Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đáp án đề thi may thiết kế thời trạng 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.58 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 2 (2008 - 2011)
NGHỀ: MAY - THIẾT KẾ THỜI TRANG
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi số: DA MVTKTT – LT 28
Câu Nội dung Điểm
1
Thế nào là tư thế đứng chuẩn? Tư thế ngồi chuẩn? Tư thế đứng tự
nhiên? Tư thế ngồi tự nhiên? Nêu các dạng kích thước được sử dụng khi
khảo sát các dấu hiệu nhân trắc.
1,00
Đáp án:
1. Tư thế đứng chuẩn
Được dùng phổ biến theo đề xuất của nhà nhân trắc học cổ điển Martin:
Đối tượng được đo ở tư thế đứng nghiêm, 4 điểm nhô ra nhất về phía sau của
cơ thể: Điểm nhô ra phía sau nhất của xương chẩm, bả vai, mông và gót chân
chạm vào dụng cụ đo, đầu để thẳng sao cho đuôi mắt (ectoconchion) và điểm
giữa bờ trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ
thể.
2. Tư thế ngồi chuẩn
Đối tượng được đo ngồi ngay ngắn trên ghế ( đặt ở góc phòng đo) 2 điểm
nhô ra nhất về phía sau của lưng và mông chạm vào dụng cụ đo. Đầu để
thẳng giữa đùi và cẳng chân, cẳng chân và bàn chân tạo thành những góc
vuông hai tay đặt lên đùi, hai đầu gối và mắt cá trong đặt sát vàp nhau, bàn
chân đặt sát trên mặt đất.
3. Tư thế đứng tự nhiên:
Tư thế đứng bình thường trong lao động, đầu thẳng, mắt hướng về phía
trước, cơ thể thẳng, tay buông thõng, chân choãi tự nhiên, vừa phải, thoải
mái.
4. Tư thế ngồi tự nhiên:


Đối tượng được đo ngồi thoải mái, đầu thẳng, mắt nhìn trước, thân buông,
chân mở tự nhiên, bàn chân đặt sát trên mặt đất, riêng các góc giữa thân và
đùi, giữa đùi và cẳng chân cũng như giữa cẳng và bàn chân vẫn tạo thành góc
vuông.
5. Các dạng kích thước:
- Đoạn thẳng cơ thể là khoảng cách giữa 2 mốc đo, nếu chúng không nằm
trên mặt song song với trục dọc hoặc trục ngang của cơ thể.
- Các kích thước dọc được biểu thị bằng chiều cao hoặc chiều dài khi 2
mốc đo nằm trên các trục dọc.
- Các kích thước ngang và kích thước trước sau được biểu thị bằng bề
rộng và bề dày, khi hai mốc đo nằm trên mặt ngang vuông góc với trục cơ
thể.
- Các kích thước chu vi được biểu thị bằng vòng khi thước dây tạo thành
vòng khép kín qua mốc đo và nằm trên mặt vuông góc với trục của các phần
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
cơ thể tương ứng.
2
Hãy sử dụng hệ thống công thức cơ bản, tính toán thiết kế và vẽ hình
thu tỷ lệ 1: 5 chi tiết tay áo veston nữ một lớp với số đo sau: (đơn vị đo: cm)
Dt = 55 Vng = 86
2,50
Đáp án:
I. Hệ thống công thức thiết kế tay áo veston nữ một lớp
1. Xác định các đường ngang
- Hạ mang tay (AB) = Vng/10 + 7,5 cm = 86/10 + 7,5 = 16,1 cm
- Hạ khuỷu tay (AC) = 1/2AX + 5 cm = 33,5 cm

- Dài tay (AD) = Số đo + 2 cm = 55 + 2 = 57 cm
2. Thiết kế mang tay lớn
* Đường gập bụng tay
- Rộng mang tay (BB
1
) = Vng/5 + 2 cm = 86/5 + 2 = 19,2 cm
- Điểm tựa vòng đầu tay (B
1
B
1’
) = 3 cm
- Võng bụng tay (C
1
C
2
) = 1 cm
* Vòng đầu tay
- BB
3
= 1/2BB
1
- Ra mang tay (B
1
B
2
) = 2,5 cm
- Điểm đầu sống tay (AA
3
) = 1/3AB + 0,5 cm.
* Bụng tay, cửa tay

- C
2
C
3
= D
1
D
2
= 2,5 cm.
- Rộng cửa tay (D
1
D
3
) = 13
÷
13,5 cm.
- Xa sống tay D
3
D
4
= 1 cm
- Giảm bụng tay D
1
D
5
= 1 cm, D
2
D
6
= 0,6 cm.

* Sống tay
- Lấy CC
4
= 1cm
3. Thiết kế mang tay nhỏ
* Vòng đầu tay
- Vào mang tay (B
1
B
4
) = 2,5 cm
- Gục đầu sống tay A
4
A
5
= 0,8 cm
- Lấy C
2
C
5
= D
5
D
7
= 2,5 cm
* Sống tay
Vẽ đường sống tay từ điểm A
5
qua các điểm C
4

, D
4

0,25
0,75
0,5
II. Hình vẽ: 1,00
B
A
C
D
1
2
1’
3
1
1
1
2
3
4
5
6
7
2
I
3
4
5
I

2
I
3
4
2
3
4
5
I
1
3 Cho áo dài có đặc điểm cấu trúc như hình vẽ:
Hãy nêu trình tự may
và trình bày các dạng sai hỏng, nguyên nhân,
biện pháp phòng ngừa khi may ráp sản phẩm
!
2,00
Đáp án:
*Trình tự may ráp:
1. Chuẩn bị bán thành phẩm
2. May bộ phận:
- May viền tà thân sau
- May chiết ngực
- May viền tà thân trước
- May nẹp cúc
- May vạt hò
- May cổ áo
3. May ráp sản phẩm:
- May ráp thân sau với hai tay
- May ráp thân trước với tay bên trái
- May ráp vạt hò với tay bên phải

- May sườn áo, bụng tay
- May tra cổ áo
- May vắt tà , gấu và cửa tay
- Đính cúc, đính móc
4. Kiểm tra, hoàn thiện sản phẩm
1,0
*Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa khi may ráp
sản phẩm
1,0
Dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp phòng
ngừa
1. Áo không
đúng hình dáng,
kích thước
- Bán thành phẩm không đảm
bảo kích thước
- Các đường may không đúng
quy cách
- Kiểm tra kích thước
bán thành phẩm
trước khi may
- Đường may đúng
quy cách
2. Cổ áo không
đúng phom dáng
- May không đúng phương
pháp
- May đúng phương
pháp
3. Nẹp cúc không

êm phẳng
- Khi may không giữ êm các
lớp vải
- Giữ êm các lớp vải
khi may
4. Viền tà, gấu
không đều, vặn
- Bẻ gập viền tà, gấu không đều
- Đường may luồn không đúng
yêu cầu kỹ thuật.
- Bẻ gập viền tà, gấu
đều
- Giữ êm các lớp vải
khi may luồn.
5. Các đường
may không đảm
bảo quy cách và
yêu cầu
- Thao tác may không chính xác
- Không kiểm tra và điều chỉnh
máy trước khi may
- Thao tác may chính
xác
- Kiểm tra và điều
chỉnh máy trước khi
may
4
Nêu nội dung của tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu.Trình bày cách
thức lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu.
1,50

Đáp án:
* Tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu
Nội dung nhằm thống kê một cách rất khoa học các nguyên phụ liệu được sử
dụng trên một sản phẩm khi phối hợp với nhau, định mức nguyên phụ liệu
tiêu hao để hướng dẫn cho người sản xuất, để so sánh đối chiếu khi giao nhận
nguyên phụ liệu ở các bộ phận, nhất là trong các trường hợp có nhiều màu và
có nhiều loại vật liệu phối hợp như vải phối, các loại dựng, bông, các loại
phụ liệu khác…
Tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu gồm có :
- Bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu.
- Bảng định mức nguyên phụ liệu
0,50
* Cách thức lập bảng hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu
+ Giai đoạn chuẩn bị:
- Nghiên cứu tài liệu và sản phẩm mẫu
- Phân tích sản phẩm mẫu và thống kê tất cả nguyên phụ liệu có trên sản
phẩm. Sau đó, phân loại riêng từng loại: vải chính, vải phối, phụ liệu,…
theo từng màu riêng.
- Tính toán số bảng cần có phụ thuộc vào yêu cầu của các bộ phận liên
quan. Sau đó, tính thêm khoảng 50% số bảng để dự trữ cho các trường
hợp sai hỏng và thất thoát trong quá trình sử dụng.
- Khi lấy nguyên phụ liệu ở kho, nên lấy lớn hơn số cần dùng để tiện việc
lựa chọn và cắt gọt nguyên phụ liệu trong bảng sao cho đảm bảo tính
1,00
thẩm mỹ và tính đặc trưng.
- Chuẩn bị và cắt nguyên phụ liệu để đính vào bảng cho phù hợp với số
lượng đã tính toán và đảm bảo tính thẩm mỹ, tính đặc trưng của nguyên
phụ liệu
+ Giai đoạn tiến hành:
- Lấy các tờ bìa ghi tiêu đề bảng, kẻ các ô trong bảng có diện tích khoảng

4x5 cm( đối với vải kẻ, lấy theo chu kỳ kẻ). Trong mỗi ô, ghi thông tin
về từng loại nguyên phụ liệu dự định đính vào bảng sao cho thật đầy đủ
và chính xác.
- Chọn cách thức đính và đính các nguyên phụ liệu vào bảng như nguyên
tắc đã biết sao cho gọn gàng, chính xác.
- Kiểm tra lại nhiều lần về độ chính xác và đúng đắn của bảng để phát
hiện kịp thời và chỉnh sửa những sai sót nếu có trước khi giao văn bản
cho các bộ phận.
- Ký tên và chuyển cho trưởng phòng ký duyệt trước khi văn bản được
phép lưu hành.

×