Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tuan 20 cac tac dung cua dong dien xoay chieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.12 KB, 8 trang )

GV: Trịnh Thị Xuyến – Tổ KHTN – Trường THCS Thanh Thủy

Ngày soạn: 03/01/2021
Ngày bắt đầu dạy: 18/01/2021
Tuần 20; Tiết 39:

TÊN BÀI DẠY: CÁC TÁC DỤNG CỦA DỊNG ĐIỆN XOAY
CHIỀU
Mơn: Vật lí; lớp: 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
- Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều
qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ.
- Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng
của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.
2. Năng lực
+ Năng lực tự chủ và tự học.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thơng qua
hoạt động nhóm, tương tác với giáo viên.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện và giải quyết các vấn đề liên quan đến các tác
dụng của dòng điện xoay chiều.
+ Nhận thức khoa học tự nhiên:
- Nhận biết được các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
- Phát hiện được dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ
của chúng.
+ Tìm hiểu tự nhiên:
- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề: dòng điện xoay chiều gây ra tác dụng gì?
- Tiến hành thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện một chiều và dòng điện xoay
chiều.


- Tiến hành thí nghiệm đo cường độ dịng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay
chiều.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng:
- Vận dụng được kiến thức về các tác dụng của dòng điện xoay chiều vào làm bài tập
và vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức bảo vệ mơi trường sống và chống biến đổi khí hậu.
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
- Chăm chỉ: chăm học, hăng say học hỏi và tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trung thực: khách quan, cơng bằng trong tiến hành các thí nghiệm.
- Trách nhiệm: hợp tác với các bạn trong các hoạt động học tập, quan tâm đến ý kiến
của người khác trong học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Vật lí 9, SBT Vật lí 9.
Mỗi nhóm HS:
01 bộ thí nghiệm tác dụng từ của dòng điện xoay chiều.


GV: Trịnh Thị Xuyến – Tổ KHTN – Trường THCS Thanh Thủy

01 biến thế nguồn, 01 ampe kế, 01 vôn kế xoay chiều, 01 ampe kế, 01 vôn kế 1
chiều.
Dây nối.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- Nêu được điểm khác nhau giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.
- Củng cố các tác dụng của dòng điện một chiều và biểu hiện của các tác dụng đó.
b) Nội dung:
Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c) Sản phẩm học tập
- Nêu được điểm khác nhau giữa dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều.
- Nêu được các tác dụng của dòng điện một chiều và biểu hiện của các tác dụng đó.
- Nêu được câu hỏi vấn đề: dịng điện xoay chiều có những tác dụng gì?
d) Tổ chức hoạt động
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- HS trả lời các câu hỏi:
1) Dịng điện xoay chiều có đặc điểm gì khác với dòng điện một chiều?
2) Dòng điện xoay chiều có những tác dụng gì? Nêu biểu hiện của các tác dụng này?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
Cá nhân HS trả lời câu hỏi của giáo viên.
Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
1) Dòng điện xoay chiều có chiều ln phiên thay đổi, cịn dịng điện một chiều chỉ có
một chiều xác định là từ cực dương qua dây dẫn và thiết bị điện đến cực âm của
nguồn điện.
2) Các tác dụng của dòng điện một chiều:
+ Tác dụng nhiệt: dòng điện chạy qua vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên.
+ Tác dụng phát sáng: dịng điện làm sáng bóng đèn đi ốt, đèn LED…
+ Tác dụng từ: dòng điện chạy qua nam châm điện, nam châm điện có khả năng hút
sắt thép hoặc làm quay kim nam châm đặt gần nó.
+ Tác dụng hóa học.
+ Tác dụng sinh lí: dịng điện đi qua cơ thể người có thể làm cơ co giật, thần kinh bị tê
liệt, ngạt thở.
Giáo viên tổng kết:
Dịng điện xoay chiều có các tác dụng gì?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
A. TÌM HIỂU CÁC TÁC DỤNG CỦA DỊNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
a) Mục tiêu:
- Nêu được các tác dụng của dịng điện xoay chiều.
- Tiến hành được thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện một chiều và dòng điện

xoay chiều.
- Phân biệt được dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều dựa vào tác dụng từ
của chúng.
b) Nội dung:


GV: Trịnh Thị Xuyến – Tổ KHTN – Trường THCS Thanh Thủy

- HS hoạt động nhóm theo bàn trả lời C1 SGK Vật lí 9 trang 95.
- Các nhóm làm thí nghiệm hình 35.2 và 35.3 SGK trả lời C2 SGK Vật lí 9 trang 95.
- HS phân biệt dịng điện một chiều và dòng điện xoay chiều dựa vào tác dụng từ của
chúng.
- HS dựa vào kiến thực tế, nêu biểu hiện tác dụng sinh lí của dịng điện xoay chiều.
- Lấy các ví dụ thực tiễn chứng tỏ các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
c) Sản phẩm học tập:
- Học sinh nêu được các tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh
lí của dòng điện xoay chiều và biểu hiện của các tác dụng đó.
- HS tiến hành được thí nghiệm tác dụng từ của dòng điện xoay chiều và dòng điện
một chiều.
- HS phân biệt dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều dựa vào tác dụng từ của
chúng.
- Lấy được các ví dụ thực tiễn chứng tỏ các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
d) Tổ chức hoạt động:
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Thảo luận nhóm theo bàn hồn thành C1 SGK Vật lí 9 trang 95.
- Tìm hiểu và thực hiện thí nghiệm hình 35.2 và 35.3 về tác dụng từ của dòng điện và
trả lời C2.
- Cá nhân HS phân biệt dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều dựa vào tác
dụng từ của chúng.
- Cá nhân HS dựa vào kiến thức thực tiễn nêu biểu hiện của tác dụng sinh lí của dịng

điện xoay chiều.
- Cá nhân HS lấy các ví dụ thực tiễn chứng tỏ các tác dụng của dòng điện xoay chiều.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Thảo luận nhóm theo bàn hồn thành C1 SGK Vật lí 9 trang 95, báo cáo kết quả.
- Tìm hiểu và thực hiện thí nghiệm hình 35.2 và 35.3, trả lời C2.
- Cá nhân HS phân biệt dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều dựa vào tác
dụng từ của chúng.
- Cá nhân HS dựa vào kiến thức thực tiễn nêu biểu hiện của tác dụng sinh lí của dịng
điện xoay chiều.
Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
C1:
+ Cắm phích cắm của bóng đèn vào ổ điện thì đèn dây tóc nóng sáng thể hiện tác
dụng nhiệt và quang của dòng điện.
+ Bút thử điện khi cắm vào ổ điện làm sáng đèn thể hiện tác dụng quang của dòng
điện
+ Nam châm điện hút được đinh sắt thể hiện tác dụng từ của dịng điện.
C2: Trường hợp sử dụng dịng điện khơng đổi, nếu lúc đầu cực N của thanh nam
châm bị hút thì khi đổi chiều nó sẽ bị đẩy và ngược lại.
Khi dòng điện xoay chiều chạy qua ống dây thì cực N của nam châm lần lượt bị hút,
đẩy tuyftheo chiều dịng điện vào thời điểm đó. Nhưng do quán tính nên thanh nam


GV: Trịnh Thị Xuyến – Tổ KHTN – Trường THCS Thanh Thủy

châm nằm dưới có thể dao động (rung). Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi
chiều nên đầu dưới của nam châm điện luân phiên đổi từ cực.
* Phân biệt dòng điện một chiều và xoay chiều dựa trên tác dụng từ: Khi đưa nam
châm vĩnh cửu lại gần nam châm điện cho dòng điện một chiều chạy qua thì nam
châm chỉ bị hút (hoặc đẩy) cịn khi cho dịng điện xoay chiều chạy qua thì nam châm
vĩnh cửu luân phiên bị hút vào và đẩy ra.

* Tác dụng sinh lí: dịng điện xoay chiều đi qua cơ thể người làm cho các cơ co giật,
thần kinh bị tê liệt, tim ngừng đập, ngạt thở.
* Ví dụ:
- Dịng điện xoay chiều chạy qua bàn là, nồi cơm điện, ấm nước làm cho các dụng cụ
này nóng lên…
- Dịng điện xoay chiều dùng để thắp sáng đèn huỳnh quang…
Giáo viên kết luận:
- Dịng điện xoay chiều có các tác dụng như dòng điện một chiều: tác dụng nhiệt, tác
dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng sinh lí.
- Dựa vào tác dụng từ ta có thế phân biệt được dòng điện xoay chiều và dòng điện một
chiều, khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dịng điện tác dụng lên nam châm cũng
đổi chiều.
B. ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ CỦA MẠCH ĐIỆN
XOAY CHIỀU
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dịng điện một chiều và xoay chiều
qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ.
- Nêu được các số chỉ của ampe kế và vôn kế xoay chiều cho biết giá trị hiệu dụng
của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.
b) Nội dung:
Học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi SGK Vật lí 9 trang
96.
- HS tìm hiểu thơng tin trong SGK Vật lí 9 trang 96 nêu dụng cụ đo, cách đo dòng
điện và hiệu điện thế xoay chiều, đặc điểm của các số đo hiển thị trên các dụng cụ đo.
- HS mắc mạch điện theo sơ đồ hình 35.5 và tiến hành đo cường độ dịng điện và hiệu
điện thế xoay chiều, ghi kết quả vào bảng kết quả đo:
Kết quả đo
Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
Lần đo

Lần 1
Lần 2
c) Sản phẩm:
- Học sinh nêu được tên dụng cụ dùng để đo dòng điện, hiệu điện thế một chiều và
xoay chiều và nhận ra được các dụng cụ này trong thực tế.
- HS nêu được các bước đo và đặc điểm của số đo hiển thị trên các dụng cụ đo cường
độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.


GV: Trịnh Thị Xuyến – Tổ KHTN – Trường THCS Thanh Thủy

- Tiến hành được thí nghiệm đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều và
ghi kết quả vào bảng kết quả đo.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Cá nhân học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi SGK Vật lí
9 trang 96.
- HS tìm hiểu thơng tin trong SGK Vật lí 9 trang 96 , hoạt động theo nhóm nêu dụng
cụ đo, cách đo dịng điện và hiệu điện thế xoay chiều, đặc điểm của các số đo hiển thị
trên các dụng cụ đo.
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm đo cường độ dịng điện và hiệu điện thế xoay chiều
chạy trong mạch điện có bóng đèn (hình 35.5).
Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Cá nhân học sinh quan sát giáo viên làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi SGK Vật lí
9 trang 96.
- HS tìm hiểu thơng tin trong SGK Vật lí 9 trang 96 , hoạt động theo nhóm nêu dụng
cụ đo, cách đo dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều, đặc điểm của các số đo hiển thị
trên các dụng cụ đo.
- HS báo cáo kết quả hoạt động.
- Tiến hành lắp mạch điện như hình 35.5 và đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế

xoay chiều và báo cáo kết quả.
Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
* Trả lời câu hỏi:
a) Nếu đổi chiều dòng điện thì kim của dụng cụ đo quay ngược lại.
b) Kim vôn kế và ampe kế không hoạt động, chỉ số 0.
c) Vơn kế chỉ 3V, Ampe kế có số chỉ khác 0. Nếu đổi đầu phích cắm vào ổ lất điện thì
kim của Vơn kế và Ampe kế vẫn chỉ số cũ.
* Dụng cụ đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều:
- Đo cường độ dòng điện xoay chiều bằng Ampe kế xoay chiều có ghi AC (hay ∽).
- Đo hiệu điện thế xoay chiều bằng Vôn kế xoay chiều có ghi AC (hay ∽).
* Các bước đo:
- Ước lượng cường độ dòng điện (hiệu điện thế) cần đo.
- Chọn Ampe kế (Vơn kế) có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
- Mắc mạch điện theo sơ đồ.
- Đóng cơng tắc, đảm bảo mạch điện kín, đọc và ghi số đo.
* Đặc điểm của số chỉ của dụng cụ đo:
- Các số đo chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện
xoay chiều.
- Dịng điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng 3A khi chạy qua một dây dẫn tỏa ra một
nhiệt lượng bằng nhiệt lượng khi cho dòng điện một chiều có cường độ 3A chạy qua
dây dẫn đó trong cùng một thời gian.
Giáo viên kết luận:
- Đo cường độ dòng điện xoay chiều bằng Ampe kế xoay chiều có ghi AC (hay ∽).
- Đo hiệu điện thế xoay chiều bằng Vơn kế xoay chiều có ghi AC (hay ∽).


GV: Trịnh Thị Xuyến – Tổ KHTN – Trường THCS Thanh Thủy

- Kết quả đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế không đổi khi ta đổi chỗ hai chốt
của phích cắm vào ổ lấy điện.

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
Vận dụng được kiến thức về các tác dụng của dòng điện xoay chiều vào làm bài tập
và vào thực tiễn.
b) Nội dung
Bài 1: Đặt một nam châm điện A có dịng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn
dây dẫn kín B. Sau khi cơng tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện
cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
A. Tác dụng cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng quang
D. Tác dụng
từ.
Bài 2: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay
chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng
A. Cơ
B. Nhiệt
C. Điện
D. Từ
Bài 3: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta
đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm quay một góc 900.
C. Kim nam châm quay ngược lại.
D. Kim nam châm bị đẩy ra.
Bài 4: C3 SGK Vật lí 9 trang 96.
Bài 5: C4 SGK Vật lí 9 trang 97.
c) Sản phẩm học tập:
Bài 1: Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
→ Đáp án D.

Bài 2: Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng từ
→ Đáp án D.
Bài 3: Kim nam châm bị đẩy ra khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện
→ Đáp án D.
Bài 4: Sáng như nhau. Vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều tương
đương với hiệu điện thế của dịng điện một chiều có cùng giá trị.
Bài 5: Có. Vì dịng điện xoay chiều chạy vào cuộn dây của nam châm điện tạo ra
một từ trường biến đổi. Các đường sức từ của từ trường trên xuyên qua tiết diện S
của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao các bài tập để học sinh thực hiện và báo cáo, trình bày lời giải. Giáo
viên tổng kết, chính xác hóa nội dung lời giải các bài tập.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:


GV: Trịnh Thị Xuyến – Tổ KHTN – Trường THCS Thanh Thủy

Vận dụng được kiến thức về các tác dụng của dòng điện xoay chiều vào làm bài tập
và vào thực tiễn.
b) Nội dung:
Bài 1: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi
chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước.
B. Đinh sắt quay một góc 900.
C. Đinh sắt quay ngược lại.
D. Đinh sắt bị đẩy ra.
Bài 2: Khi cho dòng điện chạy vào nam châm điện như hình 35.3, thì hiện tượng xảy
ra với miếng sắt và nam châm vĩnh cửu có khác nhau khơng ? Vì sao?


c) Sản phẩm học tập:
Bài 1: Đinh sắt vẫn bị hút như trước khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm
điện
→ Đáp án A
Bài 2: Hiện tượng xảy ra với miếng sắt và nam châm vĩnh cửu có khác nhau vì miếng
sắt bị hút chặt cịn nam châm vĩnh cửu thì ln phiên bị đẩy hút.
d) Tổ chức thực hiện:
Giáo viên giao cho học sinh thực hiện và báo cáo, trình bày kết quả trong đầu giờ học
của buổi học tiếp theo.

Thanh Thủy, ngày 11 tháng 01 năm 2021
Duyệt của tổ chuyên môn
Tổ trưởng


GV: Trịnh Thị Xuyến – Tổ KHTN – Trường THCS Thanh Thủy

Nguyễn Thị Nguyệt



×