Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THUỐC DICLOFENAC NATRI LẪN TRONG CHẾ PHẨM ĐÔNG DƯỢC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ HOẶC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.11 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THUỐC DICLOFENAC NATRI LẪN </b>


<b>TRONG CHẾ PHẨM ĐÔNG DƯỢC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ </b>


<b>HOẶC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG KHỚP </b>


<b>BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO </b>



<b> </b>
<b>Bùi Thị Luyến*<sub>, Nguyễn Thị Quỳnh, Bùi Thị Thanh Châm, Đỗ Thị Uyên </sub></b>


<i>Trường Đại học Y Dược – ĐH Thái Nguyên </i>


TÓM TẮT


Để góp phần vào cơng tác kiểm tra phát hiện các chất cấm trộn lẫn trong thuốc đông dược, chúng
tôi tiến hành đề tài xây dựng phương pháp định lượng diclofenac natri lẫn trong chế phẩm đông
dược được sử dụng điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp bằng phương pháp sắc ký
lỏng hiệu năng cao với detector UV-vis. Sau khi xử lý mẫu diclofenac natri được tiến hành định
lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với cột pha đảo (C8, 150 mm x 4,6 mm, 5
µm), pha động methanol/ đệm phosphat pH 2,5 (70:30 v/v) tốc độ dịng chảy là 1,0 ml/ phút, bước
sóng phát hiện 275 nm. Phương pháp phân tích có độ đặc hiệu; độ phù hợp của hệ thống với độ
lệch chuẩn tương đối (RSD%) của thời gian lưu và diện tích pic trong các phép thử là 0,0844 và
0,519; khoảng tuyến tính được xây dựng nồng độ diclofenac natri trong khoảng 20-60 µg/ml với
độ tuyến tính r ≈1; giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp là 5 µg/ml và 16,5
µg/ml; độ thu hồi là 98,26% và độ lặp lại với RSD <2%. Như vậy phương pháp đã xây dựng phù
hợp đề xác định diclofenac natri trong dược liệu.


<i><b>Từ khóa: định lượng, chế phẩm đơng dược, diclofenac, sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).</b></i>


ĐẶT VẤN ĐỀ*


Tại Việt Nam: Nhằm đảm bảo chất lượng
dược liệu, thuốc y học cổ truyền, thuốc từ


dược liệu sử dụng trong phòng và điều trị
bệnh, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo tăng cường công tác quản lý chất lượng
dược liệu, thuốc y học cổ truyền, thuốc từ
dược liệu, đặc biệt Chỉ thị số 03/CT-BYT
ngày 24/02/2012 về việc tăng cường công tác
quản lý chất lượng dược liệu thuốc y học cổ
truyền, thuốc từ dược liệu trong các cơ sở
khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền với
nhiều giải pháp đồng bộ [4].


Các tân dược được trộn lẫn gồm nhiều nhóm
hợp chất khác nhau, trong đó các nhóm được
sử dụng nhiều là nhóm thuốc glucocorticoid,
thuốc chống viêm không steroid, thuốc giảm
béo, thuốc hạ huyết áp [3], [7], [9]… Những
tác hại do thuốc đơng dược có trộn tân dược
gây ra có thể là: Loét dạ dày, gây xốp xương,
phù, tăng huyết áp, loét đường tiêu hóa, xuất
huyết, dị ứng. Hiện nay đã có một số nghiên



*


<i>Tel: 0985 671586</i>


cứu phát hiện các thuốc tân dược trộn lẫn
trong thuốc đông dược, thực phẩm chức năng
được triển khai nhu sắc ký lớp mỏng, sắc ký
lỏng hiệu năng cao, sắc ký khối phổ… Để góp


phần vào cơng tác kiểm tra phát hiện các chất
cấm trộn lẫn trong thuốc đông dược, chúng
tôi sử dụng phương pháp HPLC với detector
UV - vis để định lượng diclofenac natri trộn
lẫn trong chế phẩm đông dược được sử dụng
điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương
khớp lưu hành trên thị trường.


NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


<b>Nguyên vật liệu, hóa chất và thiết bị </b>


<i>Nguyên liệu: Chế phẩm đông dược dạng bào </i>
chế viên nén, viên nang cứng được sử dụng
điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh về xương
khớp, giảm đau đang lưu hành trên thị trường.
<i>Dung mơi hóa chất: Đạt độ tinh khiết phân </i>
tích (PA) và tinh khiết sắc ký (dùng cho
HPLC); chuẩn diclofenac natri của Viện kiểm
nghiệm thuốc Trung ương, SKS0517047.04,
hàm lượng 99,51%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Khảo sát điều kiện xử lý mẫu: Tùy bản chất </i>
của chất cần phân tích mà lựa chọn dung môi
chiết cho phù hợp. Thông thường lựa chọn
dung môi chiết là methanol, ethanol,
dicloromethan, nước… có thể sử dụng hai
dung môi khác nhau để hiệu suất chiết tốt hơn.
Theo tài liệu tham khảo [8] chúng tôi đưa ra


quy trình xử lý mẫu thuốc tân dược chiết từ
thuốc đơng dược như sau:


Cân chính xác một lượng khoảng 0,5 g vào
ống ly tâm. Thêm 10 ml dung môi chiết là các
dung môi hoặc hệ dung môi chiết. Lắc xoáy
10 phút, siêu âm 20 phút ở nhiệt độ phòng, ly
tâm 6000 vòng/ phút trong 20 phút, gạn lấy
dịch trong cô cách thủy hoặc pha loãng nếu
(cần thiết), lọc qua màng lọc 0,45 µm. Tiến
hành sắc kí.


<i>Phương pháp định lượng: </i>


* Xây dựng phương pháp định lượng bằng
HPLC: Khảo sát pha động, tốc độ dịng, thể
tích tiêm.


* Thẩm định phương pháp đã xây dựng: Về
độ đặc hiệu, tính thích hợp của hệ thống, độ
thu hồi và lặp lại, giới hạn phát hiện, giới hạn
định lượng, độ tuyến tính.


* Ứng dụng phân tích mẫu chế phẩm đông
dược trên thị trường: Phân tích 5-10 mẫu.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN


<b>Lựa chọn điều kiện sắc ký </b>


<i><b>Chọn bước sóng phát hiện </b></i>



Để xác định bước sóng thích hợp phát hiện
diclofenac natri, chúng tôi tiến hành quét phổ
UV của dung dịch diclofenac natri 60 µg/ml
trên máy quang phổ UV-Vis. Kết quả cực đại
hấp thụ của dung dịch này là 275 nm.


<i><b>Pha động </b></i>


<i>- Dung môi: </i>


+ Methanol: Nước = 70: 30 : pic của
diclofenac natri được rửa giải sớm, thời gian
lưu khoảng 6. Tuy nhiên, pic không cân xứng,
kết quả giữa các lần tiêm mẫu, sắc ký đồ
không ổn định, có thể chưa rửa giải được hết
ở lần tiêm trước.


+ Methanol: Đệm phosphat pH 2,5 = 50: 50:
Sắc ký đồ xuất hiện nhiều pic nhiễu, khả năng
tách không rõ ràng.


+ Methanol: Đệm phosphat pH 2,5 = 70:30
thời gian lưu không quá dài, khoảng 9, pic
cân đối, chân pic gọn, khả năng tách rõ ràng.
Như vậy, tỷ lệ pha động tốt nhất là methanol:
đệm phosphat 2,5 = 70 : 30.


<i>- Tốc độ dòng: Khảo sát lần lượt ở tốc độ 0,5 </i>
ml/ phút; 1,0 ml/phút; 1,5 ml/phút thì thấy:


Tốc độ dòng 1,5 ml/phút áp suất cột quá cao;
0,5 ml/phút thời gian lưu của chất phân tích quá
dài. Với 1ml/phút thời gian lưu của chất phân
tích ngắn hơn và áp suất cột khơng q cao.
<i>- Thể tích tiêm mẫu: Tiêm 20 µl cho pic chất </i>
phân tích gọn, đẹp hơn so với khi tiêm 15 µl.
Từ các khảo sát trên, chúng tơi xây dựng quy
trình sắc kí có khả năng phân tích tốt
diclofenac Na trong nguyên liệu như sau: Cột
Nucleosil C8 (250 ì 0,6 nm, 5 àm); pha ng
: methanol và đệm phosphat PH 2,5 (70:30);
tốc độ dòng: 1,0 ml/phút; thể tích tiêm: 20 µl;
Detector UV: Bước sóng đo ở 275 nm; nhiệt
độ phân tích: Nhiệt độ phịng; Nồng độ dung
dịch chuẩn 60 µg/ml


<b>Lựa chọn điều kiện xử lý mẫu </b>


<i><b>Dung môi chiết: Tiến hành chiết chất phân </b></i>


tích trong mẫu chuẩn bằng các dung môi
chiết, tiến hành 2 lần. Phân tích theo quy trình
đã nêu và phân tích bằng phương pháp HPLC.
Tính tỷ lệ đáp ứng phân tích (diện tích pic) và
khối lượng mẫu thử (A/m). Kết quả tính trung
bình như sau:


<i><b>Bảng 1. Kết quả khảo sát dung môi chiết diclofenac trong mẫu chế phẩm đông dược </b></i>


<b>Khối lượng (m) </b> <b>Dung mơi chiết </b> <b>Thời gian lưu Diện tích pic A (mAU.min) Tỷ số A/m </b>



0,5003 MeOH : H2O= 80:20 8,7995 94,524 188,935


0,5002 Acetonitril : H2O = 1:1 8,7992 97,346 194,614


0,5002 Ethanol 8,7759 151,849 303,577


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Hình 1. Kết quả khảo sát lựa chọn dung mơi chiết </b></i>


<i><b>Hình 2. Sắc kí đồ đánh giá độ chọn lọc của diclofenac natri</b></i>
Như vậy, kết quả khảo sát ở bảng và hình cho


thấy: Khả năng chiết (A/m) của diclofenac
natri bằng dung môi ethanol là cao nhất. Do đó
lựa chọn dung mơi chiết là ethanol. Tuy nhiên
khi tiến hành sắc ký bằng dung mơi ethanol thì
pic không cân xứng. Nên sau khi chiết bằng
ethanol, tiến hành cơ lấy cắn và pha lỗng bằng
methanol đến nồng độ mong muốn.


<b>Kiểm tra lượng natri diclofenac còn lại </b>
<b>trong cắn sau 2 lần chiết </b>


Lấy phần cắn còn lại ở trên, thêm 10 ml
ethanol. Lắc xoáy 5 phút, siêu âm 20 phút ở
nhiệt độ phòng, ly tâm 6000 vòng/ phút trong
20 phút, gạn lấy dịch trong cô cách thủy hoặc
pha loãng (nếu cần thiết), lọc qua màng lọc
0,45 µm. Tiến hành sắc kí.



Kết quả: Trên hệ thống sắc ký đồ khơng xuất
hiện pic của diclofenac natri. Do đó chiết hai


lần với ethanol 96% đảm bảo chiết được hết
diclofenac natri trong mẫu cần nghiên cứu.
Từ các kết quả khảo sát trên, điều kiện phân
tích được lựa chọn như sau:


Cân chính xác một lượng khoảng 0,5g vào
ống ly tâm. Thêm 10 ml dung môi chiết là các
dung môi hoặc hệ dung môi chiết. Lắc xoáy
10 phút, siêu âm 20 phút ở nhiệt độ phòng, ly
tâm 6000 vòng/ phút trong 20 phút, gạn lấy
dịch trong. Tiến hành 2 lần, gộp dịch chiết và
cơ lấy cắn. Hịa cắn trong 1 ml methanol, pha
loãng dung dịch 10 lần, lọc qua màng lọc 0,45
µm. Tiến hành sắc kí.


<b>Thẩm định quy trình định lượng </b>


<i><b>Độ chọn lọc/ đặc hiệu </b></i>


Tiến hành phân tích mẫu trắng, mẫu dung
dịch chuẩn và mẫu trắng thêm chuẩn theo các
điều kiện HPLC đã lựa chọn được. Kết quả
phải đạt như sau:


Dung
môi

A/m




Diclofenac natri


Mẫu dd
chuẩn


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Trên sắc đồ mẫu trắng không xuất hiện các
pic có cùng thời gian lưu với pic của các chất
phân tích trên sắc đồ mẫu dung dịch chuẩn và
mẫu trắng thêm chuẩn.


- Trên sắc đồ mẫu trắng thêm chuẩn có các
pic có thời gian lưu tương tự như trên sắc đồ
của dung dịch chuẩn.


<i><b>Độ phù hợp của hệ thống </b></i>


Phân tích lặp lại 7 lần dung dịch chuẩn phân tích trên hệ thống HPLC với các điều kiện đã nêu ở
trên. Kết quả thu được như sau:


<i><b>Bảng 2. Kết quả đánh giá độ phù hợp của hệ thống HPLC </b></i>


<b>STT </b> <b>Lần 1 </b> <i><b>Lần 2 </b></i> <i><b>Lần 3 </b></i> <i><b>Lần 4 </b></i> <i><b>Lần 5 </b></i> <b>Lần 6 </b> <b>Lần 7 </b> <b>Trung </b>


<b>bình </b> <b>RSD </b>
Thời gian


lưu
<i>(phút) </i>



<i>8,7978 </i> <i>8,7929 </i> <i>8,7898 </i> <i>8,8001 </i> <i>8,8080 </i> <i>8,8104 </i> 8,7999 8,7998 0,0844


Diện tích


(mAu.t) <i>49,49 </i> <i>49,72 </i> <i>49,86 </i> <i>50,17 </i> <i>50,21 </i> <i>49,77 </i> <i>49,72 </i> <i>49,85 </i> <i>0,519 </i>
Nhận xét kết quả khảo sát thích hợp của hệ thống cho thấy:


Độ lệch chuẩn tương đối (RSD%) của thời gian lưu và diện tích pic trong các phép thử là 0,0844
và 0,519 đều nhỏ hơn 2%. Như vậy, Hệ thống HPLC mà chúng tôi sử dụng là thích hợp để định
lượng diclofenac natri trong dược liệu.


<i><b>Tuyến tính </b></i>


Pha dung dịch chuẩn diclofenac natri có nồng độ 20 µg/ml – 60 µg/ml từ dung dịch gốc rồi tiến
hành phân tích trên hệ thống HPLC. Xây dựng đường chuẩn thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa
nồng độ chất phân tích và diện tích pic tương ứng. Từ kết quả thu được ở bảng trên chúng tôi
thiết lập mối tương quan giữa diện tích pic thu được trên sắc ký đồ và nồng độ dung dịch (tính
theo lượng diclofenac Na đưa vào)


<i><b>Bảng 3. Kết quả đánh giá độ tuyến tính của diclofenac natri </b></i>
Nồng độ


(µg/ml) 20 30 40 50 60


Phương trình hồi quy:
y = 2,5465x- 2,3467
hệ số tương quan: r = 0,9997
Diện tích


(mAu.t) 49,5918 73,207 98,4076 125,672 150,683



<i><b>Hình 3. Đường biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và diện tích pic của diclofenac Na</b></i>


Phương trình hồi quy biểu thị mối tương quan này là: y = 2,5465x – 2,3467 với hệ số tương quan
R2 = 0,9995. Điều này cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa diện tích pic với nồng độ của 2
chất phân tích.


<i><b>Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) </b></i>


Diện tích
pic


Nồng độ
(µg/ml)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Chúng tơi tiến hành xác định LOD như sau: Pha dung dịch chuẩn diclofenac natri có nồng độ
giảm dần cho đến khi S/N = 2-3. Từ kết quả LOD tính LOQ theo công thức: LOQ= LOD x 3,3.
Kết quả thực nghiệm thể hiện qua bảng sau:


<i><b>Bảng 4. Kết quả phân tích giới hạn phát hiện của diclofennac natri </b></i>


<b>Nồng độ (µg/ml) </b> <b>H nhiễu </b> <b>Hpic </b> <b>S/N </b>


10 0,39 2,63 6,7


5 0,39 1,187 3,04


Từ kết quả ở bảng cho thấy: LOD của diclofenac natri khoảng 5 µg/ml. Từ kết quả trên tính LOQ
theo cơng thức: LOQ khoảng 16,5 µg/ml.



<i><b>Độ thu hồi và độ lặp lại </b></i>


Độ thu hồi và lặp lại của phương pháp tiến hành trên nền mẫu chuẩn. Chuẩn bị dung dịch chuẩn
có nồng độ 60 µg/ml. Thêm vào nền mẫu 60 µg/ml, tiến hành theo quy trình đã nêu. Làm 6 mẫu
song song. Lượng chuẩn tìm lại tính theo đường chuẩn. Kết quả thực nghiệm như sau:


<i><b>Bảng 5. Kết quả phân tích độ thu hồi và độ lặp lại của diclofenac natri </b></i>
<b>STT </b> <b>Lần 1 </b> <b>Lần 2 </b> <b>Lần 3 </b> <b>Lần 4 </b> <b>Lần 5 </b> <b>Lần 6 </b> <b>Trung bình </b>


SD =
1,174


RSD
=1,99%


Lượng chuẩn thêm (µg) 60 60 60 60 60 60


Diện tích pic


(mAU.min) 149,44 147,14 149,59 147,67 142,26 150,57 58,955
Lượng chuẩn thu hồi <sub>59,61 </sub> <sub>58,70 </sub> <sub>59,67 </sub> <sub>58,91 </sub> <sub>56,79 </sub> <sub>60,05 </sub>


Theo AOAC, tại mức hàm lượng chất trong khoảng độ thu hồi của phương pháp phải đạt và độ
lặp lại của phương pháp RSD=1,99% < 2%. Như vậy độ thu hồi và lặp lại của diclofenac natri
nằm trong khoảng giới hạn cho phép, đạt yêu cầu của AOAC.


<b>Ứng dụng phương pháp HPLC để phân tích mẫu chế phẩm đơng dược trên thị trường </b>


Ứng dụng phương pháp HPLC trong 7 mẫu chế phẩm đông dược trên thị trường. Chuẩn bị mẫu như
quy trình đã lựa chọn. Tiến hành sắc ký. Kết quả trong 7 mẫu trên không trộn lẫn diclofenac natri.



<i><b>Bảng 6. Danh mục mẫu chế phẩm đông dược trên thị trường </b></i>


<b>STT </b> <b>Mã SP </b> <b>Tên thuốc </b> <b>Nơi sản xuất </b>


1 HC1 Tọa Cốt Hoàn vương Nhà thuốc đông y gia truyền Vạn Xuân Đường
2 HC2 Dưỡng Cốt Hồn Cơng ty cổ phần Traphaco


3 HC3 Thống Cốt An Công ty thảo dược Difoco


4 VN1 Viên Vai Gáy Công ty cổ phần dược phẩm Quốc tế Abipha
5 VN2 Viên Xương Khớp Sen Việt Group


6 VN3 Uy Linh Phong Bảo


Thanh Đường Công ty cổ phần Bảo Thanh Đường


7 HC4 Thoái Phong Cốt Nhà thuốc Đơng Y Gia truyền Ơng Lang Hốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

BÀN LUẬN


<b>Lựa chọn phương pháp phân tích </b>


Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao có
nhiều ưu điểm: Có độ đặc hiệu, kết quả chính
xác, độ nhạy cao, kết quả chính xác và đang
được ứng dụng nhiều trong phân tích thuốc.
Sắc ký lỏng hiệu năng cao với nhiều detector
khác nhau cho phép phân tích nhiều hoạt chất
có cấu trúc và tính chất đa dạng. Dựa vào các


đặc điểm trên chúng tôi tiến hành xây dựng
quy trình phân tích diclofenac natri và lựa chọn
phương pháp tối ưu góp phần vào việc kiểm
sốt tình trạng trộn trái phép thuốc tân dược
vào thuốc đông dược và thực phẩm chức năng.


<b>Lựa chọn xử lý mẫu </b>


Xử lý mẫu trong phân tích là bước quan trọng
ảnh hưởng đến độ chính xác của phương pháp
phân tích. Chúng tôi lựa chọn 7 mẫu thuốc
đông dược trên thị trường thuộc nhóm sản
phẩm điều trị hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh về
xương khớp, giảm đau. Đây là nhóm sản
phẩm có khả năng trộn lẫn các thuốc giảm
đau chống viêm không steroid. Qua nghiên
cứu thực nghiệm và tham khảo các tài liệu
[6], [7] [8], chúng tôi đã xây dựng được quy
trình xử lý mẫu hiệu suất cao, đạt yêu cầu
phân tích.


<b>Thẩm định phương pháp phân tích </b>


Kết quả thẩm định theo hướng dẫn của ICH
trên nền mẫu thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều
trị các bệnh về khớp, quy trình đảm bảo tính
đặc hiệu. Khoảng tuyến tính được xây dựng
nồng độ diclofenac natri trong khoảng 20-60
µg/ml, kết quả cho thấy có sự tương quan
chặt chẽ giữa nồng độ hoạt chất và diện tích


pic tương ứng với hệ số tương quan xấp xỉ 1.
Độ thu hồi và lặp lại có giá trị RSD < 2%.
Phương pháp có độ nhạy cao với giới hạn
định lượng là 16,5 µg/ml.


<b>Về ứng dụng phương pháp xây dựng được </b>
<b>trong phân tích mẫu thực </b>


Ứng dụng phương pháp HPLC trong 7 mẫu
đông dược trên thị trường, và trong 7 mẫu
kiểm tra không chứa diclofenac.


KẾT LUẬN


Từ kết quả thực nghiệm thu được, chúng tơi
có kết luận sau:


- Phương pháp xử lý mẫu khá đơn giản với
điều kiện không quá phức tạp nên dễ thực
hiện trong điều kiện phịng thí nghiệm, khơng
địi hỏi trang thiết bị đặc biệt, dễ dàng triển
khai áp dụng và tiết kiệm chi phí, thời gian.
- Đã xây dựng và thẩm định được phương
pháp định lượng diclofenac natri trộn lẫn
trong chế phẩm đông dược bằng sắc ký lỏng
hiệu năng cao, detetor UV. Kết quả thẩm định
cho thấy phương pháp có độ chọn lọc đảm
bảo, độ nhạy cao.


- Ứng dụng phương pháp đã xây dựng tiến


hành phân tích 7 mẫu chế phẩm đông dược
đang lưu hành trên thị trường và trong 7 mẫu
không chứa diclofenac.


KHUYẾN NGHỊ


Phát triển phương pháp HPLC trên các nền
mẫu khác đối với chế phẩm đông dược (dạng
dung dịch, nang mềm) và mở rộng đối tượng
nghiên cứu trên các thuốc chống viêm giảm
đau khác.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


<i>1. Trần Tử An (2010), Kiểm nghiệm dược phẩm, </i>
Nxb Y học, Hà Nội.


<i>2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y </i>
học, Hà Nội.


<i>3. Phan Thanh Mậu (2011), Nghiên cứu định tính và </i>
<i>định lượng Sildenafil trộn trái phép trong thực phẩm </i>
<i>chức năng bằng LC-MS, HPLC, Khóa luận tốt </i>
nghiệp Dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
<i>4. Viện kiểm nghiệm thuốc TW, (2013), Báo cáo </i>
<i>tổng kết công tác kiểm tra, giám sát chất lượng </i>
<i>thuốc và mỹ phẩm năm 2013 và kế hoạch công tác </i>
<i>năm 2014, Hà Nội. </i>


5. Ernst E. (2002), “Adulteration of Chinesse


<i>herbal medicines with synthetic drugs”, Journal of </i>
<i>international medicine, 252, pp. 107-113 </i>


6. Ramsay H. M., Goddard W., Gill S. (2003),
“Herbal creams used for atopic eczema in
Birminghan, U.K Illegally contain potent
<i>corticosteroids”, Arch. Dis. Child., 88, </i>
pp.1056-1061.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

sylfonylurea-type oral antidiabetic agents in
adulterated health food using thin-layer
chromatography and high-performance liquid
<i>chromatography”, Journal of Health Science, </i>
51(4), pp. 453-460.


8. Nielsen – Kudsk F. (1980)
“HPLC-determination of some antiflammatory, weak
analgestic and uricosuric drugs in human blood


<i>plasma and its application to pharmacokinetics”, J. </i>
<i>Pharm. Blomed. Anal., 31, pp. 504-511. </i>


9. Ning Li, Mei Cui, Lu X., Quin F. (2010), “A
rapid and reliable UPLC – MS/MS method for
identification and quantification of fourteen
synthetic and diabetic drugs in adulterated Chinese
proprietary medicines and dietary supplements”,
<i>Chromatgoraphia, 70, pp. 1353-1357. </i>


SUMMARY



<b>STUDYING THE METHOD OF QUANTIFICATION OF DICLOFENAC </b>


<b>SODIUM IN TRADITIONAL HERBAL MEDICINES USED FOR TREATMENT </b>
<b>OR SUPPORT OSTEOARTHRITIS BY HIGH PERFORMANCE LIQUID </b>
<b>CHROMATOGRAPHY </b>


<b>Bui Thi Luyen*, Nguyen Thi Quynh, Bui Thi Thanh Cham, Do Thi Uyen </b>
<i>TNU - University of Medicine and Pharmacy </i>


In order to contribute to the detection of banned substances in traditional herbal medicines, we
conducted a study on the method of quantification of diclofenac sodium in traditional herbal
medicines which are used for treatment or support for osteoarthritis by high performance liquid
chromatography (HPLC). After precipating, diclofenac sodium was eluted by HPLC using a
reverse-phase column (C8, 150 mm x 4.6 mm, 5 µm), mobile phase contains methanol/ phosphat
buffer (70:30 v/v, pH 2.5), at a flow rate of 1.0 ml/min, and a wavelength detection at 275 nm. The
methods have analytical specificity,the suitability of the system with the relative standard
deviation (RSD) of the retention times and the area of the peaks in the tests was 0.0844 and 0.519,
respectively. A linear response was observed in the range of 20.0-60.0 µg/ mL with a linearity is
approximate 1 (r ≈ 1.0). The limit of detection (LOD) and limit of quantitation (LOQ) was 5 µg/ml
and 16.5 µg/ml in turn for Diclofenac Sodium. The recovery rate was 98.26% and repetition rate
with RSD <2%. Therefor, the method was appropriately formulated to determine diclofenac
sodium in herbal medicines.


<i><b>Key words: Dertermination, herbal medicines, diclofenac, high performance liquid </b></i>
<i>chromatography (HPLC) </i>


<i><b>Ngày nhận bài: 07/8/2018; Ngày phản biện: 06/9/2018; Ngày duyệt đăng: 31/10/2018 </b></i>




*


</div>

<!--links-->

×