Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Triết học mác lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.52 KB, 23 trang )

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
A. Lý luận:
I. Khái niệm vật chất, ý thức:
II. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
1. Vai trò của vật chất quyết định với ý thức:
2. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
III. Ý nghĩa phương pháp luận:

B. Vận dụng:
Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong cuộc sống, học tập của bản thân.

----------A. Lý luận:
I.
Khái niệm vật chất, ý thức:
1. Vật chất:
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác.

2. Ý thức:
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động sáng tạo.
Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

II. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
1. Vai trò của vật chất quyết định với ý thức:
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
+ Con người do giới tự nhiên sinh ra cho nên lẽ tất nhiên, ý thức – một thuộc tính của bộ phận
con người – cũng do giới tự nhiên sinh ra.
+ Bộ óc con người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành
ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh
hiện thực khách quan.


- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
+ Ý thức, suy cho cùng, là phản ánh hiện thực khách quan. Ý thức mà trong nội dung của nó
chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người. Hay
nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động, phát triển theo những quy luật khách quan của
nó, được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nội dung của ý thức mang tính khách
quan do thế giới khách quan quy định.
- Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức.
+ Bản chất sáng tạo và bản chất xã hội của ý thức dựa trên những tiền đề vật chất nhất định.
+ Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính khơng tách rời trong abnr chất của ý thức là đây là phản
ánh tích cực, tự giác, sáng tạo thong qua hoạt động thực tiễn.
- Thứ tư, vật chất quyết định phương thức tồn tại và kết cấu của ý thức.
+ Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đối của vật chất; vật chất
thay đổi thì sớm hay muộn ý thức cũng phải thay đổi theo.

2. Vai trò quyết định của ý thức với vật chất.


- Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ: ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào
trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “ đời sống” riêng,
có quy luật vận động, phát triển riêng, khơng lệ thuộc vào máy móc vào vật chất nhưng lại thay
đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Nhờ
hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hồn cảnh vật chất, thậm chí
tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cuộc sống con người, Tuy nhiên, tự bản thân ý thức khơng Page |
2
thể có sức mạnh để tác động vào vật chất.
- Nếu một ý thức tiến bộ, cách mạng khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân – lực lượng vật
chất xã hội thì có vai trò rất to lớn. Karl Marx từng viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên
khơng thể thay thế được sự phê phán cuar vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng

lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập
vào quần chúng.”
- Ý thức có thể quyết định hoạt động con người đúng hay sai, thành công hay thất bại, Khi phản
ánh đúng sự thật, ý thức có thể dự báo, tiên đốn một cách chính xác cho hiện thực, có thể ình
thành nên những lý luận định hướng đúng đắn và những lý luận này được đưa vào quần chúng
sẽ góp phần động biên khai thác tiềm năng sáng tạo, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp
bội. Ngược lại, ý thức có thể tác động tiêu cực khi nó phản ánh sai lệch, xuyên tạc hiện thực.

III. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi
phải xuất phát từ thực tế khách quan, tơn trọng ngun tắc tính khách quan tơn trọng và hành
động theo các quy luật khách quan.
- Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phát huy tính năng động chủ
quan, nghĩa là phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức.
- Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí; cũng như bệnh bảo thủ, trì trệ.
- Thứ tư, khi xem xét các hiện tượng xã hội cần phải tính đến cả điều kiện vật chất lẫn nhân tố
tinh thần, cả điều kiện khách quan lẫn nhân tố chủ quan.

B. Vận dụng:
- Thứ nhất, vì vật chất quyết định ý thức nên trong mọi nhận thức và hoạt động thực tiễn phải
xuất phát từ thực tế khách quan. Vì thế bản thân chúng ta phải xác định rõ các nhân tố vật chất
như điều kiện vật chất, hồn cảnh sống, quy luật khách quan. Ví dụ trong học tập, nếu chúng ta
được tiếp xúc với những cơ sở vật chất, phương pháp dạy tốt chúng ta sẽ cố gắng học tập tốt,
chiếm lĩnh tri thức tốt hơn. Cụ thể hơn, một tiết Triết của một giảng viên tâm huyết, truyền đạt
bài thú vị, dễ hiểu sẽ khiến bản thân mình u mơn Triết và khơng sợ nó, thúc đẩy mình tìm
hiểu them về Triết; nhưng nếu giảng viên mơn Triết của mình thiếu tâm huyết, truyền đạy bài
giảng khơng linh hoạt, khơng hiểu thì tâm lý mình sẽ sinh ra chán nản, khơng thích học mơn
Triết. Đó chính là vật chất quyết định ý thức. Ta có thể vận dụng để nâng cao năng suất học tập
của bản thân bằng cách tạo ra những cơ sở vật chất tốt để thúc đẩy tinh thần học như: tìm kiếm
phương pháp học tập phù hợp bản thân, trang trí sắp xếp góc học tập thật gọn gàng,..

- Thứ hai, vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất nên cần phát huy tính năng động chủ
quan, tức là phải phát huy tích cực, năng động và sáng tạo của ý thức. Đây là điểm chúng ta sẽ
vận dụng được rất nhiều trong học tập của bản thân. Lấy ví dụ như chúng ta không may mắn
nên không được học một giảng viên truyền tải kiến thức hay dễ hiểu nhưng chúng ta cũng sẽ


khơng vì điều đó làm mình lười học mà phải sáng tạo tìm tịi them kiến thức qua sách vở,
phương tiện truyền thông..
- Thứ ba, cần phải chống lại bệnh chủ quan, duy ý chỉ cũng như bệnh bảo thủ, trì trện, cụ thể là
cần phải tiếp thu những cái mới, tiếp thu có chọn lọc, học hỏi và lắng nghe ý kiến của mọi
người xung quanh. Ví dụ trong làm việc nhóm để thuyết trình, chúng ta cần phải ngồi lại, bàn
bạc để để đưa ra ý kiến cá nhân và sau đó tổng hợp lại để hồn thiện bài thuyết trình một cách
trọn vẹn nhất.
- Thứ tư, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần phải tính đến các điều kiện vật chất lẫn yếu tố
tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan. Ví dụ trước đây chúng ta khi đăng kí
nguyện vọng vào các trường đại học. Việc quan trọng nhất mà ta xét đến chính là năng lực của
bản thân và điều kiện tài chính của gia đình để sắp xếp nguyện vọng một cách thơng minh và
hợp lí nhất. Tránh trường hợp ngành học không phù hợp với bản thân về cả năng lực và tài
chính.

Page |
3


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
A. Lý luận: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
B. Vận dụng: Vận dụng mối liên hệ phổ biến trong cuộc sống, học tập của bản thân.
-------A. Lý luận:
1. Quan điểm siêu hình về mối liên hệ:
- Xem xét các sự vật, hiện tượng trong trạng thái tách rời nhau, cô lập nha, giữa chúng khơng có

mối liên hệ , tác động qua lại lẫn nhau.
- Nếu có thì chỉ là mối liên hệ giản đơn hời hợt ở bên ngồi.
 Quan điểm siêu hình chỉ thấy bộ phận mà khơng thấy tồn thể

2. Quan điểm duy vật biện chứng về mối liên hệ:
- Khái niệm “mối liên hệ” bao gồm 2 phương diện:
+ Thứ nhất, ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau.
 Quyết định sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+ Thứ hai, tác động qua lại lẫn nhau.
 Quyết định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, sự tác
động qua lại lẫn nhau giữa các mặt yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng, giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau, giữa sự vật, hiện tượng với môi trường mà trong đó sự biến đổi của sự vật,
hiện tượng này sẽ kéo theo sự biến đổi của sự vật, hiện tượng khác
- Tính chất của mối liên hệ:
+Mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú. Các tính chất đó của mối liên
hệ phản ánh tính chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất.
Tính khách quan:
 Xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới
 Mối liên hệ là cái vốn có của bản thân các sinh viên, hiện tượng chứ không phải so sự áp
đặt từ bên ngồi, dù muốn hay khơng muốn thì bản thân các sự vật, hiện tượng luôn luôn
chứa đựng các mối liên hệ.
Tính phổ biến: Mối liên hệ có ở trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình,
có cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Tính đa dạng, phong phú: Xuất phát từ tính đa dạng mn hình,mn vẻ của thế giới vật
chất.
+ Trong thế giới có rất nhiều kiểu mối liên hệ, mỗi kiểu mối liên hệ có đặc điểm riêng, vị trí, vai
trò riêng đối với sự vận động, phát triển
 MLH bên trong – MLH bên ngoài
 MLH cơ bản – MLH không cơ bản

 MLH chủ yếu – MLH thứ yếu
 MLH tất nhiên – MLH ngẫu nhiên
 MLH bản chất – MLH hiện tượng
 MLH trực tiếp – MLH gián tiếp

Page |
4


Mối liên hệ diễn ra rất phức tạp trong đời sống xã hội vì ở đó có sự tham gia của con người
có ý thức, nhưng tổng hợp các mối liên hệ trong đời sống xã hội vạch ra đường đi cho mình
theo những xu hướng nhất định, đó là các quy luật xã hội.
+ Hiện nay khoa học đã chứng minh rằng:
 Phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng do cách thức liên hệ giữa các yếu tố cấu thành
quyết định.
 Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng do sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu
thành quyết định, mà trước hết là do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập.


2. Ý nghĩa phương pháp luận:
a. Quan điểm toàn diện:
- Một là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ, kể
cả những mắt khâu trung gian, thời gian nhất định.
- Hai là, trong vô vàn các mối liên hệ, trước hết cần rút ra những mối liên hệ cơ bản chủ yếu.
- Ba là, sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải đối chiếu với các mối
liên hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức.
- Bốn là, chống lại cách xem xét siêu hình, phiến diện, một chiều.
- Năm là, chống lại cách xem xét cào bằng, dàn trải.
- Sáu là, chống lại thuật ngụy biện.
b. Quan điểm lịch sử - cụ thể:

- Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh lịch sửcụ thể; trong điều kiện, môi trường cụ thể; trong từng điều kiện không gian, thời gian cụ thể;
trong từng mối liên hệ, quan hệ nhất định; trong từng trường hợp cụ thể nhất định; trong từng hệ
tọa độ cụ thể nhất định..
- Thứ hai, cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và các tình huống khác nhau
phải giải quyết trong thực tiễn.
- Thứ ba, cần xem xét sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển ở từng giai đoạn cụ thể
nhất định.

B. Vận dụng:
- Việc xem xét tất cả các mặt của các sự vật hiện tượng giống như việc em đi ra nhà sách nhằm
mua một cuốn sách phù hợp với bản thân. Giữa vơ vàn quyển sách, em có vơ vàn sự lựa chọn.
Mỗi cuốn sách lại mang những mẫu mã, bao bì khác nhau, những tựa đề mang đầy sức hút
khiến chính em muốn đọc. Nhưng thật sự nếu em chỉ dừng ở đó chính là em đang có một cái
nhìn phiến diện, chỉ để ý tới thứ bên ngoài trong khi đó nội dung mới là thứ thiết yếu. Nếu em
mua một cuốn sách nhìn vào đầy vẻ thu hút để rồi nội dung bên trong thì vơ cùng rỗng tuếch,
lúc đó mới cảm thấy thất vọng nhường nào. Bìa sách không phải là thứ yếu để tạo nên giá trị
của một quyển sách mà giá trị thật sự chính là cái bên trong; vậy nên trong cách nhìn nhận em
phải biết nhìn nhận mọi mặt và rút ra được cái thứ chính trong một sự vật, hiện tượng.
- Đồng thời, trong quá trình mua và đọc sách, em sẽ rất hay bắt gặp những cuốn sách kinh điển
được dịch bởi hai nhà xuất bản khác nhau. Nếu như em không thử tìm hiểu, tham khảo kỹ càng
trên mạng mà áp dụng cái nhìn một chiều thì sẽ rất dễ dẫn đến việc bản thân lỡ mua phải một
bản dịch không ưng ý, gây nên sự thất vọng trong quá trình đọc. Bản thân em là người thích đọc
sách và em luôn cần phải biết đối chiếu và so sánh giữa các bản dịch với nhau.

Page |
5


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
A. Lý luận: Nguyên lý về sự phát triển

B. Vận dụng: Vận dụng nguyên lý về sự phát triển trong cuộc sống, học tập của bản thân.
-------A. Lý luận:
1. Quan điểm siêu hình về sự phát triển
- Phủ nhận sự phát triển
- Nếu có phát triển thì đó chỉ là sự thay đổi về lượng chứ khơng có sự thay đổi về chất
- Sự phát triển diễn ra theo đường thẳng hoặc theo đường tròn khép kín
- Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự vận động đi tới “cõi chết” mà thôi

2. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển
*Khái niệm phát triển: Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động
động theo khuynh hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hồn thiện
đến hồn thiện hơn
*Tính chất của sự phát triển:
- Tính khách quan: Phát triển là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng chứ khơng phải
do sự áp đặt từ bên ngồi, dù muốn hay khơng muốn thì sự vật, hiện tượng ln ln nằm trong
q trình phát triển
- Tính phổ biến: Q trình phát triển diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy con người.
- Tính đa dạng phong phú:
+ Sự phát triển thường diễn ra quanh co, phức tạp, có thể trải qua những khâu trung gian, thậm
chí có những bước thụt lùi tạm thời, nhưng chính sự thụt lùi ấy lại đóng vai trị tiền đề, điều
kiện cho một vận động đi lên.
+ Sự phát triển biểu hiện khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau
Trong giới tự nhiên, sự phát triển thể hiện ở:
 Mức độ hoàn thiện của tổ chức vật chất
 Khả năng thích nghi của cơ thể sống với môi trường
 Sự xuất hiện của những giống loài mới ngày càng phức tạp hơn,…
Trong xã hội, sự phát triển thể hiện ở:
 Trình độ của nền sản xuất xã hội
 Khả năng chinh phục giới tự nhiên của con người

 Qúa trình nhân đạo hóa đời sống xã hội loài người và hoàn thiện bản chất con người
Trong tư duy, sự phát triển thể hiện ở
 Trình độ nhận thức của con người
 Trình độ tư duy logic
 Khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa
 Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng

3. Ý nghĩa phương pháp luận:
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, cần quán triệt quan điểm phát triển và quan điểm lịch
sử - cụ thể
a. Quan điểm phát triển yêu cầu:

Page |
6


- Thứ nhất, khi xem xét sự vật, hiện tượng cần đặt chúng trong trạng thái vận động, biến đổi
không ngừng, cần vạch ra tương lai trong cái hiện tại, phát triển những nhân tố mới tiến bộ đang
tiềm ẩn trong cái cũ.
- Thứ hai, chống lại bệnh tả khuynh, chủ quan, nóng vội, duy y chí, đốt cháy giai đoạn
- Thứ ba, chống lại bệnh hữu khuynh, bảo thủ, tri trệ
- Thứ tư, cần phân chia quá trình phát triển thành các giai đoạn, từ đó có những biện pháp, giải
pháp phù hợp
b. Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu:
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng cần phải đặt nó:
- Thứ nhất, trong từng điều kiện lịch sử - cụ thể.
- Thứ hai, trong từng điều kiện không gian, thời gian nhất định.
- Thứ ba, trong từng mối quan hệ nhất định.

B. Vận dụng:

- Hiện tại em đang theo học phần Triết học và học phần này sẽ có 3 tín chỉ. Bản thân em muốn
cố gắng đạt được điểm khá – giỏi trong học phần này; vì thế ngay từ những ngày đầu tiên em đã
phải có những định hướng cụ thể, cũng như có những giải pháp, cách xử lý riêng. Cụ thể là khi
đến lớp em sẽ lắng nghe giáo viên gảng bài kĩ càng, ghi chú những điều bản thân cảm thấy cần
thiết và soạn lại bài theo cách của riêng để em vừa nhớ và hiểu được bài cũ trong một thời gian
dài, vừa tích lũy them bài soạn cá nhân cho bản thân, giúp bổ trợ cho bài thi cuối kì đạt hiệu quả
cao.
- Và quá trình học tập và tìm hiểu sâu là một q trình tích lũy, cần nhiều sự đầu tư về thời gian
và công sức, đặc biệt là trong giai đoạn tự học, nên để đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra, bản
thân em cần phải biết kiên nhẫn, không vội, không lược bỏ nhanh giai đoạn. Có như vậy kết quả
cuối cùng mới là kết quả tốt nhất.

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Page |
7


A. Lý luận: Quy luật chuyển hóa những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và
ngược lại (quy luật lượng - chất)
B. Vận dụng: Vận dụng quy luật lượng – chất trong cuộc sống, học tập của bản thân.

-------A. Lý luận:
1. Vị trí, vai trị của quy luật lượng – chất:
- Quy luật lượng -chất là một trong ba quy luật cơ bản của Phép Biện Chứng Duy Vật
- Quy luật lượng – chất vạch ra cách thức của sự phát triển

2. Khái niệm chất:
- Khái niệm chất: Chất là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự
vật, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác

 Để xác định chất của sự vật thì cần phải xác định các thuộc tính của nó
 Muốn xác định các thuộc tính của sự vật thì cần phải đặt sự vật ấy trong mối liên hệ với các
sự vật khác
- Mỗi sinh vật đều có những thuộc tính cơ bản và những thuộc tính khơng cơ bản
+ Thuộc tính cơ bản là những thuộc tính quyết định chất của sự vật, nghĩa là khi thuộc tính cơ
bản thay đổi thì chất của sự vật sẽ thay đổi
+ Thuộc tính khơng cơ bản là những thuộc tính khơng quyết định chất của sự vật, nghĩa là khi
thuộc tính khơng cơ bản thay đổi thì chất của sự vật vẫn chưa thay đổi
- Nhưng sự phân biệt giữa thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản cũng chỉ mang tính
tương đối
- Mặt khác, mỗi thuộc tính lại được hình thành từ các đặc trưng về chất của nó
 Mỗi thuộc tính lại đóng vai trò là một chất của sự vật
 Sự phân biệt giữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối
- Nhưng vì sự vật có vơ vàn thuộc tính nên sự vật khơng chỉ có một chất mà cịn có vơ và chất
- Đặc điểm của chất:
+ Chất mang tính khách quan
+ Chất gắn liền với sự vật, chất là chất của sự vật
+ Mỗi sự vật không chỉ có một chất mà cịn có vơ vàn chất
+ Chất biểu hiện tính tồn vẹn, chỉnh thể thống nhất của sự vật
+ Dùng chất để phân biệt các sự vật với nhau.

3. Khái niệm lượng:
- Lượng là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan, vốn có của sự vật về các
phương diện số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu vận động,
phát triển của sự vật
- Đặc điểm của lượng:
+ Lượng cũng như chất mang tính khách quan.
+ Sự vật khơng chỉ có một lượng mà cịn có vơ vàn lượng.
+ Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ mang tính tương đối.


4. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất:
- Thứ nhất, từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất:
+ Khái niệm về độ, điểm nút, bước nhảy:

Page |
8


 Độ là một phạm trù dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó lượng và chất thống nhất
với nhau, lượng đổi nhưng chất vẫn chưa đổi, sự vật vẫn đang cịn là nó chưa trở thành
cái khác
 Trong giới hạn độ: Lượng đổi chất chưa đổi, nhưng trạng thái của sự vật đã thay đổi. Khi
lượng biến đổi đến một điểm giới hạn vượt quá độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất
cuả sự vật.Điểm giới hạn ấy gọi là điểm nút.Sự thay đổi căn bản về chất gọi là bước nhảy
 Bước nhảy là một phạm trù dùng để chỉ sự thay đổi căn bản về chất của sự vật do sự thay
đổi dần dần về lượng trước đó gây nên.
 Bước nhảy đánh dấu sự kết thúc một chu kì vận động, phát triển của sự vật nhưng đồng
thời lại là điểm xuất phát của một chu kì vận động, phát triển mới tiếp theo.
 Có nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, như bước nhảy nhanh và chậm, cục bộ và toàn
bộ
- Thứ hai, sự tác động trở lại của chất đối với lượng: Chất mới tác động tới lượng của sự vật
trên nhiều phương diện như: kết cấu, quy mô, nhịp điệu vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng
- Tóm lại:
+Bất kì sự vật nào cũng đều bao gồm hai mặt lượng và chất
+ Lượng biến đổi đến một giới hạn vượt quá độ (đến điểm nút) sự vật sẽ thực hiện bước nhảy,
chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.
+ Ở sự vật mới này, lượng lại tiếp tục biển đổi đến một giới hạn mới sẽ xảy ra bước nhảy mới
 Cứ tiếp tục như vậy sự phát triển diễn ra theo cách thức lúc thì thay đổi về lượng lúc thì
nhảy vọt về chất một cách vơ tận

 Sự thống nhất giữa tính liên tục và gián đoạn của sự phát triển

5. Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Thứ nhất, cần coi trọng cả hai mặt chất và lượng
- Thứ hai, cần chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi có đủ điều kiện chín muồi sẽ thay đổi
chất.
- Thứ ba, cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí, cũng như bệnh bảo thủ trì trệ
- Thứ tư, cần phải xác định được bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy và tạo mọi điều kiện
cho bước nhảy được thực hiện

B. Vận dụng:
- Bản thân em là sinh viên trường Đại học Sư phạm mà sau này sẽ trở thành một giáo viên nên
em cần phải chú ý đến việc tích lũy lượng kiến thức chuyên môn, kiến thức giảng dạy để sau
này khi đủ điều kiện trở thành một giáo viên thì em sẽ nắm bắt cơ hội. Cụ thể hơn là bằng cách
trau dồi kiến thức hơn sau 4 năm học mà từ chất sinh viên em mới có thể trở thành chất giáo
viên.
- Bên cạnh đó em cũng phải kiên nhẫn và khơng đốt cháy giai đoạn trong q trình tiếp thu kiến
thức mà có những quyết định nóng vội, những quyết định khi mà chưa đủ điều kiện, chưa chín
muồi như việc bản thân đã có đủ kiến thức chuyên môn mà chọn đi gia sư ở cấp bậc quá cao
như dạy cho học sinh lớp 12. Ngoài ra em còn phải tạo điều kiện khi giai đoạn tốt nghiệp đã
đến, không để sự lười biếng hay những cám dỗ chi phối thời gian, tiền bạc bản thân mà để xuất
hiện tình trạng nợ mơn, chậm trễ tốt nghiệp và ảnh hưởng đến 4 năm Đại học của mình.

Page |
9


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
A. Lý luận: Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
B. Vận dụng: Vận dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong cuộc

sống, học tập của bản thân.

-------A. Lý luận:
1. Vị trí, vai trị của quy luật mâu thuẫn:
- Quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Theo Lênin: Quy luật mâu thuẫn là ‘hạt nhân” của phép biện chứng
- Quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển

2. Khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập:
- Mâu thuẫn là một phạm trù dùng để chỉ sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối
lập trong cùng một sự vật, hiện tượng ( thực chất là mối liên hệ giữa các mặt đối lập).
- Mặt đối lập là một phạm trù dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng
vận động trái ngược nhau và làm nên chỉnh thể của một sự vật, hiện tượng.
- Hai mặt đối lập phải thỏa mãn đầy đủ hai điều kiện sau mới tạo thành mâu thuẫn.
+ Thứ nhất, có xu hướng vận động trái ngược nhau.
+ Thứ hai, làm nên chỉnh thể một sự vật, hiện tượng.
 Hai mặt đối lập như vậy gọi là hai mặt đối lập biện chứng, chúng liên hệ với nhau hình thành
nên mâu thuẫn biện chứng.
- Mâu thuẫn biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất,
vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ; vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập.

3. Phân biệt mâu thuẫn biện chứng và mâu thuẫn logic hình thức:
- Mâu thuẫn logic hình thức là mâu thuẫn do tư suy mắc sai lầm. Vì vậy, khắc phục mâu thuẫn
logic hình thức là phương diện để đạt đến chân lý.
- Mâu thuẫn biện chứng tồn tại phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng
trong tư duy là động lực phát triển của nhận thức

4. Tính chất của mâu thuẫn:
*Tính chất chung của mâu thuẫn:
- Một là, tính khách quan:

+ Là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng chứ khơng phải do sự áp đặt từ bên ngồi.
+ Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có mâu thuẫn bên trong nó, mâu thuẫn này mất đi thì mâu
thuẫn khác được hình thành; sự vật, hiện tượng vừa là nó, vừa là cái khác của bản thân nó.
- Hai là, tính phổ biến: Mâu thuẫn có ở trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá
trình, mâu thuẫn có cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
- Ba là, tính đa dạng, phong phú: Có rất nhiều loại mâu thuẫn, mối loại mâu thuẫn có đặc điểm
riêng, vị trí, vai trị riêng, có cách thức giải quyết riêng.
*Tính chất riêng của mâu thuẫn:
- Bốn là, sự thống nhất giữa các mặt đối lập.
+ Là sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, địi hỏi có nhau giữa các mặt đối lập; nếu
khơng có mặt đối lập này thì sẽ khơng có mặt đối lập khác.
+Là sự đồng nhất của các mặt đối lập, vì dù có khác nhau nhưng bao giờ cũng có những yếu tố
giống nhau, nghĩa là chúng đồng nhất với nhau.

Page |
10


+Là sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập khi các mặt đối lập có lực lượng ngang nhau.
- Năm là, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối
lập; gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyêt các mâu thuẫn:
+ Giai đoạn hình thành mâu thuẫn:
 Đồng nhất nhưng đồng thời bao hàm sự khác nhau.
 Khác nhau bề ngoài.
 Khác nhau về bản chất, khi ấy mâu thuẫn hình thành.
+ Giai đoạn phát triển mâu thuẫn: Các mặt đối lập xung đột nhau và dẫn đến đỉnh điểm xung
đột trở nên gay gắt.
+ Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn:
 Sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết, đồng thời bước nhảy
được thực hiện, chất mới được ra đời, sự vật, hiện tượng mới được ra đời thay thế cho sự

vật, hiện tượng cũ.
 Ở sự vật, hiện tượng mới này lại xuất hiện mâu thuẫn mới, rồi mâu thuẫn lại được tiếp tục
triển khai và được giải quyết.
 Sự chuyển hóa có thể diễn ra theo hai cách: một là các mặt đối lập chuyển hóa cho nhau,
hai là cả hai đều trở thành chất mới.

5. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Một là, trong nhận thức và thực tiễn, cần phải tuân theo nguyên tắc “phân đôi cái thống nhất
và nhận thức các mặt đối lập của nó”.
- Hai là, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của
từng loại mâu thuẫn; xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều kiện
chuyển hóa giữa chúng để có những biện pháp phù hợp rong việc giải quyết đối với từng loại
mâu thuẫn.
- Ba là, việc xem xét và giải quyết mâu thuẫn cần phải tuân theo quan điểm lịch sử - cụ thể.

B. Vận dụng:
- Cuộc sống vốn tồn tại rất nhiều loại hình mâu thuẫn và với chính em của hiện tại thì mâu
thuẫn giữa điều kiện, hồn cảnh sống và những dự định trong tương lai đang là mâu thuẫn khiến
em phải suy nghĩ. Em xuất thân từ một gia đình bình thường, có ba mẹ làm cơng nhân viên
chức nhà nước. Những đồng lương ba mẹ em kiếm được chỉ đủ ni sống cả gia đình. Và hiện
tại em đang là sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Sau buổi sinh hoạt cơng
dân, em biết thêm được sau 4 năm Đại học, nếu em muốn học lên thạc sĩ thì trường cho em học
một năm ở trường và một năm ở Newzealand. Dự định tương lai của em chính là học lên thạc sĩ
và tất nhiên em cũng muốn đăng kí khóa đến Newzealand học tập để học hỏi và trao đổi kinh
nghiệm. Nhưng điều kiện hiện tại của gia đình khơng cho phép em đi du học. Với việc em đi du
học, ba mẹ phải chu cấp một số tiền rất lớn để em có thể đi và hầu như rất khó để ba mẹ cân
bằng giữa tiền sinh hoạt gia đình và tiền gửi. Thực sự em đã suy nghĩ kĩ rằng bản thân sẽ quyết
tâm để bản thân có cơ hội ra nước ngồi du học và chính ngay từ bây giờ em nên cố gắng học
tập. Cụ thể em có thể cố gắng đạt học bổng mỗi năm của trường, đi làm thêm gia sư để vừa trau
dồi kiến thức mà cịn có thêm kinh nghiệm giảng dạy, tích lũy được thêm tiền bạc bổ trợ cho

việc học mai sau... Hoặc khi đến Newzealand, em có thể vừa học vừa làm thêm, giúp gia đình
về gáng nặng kinh tế việc đi du học.

Page |
11


- Đồng thời, em phải tự nhận thức rõ việc học hành của bản thân là một quá trình dài lâu. Bản
thân em khơng nên chủ quan, duy ý chí, phải biết đặt việc học làm trọng, không lơ là, sao lãng
mà làm lỡ bất kì một giai đoạn nào trong suốt quá trình, đặc biệt trước thềm tốt nghiệp. Ngồi
ra em cũng cần phải có sự cân bằng trong học tập và làm thêm, khơng nên vì q coi trọng cái
lợi trước mắt mà quên mất chuyện mai sau.
- Và hiện tại em đang làm thêm ở trung tâm Tiếng Anh với vai trò là một trợ giảng. Điều này
giúp em vừa tiết kiệm được tiền, trau dồi kiến thức cũng như tăng khả năng giao tiếp ngoại ngữ
nhằm giúp bổ trợ và phát triển các kĩ năng sau này của bản thân khi du học và làm việc ở nước
ngồi. Qua đó em nhận thấy mặc dù bản thân tồn tại rất nhiều mâu thuẫn nhưng cá nhân em đã
phát triển và tự có thể tìm ra hướng giải quyết, có thể đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống
cũng như dự định trong tương lai.

Page |
12


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
A. Lý luận: Quy luật phủ định của phủ định
B. Vận dụng: Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong cuộc sống, học tập của bản
thân.

----------A. Lý luận:
1. Vị trí, vai trị của quy luật phủ định của phủ định:

- Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.
- Quy luật phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng của sự phát triển.

2. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng:
- Khái niệm phủ định: Phủ định là sự thay thế sự vật, hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng
khác trong quá trình vận động, phát triển.
- Khái niệm phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng không bao hàm mọi sự phủ định nói
chung mà nó chỉ bao hàm những phủ định do nguyên nhân bên trong quyết định, lấy đó làm tiền
dề, điều khiển cho sự phát triển, cái mới tiến bộ hơn ra đời thay thế cho cái cũ.

3. Phân biệt phủ định biện chứng với phủ định siêu hình:
Ngun nhân
Kết quả

Phủ đinh siêu hình
Bên ngồi
Chấm dứt phát triển

Phủ định biện chứng
Bên trong
Tiền đề phát triển

4. Đặc điểm của phủ định biện chứng:
- Tính khách quan
+ Phủ định biện chứng là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của bản thân sinh
viên
+ Là kết quả của q trình tích lũy dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật
 Tự thân phủ định
- Tính kế thừa
+ Cái mới được ra đời chỉ gạt bỏ những yếu tố lỗi thời, lạc hậu, khơng cịn phù hợp ở cái cũ

+ Giữ lại những yếu tố tích cực, tiến bộ, cịn phù hợp ở cái cũ dưới dạng cải tạo, cho phù hợp
với điều kiện mới.
 Phủ định biện chứng = khẳng định

5. Ý nghĩa của quan điểm phủ định biện chứng:
Quan điểm phủ định biện chứng chống lại quan điểm siêu hình về phủ định:
- Khi phủ định thì phủ định sạch trơn, xóa bỏ hồn tồn cái cũ để xây dựng lại toàn bộ cái mới.
- Khi kế thừa thì kế thừa ngun si, lắp ráp rập khn tồn bộ cái cũ vào cái mới.
 Kết quả của phủ định biện chứng, đó là cái mới ra đời thay thế cho cái cưc, nhưng rồi cái
mới này lại chứa đựng khuynh hướng phủ định lần thứ 2.
 Đó là phủ đinh biện chứng.

6. Phủ định của phủ định:
Quá trình tự phủ định của sự vật:
- Trong sự vận động, phát triển của thế giới vật chất, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới
lại trở nên cũ, nó lại bị cái mới sau phủ định
- Cứ như vậy, sự vận động, phát triển được diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định

Page |
13


- Sau mỗi chu kì phủ định của phủ định, cái mới được ra đời dường như lặp lại cái cũ, nhưng
trên cơ sở cao hơn
- Phủ định của phủ định là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn bên trong của bản thân các sự
vật
- Phủ định của phủ định là kết quả của sự tổng hợp các giai đoạn đã qua.
 Về nguyên tắc, cái mới được ra đời sẽ phong phú hơn so với cái khẳng định ban đầu, cái phủ
định 1 và các giai đoạn trước nó.
- Phủ định của phủ định đánh dấu sự kết thúc một chu kì vận động, phát triển của sự vật, hiện

tượng nhưng đồng thời là điểm xuất phát của một chu kì vận động, phát triển mới tiếp theo
- Phủ định của phủ định có thể diễn ra thông qua rất nhiều lần phủ định, nhưng về nguyên tắc,
vẫn có thể quy về hai lần phủ định
- Phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng của sự phát triển. Sự phát triển diễn ra theo
đường “xoáy ốc”. Mơ hình đường ‘xốy ốc” biểu thị tính vơ tận, tiến lên và lặp lại của sự phát
triển.

7. Ý nghĩa của phương pháp luận:
- Một là, trong nhận thức và thực tiễn cần tuân theo quan điểm phủ định biện chứng, chống lại
quan điểm siêu hình về phủ định.
- Hai là, cần nắm bắt điều kiện khách quan thuận lợi, phát huy nhân tố chủ quan tích cực để tạo
ra cái mới phù hợp với yêu cầu tiến bộ của xã hội.
- Ba là, cần hiểu đúng và vận dụng một cách phù hợp logic của tiến trình phủ định biện chứng
trong đời sống xã hội, đó là phủ định về tư tưởng sau đó phủ định về thực tiễn.

B. Vận dụng:
- Có thể từ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 em đã quá quen với việc học, nghe theo hướng dẫn và ghi chép
những kiến thức chắt lọc của thầy cơ. Từ đó em vơ tình hình thành thói quen hay trơng chờ vào
sự giúp đỡ đến từ giáo viên; khi thắc mắc, thay vì tìm hiểu và nghiên cứu em sẽ chọn hỏi thầy
cô ngay lập tức. Nhưng hiện tại em là sinh viên Đại học, và sự khác biệt giữa Đại học và các
cấp trước chính là thầy cơ khơng cịn dạy theo phương pháp chắt lọc sẵn mà là chính em trong
q trình học với giáo viên tự chủ về mọi mặt. Điều đó có nghĩa là em nên thay đổi từ thụ động
trong việc học tập thành chủ động trong việc học tập, là phủ định cách học trước để đón nhận
cách học mới. Nếu như em không tự phủ định cách học cũ thì khả năng bản thân sẽ trở nên lạc
hậu và thụt lùi hơn so với các bạn cùng trang lứa, dễ rơi vào hoang mang vì lượng kiến thức
khổng lồ nhưng lại không thể xử lý, gây ảnh hưởng xấu tới điểm số sau này.
- Đồng thời trong quá trình thay đổi cách học, em phải định hướng rõ ràng được cách học mới
của bản thân sao cho phù hợp với mơi trường Đại học. Mơi trường Đại học địi hỏi chúng ta
phải biết tự học hỏi, tự tiếp cận và tự nghiên cứu. Vì thế em cần phải chủ động trong việc học,
có thể học hỏi qua bạn bè và trang mạng xã hội, tự vận dụng những kiến thức đã học vào trong

đời sống để đơn giản hóa nó và tự nghiên cứu kiến thức ở một trình độ sâu hơn qua cách
phương tiện như Internet,... Có như vậy việc phủ định cách học cũ của em mới trở nên hiệu quả
và thực tiễn.

Page |
14


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Lý luận: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
----------1. Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
a. Khái niệm và kết cấu của lực lượng sản xuất:
- Lực lượng sản xuất là toàn bộ các nhân tố vật chất, kĩ thuật của quá trình sản xuất, chúng tồn
tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau tạo ra sức sản xuất làm cải biến các đối tượng trong
quá trình sản xuất vật chất, tức là tạo ra năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất
của giới tự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
- Lực lượng sản xuất bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất:

+ Người lao động thể hiện ở ý thức, phẩm chất và trình độ về trí tuệ, chun mơn, tay nghề, kỹ
năng, kinh nghiệm.. của mình.
+ Trong tư liệu sản xuất: Đối tượng lao động là một phần của giới tự nhiên được con người tác
động tới trong quá trình lao động. Đối tượng lao động có 2 loại:
 Đối tượng lao động có sẵn là những đối tượng tự có trong tự nhiên.
 Đối tượng lao động nhân tạo là những đối tượng được con người tạo ra trong quá trình
sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu, bán sản phẩm).
+ Trong tư liệu lao động:
 Phương tiện lao động là những phương tiện dùng để vận chuyển và bảo quản sản phẩm.
 Công cụ lao động là những vật thể được con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao
động, đóng vai trị là “sợi dây nối” giữa con người và đối tượng lao động.
+ Trong quá trình sản xuất, để làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, đối tượng

lao động ngày càng được mở rộng và công cụ lao động ngày càng được cải tiến, hồn thiện hơn.
Từ đó, cơng cụ lao động trở thành yếu tố năng động nhất trong tư liệu sản xuất. Trình độ cơng
cụ lao động là tiêu chuẩn khách quan để phân biết các thời đại kinh tế với nhau.

Page |
15


+ Trong lực lượng sản xuất, người lao động là nhân tố đóng vai trị quan trọng nhất, quyết định
sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng và đời sống nói chung.
+ Trong thời đại hiện nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội.
Tóm lại, trình độ của lực lượng sản xuất biểu hiện ở những yếu tố cơ bản sau:
- Thứ nhất, trình độ trí tuệ, chun mơn, tay nghề, kĩ năng, kinh nghiệm của người lao động.
- Thứ hai, trình độ ứng dụng các thành tựu của khoa học vào sản xuất.
- Thứ ba, trình độ tổ chức, quản lý sản xuất.
- Thứ tư, trình độ phân cơng lao động.
- Thứ năm, trình độ của các cơng cụ lao động.

b. Khái niệm và kết cấu của quan hệ sản xuất:
- Quan hệ sản xuất là “bộ sườn”, “bộ khung” của hình thái kinh tế - xã hội, là quan hệ kinh tế cơ
bản, quyết định tất cả các mối quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan phân biệt các chế
độ xã hội với nhau.
- Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và
quan hệ quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm.
*Về quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất:
- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất quyết định trực tiếp địa vị của các tập đoàn người
trong xã hội.
- Cụ thể, tập đoàn người nào, giai cấp nào có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất thì giữ địa vị
thống trị xã hội.
+ Ngược lại, tập đồn người nào, giai cấp nào khơng có quyền sở hữu về tư liệu sản xuất thì bị

thống trị trong xã hội.
- Địa vị của các tập đồn người quy định cách thức tơ chức, quản lý sản xuất và phương thức
phân phối sản phẩm.
+ Cụ thể, tập đoàn người nào, giai cấp nào giữ địa vị thống trị thì bằng quyền lực thống trị của
mình thiết lập nên bộ máy nhà nước và xây dựng nên hệ thống luật pháp, chính sách về tổ chức,
quản lý sản xuất, cũng như các nguyên tắc phân phối sản phẩm.
+ Ngược lại, tập đoàn người nào, giai cấp nào giữ địa vị bị thống trị thì buộc phải phục tùng hệ
thống luật pháp, hệ thống chính sách về tổ chức, quản lý sản xuất, cũng như các nguyên tắc
phân phối sản phẩm do giai cấp thống trị thiết lập nên.
*Về quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất:
Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất quyết định trực tiếp quy mô, tốc độ, nhịp độ phát triển của
nền sản xuất xã hội. Đặc biết quan hệ này càng trở nên quan trọng trong thời đại ngày nay, khi
các khoa học quản lý đang phát triển hết sức mạnh mẽ.
*Về quan hệ phân phối sản phẩm:
- Quan hệ phân phối sản phẩm liên quan trực tiếp đến lợi ích của con người, đóng vai trị là
động lực thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
- Tuy nhiên, lợi ích đóng vai trị là động lực khi và chỉ khi nó nằm trong mối quan hệ thống nhất
giữa các cấp độ lợi ích và loại hình lợi ích.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
*Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất:
- Để làm thỏa mãn nhu cầu tiết kiệm thời gian và giảm bớt chi phí, tiêu hao năng lượng, thần
kinh, cơ bắp thì các cơng cụ lao động ngày càng được cải tiến và hoàn thiện; đồng thời người
lao động cũng ngày càng phát triển về trình độ trí tuệ, chun mơn, tay nghề, kỹ năng cũng như

Page |
16


kinh nghiệm của mình. Như vậy, lực lượng sản xuất trở thành yếu tố năng động nhất, cách

mạng nhất và thường xun biến đổi; cịn quan hệ sản xuất thì mang tính ổn định hơn.
- Quan hệ sản xuất cũ vì trở thành chướng ngại vật cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất
nên bị xóa bỏ và được thay thế bằng môt quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, báo hiệu phương thức sản xuất mới ra đời.
Cứ như vậy, do sự tác động của nó đã làm cho lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử
nối tiếp nhau của các phương thức sản xuất từ thấp đến cao.
*Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:
- Quan hệ sản xuất có sự tác động qua lại đối với lực lượng sản xuất vì quan hệ sản xuất quy
định mục đích của q trình sản xuất. Do đó, quan hệ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
và khả năng sáng tạo của người lao động. Vì vậy, quan hệ sản xuất có thể làm thúc đẩy hoặc
kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sán xuất thì sẽ thúc đẩy
lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại, nếu quan hệ sản xuất khơng phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất thể hiện ở cả ba mặt của quan hệ
sản xuất.

Page |
17


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Lý luận: Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
----------1. Khái niệm cơ sở hạ tầng:
- Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bọ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế
xã hội.
- Cơ sở hạ tầng của xã hội được tạo nên bởi các quan hệ sản xuất thống trị phản ánh bản chất
của xã hội và những quan hệ sản xuất không thống trị.
- Tính chất của cơ sở hạ tầng do quan hệ sản xuất thống trị quyết định, bởi vì nó đóng vai trò
chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống xã hội.


2. Khái niệm kiến trúc thượng tầng:
- Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,
triết học, đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật… cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước,
đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội,... được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Trong các xã hội có giai cấp thì những quan điểm chính trị, pháp quyền cùng nhà nước và
đảng phái là quan trọng nhất.
- Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
*Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng:
- Thứ nhất, cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy, kiến trúc thượng tầng là sự
phản ánh cơ sở hạ tầng.
- Thứ hai, mỗi khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng biến đối
theo. Tuy nhiên, vẫn còn những bộ phận của kiến trúc thượng tầng tồn tại rất dai dẳng cho dù cơ
sở hạ tầng sinh ra nó đã đi mất đi từ lâu, nhất là những biểu hiện tâm lý trong xã hội, những thói
quen, phong tục tập quán…
- Thứ ba, sự biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp thơng qua
các q trình cải tạo xã hội, các cuộc đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội. Sự
biến đổi đó diễn ra trong một hình thái kinh tế - xã hội cũng như từ hình thái kinh tế - xã hội này
sang hình thái kinh tế - xã hội khác.
*Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
- Thứ nhất, kiến trúc thượng tầng thực hiện chức năng duy trì, bảo vệ, củng cố cơ sở hạ tầng đã
sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế đó.
- Thứ hai, mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng,
trong đó nhà nước là bộ phận có sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ tầng.
- Thứ ba, sự tác động của nhà nước đối với cơ sở hạ tầng bằng hệ thống luật pháp, hệ thống
chính sách về kinh tế; đồng thời tạo ra môi trường ổn định, chống lại các thế lực muốn xóa bỏ
chế độ kinh tế đó.

- Thứ tư, sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể được diễn ra theo
hai xu hướng:
+ Nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng nhiều với cơ sở hạ tầng, phù hợp với các quy luật
kinh tế khách quan thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của các quá trình kinh tế - xã hội.

Page |
18


+ Ngược lại, nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với cơ sở hạ tầng, không phù hợp
với các quy luật kinh tế khách quan thì sẽ kiềm hãm sự phát triển của các quá trình kinh tế - xã
hội.

Page |
19

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


Lý luận: Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
----------- Sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội tuân theo các quy luật khách quan,
tức là tuân theo tính tất yếu, theo những xu hướng nhất định.
- Chính sự liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên hình thái kinh tế - xã hội tạo
thành các quy luật khách quan chi phối sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
là một quá trình lịch sử - tự nhiên.
- Trong các quy luật khách quan ấy thì quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực
lượng sản xuất đóng vai trị quan trọng nhất. Nó vừa phản ánh tính liên tục lẫn tính gián đoạn
trong vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội.
- Nguồn gốc sâu xa của sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội đó chính là lực
lượng sản xuất. Vì lực lượng sản xuất mang tính khách quan nên quan hệ sản xuất cũng mang

tính khách quan.
- Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhật định thì quan hệ sản xuất mới được ra
đời, tạo thành cơ sở hạ tầng mới và tương ứng là một kiến trúc thượng tầng mới. Từ đó, mọi
mặt của đời sống xã hội phát triển và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Ngồi các quy luật khách quan trên thì các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, điều kiện dân
số, văn hóa, giáo dục, y tế, pháp luật và các bộ phận khác nhau của kiến trúc thượng tầng…
cũng đóng vai trị hết sức quan trọng. Chính do sự tác động của những yếu tố đó đã tạo nên một
bức tranh hết sức đa dạng, phức tạp trong sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã
hội, tạo nên sự phát triển không đồng đều nhau giữa các quốc gia.
Như vậy, sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên bao
gồm cả sự phát triển tuần tự và không tuần tự trải qua các hình thái kinh tế - xã hội. Điều đó tùy
thuộc vào từng điều kiện lịch sử - cụ thể của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc vận dụng quan điểm
lịch sử - tự nhiên phải gắn liền với quan điểm lịch sử - cụ thể.

Page |
20


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Lý luận: Lý luận hình thái kinh tế -xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt
Nam.

----------- Khái niệm: Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử,
dùng để chỉ xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc
trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với kiến trúc
thượng tầng tương ứng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất ấy.
- Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Sự hình
thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế - xã hội xét đến cùng là do lực lượng sản xuất
quyết định. Lực lượng sản xuất phát triển qua các hình thái kinh tế - xã hội nỗi tiếp nhau từ thấp
đến cao thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội.

- Quan hệ sản xuất là “bộ sườn”, “bộ khung” của hình thái kinh tế - xã hội, là quan hệ kinh tế cơ
bản, quyết định tất cả các mối quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các
chế độ xã hội với nhau. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất đặc
trưng, tương ứng với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất.
- Những quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng
của xã hội, mà chức năng xã hội của nó là bảo vệ, duy trì và củng cố cơ sở hạ tầng đã sinh ra
nó, đâu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũ.
- Ngoài những yếu tố cơ bản trên cịn có những quan hệ khác, như quan hệ dân tộc, quan hệ giai
cấp, quan hệ gia đình... Chúng gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của
quan hệ sản xuất.

Page |
21


TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Lý luận: Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp (Vai trò của giai cấp).
----------1. Khái niệm giai cấp:
Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đồn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đồn
khác, do chỗ các tập đồn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.
Page |
2. Nguyên nhân của đấu tranh giai cấp:
22
Nguyên nhân sâu xa của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong lòng phương thức sản xuất. Nguyên nhân trực tiếp của đấu tranh giai cấp là mâu
thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị về lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Mâu
thuẫn giữa một bên là giai cấp tiến bộ, cách mạng, đại diện cho phương thức sản xuất mới với
một bên là giai cấp thống trị, bóc lột đại biểu cho phương thức sản xuất lỗi thời lạc hậu.
3. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của các xã hội có giai cấp.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, mà đấu tranh giai

cấp là cuộc đấu tranh giữa hai mặt đối lập cơ bản của xã hội có giai cấp.
- Thứ nhất, kết cục của đấu tranh giai cấp là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất được giải quyết, quan hệ sản xuất cũ bị mất đi được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới, cơ
sở hạ tầng mới ra đời, kiến trúc thượng tầng mới xuất hiện, làm cho mọi mặt đời sống xã hội
phát triển, từ đó thúc đẩy sư phát triển xã hội.
- Thứ hai, đấu tranh giai cấp lật đổ chính quyền cũ, xác lập chính quyền mới, cùng với q trình
đó, kết cấu xã hội – giai cấp cũ bị xóa bỏ, kết cấu xã hội – giai cấp mới được hình thành làm
cho xã hội phát triển.
- Thứ ba, đấu tranh giai cấp khơng chỉ góp phần xóa bỏ thế lực phản động, lạc hậu, mà cịn
đồng thời có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng và quần chúng cách mạng. Giai
cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng và thúc đẩy
xã hội phát triển.
- Thứ tư, đấu tranh giai cấp khơng chỉ là địn bẩy lịch sử trong thời kỳ cách mạng mà còn là
động lực phát triển của xã hội ngay cả trong thời kỳ “hòa bình” của xã hội có giai cấp.
4. Tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giai cấp vẫn là một tất yếu bởi:
- Thứ nhất, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại cơ sở kinh tế làm phân hóa xã
hội thành giai cấp, đó là nền kinh tế thị trường, nên bên cạnh mặt tích cực cịn mặt hạn chế đó là
sự phân hóa xã hội thành giàu nghèo.
- Thứ hai, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các thế lực phản động luôn rắp tâm mưu đồ
giành giật lại chính quyền mà chúng đã mất.
- Thứ ba, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vẫn tồn tại những tàn dư của xã hội cũ để
lại.
- Thứ tư, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với nền kinh tế mở cửa, bên cạnh mặt tích
cực cịn nhiều mặt tiêu cực, đó là sự du nhập của những yếu tố ngoại lai không phù hợp.
- Thứ năm, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các thế lực phản động trong nước cấu kết
với các thế lực phản động quốc tế sử dụng “diễn biến hịa bình” chống lại thành quả cách mạng
của nhân dân cả nước.



TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Lý luận: Vận dụng quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể của Đảng trong công
cuộc đôi mới ở Việt Nam hiện nay.

----------- Trong công cuộc đổi mới Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đang phải
đối diện với nhiều vấn đề: đại dịch COVID19, phát triển kinh tế, cải cách giáo dục… Nhà nước
ta đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc khôi phục và phát triển. Và trong tất cả những vấn đề mà
nước ta đang đối mặt, nhà nước ta đã vận dụng rất tốt quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử
cụ thể, rằng vẫn luôn chú trọng vào việc đổi mới nền kinh tế, xem đây là yếu tố để làm trọng.
Nếu như trước 1986, khi đất nước đang trong giai đoạn vừa mới giải phóng, hình thức kinh tế
tập trung bao cấp mang nhiều tính chủ quan, duy ý chí, đời sống nhân dân khổ cực, khơng phát
triển thì sau năm 1986, nhà nước và Đảng ta đã có sự thay đổi, chuyển từ nền kinh tế bao cấp
mang nền kinh tế thị trường, vực dậy đất nước. Thật sự lúc đó nhà nước và Đảng đã có một
cách khách quan và nhiều mặt dựa trên nhu cầu và tình hình của đất nước mà lựa chọn thay đổi,
lấy kinh tế làm chủ. Và hiện tại bây giờ một lần nữa, Đảng lại vơ cùng sáng suốt trong thời buổi
khó khăn này. Bởi kinh tế là nền tảng của mọi thứ, có kinh tế thì mới có thay đổi và phát triển,
khơng có kinh tế chúng ta mãi khơng thể chạy theo với sự phát triển không ngừng nghỉ của thế
giới. Việt Nam muốn phát triển giáo dục và y tế thì khơng thể khơng phát triển kinh tế; Việt
Nam muốn khai thác tài ngun, khơng có kinh tế vững chắc thì khơng có máy móc và lực
lượng lao động sản xuất.
- Cụ thể hơn trong quá trình phát triển nên kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam, Đảng ta rất
tài tình trong việc đưa ra những đề xuất như sau:
+ Thực hiện chính sách mở cửa đất nước, mở rộng ngoại giao với các nước trong khu vực và
trên thế giới, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc…
+ Kế thừa và phát triển những nền tảng tốt, loại bỏ và thay đổi những ý kiến lỗi thời và lạc hậu.
+ Tham gia công cuộc xuất nhập khẩu, đẩy mạnh và tăng cường sản xuất các mặt hàng chủ đạo.
- Mặc dù lấy việc phát triển kinh tế làm chủ đạo nhưng ở các mặt khác, Việt Nam ta cũng đang
khơng ngừng cố gắng chạy theo trình độ phát triển của thế giới.
Với những chính sách sáng suốt và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta sẽ ngày một
phát triển hơn, sẽ sánh vai với cường quốc năm châu trong tương lai không xa.


Page |
23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×