đơn vị chính
là Genomics, Proteomics, Bioinformatics, công nghệ gen I, II, III, IV, V và 3
đơn vị vệ tinh.
Ngày 8.7.2008, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 08/2008/QĐ-
BKHCN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của PTNTĐ. Đây là hành
lang pháp lý quan trọng và cần thiết để PTNTĐCNG cũng như các PTNTĐ
khác chính thức hoạt động và phát huy hiệu quả của mình.
Ngày 28.11.2008, Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam đã ký Quyết định số
2000/QĐ-KHCNVN, về việc bổ nhiệm Giám đốc PTNTĐCNG.
Ban Giám đốc và các đơn vị trực thuộc của PTNTĐCNG sẽ được kiện toàn
trong thời gian tới.
- Thành viên của PTNĐCNG:
STT Tên đơn vị (unit) Người phụ trách
1 Genomics PGS. TS. Nông Văn Hải
Phó Viện trưởng - Giám đốc
PTNTĐCNG, Trưởng phòng CN ADN
Ứng dụng
2 Proteomics PGS. TS. Phan Văn Chi Trưởng phòng Hóa sinh Protein
10
3 Bioinformatics PGS. TS. Trương Nam Hải
Viện trưởng, Trưởng phòng Kỹ thuật Di
truyền
4 Công nghệ gen I PGS. TS. Đinh Duy Kháng Trưởng phòng Vi sinh vật học Phân tử
5 Công nghệ gen II PGS. TS. Trương Nam Hải
Viện trưởng, Trưởng phòng Kỹ thuật di
truyền
6 Công nghệ gen III
TS. NCVC. Nguyễn Hoàng
Tỉnh
Trưởng phòng Sinh hóa Thực vật
7 Công nghệ gen IV GS. TS. Lê Trần Bình
Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực
vật
8 Công nghệ gen V
TS. NCVC. Phạm Thị Bích
Hợp
Trưởng phòng CN Lên men
9 Vệ tinh 1 (A2) PGS. TS. Ngô Đình Bính Trưởng phòng Di truyền Vi sinh vật
10 Vệ tinh 2 (A15) PGS. TS. Lê Thanh Hòa Trưởng phòng Miễn dich học
11 Vệ tinh 3 (B3)
PGS. TS. Nguyễn Văn
Cường
Trưởng phòng Công nghệ gen Động vật
- Lĩnh vực nghiên cứu của PTNTĐCNG:
Căn cứ chức năng của PTNTĐ ban đầu được ghi trong Quy chế tạm thời PTNTĐ do
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định
01/2002/QĐ-BKHCNMT, ngày 31 tháng 1 năm 2002, PTNTĐCNG có chức năng
sau đây:
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ gen
Tham gia đào tạo cán bộ KH&CN thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ gen
Giám định các kết quả phân tích, thí nghiệm, kiểm nghiệm có liên quan đến
công nghệ gen.
Các chuyên gia đang làm việc tại phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ gen
Xuất phát từ các chức năng nêu trên, VCNSH bước đầu đã xây dựng các
nhiệm vụ cho PTNTĐCNG như sau:
11