Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY TAM THẤT (Panax pseudoginseng Wall) TẠI HUYỆN SI MA CAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.74 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG </b>


<i><b> VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY TAM THẤT (Panax pseudoginseng Wall) </b></i>


<b>TẠI HUYỆN SI MA CAI, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG TỈNH LÀO CAI </b>



<b>Hoàng Văn Hùng1<sub>, Đỗ Thị Bích Nguyệt</sub>1<sub>, </sub></b>
<b>Bùi Quang Trung2, Ngơ Thanh Xuân1* </b>
<i>1<sub>Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, </sub>2<sub>Trường Cao đẳng Lào Cai </sub></i>


TÓM TẮT


Nghiên cứu này chỉ ra ảnh hưởng của độ tàn che ánh sáng khi sử dụng lưới nilong che sáng đến tỷ
lệ sống, chiều cao trung bình, chỉ số SPAD, tỷ lệ nhiễm bệnh trên lá và năng suất củ của Tam thất.
Tam thất khi trồng dưới độ tàn che 65 – 75% có tỷ lệ sống cao nhất và tỷ lệ sống giảm khi trồng
dưới độ tàn che 50% và 85%. Ở công thức 75% che sáng chiều cao cây Tam thất cũng đạt giá trị
cao nhất. Ở năm thứ 2 chiều cao tại huyện Mường Khương là 33,8 cm trong khi đó huyện Si Ma
Cai là 32,5 cm. Trong năm thứ 3 chiều cao cây ở huyện Mường Khương là 51,2 cm, chiều cao cây
ở huyện Si Ma Cai là 50,3 cm. Chỉ số SPAD của Tam thất cực đại ở mức che sáng 75% tương ứng
công thức số 3, ở mức che sáng 50% và 85% thì tỷ lệ SPAD lại giảm xuống thấp nhất. Tỷ lệ nhiễm
bệnh trên lá của Tam thất thấp nhất ở công thức che sáng 65%. Tại huyện Mường Khương năm thứ
2 tỷ lệ này là 6.8 - 9%, năm thứ 3 là 5 - 7,6%. Trong khi đó huyện Si Ma Cai tỷ lệ bệnh của năm
thứ 2 từ 5,8 – 8.5%; Năm thứ 3 là 4,6 -7,1%. Tam thất được trồng với độ che sáng 65% và 75 %
cho kết quả khối lượng củ tươi cao nhất. Tại huyện Mường Khương khối lượng củ tươi đạt
26,08-26,24 g, tại huyện Si Ma Cai đạt 24,88 – 25,54g vào năm thứ 3.


<i><b>Từ khóa: Tam thất, Panax notoginseng, che sáng, chiều cao cây, chỉ số diệp lục lá. </b></i>


<i><b>Ngày nhận bài: 16/11/2018; Ngày hoàn thiện: 21/12/2018; Ngày duyệt đăng: 31/12/2018 </b></i>


<b>EFFECTS OF LIGHT INTENSITY ON </b>

<b>GROWTH AND PRODUCTIVITY </b>



<i><b>OF TAM THAT (Panax pseudoginseng Wall) IN MUONG KHUONG </b></i>



<b>AND SI MA CAI DISTRICT, LAO CAI PROVINCE </b>



<b>Hoang Van Hung1, Bui Quang Trung2, </b>
<b>Do Thi Bich Nguyet1, Ngo Thanh Xuan1*</b>
<i>1<sub>Thai Nguyen University – Lao Cai Campus, </sub>2<sub>Lao Cai College </sub></i>


ABSTRACT


This study was conducted to evaluate the effects of light shading using polyethylene (P.E) net
cover on the survival rate, average height, SPAD, disease incidence on leaves and root
<i>productivity of Panax pseudoginseng Wall. </i>The <i>P. pseudoginseng Wall</i> grown under the P.E net
shading at 65% and 75% light intensity showed a significant increase in the survival rate but a
significant decrease in the survival rate at 50% and 85% light intensity. The formula of 75%
shading the height of the stem also reached the highest value. In the second year, the height in
Muong Khuong district was 33.8 cm while Si Ma Cai district was 32.5 cm. In the third year, the
height of the tree in Muong Khuong district was 51.2 cm, the stem height in Si Ma Cai district was
50.3 cm. The SPAD index reached the highest value at 75% light intensity, at 50% and 85% light


intensity, the SPAD index was the lowest. The lowest disease incidence on leaves in the formula
of 65% light intensity, In Muong Khuong district this rate was 6.8 - 9% in the second year and was
5 - 7.6% in the third year while in Si Ma Cai district, this rate of the second year was from 5.8 to
8.5% and was from 4.6 -7.1% in the third year. The <i>P. pseudoginseng Wall</i> grown under the P.E
net shading at 65% and 75% light intensity showed the highest root weight. The average root
weight in Muong Khuong district reached 26.08-26.24 g, The average root weight in Si Ma Cai
district reached 24.88 - 25.54g in the 3rd year.


<i><b>Keywords: </b>Panax pseudoginseng Wall; light intensity;Panax notoginseng, plant height, SPAD. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1. Đặt vấn đề </b>



Tam thất cịn có tên là sâm tam thất, kim bất
hoán, nhân sâm tam thất, điền thất, tên khoa
<i>học là: Panax pseudoginseng Wall (Panax </i>
<i>repens Maxim), tên đồng nghĩa: Panax </i>
<i>notoginseng (Burkill) F. H. Chen ex C. Y. Wu </i>
& K. M. Feng thuộc họ Ngũ gia bì
(Araliaceae) [1, 2]. Tam thất được con người
sử dụng từ xa xưa, các bộ phận của Tam thất
như: củ, hoa và nụ hoa, quả, thân lá đều rất có
giá trị và được sử dụng làm thuốc. Tam thất
đã được trồng tại các tỉnh vùng Tây Bắc vào
những năm 70, 80 thế kỷ XX. Tuy nhiên, do
nhiều khó khăn về giao thơng, về chế biến sử
dụng, về phương thức tổ chức nên không phát
triển được qui mô. Tại Việt Nam, chưa có
cơng trình nghiên cứu nào công bố về kỹ
thuật chọn giống, kỹ thuật trồng thâm canh
cây Tam thất. Những nghiên cứu nhiều lại tập
<i>trung vào loài Tam thất hoang (Panax </i>
<i>stipuleanatus H.T.Tsai et K.M.Feng). </i>


Đối với cây Tam thất là cây ưa bóng khơng
chịu được ánh sáng trực xạ từ mặt trời chính vì
vậy ánh sáng có vai trị quan trọng và quyết
định đến khả năng sinh trưởng và năng suất
của cây. Việc nghiên cứu và phát triển cây
Tam thất ở Việt Nam hầu như chưa được chú
trọng, gần đây qua điều tra cho thấy một số địa
phương trong tỉnh Lào Cai (như Si Ma Cai,
Mường Khương) Hà Giang người dân tự phát


trồng Tam thất với cách thức và phương thức
che sáng rất khác nhau. Hiện tại, chưa có
nghiên cứu và công bố nào tại Việt Nam về
ảnh hưởng của ánh sáng đến cây Tam thất, vì
vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nhiệm vụ:
<i><b>“Nghiên cứu ảnh hưởng của độ che sáng </b></i>
<i><b>đến sinh trưởng và năng suất của cây Tam </b></i>
<i><b>Thất (Panax pseudoginseng Wall) tại huyện </b></i>
<i><b>Si Ma Cai, Mường Khương tỉnh Lào Cai” </b></i>


nhằm đưa ra luận cứ khoa học để áp dụng vào
sản xuất góp phần tăng năng suất cây Tam thất
<b>trên địa bản tỉnh Lào Cai và khu vực Tây bắc. </b>
<b>2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu </b>


<i>(Panax pseudoginseng Wall) 1 năm tuổi Tam </i>
thất (hình 01C.


Thời gian tiến hành nghiên cứu được thực
hiện trong 2 năm từ 1/2016 -12/ 2017


<i><b>2.2. Phương pháp nghiên cứu </b></i>


<i>2.2.1. Cách bố trí thí nghiệm </i>
Thí nghiệm gồm 4 công thức


CT1: Che sáng 1 lớp lưới (tương đương che
50% ánh sáng)


CT2: Che sáng 2 lớp lưới (tương đương che


65 % ánh sáng)


CT3: Che sáng 3 lớp lưới (tương đương che
75% ánh sáng)


CT4: Che sáng 4 lớp lưới (tương đương che
85% ánh sáng)


Mỗi ơ thí nghiệm có diện tích 4m2 tương
đương 100 cây với 3 lần lặp lại.


Thí nghiệm được bố trí tại 2 địa điểm, cụ thể:
Điểm 1: Tại thôn Ngã 3, Xã Mản Thẩn huyện
Si Ma Cai có độ cao 870 m so với mặt nước
biển (hình 01A); Điểm 2: Tại thôn Pao Pao
Chải, xã Pha Long huyện Mường Khương có
độ cao 1200 so với mực nước biển (hình 1B).
<b>A</b>


<b>B</b>


<b>C </b>


<i><b>Hình 1. Địa điểm nghiên cứu và giống Tam thất </b></i>


Vật liệu dùng trong bố trí thí nghiệm là lưới
đen che sáng loại 50%, thí nghiệm được bố
trí với 4 công thức gồm: 1 lớp lưới, 2 lớp
lưới, 3 lớp lưới, 4 lớp lưới. Độ tàn che được
tính tốn bằng tỷ lệ lượng ánh sáng chiếu qua


trên tổng lượng ánh sáng từ mặt trời chiếu


<b>A</b>



<b>B</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương </i>
<i>pháp theo dõi </i>


Tiến hành theo dõi sinh trưởng của Tam thất
trong 2 năm, thông qua các tiêu chí như: Tỷ lệ
sống (%), chiều cao cây (cm), chỉ số diệp lục lá
(SPAD), tỷ lệ bệnh của lá (%), năng suất của
củ Tam thất (g).


- Tỷ lệ sống (%) = (số cây bật mầm/tổng số
cây trồng ban đầu) x 100


- Chiều cao cây (cm): Đo từ cổ rễ đến đỉnh
thân cao nhất


- Chỉ số diệp lục lá: Đo bằng máy SPAD 502,
tại 3 vị trí của lá


- Khối lượng củ (g/củ): củ tươi bỏ hết thân lá,
rửa sạch và cân khối lượng củ tươi bằng cân
phân tích độ chính xác 10-2


gram.



- Mức độ nhiễm sâu bệnh hại (theo QCVN01
– 28/2010 Bộ NN và PTNT)


<b>3. Kết quả nghiên cứu </b>


<i><b>3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ chiếu </b></i>
<i><b>sáng đến tỷ lệ sống của Tam thất </b></i>


Tam thất được sử dụng trong thí nghiệm là
cây con 1 năm tuổi đã được gieo từ hạt và
được trồng vào tháng 1/2016. Thí nghiệm
được tiến hành từ tháng 1/2016 – 12/2017
chúng tôi theo dõi thí nghiệm trong 2 năm tức
là tam thất 2 tuổi và 3 tuổi. Kết quả nghiên
cứu được mô tả qua bảng 1.


Kết quả nghiên cứu cho thấy độ che sáng có
ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ sống của cây Tam
thất. Ở công thức số 3 của cả 2 huyện Mường
Khương và Si Ma Cai tỷ lệ sống của cây Tam
thất đạt giá trị cao nhất. Trong năm đầu tiên tỷ
lệ này ở huyện Mường Khương là 84%, trong
khi đó ở huyện Si Ma Cai tỷ lệ này là 86%.
Năm thứ hai tỷ lệ này ở huyện Mường Khương
là 87,4% ở huyện Si Ma Cai cũng là 87,4%.
Tuy nhiên ở đây cũng ghi nhận tỷ lệ sống sót ở
mức độ che sáng 65% (tương đương 2 lớp lưới
che) cũng cho kết quả rất tích cực. Như vậy,
qua đây có thể thấy rằng ở mức độ che sáng từ
65% đến 75% tỷ lệ sống sót của cây Tam thất


là cao nhất. Kết quả này được giải thích là do
tam thất là cây ưa bóng phù hợp với độ tàn che
từ 65% đến 75% nên cây sinh trưởng khỏe
mạnh ít sâu bệnh hại và đạt tỷ lệ sống sót là
cao nhất. ở độ tàn che 50% và 85% có thể gây
hiệu ứng thừa sáng hoặc thiếu sáng nên cây
sinh trưởng kém hơn, tỷ lệ sống thấp hơn. Kết
quả trên cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ
sống giữa 2 huyện Si Ma Cai và Mường
Khương là không đáng kể. Tuy độ tàn che
sáng ở mức 75% là tốt nhất nhưng chúng tôi
khuyến cáo khi canh tác hoàn tồn có thể sử
dụng độ tàn che 65% tương đương với 2 lớp
lưới sẽ giúp tiết kiệm chi phí lưới, chi phí nhân
cơng, trong khi mức độ sai lệch tỷ lệ sống là
khác biệt không nhiều.


<i><b>Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ chiếu sáng đến tỷ lệ sống của Tam thất (%) </b></i>


<b> Thời gian </b>
<b>Công thức </b>


<b>Năm thứ 2 </b> <b>Năm thứ 3 </b>


<b>T4 </b> <b>T6 </b> <b>T8 </b> <b>T10 </b> <b>T12 </b> <b>T4 </b> <b>T6 </b> <b>T8 </b> <b>T10 </b> <b>T12 </b>


MK – CT1 100 92,5 87,5 84,0 77,0 100 94,5 89,7 85,5 80,0
MK – CT2 100 94,5 92,2 86,5 83,0 100 96,0 94,0 88,5 85,5
MK – CT3 100 95,0 92,5 86,0 84,0 100 96,4 94,5 87,5 87,4
MK – CT4 100 91,5 88,5 82,5 80,0 100 94,5 90,9 83,5 83,0


<b>SMC – CT1 </b> 100 93,5 88,4 85,6 78,5 100 95,5 90,2 86,5 81,5
<b>SMC – CT2 </b> 100 96,0 92,6 87,5 84,5 100 97,5 94,0 89,5 86,0
<b>SMC – CT3 </b> 100 96,5 93,4 88,0 86,0 100 96,4 95,5 89,5 87,4
<b>SMC – CT4 </b> 100 94,4 90,6 85,0 82,0 100 97,0 92,4 86,5 85,0


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i><b>3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ chiếu </b></i>
<i><b>sáng đến chiều cao cây cây Tam thất </b></i>


Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ chiếu
sáng đến chiều cao cây Tam thất qua bảng 2
cho thấy. Ở năm thứ 2 chiều cao cây cực đại
của cả hai huyện đều thuộc trong công thức
thứ 3 (che sáng 75%) tại huyện Mường
Khương là 33,8 cm trong khi đó huyện Si Ma
Cai là 32,5 cm. Trong khi đó tại năm thứ 3
chiều cao cây ở huyện Mường Khương là
51,2 cm, chiều cao cây ở huyện Si Ma Cai là
50,3 cm. Kết quả cũng cho thấy sự tăng
trưởng chiều cao của cây Tam thất diễn ra
mạnh mẽ trong thời gian từ tháng 4 đến tháng
8 hàng năm, sau tháng 10 Tam thất có dấu
hiệu chững lại, sự gia tăng về chiều cao hầu
như không đáng kể. Sự sai khác về chiều cao
giữa các cơng thức thí nghiệm của 2 huyện Si
Ma Cai và Lào Cai cơ bản là không nhiều,
Tam thất phát triển khá đồng đều ở cả hai địa
điểm nghiên cứu.


Ở công thức 1 lớp lưới (50% che sáng) chiều
cao cây cho giá trị thấp nhất, điều này cho thấy


khi dư thừa ánh sáng sẽ khiến cây Tam thất
sinh trưởng hạn chế về chiều cao so với các
cơng thức thí nghiệm khi độ tàn che cao hơn.


<i><b>3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ chiếu </b></i>
<i><b>sáng đến chỉ số diệp lục lá (SPAD) </b></i>


Chỉ số SPAD phản ánh hàm lượng diệp lục
trong lá cây, từ đó có thể khái quát được trạng
thái sinh lý của cây. Cây có chỉ số SPAD cao
có nghĩa là hàm lượng diệp lục trong lá cao
giúp cây quang hợp để sinh trưởng tốt và
ngược lại. Do đặc tính của cây Tam thất bị
héo và rụng lá và tháng 12, nên kết quả theo
dõi được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10
hàng năm. Kết quả đo chỉ số SPAD được
trình bày qua bảng 3.


Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cây càng
được che sáng tỷ lệ SPAD càng tăng và cực
đại ở mức che sáng 75% tương ứng công thức
số 3. Tuy nhiên ở mức che sáng 85% thì tỷ lệ
SPAD lại giảm xuống có thể ở mức này lượng
ánh sáng quá thiếu cho quang hợp của cây
Tam thất, ngược lại ở mức che sáng 50% cũng
gây thừa sáng, cây Tam thất phát triển chậm, lá
mà xanh nhạt đến hơi vàng. Theo dõi chỉ số
SPAD trong các tháng trong năm chúng tôi
nhận thấy sau tháng 8 hàng năm giá trị SPAD
tăng rất chậm, có thể lúc này lá cây tích lũy


cực đại về hàm lượng diệp lục và chuẩn bị
sang giai đoạn vàng và rụng lá vào tháng 12,
phù hợp với sinh lý của cây Tam thất.


<i><b>Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ chiếu sáng đến chiều cao cây cây Tam thất (cm) </b></i>
<b> Thời gian </b>


<b>Công thức </b>


<b>Năm thứ 2 </b> <b>Năm thứ 3 </b>


<b>T4 </b> <b>T6 </b> <b>T8 </b> <b>T10 </b> <b>T12 </b> <b>T4 </b> <b>T6 </b> <b>T8 </b> <b>T10 </b> <b>T12 </b>


MK – CT1 11,2 26,6 29,5 30,5 30,5 28,6 34,2 39,4 43,6 44,8
MK – CT2 11,0 28,5 30,5 32,6 32,8 30,5 38,1 44,9 49,4 50,4
MK – CT3 11,4 29,6 31,5 33,8 33,8 31,6 39,4 45,6 50,5 51,2
MK – CT4 11,8 26,5 27,5 28,6 29,0 28,5 34,3 39,9 44,1 45,5
<b>SMC – CT1 </b> 10,5 25,5 28,5 29,0 29,0 27,5 33,1 38,3 42,5 43,7
<b>SMC – CT2 </b> 11,0 27,5 29,5 30,5 31,0 29,5 37,1 43,9 48,4 49,4
<b>SMC – CT3 </b> 11,8 28,5 30,5 32,0 32,5 30,5 38,3 44,5 48,9 50,3
<b>SMC – CT4 </b> 11,5 26,5 28,0 29,0 30,0 28,5 34,3 39,9 44,1 45,5


<i>(ghi chú: MK:thí nghiệm tại huyện Mường Khương; SMC: Thí nghiệm tại huyện Si Ma Cai) </i>
<i><b>Bảng 3. Ảnh hưởng của mật độ chiếu sáng đến chỉ số diệp lục lá (SPAD) </b></i>


<b> Thời gian </b>


<b>Công thức </b> <b>T4 </b> <b>T6 Năm thứ 2 T8 </b> <b>T10 </b> <b>T4 </b> <b>T6 Năm thứ 3 T8 </b> <b>T10 </b>


MK – CT1 20,8 24,6 27 27,8 23,2 26,4 29,6 29,4



MK – CT2 23,6 25,4 28,8 30,6 26,0 27,4 31,6 32,3


MK – CT3 24,8 28,8 31,2 31,8 27,2 31,0 34,2 33,6


MK – CT4 24,9 27,3 30,7 30,8 27,3 29,7 33,9 32,8


<b>SMC – CT1 </b> 20,4 24,6 26,4 27,2 22,8 26,4 29,0 28,8


<b>SMC – CT2 </b> 22,6 25,8 27,4 28,0 25,0 28,0 30,2 29,7


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i><b>Bảng 4. Ảnh hưởng của mật độ chiếu sáng tỷ lệ bị bệnh (%) trên lá </b></i>


<b> Thời gian </b>
<b>Công thức </b>


<b>Năm thứ 2 </b> <b>Năm thứ 3 </b>


<b>T4 </b> <b>T6 </b> <b>T8 </b> <b>T10 </b> <b>T4 </b> <b>T6 </b> <b>T8 </b> <b>T10 </b>


MK – CT1 8,2 8,8 11,5 8,2 7,0 7,4 9,7 6,6


MK – CT2 6,4 7,2 9,0 6,8 5,1 5,8 7,6 5,0


MK – CT3 6,5 6,8 9,0 7,2 5,3 5,4 7,6 5,6


MK – CT4 8,2 8,5 12,6 8,0 6,8 7,0 11,2 6,4


<b>SMC – CT1 </b> 7,8 8,5 10 9,0 6,6 7,1 8,6 7,4



<b>SMC – CT2 </b> 5,8 7,3 8,5 7,0 4,6 5,6 7,1 5,4


<b>SMC – CT3 </b> 6,5 7,5 8,2 7,5 5,3 6,1 6,6 5,7


<b>SMC – CT4 </b> 7,5 9,0 10,5 8,5 6,0 7,4 9,1 6,9


<i>(ghi chú: MK:thí nghiệm tại huyện Mường Khương; SMC: Thí nghiệm tại huyện Si Ma Cai) </i>


<i><b>3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ chiếu </b></i>
<i><b>sáng đến tỷ lệ bị bệnh trên lá </b></i>


Đối với cây Tam thất trồng tại Lào Cai được
nhận định ban đầu là tỷ lệ nhiễm bệnh khá
cao, đặc biệt các bệnh trên lá của Tam thất.
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ chiếu
sáng đến tỷ lệ bệnh chúng tôi tiến hành theo
dõi trong 2 năm trồng và theo dõi từ tháng 4
đến tháng 10. Lý do tháng 4 cây mới mọc ổn
định trở lại, tháng 12 cây có hiện tượng rụng
lá sinh lý nên không xác định tỷ lệ nhiễm
bệnh tại thời điểm này.


Kết quả ở bảng 4 cho thấy, cây Tam thất ở
65% che sáng có độ nhiễm bệnh thấp nhất.
Huyện Mường khương tỷ lệ này năm thứ 2 là
6.8 - 9%, năm thứ 3 là 5 - 7,6%. Trong khi đó
huyện Si Ma Cai tỷ lệ của năm thứ 2 từ 5,8 –
8.5%; Năm thứ 3 là 4,6 -7,1%. Điều này cho
thấy khi che sáng ít có thể mặt đất có nhiều
ánh sáng tuy nhiên cây lại sinh trưởng kém


chống chịu kém với các tác nhân gây bệnh.
Ngược lại trong điều kiện che sáng cao hơn,
cây sinh trưởng tốt nhưng điều kiện luôn ẩm
ướt, là điều kiện cho nhiều tác nhân gây bệnh,
đặc biệt là các loài nấm.


Kết quả cũng cho thấy trong năm khoảng thời
gian từ tháng 6 – tháng 8 là tỷ lệ bị bệnh rất
cao. Có lẽ trong khoảng thời gian này khí hậu
nóng ẩm nhiều mưa là điều kiện hết sức thuận
lợi cho nhiều tác nhân gây bệnh như: virus, vi
khuẩn, nấm…


Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những
nghiên cứu của Wang C, 1998 khi tác giả cho
rằng . Bệnh thối trên Tam thất xuất hiện phổ


biến ở Văn Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), với
hai đợt mắc bệnh cao mỗi năm đượt 1 xuất
hiện tháng ba tháng tư; và đợt thứ hai vào
tháng 7 đến tháng 8. Nhiệt độ khơng khí
khoảng 20°C và độ ẩm tương đối cao hơn
95% là điều kiện thuận lợi cho các bệnh xảy
ra và lây lan. Bệnh nghiêm trọng khi tỷ lệ
truyền ánh sáng vào các nhà trồng là quá cao (
> 30% ). Tỷ lệ bệnh cao đối với khu vực
trồng canh tác liện tục, tỷ lệ này thấp hơn đối
với khu vực luân canh và đất trồng mới [5].


<i><b>3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ chiếu </b></i>


<i><b>sáng đến khối lượng củ </b></i>


Trong trồng tam thất với mục đích chính là
thu hoạch củ, nên chúng tôi tiến hành đánh
giá trọng lượng củ qua các năm. Củ tươi được
thu hoạch vào tháng 12 các năm trồng, giũ bỏ
sạch đất và tiến hành cân trọng lượng củ tươi
(bao gồm cả rễ phụ). Kết quả được trình bày
qua bảng 5:


<i><b>Bảng 5. Ảnh hưởng của mật độ chiếu sáng </b></i>
<i> đến khối lượng củ </i>


<b> Thời gian </b>
<b>Công thức </b>


<b>Khối lượng củ (g) </b>
<b>Năm thứ 2 </b> <b>Năm thứ 3 </b>


MK – CT1 5,12 25,44


MK – CT2 5,52 26,08


MK – CT3 5,84 26,24


MK – CT4 5,48 24,85


<b>SMC – CT1 </b> 4,85 24,40


<b>SMC – CT2 </b> 5,35 24,88



<b>SMC – CT3 </b> 5,56 25,54


<b>SMC – CT4 </b> 5,23 24,70


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ở hai huyện
thì ở cơng thức số 2 và số 3 tương đương che
sáng 65% và 75 % cho kết quả khối lượng củ
tươi cao nhất. Khối lượng củ trung bình ở
huyện Mường Khương đạt 26.08-26.24 g,
khối lượng củ trung bình tại huyện Si Ma Cai
đạt 24,88 – 25,54g. Điều này hoàn toàn phù
hợp với các chỉ tiêu nghiên cứu trước đây là:
Chiều cao cây, chỉ số SPAD của 2 công thức
này thường cao hơn, cây sinh trưởng tốt hơn
và cho năng suất củ tốt hơn. Kết quả nghiên
cứu này cũng tương đồng với nghiên cứu của
Wang YL 2015 khi cho rằng tốc độ quang
hợp của Tam thất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
cường độ ánh sáng, nhiệt độ khơng khí và
nhiệt độ đất [6].


<b>4. Kết luận và kiến nghị </b>


<i><b>4.1. Kết luận </b></i>


Độ che sáng có ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ
sống của cây Tam thất trồng tại hai huyện Si
Ma Cai và Mường Khương của tỉnh Lào Cai.
Ở công thức có độ che sáng 75% tỷ lệ sống


của cây tam thất đạt giá trị cao nhất. Trong
năm đầu tiên tỷ lệ sống tại hai huyện Mường
Khương và Si Ma Cai lần lượt là 84,0% và
86%. Năm thứ hai tỷ lệ này ở hai huyện đều
đạt trên 87,4%. Che sáng 65% (tương đương
2 lớp lưới che) cũng cho kết quả rất tích cực.
vì vậy, qua đây có thể thấy rằng ở mức độ che
sáng từ 65% đến 75% đều đạt tỷ lệ tỷ lệ sống
sót của cây Tam thất cao nhất.


Chiều cao cây Tam thất cũng đạt giá trị cao
nhất ở công thức che sáng 75%. Ở năm thứ 2
chiều cao tại huyện Mường Khương là 33,8
cm trong khi đó huyện Si Ma Cai là 32,5 cm.
Trong năm thứ 3 chiều cao cây ở huyện
Mường Khương là 51,2 cm, chiều cao cây ở
huyện Si Ma Cai là 50,3 cm. Kết quả cũng
cho thấy sự tăng trưởng chiều cao của cây
Tam thất diễn ra mạnh mẽ trong thời gian từ
tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.


Chỉ số SPAD của Tam thất cực đại ở mức che


Tỷ lệ nhiễm bệnh trên lá thấp nhất khi cây
Tam thất ở công thức che sáng 65%. Tại hai
huyện Mường Khương và Si Ma Cai tỷ lệ
bệnh ở năm thứ 2 lần lượt là 6.8 - 9% và 5,8 –
8.5%. Năm thứ 3 là 5 - 7,6% và 4,6 -7,1%.
Kết quả cũng ghi nhận cho thấy trong năm
khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 8 là tỷ lệ


bị bệnh trên lá Tam thất là rất cao.


Ở năm thứ 3,Tam thất được trồng với độ che
sáng 65% và 75 % cho kết quả khối lượng củ
tươi cao nhất. Khối lượng củ trung bình ở
huyện Mường Khương đạt 26.08-26.24 g,
khối lượng củ trung bình tại huyện Si Ma Cai
đạt 24,88 – 25,54g.


<i><b>4.2. Kiến nghị </b></i>


Thử nghiệm mơ hình che sáng 65 -75% 9
(tương đương 2 – 3 lớp lưới che sáng 50%)
khi trồng Tam thất.


Cần có những nghiên cứu kéo dài tuổi tam
thất lên 5-7 tuổi nhằm đánh giá sâu hơn về
ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến sinh
trưởng và năng suất của Tam thất.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập
I, Nxb Khoa học và kỹ thuật - 2004. Tr. 739-743.
2. Võ Văn Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam; Nxb
Y học, trang 1009 -1010, 1997.


<i>3. Đỗ Tất Lợi, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt </i>
<i>Nam” – Nhà xuất bản thời đại. Tr. 193-194, </i>
811-813, 2011.



<i>4. Nguyễn Thị Kim Tiến, Định hướng bảo tồn và </i>
<i>phát triển cây sâm Việt Nam giai đoạn 2008-2015 </i>
<i>và tầm nhìn đến 2020, Hội thảo khai thác, phát </i>
triển và xây dựng thương hiệu sâm Việt Nam lần
thứ 2, tr. 6 – 9, 2008.


5. Wang C, Cui X, Li Z, He C, Yu S, Luo W,
Relationship between root rot on <i>Panax </i>
<i>notoginseng </i> Burk. F. H. Chen and its
environmental conditions, Zhongguo Zhong Yao
Za Zhi, 23(12):714-6, 763, 1998.


</div>

<!--links-->

×