SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
Mơn: NGỮ VĂN – Lớp 12
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian 90 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm có 01 trang)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Sau sự hỗn loạn của mùa đông là mùa xuân, mùa của hành động và cơ hội. Đó là
mùa để gieo những hạt giống, kiến thức, lòng tận tuỵ, sự quyết tâm xuống những mảnh
ruộng màu mỡ của cuộc đời. Đó khơng phải là lúc để chần chừ, hay băn khoăn về khả
năng thất bại. Những người để cho mùa xuân qua đi trong khi đắm mình vào ký ức về vụ
mùa bội thu hay thất thu của mùa thu năm ngoái, dù mùa xuân trước đã vô cùng cố gắng,
là những người ngu ngốc.
(…) Mùa xn đơn giản chỉ nói rằng: “Tơi ở đây!” Mùa xuân gửi đến sự sống và
hơi ấm của nó. Nó khơng ngừng gửi cho chúng ta những thơng điệp về sự xuất hiện của
mình – chim cổ đỏ, sóc, én bay về, những quả mọng trên đồng cho những người đã dùng
hết thực phẩm dự trữ. Mùa xuân trao nụ cười cho những người đáp lại sự xuất hiện của
nó, và nước mắt cho những ai cứ ngồi đó, hoặc chỉ nỗ lực nửa vời. Một số sẽ chỉ làm việc
một chút – đủ để biện hộ cho mình vì kết quả xồng xĩnh khi mùa thu tới. Một số người sẽ
câu cá, hoặc vui chơi, hoặc ngủ, hoặc nằm ườn giữa đám hoa dại, quên đi lời nhắn nhủ
rằng “niềm tin khơng có hành động là niềm tin chết”.
(Jim Rohn, Bốn mùa cuộc sống, NXB Lao Động, 2016, tr.19, tr.21)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, vào mùa xuân, con người làm gì trên mảnh ruộng màu mỡ của cuộc
đời? (0.5 điểm)
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về lời nhắn nhủ rằng “niềm tin khơng có hành động là
niềm tin chết”? (1.0 điểm)
Câu 4. Qua nội dung đoạn trích, anh/chị rút ra được thơng điệp nào mà mình tâm đắc? Vì
sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa
(Trích Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập Một, NXB Giáo dục, trang 88, 89)
…………… Hết …………
Họ và tên thí sinh:………………………………Phịng thi:…………SBD:………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 12
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
- Thầy cô giáo cần chủ động nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá
tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lí Hướng dẫn
chấm.
- Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội
dung và hình thức.
- Điểm lẻ tồn bài tính đến 0,25 điểm.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần Câu Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận/nghị luận
1
Mùa xuân, con người gieo những hạt giống, kiến thức, lòng tận tuỵ,
2
sự quyết tâm xuống những mảnh ruộng màu mỡ của cuộc đời.
* Học sinh có thể diễn đạt ý bằng nhiều cách khác nhau những
3
cần đảm bảo nội dung sau đây:
Tin tưởng vào khả năng của bản thân, tin vào cuộc sống mà khơng
có hành động thực tế để tạo nên thành quả thì niềm tin đó hồn tồn
khơng có ý nghĩa.
- Học sinh nêu được một thông điệp rút ra từ văn bản.
4
Sau đây là những gợi ý:
+ Trước cơ hội, con người không nên chần chừ, băn khoăn.
+ Nếu tận dụng tốt cơ hội thì con người sẽ đạt được kết quả như
mong muốn.
+ Niềm tin phải đi liền với hành động.
…
- Học sinh có lí giải hợp lí, thuyết phục.
II
LÀM VĂN
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
c. Triển khai vấn đề nghị luận
* Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ “Tây Tiến”
và đoạn trích.
Điểm
3,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
7,0
0,5
0,5
0,5
* Nội dung
- Nỗi nhớ về một đêm lửa trại nơi trú quân:
+ Đêm hội rực rỡ ánh sáng, rộn ràng âm thanh, khơng khí náo
nhiệt, tưng bừng.
+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lính Tây Tiến hào hoa, lãng mạn.
- Nỗi nhớ về cảnh sắc và con người miền Tây:
+ Bức tranh sông nước vừa huyền ảo, nên thơ vừa nguyên sơ, có
sức lay động hồn người.
+ Con người miền Tây vừa cứng cỏi, kiên cường trên con thuyền
độc mộc vừa mềm mại duyên dáng hòa vào cảnh vật.
*Nghệ thuật: Những kí ức đẹp được thể hiện qua bút pháp lãng
mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngơn ngữ và giọng điệu.
* Đánh giá
- Đoạn trích thể hiện tâm hồn hào hoa, lãng mạn của người lính
Tây Tiến.
- Thể hiện cái nhìn riêng về vẻ đẹp của người lính trong thơ ca cách
mạng.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng
Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM I+ II
---------Hết--------
1,5
1,5
0,5
1,0
0,5
0,5
10,0