Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Can

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.71 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 120 phút
Họ tên học sinh: ………………………………………………
Số báo danh: ……………………………………………………

I.
ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy. Từ việc nghĩ rằng học
để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm.
Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết
được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau
giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh
tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành cơng. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều
hơn đến việc trau dồi kỹ năng. […] Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm
thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm
hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn. Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái
biết và những cái làm được.
Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học
để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với mơi trường làm việc sau này.
( />Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, các bạn sinh viên sẽ làm gì để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái
biết và những cái làm được”?
Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn sau:
“Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ
biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau
giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh
tế học.
Câu 4. (1,0 điểm) Trong ba thông điệp: “học để biết”, “học để thi”, “học để làm”, thông điệp nào có ý


nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ về giá trị của việc học để làm.
Câu 2 (5.0 điểm)
Con sóng dưới lịng sâu
Dẫu xi về phương bắc
Con sóng trên mặt nước
Dẫu ngược về phương nam
Ơi con sóng nhớ bờ
Nơi nào em cũng nghĩ
Ngày đêm khơng ngủ được
Hướng về anh – một phương
Lịng em nhớ đến anh
Cả trong mơ cịn thức
Ở ngồi kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù mn vời cách trở
(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, trang 155, 156, NXB. Giáo dục Việt Nam)
Phân tích đoạn thơ trên để thấy “tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy,
muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người” của Xuân Quỳnh.
HẾT


ĐÁP ÁN  THANG ĐIỂM
Môn: NGỮ VĂN - Khối 12
NĂM HỌC 2020 – 2021
Phần Câu

Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
0,5
2 Theo tác giả, để “thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái 0,5
làm được”, các bạn sinh viên “sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh
nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn”.
3 - Các biện pháp nghệ thuật:
1,0
+ Liệt kê: “Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì
nên học”, “những cái ta học và những cái xã hội cần”.
+ So sánh: “Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế
học”
+ Điệp từ “khi” / điệp cấu trúc “Khi … ta sẽ”
Tác dụng: Làm tăng tính thuyết phục, tính chặt chẽ cho lập luận, làm cho
văn bản thêm sinh động, cụ thể. Nhằm nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng,
giá trị của tư duy học để làm và chúng ta cần học tập như thế nào nhằm
phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
4 - Học sinh lựa chọn 01 thơng điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân.
1,0
- Học sinh có cách lý giải phù hợp, thuyết phục.
(Giám khảo linh hoạt chấm điểm dựa trên lựa chọn và cách giải thích của
học sinh)
II
LÀM VĂN
7.0
1 NLXH

2,0
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
0,25
Có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc
xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,25
Giá trị của việc học để làm
c. Lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo nhiều cách 1,0
nhưng cần làm rõ nội dung
- GD-ĐT chính là chìa khố, động lực quan trọng để xây dựng và phát
triển nền kinh tế tri thức của mỗi quốc gia, dân tộc.
- Học để làm là ta xác định rõ ràng, nhất quán và thống nhất mục đích,
mục tiêu của việc học tập: đó là học để thực hành, để lao động, sản xuất,
tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội và đáp ứng nhu cầu của bản thân.
- Khi xác định được mục đích của học tập “học để làm gì?”, “học để
phụng sự ai?” sẽ giúp chúng ta:
+ Lựa chọn con đường đi đúng đắn cho bản thân, tránh sai lầm, lãng phí
thời gian, tiền bạc, cơng sức.
+ Có thái độ nghiêm tục trong học tập và việc làm…
+ Không ngừng nỗ lực cố gắng vươn lên, sẵn sàng đối mặt với mọi khó
khăn, thử thách và có đủ sức mạnh, nghị lực để vượt qua vấp ngã, thất
bại…
+ Ln kiên trì, nhẫn nại, đồng thời khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo khơng
chỉ trong học tập mà trên hết là trong làm việc, lao động.
+ Biết trân trọng những thành quả, công sức của bản thân và mọi người
xung quanh,…
1



2

+ Hình thành nhiều kỹ năng cơ bản, cần thiết cho con người, đặc biệt có
cách ứng xử đúng đắn với bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên... Từ đó
hình thành lớp người giao tiếp văn hố, ứng xử tốt.
+ Thúc đẩy sự phát triển của bản thân, là chìa khóa mở ra cánh cửa thành
cơng cho mỗi người.
+ Học để làm mang tính ứng dụng, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của
cộng đồng, nên nó có đóng góp lớn vào cơng cuộc xây dựng, phát triển
của đất nước…
+ Học để làm việc chính là một phương pháp học tập hiệu quả giúp chúng
ta từng bước trưởng thành, vững vàng trong hành trình “học để làm
người”
- Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có quan điểm và hành
động chiến lược vượt tầm thời đại. Một trong những quan điểm và hành
động của Người có tính xuyên suốt từ buổi thiếu thời cho đến lúc đi xa là
xác định rõ ràng, nhất quán mục đích của việc học tập, đó là: Học để giúp
dân cứu nước,học để làm việc. Chính nhờ xác định rõ ràng mục đích của
học tập, đã giúp Người thực hiện được ước mơ, lý tưởng, khát vọng giải
phóng dân tộc, đạt được thành cơng,…
- Phê phán
- Bài học nhận thức
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
NLVH
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân

bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
“Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt
lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người” của Xuân
Quỳnh được thể hiện qua đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp theo trình
tự, sử dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng, có cảm nhận sâu sắc.
- Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng” và đoạn
trích.
- Tình u của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt
lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người thể hiện trong
đoạn trích:
+ Tình u của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy của người
phụ nữ được cụ thể hóa bằng nỗi nhớ. Nỗi nhớ mãnh liệt trong tình yêu
vượt mọi khoảng cách thời gian, xâm nhập vào tiềm thức, vô hồi vô hạn,
thể hiện khao khát hạnh phúc chân thành, tình yêu giản dị, trong sáng,
thủy chung (khổ 5)
+ Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy của người
phụ nữ thể hiện trong nỗi nhớ da diết, cháy bỏng vượt khoảng cách không
gian. Nỗi nhớ tăng cấp thành “nghĩ”, khẳng định sự gắn bó thủy chung với
tình yêu (Khổ 6)
2

0,25
0,25

5,0
0,5


0,5

3,0

0,5


+ Sức mạnh của tình yêu giúp người phụ nữ dám đối mặt và đủ dũng khí
để vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người (khổ 7)
- Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt
lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người được thể hiện
bằng giọng điệu trữ tình, thiết tha sâu lắng; thể thơ ngũ ngơn; phép ẩn dụ,
nhân hóa, điệp, đối; hình ảnh giản dị, vận dụng sáng tạo các ngơn từ, hình
anh.
- Đánh giá:
+ Tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt
lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người được Xuân
Quỳnh thể hiện chân thực, sinh động, gợi cảm, … trong đoạn thơ
+ Tình yêu thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của
thời gian và sự hữu hạn của đời người thể hiện quan niệm về tình u
mang tính nhân văn của nhân loại.
+ Quan niệm về tình u của Xn Quỳnh có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ
hôm nay và mai sau về một tình u chân chính, nhân văn.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm


3

0,5

0,5
0,5



×