Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GA Âm nhạc 3 CKTKN- Tuan 15,16,17,18,19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.04 KB, 11 trang )

Trường Tiểu học Hải Dương
Tuần
:
15 Ngày soạn:
Tiết: 15 Ngày
giảng:
Thứ /12/2010
HỌC HÁT BÀI: NGÀY MÙA VUI ( Lời 2)
GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu lời 2 và liên kết cả bài hát.
- Hát đồng đều, rõ lời cả bài.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
* Nơi có điều kiện: Hs nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Đàn, thanh gõ phách.
- Bảng phụ có viết lời 2 bài hát.
- Một số tranh ảnh các nhạc cụ dân tộc.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay
ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tuần qua, các em học bài hát gì?
? Bài hát dân ca của dân tộc nào?
- GV đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
- Cả lớp hát lại lời 1 bài Ngày mùa vui.
- 3 học sinh lên hát lại bài hát trước lớp.
- Gv nhận xét.


3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy bài hát Ngày mùa vui ( lời 2)
- Gv giới thiệu: -Hôm nay, ta sẽ tập hát thêm lời 2 của
bài hát “Ngày mùa vui”.
- Gv ghi tựa bài.
- GV đàn cho học sinh nghe qua giai điệu lời 1 bài
hát.
- GV hát mẫu lời 2.
- Hướng dẫn HS đọc lời bài hát theo tiết tấu lời ca
(3lần).
- Hs trả lời: Bài hát Ngày
mùa vui.
- Dân ca Thái.
- Cả lớp lắng nghe.
- 3 HS thực hiện.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi.
- Cả lớp lắng nghe.
- Hs đọc lời ca theo tiết tấu.
Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 1
Trường Tiểu học Hải Dương
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
“Nhịp nhàng những bước chân
Vang ngân tiếng reo cười
Ai gánh lúa về sân phơi
Nắng tươi cho màu thóc vàng
Hội mùa rộn ràng quê hương
Ấm no chan hoà yêu thương
Ngày mùa rộn ràng nơi nơi
Có đâu vui nào vui hơn.”

- Cả lớp hát lại lời 1 bài hát, GV gợi ý cho học sinh cả
lời 2 theo giai điệu giống như lời 1.
- GV hát mẫu.
- Cả lớp hát lời 2.
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện.
- GV hướng dẫn HS hát cả bài, sau đó cho kết hợp vỗ
tay theo nhịp.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay và nghiêng người
nhún chân theo nhịp 2.
* Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.
- Giáo viên dung tranh gợi ý cho HS biết hình ảnh
những nhạc cụ:
* Đàn bầu (có 1 dây)
* Đàn nguyệt (đàn kìm) có 2 dây, bằng loại dây
gân ( tên gọi địa phương).
- Hs hát lại lời 1 và tập ghép
lời 2.
- Hs thực hiện.
- Tổ, nhóm, cá nhân thực
hiện.
- Hs hát cả bài và kết hợp vỗ
tay theo nhịp.
- Hs tập hát và vận động nhịp
nhàng theo nhịp 2.
- Cả lớp quan sát tranh.
- Hs ghi nhớ hình ảnh các
nhạc cụ.
Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 2
Trường Tiểu học Hải Dương
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Đàn tranh (thập lục) có 16 dây.
4. Củng cố - Dặn dò:
?Hôm nay chúng ta học bài hát gì?
?Tên tác giả của bài hát?
- Yêu cầu cả lớp đứng tại chỗ hát lại bài hát Ngày
mùa vui kết hợp vỗ tay và nhún chân theo nhịp.
- Dặn Hs về nhà tập hát và gõ đệm thuần thục bài hát.
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs trả lời: Chúng ta học bài
hát Ngày mùa vui.
- Dân ca Thái.
- Cả lớp thực hiện.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
****************************************
Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 3
Trường Tiểu học Hải Dương
Tuần
:
16 Ngày soạn:
Tiết: 16 Ngày
giảng:
Thứ /12/2010
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: “ CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC”
GIỚI THIỆU NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI
I.Mục tiêu:
- Biết nội dung câu chuyện.
- Qua câu chuyện, các em biết âm nhạc còn có tác động đến loài vật.
* Nơi có điều kiện: Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò
chơi.
II. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nắm vững nội dung câu chuyện kể.
- Tranh bàn tay. (nếu không có thì GV vẽ ở bảng lớp)
- SGV Truyện kể: Cá heo với âm nhạc. trang 37; 38.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay
ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tuần qua, các em học bài hát gì?
? Bài hát dân ca của dân tộc nào?
- GV đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
- Cả lớp hát bài Ngày mùa vui.
- 3 học sinh lên hát lại bài hát trước lớp.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện Âm nhạc
- Gv giới thiệu: Hôm nay, thầy sẽ kể cho các em nghe
một câu chuyện về một đàn cá heo với âm nhạc.
- Gv ghi tựa bài.
- GV kể chuyện “Cá heo với âm nhạc” (2 lần).
- GV hỏi Hs:
?Câu chuyện xảy ra ở vùng nào?
?Lúc đó đàn cá heo sống như thế nào?
?Người ta dùng phương tiện gì để phá băng?
- Hs trả lời: Bài hát Ngày mùa
vui.
- Dân ca Thái.
- Cả lớp lắng nghe.
- 3 HS thực hiện.
- Hs lắng nghe.

- Hs quan sát.
- Hs lắng nghe Gv kể chuyện.
- Hs trả lời: Bắc cực.
- Nguy hiểm vì đóng băng.
- Dùng tàu phá băng.
Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 4
Trường Tiểu học Hải Dương
?Ban đầu người ta có dụ được đần cá heo ra
khỏi khu vực đóng băng không?
?Bằng cách nào mới dụ được đàn cá heo ra
khỏi khu vực đóng băng đó?
- Gv kết luận: Các em thấy, âm nhạc có tác dụng rất
lớn đối với đời sống của chúng ta kể cả loài vật cũng
biết thưởng thức âm nhạc.
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát Ngày mùa vui.
* Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc.
GIỚI THIỆU TÊN 7 NỐT NHẠC:
- GV giới thiệu tên 7 nốt nhạc là: ĐỒ - RÊ – MI –
PHA – SON – LA - XI.
- GV giới thiệu vị trí các nốt trên bàn tay:
+ ĐỒ: dùng ngón trỏ bàn tay mặt chỉ dòng phụ.
+ RÊ: Chỉ dưới ngón út.
+ MI: Chỉ ngón út.
+ PHA: Chỉ khe 1.
+ SON: Chỉ ngón áp út.
+ LA: Chỉ khe 2.
+ XI: Chỉ ngón giữa.
- GV chỉ cho cả lớp làm nháp 2 lượt. Sau đó dùng trò
chơi “Nốt nhạc bàn tay”. GV chỉ không theo thứ tự
để học sinh nói tên nốt nhạc, ai nói sai bị phạt

(khoảng 3-4 em) hát tốp ca một bài tự chọn.
- Gv nhận xét.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Cả lớp đứng hát kết hợp vỗ tay và nhún chân theo
nhịp bài “Ngày mùa vui”...
- Dặn Hs về nhà tổ chức cùng chơi nốt nhạc bàn tay
để gần cuối năm các em sẽ biết được rõ hơn, bàn tay
đó chính là khuông nhạc..
- Gv nhận xét tiết học.
- Không.
- Dùng âm nhạc để dụ đàn cá
heo.
- Hs nghe và ghi nhớ.
- Hs thực hiện.
- Cả lớp theo dõi.
- Hs quan sát và ghi nhớ.
- Hs tham gia trò chơi “ Nốt
nhạc bàn tay”
- Cả lớp thực hiện.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ
****************************************
Gv: Diêu Thị Diệu Huyền 5

×