Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Giáo trình kỹ năng lập luận và tranh luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 320 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PGS.TS. LÊ THANH SƠN (Chủ biên) PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC LƯƠNG. KỸ NĂNG LẬP LUẬN VÀ TRANH LUẬN. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ Huế, 2020 i.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Lê Thanh Sơn Kỹ năng lập luận và tranh luận / Lê Thanh Sơn (ch.b.), Đoàn Đức Lương. - Huế : Đại học Huế, 2020. - 307tr. ; 21cm Thư mục: tr. 307 1. Lập luận 2. Tranh luận 3. Kĩ năng 808.53 - dc23 DUF0320p-CIP. Mã số sách: TK/71-2020 ii.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI NÓI ĐẦU Các mối quan hệ trong xã hội dù ở bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống: từ đạo đức, văn hóa, giáo dục… đến chính trị, khoa học, kinh tế, luật pháp… luôn luôn làm nảy sinh, xuất hiện những tình huống phức tạp, chứa đựng những mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết. Đối thoại, tranh luận phản biện là cách giải quyết các mâu thuẫn dựa trên sức mạnh của trí tuệ – ngôn từ, là phương thức ôn hòa để hóa giải mâu thuẫn, cân bằng các mối quan hệ, san bằng cách biệt, giúp tiếp cận và làm sáng tỏ chân lý, tạo động lực để xã hội phát triển và là phương tiện giao tiếp không thể thiếu trong thế giới tiến bộ. Là hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù, kỹ năng tranh luận luôn gắn bó tự nhiên, giao thoa và song hành cùng kỹ năng lập luận và kỹ năng tư duy phản biện để hình thành nhóm kỹ năng tư duy – ngôn ngữ. Đây là nhóm kỹ năng vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, trong đó có thể coi kỹ năng tư duy phản biện là khối óc và kỹ năng lập luận là dòng máu, là hơi thở để duy trì “sức sống” cho đối thoại, tranh luận. Sau cuốn “Kỹ năng tư duy phản biện” được xuất bản vào năm 2018, cuốn “Kỹ năng lập luận và tranh luận” được xuất bản lần này với hy vọng sẽ góp phần cung cấp những tài liệu liên quan cần thiết phục vụ cho mục tiêu nói trên. Về nội dung, cuốn sách có 5 chương và có thể được chia thành hai phần: phần thứ nhất gồm các chương 1, 2 và 3 trình bày các kiến thức và kỹ năng lập luận nói chung và lập luận iii.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> pháp lý nói riêng. Phần thứ hai gồm các chương 4 và 5 trình bày các kiến thức và kỹ năng tranh luận. Với nhiệm vụ của một tài liệu huấn luyện kỹ năng – như tiêu đề của cuốn sách – chúng tôi tập trung quan tâm đến việc giúp người đọc thực hành để nâng cao đồng thời kỹ năng lập luận và tranh luận, mà trọng tâm là: - Kỹ năng phân tích (thành phần, cấu trúc) và đánh giá chất lượng một lập luận, xác định vai trò và mối quan hệ giữa các luận cứ và giữa luận cứ với kết luận trong một lập luận, kỹ năng vận dụng các loại lý lẽ, kết hợp linh hoạt các phương thức lập luận, biết cách phát hiện và khắc phục các lỗi trong một lập luận, vận dụng thành thạo các thủ thuật tăng cường hiệu quả lập luận… làm cơ sở để tự mình hình thành và xây dựng lập luận sắc bén, có sức mạnh thuyết phục, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn và hoạt động nghề nghiệp, kể cả những lập luận trong các hoạt động pháp lý, một lĩnh vực điển hình đòi hỏi hội tụ những yêu cầu cao nhất, nghiêm ngặt và có tính đặc thù về kỹ năng lập luận. - Dựa trên nền móng của kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng lập luận, biết vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt các kỹ năng cốt lõi, mang lại hiệu quả, khiến đối phương phải “tâm phục, khẩu phục” trong tranh luận, đó là: kỹ năng lựa chọn, sắp xếp các luận cứ, luận điểm để xây dựng lập luận “thấu tình, đạt lý”, kỹ năng chứng minh và bác bỏ, kỹ năng sử dụng các thủ thuật phản biện, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong tranh luận. Không chỉ là những kỹ năng có tính công cụ, lập luận và tranh luận còn là những kỹ năng “nền”, là cơ sở để hình thành iv.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> và phát triển các kỹ năng sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng hợp tác, mà theo Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF – 2015) đây là những kỹ năng hình thành nên nhóm kỹ năng hội nhập, là hành trang của công dân trong thế kỷ 21. Vì vậy, việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng lập luận và tranh luận là một trong những phương pháp hiệu quả để nâng cao năng lực và giá trị bản thân, đó không chỉ là thước đo để đánh giá phẩm chất và thái độ sống của mỗi người mà còn là “nguồn lực” để phát triển trong một thế giới đầy biến động và bất định. Trong cuốn sách, chúng tôi ưu tiên trích dẫn nhiều ví dụ minh họa cũng như các bài tập có nội dung liên quan đến lĩnh vực Luật nhằm giúp sinh viên chuyên ngành Luật thuận lợi khi sử dụng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu, học tập. Tuy nhiên, điều đó không gây trở ngại đáng kể với những người có chuyên môn ngoài lĩnh vực Luật. Xin chân thành cám ơn Thạc sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Thanh (Công ty Luật TNHH Hoàng Ngọc Thanh và cộng sự) đã đóng góp nhiều ý kiến có giá trị, góp phần hoàn thiện nội dung cuốn sách. Chúng tôi xin trân trọng tiếp thu và cám ơn những ý kiến đóng góp, phê bình của các chuyên gia, của bạn đọc giúp sửa chữa, bổ sung, chỉnh lý nhằm tiếp tục hoàn thiện nội dung cuốn sách cho những lần tái bản sau. Mọi ý kiến trao đổi, góp ý, phê bình xin vui lòng chuyển về địa chỉ: CÁC TÁC GIẢ v.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> vi.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> MỤC LỤC. Trang Lời nói đầu. iii. Mục lục. vii. Chương 1. Một số nội dung cơ bản về lập luận. 1. 1.1. Những vấn đề chung về lập luận. 1. 1.1.1. Khái niệm về lập luận. 1. 1.1.2. Phân biệt lập luận với các dạng phát ngôn khác. 3. 1.2. Vai trò của lập luận. 9. 1.3. Lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường. 10. 1.4. Các thành phần trong một lập luận. 16. 1.4.1. Luận cứ. 16. 1.4.2. Kết luận. 18. 1.4.3. Các yếu tố chỉ dẫn lập luận. 18. 1.4.4. Nhận diện những thành phần không đóng vai trò hình thành nên lập luận. 22. 1.5. Cấu trúc của một lập luận. 24. 1.5.1. Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với kết luận. 25. 1.5.2. Lập sơ đồ biểu diễn cấu trúc lập luận. 31. vii.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1.6. Các hình thức lập luận. 37. 1.6.1. Lập luận diễn dịch. 37. 1.6.2. Lập luận quy nạp. 42. 1.6.3. Lập luận hỗn hợp. 47. 1.6.4. Lập luận phản đề. 48. 1.7. Giả định và hàm ý trong lập luận. 48. 1.8. Lý lẽ trong lập luận đời thường. 55. 1.8.1. Lý lẽ khách quan. 55. 1.8.2. Lý lẽ cá nhân (lý lẽ nội tại). 57. 1.8.3. Lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội. 59. Câu hỏi và Bài tập chương 1. 69. Chương 2. Lập luận pháp lý. 81. 2.1. Đặc điểm cơ bản của lập luận pháp lý. 81. 2.1.1. Dạng thức lập luận. 82. 2.1.2. Mục đích và kết quả lập luận. 83. 2.1.3. Lý lẽ sử dụng và phương pháp lập luận. 84. 2.1.4. Tính chất của lập luận. 86. 2.2. Các yêu cầu của lập luận pháp lý. 87. 2.2.1. Yêu cầu về lý lẽ. 87. 2.2.2. Yêu cầu về ngôn ngữ. 101 viii.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2.3. Trình bày một lập luận pháp lý theo phương pháp IRAC (hoặc CRAC). 109. Câu hỏi và Bài tập chương 2. 118. Chương 3. Rèn luyện kỹ năng lập luận. 139. 3.1. Tính logic – sức sống của một lập luận. 139. 3.2. Rèn luyện kỹ năng nhạy bén xác định cấu trúc lập luận. 141. 3.2.1. Xác định chính xác và đầy đủ kết luận và các luận cứ của lập luận. 141. 3.2.2. Hiểu rõ vai trò, ảnh hưởng của các luận cứ với kết luận. 146. 3.2.3. Xác định và đánh giá tính vững chắc của giả định. 149. 3.3. Rèn luyện kỹ năng phát hiện lỗi của lập luận. 152. 3.3.1. Các lỗi trong luận cứ. 152. 3.3.2. Các lỗi của kết luận. 159. 3.3.3. Các lỗi do vi phạm quan hệ logic giữa luận cứ với kết luận. 161. 3.4. Nắm vững và vận dụng thành thạo các thủ thuật tăng cường hiệu quả lập luận. 162. 3.4.1. Các thủ thuật tăng cường sức mạnh của luận cứ. 162. 3.4.2. Các chiến thuật tăng cường hiệu quả lập luận khác. 171. ix.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3.4.3. Nghệ thuật hùng biện trong lập luận. 174. Câu hỏi và Bài tập chương 3. 176. Chương 4. Kỹ năng tranh luận. 194. 4.1. Những vấn đề chung về tranh luận. 194. 4.1.1. Khái niệm về tranh luận. 194. 4.1.2. Các hình thức tranh luận trong đời sống. 200. 4.2. Vai trò của tranh luận trong đời sống và xã hội. 204. 4.3. Các khái niệm và mô hình cấu trúc của lập luận trong tranh luận. 208. 4.4. Các đặc điểm cơ bản của tranh luận. 212. 4.4.1. Tính trí tuệ. 212. 4.4.2. Tính đối lập. 213. 4.4.3. Tính tương tác. 214. 4.4.4. Tính cạnh tranh. 216. 4.4.5. Tính văn hóa. 217. 4.5. Các yêu cầu của tranh luận. 218. 4.5.1. Phải có thái độ khách quan, công bằng. 218. 4.5.2. Phải nhanh nhạy và linh hoạt trong tư duy. 219. 4.5.3. Phải đảm bảo sự chặt chẽ, sắc sảo trong ngôn ngữ và lập luận. 220. x.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 4.5.4. Phải có thái độ khiêm tốn, tôn trọng và cầu thị. 221. Câu hỏi và Bài tập chương 4. 224. Chương 5. Rèn luyện kỹ năng tranh luận. 237. 5.1. Rèn luyện kỹ năng làm chủ nội dung tranh luận. 237. 5.1.1. Nắm vững và bám sát vấn đề cốt lõi. 238. 5.1.2. Chủ động kiểm soát chiều hướng diễn biến của cuộc tranh luận. 239. 5.2. Rèn luyện kỹ năng chứng minh và bác bỏ trong tranh luận. 240. 5.2.1. Các thành phần của phép chứng minh. 241. 5.2.2. Các phương pháp chứng minh. 242. 5.2.3. Các phương pháp bác bỏ. 247. 5.2.4. Quy trình 4 bước trình bày lập luận đồng tình/bác bỏ. 256. 5.3. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và kiểm soát cảm xúc khi tranh luận. 259. 5.4. Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi tranh luận. 261. 5.5. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ khi tranh luận. 262. 5.6. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hiệu quả các thủ thuật phản biện. 264. xi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 5.6.1. Các thủ thuật tấn công vào lập luận của đối phương. 264. 5.6.2. Các thủ thuật tác động vào tâm lý, cảm xúc của đối phương. 272. Câu hỏi và Bài tập chương 5. 278. TÀI LIỆU THAM KHẢO. 307. xii.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Chương 1.. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ LẬP LUẬN 1.1. Những vấn đề chung về lập luận 1.1.1. Khái niệm lập luận Trong logic học, lập luận là suy luận (suy diễn logic), là một “hình thức cơ bản của tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có (tiền đề), người ta đưa ra được phán đoán mới (kết luận)”. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì lập luận là “… trình bày lý lẽ một cách có hệ thống, có logic nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề”1. Còn theo tác giả Nguyễn Đức Dân thì: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó; rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó”2. Như vậy, lập luận là một hành động ngôn ngữ, dựa trên những căn cứ (sự kiện, bằng chứng, chân lý…) đã được thừa nhận, thông qua việc sử dụng, sắp xếp các lý lẽ, cách diễn đạt, cách phản hồi… để dẫn dắt đến những kết luận nhằm đạt được mục đích (chứng minh, thuyết phục, tạo dựng niềm tin…) trong quá trình giao tiếp. Chứng minh, thuyết phục là mục đích mà lập luận hướng tới. Tuy nhiên, không phải bất cứ nỗ lực chứng minh, thuyết 1 2. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, tr.195. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, NXB Giáo dục, tr.165.. 1.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> phục nào cũng đều là những lập luận. Điều này sẽ được xem xét và phân tích khi nghiên cứu cấu trúc của lập luận. Để hiểu rõ hơn khái niệm lập luận, ta xét 2 phát biểu sau đây: a/. “Đây là một giao dịch hợp pháp”. b/. “Đây là một giao dịch hợp pháp vì nó thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005”. Phát biểu a là một khẳng định, chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin. Nhưng phát biểu b là một lập luận vì trong phát biểu này, điều khẳng định (“Đây là một giao dịch hợp pháp”) đã được hỗ trợ bởi bằng chứng (“vì nó thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 122 BLDS năm 2005”). Ở đây, tính “hợp pháp” của giao dịch được hỗ trợ bởi tiền đề, đó là căn cứ pháp lý được quy định trong BLDS. Trong một lập luận, kết luận thường là: * Một lời khẳng định/phủ định. Ví dụ: “Mọi người phạm tội đều có hành vi vi phạm pháp luật. Nam là người phạm tội. Vậy, Nam có hành vi vi phạm pháp luật”. * Một khuyến cáo/đề nghị/lời khuyên. Ví dụ: “Phát triển năng lượng hạt nhân đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Đây cũng là nguồn năng lượng có sức mạnh hủy diệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhân loại đã chứng kiến nhiều bài học đau lòng về thảm họa hạt nhân. Cần thận trọng cân nhắc khi lựa chọn phát triển năng lượng hạt nhân”. * Một câu hỏi có tính định hướng để người nghe/đọc tự rút ra câu trả lời theo hướng mong muốn của người hỏi. 2.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ví dụ: “Hàng hóa do Công ty A sản xuất là hàng hóa thuộc danh mục Nhà nước cấm sản xuất, buôn bán, lưu hành, sử dụng theo Điều 199 Bộ luật Hình sự. Chẳng lẽ anh vẫn không công nhận đó là hàng cấm?”. 1.1.2. Phân biệt lập luận với các dạng phát ngôn khác 1.1.2.1. Phân biệt lập luận với giải thích và tóm tắt Mục đích thuyết phục là một trong những chỉ dấu quan trọng đầu tiên để nhận diện một lập luận. Vì thế, nếu một mệnh đề không đưa ra được kết luận với mục đích thuyết phục người nghe/đọc đến một nhận thức hay hành động, thì đó là dấu hiệu cho thấy mệnh đề đó có nhiều khả năng không phải là một lập luận. Ta xét 2 ví dụ sau1: Ví dụ 1: “Theo thỏa thuận, bà Th. sẽ trả số nợ 50 triệu đồng cho ông K. trước 12 giờ ngày 23/3/2012. Tuy nhiên, do gặp trục trặc trong quá trình thu hồi vốn nên đến 8 giờ ngày 24/3/2012 bà Th. mới có đủ số tiền. Vì vậy, đến 9 giờ ngày 24/3/2012 bà Th. mới hoàn trả đủ số tiến nợ cho ông K”. Trong ví dụ này có hai căn cứ được đưa ra (thời hạn bà Th. phải trả nợ và thời hạn bà Th. thu hồi đủ tiền) để hướng đến kết luận (đưa ra lý do bà Th. bị chậm trễ trong việc trả nợ). Tuy nhiên, kết luận này rõ ràng không nhằm đến mục đích thuyết phục một điều gì. Các lý do đưa ra chỉ có nhiệm vụ giải thích cho kết luận cuối cùng mà thôi. 1 Dẫn từ “Tình huống pháp lý và thực tiễn tố tụng”, Hồ Ngọc Diệp - NXB Phương Đông, 2016.. 3.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ví dụ 2: “Ngày 4/8/2014, trong khi đang làm việc tại nhà máy, chị M. nhặt được chiếc ví bên trong có nhiều tài sản là nữ trang kim loại màu vàng. Cùng ngày, Ban giám đốc nhà máy lập biên bản tạm giữ số tài sản đó, nhưng đến nay đã hơn 2 tháng vẫn chưa có kết luận gì. Ngày 5/9/2014, Công an phường X. lập biên bản tạm giữ số vàng trên và chuyển hồ sơ đến Công an Thành phố H. để thụ lý giải quyết theo thẩm quyền. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại cơ quan Công an vẫn chưa có thông tin phản hồi với chị M. Như vậy, từ khi chị M. nhặt được tài sản, các tổ chức có thẩm quyền đã trực tiếp xem xét xử lý nhưng chưa đưa ra kết luận nào về sự việc”. Với ví dụ này, nội dung được nói đến sau từ “Như vậy” không phải là một kết luận mà thực chất chỉ là việc tóm tắt lại những nội dung đã nêu trước đó, không đưa ra thông tin hoặc phán đoán gì mới. Vì vậy, đây không phải là một lập luận. Để thấy rõ hơn sự khác nhau, ta xét ví dụ 3 tương tự với ví dụ 2: Ví dụ 3: “Ngày 4/8/2014, trong khi đang làm việc tại nhà máy, chị M. nhặt được chiếc ví bên trong có nhiều tài sản là nữ trang kim loại màu vàng. Cùng ngày, Ban giám đốc nhà máy lập biên bản tạm giữ số tài sản đó, nhưng đến nay đã hơn 2 tháng vẫn chưa có kết luận gì. Ngày 05/9/2014, Công an phường X. lập biên bản tạm giữ số vàng trên và chuyển hồ sơ đến Công an Thành phố H. để thụ lý giải quyết theo thẩm quyền. Tuy vậy, cho đến thời điểm hiện tại cơ quan Công an vẫn chưa có thông tin phản hồi với chị M. Do đó, căn cứ vào 4.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> các quy định của pháp luật, chị M. hoàn toàn có quyền khiếu nại về thái độ vô trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với sự việc này”. Trong ví dụ này, câu cuối cùng không phải là sự tổng kết những nội dung đã nêu ở phía trước (như trong ví dụ 2) mà là một kết luận. Đó là kết luận về thái độ thiếu trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong sự việc này, đồng thời hướng mục đích đến việc thuyết phục, tìm sự đồng thuận với người đọc/nghe trong trường hợp chị M. có khiếu nại. Vì vậy, nội dung của ví dụ 3 là một lập luận. 1.1.2.2. Phân biệt lập luận với miêu tả và trần thuật Ta xét hai ví dụ sau đây: Ví dụ 41: “Theo Điều 3 Thông tư số 28/2013 ngày 05/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tiền giả là những loại tiền làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nước tổ chức in, đúc, phát hành”. Ví dụ 5. “Từ trước đến nay, ai cũng phải thừa nhận An là người rất trung thực”. Các phát ngôn trong hai ví dụ trên là những phát ngôn miêu tả, trần thuật có mục đích thông báo cho người đọc/nghe thông tin về sự vật, hiện tượng mà không đưa ra bất kỳ một kết luận nào. Tính đúng/sai, chân thực/không chân thực của sự vật, hiện tượng được đánh giá dựa vào thực tế mà nó phản 1 Dẫn từ “Tình huống pháp lý và thực tiễn tố tụng”, Hồ Ngọc Diệp - NXB Phương Đông, 2016.. 5.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> ánh. Như vậy, trong khi lập luận có mục đích chứng minh, thuyết phục người đọc/nghe thông qua kết luận mà nó đưa ra, thì miêu tả, trần thuật chỉ có mục đích thông báo hoặc đưa ra nhận định về các sự vật, sự việc, hiện tượng của đời sống. Tuy vậy, trong thực tế nhiều khi phát ngôn miêu tả, trần thuật không chỉ cung cấp thông tin được thể hiện trực tiếp ở nội dung mà nó diễn tả, mà còn hàm chứa “phía sau” thông tin đó một kết luận mà nó muốn hướng đến. Chẳng hạn, trong ví dụ 4, bản thân nội dung chỉ mang đến một thông tin (cho biết thế nào là tiền giả theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), không hàm ý định hướng đến một kết luận cụ thể nào. Tuy nhiên, nếu đặt trong một văn cảnh giao tiếp cụ thể – ví dụ trong phiên tòa xét xử tội tàng trữ ngoại tệ giả – thì phát ngôn này có thể hướng đến một thái độ, một kết luận. Giả định, nếu trong phiên tòa nói trên Hội đồng xét xử (HĐXX) căn cứ hướng dẫn tại điểm 3, Mục I Nghị quyết số 02/2003/NQ–HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 (theo đó, tiền giả bao gồm tiền Việt Nam đồng giả và ngoại tệ giả) để kết tội bị cáo “… phạm tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” theo Điều 280 BLHS năm 2009 cũng như Điều 207 BLHS năm 2015 và “… bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm…”, thì phát ngôn này thể hiện rõ sự không đồng tình với kết luận của HĐXX. Theo quan điểm của phát ngôn này thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – với tư 6.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ – chỉ xem tiền giả là tiền Việt Nam đồng, nghĩa là tiền ngoại tệ giả không có trong khái niệm tiền giả. Do đó, hành vi tàng trữ ngoại tệ giả không thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này. Tương tự, phát ngôn ở ví dụ 5 nếu đặt trong ngữ cảnh dư luận có ý kiến cho rằng An là một người giả dối, không trung thực thì phát biểu này là sự phủ định ý kiến của dư luận. Những phát ngôn miêu tả, trần thuật có mục đích thông báo, nhưng lại hàm ẩn một sự đánh giá, một kết luận được gọi là những lập luận hàm ngôn. Lập luận hàm ngôn là lời nói có nghĩa ẩn bên trong, tự nó chưa phải là một lập luận đích thực mà chỉ chứa đựng tiềm năng lập luận. Chỉ khi nào từ các phát ngôn miêu tả, trần thuật người phát ngôn đi đến một kết luận trực tiếp, “hiển ngôn” – là khi nghĩa của lời nói biểu hiện trực tiếp ra ngoài – thì phát ngôn đó mới trở thành lập luận đích thực. Trong các văn bản nghị luận khoa học, chính trị – xã hội hay lập luận pháp lý, để đạt được mục đích thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận các kết luận thì nhất thiết các kết luận đó phải được rút ra một cách rõ ràng, minh định, tránh nhận thức mơ hồ hay gây hiểu nhầm. Vì vậy, yêu cầu lập luận được sử dụng trong các trường hợp này phải là lập luận hiển ngôn. 1.1.2.3. Phân biệt lập luận với một số câu có dạng thức tương tự với lập luận Dưới đây là một số dạng câu tuy không phải là một lập 7.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> luận, nhưng có dạng thức tương tự như lập luận, vì vậy dễ gây nhầm lẫn. * Câu minh họa. Ví dụ: “Trường chúng tôi có rất nhiều đơn vị trực thuộc. Trong đó có các Phòng, Ban chức năng, các Khoa đào tạo, các Trung tâm, các bộ phận cơ hữu khác”. Trong ví dụ này, toàn bộ phần nội dung của câu sau chỉ có nhiệm vụ minh họa cho câu đầu tiên (“Trường chúng tôi có rất nhiều đơn vị trực thuộc”). * Câu điều kiện (Nếu…thì). Ví dụ: “Nếu muốn đi du học, Bạn phải học tiếng Anh”. Trong ví dụ này, không có kết luận nào được đưa ra và vì thế đây không phải là một lập luận. Tuy nhiên, mệnh đề: “Nếu muốn đi du học, Bạn phải học tiếng Anh. Bạn đã không học tiếng Anh. Vì vậy, Bạn không thể đi du học” lại là một lập luận. Ở đây, kết luận “Bạn không thể đi du học” được hỗ trợ bởi 2 tiền đề, đó là: “Nếu muốn đi du học, Bạn phải học tiếng Anh” và “Bạn đã không học tiếng Anh”. * Câu ở dạng “Báo cáo”. Ví dụ: “Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng nhìn chung Giáo dục Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi những khó khăn, thách thức. Đặc biệt là những tồn tại, yếu kém về chất lượng giáo dục”. Những dạng câu báo cáo chỉ có giá trị cung cấp thông tin. 8.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> * Câu ở dạng “Tuyên bố không có căn cứ”. Ví dụ: “Dịch bệnh không phải là điều đáng để con người phải hoảng loạn. Quanh ta diễn ra biết bao điều khủng khiếp. Cái cảm giác mình không còn là chính mình, không biết mình là ai, sống mà không làm chủ và định hướng được chính cuộc đời mình thì đó quả là một cảm giác kinh hoàng, rất đáng sợ”. Dễ dàng thấy trong ví dụ này, không có một tiền đề nào đóng vai trò hỗ trợ cho kết luận “Dịch bệnh không phải là điều đáng để con người phải hoảng loạn”. 1.2. Vai trò của lập luận Lập luận là một hoạt động có mục đích: người đưa ra lập luận luôn nhắm đến việc mong muốn thuyết phục người nghe tin tưởng vào một điều gì đó hoặc hành động theo cách nào đó. Lập luận có vai trò quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ, diễn ra ở mọi nơi và ở mọi lĩnh vực, là công cụ để đạt được mục tiêu truyền tải thông điệp với hiệu quả cao nhất: giúp các đối tượng giao tiếp thấu hiểu lẫn nhau, tránh những thông tin sai lệch hoặc cách hiểu sai lệch, giúp khẳng định những ý kiến, quan điểm đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, quan điểm sai lầm, giúp thuyết phục, lôi kéo sự đồng tình của người khác… Trình độ lập luận là sự kết hợp hài hòa năng lực nhận thức, đánh giá, tổng hợp, phân tích, suy luận, phán đoán… về các hiện tượng, sự vật, sự việc diễn ra không ngừng và đa dạng trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Do đó, trình độ 9.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> lập luận là thước đo năng lực trí tuệ, năng lực tư duy logic, kỹ năng ngôn ngữ của mỗi người, là phẩm chất, là thước đo mức độ trưởng thành của con người. Với những người hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến Pháp luật, năng lực lập luận là yêu cầu, là đòi hỏi có tính bắt buộc. Lập luận được sử dụng phổ biến và đòi hỏi chất lượng cao trong hoạt động tư pháp (với ý nghĩa là hoạt động của các cơ quan tư pháp: điều tra, truy tố, xét xử nhằm thực hiện các hoạt động tố tụng do pháp luật quy định và thuộc trách nhiệm của họ), điển hình là trong các cuộc tranh luận nhằm chứng minh cho một hoặc nhiều luận điểm cũng như để phản bác ý kiến sai trái của người khác. Vì vậy, với những người hoạt động trong lĩnh vực này, sử dụng tinh thông và nhuần nhuyễn kỹ năng lập luận là điều kiện tối cần thiết, có ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại của công việc hàng ngày và cả sự nghiệp. Có thể nói, bất cứ hoạt động nào trong lĩnh vực liên quan đến luật pháp cũng luôn đòi hỏi kỹ năng lập luận để chứng minh/bác bỏ, khẳng định/phủ định. Đặc biệt, một luật sư không chỉ cần có kiến thức pháp luật uyên thâm, tư duy pháp lý vững vàng mà còn cần được trang bị năng lực lập luận sắc sảo, chặt chẽ, thuyết phục để đủ sức bảo vệ quyền lợi vật chất, tinh thần và tính mạng của thân chủ. 1.3. Lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường Về mục đích lập luận, theo Lê Thị Hồng Vân1, có thể 1 Lê Thị Hồng Vân… (2017), Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận, NXB Hồng Đức, tr.102-104.. 10.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> chia lập luận thành 2 loại: lập luận để chứng minh một chân lý và lập luận để thuyết phục. - Loại thứ nhất: thuộc dạng lập luận theo logic hình thức (hay lập luận theo diễn từ chuẩn). Đặc trưng của dạng lập luận này là phương pháp suy luận tuân thủ theo một khuôn mẫu logic xác định và chặt chẽ. Ở đây, chân lý được khẳng định qua các tiền đề và các quy tắc suy diễn theo ngôn ngữ đã được công thức hóa, mang tính phổ quát, với ý nghĩa là mọi nơi, mọi người dùng những ngôn ngữ tự nhiên khác nhau cũng đều lập luận theo một mô thức chung mang tính phổ quát như vậy. Dạng lập luận này được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực khoa học với các lý lẽ được sử dụng là những định lý, định luật, quy tắc… Với mục đích nhằm khẳng định giá trị chân lý, khẳng định tính đúng - sai của sự kiện, nên giá trị của lập luận được đánh giá dựa trên mức độ chặt chẽ và chính xác, mức độ đúng đắn, chân xác của các tiền đề cũng như sự phù hợp với các quy tắc logic khi suy diễn. - Loại thứ hai: thuộc dạng lập luận theo logic phi hình thức (thường gọi là lập luận đời thường, hay lập luận theo lẽ thường). Mục đích của dạng lập luận này không chỉ nhằm khẳng định tính đúng – sai của chân lý (thậm chí nhiều khi không thể xác định theo tiêu chí đúng – sai) mà quan trọng hơn còn là nhằm đạt được hiệu quả thuyết phục, tạo dựng niềm tin, cốt để người nghe thấy “lọt lỗ tai”, từ đó làm thay đổi nhận thức, từ bỏ những xác tín cũ, tin và nghe theo những điều được người nói đưa ra. Đây là dạng lập luận thường 11.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> được sử dụng trong tranh luận, phản biện. Dạng lập luận này dựa trên những căn cứ, lý lẽ chủ yếu, có tầm quan trọng hàng đầu, đó là: - Những logic đời thường, không có tính tất yếu (ví dụ: những lý lẽ về quan hệ nhân quả như “Ở hiền, gặp lành”, “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”…; lý lẽ về số mạng như “Trời kêu ai nấy dạ”, “Duyên phận do trời định…”; lý lẽ về dòng dõi như “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”, “Cha nào, con nấy”… Đó là những lẽ thường hay lý lẽ “hiển nhiên là thế”). - Những tri thức văn hóa, tâm lý, đạo đức, lý lẽ, kinh nghiệm sống, phong tục tập quán, các thói quen ứng xử truyền thống, nhân sinh quan… của một cộng đồng, một dân tộc, được hầu hết các thành viên sống trong cộng đồng đó tôn trọng, thừa nhận và tuân thủ như một lẽ hiển nhiên (ví dụ: “Chị ngã. em nâng”, “Đóng cửa bảo nhau”, “Có phúc có phần”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Tay đứt ruột xót”, “Lực bất tòng tâm”, “Phép vua thua lệ làng”, “Bán anh em xa mua láng giềng gần”…). Cũng vì lý do đó mà lập luận theo lý lẽ đời thường không tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc mà còn tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm, nhân sinh quan, văn hóa ứng xử của từng cộng đồng, dân tộc, từng ngữ cảnh giao tiếp. Dưới đây là một số ví dụ về lập luận đời thường: Trong phiên tòa vụ đại án Phạm Công Danh, bị cáo 12.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Hoàng Đình Quyết – nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), chi nhánh Sài Gòn – với mong muốn được giảm nhẹ hình phạt – đã lập luận trong lời nói sau cùng trước Tòa: “Từ đời ông đến bố của bị cáo là người theo cách mạng, có truyền thống yêu nước. Bị cáo luôn được răn dạy sống sao cho có ích với xã hội… Nhưng tiếc thay, mọi sự không như ý muốn, bị cáo không thành công và đã để lại hậu quả nặng nề ở VNCB… bị cáo mong muốn HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho các thuộc cấp của mình”1. Hoặc như lời trần tình trước HĐXX của bị cáo Lý Xuân Hải – nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) – trong vụ án trên, khi cho rằng mình hoàn toàn không có động cơ phạm tội, chẳng qua chỉ là quá tin tưởng và tuân thủ vào lãnh đạo Ngân hàng: “Với những người lãnh đạo như vậy, tôi không có lương tâm nào làm trái được”2. Như vậy, có thể định nghĩa lập luận theo logic phi hình thức hay lập luận đời thường như sau: “Lập luận đời thường là lập luận dựa trên các lý lẽ thực tiễn, phổ quát trong đời thường nhằm mục đích thuyết phục người khác chấp nhận kết luận mà mình đưa ra”. Bảng 1.1 trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại lập luận3:. 1, 2 3. Báo điện tử Một Thế giới, ngày 30/8/2016. Lê Thị Hồng Vân, Sđd, tr.103.. 13.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Bảng 1.1. Phân biệt lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường. Tiêu chí so sánh. Lập luận theo logic hình thức. Lập luận theo logic phi hình thức (Lập luận đời thường). Phương tiện lập luận. Dựa trên các luận cứ khoa học (các chân lý khoa học đã được chứng minh: định lý, định luật, quy luật, tư tưởng…) có tính phổ quát toàn nhân loại; là các số liệu, sự kiện, chứng cứ… đã được kiểm chứng nên tất yếu đúng.. Dựa trên những lý lẽ thực tiễn (quan niệm, phong tục, tập quán, kinh nghiệm, thói quen ứng xử…) được một dân tộc, một cộng đồng thừa nhận.. Phương pháp lập luận. Tuân thủ các quy tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ, theo khuôn mẫu cố định.. Vận dụng linh hoạt các lý lẽ thực tiễn; không bị giới hạn theo những khuôn mẫu chặt chẽ.. Quan hệ lập luận. - Quan hệ lập luận xảy - Quan hệ lập luận diễn ra ra giữa các mệnh đề. giữa các hành động ở lời, tức tự thân nội dung miêu tả đã có giá trị lập luận (định hướng cho kết luận). - Giữa luận cứ và kết - Giá trị lập luận có thể luận có quan hệ logic không được suy ra một nên kết luận được suy cách tất yếu từ các luận cứ,. 14.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ra một cách tất yếu từ mà phụ thuộc vào ngữ luận cứ. cảnh của lời và định hướng của người nói. Tính phổ quát của lập luận. Tính giá trị của lập luận Tính mục đích của lập luận. Tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc (vì là chân lý khoa học nên có tính khách quan, phổ quát và tất yếu).. Không tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc (tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm, văn hóa của từng cộng đồng, từng ngữ cảnh giao tiếp).. - Chặt chẽ, không có - Không chặt chẽ, có phản phản lập luận. lập luận. - Chỉ có hai khả năng: - Có các khả năng khác. đúng/sai. - Đánh giá, khẳng định - Thuyết phục, thay đổi, chân lý đúng/sai, củng cố long tin, làm cho có/không. người khác nghe theo mình. - Hướng đến giá trị - Hướng đến tính hiệu quả. chân lý.. Trong thực tế, bên cạnh việc sử dụng phương thức lập luận theo logic hình thức, chúng ta rất thường xuyên sử dụng lập luận theo lý lẽ đời thường. Cần lưu ý rằng, sự phân biệt như trên không phải để đối lập giữa hai dạng lập luận này. Mối quan hệ giữa hai dạng thức lập luận này là mối quan hệ giữa cái phổ quát và cái cụ thể. Bởi lẽ, lập luận theo lý lẽ đời thường muốn có giá trị thuyết phục thì trước hết cũng phải tuân thủ các quy luật cơ bản của tư duy, tức là vẫn phải tuân thủ những khuôn mẫu chung của phép suy luận logic hình thức. Không những thế, dựa trên nền tảng của các quy luật và 15.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> nguyên tắc chung của tư duy, lập luận đời thường còn vận dụng các lý lẽ của thực tiễn đời sống gắn với môi trường văn hóa và ngôn ngữ của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng để đạt được các mục đích trong những tình huống giao tiếp cụ thể. 1.4. Các thành phần trong một lập luận Trong logic hình thức, phép suy luận bao gồm hai thành phần cơ bản là tiền đề và kết luận. - Tiền đề: là những tri thức, những phán đoán đã biết hoặc được thừa nhận, là cơ sở và chỗ dựa để rút ra tri thức mới. - Kết luận: là phán đoán, là tri thức mới được rút ra như một tất yếu từ tiền đề đã cho. Lập luận là hoạt động suy luận được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ (nói/viết), do vậy về hình thức thành phần của lập luận cũng tương tự như suy luận, bao gồm: luận cứ và kết luận. Ngoài ra, trong lập luận có thể có các yếu tố chỉ dẫn lập luận. 1.4.1. Luận cứ Luận cứ có vai trò như tiền đề của một phép suy luận. Trong lập luận, luận cứ là lý lẽ, chứng cứ (bằng chứng), là phương tiện quan trọng được sử dụng làm căn cứ để rút ra kết luận và để chứng minh cho kết luận. Luận cứ được rút ra từ đối tượng chứng minh nhằm mục tiêu làm sáng tỏ những sự kiện, sự việc mà chủ thể chứng minh hướng đến. Sức mạnh thuyết phục của lập luận phụ thuộc vào độ tin cậy của luận cứ cũng như cách tổ chức, sắp xếp trình tự của các luận cứ trong 16.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> lập luận nhằm đảm bảo sự gắn kết giữa các luận cứ với nhau và với kết luận. Luận cứ bao gồm chứng cứ và lý lẽ. 1.4.1.1. Chứng cứ Chứng cứ còn được gọi là các luận cứ thực tế. Đó là các số liệu, sự kiện, bằng chứng thu thập được từ thực tế hoặc từ kết quả của quá trình thực nghiệm khoa học. Ví dụ: trong một vụ án giết người, chứng cứ có thể là các vết thương trên thân thể nạn nhân, các tang vật gây án thu được từ hiện trường… hay trong nghiên cứu về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, chứng cứ là các số liệu thu được qua nhiều năm về mối quan hệ giữa hàm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và sự tăng nhiệt độ trái đất… Trong hoạt động tư pháp, chứng cứ trong lập luận có vai trò đặc biệt quan trọng, là đòi hỏi không thể thiếu đối với hoạt động chứng minh, là phương tiện để làm sáng tỏ bản chất của các vụ việc. 1.4.1.2. Lý lẽ Lý lẽ có 2 loại là: lý lẽ khoa học và lý lẽ đời thường. a/. Lý lẽ khoa học (hay luận cứ logic) là những chân lý phổ quát, đã được khoa học chứng minh, khẳng định. Đó là: các tư tưởng, các luận điểm khoa học, các định lý, nguyên lý, tiên đề, định luật, quy luật… các phán đoán đúng/sai, logic đã được kiểm chứng và thừa nhận, tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc. b/. Lý lẽ đời thường (hay lẽ thường) là những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm văn hóa, là phong tục, các thói quen, chuẩn 17.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> mực ứng xử được đúc kết từ hoàn cảnh thực tiễn cụ thể, được một cộng đồng thừa nhận nên không tất yếu đúng ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi mối quan hệ. 1.4.2. Kết luận Kết luận là những khẳng định/phủ định được rút ra từ các luận cứ. Nội dung kết luận là thông tin quan trọng và cơ bản nhất của lập luận, là điều cần chứng minh, thuyết phục. Trong một lập luận ở cấp độ đoạn văn, kết luận là chủ đề cần chứng minh, giải thích, thuyết phục và được gọi là luận đề. Luận đề có thể bao gồm một số kết luận, luận điểm (là các ý chính có nhiệm vụ giải thích, làm sáng tỏ luận đề). Mỗi kết luận, luận điểm thể hiện một phần nội dung của luận đề hay một phần nội dung của văn bản. 1.4.3. Các yếu tố chỉ dẫn lập luận Đó là từ (cụm từ) đóng vai trò định hướng, chỉ dẫn lập luận, bao gồm: 1.4.3.1. Tác tử lập luận Theo Nguyễn Đức Dân1 thì tác tử lập luận là những yếu tố khi tác động vào phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng nghĩa, làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn. Khi trong phát ngôn có tác tử lập luận thì kết luận về các sự kiện, sự việc mà phát ngôn đề cập đến chỉ được rút ra theo một hướng mà không thể theo hướng ngược lại. 1. Nguyễn Đức Dân, Sđd, tr.176.. 18.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Ví dụ: (6a). “Phạm tội này phải ngồi tù những 3 năm, đừng dại!”. (6b). “Phạm tội này chỉ ngồi tù 3 năm, ngán gì!”. (7a). “Bây giờ đã 10 giờ rồi, nên đi thôi”. (7b). “Bây giờ mới 10 giờ, chưa nên đi”. Các từ chỉ hình thái những/chỉ, đã/mới là các tác tử lập luận đóng vai trò định hướng lập luận dẫn đến những kết luận theo hai chiều trái ngược nhau. Tác tử không chỉ có vai trò định hướng mà còn có thể làm đảo hướng lập luận: (8a). “Ngôi nhà này hơi xa nhưng có vườn nên tôi vẫn mua”. Nếu không có tác tử nhưng thì lập luận sẽ là “không mua”. Sự có mặt của tác tử nhưng đã dẫn đến kết luận theo hướng ngược lại (đảo hướng) là “vẫn mua”. Trong lập luận có tác tử nhưng, hướng của lập luận là do hướng của luận cứ đứng sau (nên tôi vẫn mua) quyết định. Do đó, nếu đảo vị trí của hai luận cứ trong câu 8a, ta sẽ có kết luận ngược lại: (8b). “Ngôi nhà này (tuy) có vườn nhưng hơi xa nên tôi không mua”. Trong tiếng Việt, các liên từ: nhưng, song, tuy nhiên, tuy vậy… có vai trò thông báo và thực hiện đảo hướng lập luận, khiến cho lập luận phải dẫn đến kết luận khác với điều đáng ra phải thế. 19.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1.4.3.2. Kết tử lập luận Kết tử lập luận là những từ hay tổ hợp từ có vai trò liên kết các luận cứ với nhau và với kết luận để tạo thành một lập luận; kết tử là dấu hiệu cho phép nhận diện, xác định luận cứ và kết luận trong lập luận. Ví dụ 9: “Do ý thức chấp hành luật giao thông của người dân không nghiêm nên tai nạn xảy ra khá thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng”. Ví dụ 10: “Nếu là hành động phòng vệ chính đáng thì không phạm tội”. Ví dụ 11: “Bị cáo đã cố tình phạm tội, khi bị phát hiện lại tìm cách che giấu, chối tội nên phải nghiêm khắc trừng trị”. Tùy thuộc mối quan hệ giữa kết tử với luận cứ hay với kết luận, ta chia kết tử thành 2 loại: kết tử dẫn nhập luận cứ và kết tử dẫn nhập kết luận. - Kết tử dẫn nhập luận cứ: là kết tử luôn đứng trước luận cứ, thường đó là các liên từ: bởi, bởi vì, vì, do, nếu, tuy… - Kết tử dẫn nhập kết luận: là kết tử luôn đứng trước kết luận có vai trò nối luận cứ với kết luận, phản ánh mối quan hệ nhân – quả giữa luận cứ và kết luận, đó là các liên từ: nên, cho nên, thì, do đó, bởi vậy, vậy nên, vì thế… Trong 2 ví dụ sau, các từ có một gạch chân là kết tử dẫn nhập luận cứ và có hai gạch chân là kết tử dẫn nhập kết luận. Ví dụ 12: “Nếu không có sự lôi kéo, không chế, gây áp lực của cấp trên thì anh ấy không thể phạm tội”. 20.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Ví dụ 13: “Do bị cáo gây án trong lúc bị bệnh tâm thần nặng cho nên bị cáo không phải chịu bất cứ hình phạt nào”. Bảng 1.2. Một số kết tử dẫn nhập luận cứ và dẫn nhập kết luận thường gặp. Kết tử dẫn nhập luận cứ. Kết tử dẫn nhập kết luận. - Vì, Tại vì. - Vả lại. - Kết quả là. - Do, Lý do là. - Thêm vào đó. - Rõ ràng là. - Chúng ta có kết luận. - Nếu. - Với thông tin. - Hậu quả là. - Cho nên, Nên. - Như đã nói. - Tuy. - Thì. - Bởi, Bởi vì. - Tuy rằng. - Vậy nên. - … cho thấy rằng. - Mặc dù. - Hơn nữa…. - Vì vậy - Nói ngắn gọn là…. - Chứng minh rằng… - Do đó. Như vậy, trong khi luận cứ và kết luận là 2 thành tố cơ bản, không thể thiếu, có nhiệm vụ hình thành, là cơ sở để đánh giá lập luận thì các yếu tố chỉ dẫn lập luận chỉ đóng vai trò định hướng, chỉ dẫn lập luận mà thôi. Tuy vậy, trong thực tế do thói quen tĩnh lược ngôn ngữ nên không phải lúc nào kết tử lập luận cũng xuất hiện trong một lập luận. Đó là những trường hợp vắng kết tử dẫn nhập luận cứ hoặc vắng kết tử dẫn nhập kết luận hoặc vắng cả hai. Dưới đây là các ví dụ: - Vắng kết tử dẫn nhập luận cứ: “Không tôn trọng pháp luật nên nó phải chịu hậu quả”. - Vắng kết tử dẫn nhập kết luận: “Vì là cấp dưới, tôi không thể làm khác ý ông ta được”. 21.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Vắng cả kết tử dẫn nhập luận cứ và dẫn nhập kết luận: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. 1.4.4. Nhận diện những thành phần không đóng vai trò hình thành nên lập luận Với một lập luận ở cấp độ đoạn văn (hoặc ở quy mô lớn hơn là văn bản), bên cạnh những thành phần hình thành nên lập luận (luận cứ, kết luận, có thể có các yếu tố chỉ dẫn lập luận), còn có sự tham gia của những thành phần khác, thường với vai trò minh họa, mô tả, giải thích… Việc nhận diện và phân biệt rạch ròi các thành phần này trong tư duy không chỉ giúp nhanh chóng nhìn nhận một cách chính xác, đầy đủ lập luận mà còn tránh những nhầm lẫn, tránh “lạc lối”, thậm chí hiểu sai khi đánh giá và nhận định các nội dung của lập luận. Để làm ví dụ, ta xét đoạn lập luận sau đây: “Theo chúng tôi, việc kháng cáo của bị đơn dân sự là không có sơ sở pháp lý và thực tiễn. Trước khi đưa ra xét xử chính thức vào sáng ngày 24/5/2005, Tòa cấp sơ thẩm đã tiến hành quá trình thủ tục mời hòa giải theo đúng quy định tại Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự, trong đó: hai lần triệu tập hòa giải tại bút lục 42, 49 và bút lục 55; bốn lần phối hợp niêm yết giấy triệu tập bị đơn tại UBND phường H. tại các bút lục 50, 54, 60 và 64, lập biên bản hòa giải bất thành do bị đơn dân sự vắng mặt không lý do 2 lần tại bút lục 53 và 56; quyết định hoãn phiên tòa 1 lần tại bút lục 63 ngày 05/5/2005 theo giấy triệu tập lần thứ tư mà bị đơn vắng mặt tại bút lục số 3. Bị đơn đã coi thường pháp luật, cố tình né tránh tiếp 22.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> nhận giấy triệu tập của Tòa, kể cả lần có mặt tại nhà nhưng vẫn khinh nhờn giấy triệu tập bằng thái độ từ chối không chịu ký nhận, thể hiện qua các chứng cứ và nhân chứng sau: tại bút lục số 43 (theo yêu cầu xác nhận của Tòa án, Công an phường H.) đã xác nhận: “Đương sự S. hiện còn cư trú tại địa phương (hộ KT3) vào ngày 03/3/2005 tức là có mặt tại địa chỉ cư trú trước các thời điểm Tòa phát giấy triệu tập, nhưng đã cố tình né tránh để khỏi phải nhận Giấy triệu tập của Tòa. Tại bút lục số 1 (khi có giấy triệu tập lần hai vào ngày 08/3/2005) UBND phường H. có cử cán bộ tên P. trực tiếp đến nhà giao giấy triệu tập những bị đơn dù có mặt tại nhà vẫn không ký nhận, vì vậy UBND phường đã xác nhận: “đương sự có mặt tại địa phương nhưng không ký nhận giấy triệu tập”. Cần nói thêm là bị đơn dân sự không thể nói rằng không biết bà E. kiện nội dung gì, bởi trong thực tế đã có nhiều lần bà E. đòi nợ, đòi nhà ông S. và đã làm đơn kiện ông S. tại UBND phường 20, quận T. về căn nhà và các khoản nợ này vào ngày 13/11/2003. Bà E. cũng điện thoại nhiều lần thông báo với ông S. là sẽ đưa ông ra Tòa. Hơn nữa, vào giờ cuối cùng bị đơn cũng có mặt tại Tòa sơ thẩm”1. Với đoạn lập luận này, câu đầu tiên: “Theo chúng tôi, việc kháng cáo của bị đơn dân sự là không có sơ sở pháp lý và thực tiễn” chính là kết luận (K)”. Đoạn tiếp theo bắt đầu từ “Trước khi đưa ra xét xử…” đến “… tại bút lục số 3” trình bày các bằng chứng về việc 1. Dẫn từ . 23.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> trước khi chính thức xét xử, Tòa sơ thẩm đã tiến hành các thủ tục mời hòa giải theo đúng quy định của pháp luật. Đây là luận cứ thứ nhất (L1). Đoạn tiếp theo từ “Bị đơn đã coi thường pháp luật…” đến “ký nhận giấy triệu tập” trình bày các chứng cứ về việc bị đơn cố tình né tránh giấy triệu tập của Tòa. Đây là luận cứ thứ hai (L2). Đoạn cuối cùng, từ “Cần nói thêm là…” đến hết, có mục đích khẳng định việc bị đơn đã biết rõ lý do vì sao bị bà E. kiện ra Tòa. Luận cứ này có tác dụng làm tăng sức mạnh của luận cứ L2, do vậy góp phần hỗ trợ cho kết luận. Với các phân tích trên, có thể viết gọn lại nội dung đoạn lập luận trên đây như sau: “Theo chúng tôi, việc kháng cáo của bị đơn dân sự là không có sơ sở pháp lý và thực tiễn bởi các lý do sau: trước khi xét xử chính thức, Tòa sơ thẩm đã thực hiện các thủ tục hòa giải chặt chẽ, đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Bị đơn hoàn toàn nhận thức rõ lý do bị bà E. kiện ra Tòa nhưng đã cố tình né tránh, từ chối tiếp nhận giấy triệu tập của Tòa. Mặt khác, Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định “bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử khi vắng mặt họ”. Những nội dung nằm ngoài đoạn lập luận đã rút gọn là những nội dung không đóng vai trò hình thành nên lập luận, nghĩa là không làm thay đổi bản chất và tinh thần của lập luận, mà chỉ có tác dụng minh họa, làm rõ hơn những nội dung có trong lập luận. 24.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 1.5. Cấu trúc của một lập luận 1.5.1. Quan hệ giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với kết luận Mỗi kết luận trong lập luận có thể được hình thành từ một hoặc nhiều luận cứ. Chất lượng của luận cứ cũng như mối quan hệ giữa các luận cứ trong lập luận có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực của lập luận. Để thuận tiện, trong các ví dụ sau đây ta ký hiệu K là kết luận và L (kèm theo chỉ số) là các luận cứ tương ứng. Trong những lập luận có nhiều luận cứ, giữa các luận cứ trong lập luận phải có quan hệ đồng hướng lập luận, nghĩa là phải cùng hướng đến một giá trị của kết luận (đúng/sai, tốt/xấu, khen/chê, nên/không nên…). Trong logic hình thức thì đây là sự tuân thủ yêu cầu của luật cấm mâu thuẫn. Có 2 trường hợp đồng hướng lập luận: 1.5.1.1. Luận cứ đồng hướng tương hợp (cùng phạm trù) Ví dụ: “Cơ sở đào tạo chỉ lo mở rộng quy mô, không quan tâm đầu tư bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giảng viên (L1); giảng viên không ý thức đầy đủ bổn phận của mình với chất lượng đào tạo (L2); cơ quan quản lý buông lỏng trách nhiệm, không thực thi đầy đủ và kịp thời chức năng kiểm soát, đánh giá chất lượng đầu ra (L3). Có thể nói, sự suy giảm chất lượng đào tạo bắt nguồn từ yếu tố con người của toàn hệ thống (K)”. Trong ví dụ này, các luận cứ (L1, L2, L3) đều phản ánh cùng một phạm trù, đó là yếu tố con người. 25.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 1.5.1.2. Luận cứ đồng hướng không tương hợp (không cùng phạm trù) Ví dụ: “Ngôi nhà có thiết kế đẹp, thoáng mát, tiện nghi (L1), vừa nằm ở khu dân cư có tiếng an ninh, vừa gần chợ và trường học (L2). Đây lại là thời điểm giá nhà đất đang xuống rất thấp (L3). Vì thế, theo tôi anh nên mua (K)”. Ở đây, mỗi luận cứ phản ánh một dấu hiệu khác nhau về ngôi nhà. Luận cứ L1 liên quan đến kiến trúc ngôi nhà; luận cứ L2 liên quan đến vị trí, tình trạng an ninh khu vực có ngôi nhà; luận cứ L3 liên quan đến giá cả của ngôi nhà. Trong một lập luận có nhiều luận cứ, mặc dù các luận cứ đều có nhiệm vụ là hỗ trợ, làm chỗ dựa cho việc hình thành kết luận, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các luận cứ đối với kết luận có thể sẽ không như nhau. Nói khác đi, tùy thuộc vào chất lượng mà hiệu lực của mỗi luận cứ trong lập luận cũng khác nhau. Ví dụ: “Án oan sai xuất hiện ngày càng nhiều trước hết là do những hạn chế về năng lực của cán bộ ngành Tòa án (L1), họ bị rối trong mớ bòng bong và không tìm ra cách xử lý vấn đề khi xem xét sự việc. Nguyên nhân thứ hai là thái độ vô trách nhiệm đối với nhiệm vụ (L2): không khó bắt gặp tình trạng làm qua loa, đại khái, nhiều khi rất cẩu thả. Nhưng điều nguy hại hơn cả chính là động cơ mờ ám không trong sáng, thậm chí xấu xa khi thực thi nhiệm vụ (L3). Vì lợi ích của mình, họ sẵn sàng bóp méo sự thật, ngụy tạo chứng cứ, ép cung… và xử án theo ý chí của họ. Vì thế, tình trạng án oan sai là nguyên nhân làm xói mòn, mà hậu quả lâu dài có thể dẫn đến triệt tiêu lòng tin của người dân vào pháp luật (K)”. 26.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Trong ví dụ trên, để đi đến kết luận: “tình trạng án oan sai nguyên nhân làm xói mòn, mà hậu quả lâu dài có thể dẫn đến triệt tiêu lòng tin của nhân dân vào pháp luật”, ta có 3 luận cứ (cũng là 3 nguyên nhân). Trong đó, luận cứ L3: “động cơ mờ ám, không trong sáng, thậm chí xấu xa khi thực thi nhiệm vụ” là nguyên nhân trực tiếp và có tác động mạnh nhất đến việc làm “triệt tiêu lòng tin của nhân dân vào pháp luật”. Nếu trình độ và trách nhiệm công vụ yếu kém chỉ có thể làm suy giảm lòng tin thì chính động cơ “mờ ám, không trong sáng, thậm chí xấu xa” mới thực sự là nguyên nhân làm xói mòn, dẫn đến làm hủy diệt lòng tin của người dân vào pháp luật. Ta nói rằng, đối với kết luận K, luận cứ L3 là luận cứ có hiệu lực hỗ trợ mạnh nhất. Về mối quan hệ giữa các luận cứ, có 2 trường hợp: - Luận cứ hoạt động độc lập: nghĩa là kết luận có thể được rút ra chỉ cần dựa trên luận cứ đó mà không đòi hỏi có sự hỗ trợ của các luận cứ khác. Ví dụ: “Đa số người dân thiếu ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông (L1), một bộ phận không nhỏ cảnh sát giao thông thiếu nghiêm khắc trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm Luật giao thông (L2), hạ tầng giao thông không đảm bảo, nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng (L3). Vì vậy, tình trạng tai nạn giao thông chắc chắn sẽ còn gia tăng trong thời gian tới (K)”. Với ví dụ này, một luận cứ bất kỳ đều đảm bảo, cho phép rút ra kết luận để hình thành lập luận, mặc dù hiệu lực 27.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> chung của lập luận có thể suy giảm do vắng mặt các luận cứ khác. Ví dụ: ta có thể nói: “Đa số người dân thiếu ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông. Vì vậy, tình trạng tai nạn giao thông chắc chắn sẽ còn gia tăng trong thời gian tới”. Tương tự, có thể rút ra kết luận K từ luận cứ L2 hoặc L3. - Các luận cứ không hoạt động độc lập mà bị ràng buộc với nhau. Nghĩa là kết luận không thể được rút ra nếu chỉ dựa trên một luận cứ, mà cần có sự kết hợp với một hay một số luận cứ khác. Ví dụ: “Theo Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự thì người bị hại là người bị thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra (L1). Ngân hàng Sacombank chỉ làm dịch vụ nhận tiền gởi kỳ hạn có trả lãi cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 mà thôi (L2). Số tiền gần 7 tỷ đồng mà bị cáo chiếm đoạt tại tài khoản trên là tài sản của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 (L3). Vì vậy, theo quy định của pháp luật, không phải Sacombank mà chính Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 mới là người bị hại trong vụ án này (K)”. Với ví dụ này, việc loại bỏ bất kỳ một luận cứ nào cũng đều không đảm bảo cho sự hiện diện của kết luận. Chỉ khi có sự kết hợp đồng thời các luận cứ L1, L2 và L3 với nhau, ta mới có thể rút ra kết luận K như trên. Chính sự ràng buộc giữa các luận cứ mà các lập luận trong đó các luận cứ hoạt động ràng buộc nhau dễ bị tấn công, bẻ gãy hơn so với các lập luận mà trong đó các luận cứ hoạt động độc lập. Lưu ý rằng, trong một lập luận có thể có bao gồm cả hai 28.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> loại luận cứ: luận cứ hoạt động độc lập và luận cứ hoạt động có sự ràng buộc với luận cứ khác. Ví dụ: “Công an là lực lượng có chức năng, có nghiệp vụ và được trang bị đầy đủ phương tiện để trấn áp tội phạm. Tội phạm chỉ sợ công an vì chúng hiểu rằng khi sa lưới pháp luật, hành vi tội phạm của chúng sẽ bị trả giá. Người dân có bổn phận và trách nhiệm phòng ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của mình. Hơn nữa, không phải ai cũng có nghĩa vụ và khả năng trở thành Lục Vân Tiên. Do đó, việc trấn áp và bắt giữ tội phạm là nghĩa vụ của ngành Công an”. Trong lập luận này, tiền đề cho kết luận K: “Do đó, việc trấn áp và bắt giữ tội phạm là nghĩa vụ của ngành Công an” có các luận cứ: - “Công an là lực lượng có chức năng, có nghiệp vụ và được trang bị đầy đủ phương tiện để trấn áp tội phạm” (L1). - “Tội phạm chỉ sợ công an vì chúng hiểu rằng khi sa lưới pháp luật, hành vi tội phạm của chúng sẽ bị trả giá” (L2). - “Người dân có bổn phận và trách nhiệm phòng ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của mình” (L3). - “Không phải ai cũng có nghĩa vụ và khả năng trở thành Lục Vân Tiên” (L4). Các luận cứ L1, L2, L4 là những luận cứ có thể hoạt động độc lập, nghĩa là nếu chỉ xuất phát từ từng mỗi luận cứ ta cũng có thể rút ra được kết luận K, mặc dù có thể thấy hiệu lực của các lập luận không như nhau. Tuy nhiên, một mình 29.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> luận cứ L3 chưa cho phép đi đến kết luận bởi nội dung của luận cứ L3 chưa thể hiện yếu tố “nghĩa vụ”, “trách nhiệm” của người dân đối với việc bắt giữ và trấn áp tội phạm. Nếu kết hợp L3 với luận cứ khác, ví dụ L4, thì lập luận nhận được: “Người dân có bổn phận và trách nhiệm phòng ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của mình. Hơn nữa, không phải ai cũng có nghĩa vụ và khả năng trở thành Lục Vân Tiên. Do đó, việc trấn áp và bắt giữ tội phạm là nghĩa vụ của ngành Công an” sẽ trở nên sáng sủa và logic. Các ví dụ trên đây cũng cho thấy tùy thuộc vào mục đích cần hướng đến mà trong một lập luận, kết luận có thể nằm ở cuối, ở đầu hoặc xen kẽ giữa các luận cứ. Trong trường hợp hiệu lực của các luận cứ không như nhau, kết luận thường nằm ngay sát luận cứ có hiệu lực lập luận cao nhất. Trong các ví dụ đưa ra sau đây, luận cứ có gạch chân là luận cứ được coi là có hiệu lực mạnh nhất đối với kết luận. - “Là người có chủ trương sai trái (L1), khi bị phát hiện lại tìm cách đối phó (L2). Đặc biệt, thái độ khai báo ngoan cố, không thành khẩn (L3). Do vậy, cần phải thẳng tay nghiêm trị (K)”. - “Do hiểu biết pháp luật hạn chế (L1), lại thiếu sự quan tâm chăm lo giáo dục của gia đình (L2), nên một bộ phận thanh, thiếu niên đã vi phạm pháp luật (K). Ngoài ra, phải kể đến sự thiếu nghiêm minh của những chế tài nhằm ngăn ngừa những hành vi phạm pháp (L3)”. - “Tôi xin khẳng định: thân chủ của tôi hoàn toàn vô tội (K). Trước hết, đề nghị Tòa quan tâm xem xét các dấu hiệu 30.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ngoại phạm mà chúng tôi đã đưa ra trong phiên tòa sơ thẩm (L1). Trong quá khứ, giữa bị cáo và người bị hại hoàn toàn không có thù oán gì (L2). Hơn nữa, chúng ta vẫn chưa xác định được động cơ nào dẫn đến việc bị cáo thực hiện hành vi phạm tội này (L3)”. 1.5.2. Lập sơ đồ biểu diễn cấu trúc lập luận Để thuận tiện trong việc phân tích, xem xét và đánh giá mối quan hệ tầng bậc giữa các thành phần trong một lập luận, ta có thể biểu diễn cấu trúc quan hệ giữa luận cứ và kết luận trong một lập luận dưới dạng sơ đồ. Trong sơ đồ, các luận cứ hoạt động độc lập được diễn tả bởi mũi tên liền nét, còn các luận cứ hoạt động không độc lập (có sự ràng buộc với luận cứ khác) được diễn tả bởi mũi tên không liền nét. Ví dụ: “Chính sự hạn chế trong việc hiểu biết pháp luật (L) nên một bộ phận thanh, thiếu niên đã vi phạm pháp luật (K). Lập luận này được diến tả bởi sơ đồ: L. K. Dưới đây là sơ đồ biểu diễn các lập luận trong các ví dụ đã xét ở phần trước. - “Đa số người dân thiếu ý thức tự giác chấp hành luật giao thông (L1), một bộ phận không nhỏ cảnh sát giao thông thiếu nghiêm khắc trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm luật giao thông (L2), hạ tầng giao thông không đảm bảo, nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng (L3). Do đó, dự báo tình trạng tai nạn giao thông sẽ còn gia tăng trong thời gian tới (K)”. 31.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> L1 L2. K. L3. - “Theo Điều 51 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì người bị hại là người bị thiệt hại về tài sản do tội phạm gây ra (L1). Ngân hàng Sacombank chỉ làm dịch vụ nhận tiền gởi kỳ hạn có trả lãi cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 mà thôi (L2). Số tiền gần 7 tỷ đồng mà bị cáo chiếm đoạt tại tài khoản trên là tài sản của Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 (L3). Vì vậy, theo quy định của pháp luật, không phải Sacombank mà chính Ban bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 mới là người bị hại trong vụ án này (K)”. L1 L2. K. L3. - “Công an là lực lượng có chức năng, có nghiệp vụ và được trang bị đầy đủ phương tiện để trấn áp tội phạm (L1). Tội phạm chỉ sợ công an vì chúng hiểu rằng khi sa lưới pháp luật, hành vi tội phạm của chúng sẽ bị trả giá (L2). Người dân có bổn phận và trách nhiệm phòng ngừa tội phạm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng và tài sản của mình (L3). Hơn nữa, không phải ai cũng có nghĩa vụ và khả năng trở thành Lục Vân Tiên (L4). Do đó, việc trấn áp và bắt giữ tội phạm là nghĩa vụ của ngành Công an (K)”. 32.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> L1 L2 K. L3 L4. Đối với những lập luận đơn giản, việc xây dựng sơ đồ biểu diễn cấu trúc lập luận có thể là việc làm không cần thiết. Tuy nhiên, với những lập luận phức tạp, chứa nhiều thành phần trong nội dung lập luận, mỗi thành phần không chỉ có một mà có nhiều thành tố, thì việc phân tích, biểu diễn lập luận dưới dạng hình ảnh, sơ đồ là phương pháp trực quan, sinh động, có tác động tích cực, giúp việc nhận diện, nắm bắt nội dung của lập luận chính xác, nhạy bén. Đây là một kỹ năng rất quan trọng để trau dồi tính chính xác và độ sắc bén trong tư duy khi phân tích, đánh giá lập luận, đặc biệt là với những lập luận mà trong đó mỗi luận cứ cũng là một lập luận (lập luận trong lập luận). Để minh họa, ta xét ví dụ sau đây. Trong ví dụ này, ta gọi lập luận được hình thành từ luận cứ là lập luận con để phân biệt với lập luận ban đầu là lập luận lớn (hay lập luận chính). Khi đó, kết luận của lập luận con được gọi là tiểu kết luận (ký hiệu là TK). Ví dụ1: “Đã đến lúc Pháp luật cần thừa nhận hôn nhân đồng tính. Ai cũng biết giới tính của mỗi người là do bẩm sinh, không ai có quyền lựa chọn. Hơn nữa, tình yêu không phân biệt giới tính. Bởi vậy, dù thuộc giới tính nào thì họ cũng không có lỗi và hôn nhân cần được xem là quyền chính 1. Theo báo Dân trí, ngày 15/7/2012.. 33.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> đáng của mỗi người. Nếu Pháp luật không thừa nhận, người đồng tính sẽ phải tìm bình phong bằng cách lập gia đình với người khác giới. Lập gia đình nhưng không có tình yêu, do đó họ vẫn duy trì mối quan hệ đồng tính của mình. Hôn nhân được Luật pháp công nhận sẽ dễ bị đổ vỡ hoặc gánh chịu những bi kịch nặng nề. Do đó, nếu không công nhận hôn nhân đồng tính thì hậu quả tiêu cực còn lớn hơn rất nhiều. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng tính. Một khảo sát ở Việt Nam cho thấy có đến 71,1% người đồng tính mong muốn Pháp luật Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính. Điều đó chứng tỏ việc công nhận hôn nhân đồng tình đã trở thành xu thế phổ biến”. Đây là một lập luận ủng hộ cho việc nên công nhận hôn nhân đồng tính. Kết luận chính của lập luận này (K) là: “Đã đến lúc Pháp luật cần thừa nhận hôn nhân đồng tính”. Xác định các thành phần trong lập luận con từ các luận cứ (L): - Luận cứ L1: “Ai cũng biết giới tính của mỗi người là do bẩm sinh, không ai có quyền lựa chọn. Hơn nữa, tình yêu không phân biệt giới tính. Bởi vậy, dù thuộc giới tính nào thì họ cũng không có lỗi và hôn nhân cần được xem là quyền chính đáng của mỗi người” là một lập luận, gồm 2 luận cứ là: “Ai cũng biết giới tính của mỗi người là do bẩm sinh, không ai có quyền lựa chọn” và: “tình yêu không phân biệt giới tính”. Từ đó, TK1: “dù thuộc giới tính nào thì họ cũng không 34.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> có lỗi và hôn nhân cần được xem là quyền chính đáng của mỗi người”. - Luận cứ L2: “Nếu Pháp luật không thừa nhận, người đồng tính sẽ phải tìm bình phong bằng cách lập gia đình với người khác giới. Lập gia đình nhưng không có tình yêu, do đó họ vẫn duy trì mối quan hệ đồng tính của mình. Hôn nhân được Luật pháp công nhận sẽ dễ bị đổ vỡ hoặc gánh chịu những bi kịch nặng nề. Do đó, nếu không công nhận hôn nhân đồng tính thì hậu quả tiêu cực còn lớn hơn rất nhiều” cũng là một lập luận, gồm 2 luận cứ là: “Nếu Pháp luật không thừa nhận, người đồng tính sẽ phải tìm bình phong bằng cách lập gia đình với người khác giới” và: “Hôn nhân được Luật pháp công nhận sẽ dễ bị đổ vỡ hoặc gánh chịu những bi kịch nặng nề”. Do đó, TK2: “nếu không công nhận hôn nhân đồng tính thì hậu quả tiêu cực còn lớn hơn rất nhiều”. - Luận cứ L3: “Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng tính. Một khảo sát ở Việt Nam cho thấy có đến 71,1% người đồng tính mong muốn Pháp luật Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính. Điều đó chứng tỏ việc công nhận hôn nhân đồng tình đã trở thành xu thế phổ biến” là một lập luận, cũng gồm 2 luận cứ là: “Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng tính”. và “Một khảo sát ở Việt Nam cho thấy có đến 71,1% người đồng tính mong muốn Pháp luật Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính”. 35.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Vậy, TK3: “Điều đó chứng tỏ việc công nhận hôn nhân đồng tình đã trở thành xu thế phổ biến”. Sơ đồ mô tả toàn bộ lập luận như sau: “Ai cũng biết giới tính của mỗi người là do bẩm sinh, không ai có quyền lựa chọn” “tình yêu không phân “tình biệtyêu giớikhông tính”phân biệt giới tính” “Nếu Pháp luật không thừa nhận, người đồng tính sẽ phải tìm bình phong bằng cách lập gia đình với người khác giới” “Hôn nhân được Luật pháp công nhận sẽ dễ bị đổ vỡ hoặc gánh chịu những bi kịch nặng nề” “Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận hôn nhân đồng tính” “Một khảo sát ở Việt Nam cho thấy có đến 71,1% người đồng tính mong muốn Pháp luật Việt Nam thừa nhận hôn nhân đồng tính”. “dù thuộc giới tính nào thì họ cũng không có lỗi và hôn nhân cần được xem là quyền chính đáng của mỗi người” (TK1). “nếu không công nhận hôn nhân đồng tính thì hậu quả tiêu cực còn lớn hơn rất nhiều so với việc công nhận” (TK2). “Điều đó chứng tỏ việc công nhận hôn nhân đồng tình đã trở thành xu thế phổ biến” (TK3). (L). 36. “Đã đến lúc Pháp luật cần thừa nhận hôn nhân đồng tính” (K).

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Trong một lập luận có thể có nhiều tiểu kết luận (TK), nhưng thường chỉ có một kết luận chính (K). 1.6. Các hình thức lập luận Tùy vào cách thức liên kết về nội dung giữa luận cứ với kết luận, ta có các hình thức lập luận sau: 1.6.1. Lập luận diễn dịch Lập luận diễn dịch là lập luận xuất phát từ luận điểm có tính khái quát, chân lý, chuẩn mực để dẫn đến kết luận mang tính riêng biệt, cụ thể (từ cái chung đến cái riêng). Ta xét các ví dụ: Ví dụ 1: “Tham nhũng là vấn đề hiện đang được đặc biệt quan tâm ở châu Á. Việc Chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tội nhận hối lộ được coi là hành động mở đầu cho chiến dịch thanh trừng tội phạm tham nhũng trong hàng ngũ quan chức. Giới lập pháp ở Đài Loan hiện cũng phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong Chính phủ cũng sẽ phải làm điều đó. Cũng do tham nhũng, Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế tại hạ viện và dấu hiệu suy giảm uy tín vẫn chưa dừng lại”1. Lập luận này có thể được biểu diễn bởi sơ đồ:. 1. Theo báo Tuổi trẻ, ngày 05/8/1993.. 37.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Tham nhũng là vấn đề hiện đang được đặc biệt quan tâm ở châu Á.. Việc Chính phủ Hàn Quốc bắt giam hai cựu Bộ trưởng… được coi là hành động mở đầu cho chiến dịch thanh trừng tội phạm tham nhũng trong hàng ngũ quan chức.. Giới lập pháp ở Đài Loan hiện cũng phải công khai tài sản của mình và rồi đây các viên chức cao cấp trong Chính phủ cũng sẽ phải làm điều đó.. TIỀN ĐỀ (Khái quát, khuôn khổ). Cũng do tham những, Đảng Dân chủ tự do cầm quyền ở Nhật Bản đã mất đa số ghế tại hạ viện và dấu hiệu suy giảm uy tín vẫn chưa dừng lại.. KẾT LUẬN (Cụ thể, riêng biệt). Ví dụ 2: “Điểm a, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định lòng lề đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích giao thông, không một cá nhân, tổ chức nào được tự ý lấn chiếm để sử dụng cho mục đích cá nhân. Ở Thành phố này, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cảnh tượng họp chợ, mua bán ngay trên lề đường. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và khá phổ biến của người dân Thành phố”. Lập luận diễn dịch trong ví dụ này có cấu trúc của một tam đoạn luận với 2 mệnh đề là các tiền đề: 38.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Mệnh đề chính: “Điểm a, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định lòng lề đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích giao thông, không một cá nhân, tổ chức nào được tự ý lấn chiếm để sử dụng cho mục đích cá nhân”, biểu diễn khuôn khổ chuẩn mực có tính khái quát. - Mệnh đề phụ: “Ở Thành phố này, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cảnh tượng họp chợ, mua bán ngay trên lề đường”, diễn tả quan sát cụ thể. Cuối cùng là mệnh đề kết luận của lập luận: “Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và khá phổ biến của người dân Thành phố”. Lập luận trên được biểu diễn bằng sơ đồ sau:. Điểm a, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định lòng lề đường, vỉa hè được sử dụng cho mục đích giao thông, không một cá nhân, tổ chức nào được tự ý lấn chiếm để sử dụng cho mục đích cá nhân.. Ở Thành phố này, có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cảnh tượng họp chợ, mua bán ngay trên lề đường (Quan sát cụ thể). Đây là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và khá phổ biến của người dân Thành phố. (KẾT LUẬN). (Chuẩn mực, khái quát) (TIỀN ĐỀ). 39.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> Đặc điểm quan trọng của lập luận diễn dịch là từ tiền đề đúng luôn dẫn đến kết luận đúng, nếu lập luận tuân thủ quy luật, quy tắc logic. Vì vậy, khi những tiền đề càng mang tính khái quát, chuẩn mực, càng chân xác, tin cậy và phổ quát thì kết luận nhận được sẽ càng vững vàng, chắc chắn. Cấu trúc chung của dạng lập luận diễn dịch có thể tóm tắt bởi sơ đồ: KHÁI QUÁT, CHUẨN MỰC. QUAN SÁT CỤ THỂ. KẾT LUẬN. Hình 1.1. Sơ đồ biểu diễn lập luận diễn dịch Các kết luận do kết quả của lập luận diễn dịch có thể nhận được xuất phát không phải từ một mà từ một số tiền đề có tính khái quát, chuẩn mực kết hợp với một số quan sát cụ thể. Dạng lập luận này thường gặp trong các văn bản pháp lý. Để làm ví dụ, có thể lấy trích dẫn lập luận của Luật sư Phan Trung Hoài khi bác bỏ những cáo buộc trong bản án sơ thẩm số 34/2011/HSST ngày 22/6/2011 tuyên phạt ông Vũ Đình Châu mức án 8 năm 6 tháng tù tổng hợp cả 3 tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (2 năm tù), “cố ý làm trái 40.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (6 năm tù) và “che giấu tội phạm” (6 tháng tù) như sau1: “Thứ nhất, bản án sơ thẩm đánh giá sai lệch bản chất giao dịch giữa Công ty Xổ số kiến thiết (CTXSKT) và Công ty Tấn Lợi, có dấu hiệu hình sự hóa quan hệ dân sự - kinh tế, quy buộc tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với ông Vũ Đình Châu không bảo đảm căn cứ pháp lý. Thứ hai, về mặt pháp lý, đây thực chất là giao dịch dân sự - kinh tế hợp pháp, phù hợp về hình thức và nội dung được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005, đang được các bên triển khai và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, thể hiện qua các chứng cứ, tài liệu. Thứ ba, bản án sơ thẩm đã xác định hậu quả thiệt hại do hành vi “thiếu trách nhiệm…” là thiếu căn cứ, cách thức và phương pháp xác định thiệt hại là tùy tiện. Căn cứ theo Điều 251 BLTTHS năm 2003, do có một trong những căn cứ được quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 BLTTHS, chúng tôi xin trân trọng kính đề nghị HĐXX phúc thẩm quyết định chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Vũ Đình Châu và quan điểm bào chữa của luật sư: 1. Bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Vũ Đình Châu trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bình Dương tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/12/2011 (Dẫn từ ).. 41.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 1) Tuyên bố ông Vũ Đình Châu không phạm cả 3 tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Che giấu tội phạm”; 2) Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án, trả tự do cho ông Vũ Đình Châu ngay tại phiên tòa, khôi phục toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp của ông Vũ Đình Châu theo quy định của pháp luật”. Lập luận trên đây có thể diễn tả vắn tắt qua sơ đồ: Căn cứ: - Điều 251 BLTTHS năm 2003.... KHÁI QUÁT, CHUẨN MỰC. -Điểm 1 và điểm 2 Điều 107 BLTTHS..... Thứ nhất… QUAN SÁT CỤ THỂ. Thứ hai… Thứ ba.... ... đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm... KẾT LUẬN. 1. Tuyên bố... 2. Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.... 1.6.2. Lập luận quy nạp Ngược lại với lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp là lập luận đi từ những quan sát cụ thể, đơn lẻ, riêng biệt để dẫn đến 42.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> kết luận mang tính khái quát, phổ biến (từ cái riêng đến cái chung). Dưới đây là một số ví dụ: Ví dụ 1: Lời trần tình của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trong phiên tòa xét xử vụ đại án Ngân hàng Oceanbank: “Thực ra bị cáo là con người hiền lành, tốt tính. Không chỉ trong công việc mà cả trong quan hệ bạn bè, suốt bao nhiêu năm công tác lúc nào cũng nhiệt tình vì đơn vị công tác, vì đồng chí, đồng nghiệp. Bị cáo cũng có ảnh hưởng rất tốt trong giới doanh nghiệp, họ rất tin yêu, quý mến… Quy cho bị cáo tội chiếm đoạt thì oan quá”1. Ví dụ 2: “Thưa quý tòa, tại thời điểm xảy ra sự việc bị cáo chỉ là phó phòng địa chính, chỉ là tham mưu giúp việc, ý kiến của bị cáo chỉ là ý kiến của một cá nhân và chỉ mang tính tham khảo. Ai cũng biết quyết định chỉ được Chủ tịch UBND Thành phố ký ban hành nếu có sự thống nhất bằng văn bản của Hội đồng tư vấn gồm đại diện của các Ban, Ngành có liên quan. Vì thế, nếu cho rằng hậu quả làm thiệt hại hơn 10 tỷ đồng trong vụ án này là thuộc trách nhiệm của bị cáo thì rất vô lý và không khách quan”2. Trong các ví dụ trên, kết luận (phần gạch dưới) được rút ra từ những chi tiết, quan sát cụ thể. Có thể mô tả bằng các sơ đồ tương ứng như sau:. 1 2. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/4/2018. . 43.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Với ví dụ 1: Quy cho bị cáo tội chiếm đoạt thì oan quá. Không chỉ trong công việc mà cả trong quan hệ bạn bè, suốt bao nhiêu năm công tác lúc nào cũng nhiệt tình vì đơn vị công tác, vì đồng chí, đồng nghiệp. … bị cáo là con người hiền lành, tốt tính. Bị cáo cũng có ảnh hưởng rất tốt trong giới doanh nghiệp, họ rất tin yêu, quý mến.. Sơ đồ này có dạng: KẾT LUẬN. QUAN SÁT CỤ THỂ 1. QUAN SÁT CỤ THỂ 2. QUAN SÁT CỤ THỂ 3. Với ví dụ 2: 44. ……... QUAN SÁT CỤ THỂ ….

<span class='text_page_counter'>(57)</span> nếu cho rằng hậu quả làm thiệt hại hơn 10 tỷ đồng trong vụ án này là thuộc trách nhiệm của bị cáo thì rất vô lý và không khách quan. Ai cũng biết quyết định chỉ được Chủ tịch UBND Thành phố ký ban hành nếu có sự thống nhất bằng văn bản của Hội đồng tư vấn gồm đại diện của các Ban, Ngành có liên quan. bị cáo chỉ là phó phòng địa chính. chỉ là tham mưu giúp việc. ý kiến của bị cáo chỉ là ý kiến của một cá nhân và chỉ mang tính tham khảo. Như vậy, cũng như lập luận diễn dịch, các dữ liệu quan sát cụ thể trong lập luận quy nạp có thể được kết nối với các căn cứ đối chiếu, so sánh để rút ra kết luận theo sơ đồ: KẾT LUẬN. CĂN CỨ ĐỐI CHIẾU, SO SÁNH. QUAN SÁT CỤ THỂ 1. QUAN SÁT CỤ THỂ 2. QUAN SÁT CỤ THỂ 3. ……... QUAN SÁT CỤ THỂ…. Hình 1.2. Sơ đồ biểu diễn lập luận quy nạp 45.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Khác với lập luận diễn dịch, trong lập luận quy nạp cho dù các tiền đề là đúng đắn thì kết luận cũng chỉ đúng với một xác xuất nào đó mà thôi. Nói khác đi, kết luận mà lập luận quy nạp nhận được luôn tiềm ẩn rủi ro. Do đó để tránh mắc sai lầm, khi xây dựng lập luận quy nạp cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải khái quát được dấu hiệu bản chất của các sự vật, hiện tượng, sự việc. - Chỉ có thể áp dụng cho một nhóm đối tượng cùng loại. - Kết luận phải được rút ra từ một số lượng mẫu đủ lớn và phải được kiểm chứng từ thực tế. Tóm lại, trong mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận thì lập luận diễn dịch và lập luận quy nạp là 2 hình thức lập luận trái ngược nhau và có thể được biểu diễn bởi sơ đồ: (Tiền đề). KHÁI QUÁT, PHỔ BIẾN. Tiền đề (cụ thể, đơn lẻ) càng phong phú, càng rộng, càng bao quát… thì Kết luận (khái quát, phổ biến) có xác suất càng lớn.. Tiền đề (khái quát, phổ biến) càng chuẩn mực, càng chắc chắn thì giá trị của Kết luận (cụ thể, đơn lẻ) càng cao.. (Kết luận). (Kết luận). CỤ THỂ, ĐƠN LẺ. DIỄN DỊCH. (Tiền đề). QUY NẠP. Hình 1.3. Quan hệ giữa lập luận diễn dịch và lập luận quy nạp 46.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 1.6.3. Lập luận hỗn hợp Lập luận hỗn hợp là dạng lập luận phối hợp giữa lập luận diễn dịch và lập luận quy nạp, gồm 2 bước: - Bước 1: đi từ khái quát đến cụ thể. Thông qua việc mở đầu bằng cách nêu luận điểm khái quát (bậc 1), sau đó là các luận cứ diễn giải, thuyết trình. - Bước 2: đi từ cụ thể đến khái quát. Từ các luận cứ được nêu ra để đi đến kết luận có tính nâng cao (bậc 2). Ví dụ1: Thái độ “làng nhàng” là một trở lực rất lớn cho sự phát triển xã hội (Bậc 1). Một mặt, “làng nhàng” làm cho xã hội không đủ khả năng phát hiện, sáng tạo các tri thức mới hoặc cập nhật, ứng dụng các thành tựu tri thức mới mẻ, phong phú của nhân loại để làm thay đổi số mệnh cộng đồng. Mặt khác, trong môi trường “làng nhàng”, cái mới, nếu có, cũng thiếu môi trường thuận lợi để đơm bông, kết trái. Sự “làng nhàng” còn góp phần tạo nên một xã hội thụ động. Với một con người cụ thể, nếu năng lực và thái độ sống của anh ta chỉ ở mức “làng nhàng”, anh ta luôn luôn lệ thuộc vào một đối tượng khác. Đối tượng ấy có thể là quyền lực, là truyền thống, là đám đông, kể cả… thần thánh. Khi những cá thể lệ thuộc, bị động chiếm đa số, họ sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Sự lan tỏa sức ì chắc chắn sẽ diễn ra, ảnh hưởng tiêu cực đến tính năng động xã hội của bộ phận còn lại, biến sức ì thành đặc tính trội của cộng đồng... Một xã hội “làng nhàng” là một xã hội không tự quyết được vận mệnh của mình và thường hứng chịu những rủi ro, bất trắc từ bên ngoài (Bậc 2)”. 1. Đặng Hoàng Giang, “Thời báo kinh tế Sài Gòn”, ngày 23/2/2015.. 47.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 1.6.4. Lập luận phản đề Đây là dạng lập luận thông qua dùng lý lẽ để phản bác lại luận điểm đối lập, từ đó khẳng định luận điểm đã đưa ra ban đầu. Ví dụ: “Bản án sơ thẩm số…., ngày….. xét xử về việc…. của Tòa án nhân dân quận X, Thành phố P, tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn…. - Căn cứ vào Điều…, Luật… - Theo quy định tại Điều…, Luật… - Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cũng như lời trình bày của nguyên đơn… ……. Như vậy, có thể thấy việc Tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là hoàn toàn không có căn cứ và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. 1.7. Giả định và hàm ý trong lập luận Các luận cứ là căn cứ, là cơ sở có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc rút ra những kết luận, những khẳng định/phủ định hàm chứa trong luận đề. Tuy nhiên, quá trình dẫn dắt đến những kết luận còn liên quan và phụ thuộc vào một yếu tố khác, đó là các giả định. Giả định là phần lập luận mà người nói (hoặc viết) không đưa ra (ẩn tàng), nghĩa là không hiện diện trong lập luận nhưng được xem như “hiển nhiên đúng”, là một niềm tin không được phát biểu thành lời nhưng có ảnh hưởng đến 48.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> việc hình thành kết luận. Giả định được ví như cầu nối vô hình, là “chất keo” gắn chặt luận cứ và kết luận, là nhân tố quyết định độ vững chắc, tin cậy của một lập luận. Mỗi lập luận có thể có nhiều hơn một giả định. Chúng ta xét ví dụ sau: “Bạn Hòa đạt được điểm cao trong kỳ thi Tuyển sinh đại học. Bởi vậy, chắc chắn Hòa sẽ có kết quả rất tốt khi tốt nghiệp đại học”. Với lập luận này, chúng ta có: Kết luận: “Chắc chắn Hòa sẽ có kết quả rất tốt khi tốt nghiệp đại học”. Luận cứ: “Bạn Hòa đạt được điểm cao trong kỳ thi Tuyển sinh đại học”. Giả định: kết quả của kỳ thi Tuyển sinh đại học là yếu tố duy nhất quyết định kết quả của quá trình học đại học. Nói khác đi, giả định ở đây phải là: một người có kết quả đầu vào Tuyển sinh đại học tốt chắc chắn cũng sẽ có kết quả học tập tốt ở bậc đại học. Có thể thấy nếu không có giả định nêu trên thì không thể rút ra kết luận như trong lập luận này được. Khác với giả định, hàm ý là những suy diễn mang tính chủ quan, không bị ràng buộc và cũng không ảnh hưởng đến giá trị của lập luận mà người nói/nghe có thể đưa (hoặc không đưa) ra. Chẳng hạn, trong ví dụ nêu trên, hàm ý của người đọc/nghe có thể là: - “Học ở bậc đại học đâu đơn giản thế được!”. 49.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> - “Khối đứa đậu đại học ngon lành mà vẫn không thể tốt nghiệp được đấy!”. -“Chẳng lẽ chỉ cần có kết quả Tuyển sinh tốt là có thể tốt nghiệp đại học mà chẳng cần học hành gì nữa sao?”… Do hàm ý là những suy diễn mang tính chủ quan nên nội dung, giá trị của hàm ý phụ thuộc vào văn hóa, trình độ, tập quán… của mỗi người. Như vậy, mặc dù không hiện diện, không được nhắc đến trong lập luận, nhưng với hầu hết các trường hợp, giả định được xem là thành tố không thể thiếu, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định kết luận, được xem như những mắt xích ẩn giấu trong cấu trúc lập luận, có vai trò như một “chất keo”, kết nối một cách logic luận cứ với kết luận. Từ giả định có thể suy diễn đến các hàm ý liên quan. Vì vậy, cùng với các luận cứ, giả định là một trong những điểm cần được hết sức quan tâm xác định, phân tích và làm sáng tỏ, bởi đây là những cơ sở chứa đựng những thông tin có giá trị cao để chỉ ra những điểm đúng/sai, hợp lý/không hợp lý, khả thi/bất khả thi… được thể hiện trong lập luận. Nhận diện và làm sáng tỏ các giả định trong lập luận là yêu cầu và là công việc cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng lập luận. Để thấy rõ hơn sự khác nhau giữa giả định và hàm ý, ta xét thêm ví dụ sau đây: Trước việc TAND tỉnh Bình Thuận bồi thường cho “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén hơn 10 tỷ đồng do phải chịu án oan sai, một lập luận cho rằng: “Hơn 10 tỷ đồng là mồ hôi, nước mắt của người dân. Không thể làm thế được”. 50.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Đây là một lập luận có cấu trúc khá đơn giản. Kết luận: “Không thể làm thế được” được rút ra dựa trên luận cứ: “Hơn 10 tỷ đồng là mồ hôi, nước mắt của người dân”. Người lập luận đã ngầm định rằng tiền được sử dụng để bồi thường án oan sai là tiền từ ngân sách, nghĩa là tiền từ nguồn thuế do người dân đóng góp (là mồ hôi, nước mắt của người dân). Như vậy, kết luận “Không thể làm thế được” chỉ đúng nếu chấp nhận điều kiện lấy tiền ngân sách để bồi thường án oan sai là điều không được phép làm. Nói khác đi, giả định của lập luận này là: sử dụng tiền ngân sách để bồi thường án oan sai là việc làm sai. Vì đó là việc làm sai nên mới có kết luận là không thể làm thế được. Với lập luận này, có thể có nhiều hàm ý khác nhau. Chẳng hạn: - “Ai xử sai thì người đó phải đền chứ, sao lại dùng tiền Nhà nước để đền?”. - “Quản lý ngân sách mà tùy tiện vậy sao?”. - “Xử sai, sao bắt dân phải chịu?”… Trong một lập luận có cấu trúc phức tạp với nhiều luận cứ, có thể với mỗi luận cứ sẽ tồn tại một giả định. Xác định đầy đủ, chính xác các giả định trong lập luận là một kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết để tăng cường hiệu lực, sức thuyết phục của lập luận trong việc khẳng định/phủ định kết luận mà lập luận đưa ra. Xét ví dụ: “Việc cố gắng dẹp bỏ các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường là nhiệm vụ “bất khả thi” của các cơ 51.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> quan chức năng. Chợ tự phát mọc lên xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của người dân, là cách để họ duy trì cuộc sống. Vì thế, dẹp nơi này thì họ sẽ tránh và tìm đến nơi khác. Hơn nữa, chợ tự phát còn là sự đáp ứng quy luật cung - cầu. Với rất nhiều người, mua thức ăn ở những chợ nhỏ lẻ đã trở thành thói quen bởi không chỉ giá cả rẻ hơn mà còn vừa nhanh, vừa thuận lợi. Một số địa phương đã áp dụng các chế tài mạnh như xử phạt, tịch thu phương tiện buôn bán của những người lấn chiếm lòng lề đường… Tuy nhiên, do không đủ lực lượng và phương tiện để túc trực 24/24 nên chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng vi phạm lại tái diễn như cũ”. Trong lập luận này, ta có: Kết luận chính (K): “Việc cố gắng dẹp bỏ các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường là nhiệm vụ “bất khả thi” của các cơ quan chức năng”. Để xác định các giả định của mỗi lập luận con, trước hết ta phải xác định các luận cứ của lập luận chính, nghĩa là phải xác định được các lập luận con. Với lập luận này, ta có 3 luận cứ (L) – cũng là 3 lập luận con – đó là: - L1: “Chợ tự phát mọc lên xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của người dân, là cách để họ duy trì cuộc sống. Vì thế, dẹp nơi này thì họ sẽ tránh và tìm đến nơi khác”. Ở đây, luận cứ “Chợ tự phát mọc lên xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của người dân, là cách để họ duy trì cuộc sống” dẫn đến TK1: “Vì thế, dẹp nơi này thì họ sẽ tránh và tìm đến nơi khác”. 52.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Giả định cho luận cứ L1 (G1) có thể là: “Người dân chỉ có thể mưu sinh bằng cách buôn bán ở chợ tự phát” (hiểu theo nghĩa đó là cách duy nhất). - L2: “Hơn nữa, chợ tự phát còn là sự đáp ứng quy luật cung - cầu. Với rất nhiều người, mua thức ăn ở những chợ nhỏ lẻ đã trở thành thói quen bởi không chỉ giá cả rẻ hơn mà còn vừa nhanh, vừa thuận lợi”. Tiểu kết luận TK2: “chợ tự phát còn là sự đáp ứng quy luật cung - cầu” với luận cứ hỗ trợ: “mua thức ăn ở những chợ nhỏ lẻ đã trở thành thói quen bởi không chỉ giá cả rẻ hơn mà còn vừa nhanh, vừa thuận lợi”. Giả định cho L2 (G2): “Mua bán ở chợ tự phát giữa lòng lề đường là một giải pháp đáp ứng quy luật cung - cầu”. - L3: “Một số địa phương đã áp dụng các chế tài mạnh như xử phạt, tịch thu phương tiện buôn bán của những người lấn chiếm lòng lề đường… Tuy nhiên, do không đủ lực lượng và phương tiện để túc trực 24/24 nên chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng vi phạm lại tái diễn như cũ”. Trong L3, TK3 là: “chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng vi phạm lại tái diễn như cũ” với luận cứ được dẫn ra: “do không đủ lực lượng và phương tiện để túc trực 24/24”. Giả định cho L3 (G3): “Khi không đủ lực lượng và phương tiện thì không thể khắc phục được tình trạng chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường”. Từ phân tích trên, ta có thể diễn tả cấu trúc của lập luận này bằng sơ đồ sau: 53.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> Chợ tự phát mọc lên xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của người dân, là cách để họ duy trì cuộc sống.. (G1). Dẹp nơi này thì họ sẽ tránh và tìm đến nơi khác (TK1). (L1) (TK1) mua thức ăn ở(L1) những chợ nhỏ lẻ đã trở thành thói (G2) quen bởi không chỉ giá cả rẻ hơn mà còn vừa nhanh, vừa thuận lợi. chợ tự phát còn là sự đáp ứng quy luật cung - cầu (TK2). (L2). … do không đủ lực lượng và phương tiện để túc trực 24/24. (G3). Việc cố gắng dẹp bỏ các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường là nhiệm vụ “bất khả thi” của các cơ quan chức năng. (K). chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng vi phạm lại tái diễn như cũ. (TK3). (L3) (L). 54.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 1.8. Lý lẽ trong lập luận đời thường Trong khi lập luận theo logic hình thức dựa trên các luận cứ khoa học, đã được chứng minh, luôn tất yếu đúng thì lý lẽ trong lập luận đời thường lại là những chân lý thông thường, có tính kinh nghiệm, không mang tính tất yếu, bắt buộc. Cùng một hiện tượng, một sự việc nhưng tùy thuộc vào không gian, thời gian, từng dân tộc, từng nền văn hóa… mà cách đánh giá, nhìn nhận giá trị cũng khác nhau. Lý lẽ đời thường không thể chứng minh được tính đúng/sai theo tiêu chuẩn logic chặt chẽ, nhưng lại được cho là hợp lý theo cách nghĩ, lối sống, phong tục tập quán, tâm lý và chuẩn mực đạo đức… của một cộng đồng, một dân tộc. Lý lẽ đời thường xuất hiện phổ biến trong mọi mặt đời sống xã hội, trở thành kinh nghiệm, bài học, chân lý hiển nhiên và được nhiều người thừa nhận. Theo Lê Thị Hồng Vân, lý lẽ trong lập luận đời thường bao gồm1: 1.8.1. Lý lẽ khách quan Trong lập luận đời thường, lý lẽ khách quan là các luận cứ có cơ sở trong thực tế khách quan, tồn tại xác thực trong đời sống, làm căn cứ để đánh giá có/không, đúng/sai. Đó là các văn bản, số liệu, sự kiện, chứng cứ trực tiếp, tồn tại xác thực trong thực tế khách quan, bao gồm: a/. Những chứng cứ thực tế có được qua việc xem xét, điều tra cụ thể, chính xác các sự việc trong thực tế như: diễn biến sự việc, bằng chứng, các số liệu, bút tích… 1. Lê Thị Hồng Vân, sđd, tr.127.. 55.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> b/. Các văn bản, điều luật, quy chế, quy định, điều lệ… liên quan đến sự việc hoặc cách phán quyết trước đây về những sự việc tương tự (án lệ trong xử án). Lý lẽ khách quan là loại lý lẽ có sức thuyết phục cao trong lập luận vì nó dựa trên các căn cứ đã được thừa nhận hiển nhiên, các bằng chứng tồn tại cụ thể, xác thực trong thực tế, có quan hệ nhân quả trực tiếp với sự việc, chứ không phải do suy diễn cảm tính. Vì vậy, đây là loại lý lẽ giúp cho lập luận chặt chẽ, có cơ sở vững chắc, khó lòng bác bỏ. Ví dụ: “Điều 82 Bộ luật Tố tụng Dân sự (TTDS) quy định rõ những tài liệu, hiện vật được xem là nguồn chứng cứ trong tố tụng dân sự. Theo đó, chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự được thu thập từ các nguồn sau đây: - Các tài liệu đọc được, nghe - Biên bản ghi kết quả thẩm được, nhìn được. định tại chỗ. - Các vật chứng.. - Tập quán.. - Lời khai của đương sự và của - Kết quả định giá tài sản. người làm chứng. - Kết luận giám định.. - Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.. Chẳng hạn, trong một vụ án tai nạn giao thông, người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại được một người cung cấp băng ghi hình diễn biến hiện trường vụ tai nạn giao thông. Đây là chứng cứ thực tế rất giá trị để xác định nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. 56.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 1.8.2. Lý lẽ cá nhân (lý lẽ nội tại) Khác với lý lẽ khách quan, lý lẽ cá nhân là lý lẽ dựa vào các hành vi cá nhân, dựa vào nhân thân để phán xét về con người. Dưới đây là các loại lý lẽ cá nhân được sử dụng trong lập luận với mục đích thuyết phục. 1.8.2.1. Lý lẽ hành vi cá nhân Lý lẽ hành vi cá nhân coi hành vi cá nhân là những chứng cứ làm luận chứng cho quy luật nhân quả: lấy phẩm chất của con người để đánh giá hành vi của họ (nhìn người đoán việc) và ngược lại, lấy hành vi của một người để suy ra phẩm chất của người đó (nhìn việc đoán người). Có 4 loại lý lẽ chung trong lập luận: +/. Lập luận căn cứ trên hành động: từ hành động để đánh giá, quy kết về phẩm chất của một người. Loại 1: nếu một người có hành động (+) thì đó là cơ sở để đánh giá người đó có phẩm chất (+). Loại 2: nếu một người có hành động (–) thì đó là cơ sở để lập luận rằng người đó có phẩm chất (–). +/. Lập luận căn cứ trên phẩm chất: từ phẩm chất để đánh giá hành động của một người. Loại 3: nếu một người có phẩm chất (+) thì đó là cơ sở để khẳng định hành động của người đó (+). Loại 4: nếu một người có phẩm chất (–) thì đó là cơ sở để khẳng định hành động của người đó (–). 57.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> (Ký hiệu (+) để chỉ những thuộc tính dương như tốt đẹp, tích cực… và ký hiệu (–) để chỉ những thuộc tính âm như xấu, tiêu cực…). Phát ngôn cũng là một loại hành động (hành động ngôn ngữ - hành vi ở lời), là một loại hành động đặc biệt, do đó từ bốn loại lý lẽ trên ta cũng có bốn loại lý lẽ tương tự áp dụng cho việc đánh giá phẩm chất của một người thông qua lời nói: Loại 1: lời nói có phẩm chất (+) thì con người cũng có phẩm chất (+). Loại 2: lời nói có phẩm chất (–) thì con người cũng có phẩm chất (–). Loại 3: con người có phẩm chất (+) thì lời nói cũng có phẩm chất (+). Loại 4: con người có phẩm chất (–) thì lời nói cũng có phẩm chất (–). Ví dụ: “Anh ta đã từng có hai tiền án về tội làm hàng giả. Vì vậy, việc tiếp tục tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật như trong vụ án này chỉ còn là vấn đề thời gian, làm sao tôi có thể tin những điều anh ta nói?”. Hay: “Là những cựu quân nhân, đã từng vào sinh ra tử, họ không bao giờ bán rẻ danh dự và phẩm giá để đồng lõa với những kẻ cơ hội, tham nhũng”. Hoặc lời của bị cáo Nguyễn Đức Kiên trong vụ án Ngân hàng ACB1: “Tôi không bỏ chạy, tôi không trốn chạy trách nhiệm… dù thời gian đó hộ chiếu của tôi dài hạn, tôi có quan hệ khắp nơi, tôi chờ cái gì sẽ đến với mình, tôi chịu trách 1. Báo Pháp luật và xã hội, ngày 03/6/2014.. 58.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> nhiệm với những gì mình làm”. Hay: “Vào những năm thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu, có rất nhiều kẽ hở để có thể thao túng, tôi biết nhưng tôi không làm”. 1.8.2.2. Lý lẽ nhân thân Với mục đích thuyết phục, các lập luận thường hay sử dụng một loại lý lẽ dựa trên quan hệ nhân quả là lý lẽ nhân thân. Lý lẽ loại này thường thấy trong các hoạt động tố tụng, như lập luận của Luật sư để gỡ tội cho thân chủ. Ví dụ: “Bị cáo có nhân thân tốt, cha là liệt sỹ trong kháng chiến chống Mỹ, các anh chị em đều là cán bộ, viên chức nhà nước, đều là Đảng viên”. Hay như lời của cựu Chủ tịch MobiFone trong vụ án AVG mới đây: “Tôi chỉ xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo ở MobiFone, họ là những người lãnh đạo ưu tú đã xây dựng MobiFone trong những ngày đầu tiên để trở thành mạng di động ưa thích nhất, đạt danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới, tích cực nộp ngân sách Nhà nước có hiệu quả nhất”1. 1.8.3. Lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội Với mục đích thuyết phục, lập luận đời thường sử dụng (riêng rẽ hoặc kết hợp) các lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội như sau: 1.8.3.1. Lý lẽ đạo đức Lý lẽ đạo đức là loại lý lẽ dựa trên các quy tắc đạo đức 1. Báo Dân trí, ngày 21/12/2019.. 59.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> truyền thống, các quy tắc nhân đạo nói chung trong giao tiếp, ứng xử. Nhìn chung, đó là những chuẩn mực đạo đức, là nguyên tắc nền tảng ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. Ví dụ: “Anh ấy với tôi là bạn bè chí cốt, sống chết có nhau. Trước đây, dù trong bom đạn khốc liệt của chiến tranh, chúng tôi vẫn gắn bó bên nhau. Không có lý do gì bây giờ anh ấy gặp khó khăn thì tôi lại bỏ mặc”… Hay: “Tôi là cha nên tôi phải làm tất cả, hy sinh tất cả vì con”. Đó là những chuẩn mực đạo đức đã được mọi người trong xã hội chấp nhận, tuân thủ và hành động một cách tự nguyện. Mọi sự vi phạm đều bị cộng đồng phản đối, lên án. Ngược lại, dẫu có những hành động sai lầm nhưng vẫn tôn trọng và giữ trọn những chuẩn mực đạo đức đó thì những hành động sai lầm cũng dễ được cảm thông. Vì vậy, sử dụng loại lý lẽ này trong lập luận thường là cách để tìm kiếm sự đồng tình, nhằm thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình. 1.8.3.2. Lý lẽ quyền uy Khác với các hành động mang tính tự nguyện theo lý lẽ đạo đức, hành động theo lý lẽ quyền uy là các hành động mang tính bắt buộc, chịu sức ép, áp lực từ trên xuống. Đây là loại lý lẽ thường được sử dụng làm chỗ dựa cho những lập luận được đưa ra để bào chữa cho những hành động mà người thực hiện không muốn làm, dẫu biết là sai trái mà vẫn phải làm chỉ vì chịu sự phụ thuộc vào thế lực, quyền uy của người khác. Chẳng hạn, trong vụ án Minh Phụng – Epco, Trần Thị 60.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Thương (vợ của Minh Phụng), là giám đốc một Công ty con của Minh Phụng đã thanh minh: “Tôi làm theo lệnh của chồng chứ không biết gì cả”. Luật sư của Trần Thị Thương cũng lập luận để biện hộ cho thân chủ của mình: “Trần Thị Thương gần như lệ thuộc hoàn toàn vào chồng. Thông thường là giám đốc thì phải độc lập điều hành hoàn toàn hoạt động của Công ty, thế nhưng với Trần Thị Thương thì không phải như vậy, làm giám đốc là theo yêu cầu của chồng”1. Trong lập luận, nếu bằng lý lẽ đạo đức người ta có thể tìm thấy sự đồng cảm, đồng tình nơi người nghe, thì bằng lý lẽ quyền uy người ta có thể tìm được sự cảm thông nơi người nghe ở mức độ nào đó khi hiểu rằng: dù là ai thì cũng khó có thể làm khác trong hoàn cảnh tương tự như vậy. 1.8.3.3. Lý lẽ theo số đông Lý lẽ theo số đông dựa trên tâm lý ứng xử cộng đồng đúc kết thành kinh nghiệm như: “Nước nổi, bèo trôi”; “Nhập gia tùy tục”; “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”; “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”; “Ớt nào mà ớt chẳng cay, gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng”; “Lụt lút cả làng”… Đây là loại lý lẽ cho rằng việc thực hiện một hành vi nào đó là vì theo thông lệ nhiều người vẫn làm, đã làm, kiểu như: “Lâu nay mọi người đều làm như vậy”; “Nếu không làm thì người khác cũng làm”; “Vì thấy mọi người khen đẹp (tốt)”; “Người khác cũng làm vậy sao không phạt mà lại phạt tôi?”… 1. Báo Người lao động, ngày 17/7/1999.. 61.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> Lý lẽ số đông được sử dụng phổ biến và tỏ ra khá hiệu quả trong các hoạt động quảng cáo. Chẳng hạn: “Đây là loại bột giặt (kem đánh răng) từ lâu đã được người dân của nhiều Quốc gia trên thế giới tin dùng”, hay: “Từ nhiều năm nay, sản phẩm của chúng tôi đã trở nên thân thiết với mọi nhà”. Trong một số trường hợp, lý lẽ theo số đông cũng được sử dụng nhằm mục đích biện hộ, chối tội. Dưới đây là một số ví dụ: Trong vụ án Tân Trường Sanh, bị cáo Phùng Long Thất (Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu V, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh) đã đưa ra lý lẽ để biện hộ cho hành vi nhận tiền hối lộ của mình rằng: “Tòa buộc tôi phải chết trong khi Hải quan ai cũng làm như tôi. Tiền tôi nhận pháp luật cấm nhưng xã hội thừa nhận, mọi người biết, Tổng cục Hải quan cũng biết”1. Hoặc như bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trong vụ án Ocean Bank, trước câu hỏi của HĐXX về việc có biết quy định món quà biếu trên 500 nghìn đồng là bị cấm theo Luật Chống tham nhũng hay không, cũng đã lập luận rằng: “Bị cáo cũng thấy truyền thống chi quà dịp lễ tết cho lãnh đạo, doanh nghiệp bị nền kinh tế thị trường làm cho méo mó, đấy cũng là nỗi khổ của doanh nghiệp… đưa quà bé thì chẳng ai phân tích, đánh giá gì nhưng mình cũng tự cảm thấy không tương xứng”2. Tuy nhiên, trong lập luận tại tòa nếu việc viện dẫn lý lẽ 1 2. Báo Người lao động, ngày 24/4/1999. Theo www.CafeF.vn. 62.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> đạo đức và lý lẽ quyền uy có thể nhận được sự đồng cảm của người nghe và đem lại hiệu quả thuyết phục đáng kể, thì lý lẽ theo số đông thường vấp phải sự phản bác, do đó không phải bao giờ cũng có hiệu quả thuyết phục như mong muốn. 1.8.3.4. Lý lẽ theo thang độ đánh giá Cơ sở của loại lập luận theo thang độ đánh giá là những lý lẽ dựa trên sự sắp xếp thang độ của các sự vật theo một thuộc tính nào đó (như: hơn/kém; tốt/xấu; nhiều/ít; đắt/rẻ, sang/hèn; mạnh/yếu; cao/thấp…) nhằm giúp người nghe đối chiếu, so sánh để dẫn đến kết luận có tính thuyết phục trong lập luận. Lý lẽ này được dùng khá quen thuộc trong lập luận đời thường và có sức thuyết phục đáng kể, nhất là trong hoạt động tố tụng khi lập luận để kết tội hoặc gỡ tội. Ví dụ: “Đến anh chị em ruột thịt mà không đùm bọc nhau thì nói gì đến người ngoài”. Lập luận này dựa trên thang độ đánh giá với tiêu chí là mức độ thân/sơ về tình cảm. Từ đó, thừa nhận một “chuẩn mực” mang tính tất yếu: đã là anh chị em ruột thịt thì không thể không thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nếu không tìm thấy sự yêu thương, chăm sóc, đùm bọc giữa những người thân ruột thịt thì không thể có cơ hội tìm thấy điều đó trong quan hệ với người ngoài. Trong tranh luận ở một số phiên tòa, lập luận theo thang độ đánh giá thường được sử dụng với mục đích mong giảm nhẹ tội. Ví dụ: “Chúng ta đã từng tha thứ cho kẻ thù thì tại sao không thể tha thứ cho những người hôm qua còn là đồng 63.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> đội”1. Với lập luận này, thang độ được đưa ra là sự đối lập về thái độ ứng xử với đồng chí, đồng đội và với kẻ thù. Có thể biểu diễn các lập luận ở hai ví dụ trên dưới dạng sơ đồ như sau: Anh chị em ruột thịt. 0. 0. Người ngoài. THA THỨ. Đồng đội. ĐÙM BỌC. KHÔNG ĐÙM BỌC. Kẻ thù. KHÔNG THA THỨ. Tuy nhiên, lý lẽ theo thang độ đánh giá không phải lúc nào cũng là luận cứ vững chắc, đảm bảo cho sự chặt chẽ trong hoạt động chứng minh, nghĩa là lý lẽ này vẫn có thể bị phủ định, bác bỏ. Lý do là một hành động, một sự việc trong thực tế có thể được nhận thức, đánh giá theo những góc độ, quan điểm khác nhau, do vậy sẽ được đặt vào các thang độ “đo lường” hoàn toàn khác nhau. Với cùng một sự vật, hiện tượng, nếu chiếu theo thang độ này thì có thể mang đến một giá trị xác tín nhất định nào đó, nhưng khi đặt vào thang độ khác thì giá trị có thể bị thay đổi, nhiều khi bị đảo ngược. Để minh họa có thể lấy sự việc một người nhặt được của rơi có giá trị, đã tự nguyện đem giao nộp để trả lại cho người bị mất. Sự việc này làm xuất hiện hai cách đánh giá với hai lập luận như sau: 1. Báo Người lao động, ngày 21/4/1999.. 64.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Lập luận 1: cần có hình thức khen thưởng xứng đáng để khuyến khích, động viên, tôn vinh những tấm gương thật thà, không tham lam tài sản của người khác (xét trong thang độ khi nhặt được của rơi, người ta thường không trả lại và những việc làm tốt như vậy là hành động hiếm hoi). - Lập luận 2: tài sản nhặt được không phải của mình thì việc trả lại tài sản cho người bị mất là việc làm bình thường, không có lý do gì để khen thưởng. Nếu không trả lại, anh sẽ bị phạm tội vô cớ chiếm đoạt tài sản của người khác và bị xử lý theo Pháp luật (xét trong thang độ quy định của pháp luật, chiếm giữ tài sản không phải sở hữu của mình là hành vi vi phạm phát luật). Rõ ràng, có sự khác biệt đến mức đối lập về cách đánh giá (và cách hành xử) giữa hai lập luận trên trước cùng một hành vi (trả lại của rơi nhặt được) khi đặt sự việc vào 2 thang độ khác nhau. Có thể mô tả sự khác biệt của hai lập luận này bằng sơ đồ dưới đây: (TRẢ LẠI) KHEN THƯỞNG. BÌNH THƯỜNG. BÌNH THƯỜNG. PHẠM TỘI (KHÔNG TRẢ LẠI) (Lập luận 2). (Lập luận 1). 65.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Ở hai thang độ khác nhau, công có thể chuyển thành tội và ngược lại. Cũng vì vậy mà dù đặc tính có thang độ là đặc tính quan trọng nhất của các lý lẽ đời thường, nhưng việc sử dụng luôn đòi hỏi phải biết cách chọn lựa phù hợp, linh hoạt và khéo léo thì mới đem lại hiệu quả thuyết phục cao.. 66.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> TÓM TẮT CHƯƠNG 1 1. Lập luận là một hành động ngôn ngữ, dựa trên những căn cứ (sự kiện, bằng chứng, chân lý…) đã được thừa nhận, thông qua việc sử dụng, sắp xếp các lý lẽ, cách diễn đạt, cách phản hồi… để dẫn dắt đến những kết luận. Mục đích của lập luận là chứng minh, thuyết phục. 2. Giữa lập luận theo logic hình thức và lập luận đời thường có sự khác nhau về mục đích, phương pháp, quan hệ, tính phổ quát, tính giá trị. 3. Thành phần lập luận gồm: luận cứ (chứng cứ và lý lẽ), kết luận và có thể cả các yếu tố chỉ dẫn lập luận. 4. Quan hệ giữa các luận cứ là quan hệ đồng hướng lập luận, tuy nhiên hiệu lực lập luận có thể khác nhau. Để dẫn đến kết luận, các luận cứ có thể có vai trò độc lập hoặc cần có sự liên kết, ràng buộc lẫn nhau. 5. Các hình thức lập luận gồm: lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp, lập luận hỗn hợp và lập luận phản đề. Trong đó, thường gặp là lập luận diễn dịch và lập luận quy nạp. - Lập luận diễn dịch: từ những tiền đề mang tính khái quát, phổ biến, chuẩn mực để dẫn đến kết luận mang tính riêng biệt, cụ thể (từ cái chung đến cái riêng). - Lập luận quy nạp: từ những quan sát cụ thể, đơn lẻ, riêng biệt để dẫn đến kết luận mang tính khái quát, phổ biến (từ cái riêng đến cái chung). 67.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Với lập luận diễn dịch: từ tiền đề đúng luôn dẫn đến kết luận đúng (nếu lập luận tuân thủ quy luật, quy tắc logic). Ngược lại, trong lập luận quy nạp dù tiền đề là đúng đắn, ta cũng chỉ nhận được kết luận đúng với một xác suất nào đó. 6. Giả định trong lập luận là luận cứ “ẩn tàng”, không hiện diện trong lập luận nhưng là thành tố không thể thiếu để rút ra kết luận. Giả định là yếu tố quan trọng quyết định đến độ vững chắc, tin cậy của kết luận. 7. Bên cạnh lý lẽ theo logic hình thức, lý lẽ đời thường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức thuyết phục của lập luận và được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tranh luận.. 68.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 A. CÂU HỎI 1. Thế nào là một lập luận? Mục đích chủ yếu của lập luận là gì? 2. Phân biệt và chỉ ra mối quan hệ giữa lập luận theo logic hình thức và lập luận theo logic không hình thức (lập luận đời thường). 3. Nêu các thành phần trong một lập luận và cho biết vai trò của mỗi thành phần. 4. Làm thế nào để nhận biết được kết luận trong một lập luận? 5. Trình bày các hình thức lập luận. Nêu sự khác nhau giữa các hình thức lập luận đó. 6. Thế nào là một giả định của lập luận? Giả định có vai trò quan trọng như thế nào đối với một lập luận? 7. Hãy nêu các loại lý lẽ trong lập luận đời thường và cho ví dụ minh họa. B. BÀI TẬP I. Trong các trích đoạn sau đây, trường hợp nào là một lập luận? Nếu là lập luận hãy xác định kết luận và luận cứ. 1. “Giáo viên ít quan tâm gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trao đổi, tranh luận, phản biện. Bản thân người học cũng chưa xác định đầy đủ mục đích của việc học tập là để nâng cao năng lực tư duy của bản thân. Hơn nữa, đòi hỏi của 69.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> thế giới việc làm về kỹ năng tư duy của người lao động chưa đủ sức gây áp lực với nhà trường”. 2. “Cần nghiêm khắc hơn nữa trong việc xử phạt vi phạm tốc độ của các phương tiện giao thông ở các khu dân cư. Tình trạng xe chạy quá tốc độ gây nguy hiểm ngày càng gia tăng. Các biển báo giới hạn tốc độ hầu như không có tác dụng. Những đối tượng vi phạm ngày càng công khai coi thường pháp luật và ngang nhiên tái phạm”. 3. “A bán nhà cho B, hẹn sẽ giao nhà sau 03 tháng, nếu quá hạn sẽ bị phạt kể từ ngày đáng lẽ giao nhà cho đến ngày giao thực sự. Hai bên đã đồng ý ghi giá bán căn nhà bằng USD, nhưng khi trả tiền bán thì sẽ quy đổi sang VNĐ theo hối suất ngày thanh toán do Ngân hàng Nhà nước công bố. Sau đó, A giao nhà trễ và bị phạt tiễn lãi. A muốn trả lãi theo USD là 4%/năm, B đòi trả theo tiền VNĐ 11,5%/năm. Vì thế, mâu thuẫn giữa A và B vẫn chưa có cách xử lý ”. 4. “Duy trì tính độc lập của thẩm phán là điều không phải dễ. Họ cũng là con người, có gia đình, quan hệ bạn bè, có họ hàng thân thích. Tương tự, họ không thể đứng ngoài những quan hệ quản lý hành chính, những ràng buộc, ảnh hưởng của quan chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Xuất phát từ lý do đó, nhiều thẩm phán bị vật chất, quyền lực cám dỗ, bao che, ô dù cho những người vi phạm pháp luật. Tính “độc lập và tuân theo pháp luật” của các thẩm phán trong hoạt động xét xử bị ảnh hưởng tiêu cực”. 70.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 5. “Cơ chế thị trường đòi hỏi tính minh bạch trong giao dịch. Nếu coi sinh viên là người mua, nhà trường phải trao quyền cho các em giám sát chất lượng dịch vụ mà các em bỏ tiền ra mua. Cụ thể, nhà trường phải công khai báo cáo tài chính, liệt kê cụ thể khoản thu - chi và việc sử dụng các khoản tăng thu từ học phí như thế nào”. 6. “Luật sư gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro khi bào chữa cho bị cáo trong một số vụ án hình sự bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ như giết người, hiếp dâm... Gia đình bị hại thường có cách nhìn không thiện cảm, có lời nói xúc phạm, thậm chí có hành vi đe dọa luật sư. Tại một số phiên tòa đã xảy ra tình trạng bị cáo hoặc các đương sự hành hung hay lăng mạ luật sư. Một số trường hợp, chủ tọa phiên tòa có biểu hiện thiếu tôn trọng luật sư. Nghề luật sư là nghề tiềm ẩn nhiều tủi ro và nguy hiểm”. 7. “Năm 2013, bà A ủy quyền cho ông B bán cho bà X một thửa đất số 424 ở huyện H. giá 400 triệu đồng. Vụ mua bán được đưa ra Văn phòng Công chứng V. Bà X đã trả hết tiền. Trong khi làm thủ tục đăng bộ thì bà X được thông báo là ông Y đã mua miếng thửa đó năm 2011, với một người được ủy quyền khác, cũng công chứng tại Văn phòng Công chứng V. Như vậy, bà A đã lấy tiền từ hai người cho một thửa đất và Văn phòng V đã công chứng một thửa đất cho hai người”. 8. “Tâm thiện, tâm ác đều có tác động làm thay đổi rất nhiều đến kết quả tư duy. Bởi thế, một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng tư duy là cái Tâm. Có 71.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> người mang động cơ cá nhân ích kỷ trong mình rất mạnh; nghĩ gì, nói gì cũng đều lấy mình làm trung tâm, đều vơ vét hết mọi cái cho mình. Họ mờ mắt, không thấy gì xung quanh mình. Với họ, tư duy và tâm hồn luôn ngập tràn vị kỷ, hẹp hòi. Song cũng có rất nhiều người có tâm hướng thiện, trong sáng, luôn nghĩ đến những điều tốt lành cho bản thân, cho mọi người và cho cộng đồng. Họ thường xúc động khi nhìn thấy người khác đau khổ và vui mừng trước hạnh phúc của mọi người. Với những người đó, tư duy bao giờ cũng phát triển theo hướng lành mạnh”. 9. “Điều 177 BLDS định nghĩa “vật chia được” là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Các loại tài sản như: gạo, muối, xăng dầu… là vật chia được. Đối với loại tài sản này, việc phong tỏa một phần tài sản không ảnh hưởng đến giá trị cũng như công năng của phần tài sản còn lại. Chẳng hạn, Công ty X có tài sản 5.000 tấn gạo, Tòa án quyết định phong tỏa một phần tài sản là 2.000 tấn. Công ty X vẫn có thể mua bán, chuyển nhượng 3.000 tấn còn lại mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi quyết định phong tỏa tài sản của Tòa án”. 10. “Trong vụ án này, bà K. đã thế chấp căn nhà số 60A đường T.B.T. cho Ngân hàng Thương mại cổ phần N để vay tiền. Thế nhưng, trong quá trình giải quyết vụ án, việc Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không đưa Ngân hàng N vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bỏ sót người tham gia tố tụng. Nhất là khi tài sản thế chấp là căn nhà số 60A đường T.B.T đã bị án phúc thẩm 72.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> kiến nghị UBND quận G, thành phố H xem xét quản lý theo diện tài sản không có người thừa kế. Đây là ví dụ về một sai lầm nghiêm trọng trong tố tụng”. II. Hãy biên tập các đoạn lập luận sau đây để nhận được một lập luận ngắn gọn hơn. 1. “Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, nhiều tình tiết chứng tỏ bị cáo Lê Minh Hoàng chỉ thiếu tinh thần trách nhiệm. Lý do chủ yếu là khối lượng công việc quá lớn, lại kiêm nhiệm nhiều chức vụ nên đã không thể quán xuyến và làm tròn trách nhiệm được giao. Rất nhiều cán bộ, công nhân của Công ty cũng thừa nhận điều này. Về nhận thức chủ quan, bị cáo có sai lầm là hiểu và vận dụng không đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu và phân cấp quản lý của Công ty, xuất phát từ động cơ, mục đích là nôn nóng triển khai thực hiện công nghệ mới, hiện đại lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam theo chủ trương của Tổng công ty. Thực ra, những trường hợp nôn nóng với công việc nhưng lại gây hậu quả xấu không phải bây giờ mới có, chỉ khác là hậu quả mà bị cáo Hoàng gây ra nghiêm trọng hơn nhiều. Bị cáo hoàn toàn không có ý thức cố tình làm trái các quy định về quản lý kinh tế của Nhà Nước, không có mục đích tư lợi. Chúng tôi nhận thấy lời những khai này là xuất phát từ đáy lòng của bị cáo”. 2. “Trong các vụ án hình sự, vai trò của luật sư vẫn chưa được tôn trọng. Lời bào chữa cùng các đề nghị của luật sư ít khi được HĐXX xem xét. Có trường hợp, luật sư mới bắt đầu tranh luận, thì thẩm phán yêu cầu luật sư phát biểu ngắn 73.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> gọn hoặc đang tranh luận thì bị ngắt lời, mặc dù phần tranh luận có tầm quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của bị cáo. Nhiều trường hợp, tuy không ngắt lời nhưng thẩm phán cũng không có thiện chí lắng nghe ý kiến của luật sư. Tòa án xét xử thường chỉ dựa trên hồ sơ của cơ quan điều tra và bản cáo trạng của Viện kiểm sát (VKS), nên tội danh cùng mức hình phạt đã được định hướng từ trước, trong khi Pháp luật tố tụng hình sự quy định, tại phiên tòa, HĐXX phải căn cứ lời khai, chứng cứ trong quá trình xét xử để đưa ra phán quyết. Khi tranh luận với đại diện VKS, rất nhiều trường hợp đại diện VKS đã không đáp lại ý kiến tranh luận của luật sư hoặc chỉ tranh luận chiếu lệ”. 3. “Nói chung, giáo dục phương Tây (mà hầu hết châu Âu và châu Mỹ) đặt nền tảng trên logic. Do đó, tranh luận, phản biện, hoặc so sánh các ý kiến khác biệt là chuyện không thể thiếu. Từ thời Trung cổ ở châu Âu, truyền thống tranh biện đã phát triển mạnh mẽ qua các triết gia Hy Lạp, La Mã, rồi nối tiếp lại từ thời Phục Hưng cho tới nay. Nền giáo dục đại học ở những nước này cũng theo một truyền thống đó, nó đòi hỏi nghiên cứu khoa học dựa trên sự tìm tòi, tranh biện, so sánh của nhiều người. Trong khi đó, ở châu Á lại đặt trật tự xã hội và sự tôn vinh người thầy quan trọng và cao hơn việc liên tục tìm ra sự thật. Trong hơn hai nghìn năm, chúng ta theo gương Trung Quốc, đó là: Khổng Tử không thể nói điều gì sai. Chúng ta kỳ thị, áp đảo những ai có ý kiến khác với “truyền thống” hoặc đặt những câu hỏi “khó trả lời”. Đó là sự khác biệt căn bản giữa hai nền giáo dục. 74.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> III. Lập luận dưới đây là lập luận diễn dịch hay quy nạp? Đâu là giả định trong các lập luận đó? 1. “Siêu thị X bao giờ cũng là Siêu thị có số lượng khách hàng cao nhất Thành phố không chỉ bởi giá cả ở đây thường thấp hơn 10% so với các Siêu thị khác mà khách hàng còn được hưởng nhiều chính sách khuyến mãi hấp dẫn. Bên cạnh đó, ở đây các dịch vụ chăm sóc khách hàng khá đa dạng và chu đáo”. 2. “Ở Phần Lan, tỷ lệ người dân sở hữu điện thoại di động cao nhất so với các nước khác. Hơn nữa, hầu như trong bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, các thiết bị công nghệ luôn là phương tiện không thể thiếu ở đất nước này. Phần Lan chính là quốc gia tiến bộ nhất Thế giới về công nghệ”. 3. “Cùng nhau hợp tác kinh doanh luôn là một giải pháp tối ưu. Lợi ích đầu tiên là khi có nhiều thành viên cùng góp vốn thì nguồn tài chính sẽ trở nên dễ dàng, gánh nặng ngân sách được chia sẻ. Mặt khác, sự hợp tác còn tạo điều kiện để các thành viên phối hợp, bổ sung kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm quản lý cho nhau”. 4. “Những luật sư có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp sẽ luôn cố gắng tối đa tìm kiếm các chứng cớ, tình tiết để giảm thấp nhất trách nhiệm pháp lý cho thân chủ của họ và không nên làm bất cứ điều gì bất lợi cho thân chủ của mình. Vì thế, đòi hỏi quy định luật sư phải tố giác thân chủ là đòi hỏi không khả thi”. 5. “Nhà nước không nên trực tiếp “ôm” báo chí (và các 75.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> phương tiện truyền thông khác) mà phải quản lý báo chí bằng luật pháp. Bởi lẽ, nhân dân chỉ trao cho Nhà nước ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, còn nhánh “quyền thứ tư” này nhân dân giữ lại. Mặt khác, chế độ “kiểm duyệt” đối với báo chí và các phương tiện truyền thông cần phải được xem xét, tiến tới loại bỏ, vì nó là tiếng nói của nhân dân, là phương tiện để nhân dân phản biện và giám sát Nhà nước và các thiết chế quyền lực khác.Báo chí là của xã hội, “tách” các phương tiện truyền thông khỏi Nhà nước là thái độ thực sự cầu thị, thực sự tôn trọng lợi ích nhân dân, dân tộc, thực sự muốn lắng nghe ý kiến phản biện trung thực”. 6. “Trong thực tế, nhiều khi Tòa án quá nhấn mạnh vào mức độ quan trọng và tin cậy với chứng cứ nhận tội của bị can, bị cáo. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc Cơ quan Điều tra tìm mọi cách (kể cả bức cung, nhục hình) để bị can, bị cáo phải nhận tội. Một nguyên nhân nữa là thiếu sự có mặt của Viện Kiểm sát trong các buổi làm việc của Cơ quan Điều tra và sự giám sát của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong hoạt động điều tra. Đó là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những bản án oan sai vừa qua”. 7. “Về phía Vietinbank, Ngân hàng hoàn toàn không biết nội dung thỏa thuận “ngầm” với lãi suất vượt trần giữa cá nhân Huyền Như với ACB, cũng như việc thực hiện nội dung thỏa thuận “ngầm” bất hợp pháp này. Vietinbank cũng hoàn toàn không biết nguồn tiền gửi là của ACB. Tất cả sự thật này, Vietinbank đều không biết và không thể biết được do sự “kín kẽ” của ACB. Vietinbank hoàn toàn không có lỗi đối 76.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> với các sai phạm của lãnh đạo và nhân viên ACB, không có lỗi đối với thỏa thuận “ngầm” trái pháp luật giữa ACB và cá nhân Huyền Như, không có lỗi đối với sự tắc trách, vô trách nhiệm của các nhân viên ACB. Do vậy, ACB phải tự chịu trách nhiệm về các sai phạm của mình theo khoản 3 Điều 10 Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN và khoản 3 Điều 25 Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, Vietinbank không có trách nhiệm trả ACB 718 tỷ đồng”1. IV. Hãy chỉ ra những lý lẽ đời thường nào đã được sử dụng trong các đoạn lập luận sau đây: 1. Ủng hộ chủ trương xây dựng nhà hát 1.500 tỷ đồng tại TP. HCM, một ý kiến cho rằng:“… Nước Mỹ có 280 nhà hát giao hưởng, các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức mỗi nước có khoảng 30-58 nhà hát, với châu Á thì Nhật có 14 nhà hát, nhỏ như Hong Kong cũng có 8 cái, Đài Loan cũng 8 cái, Phillipines cũng 4 cái. Trong khi đó, TP.HCM không có nổi một cái. Do vậy, nhu cầu xây dựng những Trung tâm giải trí hiện đại là rất chính đáng”. 2. “Hầu hết chị em làm nghề bán dâm là những người lương thiện, có người hôm qua còn là người lao động làm thuê một nắng hai sương, vì hoàn cảnh éo le mà phải dấn thân vào nghề “buôn phấn bán hoa”, họ không sung sướng gì khi làm nghề đó nhưng chẳng biết kêu ai. Hơn nữa, so với hành vi buôn bán vũ khí mà chúng ta đã công nhận thì hành 1. . 77.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> vi bán dâm còn tốt hơn nhiều lần. Bởi vậy, không nên kỳ thị, có thái độ ác cảm với nghề bán dâm”. 3. “Kết quả nghiên cứu cho thấy tại TP. HCM hoạt động giao thông có lượng phát thải cao nhất, chiếm 99% trong tổng phát thải CO, 97% NMVOC (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi không chứa metan), 93% NOx (khí thải hình thành từ quá trình đốt khí nitơ), 78% SO2 (lưu huỳnh điôxit), 46% bụi và 64% CH4 (metan). Và “dẫn đầu bảng xếp hạng” gây ô nhiễm là xe máy. Cụ thể, chỉ riêng xe máy đã “đóng góp” 90% lượng CO, 65,4% NMVOC, 37,7% bụi và 29% NOx. Xe máy trở thành nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho TP. HCM”1. 4. “Không nên nặng nề kết tội những người mắc tội tham nhũng. Ở Âu Mỹ, nơi được coi là chuẩn mực về văn minh và dân chủ mà chính khách còn tham nhũng thì chính khách Việt Nam tham nhũng cũng là chuyện có thể chấp nhận được”. 5. Trước tòa, một bị cáo phân trần: “Bị cáo học hành chẳng tới đâu, khi được nhờ làm tổng giám đốc với mức lương 10 triệu đồng bị cáo liền nhận lời chứ không hề biết chức danh của mình là làm gì. Khi nào có hồ sơ cần ký thì các lãnh đạo sẽ đưa cho bị cáo ký… Bị cáo còn không biết công ty ở đâu. Quả thật, bị cáo không biết điều đó mang lại cho mình nhiều hệ lụy đến thế”2. 1 2. Báo Dân trí, ngày 20/4/2019. Báo Tuổi trẻ, ngày 18/9/2017.. 78.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> 6. “Trong những ngày bị tạm giam, bị cáo đã nhiều lần khóc lóc do bị dằn vặt, ám ảnh bởi tội lỗi của mình và bởi sự trừng phạt của lương tâm. Dẫu là những giọt nước mắt muộn màng nhưng điều đó chứng tỏ bị cáo đã biết ăn năn, hối hận. Ông bà ta có câu “Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại”. Rất mong HĐXX chấp nhận cho bị cáo mức thấp nhất của khung hình phạt để bị cáo có cơ hội cải tạo, sớm trở về với cuộc sống lương thiện”. 7. Liên quan đến Thông tư số 57/2015/TT-BCA về việc quy định trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy trên xe ô tô, một ý kiến cho rằng: “… hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải đã bày tỏ sự đồng tình với quy định này và cho rằng việc đầu tư không tốn kém, không ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp”… “và để tự bảo vệ, rất nhiều chủ phương tiện đã trang bị bình chữa cháy cho xe của mình nhằm hạn chế nguy cơ và những hậu quả do xảy ra cháy nổ”1. 8. Lời của bị cáo Văn Hữu Chiến trong vụ án “Vũ nhôm”: “Tôi mong HĐXX xem xét. Tội của tôi không thế đâu... Việc tôi làm là hoàn toàn vì lợi ích của thành phố, không có lợi ích cá nhân. Có những việc, đồng chí Bí thư, Chủ tịch HĐND tuyên bố: cấp trên chỉ đạo, cấp dưới thực hiện, không có ý kiến gì thêm. Đó là áp lực”2. 9. Lời bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) trong vụ án Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 1 2. Báo Công an nhân dân, ngày 09/01/2016. Báo Thanh niên, ngày 07/01/2020. 79.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> (PVN): “Trong 35 năm công tác bị cáo luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, một lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, lập nhiều thành tích”… “Bản thân bị cáo có nhiều bệnh, là con trai duy nhất, có mẹ già 80 tuổi. Bị cáo rất xót xa, ân hận. Kính mong HĐXX xem xét giúp bị cáo sớm được làm lại cuộc đời, hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, trở thành người có ích cho xã hội”1. 10. “Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia quy định: Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Như vậy, Nghị định 100/2019 ra đời đưa ra mức xử phạt với tài xế sử dụng rượu bia, dù sử dụng nhiều hay ít với tất cả phương tiện là phù hợp với nội dung Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia. Do đó, Nghị định 100/2019 không vượt Luật”2.. 1 2. Theo CAFEF, ngày 17/01/2018. Theo báo Tiền phong, ngày 06/01/2020.. 80.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Chương 2.. LẬP LUẬN PHÁP LÝ Lập luận pháp lý là lập luận trong các giao tiếp của hoạt động pháp lý, thông qua ngôn ngữ pháp lý để đưa ra những lý lẽ, chứng cứ nhằm dẫn dắt người nghe/đọc, đối tác đến một (một số) kết luận pháp lý; chứng minh, khẳng định hoặc phủ định một (một số) vấn đề pháp lý nào đó. Lập luận pháp lý được sử dụng phổ biến trong hoạt động tư pháp, đặc biệt là trong tranh luận nhằm chứng minh một (hoặc nhiều) luận điểm cũng như để phản bác ý kiến, quan điểm của người khác. 2.1. Đặc điểm cơ bản của lập luận pháp lý Lập luận pháp lý – một dạng thức lập luận đặc biệt – được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tố tụng, điển hình là lập luận trong tranh luận tại tòa. Mục đích cuối cùng của lập luận pháp lý là để chứng minh, khẳng định sự đúng đắn trong quan điểm của mình, đồng thời vạch rõ những sai trái, phi lý trong quan điểm của đối phương. Để đạt được hiệu quả cao nhất, lập luận pháp lý triệt để khai thác và sử dụng các kỹ năng và thủ thuật lập luận, kết hợp tối ưu các điểm mạnh của các dạng lập luận. Vì vậy, so với các dạng lập luận khác, lập luận pháp lý có những đặc điểm cơ bản sau: 81.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 2.1.1. Dạng thức lập luận Lập luận pháp lý được thể hiện ở cả hai dạng là văn bản viết (bản cáo trạng, bản bào chữa, bản luận tội…) và văn bản nói (tranh luận tại tòa). Sự khác nhau cơ bản giữa hai dạng văn bản này là: trong khi với văn bản viết (văn bản được chuẩn bị sẵn để đọc trước tòa), người lập luận hoàn toàn có điều kiện chủ động lựa chọn, sắp xếp, cân nhắc xây dựng các luận điểm, luận cứ một cách logic, chặt chẽ để hình thành văn bản lập luận với hiệu lực chứng minh, thuyết phục cao nhất có thể, làm cơ sở cho hoạt động đối thoại, tranh luận của các bên đối lập. Với sự chủ động chuẩn bị dưới dạng thức của văn bản viết, nội dung lập luận là một chỉnh thể thống nhất, gắn kết liền lạc, khúc triết, cho phép hạn chế tối đa những điểm yếu, những sơ hở có thể bị đối phương bắt bẻ. Ngược lại, khi hoạt động lập luận được tiến hành ở dạng văn bản nói thì những ưu thế trên đây không còn nữa, bởi với lập luận nói trực tiếp khi tranh luận tại tòa thì tiến trình lập luận được thiết lập ở lời của hai bên tranh luận trong sự tương tác và chi phối lẫn nhau, nghĩa là khó có thể đi theo một tiến trình lập luận được dự kiến trước. Đây là lý do đòi hỏi các bên khi tranh luận phải có năng lực ứng phó linh hoạt, nhạy bén. Tuy nhiên, dù ở dạng thức nào thì lập luận pháp lý cũng luôn đòi hỏi phải là một chỉnh thể có cấu trúc tư duy khúc triết, chặt chẽ, có sự liên kết logic, sáng sủa giữa các luận cứ pháp lý với nhau và với kết luận. Đặc biệt, lập luận phải thể 82.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> hiện rõ ràng, nhất quán nội dung và tư duy pháp lý về vấn đề đang tranh chấp. 2.1.2. Mục đích và kết quả của lập luận Các tình huống pháp lý trong thực tế khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, dù ở tình huống nào thì lập luận pháp lý đều có chung một mục đích là nhằm giành được phần thắng trong các cuộc tranh luận pháp lý. Như đã biết, lập luận theo logic hình thức hướng đến tính đúng/sai của chân lý, còn lập luận đời thường nhắm đến hiệu quả thuyết phục và cả hai dạng lập luận này đều không đòi hỏi tất yếu phải đi đến một kết luận cuối cùng và duy nhất mà chỉ đưa ra đề nghị để người đọc/nghe lựa chọn. Ngược lại, lập luận pháp lý đồng thời hướng đến cả hai mục đích: khẳng định tính đúng/sai của chân lý (theo logic hình thức) và đạt được hiệu quả thuyết phục (theo lập luận đời thường), nói ngắn gọn là “vừa có lý, vừa có tình”. Mục đích đó dẫn đến kết quả cuối cùng của lập luận pháp lý là xác định phần thắng cho một bên tranh luận. Đặc biệt, với các cuộc tranh biện tại tòa thì lập luận của bên buộc tội và gỡ tội bao giờ cũng phải đi đến một kết cục cuối cùng là phân định đúng/sai, phải/trái, là sự xác định dứt khoát, rõ ràng kết quả thắng/thua của các bên, cùng với nó là những được/mất của mỗi bên về phương diện xã hội, kinh tế, chính trị; về lợi ích, danh dự, nhân phẩm, uy tín, thậm chí cả mạng sống; có liên hệ đến quá khứ, tương lai của một cá nhân hoặc một tập thể. Vì lẽ đó, lập luận pháp lý luôn có vai trò vô cùng quan trọng, là cơ sở cho sự phán xử khách quan, công bằng, hợp tình, hợp lý. 83.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Có thể nói, đặc điểm về mục đích là đặc điểm có vai trò chi phối hầu hết các đặc điểm khác của lập luận pháp lý. Tùy thuộc vào dạng thức lập luận được sử dụng mà cách đạt đến mục đích cũng có sự khác nhau căn bản. Dạng thức lập luận bằng văn bản viết là dạng thức được chuẩn bị từ trước và dùng để đọc trước tòa, do đó thể hiện sự giao tiếp “thụ động”, tư duy “một chiều”, người lập luận khó có cơ hội để hình dung, nắm bắt diễn biến thực tế tại tòa để “hiệu chỉnh”, lựa chọn cách xử lý phù hợp với mục đích mong muốn. Trái lại, trong dạng thức văn bản nói, phương pháp trình bày lập luận bằng lời thể hiện sự giao tiếp “tích cực”, “hai chiều” giữa người trình bày lập luận với người xem xét, tiếp nhận lập luận. Sự tương tác này không chỉ tạo điều kiện để người trình bày có cơ hội nhấn mạnh những điểm cần lưu ý trong lập luận của mình, giúp HĐXX và người trình bày có điều kiện trao đổi, chất vấn, làm rõ những vấn đề, nội dung cần quan tâm mà còn cho phép người trình bày theo dõi thái độ, diễn biến tâm lý cũng như quan điểm của người nghe để ứng xử, điều chỉnh kịp thời. Sự tương tác qua lại trực tiếp cũng cho phép người trình bày sử dụng các công cụ bổ trợ như tác phong, cử chỉ, biểu đạt của giọng nói, ánh mắt… để tăng hiệu quả thuyết phục HĐXX và các bên liên quan. 2.1.3. Lý lẽ sử dụng và phương pháp lập luận Để đáp ứng được đòi hỏi“Thấu tình, đạt lý”, lập luận pháp lý kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả cả hai loại lý lẽ: lý lẽ khách quan khoa học (đã được chứng minh, kiểm 84.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> nghiệm là tất yếu đúng) và lý lẽ của lập luận đời thường (là các tri thức, kinh nghiệm, phong tục, tập quán, tâm lý, đạo đức, thói quen ứng xử của một cộng đồng nên không tất yếu đúng ở mọi lúc, mọi nơi). Có thể thấy rằng, bên cạnh việc sử dụng các lý lẽ khách quan, khoa học nhằm đảm bảo sự vững vàng cho vế “Lý” của lập luận, thì sự hiện diện của các lý lẽ đời thường chính là nhằm tạo chỗ dựa, tạo sức ảnh hưởng và tác động cho vế “Tình” của lập luận ấy. Trong các vụ án hình sự, các lý lẽ, chứng cứ khách quan là yêu cầu bắt buộc bởi đó là cơ sở để buộc tội khi chiếu theo các điều luật rõ ràng, chặt chẽ, minh định. Ngược lại, với các vụ án phi hình sự, mỗi tranh chấp là một tình huống khác nhau và vô cùng đa dạng, phức tạp; các điều luật luôn có tính khái quát, điển hình, mang tính chung, trong khi các tranh chấp thực tế lại là cái cụ thể, cá biệt phát sinh trong những hoàn cảnh khác nhau, vô cùng đa dạng, phong phú, đa chiều. Vì vậy, trong trường hợp này cần vận dụng nhiều loại lý lẽ khác nhau, phân tích sự việc theo nhiều chiều, dưới nhiều góc độ khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề nhằm đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất. Đó là lý do vì sao trong các cuộc tranh luận tại tòa, các bên tranh luận thường quan tâm kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các loại lý lẽ để xây dựng lập luận chặt chẽ, sắc sảo, có sức thuyết phục và có ảnh hưởng, tác động mạnh đến sự đánh giá, nhận định của HĐXX. Cũng chính sự đa dạng và phong phú của các tình huống pháp lý trong các vụ án hình sự và phi hình sự đã dẫn đến hệ 85.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> quả là lập luận pháp lý khó có thể tuân theo một khuôn mẫu cố định. Thực tế cho thấy trong các văn bản lập luận pháp lý, mỗi lập luận đều ít nhiều có sự khác nhau về phương pháp thực hiện tùy thuộc vào những tình tiết và căn cứ pháp lý liên quan đến vụ việc đó. Tuy vậy, xuất phát từ mục đích mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất trong việc chứng minh, khẳng định/phủ định các sự kiện pháp lý, ta có thể khái quát một nguyên tắc chung cho phương pháp lập luận pháp lý là: vừa phải tuân thủ các quy tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ, đồng thời lại phải vận dụng linh hoạt các lý lẽ thực tiễn, đời thường, nghĩa là không bị giới hạn theo những khuôn mẫu cố định, cứng nhắc. Thực tế cho thấy, năng lực kết hợp linh hoạt các loại lý lẽ và nhạy bén vận dụng các phương pháp lập luận là một trong những năng lực đặc biệt quan trọng nhằm tạo sức mạnh cộng hưởng trong việc thuyết phục, giúp giành ưu thế trong các cuộc tranh luận nói chung và tranh luận pháp lý nói riêng. Các yêu cầu của việc sử dụng lý lẽ trong lập luận pháp lý sẽ được trình bày rõ hơn trong mục 2.2.1. 2.1.4. Tính chất của lập luận Với mục đích giành phần thắng, lập luận pháp lý nói chung, đặc biệt là lập luận tại tòa luôn là sự đối đầu căng thẳng, quyết liệt giữa hai bên đối lập về quan điểm, lợi ích. Tính chất căng thẳng, quyết liệt đòi hỏi lập luận pháp lý phải có tính logic cao. Tính logic luôn là tiêu chí hàng đầu, là sức sống, là yêu cầu bắt buộc để tạo hiệu quả thuyết phục cho lập 86.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> luận pháp lý đưa ra. Tính logic được coi là gốc rễ khởi đầu đảm bảo cho sự chặt chẽ của lập luận và sự chặt chẽ lại là một phần không thể thiếu trong nền móng để tạo nên sức thuyết phục. Vì thế, lập luận pháp lý luôn hướng đến sự đòi hỏi rất cao về tính logic và mức độ chặt chẽ trong cấu trúc. Tính chất đối đầu, “một mất, một còn” thể hiện rõ trong ngôn từ, cách hành văn (với văn bản viết) cũng như các biểu biện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (với văn bản nói) mang tính đặc trưng, riêng biệt của lập luận pháp lý. Đây cũng là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao trong lập luận pháp lý, các yếu tố tăng cường hiệu quả lập luận luôn được huy động đến mức tối đa. 2.2. Các yêu cầu của lập luận pháp lý Các đặc điểm của lập luận pháp lý đã thể hiện đầy đủ và rõ nét tính chất đối đầu căng thẳng, gây cấn và không khoan nhượng trong các hoạt động tố tụng. Để giành phần thắng trong tranh luận pháp lý, lập luận pháp lý phải đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản sau: 2.2.1. Yêu cầu về lý lẽ Đích đến cuối cùng của lập luận pháp lý là sự phân xử đúng/sai, phải/trái, công/tội… chứ không chỉ là sự nhìn nhận, xem xét, đánh giá quan điểm chung chung. Hơn nữa, nguyên tắc cao nhất của pháp luật là phải đảm bảo cho sự phán xử được tiến hành khách quan, công bằng, đúng người, đúng tội. 87.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Vì vậy, lý lẽ trong lập luận pháp lý phải đáp ứng được vấn đề cốt tử là làm sáng tỏ bản chất của vụ việc, phản ánh chính xác và đầy đủ sự thật khách quan, các kết luận phải dựa trên cơ sở những bằng chứng xác thực. Cũng chính vì yêu cầu đó mà mặc dù lý lẽ trong lập luận pháp lý gồm có lý lẽ khách quan, lý lẽ cá nhân và lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội nhưng lý lẽ khách quan luôn là căn cứ quan trọng nhất, là nền tảng, là yêu cầu bắt buộc, là đòi hỏi tất yếu và là loại lý lẽ được sử dụng nhiều nhất. 2.2.1.1. Lý lẽ khách quan Lý lẽ khách quan bao gồm: các chứng cứ khách quan và các căn cứ pháp lý. a/. Các chứng cứ khách quan Chứng cứ khách quan là các bằng chứng về các tình tiết, sự việc đã xảy ra trong thực tế. Với một vụ án, mỗi đương sự có thể đưa ra nhiều chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của mình. Tuy nhiên, không phải mọi chứng cứ đều có giá trị như nhau. Một chứng cứ nào đó có thể có giá trị hơn hoặc được tin tưởng hơn một chứng khác. Độ tin tưởng của các loại chứng cứ được gọi là tín lực hay hiệu lực chứng minh của chứng cứ. Trong hoạt động tố tụng hình sự, chứng cứ phải đảm bảo hội đủ ba thuộc tính cơ bản sau: - Tính khách quan: là những tài liệu, sự kiện có thật, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không 88.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người, không phụ thuộc vào khả năng con người có nhận biết chúng hay không, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết để giải quyết đúng đắn vụ án. - Tính liên quan: thể hiện ở mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ với sự kiện cần chứng minh. Chứng cứ phải là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh trong vụ án, có mối quan hệ nội tại với những tình tiết, nội dung của vụ án. Những gì cho dù tồn tại khách quan nhưng không liên quan đến vụ án thì không phải là chứng cứ. - Tính hợp pháp: thể hiện ở chỗ chứng cứ phải được rút ra từ những phương tiện chứng minh và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Tính hợp pháp được xác định nhằm đảm bảo giá trị chứng minh của chứng cứ. Trong mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính thì tính khách quan và tính liên quan là nội dung của chứng cứ, còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ. Thông thường, trong quá trình tố tụng người ta chia chứng cứ làm hai loại: chứng cứ lập trước khi có phiên tòa (gọi là bằng chứng tiên lập) và chứng cứ tại phiên tòa (gọi là bằng chứng hậu lập). 89.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> + Chứng cứ được lập trước khi có phiên tòa: đó là các hồ sơ vụ án được lập bởi cơ quan điều tra với các chứng cứ là những sự kiện, tình tiết đã xảy ra trong thực tế, là các tang chứng, vật chứng, bút tích, tài liệu, lời khai, biên bản giám định, thẩm định… đã thu thập và xử lý trong quá trình điều tra. Những sự kiện, tình tiết được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp là sự xác nhận tín lực của loại chứng cứ này và được xem là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Ví dụ 1: A lập di chúc để lại tài sản cho B. Di chúc được Công chứng viên chứng nhận. Khi có tranh chấp thừa kế với tài sản này, B chỉ cần xuất trình bản di chúc nói trên để khẳng định tài sản đó thuộc về mình mà không cần phản chứng minh gì thêm. Ví dụ 2: trong vụ án Minh Phụng – Epco, luật sư bào chữa cho Nguyễn Ngọc Bích (nguyên Phó Giám đốc phụ trách tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) đã khẳng định rằng: “Không có chứng cứ lời khai nào thể hiện Nguyễn Ngọc Bích đã tham gia hướng dẫn thành lập các công ty thuộc nhóm Epco – Minh Phụng”. Đồng thời, luật sư cũng đưa ra nhiều công văn, biên bản cho thấy Nguyễn Ngọc Bích cho vay là căn cứ vào tình hình thực tế và chủ trương của Ban Giám đốc ngân hàng. Đó là cơ sở để khẳng định: “Vì vậy, không có đủ căn cứ để quy kết bị cáo Nguyễn Ngọc Bích phạm tội lừa đảo với vai trò đồng phạm 90.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> giúp sức”1. Đó là những bằng chứng khách quan “nói có sách, mách có chứng”, “nói phải củ cải cũng nghe” để làm căn cứ khách quan cho việc đưa ra kết luận một cách thuyết phục. + Chứng cứ tại phiên tòa. Đây là những bằng chứng xuất hiện trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa, bao gồm nhân chứng, sự thừa nhận và sự suy đoán. ● Nhân chứng: là người đứng ra làm chứng, thuật lại diễn biến của một sự kiện pháp lý hay hành vi pháp lý mà họ đã trực tiếp chứng kiến. Nhân chứng phải là người trực tiếp chứng kiến và biết rõ sự việc. Người được nghe lại nội dung sự việc qua lời người khác, không thể xem là nhân chứng của vụ án. Luật cũng quy định người mất năng lực hành vi không thể là nhân chứng. Về nguyên tắc, lời khai của nhân chứng không thể có giá trị hơn chứng cứ bằng văn tự. Tức là không thể lấy lời khai của nhân chứng làm chứng minh khác hoặc chống lại chứng cứ bằng văn tự. Chẳng hạn, một hợp đồng mua bán nhà ghi đã thanh toán tiền xong, nếu sau đó có xảy ra tranh chấp, không thể dùng nhân chứng để nói rằng người mua chưa trả tiền. ● Sự thừa nhận: là lời khai của một bên đương sự xác nhận về một sự kiện pháp lý, một hành vi pháp lý đã xảy ra hoặc xác nhận lời khai của người khác là đúng. Sự thừa nhận có thể phân thành hai loại là sự thừa nhận trước Tòa và sự thừa nhận ngoài Tòa. Sự thừa nhận trước Tòa là lời khai của đương sự trước Tòa án. Lời khai này có tín 1. Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 01/6/1999.. 91.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> lực tuyệt đối. Ví dụ: Trước Tòa, A thừa nhận có vay tiền của B thì không có một bằng chứng nào có thể “đánh đổ” được lời khai này. Khác với sự thừa nhận tại Tòa, sự thừa nhận ngoài Tòa là lời xác nhận của đương sự thể hiện qua thư tín, giấy tờ gửi cho bên đối tụng và bên này đã cung cấp những tài liệu, giấy tờ đó cho Tòa án để chứng minh cho các yêu cầu của mình. Nói chung, sự thừa nhận ngoài Tòa chỉ có tín lực tương đối vì đương sự có thể nại ra nhiều lý do để vô hiệu hóa sự thừa nhận này (ví dụ cho rằng do bị lừa dối, cưỡng ép…). ● Sự suy đoán: là việc dựa trên cơ sở một sự kiện đã biết, có thể suy luận và đi đến kết luận về một sự kiện chưa biết. Ví dụ: một người đòi chủ con voi phải bồi thường về việc đám mía của mình bị con voi ăn, dẫm nát. Dù không ai chứng kiến sự việc voi có dẫm nát vườn mía hay không nhưng căn cứ vào dấu chân voi giẫm đạp trên đám mía và căn cứ vào sự kiện trong vùng chỉ có bị đơn có voi, Tòa có quyền suy đoán chính voi của bị đơn đã ăn và làm hư hại đám mía của nguyên đơn. b/. Các căn cứ pháp lý Các căn cứ pháp lý bao gồm: các điều khoản, các văn bản quy định, quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến vụ việc nhằm chỉ ra mối liên quan dẫn chiếu giữa các chứng cứ khách quan với các căn cứ pháp lý, là các quy phạm pháp luật có hiệu lực điều chỉnh, làm căn cứ để đi đến đến kết luận về đúng/sai, có/không… các hành vi phạm pháp hay các yếu tố cấu thành tội danh. Người có hành 92.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> vi vi phạm pháp luật chỉ bị khuất phục khi các chủ thể chứng minh một cách thuyết phục rằng họ đã vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền của người khác, làm phương hại hoặc ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội. Vì vậy, bên cạnh việc đưa ra các chứng cứ khách quan, làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật với hậu quả xảy ra, thì việc dẫn ra các căn cứ pháp lý có hiệu lực, làm cơ sở cho những phán xét là một yêu cầu quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo tính thuyết phục. Ví dụ1: “… Vì các lẽ trên; QUYẾT ĐỊNH Căn cứ vào: - Khoản 3 Điều 26; khoản 1 Điều 35; khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 91; khoản 3 Điều 144; điểm b khoản 2 Điều 227; khoản 3 Điều 228; khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; - Điều 357; Điều 463; khoản 1 Điều 469 Bộ luật Dân sự năm 2015; - Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; ………. Tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị Kim T. về việc buộc bà Trần Thị Ái H., ông Trần Trung N. phải trả số tiền vay ngày 15/1/2013...”. 1. Trích bản án số 09/2017/DS-ST ngày 30/3/2017, congbobanan.toaan.gov.vn. 93.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> 2.2.1.2. Lý lẽ cá nhân Một lập luận muốn đạt tới đích “tâm phục, khẩu phục” phải là lập luận vừa “có tình”, vừa“có lý”. Như đã nói, nếu như các lý lẽ khách quan là căn cứ để khẳng định sự vững vàng về “lý” của lập luận, thì các lý lẽ cá nhân được viện dẫn có mục đích để xác lập và củng cố về “tình” của lập luận đó. Lý lẽ cá nhân được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động tố tụng, đặc biệt là lý lẽ nhân thân thường được các luật sư đưa vào lập luận của mình như một yếu tố, một căn cứ thuyết phục để tranh thủ sự đồng thuận nhằm “gỡ tội” hoặc giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ. Quy định của pháp luật cũng coi lý lẽ nhân thân là một tiêu chí được xem xét khi định tội, vì vậy trong hầu hết các lời biện hộ, các bị cáo cũng như luật sư luôn cố gắng tìm mọi cách đưa ra lý lẽ nhân thân để tác động vào những quyết định của HĐXX nhằm giảm nhẹ hình phạt. Ví dụ1: “Gia đình bị cáo là một gia đình tốt: bị cáo có cha là Đảng viên, mẹ là công nhân, cả hai đều đang công tác tại Công ty TNHH một thành viên thuốc thú y Trung ương. Ông nội, ông ngoại bị cáo đều tham gia Cách mạng lâu năm. Riêng ông nội bị cáo là Đảng viên được tặng Huy hiệu 50 tuổi Đảng. Cả ông nội và ông ngoại bị cáo đều được tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý của Nhà nước, là những tấm gương mẫu mực trong gia đình. Chú và cậu của bị cáo cũng là Đảng viên. Với môi trường gia đình như vậy, tôi tin rằng bị cáo có điều kiện để tự cải tạo mà không cần phải cách ly với cộng đồng và xã hội”. 1. .. 94.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Hoặc như lời của bị cáo Trần Văn Minh – nguyên Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trong vụ án “Vũ nhôm”: “Ba tôi là cán bộ bị Mỹ bắt ra Côn Đảo 18 năm tù, mẹ tôi cũng phải ở tù 7 năm. Giờ Viện kiểm sát buộc tôi 25 năm bằng y số năm ông già tôi, bà già tôi ở tù của Mỹ... Tôi tham gia phong trào sinh viên miền Nam, sau cũng tham gia về xây dựng quê hương”1. Trong thực tế, lý lẽ nhân thân được ví như “con dao hai lưỡi” tùy vào mục đích của người sử dụng. Nếu bên “gỡ tội” sử dụng lý lẽ nhân thân nhằm mục đích làm giảm nhẹ tội cho bị cáo, thì ngược lại bên “buộc tội” lại sử dụng làm chỗ dựa để làm tăng nặng tội danh của bị cáo. Đây là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến khi các bên liên quan sử dụng lập luận của mình để tranh luận trong hoạt động tố tụng. Ví dụ2: Cáo trạng của Viện kiểm sát đối với bị cáo Trần Văn Lệ trong vụ án “Hải luận” về tội buôn bán heroin đã nêu: “Trần Văn Lệ nguyên là Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Là Đội trưởng phòng chống tội phạm ma túy của một huyện miền núi có biên giới giáp Lào, nhưng Trần Văn Lệ lại có nhiều điều kiện hiểu biết và có các quan hệ với các đối tượng xấu, biểu hiện sự biến chất trong công tác cùng với việc nghiện ma túy nên vào tháng 8/2001 Trần Văn Lệ bị sa thải ra khỏi ngành Công an. Mặc dù vậy, bị cáo Lệ không thức tỉnh về những 1 2. Báo Tiền phong, ngày 07/01/2020. Lê Thị Hồng Vân, sđd, tr.230.. 95.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> việc đã làm mà còn tiếp tục giao du quan hệ với các thành phần xấu, từ đó lao vào con đường phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, không lối thoát…”. Với ví dụ này, cái chức danh “nguyên là Đội trưởng đội cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy” nhưng lại phạm tội buôn bán ma túy là tình tiết để tăng nặng tội danh của bị cáo. 2.2.1.3. Lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội Cùng với lý lẽ cá nhân, các lý lẽ theo kinh nghiệm xã hội cũng được sử dụng trong lập luận pháp lý với mục đích hỗ trợ, làm gia tăng sức thuyết phục, biện hộ. Tuy vậy, mức độ ảnh hưởng của các loại lý lẽ này thường tỏ ra hạn chế. Sau đây là một số ví dụ: a/ Lý lẽ đạo đức Lý lẽ đạo đức đề cao thái độ ứng xử tôn trọng đạo đức, tôn trọng giáo lý truyền thống tốt đẹp, do đó nếu một hành vi dù có phạm luật nhưng nếu được lý giải theo hướng coi trọng đạo đức thì vẫn dễ dàng nhận được sự cảm thông của người nghe. Đây chính là lý do vì sao các luật sư và bị cáo thường sử dụng lý lẽ đạo đức để biện hộ trong khi tranh luận tại tòa. Trong thực tế, nhiều vụ án kinh tế mà quan hệ giữa các bị cáo là quan hệ của những người thân ruột thịt trong gia đình (cha – con, vợ – chồng…) hoặc là quan hệ của những người đã có quá trình gắn bó, sẻ chia, đồng cam cộng khổ, nặng nghĩa ân tình với nhau. Với những ràng buộc tình cảm như vậy, việc phải nhúng tay vào những hành động phạm pháp là điều mà họ biết là sai nhưng “không thể làm khác” được. 96.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> Ví dụ: trong vụ án Tân Trường Sanh, Trần Đàm đã tự bào chữa cho hành vi chủ mưu của mình là: “Tôi thề danh dự nếu tôi biết buôn lậu thi ra đường tôi chết. Tôi là cha không lẽ đi đổ tội cho con để trời đánh tôi sao?”1. Hoặc như lời của luật sư Nguyễn Đình Hưng, bào chữa cho bị cáo Dương Tự Trọng bị truy tố về tội tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài (người đó lại là em ruột của bị cáo), đã cho rằng: “Tôi nghĩ tội như thế là đúng. Nhưng việc anh giúp em bỏ trốn là việc tất yếu của người Việt, máu chảy ruột mềm, môi hở răng lạnh”2. Lý lẽ đạo đức không chỉ là lý do để các bị cáo và luật sư viện dẫn để “gỡ tội” mà có khi cũng được HĐXX làm căn cứ để phán xét theo hướng ngược lại, nghĩa là dựa trên hành vi vi phạm đạo đức để tăng nặng hình phạt. Đây cũng là trường hợp hay gặp trong hoạt động xét xử. Ví dụ: trong bản luận tội vụ án Trần Đình Hải và đồng bọn can tội giết người, trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn trong các quan hệ “tình ái” giữa Hải và Tiến với cùng một phụ nữ, dẫn đến hành vi giết người của Trần Đình Hải, đã chỉ ra lý do đạo đức đáng bị trừng trị: “Về mặt đạo đức xã hội, ở đây chúng ta phải lên án mạnh mẽ đó là: cả bị cáo Hải và Tiến đã có vợ con, có một gia đình để quan tâm chăm sóc và chia sẻ, các bị cáo đã không giữ được sự thủy chung một vợ, một chồng, là nét đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam. Các bị cáo đã đi ngược lại chuẩn mực đạo đức của xã hội, đạo lý vợ 1 2. Báo Tuổi trẻ, ngày 01/4/1999. Báo Đời sống và Pháp luật, ngày 06/01/2014.. 97.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> chồng. Chính từ mối quan hệ bất chính này mà một người vô tội, một người chồng, người cha của ba con nhỏ đều chưa đến tuổi trưởng thành đã bị tước đoạt mạng sống một cách oan uổng”1. b/ Lý lẽ theo số đông Trong lập luận pháp lý, hiệu quả thuyết phục của lý lẽ theo số đông thường rất hạn chế, dù rằng trong thực tế có không ít trường hợp người lập luận đã sử dụng lý lẽ số đông như một “cứu cánh” với hy vọng gia tăng sức thuyết phục. Lý do là bởi một hành vi dù được số đông ủng hộ, được coi là lẽ thường (hợp với “lệ làng”) nhưng xâm phạm ý thức thượng tôn pháp luật (coi thường “phép nước”) thì khái niệm “số đông” chỉ có thể được xem là sự viện cớ để chống chế, khó có thể được coi là yếu tố làm giảm nhẹ cho hành vi phạm pháp. Việc sử dụng khiêm cưỡng như vậy, không những không làm gia tăng hiệu lực thuyết phục, mà còn gây tác động tiêu cực ngược lại. Đó là lý do vì sao lý lẽ theo số đông thường rất hạn chế được sử dụng trong lập luận pháp lý. Ví dụ: bị cáo Nguyễn Minh Thu (bị truy tố về tội danh lạm dụng chức vụ và cố ý làm trái tại phiên tòa Oceanbank) khi tự bào chữa cho hành vi bán ngoại tệ vượt trần quy định của Nhà nước, đã lý giải: “Thời gian đầu, Oceanbank không tham gia mua bán ngoại tệ sai quy định. Tuy nhiên, trước tình trạng toàn bộ hệ thống ngân hàng phải bán ngoại tệ thì Oceanbank cũng bắt buộc phải bán ngoại tệ để giữ chân khách hàng. Doanh số ngoại tệ tại ngân hàng rất thấp, là một 1. Trang Web Phòng Luật sư APEC Việt Nam - Đoàn Luật sư Hà Nội.. 98.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> ngân hàng nhỏ và bị cuốn theo các ngân hàng khác về mua bán ngoại tệ”1. c/ Lý lẽ quyền uy Tương tự như lý lẽ đạo đức và lý lẽ theo số đông, lý lẽ quyền uy thường được xem là “công cụ” để các luật sư và bị cáo viện dẫn với mục đích bào chữa cho nguyên nhân của hành động vi phạm pháp luật là do hoàn cảnh buộc phải tuân thủ khi phải làm việc dưới sự chi phối quyền lực của người khác. Thông thường, bên trong lý lẽ quyền uy có gốc rễ của lý lẽ đạo đức, nghĩa là việc chấp nhận sự chi phối của quyền lực cũng là chấp nhận tôn tri trật tự: cấp dưới phải chấp hành cấp trên, nhân viên phải tuân lệnh thủ trưởng, vợ phải nghe chồng… vốn là cách ứng xử đã trở thành truyền thống. Bởi vậy, lý lẽ quyền uy dễ nhận được sự cảm thông, chia sẻ của người nghe. Ví dụ: trong vụ án cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), bị cáo Vũ Hồng Chương (cựu Trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 đã phân trần: “Tôi là đơn vị cấp dưới, là đơn vị phụ thuộc nên phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. Trước sức ép của công việc, dưới áp lực “trên đe dưới búa” do sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch tập đoàn, tôi chỉ là một mắt xích nhỏ trong cả chuỗi mắt xích của Tập đoàn. Tôi buộc phải ký 1. www.CafeF.vn. 99.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> chuyển tiền dù biết việc này vi phạm Nghị định 48. Nếu không ký người ta sẽ dọa tôi là nhũng nhiễu nhà thầu...”1. d/ Lý lẽ theo thang độ đánh giá Lý lẽ theo thang độ đánh giá vận dụng sự thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc khi chuyển từ thang độ này sang thang độ khác, từ đó làm thay đổi – thậm chí làm đảo ngược – thái độ, cách nhìn nhận về chính sự việc đó. Đây cũng là loại lý lẽ có tác dụng đáng kể trong việc tạo hiệu ứng thuyết phục, vì thế thường được sử dụng khá phổ biến trong lập luận pháp lý với mục đích gỡ tội/kết tội. Dưới đây là một số ví dụ: 1. Sự đối lập ý kiến về việc nên hay không nên công nhận hôn nhân đồng tính xuất phát từ việc đặt sự việc này ở hai “thang độ” khác nhau2. Ở góc nhìn về mục đích của hôn nhân, ý kiến phản đối cho rằng: “Kết hôn là sự kết hợp giữa Nam và Nữ để giải quyết nhu cầu sinh lý và nòi giống, đó phải là hôn nhân dị tính. Việc cho phép hôn nhân đồng tính sẽ ảnh hưởng đến 22 triệu hộ gia đình Việt Nam. Bản thân tôi thấy không nên thay đổi Luật”. Với ý kiến đồng tình, sự việc lại được đặt trong góc nhìn của Pháp luật về quyền được yêu: “… chúng ta phải tôn trọng quyền được yêu của người đồng tính theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình chứ không đơn giản là sống với nhau… chúng tôi khích lệ và ủng hộ Bộ Tư pháp trong lần sửa đổi này để tạo môi trường cho người đồng tính”. 1 2. Báo Pháp luật, ngày 11/01/2018. VNExpress, ngày 13/7/2012.. 100.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> 2. Trước việc người dân xã Mai Đình (Sóc Sơn – Hà Nội) vô cớ bắt bớ, đánh đập 2 người phụ nữ bán tăm vì nghi họ vào làng để bắt cóc trẻ em, đã có ý kiến bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông và đồng tình với nỗi bức xúc và cách hành xử của người dân xã Mai Đình. Tuy nhiên, Luật sư Trần Tuấn Anh đã không đặt sự việc trên trong mối quan hệ mang tính tâm lý và quan hệ dân sự thông thường mà đặt trong thang độ của hành vi vi phạm pháp luật hình sự1: “Dưới góc độ pháp luật, đây là hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm trọng bởi những người dân này đã vô cớ xâm phạm tới sức khỏe và tính mạng của những người mình không quen biết. Cho dù 2 người phụ nữ kia có phạm tội thì người dân cũng không được phép tự cho mình quyền được xâm phạm tới sức khỏe và tính mạng của họ”… “Sức khỏe và tính mạng con người, kể cả đối với tử tù trước khi tử hình đều được bảo vệ tuyệt đối, không ai có quyền được xâm phạm”. Từ đó, Luật sư kiến nghị phải xử lý hành vi của những người dân quá khích theo Điều 104 Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Người nào gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người khác tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì hình phạt nặng nhất là chung thân”, chứ không thể chỉ là sự cảm thông, “cho qua” như quan niệm của một bộ phận dư luận. 2.2.2. Yêu cầu về ngôn ngữ Những nét khác biệt về đặc điểm và yêu cầu của lập luận pháp lý không chỉ chi phối các yêu cầu về tính đa dạng và phong phú trong việc sử dụng lý lẽ, mà còn làm xuất hiện 1. Cổng thông tin điện tử Hội nhà báo Việt Nam, ngày 24/7/2017.. 101.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> nét khác biệt về ngôn ngữ của lập luận pháp lý so với các dạng lập luận khác, cụ thể: 2.2.2.1. Về cấu trúc ngữ pháp Theo tư duy thông thường, kết luận về một vấn đề chỉ được đưa ra khi đã có đầy đủ các căn cứ (hình thức diễn giải quy nạp). Tuy nhiên, đối với kết luận pháp lý thì đôi khi sự thuyết phục lại cao hơn nếu tiến hành theo cách ngược lại, nghĩa là khẳng định nổi bật kết luận trước, sau đó mới lý giải bằng những chứng cứ hoặc các nguyên tắc pháp luật như: đạo luật, điều luật, án lệ, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật… sẽ được áp dụng để khẳng định kết luận đã được đưa ra. Ví dụ: một luật sư có thể bắt đầu lập luận của mình bằng sự khẳng định: “Trong vụ án này, thân chủ của tôi, Nguyễn Văn T. sẽ không thể bị cáo buộc về hành vi cố ý gây thương tích như nội dung cáo trạng. Kết luận này được dựa trên những căn cứ sau đây…”. Về mặt cấu trúc, được sử dụng nhiều nhất là dạng thức cấu trúc câu trần thuật khẳng định/phủ định trực tiếp nguyên nhân – kết quả, vì đây là dạng thức thích hợp hơn cả để thể hiện thái độ mạnh mẽ, đanh thép, có sức thuyết phục cao. Dưới đây là một số ví dụ: Ví dụ 1:“Vì vấn đề thiệt hại chỉ được xem là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm trong một số trường hợp nên các khái niệm “gây hậu quả nghiêm trọng” và “gây thiệt hại nghiêm trọng” không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nhau”. 102.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Ví dụ 2: “Do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ vào sự thỏa thuận hay ý chí của các bên tranh chấp để đưa ra kết luận, chứ không căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm đã được quy định trong BLHS để xem xét, nên đã không khởi tố và bỏ lọt tội phạm”. Vì (Do) A nên B (không B). Ví dụ 3: “Trần Đàm không chủ mưu buôn lậu, vì từ người làm công đến các doanh nghiệp nhập hàng cho Công ty Tân Trường Sanh và các tư nhân tiêu thụ hàng của Công ty đều không có quan hệ với Trần Đàm, mọi việc đều được thông qua Trần Quang Vũ”1. B vì A. Một số kiểu cấu trúc khác như điều kiện - kết quả, hay nghịch nhân quả được nêu ra dưới đây, cũng được sử dụng, mặc dù với tần suất ít hơn. Kiểu cấu trúc. Nếu A thì B. 1. Ví dụ “Nếu những tình tiết, sự kiện mà đương sự đưa ra đã được xác định trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không có nghĩa vụ phải chứng minh cho những tình tiết, sự kiện đó”.. Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 17/4/1999.. 103.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Giá (như) A “Giá như bị hại không quá manh động, không điên cuồng truy sát, đẩy bị cáo vào tình thế thì B hoảng loạn, phải dùng vũ khí để tự vệ thì hậu quả đâu đến nỗi bi thảm như hôm nay”. Tuy A nhưng “Tuy đây là lời nhận tội của bị cáo nhưng không thể được coi là chứng cứ vì không phù B (không B) hợp với các chứng cứ khác của vụ án”. Tuy A nhưng (song) vì X (không X) nên B (không B). “Tuy biết rõ Công ty A đang trong tình trạng khó khăn, không đủ năng lực tài chính và kỹ thuật để thi công công trình, nhưng bị cáo vẫn cương quyết giao cho Công ty A làm tổng thầu thực hiện dự án, nên đã dẫn đến hậu quả gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng”.. Bên cạnh việc dùng cấu trúc lập luận dưới dạng câu trần thuật khẳng định/phủ định trực tiếp nêu trên, thì cấu trúc lập luận dưới dạng câu hỏi chất vấn cũng có thể được sử dụng để khẳng định/bác bỏ trong tranh luận tại tòa với mục đích khẳng định (với bên buộc tội) hoặc phủ định (với bên gỡ tội) đối với các hành vi phạm tội. Câu hỏi được sử dụng trong lập luận pháp lý có thể là dạng đóng hoặc mở. Câu hỏi mở được dùng với mục đích thể hiện thái độ khẳng định/phủ định để bác bỏ quan điểm của đối phương về một sự việc. Ví dụ: “Lãnh đạo VN Pharma buôn thuốc giả, sao xử tội buôn lậu?”. Hay: “Chẳng nhẽ một người đã trải qua nhiều năm làm 104.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> quản lý, am hiểu Pháp luật như ông ấy mà còn vấp phải những sai phạm sơ đẳng như vậy được sao?”. Câu hỏi đóng, đưa ra chất vấn ngược hướng với quan điểm, kết luận của phía đối phương nhằm phủ định, bác bỏ quan điểm, kết luận ấy. Ví dụ: “Có thể khởi tố người ra lệnh bắt khi họ bắt đúng đối tượng phạm tội và Tòa án đã xét xử, kết án đối với người đã bị bắt không?”. Hay: “Có thể tồn tại một nghịch lý tố tụng theo kiểu vừa xét xử, kết án người bị bắt về một tội phạm nào đó, lại vừa khởi tố người ra lệnh bắt về hành vi bắt người trái pháp luật đối với chính người phạm tội đó hay không?”. Trong câu hỏi đóng, luận điểm bị chất vấn là luận điểm bị phủ định. Tuy nhiên, có thể thấy cách sử dụng cấu trúc câu hỏi chất vấn trong lập luận tại tòa có một nhược điểm là đưa ra các kết luận khẳng định một cách gián tiếp, vì thế tác dụng thuyết phục trong tranh luận phần nào bị hạn chế. Điều này xuất phát từ mục đích của bất cứ cuộc tranh luận tại tòa nào cũng phải nhằm phân định được “thắng - thua”, nghĩa là khẳng định dứt khoát, rõ ràng sự đúng đắn trong quan điểm của mình và sai trái trong quan điểm của đối phương. Mục đích đó dẫn đến sự căng thẳng, gây cấn, quyết liệt của quá trình tranh luận và đòi hỏi quan điểm mà các bên đưa ra bắt buộc phải rõ ràng, hiển ngôn và ngắn gọn chứ không phải theo kiểu “hàm ngôn” như kiểu chất vấn qua cách đặt câu hỏi. 105.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> 2.2.2.2. Về từ vựng Yêu cầu đầu tiên là ngôn ngữ dùng trong lập luận pháp lý cần phù hợp với “thuật ngữ” pháp lý liên quan. Ví dụ: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; bị cáo, bị can, Cơ quan điều tra, Hội đồng xét xử… Ngoài ra, khác với lập luận đời thường, lập luận pháp lý đòi hỏi sử dụng các từ ngữ có tính chất khẳng định dứt khoát, đanh thép như: được, phải, không được, không phải, không thể…, tránh sử dụng các từ biểu hiện thái độ dè dặt khiêm tốn, mềm mỏng như: nên, không nên, phải chăng, liệu có phải, giá như, nếu như… Thực tiễn cho thấy những người có năng lực thuyết phục là những người thường sử dụng lối lập luận khẳng định và dứt khoát. Trong thực tế, với những trường hợp mà mục đích thuyết phục, tranh thủ sự đồng tình của người đọc/nghe được ưu tiên hàng đầu (ví dụ trong các tranh luận tại Tòa), thì việc lựa chọn từ ngữ trong các lập luận là một trong những đòi hỏi quan trọng cần quan tâm, bởi điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, thái độ và cảm xúc của người đọc/nghe. Dưới đây là một số kỹ năng sử dụng từ vựng có thể được áp dụng. - Lựa chọn những từ tạo cảm xúc: ngôn từ có tác động mạnh đến cảm xúc của con người. Với cùng một tình huống cụ thể, việc mô tả bằng những ngôn từ khác nhau có thể hoặc làm tổn thương, gây căng thẳng, bực bội, hoặc ngược lại tạo ra thiện cảm, an tâm, thậm chí tin cậy đối với người đọc/nghe. Vì vậy, khi muốn đưa ra thông điệp thuyết phục của mình, 106.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> cần phải cân nhắc tác động tình cảm của mỗi từ và cụm từ. Khi muốn khơi gợi tình cảm, hãy dùng những từ (cụm từ) có tác động mạnh, khơi dậy cảm xúc, ngược lại khi muốn giảm nhẹ một sự kiện hay tình huống nào đó, có thể dùng những từ “trung tính” hơn, không gây cảm xúc. Chẳng hạn, có thể dùng từ “sai phạm” thay cho “phạm tội”, “quyền từ bỏ” thay vì “hủy bỏ”,“thỏa thuận” thay vì “hợp đồng”, “phí dịch vụ” thay vì “hoa hồng”, “thách thức” thay vì “khó khăn”… Lựa chọn từ ngữ cũng được áp dụng khi cần nói giảm, nói tránh, mà thực chất là thay thế một từ gây cảm giác khó chịu bằng một từ nhẹ nhàng hơn nhằm mục đích làm hạ nhiệt, giảm sự căng thẳng để tranh thủ sự ủng hộ, cảm tình của người đọc/nghe. - Sử dụng các con số: mục đích thuyết phục có thể được thực hiện thông qua việc nhấn mạnh hay giảm nhẹ các con số. Khi muốn nhấn mạnh các con số, các cụm từ sau có thể được dùng: + Hơn ba phần tư… + Gần tám trong số mười… + Hơn hai trong số ba… Khi cần giảm nhẹ một con số, có thể sử dụng các cụm từ: + Chưa đầy một nửa… + Dưới ba phần tư… + Chưa đến hai trong số ba… 2.2.2.3. Yêu cầu về cách diễn đạt Với đặc điểm đối đầu quyết liệt, không khoan nhượng nên lập luận trong tranh cãi pháp lý yêu cầu sự tường minh, 107.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> chính xác, sự khẳng định quả quyết mà nội dung kết luận đưa ra. Vì vậy, cần tránh lỗi diễn đạt rào đón, vòng vo, đưa đẩy, lối nói hàm ý, đa nghĩa. Để đạt được điều đó, khi sử dụng các công cụ để xây dựng lập luận cần xác định chính xác các luận điểm, tìm và sử dụng các luận cứ thuyết phục và vận dụng các phương pháp lập luận hợp lý. - Về luận điểm: là những ý kiến pháp lý thể hiện quan điểm của người nói/viết dưới dạng khẳng định hay phủ định một vấn đề pháp lý nhất định. Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điểm của người nói/viết, do đó có vai trò rất quan trọng, là trụ cột cho cả lập luận. Chính vì vậy, luận điểm phải chính xác, nêu được bản chất vấn đề pháp lý và phù hợp với vấn đề pháp lý. - Về luận cứ: với vai trò là trụ đỡ của luận điểm, luận cứ (gồm lý lẽ và chứng cứ, mà trọng yếu là lý lẽ) chính là công cụ sắc bén không thể thiếu trong hoạt động chứng minh, khẳng định, bác bỏ… nhằm bảo vệ ý kiến, quan điểm. Vì vậy, phải sử dụng luận cứ chặt chẽ, sắc bén và phải nhắm vào, hướng tới làm rõ luận điểm đã đưa ra. Nói khác đi, luận cứ phải có nhiệm vụ làm sáng tỏ luận điểm dưới góc độ lý lẽ. Để lập luận đáp ứng được yêu cầu đảm bảo tính logic và sắc bén, khi trình bày lập luận không chỉ cần quan tâm bám sát vấn đề mà còn phải đi thẳng vào vấn đề, bảo vệ luận điểm một cách mạnh mẽ với sức mạnh ngôn từ pháp lý. Bên cạnh việc đầu tư lựa chọn kỹ càng các luận cứ, cần tổ chức, sắp xếp luận cứ một cách khoa học, gắn kết chứng cứ với lý lẽ thuyết phục, có tính khách quan. 108.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> Trong lập luận pháp lý, các kết luận đòi hỏi phải có tính minh xác cao. Vì vậy, việc trình bày lập luận bắt buộc phải sử dụng các phương tiện chỉ dẫn lập luận hiển thị trên bề mặt các phát ngôn (các tác từ và kết tử lập luận). Bởi đó là cách có hiệu lực mạnh nhất nhằm hình thành các kết luận rõ ràng, giúp người đọc/nghe nắm bắt nhanh chóng và chính xác kết luận từ các lý lẽ và lập luận của người trình bày, tránh hiểu mơ hồ hay hiểu nhầm. Đồng thời, qua đó cũng tỏ rõ thái độ dứt khoát của người trình bày nhằm gia tăng hiệu lực thuyết phục trong việc khẳng định hay bác bỏ. 2.3. Trình bày một lập luận pháp lý theo phương pháp IRAC (hoặc CRAC) IRAC là các chữ cái đầu tiên của các từ: Issue (Vấn đề), Rule (Luật – Quy định pháp luật được áp dụng), Application (Áp dụng – Vận dụng luật vào tình huống), Conclusion (Kết luận). Một biến thể khác của IRAC là CRAC: Conclusion (Kết luận), Rule (Luật), Application (Áp dụng), Conclusion (Kết luận). Có thể coi IRAC là phương pháp sắp xếp lập luận, phân tích vấn đề pháp lý theo một trình tự nhằm làm cho người nghe/đọc có thể theo dõi, đánh giá toàn bộ logic của nội dung lập luận. Do đó, IRAC được xem là phương pháp viết và nói pháp lý dễ hiểu, rất hữu ích, thường được sử dụng để phân tích, xây dựng và trình bày một lập luận pháp lý. Để phân tích và xem xét các bước theo quy trình xử lý vấn đề và xây dựng lập luận pháp lý theo phương pháp IRAC, chúng ta sử dụng tình huống sau đây làm ví dụ minh họa: 109.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> “Xuất phát từ việc ông A có nợ nần tiền bạc của anh B nên hai bên đã xảy ra xô xát, ẩu đả với nhau. Do yếu thế nên ông A đã bỏ chạy, để lại chiếc xe máy hiệu Attila tại hiện trường. Sau cuộc ẩu đả, Anh B đã đưa xe của ông A về nhà. Ngay hôm sau, ông A làm đơn tố cáo và Cơ quan Điều tra đã khởi tố anh B về hành vi “Cướp tài sản””. + ISSUE (Vấn đề): bước đầu tiên để hình thành lập luận pháp lý là phát hiện ra vấn đề pháp lý (legal issues/questions of law) từ các bằng chứng, dữ kiện của vụ việc (facts). Một vụ việc có thể có một hay nhiều vấn đề pháp lý. Nhiệm vụ của bước này là vận dụng các kiến thức luật để nhận ra những dấu vết pháp lý trong các bằng chứng, dữ kiện… Từ đó, hình dung được ngành luật nào, chế định nào điều chỉnh vụ việc đang cần xử lý. Nói khác đi là quan hệ pháp lý nào tồn tại trong vụ việc này. Như vậy. mục đích của bước xác định vấn đề pháp lý là tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Vấn đề pháp lý đang cần được xem xét xử lý là gì?”. Có thể nói, xác định “vấn đề pháp lý” là bước rất quan trọng bởi thông qua việc xác định các sự kiện có ý nghĩa pháp lý, các tính chất pháp lý của vụ việc, các vấn đề cần được giải quyết, các câu hỏi mà vấn đề đặt ra, chúng ta có thể xác định được vấn đề cần giải quyết. Xác định đúng “vấn đề pháp lý” là cơ sở để thực hiện đúng các bước tiếp theo (R, A, C). Muốn vậy, cần quan tâm xem xét tất cả mọi khía cạnh của dữ liệu được cung cấp hoặc dữ liệu của tình huống đặt ra. 110.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> Trong tình huống đã cho, vấn đề được tranh luận để làm rõ (cũng chính là vấn đề pháp lý) là việc anh B đem chiếc xe máy Attila về nhà (sau khi ông A bỏ chạy do yếu thế khi xô xát) có phải là hành động cướp tài sản hay cưỡng đoạt tài sản không? + RULE (Luật): sau khi chỉ ra vấn đề pháp lý (tức quan hệ pháp lý) của vụ việc, người lập luận phải rà soát, nghiên cứu để nêu ra những quy tắc pháp lý (bao gồm các điều ước, các đạo luật, các văn bản pháp luật, tập quán, án lệ) được xác định sẽ áp dụng, điều chỉnh để giải quyết vấn đề đang xem xét. Các quy tắc pháp lý được đưa ra phải có sự liên kết chặt chẽ với các tình tiết của vụ việc. Như vậy, nhiệm vụ của bước này là phải đưa ra được những quy định pháp luật liên quan để phục vụ cho việc giải quyết “vấn đề pháp lý” đã xác định ở trên, nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: “Với vấn đề này, pháp luật để giải quyết là gì? (dân sự, hình sự, hành chính, thương mại…); những quy định cụ thể (Chương, Điều, Khoản, Điểm…) liên quan đến vấn đề là gì? Như vậy, với tình huống được dẫn trên đây, vấn đề pháp lý thuộc phạm vi luật hình sự và nội dung được vận dụng bao gồm: - Đối với tội “Cướp tài sản”: Điều 133 BLHS năm 1999 quy định về tội “Cướp tài sản” như sau: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực 111.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”. Như vậy, hành vi dùng vũ lực là cách thức, phương tiện để người phạm tội đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, đặc trưng cơ bản của tội phạm này là ý thức chiếm đoạt bao giờ cũng có trước khi có hành vi dùng vũ lực. - Đối với tội “Cưỡng đoạt tài sản”: Điều 135 BLHS năm 1999 quy định về tội “Cưỡng đoạt tài sản” như sau: “Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản…”. Do đó, để kết luận anh B có hành vi phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” hay không, nhất thiết phải làm rõ anh B có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác có tính chất uy hiếp tinh thần hay không? Khi trình bày các quy định pháp luật sẽ áp dụng, cần lưu ý: - Các (yếu tố của) điều luật hay văn bản luật phải có quan hệ mật thiết đến tình tiết và vấn đề pháp lý cần phải giải quyết; - Quan tâm đến những quy định ngoại lệ của điều luật (nếu có); - Đâu là giới hạn áp dụng (đối tượng, phạm vi không gian, thời gian) của điều luật? Có áp dụng tập quán không? Các khái niệm pháp lý được sắp xếp theo phân cấp logic: - Phân tích những quy tắc pháp lý chung và cụ thể; 112.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> - Xác định những thuật ngữ pháp lý trong một điều khoản. Nội dung cần xác định: - Hậu quả áp dụng quy định pháp luật (điều gì sẽ xảy ra nếu áp dụng điều luật này?). - Hệ quả pháp lý của quy định cụ thể trong một tình huống là gì? + APPLICATION (Áp dụng): đây là phần trọng tâm, quan trọng nhất trong quy trình giải quyết vấn đề pháp lý, bởi lẽ chính A là nhân tố kết nối giữa I và R, tức là kết nối vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý với quy định pháp luật liên quan. Người lập luận đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để phân tích và giải thích cơ sở, quan điểm của mình khi đưa ra nhận định về vấn đề pháp lý, cũng như để giải thích vì sao trong tình huống này phải dùng điều luật này mà không vận dụng điều luật khác. Về cơ bản, việc kết nối I với R đặt trọng tâm trên các thao tác phân tích các bằng chứng, dữ liệu có được (các lời khai, hỏi cung, biên bản đối chất giữa các bên liên quan…). Vì lý do đó mà một số tác giả đã gọi chữ A trong phương pháp IRAC là ANALYSIS (Phân tích). Cách thường gặp để phân tích và giải thích là đặt câu hỏi kiểu phản biện để đưa ra kết luận của mình, ví dụ: “Liệu đã đủ căn cứ để chứng minh cho thấy hành vi của… hội đủ các cấu thành của tội…?” hay “Những căn cứ nào cho thấy các điều kiện tại điều luật… đã được thỏa mãn?”… Lưu ý: kết luận đưa ra trong phần này không phải là kết luận cuối cùng (CONCLUSION) của phương pháp IRAC mà chỉ là nội dung trả lời cho câu hỏi phản biện được đặt ra. 113.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> Trở lại với tình huống đang xét, từ điều luật đã được đưa ra ở trên, có thể thấy với tội “Cướp tài sản” thì vấn đề cần xác định là: mục đích và lý do của việc anh B dùng vũ lực trong sự việc này là gì? Xuất phát từ mâu thuẫn trong việc tranh chấp nợ nần, hay do anh B muốn chiếm đoạt tài sản của ông A? Cũng như để xác định anh B có phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” hay không thì cần phải làm rõ mục đích của việc anh B giữ xe là để gây áp lực buộc ông A phải trả nợ hay việc giữ xe là có ý thức chiếm đoạt chính tài sản là chiếc xe máy hiệu Attila của bị hại. Nếu việc giữ xe không phải nhằm mục đích chiếm đoạt chính chiếc xe đó mà chỉ là tạo sức ép buộc ông A phải trả nợ thì không thể xem đó là hành vi chiếm đoạt tài sản. Ở đây, câu hỏi phản biện cho tình huống đang xét có thể là: “Việc anh B giữ chiếc xe Attila của ông A đã hội đủ dấu hiệu của tội cướp tài sản chưa?”. Các chứng cứ phục vụ cho việc phân tích là các lời khai, hỏi cung, biên bản đối chất giữa các đối tượng liên quan… + CONCLUSION (Kết luận): đưa ra kết luận cuối cùng hoặc câu trả lời tổng thể cho các phần trên. Nếu có nhiều vấn đề, có thể đưa ra kết luận cho từng vấn đề trước khi đưa ra kết luận tổng thể. Lưu ý rằng, không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có phân tích và tư duy logic căn cứ trên quy định và sự kiện để hướng đến một kết luận hợp lý. Đặc biệt, không đưa thêm thông tin hay lập luận mới. 114.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> Với tình huống nêu trên, kết luận được đưa ra là: hành vi giữ xe máy của anh B chỉ nảy sinh sau khi ông A bỏ chạy do ẩu đả, điều này không thỏa mãn dấu hiệu về mặt chủ quan của tội “cướp tài sản” theo Điều 133 BLHS, cũng như việc anh B mang xe của ông A về nhà không thể coi là hành phạm tội “cưỡng đoạt tài sản”. Vì thế, không có cơ sở để buộc tội anh B như khởi tố của Cơ quan Điều tra. Tóm lại, IRAC là phương pháp hiệu quả được sử dụng phổ biến để tiến hành bất cứ một hoạt động nào liên quan đến phân tích các vấn đề pháp lý. Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, việc sử dụng IRAC để phân tích các vấn đề pháp lý sẽ giúp cho người xây dựng lập luận dễ dàng kết nối các mắt xích không rõ ràng và làm cho chúng trở thành những kết cấu lý thuyết chắc chắn và xuyên suốt. Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp IRAC để xem xét lập luận pháp lý không nên cứng nhắc mà tùy từng vụ việc, từng câu hỏi pháp lý cụ thể để điều chỉnh nhằm thu được câu trả lời, lập luận logic nhất. Với một vấn đề đơn giản, chỉ cần xây dựng một kết cấu IRAC. Nhưng với vấn đề phức tạp, chứa nhiều nội dung pháp lý thì có thể phải xây dựng nhiều IRAC để xử lý từng nội dung.. 115.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> TÓM TẮT CHƯƠNG 2 1. Lập luận pháp lý là dạng thức lập luận đặc biệt được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tố tụng, hướng đến tính hiệu quả cao nhất trong việc chứng minh, khẳng định/phủ định nội dung pháp lý. 2. Đặc điểm chung, nổi bật của lập luận pháp lý là sự phối hợp, khai thác tối đa các ưu điểm của các dạng lập luận, gồm: - Về dạng thức: kết hợp cả hai dạng văn bản viết và văn bản nói. - Về mục đích: đồng thời khẳng định tính đúng/sai của chân lý và đạt được hiệu quả thuyết phục. - Về lý lẽ: kết hợp một cách linh hoạt, hiệu quả cả hai loại lý lẽ: lý lẽ khách quan khoa học và lý lẽ của lập luận đời thường. - Về phương pháp: vừa phải vừa tuân thủ các quy tắc suy diễn logic hình thức chặt chẽ, đồng thời lại phải vận dụng linh hoạt các lý lẽ thực tiễn. - Về tính chất: đòi hỏi rất cao về tính logic và mức độ chặt chẽ trong cấu trúc. - Về kết quả: phải đi đến một kết cục cuối cùng là phân định đúng/sai, phải/trái, là sự phân định kết quả thắng/thua của các bên. 116.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> 3. Lập luận pháp lý vận dụng tất cả các loại lý lẽ, trong đó lý lẽ khách quan là căn cứ quan trọng nhất. 4. Để tăng cường hiệu quả của lập luận pháp lý, cùng với việc chọn lọc, sử dụng các loại lý lẽ, thì các yêu cầu khác như: sử dụng các cấu trúc ngữ pháp, lựa chọn từ vựng, cách diễn đạt… phải được quan tâm. 5. IRAC là phương pháp rất hữu ích, thường được sử dụng để trình bày lập luận pháp lý, cho phép theo dõi, đánh giá toàn bộ logic của nội dung lập luận.. 117.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2 A. CÂU HỎI 1. Nêu những đặc điểm của lập luận pháp lý. Vì sao lập luận pháp lý lại có những đặc điểm đó? 2. Một lập luận pháp lý cần phải đáp ứng những yêu cầu gì? Vì sao? 3. Hãy nêu những kỹ năng có thể được sử dụng để làm tăng hiệu quả của lập luận pháp lý. 4. Anh (Chị) hãy nêu tóm tắt cách hiểu của mình về cách lập luận theo phương pháp IRAC. B. BÀI TẬP I. Hãy cho biết loại lý lẽ đời thường đã được sử dụng trong các đoạn lập luận sau: 1. Lời của bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên trong phiên tòa AVG : “Trong thời gian thực hiện, mọi thông tin đều do các tổ giúp việc của Tổng giám đốc phân công thực hiện. Tôi đã cố gắng đóng góp ý kiến xác đáng nhất để có cái nhìn rõ ràng và cẩn trọng về dự án, từ chối thanh toán 5% còn lại cho AVG, nếu tiếp thu một phần ý kiến của tôi thì sai phạm đã không xảy ra…”, “Ít có người nào dám làm trái ý Chủ tịch HĐTV. Đối với tôi, thời gian đó, việc phản đối thanh toán 5% cuối cùng đã tự tạo ra khó khăn của mình trong công việc. Ông Lê Nam Trà liên tiếp chỉ đạo Ban Giám đốc kỷ luật tôi…”. 1. 1. Báo Dân trí, ngày 21/12/2019.. 118.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> 2. Lời nói cuối cùng của cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm1: “Bị cáo khuyên các anh em nên thành khẩn khai báo. Nhiều bạn bè của những anh em đó đã nghe lời, hợp tác với cơ quan điều tra. Bị cáo cũng đã thành khẩn khai báo, đại diện VKS cũng đã ghi nhận nhưng rất buồn tòa sơ thẩm lại không xem xét… Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Suốt 1.289 ngày qua và đến nay, trước HĐXX, bị cáo luôn thể hiện là “người chạy lại”. Xin HĐXX hãy giơ vòng tay ra cho bị cáo quay lại với gia đình, với xã hội. Bị cáo không phải đối tượng nguy hiểm mà phải cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội”. 3. Lời của bị cáo Nguyễn Bắc Son trong vụ án AVG2: “Bị cáo thấy mức án tù chung thân là quá nặng, bị cáo viết đơn này xin kính trình bày một số nội dung, kính đề nghị TAND Cấp cao tại Hà Nội rộng lượng khoan hồng, giảm mức án cho bị cáo”... “Bị cáo nay đã sang tuổi 67, sức khỏe đã yếu đi rất nhiều do mắc phải một số căn bệnh... Đến nay, tai trái của bị cáo hoàn toàn không nghe được gì, chỉ còn tiếng ve kêu suốt ngày rất khó chịu. Bị cáo bị xơ vữa động mạch vành tim, hẹp mạch vành nên lượng máu vào tim giảm”… “Ngoài những yếu tố chủ quan dẫn tới những ngộ nhận, các Bộ hướng dẫn mình cứ tin thế nên có sai phạm, còn có những yếu tố khách quan. MobiFone vừa về tập đoàn, tách ra từ VNPT, con người mới, lãnh đạo đều bổ nhiệm mới hết, đang 1 2. Báo Vietnamnet, ngày 02/6/2019. Báo Dân trí, ngày 18/12/2019 và báo Đất Việt, ngày 08/01/2020.. 119.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> trong quá trình tổ chức bộ máy nên không thể tránh khỏi sai sót nhất định khi triển khai dự án này. Thứ hai, đây là dự án Bộ Thông tin và Truyền thông lần đầu tiên chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện. Tôi và anh Tuấn mới chuyển sang, không có kiến thức kinh doanh, tin vào sự hướng dẫn của các Bộ, ngành. Cá nhân tôi năm 2015 rất bận, chủ trì nhiều công việc như soạn thảo Luật Báo chí sửa đổi, sửa đổi Luật An toàn an ninh mạng, Quy hoạch báo chí…, không có thời gian đầu tư vào dự án, lại không có chuyên môn sâu. Điều khách quan thứ 3, đây là dự án có nhiều Bộ tham gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an. Các Bộ đều đề nghị cho Mobi triển khai thực hiện dự án. Việc này tạo cho tôi niềm tin, vì xin ý kiến các Bộ, các Bộ đều đồng thuận cả. Chúng tôi thấy rằng hoàn toàn tin tưởng. Nếu giả sử có ý kiến khác, chắc chắn dự án không được phê duyệt. Dự án triển khai trong thời điểm Luật 67, Luật 69 mới ban hành, chưa có hướng dẫn của Chính phủ, chưa có Nghị định nên khi làm báo cáo đã có lúng túng… Lúng túng này không phải do chúng tôi mà 2 Bộ kia cũng lúng túng”. 4. Lời của cựu Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh trong vụ án “Vũ nhôm”1: “Sách giáo khoa chuyển đổi cũng không ai có cách tính như vậy. Phải quy về thời điểm. Nếu vụ này chưa xem xét, 10 năm nữa mới lôi chúng tôi ra thì tiền thất thoát phải lên hàng trăm nghìn tỉ…”. “Đất 1. Báo Thanh niên, ngày 07/01/2020.. 120.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> vẫn còn đó, có chăng là cách tính của chúng ta. Viện kiểm sát quy kết là mất đất. Không mất đâu… Tôi có 16 tháng ở trại T16 và T16 không phải dành cho những ông nghỉ hưu về ở đó. Không phải dành cho tôi. Không phải dành cho những ông chiến đấu vì đất nước. Mong Hội đồng xét xử xem xét. Chúng tôi không tư túi”. 5. “… Hầu như không có quốc gia nào ở các khu vực phát triển, có công nghiệp chế tạo xe hơi phát triển lâu đời như châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Bắc Á quy định bắt buộc phải lắp bình chữa cháy trên xe hơi loại dưới 9 chỗ ngồi. Vì vậy, việc yêu cầu phải có bình chữa cháy trên xe ô tô là không thuyết phục”. 6. Bào chữa của Luật sư Nguyễn Đăng Liêm cho bị cáo N. bị truy tố về tội mua bán chất ma túy1: “Bị cáo N là nữ do bước đầu có quan hệ tình cảm ở mức độ với L. Một phần vì sự nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm của một thiếu nữ và phần vì cả nể với bạn là L về tình cảm, nên đã nghe lời của L và chính L đã giới thiệu quan hệ để nhận hàng héroin của các đối tượng là vợ chồng các tên K, T để phân phối chủ yếu cũng trong nhóm bạn của L hầu kiếm hoa hồng”. “Nguyên nhân khách quan đưa đẩy cũng xuất phát từ bước đầu bị cáo N được L giới thiệu qua vợ chồng K-T và vợ chồng K-T đã hỏi mượn tiền của N 500.000 đồng để buôn bán quần áo, nhưng chưa trả được đi đến việc vợ chống K-T rủ rê N vào con đường tiếp tay với K-T trong việc mua bán héroin 1. Trang Web Văn phòng Luật sư Quang Trung (quangtrunglawoffice.com). 121.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> lúc nào không hay. Do bản thân N vì tình cảm với L mà mất cảnh giác, bị đưa đẩy đến vi phạm pháp luật. Vì thực chất khoản tiền và các tép héroin mà L đã lợi dụng và chiếm dụng tiêu xài riêng đã làm cho N mất cả vốn lẫn lời, chưa kể số tiền mượn 500.000 đồng mà vợ chồng K-T chưa trả được và đã bỏ trốn. Số lượng héroin N nhận tiêu thụ cho đến ngày bị tạm bắt giam giữ là 10 tép với trị giá bán là 1.000.000 đồng (một triệu đồng). Có thể nói, mức độ vi phạm chưa lớn và mang tính chất cơ hội do nhẹ dạ bị rủ rê, chứ chưa thấy có dấu hiệu cố tình phạm pháp. Bản thân N là nữ, chưa hề có tiền án, tiền sự, đã bị giam cầm gần 11 tháng, xét ra thời gian và biện pháp ngăn chặn cách ly với xã hội như thế đã đủ mức cần thiết trong việc giáo dục đối với bị cáo trong mức độ phạm pháp cơ hội lần đầu. Theo kinh nghiệm nhiều vụ án về mua bán héroin, các đối tượng buôn bán đều nghiện héroin. Ở đây, bị cáo N hoàn toàn không có dấu hiệu nghiện héroin, đó cũng là cơ sở để chúng ta tin tưởng, bị cáo N sẽ rút kinh nghiệm một lần đầu nhẹ dạ mất cảnh giác lỡ dại phạm pháp, để phấn đấu trở thành một công dân tốt của xã hội. Hơn nữa, bị cáo N đương là ca sĩ bán chuyên nghiệp, có chất giọng tốt được một số không ít khán thính giả hâm mộ, có triển vọng có thể rèn luyện thành một nghề nghiệp kiếm sống lương thiện và ổn định không có ảnh hưởng xấu gì đến xã hội, một khi bị cáo được Quý Tòa chiếu cố tạo điều kiện cho bị cáo được giải tỏa các biện pháp ngăn chặn, để trở về với gia đình và với xã hội”. 122.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> II. Hãy chỉ ra các lý lẽ cũng như các yếu tố tăng cường hiệu quả thuyết phục của lập luận pháp lý trong các trích dẫn sau đây: 1. Trích bản luận tội của VKS trong vụ án Trần Đình Hải và đồng bọn can tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự (dẫn từ trang Web Phòng Luật sư APEC Việt Nam - Đoàn Luật sư Hà Nội). “Trước hết, phải khẳng định Hải là người trực tiếp dùng dao nhọn mang theo đâm chết anh Long. Điều này được chứng minh bằng lời khai nhận tội của bị cáo tại các bút lục số 184 - 198 của Cơ quan Điều tra và các bản phúc cung do VKS lấy và tại lời khai của bị cáo trong phiên tòa hôm nay. Bị cáo khai đã dùng dao nhọn đang cầm trên tay đâm 01 nhát trúng vào giữa ngực và 01 nhát trúng vào vùng mạn sườn bên phải của anh Long. Lời khai trên của bị cáo luôn thống nhất từ khi ra đầu thú từ ngày 11/4/2008 đến buổi xét xử hôm nay. Những điểm đâm theo bị cáo mô tả phù hợp và trùng khớp với biên bản khám nghiệm tử thi Vũ Văn Long hồi 11g 30 ngày 11/4/2008 ghi nhận có 02 vết thương: - Vết thứ nhất: cách 11cm dưới trước đầu vú phải ngay dưới mũi ức vùng thượng vị có 01 vết xước nằm dọc cơ thể, bờ mép gọn, chiều hướng từ trước vào trong, từ dưới lên trên. Kích thước dài 9cm x rộng 1,8cm. - Vết thứ hai: trên đường nách bên phải ngay xương sườn số 12, cách rốn 23cm, bờ mép gọn, chiều hướng từ dưới lên trên, từ phải sang trái. Kích thước dài 3cm x rộng 1,2cm. 123.

<span class='text_page_counter'>(136)</span> 02 vết thương trên phù hợp với lời khai của bị cáo về nhát dao đâm trúng giữa ngực và vùng mạn sườn bên phải của anh Long, phù hợp với vật chứng đã thu thập được của Trần Đình Hải. Ngoài ra, trên cơ thể của anh Long không xác định được vết thương nào khác. 02 vết thương trên là nguyên nhân gây nên cái chết của anh Long, thể hiện ở bản giám định pháp y số 16 ngày 17/4/2008 của Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Lai Châu. Sau khi đâm liên tiếp 02 nhát vào người anh Long, do dao có dính máu nên sau khi đuổi tiếp một số đối tượng bỏ chạy khỏi lán, bị cáo đã rửa dao tại ruộng nước gần đó. Hành động dùng dao đâm anh Long của bị cáo tuy không có ai nhìn thấy, nhưng việc con dao nhọn bị cáo cầm trên tay có dính máu và việc rửa dao tại ruộng nước có Phòng, Dương khẳng định và hành động ngay sau khi anh Long gục xuống có Thái, Phòng, Linh nhìn thấy. Do lo sợ con dao gây án sẽ bị thu giữ nên bị cáo đã vứt dao xuống suối Hội Sản ở bản Lớ Thàng - xã Thèn Sin - B, nhưng CQĐT đã truy tìm theo lời khai của bị cáo Hải và thu lại được, thể hiện ở biên bản thu giữ tang vật lập hồi 14g30 ngày 12/4/2008 của CQĐT”. 2. Trích lời bào chữa của Luật sư Nguyễn Đăng Liêm cho bị cáo D. bị Viện KSND TP. HCM truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” theo khoản 3 Điều 157 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam (Dẫn từ trang Web của Văn phòng Luật sư Quang Trung Đoàn Luật sư TP. HCM). 124.

<span class='text_page_counter'>(137)</span> “Việc VKS nhân dân Thành phố truy tố bị cáo D về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân” theo Điều 157 Bộ luật Hình sự là có cơ sở. Ở đây, chúng tôi muốn nêu ra vấn đề mức độ phạm tội, mà theo chúng tôi nếu áp dụng khoản 3 Điều 157 thì quá nặng đối với hành vi phạm tội của bị cáo, bởi vì các lẽ sau đây: 1. Do trình độ văn hóa thấp, lại thiếu kinh nghiệm về hoạt động kinh tế (dù chỉ gói gọn trong hoạt động “chơi hụi”), bị cáo D đã chấp nhận lãi suất vay từ 5 -7%, 10%/ tháng, thậm chí đến 15%, 20%/tháng, điều tất yếu dẫn đến phá sản mà thôi. Vì ngay cả doanh nghiệp lớn chỉ vay Ngân hàng với lãi suất trước đây 2,1%/tháng rồi 1,8%/tháng và hiện nay có 1,21,4% tháng phục vụ SXKD mà đã phải lỗ hàng trăm tỷ đồng, trong khi bị cáo D vay vốn chỉ để thuần túy chơi hụi và phục vụ tiêu dùng sinh hoạt, thì con đường phá sản là tất yếu, không tránh được. Hành vi rồ dại đó xuất phát từ sự thiếu trình độ, không có kinh nghiệm, tính toán sai lầm hơn là một sự cố ý lừa đảo hay chủ mưu lừa đảo. Từ sự tính toán non kém, sai lầm đã dẫn D trượt dài xuống hố nợ nần, cho đến khi mất khả năng chi trả bị các chủ nợ bao vây đành phải tính đến con đường chẳng đặng dường là “Tẩu vi thượng sách”. Trong thời gian trốn tránh, bị cáo đã biết hối hận bằng việc nỗ lực lao động bằng nghề chẻ tâm nhang để sống bằng chính sức lao động của mình. Điều này chứng minh bị cáo D là kẻ sa cơ lỡ bước vì hậu quả “những lỡ dại” của một phụ nữ ít học hơn là một kẻ chủ mưu lừa đảo hay lừa đảo chuyên nghiệp. 125.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> 2. Bản thân bị cáo trong giai đoạn đầu chơi hụi đã nỗ lực, giữ được chữ tín bằng cách trả vốn, lãi sòng phẳng cho các hụi viên và chủ nợ, nên mới được khá đông đảo bà con địa phương tin cậy và sẳn sàng đóng hụi hoặc cho vay. Thậm chí, cả khi gặp khó khăn mất khả năng chi trả, bị cáo D cũng đã tự nguyện bán chính căn nhà đang ở của mình để hoàn trả các món nợ lớn, kể cả đưa cả xe gắn máy cho chủ nợ xiết nợ, trừ nợ. Hành động đó chứng tỏ thiện chí, thật tâm nỗ lực trả nợ chứ không phải cố tình lừa gạt, trốn nợ, chẳng qua ở đường cùng của sự tính toán non kém, rồ dại nên bế tắc, bí đường giải quyết, phải lánh mặt, trốn nợ mà thôi. 3. Mặt khác, các chủ nợ của bị cáo D, một phần nào đó do hấp dẫn bởi lãi suất mà bị cáo D chấp nhận, đã vô tình hay cố ý cho bị cáo D vay với lãi suất rất nặng từ 5% đến 20%/tháng. Thậm chí, có trường hợp bị cáo D đã vay với lãi suất đến 30%/tháng, đúng là khoản lãi cắt cổ. Tôi cũng xin lỗi các bà con chủ nợ những người bị hại có mặt tại phiên tòa này dừng buồn, là hành vi cho vay với lãi suất quá cao đó có vô tình vi phạm Điều 171 Bộ luật Hình sự về “Tội cho vay nặng lãi”. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khách quan đẩy nhanh bị cáo D vào con đường cùng, phải vay trả nợ cuốn chiếu không có lối ra, đặt bị cáo D vào một chọn lựa duy nhất “chẳng đặng đừng” là trốn chạy nợ, đi vào con đường phạm pháp. Ngay việc càng về sau, bị cáo D còn phải chấp nhận vay nợ với lãi suất ngày càng cao chứng tỏ ý chí của bị cáo là muốn trả nợ chứ không phải cố tình gạt nợ, nhưng rõ ràng là 126.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> “lực bất tòng tâm”, bị cáo đã “sai con toán bán con trâu” không còn cứu vãn nổi con đường phạm pháp. Tình trạng tâm lý của bị cáo trong quá trình phạm pháp là đã “lỡ leo lưng cọp không trụt xuống được”, “lỡ phóng lao phải theo lao”. 4. Bị cáo D thuộc thành phần nhân dân lao động, chưa có tiền án, tiền sự, trình độ văn hóa thấp, phạm pháp một phần do thiếu hiểu biết, mù quáng chạy theo cái lợi trước mắt, đáng được chiếu cố của luật pháp. Chính bản thân bị cáo cũng bị các con nợ lừa gạt chiếm đoạt trên 55.000.000 đồng (trong đó có 37.000.000 đồng nợ vay và 17.500.000 nợ hụi) chiếm tỉ lệ 25% tổng số nợ mà bị cáo chiếm đoạt, chứng tỏ bị cáo D vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của tệ nạn hụi hè bất hợp pháp, ngoài vòng kiểm soát của luật pháp Nhà nước. Vì các lẽ trên, chúng tôi kính đề nghị Hội đồng xét xử chiếu cố theo Điều 38 Bộ luật Hình sự về “Những tình tiết giảm nhẹ” ở khoản 1 điểm “d” và điểm “g” để có thể áp dụng mức độ hình phạt theo khoản 2 thay vì khoản 3 của Điều 157 theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố”. 3. Trích lời bào chữa của Luật sư Nguyễn Minh Long, cho bị cáo N.V.L bị truy tố về tội “Giết người” theo quy định điểm c khoản 1 Điều 93 BLHS tại phiên tòa phúc thẩm (Dẫn từ trang Web Công ty Luật Dragon, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội). “Kính thưa HĐXX Kính thưa Đại diện VKS Thân chủ của tôi không có ý định hay cố ý tước đoạt tính mạng của K.T.T, việc gây nên cái chết cho T, bị cáo 127.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> không hoàn toàn nghĩ đến và không mong muốn nó xẩy ra. Theo lời khai của bị cáo tại Cơ quan Điều tra thì do có sự xích mích với đám thị thanh niên ở Nam Cường từ mấy ngày trước đó nên hôm 17/08/2010 khi đi học về qua đoạn đường thuộc thôn Cư An, Nam Cường, bị cáo L bị các thanh niên chặn lại gây sự, vì lo sợ nên bị cáo đã bỏ chạy. Như linh tính được về việc sẽ bị hành hung, bị đánh nên bị cáo đã tìm đến nhà chị Lưu Thị Nga mua một con dao gập nhỏ để vào trong cặp. Ở một đứa trẻ chưa đầy 15 tuổi hành vi đó là hoàn toàn bộc phát, em cũng không thể lường hết được những hậu quả đối với hành vi của mình, bị cáo mua con giao nhằm mục đích tự vệ, xem con dao như vật hộ thân, hoàn toàn không có chủ đích gây án. Khi thấy trước mặt mình là nhóm thanh niên đứng chặn đường tại giữa thôn Cư An, trong đó có bị hại K.T.T và K.H.Đ là người trực tiếp đứng ra chặn xe bị cáo và dọa đánh. Do lo sợ bị đánh nên bị cáo liền bỏ chạy để thoát thân mà hoàn toàn không đôi co, chống cự hay có hành động nào thách thức nhóm thanh niên đó. Hành vi của bị cáo hoàn toàn phù hợp với tâm lý và nhận thức thông thường của một đứa trẻ mới bước sang tuổi 15, nhận thức còn non nớt, hành động mang bản năng tự vệ, khả năng làm chủ hành vi, sự bình tĩnh và tỉnh táo xử lý còn rất hạn chế. Tôi thấy rằng đối với người lớn khi ở trong trường hợp và hoàn cảnh của bị cáo cũng khó có cách nào hành xử tốt hơn bị cáo khi mà bị cáo phải đối mặt với thực tại… Tuy nhiên, T và Đ vẫn không bỏ qua cho bị cáo mà cố tình đuổi đánh, bị cáo chạy vào trốn trong nhà chị 128.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> Hồng Thu vì lúc đó quán chị Thu có chị Hồng Thu và bà Phùng Thị Trọng và kêu hô các bác ơi, cứu cháu với. Tuy nhiên, K.T.T và K.H.Đ, và một số người vẫn không buông tha cho bị cáo: T đã xông vào nhà và nói: Mày có chạy vào nhà tao cũng đánh (nhân chứng Hồng Thu tại các bút lục 222, 223, 225,226, 227 ngày 19/8/2010 cung cấp cho Cơ quan Điều tra) và xông vào nhà để đánh L. Khi đó bị hại K.T.T tay cầm cục gạch, bên ngoài có sự giúp sức của K.H.Đ và một vài người nữa cùng truy đuổi L. Vào đường cùng, bị cáo vung dao cầm trong tay lên khua lên nhằm ngăn cản sự tiếp cận và tấn công của bị hại. Bị cáo cũng không biết mình có đâm trúng bị hại hay không, chỉ biết rằng sau đó T đã buông bị cáo ra và bị cáo tiếp tục bỏ chạy. Lúc này, tinh thần bị cáo rất hoảng loạn và hoàn toàn không thể kiểm soát được hành vi của mình, việc khua dao ra để tự vệ là hoàn toàn phù hợp với yếu tố tâm lý đối với người bị tấn công. Hành vi của bị hại là hoàn toàn tự vệ, không có ý định tước đoạt mạng sống của T. Việc gây ra cái chết cho K.T.T là hoàn toàn ngoài ý chí và mong muốn của bị cáo. Hành vi tự vệ này xuất phát từ hành động xâm hại diễn ra liên tục không đứt đoạn của bị hại đối với bị cáo, và trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra. Nhưng hành vi này hoàn toàn có thể cảm thông vì nếu trong tình huống của bị cáo, nếu bị cáo không tự vệ thì liệu bị hại T có buông tha cho bị cáo không? Ai giám tin rằng bị hại không làm những hành động xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của bị cáo, chúng ta hãy có cách nhìn toàn diện cả về góc độ 129.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> pháp luật, tâm lý trẻ vị thành niên để hiểu rõ và thấy rằng hành vi của L là bản năng tự vệ, trốn chạy, không có mục đích truy sát, cố ý hay có chủ đích. Là luật sư bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo, tôi xin chia sẻ những nỗi đau thương vô hạn đối với gia đình bị hại, cũng xuất phát từ nhận thức bồng bột, nông nổi của các bị hại, lẫn bị cáo. Các em đều đang độ tuổi vị thành niên, một độ tuổi bước đầu định hình về tâm lý và nhận thức xã hội. Chúng ta hoàn toàn cảm thông khi ở độ tuổi các em có những hành vi bột phát, các em không ý thức được rằng những hành vi trên sẽ dẫn đến những hậu quả đối với xã hội ra sao, bởi các em còn quá nhỏ và chưa đủ chín chắn về nhận thức xã hội và chưa đủ bản lĩnh, sáng suốt để điều chỉnh hành vi của bản thân. Việc bị cáo thực hiện hành vi chống trả, vào thời điểm trời nhá nhem tối, khi bị cáo chạy vào nhà không còn lối thoát. Lúc này, bị cáo chỉ mong muốn là tránh được sự truy đuổi, nhưng bị cáo đã không được ai giúp đỡ. Khi bị hại túm được áo và đánh liên tục, bị cáo đứng như trời chồng, không kháng cự, không đánh lại, tinh thần bị hoảng loạn, bị kích động. Việc bị cáo rút dao từ trong quần ra như hành động bám vào chiếc phao ở đường cùng. Sau khi đâm và bỏ chạy ra ngoài, bị cáo vẫn thấy T đuổi theo rồi sau đó mới ngã. Căn cứ trên biên bản giám định vết thương, kết luận cho thấy vết dao xuyên theo hình vòng cung, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong và các vết thương khác cũng được kết luận cho thấy 130.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> rằng bị cáo không đâm trực diện mà vung tay trong lúc bị cùng đường. Thật đáng tiếc, lưỡi dao đó đã lấy đi mạng sống của em K.T.T mà bị cáo không hề hay biết. Tại Cơ quan Điều tra, khi lập biên bản cung, khi được các điều tra viên chia sẻ thì bị cáo mới biết các vết thương hậu và quả mà do chính bị cáo gây ra. …….. Bản thân bố mẹ bị cáo sau khi biết được sự việc đã nhanh chóng hỗ trợ 20 triệu cho gia đình bị hại, 5 triệu cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (ngoài việc tự nguyện nộp bồi thường tại thi hành án là 3.319.000đ) để bù đắp tinh thần và khắc phục hậu quả. Ngoài ra, gia đình bị cáo là gia đình có công cách mạng. Ông nội của bị cáo được nhận Huân, Huy chương kháng chiến, huy hiệu 40 năm tuổi Đảng và đặc biệt có rất nhiều công sức, thành tích cống hiến cho Nhà nước, như luật sư đã cung cấp cho HĐXX Phúc thẩm. Luật sư rất mong HĐXX, mọi người trong phòng xử án hãy cảm thông, chia sẻ sâu sắc cho các em và gia đình của các bên bị hại và của gia đình bị cáo. Mở lượng khoan hồng cho bị cáo. Bị cáo đang còn cả một tương lai phía trước để phấn đấu, chuộc lại sai lầm và tu dưỡng trở thành người có ích cho xã hội. Chúng ta hãy cho bị cáo cơ hội để làm lại cuộc đời, sửa chữa sai lầm. Có như vậy mới thể hiện sự nhân đạo, khoan hồng của pháp luật”. 4. Trích lời bào chữa của Luật sư Trương Q.Q. - Văn phòng Luật sư P.T.Đ - Đoàn Luật sư tỉnh Đ cho bị cáo Trần 131.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> Đức A. bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đ truy tố về tội “Giết người và cố ý gây thương tích”1. “Thưa HĐXX! Thực tình mà nói vụ án này tuy rất nghiêm trọng, nhưng lại hết sức đơn giản, rõ ràng. Theo tôi, điều cần phải làm sáng tỏ là lý giải cho được nguyên nhân vì sao bị cáo lại giết người và cố ý gây thương tích cho người không thù oán, không mâu thuẫn gì với họ mà còn có thể nói là thân tình. Thông thường kẻ giết người đều phải có mục đích như: giết người cướp của, giết người bịt đầu mối, giết người do thù oán…! Vậy thì tại sao bị cáo lại giết người cũng như cố ý gây thương tích cho người không thù oán với họ? Đây là câu hỏi khó khăn nhất và nhức nhối nhất. Một câu hỏi cần phải lý giải cho được dù có tốn công tốn sức. Với tư cách và trách nhiệm người bào chữa, tôi xin được mạnh dạn lý giải điều này. Kính thưa HĐXX! Theo tôi, bị cáo phạm tôi giết người và cố ý gây thương tích vì nguyên nhân chủ yếu sau: bị cáo bị kích động tinh thần quá mạnh. Thứ nhất, đối với tội “giết người” Bị cáo quan hệ với người bị hại là bố dượng. Thông thường những đứa trẻ đang phải chịu đựng sự mất mát do cha đẻ qua đời, khó hàn gắn vết thương lòng để sẵn sàng chấp nhận bố dượng như một người cha. Từ đó, sẽ xuất phát mâu thuẫn ngầm giữa đứa trẻ là con riêng của vợ với bố dượng, luôn muốn tìm cách chứng minh bố dượng luôn là 1. Trang Web Văn phòng Luật sư Phạm Thị Điệp, ngày 15/02/2014.. 132.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> người xấu. Theo các chuyên gia tâm lý, quan hệ gia đình như vậy rất phức tạp, khó giải quyết các mâu thuẫn, vì vậy khi có cơ hội là đứa trẻ sẽ đả kích, nói kê, gây sự dù chỉ là lời nói bâng quơ. Cứ như vậy ngày tháng trôi qua tích tụ cho mỗi người một bức xúc và lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần của bị cáo, chỉ cần khi có một hành vi trái pháp luật hoặc trái đạo đức hoặc có tính kích bác thì tinh thần của bị cáo lâm vào tình trạng bị kích động mạnh. Điều này có thể được chứng minh qua lời khai của cháu B tại bút lục số 75 “Tôi cũng bức xúc về hành động của ông A”. Do bức xúc như vậy vào ngày 16/12/2012 khi nấu cơm ăn thì cháu B chỉ nấu cơm cho một mình B ăn. Khi bị cáo hỏi cháu B trả lời ngay “Ai ăn thì nấu, đây không rỗi hơi” theo lời khai của cháu B tại bút lục 75, tuy là lời nói, nhưng gây tác động không nhỏ đến tinh thần của bị cáo, tiếp đến ngay sau đó cháu B lại có những lời nói mang tính chất xúc phạm đến đời sống của bị cáo là “Người ăn nhờ, ở đậu” (Bút lục số 50, 54). Lời nói này như gáo nước tát vào mặt bị cáo, làm cho tinh thân thần bị cáo bị kích động mạnh không còn kiềm chế được dẫn đến hành động nguy hiểm của bị cáo mà Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đ đã truy tố theo khoản 1 Điều 93 BLHS tại phiên tòa hôm nay. Thứ hai, về cố ý gây thương tích Tại sao bị cáo lại dùng dao đâm ông C người hàng xóm thân tình với gia đình và bản thân bị cáo. Do khi đánh cháu B ngã xuống, tưởng cháu B đã chết, nên tinh thần hoàn toàn rơi vào cảnh rối loạn không còn khả năng làm chủ hành vi của mình mà chỉ còn suy nghĩ duy nhất là “tự tử” mới thoát khỏi 133.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> cảnh trừng trị của pháp luật. Cho nên, khi gặp sự cản trở từ ông C dù đó là điều tốt, điều đúng và điều đáng làm của người hàng xóm, nhưng vì tinh thần bị cáo đã bị kích động đến cao độ nên không nhận thức được và không thể kiềm chế hành vi phạm tội của mình. Tôi trình bày lên nguyên nhân và diễn biến của quá trình xảy ra hành vi phạm tội của bị cáo là do bị kích động tinh thần quá mạnh về phía nạn nhân và có sự cản trở của người bị hại không nhằm che giấu hay chạy tội cho bị cáo mà hy vọng HĐXX có thể xem xét chấp nhận tình tiết giảm nhẹ ở điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS đối với bị cáo. Như vậy, nếu được HĐXX chấp thuận thì ở vụ án này bị cáo có được 02 tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 46 BLHS. Đó là ngoài tình tiết giảm nhẹ như tôi vừa nêu trên và còn 01 tình tiết giảm nhẹ khác là quá trình điều tra bị cáo thành khẩn khai báo, nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS mà bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân đã nêu. Thứ ba, về tình tiết tăng nặng tại điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS “có tính chất côn đồ” mà bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố, tôi có ý kiến như sau: để áp dụng thống nhất tình tiết này trong xét xử, Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn tại Công văn số 38/NCPL ngày 6/01/1976 và tại Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 1995, Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích về tình tiết “có tính chất côn đồ” như sau: khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những người coi thường pháp luật, luôn luôn 134.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt… Mặt khác, trong trường hợp giết người mà tất cả những tình tiết của vụ án thể hiện người phạm tội có tính chất hung hãn cao độ, quá coi thường tính mạng của người khác, sẵn sàng giết người vì những nguyên cơ nhỏ. Nhưng như tôi đã trình bày ở phần trên do bị kích động tinh thần từ nạn nhân nên bị cáo đã không còn khả năng kiềm chế được hành vi phạm tôi của mình, hơn nữa trước khi phạm tội bị cáo cũng là người công dân lo làm ăn chăm chỉ góp phần cùng vợ nuôi con, chưa có tiền án, tiền sự, không phải là “những tên coi thường pháp luật”. Vì vậy, tôi kính đề nghị HĐXX khi nghị án trong quá trình cụ thể hóa hình phạt xem xét lại việc truy tố với tình tiết tăng nặng này của VKSND tỉnh Đ đối với bị cáo. Kính thưa HĐXX, thưa gia đình nạn nhân và các nạn nhân, tôi đã nói quá nhiều để bào chữa cho bị cáo. Tôi vô cùng mong ước những lời nói trên đây của tôi không làm buồn phiền các nạn nhân và gia đình mà hy vọng đó là những lời giải bày, lời phân trần, lời an ủi... Kính thưa HĐXX, thưa vị đại diện VKS, thưa các gia đình nạn nhân và nạn nhân: việc bị cáo cùng lúc có hành vi 135.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> đánh “chết” cháu B tuy chưa thành và cố ý gây thương tích cho anh C là một việc làm gây tác hại hết sức nghiêm trọng. Bị cáo phải chịu một mức án nghiêm khắc. Song ở đây chỉ có điều mức án nghiêm khắc đến mức nào? Việc làm này trông chờ hoàn toàn vào sự công minh của pháp luật, của HĐXX. Ông bà ta có câu “Đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh kẻ chạy lại”, sau khi bị tạm giam bị cáo Trần Đức A đã nhận biết những sai lầm nhiều lần khóc lóc và hối hận. Tuy nước mắt của Trần Đức A rơi có muộn màng, song đã biết tỏ ra ăn năn sau thời gian bị tạm giam. Và trên cơ sở đó, đề nghị HĐXX xem xét những tình tiết giảm nhẹ và không áp dụng tình tiết tăng nặng tại điểm n khoản 1 Điều 93 đối với bị cáo với lý do mà tôi đã trình bày ở trên và HĐXX có thể áp dụng Điều 47 BLHS để “… quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định…” đối với bị cáo. Đồng thời, đối với tội giết người do bị cáo phạm tội chưa đạt nên được vận dụng thêm Điều 18 và khoản 1 Điều 52 BLHS để xem xét khi lượng hình. Nếu lời đề nghị của tôi được chấp nhận thì chắc chắn bị cáo sẽ được hưởng mức án vừa phải trong cái khung hình phạt rất dài mà Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố và HĐXX chừa cho bị cáo Trần Đức A con đường sống. Chỉ có như vậy, trong thời gian thụ hình, bị cáo mới chịu sự trừng phạt của pháp luật, đồng thời cũng chịu sự trừng phạt của lương tâm, tạo cơ hội hối cải, phấn đấu cải tạo sớm trở về cùng vợ để xây dựng lại tổ ấm của gia đình”. 136.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> III. Hãy xác định I (“Vấn đề pháp lý”) và R (Luật) trong các tình huống sau: 1. Quan hệ giữa hai nước A và B trở nên căng thẳng khi nước A hạ đặt một giàn khoan vào vùng biển X mà nước B cho rằng thuộc chủ quyền của nước mình. Hai bên đã điều động các tàu quân sự đối đầu nhau xung quanh vị trí hạ đặt giàn khoan. Vùng biển X nằm cách bờ biển của nước A và B một khoảng cách lần lượt là 120 và 180 hải lý. 2. Anh A và chị B yêu nhau và sắp đi đến hôn nhân. Anh A quyết định mua một căn nhà để sau khi kết hôn A và B sẽ về sống chung. Anh A có mượn của mẹ chị B là bà M 500 triệu đồng để mua căn nhà đó. Tuy nhiên, sau khi mua nhà ít lâu A không may bị tai nạn giao thông và phải nằm bệnh viện một thời gian rồi qua đời. Bà M đòi gia đình anh A phải trả căn nhà đó cho chị B. 3. Anh A và chị B kết hôn vào đầu năm 2016. Tháng 01/2018, chị B sinh con đầu lòng. Được biết, mặc dù anh A đã tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) tại Công ty Y từ tháng 6/2017 nhưng chị B đang trong thời gian thử việc tại Công ty X nên chưa tham gia BHXH. Anh A không được Công ty Y giải quyết trợ cấp thai sản và có ý định khiếu nại. IV. Dùng phương pháp IRAC để phân tích tình huống sau: “Các nhân chứng của vụ việc xảy ra vào lúc 16g30 ngày 21/8/2008 trình bày: chiếc cặp da của ông T. đang để trên bàn lễ tân của khách sạn. Lúc này, A. đang đứng gần đó, anh ta nhìn quanh cẩn trọng rồi cầm chiếc cặp da mang ra xe của mình, đặt nó ở băng ghế sau và lái xe đi”. 137.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> “Vào khoảng 18g00 cùng ngày, một cảnh sát đã chặn xe của A. dựa trên hình ảnh chiết xuất từ camera an ninh và nguồn tin khai thác một số nhân chứng. Khi cảnh sát đến gần cửa chiếc xe, A. đã không nói gì về chiếc cặp da. Đến khi được hỏi thì A. trình bày với cảnh sát rằng: “Tôi định sẽ cầm chiếc cặp này đến đồn cảnh sát vào ngày mai để trả lại cho chủ của nó. Tôi chưa hề mở nó ra”. Cảnh sát ghi nhận chiếc cặp da nằm ở băng ghế sau trong xe của A. và nó vẫn được đóng kín. “Chiếc cặp da đã được thu giữ, ông T. đã kiểm tra và thừa nhận không bị mất gì trong cặp. Tuy nhiên, ông T. đã đề nghị công tố viên cáo buộc A. về hành vi trộm cắp tài sản”.. 138.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> Chương 3.. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP LUẬN 3.1. Tính logic – sức sống của một lập luận Mục đích mà lập luận luôn (và phải) hướng tới là tác động, thuyết phục người nghe/đọc đến kết luận mà người nói/viết đưa ra, qua đó làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của họ. Một cách ngắn gọn, tính hiệu quả của một lập luận thể hiện ở kết quả tác động và sức thuyết phục của lập luận đó đối với người tiếp nhận nó. Như vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh hay trường hợp nào, một lập luận tốt phải là một lập luận dựa trên lý lẽ và bằng chứng, nghĩa là phải thỏa mãn hai điều kiện là tính đúng đắn và tính hiệu lực. Sức mạnh thuyết phục của một lập luận phụ thuộc trước hết vào tính logic của lập luận đó, biểu hiện cụ thể qua tính hợp lý, chính xác, gắn kết chặt chẽ, mạch lạc giữa luận cứ và kết luận ở cả 2 mặt: nội dung và cấu trúc. Tính logic của lập luận là thước đo năng lực tư duy bao gồm sự hiểu biết về tư duy và kỹ năng thao tác logic cơ bản. Rèn luyện kỹ năng tư duy không chỉ đòi hỏi ở mỗi người phải luôn chú ý tới tính hệ thống, sự nhất quán, tính không mâu thuẫn và sự rõ ràng, tường minh, mạch lạc trong tư duy mà còn phải biết tư duy theo đúng những quy tắc, quy luật vốn có, là điều kiện cần để đạt tới chân lý trong quá trình nhận thức thế giới. 139.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> Kỹ năng lập luận hiệu quả là kỹ năng được hình thành trên cơ sở hiểu rõ và nắm vững kiến thức logic học. Bởi điều đó sẽ tạo thuận lợi để chúng ta nhanh chóng tiếp cận được phương pháp trình bày, kết cấu nội dung của vấn đề. Nói cách khác, tri thức logic giúp chúng ta phân tích, tổng hợp, xây dựng, kiểm tra… nhằm nâng cao chất lượng lập luận, nhanh chóng tiếp cận được tư tưởng của người khác, biết suy luận để nhận ra những hệ quả và tránh những lỗi logic cũng như lối tư duy ngụy biện. Tính logic trong tư duy và trong lập luận là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực xã hội, đặc biệt trong các hoạt động thuộc lĩnh vực Luật: - Trong nghiệp vụ soạn thảo và ban hành các văn bản pháp luật: đòi hỏi của các điều luật phải vừa mang tính khái quát, đồng thời phải vừa rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu… - Trong hoạt động xét xử: tính logic trong tư duy, trong lập luận sẽ giúp cho các bên tranh tụng đưa ra những lý lẽ khúc triết, rõ ràng, đúng đắn, không mắc sai lầm… giúp bảo vệ quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm của đối phương, buộc đối phương phải “tâm phục, khẩu phục”. - Trong hoạt động điều tra tội phạm, tính logic, linh hoạt, chính xác trong tư duy giúp cán bộ điều tra rút ra những kết luận đúng đắn từ các dữ liệu, sự kiện cụ thể; biết chứng minh và bác bỏ vấn đề đúng logic, phù hợp với thực tế; giúp tăng tính hiệu quả và sắc bén trong nghiệp vụ của cán bộ điều tra. 140.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> 3.2. Rèn luyện kỹ năng nhạy bén xác định cấu trúc lập luận Năng lực lập luận được hình thành và phát triển thông qua việc rèn luyện khả năng tự phân tích, mổ xẻ để nhận diện các thành phần và vai trò của các thành phần trong mỗi lập luận. Nói khác đi, rèn luyện thói quen nhạy bén phân tích để xác định cấu trúc của lập luận là con đường hiệu quả để hình thành và nâng cao kỹ năng lập luận cũng như đánh giá lập luận. Đối với những người đã có nhiều kinh nghiệm, tinh thông và thành thạo các thao tác liên quan đến sử dụng lập luận thì việc trả lời các câu hỏi như: đây có phải là một lập luận không? Lập luận này thuộc dạng diễn dịch hay quy nạp? Đâu là kết luận và luận cứ của lập luận?... là nhiệm vụ không mấy khó khăn. Hơn thế, họ có thể nhanh chóng chỉ ra mức độ liên kết trong mối quan hệ giữa các luận cứ với nhau và với kết luận, đâu là giả định của lập luận, từ đó chỉ ra “điểm mạnh” và “điểm yếu” của lập luận đang xem xét. Tuy nhiên, năng lực đó là sản phẩm của một quá trình rèn luyện lâu dài. Để hình thành và phát triển kỹ năng xác định cấu trúc và đánh giá lập luận, cần rèn luyện để hình thành một số thói quen căn bản sau: 3.2.1. Xác định chính xác và đầy đủ kết luận và các luận cứ của lập luận Như đã phân tích trong chương 1, hai thành phần quan trọng và cơ bản hình thành nên lập luận là luận cứ và kết luận. Khi tiếp cận với một lập luận thì yêu cầu đầu tiên phải đáp ứng là xác định chính xác đâu là kết luận và đâu là luận cứ 141.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> của lập luận đó. Không xác định đúng (và đầy đủ) kết luận và luận cứ thì không thể hiểu đúng nội dung của lập luận. Với những lập luận đơn giản, nói chung việc chỉ ra kết luận và luận cứ là việc làm khá dễ dàng. Tuy nhiên, với các lập luận phức tạp (thường ở cấp độ các đoạn văn hoặc văn bản), có nhiều luận cứ mà mỗi luận cứ cũng là một (hay nhiều) lập luận nhỏ thì việc nhận diện chính xác kết luận (và luận cứ) nhiều khi không hẳn là việc dễ dàng thực hiện. Ta xét ví dụ: “Nhà nước cũng như Pháp luật đảm đương vai trò kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý bình đẳng cho mọi thành viên của xã hội phát triển trong hoạt động kinh tế. Pháp luật là công cụ và phương tiện có vai trò dẫn dắt và chi phối xã hội thông qua việc tạo dựng môi trường, cơ hội pháp lý như nhau đối với các thành viên trong xã hội, thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau phát huy tài năng, trí tuệ của mình để khởi nghiệp và phát triển. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên cho thấy: trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước nói chung, Pháp luật nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng XHCN cho sự phát triển. Pháp luật XHCN là phương tiện có khả năng bảo đảm bình đẳng trong xã hội. Bởi pháp luật của Nhà nước pháp quyền XHCN là những giá trị bình đẳng mà xã hội có, xã hội cần và ủng hộ. Nhà nước lại có một bộ máy hùng mạnh để bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nên bình đẳng và công bằng xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp và Pháp luật có khả năng trở thành hiện thực, tránh cho xã hội không rơi vào trạng thái rối loạn hoặc 142.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> phát triển tự phát, thiếu tổ chức và kỷ luật. Xã hội luôn có xu hướng phân hóa giàu nghèo do sự tác động của nhiều yếu tố, kể cả sự phân hóa giàu nghèo do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Pháp luật XHCN là phương tiện để Nhà nước điều hòa lợi ích giữa các tầng lớp xã hội, bảo đảm cho xã hội phát triển hài hòa và ổn định. Pháp luật XHCN còn là phương tiện để Nhà nước thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, giữ gìn an ninh, an toàn xã hội cho con người. Pháp luật là phương tiện để kiểm soát quyền lực Nhà nước, buộc những người có chức vụ, quyền hạn hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật. Bằng cách đó, Pháp luật là phương tiện quan trọng hàng đầu trong việc phòng, chống sự tha hóa của quyền lực Nhà nước, bảo đảm cho thượng tầng kiến trúc Nhà nước giữ vai trò định hướng XHCN cho sự phát triển”1. Muốn xác định được đâu là kết luận trong đoạn lập luận trên, cần nhắc lại: kết luận là những khẳng định/phủ định được rút ra, là chủ đề mà người viết/nói cần chứng minh, giải thích, thuyết phục. Trong đoạn lập luận trên, một số mệnh đề được dẫn ra có dạng thức như một kết luận khi nói về vai trò của Nhà nước và Pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đó là: kiến tạo môi trường, cơ hội pháp lý bình đẳng cho mọi thành viên của xã hội phát triển kinh tế; bảo đảm bình đẳng trong xã hội; điều hòa lợi ích giữa các tầng lớp xã 1. Dựa theo bài viết của GS. Trần Ngọc Đường đăng trong Tạp chí Cộng sản ngày 15/11/2017.. 143.

<span class='text_page_counter'>(156)</span> hội, bảo đảm cho xã hội phát triển hài hòa và ổn định; phòng, chống sự tha hóa của quyền lực Nhà nước, bảo đảm cho thượng tầng kiến trúc nhà nước giữ vai trò định hướng XHCN cho sự phát triển. Tuy nhiên, có thể thấy mỗi mệnh đề nêu trên chỉ giải thích, chứng minh cho vai trò của Nhà nước và Pháp luật khi xem xét ở một mặt, một khía cạnh cụ thể. Kết luận có tính bao quát rộng hơn về vai trò của Nhà nước và Pháp luật trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chính là sự định hướng XHCN của Nhà nước và Pháp luật cho quá trình phát triển (xét ở tất cả các mặt). Vì vậy, kết luận chính của lập luận trên sẽ phải là: “trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước nói chung, Pháp luật nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng XHCN cho sự phát triển”. Một lý do có thể gây khó khăn cho việc xác định kết luận trong một lập luận là kết luận có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trong lập luận. Thêm vào dó, trong nhiều trường hợp lập luận có thể thiếu vắng sự hiện diện của kết tử dẫn nhập kết luận. Cần lưu ý rằng, bên cạnh những kết luận là lời khẳng định/phủ định hoặc là lời khuyến cáo/đề nghị/lời khuyên thì với một số trường hợp (thường gặp trong lập luận pháp lý) kết luận có thể là một câu hỏi mang tính định hướng. Trong trường hợp này, kết luận thường nằm ngay trong “định hướng” mà câu hỏi đã đặt ra. Ví dụ: “Theo Luật Dược 2016, một trong các trường hợp được xác định là thuốc giả khi thuốc này “được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước 144.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> sản xuất hoặc nước xuất xứ”. Luật Dược 2005 cũng quy định một trong các trường hợp thuốc giả là “mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác”. Các bằng chứng cho thấy: thuốc H – Capita đã bị làm giả các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Ngoài ra, theo kết luận giám định số 31/KLGĐ-BYT ngày 22/4/2015, lô thuốc H – Capita 500 mg Caplet “không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”. Chẳng lẽ những người có trách nhiệm của Bộ Y tế vẫn khẳng định 9.300 hộp thuốc H – Capita do VN Pharma nhập về là thuốc kém chất lượng chứ không phải thuốc giả?”1. Xác định được kết luận là bước đầu tiên giúp tìm ra các luận cứ của lập luận. Tất nhiên, các luận cứ sẽ nằm trong phần nội dung còn lại của lập luận, nhưng không phải toàn bộ nội dung còn lại của lập luận đều là luận cứ. Vì vậy, phải phân biệt và xác định những nội dung đóng vai trò là các chứng cứ, lý lẽ, bằng chứng, phương tiện để hỗ trợ cho nội dung hàm chứa trong kết luận. Đó chính là các luận cứ. Đây là một đòi hỏi quan trọng và là kỹ năng cần thiết để tránh nhầm lẫn khi phân tích lập luận. Bởi trong các lập luận ở cấp độ đoạn văn hay văn bản vẫn thường có các thành phần, dù không tham gia vào việc hình thành cấu trúc lập luận nhưng có tác dụng giải thích, mô tả hoặc chi tiết hóa các nội dung của luận cứ. Nội dung này đã được trình bày trong mục 1.4.4, chương 1). 1. Theo Zing.vn ngày 30/8/2017.. 145.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> 3.2.2. Hiểu rõ vai trò, ảnh hưởng của các luận cứ với kết luận Như đã trình bày trong mục 1.5.1 (chương 1), các luận cứ trong một lập luận phải luôn có quan hệ đồng hướng lập luận, nghĩa là cùng có chung một đích mà kết luận hướng đến (đúng/sai, tốt/xấu, hay/dở, nên/không nên…) cho dù các luận cứ đó là tương hợp (cùng phạm trù) hay không tương hợp (không cùng phạm trù). Tuy nhiên, khi xét đến chức năng là chỗ dựa, là căn cứ, là lý do cho sự hiện diện của kết luận thì các luận cứ thường có vai trò tác động, ảnh hưởng không như nhau đối với kết luận đã được rút ra. Phân biệt và nhận rõ được sự khác biệt về hiệu lực, mức độ hỗ trợ của các luận cứ đối với kết luận là kỹ năng quan trọng, thể hiện sự sắc bén, tinh thông về trình độ tư duy cũng như năng lực nhận thức và đánh giá lập luận. Phân biệt, đánh giá một cách “định lượng” hiệu lực của các luận cứ trong một lập luận là một việc khó, bởi để làm được điều đó thì đòi hỏi quan trọng là phải hiểu đúng và sâu sắc những khẳng định/phủ định mà kết luận muốn mang tới, thấu hiểu mục đích của lập luận chứa trong kết luận. Từ đó, xem xét mức độ ảnh hưởng trực tiếp của mỗi luận cứ đối với kết luận trong việc đạt tới mục đích đó. Xác định đúng bản chất và đòi hỏi của kết luận, từ đó lựa chọn những luận cứ “đắt giá” có sức mạnh khẳng định/phủ định cao, đảm bảo cho sự vững vàng của kết luận là kỹ năng, là thao tác được sử dụng khá phổ biến khi xây dựng các lập luận, đặc biệt là lập luận pháp lý. Để minh họa, có thể 146.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> lấy vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 làm ví dụ. Trước vấn đề đặt ra “Nên hay không nên công khai danh tính những thí sinh được nâng khống điểm”, có 2 luồng ý kiến trái chiều: Theo chiều hướng ủng hộ, kết luận cần được hướng tới để khẳng định là: “Cần công khai danh tính những thí sinh được nâng khống điểm”. Khi đó, các luận cứ có thể là: - Gian lận điểm thi đã tạo ra bất công, đã cướp đi cơ hội của hàng trăm học sinh học thật, thi thật. Công khai là để trả lại công bằng cho những thí sinh đó. - Cần công khai để cảnh báo, răn đe người khác và là bài học để giáo dục phụ huynh, học sinh không tái phạm ở những kỳ thi tiếp theo. - Thí sinh không làm được bài hoặc chỉ đáng được 1 điểm mà lại nhận được kết quả là điểm 9, điểm 10 nhưng vẫn im lặng thì đó là hành vi đồng lõa với tiêu cực, phạm pháp nên không thể không công khai để xử lý. - Gian lận điểm thi cũng là một dạng tiêu cực, mà tiêu cực thì phải xử lý triệt để mới mong loại trừ tận gốc. Công khai là một trong những cách xử lý triệt để… Cũng đồng tình với kết luận trên nhưng một vị Đại biểu Quốc hội lại cho rằng đây hoàn toàn là một vụ việc tham nhũng, do đó phải công khai chứ không được độc quyền vi phạm. Nếu không công khai thì đó là hành vi bao che cho vi phạm, và hành vi đó cũng là một dạng vi phạm. Từ đó, vị Đại biểu này đưa ra luận cứ của mình là: “Không công khai danh sách 147.

<span class='text_page_counter'>(160)</span> thí sinh trong vụ gian lận điểm thi là hành vi vi phạm Luật Báo chí và Luật Phòng chống tham nhũng. Thậm chí là vi hiến”1. Với luận cứ này, kết luận không chỉ là “Cần công khai…” mà hơn thế, là “Phải công khai…”. Rõ ràng, hiệu lực nâng đỡ, hỗ trợ của luận cứ này cho kết luận mạnh hơn rất nhiều so với các luận cứ khác đã dẫn ra ở trên. Theo chiều phản đối, kết luận sẽ là: “Không nên công khai danh tính những thí sinh đã được nâng khống điểm”. Các luận cứ được đưa ra có thể là: - Thực ra, các em chỉ là nạn nhân của cha mẹ mình. Các em không có lỗi, nếu phụ huynh để các em tự lực làm bài kết quả cũng có thể ổn. - Hiện tại, các em đang học ở các trường đại học, nếu công bố các em sẽ phải chịu áp lực, bị chỉ trích, sẽ ảnh hưởng rất lớn, thậm chí chấn thương về mặt tâm lý. - Việc công khai chỉ để thỏa mãn nhu cầu của dư luận. Cần ứng xử nhân văn trong vấn đề này để đảm bảo tương lai cho các em. - Ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả những tên tội phạm nguy hiểm bậc nhất khi xuất hiện trước công chúng cũng được che mặt và thay đổi danh tính sau khi ra tù. Do đó, chúng ta không có lý do gì để tiết lộ danh tính của các em… Cũng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ luật pháp, một ý kiến khác cho rằng việc công khai hay không công khai phải 1. Báo Tin tức Việt Nam, ngày 25/3/2019.. 148.

<span class='text_page_counter'>(161)</span> tuân thủ theo quy định của Pháp luật. Ý kiến này khẳng định việc không công khai danh tính thí sinh được nâng khống điểm là tuân thủ Điều 21 Hiến pháp năm 2013, theo đó: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”1. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Như vậy, không có căn cứ pháp luật nào cho phép đưa tên tuổi của những thí sinh mà bài thi của họ được nâng điểm bởi ý muốn và hành vi của người khác. Ở đây việc sử dụng những luận cứ mang tính luật định đã tạo cho kết luận của lập luận giá trị thuyết phục cao. Như vậy, trong quá trình xây dựng lập luận bên cạnh việc khai thác triệt để, toàn diện các luận cứ (theo chiều rộng) để gia tăng nền móng vững chắc cho lập luận, cần quan tâm chọn lọc những luận cứ có tính hiệu lực cao (theo chiều sâu), không nên “tham lam” sử dụng nhiều luận cứ nhằm không chỉ tránh cho lập luận khỏi bị phân tán, mất tập trung mà còn có tác dụng gia tăng độ sắc bén của lập luận, thu hút mạnh sự tập trung của người đọc/nghe vào mục tiêu cần đạt được. 3.2.3. Xác định và đánh giá tính vững chắc của giả định Đối với một lập luận, giả định là phần không thể thiếu để đảm bảo cho sự tồn tại của kết luận. Có vai trò như một luận cứ, giả định cũng là căn cứ, là cơ sở, là chỗ dựa để rút ra kết luận, khẳng định/ phủ định. Tuy nhiên, có hai điểm quan trọng để phân biệt giả định với các luận cứ khác: 1. Báo VOV, ngày 28/3/2019.. 149.

<span class='text_page_counter'>(162)</span> - Giả định không hiện diện trong lập luận, nghĩa là không được viết hay nói ra (ẩn tàng). - Giả định là phần không thể thiếu và được coi là hiển nhiên đúng để đảm bảo cho kết luận đúng. Không thừa nhận giả định đồng nghĩa với việc không thể có kết luận trong lập luận đang xem xét. Giả định được ví như “chất keo” gắn kết giữa luận cứ với kết luận, do đó chất lượng của một lập luận phụ thuộc rất lớn vào độ vững vàng, sức “kết dính” của giả định. Như vậy, bác bỏ giả định chính là bác bỏ kết luận. Và việc không thừa nhận giả định chính là cách bác bỏ lập luận trực tiếp và hiệu quả nhất. Cũng vì lý do đó mà việc phát hiện và tấn công vào giả định là một trong những phương cách rất hữu hiệu để phủ nhận, bẻ gãy lập luận của đối phương trong một cuộc tranh luận. Làm thế nào để tìm ra giả định của một lập luận? Đây là một năng lực, cũng là một yêu cầu rất căn bản để xem xét, đánh giá chất lượng một lập luận. Cách tốt nhất để truy tìm giả định là đặt câu hỏi xoay quanh kết luận của lập luận đó. Các câu hỏi thường được sử dụng là: - Kết luận này chỉ đúng khi nào? - Cần có thêm điều kiện nào nữa (ngoài các luận cứ đã có) để rút ra kết luận này? Hình dung điều gì cần có trong “khoảng trống” giữa các luận cứ và kết luận để kết nối hai thành tố này với nhau là cách tưởng tượng tốt nhất trong tư duy để thấy được giả định nằm sau lập luận đó. Lấy ví dụ khi bàn về việc có nên đưa 150.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> quy định “cấm nịnh bợ” vào các điều khoản Luật hay không, một ý kiến lập luận như sau: “Nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng diễn ra khá phổ biến, thiên hình vạn trạng, ngay trong bộ máy công quyền. Nịnh bợ thuộc phạm trù đạo đức, rất khó để phân biệt thế nào là nịnh bợ. Vì vậy, nếu luật hóa sẽ không khả thi”1. Trong lập luận này, kết luận “nếu luật hóa sẽ không khả thi” được rút ra dựa trên 2 luận cứ: - Nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng diễn ra khá phổ biến, thiên hình vạn trạng, ngay trong bộ máy công quyền. - Nịnh bợ thuộc phạm trù đạo đức, rất khó để phân biệt thế nào là nịnh bợ. Có thể thấy rằng, nếu chỉ dựa trên 2 luận cứ trên, kết luận nhận được chỉ có thể là“nếu luật hóa sẽ khó khả thi”, còn việc khẳng định ở mức tuyệt đối “nếu luật hóa sẽ không khả thi” thì chưa thực sự đảm bảo chặt chẽ và vững vàng cho lập luận. Ở đây, giữa luận cứ và kết luận đòi hỏi phải có thêm chỗ dựa, một điều kiện tất yếu đúng nữa. Đó phải là điều kiện liên quan đến yêu cầu cần đáp ứng để đưa một hành vi, một ứng xử trở thành các nội dung trong các điều khoản luật. Và một trong các yêu cầu đó chính là phải có căn cứ để xác định, đánh giá được cấp độ khác nhau của hành vi đó. Như vậy, điều quan trọng để luật hóa nhằm ngăn chặn một hành vi là: hành vi đó phải lượng hóa, “đong đếm” được. 1. Theo báo Tuổi trẻ, ngày 12/5/2019.. 151.

<span class='text_page_counter'>(164)</span> Nghĩa là trên thực tế, phải xác định và đo lường được các hành vi tương ứng với các mức độ nịnh bợ khác nhau để có những quy định khác nhau về xử phạt. Sự “không khả thi” trong kết luận có thể hiểu là do không thể phân biệt một cách định lượng được khái niệm nịnh bợ. Do đó, giả định cho lập luận trên sẽ là: Không thể xác định và đo lường được các hành vi được gọi là nịnh bợ. 3.3. Rèn luyện kỹ năng phát hiện lỗi của lập luận Nhận ra những “điểm yếu” hoặc “lỗi” của một lập luận là cách không chỉ giúp khắc phục, bổ sung, điều chỉnh để lập luận trở nên chặt chẽ, sắc bén hơn mà còn là phương pháp để phản biện hiệu quả lập luận của đối phương trong các cuộc tranh luận. Các lỗi liên quan đến nội dung của lập luận thường gặp là: 3.3.1. Các lỗi trong luận cứ 3.3.1.1. Luận cứ mâu thuẫn nhau Trong một lập luận có nhiều luận cứ, quan hệ đồng hướng lập luận là yêu cầu mà các luận cứ phải tuân thủ. Điều tuyệt đối phải tránh là có sự mâu thuẫn về nội dung giữa các luận cứ, bởi chắc chắn đó là lý do xác đáng nhất để lập luận bị bác bỏ. Ví dụ: “Kết quả của một kỳ thi phản ánh sự nỗ lực của quá trình học tập, giữa việc học và kết quả thi luôn có mối tương quan: học tốt thì kết quả thi sẽ tốt, ngược lại học kém thì kết quả thi phải kém. Vẫn không thể không có yếu tố may 152.

<span class='text_page_counter'>(165)</span> rủi, bởi nếu học và thi mặc định trùng khớp thì người ta tổ chức hẳn một kỳ thi làm gì. Vì vậy, để đánh giá người học thì kết quả điểm thi là quan trọng nhưng không nên quá lệ thuộc”. Lập luận này có mục đích khuyến cáo về thái độ thận trọng khi chỉ căn cứ vào kết quả thi để đánh giá thái độ chuyên cần của người học qua kết luận: “để đánh giá người học thì kết quả điểm thi là quan trọng nhưng không nên quá lệ thuộc”. Tuy nhiên, có thể thấy trong khi luận cứ thứ nhất (“kết quả của một kỳ thi phản ánh sự nỗ lực của quá trình học tập, giữa việc học và kết quả thi luôn có mối tương quan: học tốt thì kết quả thi sẽ tốt, ngược lại học kém thì kết quả thi phải kém”) chỉ ra mối quan hệ tuyến tính, nghiêm ngặt giữa kết quả thi cử với sự cố gắng, nỗ lực trong học tập, thì luận cứ tiếp theo (“Vẫn không thể không có yếu tố may rủi, bởi nếu học và thi mặc định trùng khớp thì người ta tổ chức hẳn một kỳ thi làm gì”) lại đưa ra một lý lẽ hoàn toàn trái ngược, dù có thể chỉ là ngoại lệ. Trong lập luận này, sự “xung đột” giữa các luận cứ đã làm suy giảm vai trò hỗ trợ của luận cứ đối với kết luận, dẫn đến làm giảm đáng kể sức tác động, sức thuyết phục của lập luận. Trong một số trường hợp, mâu thuẫn giữa các luận cứ được thể hiện một cách gián tiếp khi một luận cứ nào đó mâu thuẫn với hệ quả được suy ra từ luận cứ khác. Để làm ví dụ có thể lấy lập luận của vị sư trụ trì chùa Ba Vàng nhằm biện hộ cho việc chùa thu tiền của phật tử thông qua hình thức công đức là do Phật tử tự nguyện cúng dường Tam bảo và theo yêu cầu của “vong” chứ không phải do ý muốn của chùa: 153.

<span class='text_page_counter'>(166)</span> “Thầy không đầu cơ, không trục lợi, không tuyên truyền mê tín, không bắt ép, dọa ai để lấy tiền cả. Chuyện cúng dường là hoàn toàn tự nguyện vì đó là phương pháp vừa giúp cho phật tử giải được các oán kết, bớt được đau khổ lại giúp cho mình có được công đức. Phải mất tiền mới có phúc, biết bố thí, biết xả ly, biết cúng dường để nhiều kiếp về sau mình không khổ. Tất cả mọi người phải thỉnh oan gia trái chủ, mình cúng để giải bệnh, giải nghiệp cho mình, “vong” nó nói mà…”1. Dễ thấy rằng, để lý giải cho việc Phật tử cúng dường, làm công quả sau khi “thỉnh oan gia trái chủ” hoàn toàn không phải là do chùa “đầu cơ, trục lợi, tuyên truyền mê tín, bắt ép, dọa…”, lập luận này đã dựa vào 3 luận cứ: - Chuyện cúng dường xuất phát từ sự tự nguyện của phật tử (luận cứ 1). - Phải mất tiền mới có phúc (luận cứ 2). - Tất cả mọi người phải thỉnh oan gia trái chủ, cúng để giải bệnh, giải nghiệp cho mình. Đó là yêu cầu của “vong” (luận cứ 3). Có phật tử nào đến lễ chùa mà không cầu phúc, cầu an? Hơn thế, việc thỉnh “oan gia trái chủ” còn là yêu cầu của “vong” để giải bệnh, giải nghiệp (luận cứ 3). Mà muốn cầu được ân, được phúc thì lại phải mất tiền (luận cứ 2). Do vậy, hệ quả “mất tiền” là bắt buộc chứ không còn là “tự nguyện” nữa (luận cứ 1). Suy luận đã chỉ ra mâu thuẫn trong các luận 1. Theo Báo Giao thông và VTVNews, ngày 22/3/2019.. 154.

<span class='text_page_counter'>(167)</span> cứ của lập luận. Chưa nói đến chuyện hài hước là vì sao “vong” ở thế giới “người âm” lại chỉ đòi cúng tiền thật chứ không nhận tiền “âm phủ”? Để tránh mắc lỗi mâu thuẫn giữa các luận cứ, cần hiểu đúng và đầy đủ tính liên kết (mức độ liên hệ, gắn kết về nội dung) của từng luận cứ với kết luận (xem mục 1.5.1). 3.3.1.2. Lỗi trong số liệu thống kê của luận cứ Với những luận cứ được xây dựng từ các số liệu mang tính thống kê thì các số liệu phải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về tính phù hợp và tính đại diện của mẫu được thống kê. Có thể lấy lập luận về kết quả khảo sát dư luận xã hội về hôn nhân đồng tính để làm ví dụ: “Có 77% trong số hơn 800 người dị tính ở 4 Tỉnh, Thành phố khi được được hỏi đều tỏ thái độ đồng tình và cho rằng người đồng tính có quyền thỏa mãn nhu cầu tình cảm và điều này không ảnh hưởng đến những người xung quanh. Điều đó chứng tỏ xã hội Việt Nam có xu hướng ủng hộ hôn nhân đồng tính”1. Số liệu 77% mà luận cứ đưa ra không hẳn là tín hiệu tích cực với người đồng tính Việt Nam bởi các lý do sau: - Thứ nhất, số lượng đối tượng và địa phương khảo sát quá ít. Tỷ lệ 77% của 800 người ở 4 địa phương được khảo sát chưa thể là đại diện cho “xã hội Việt Nam”. 1. Theo báo Tiền phong, ngày 15/12/2012.. 155.

<span class='text_page_counter'>(168)</span> - Thứ hai, việc chỉ lấy ý kiến của người dị tính bỏ qua ý kiến của người đồng tính là không phù hợp, bởi lẽ quan điểm của “xã hội Việt Nam” không thể đồng nhất với quan điểm của những người dị tính. Do vậy, số liệu được dẫn ra không mang tính đại diện và do đó cũng không phù hợp để hỗ trợ cho kết luận. 3.3.1.3. Luận cứ xây dựng từ sự so sánh không tương đồng Sử dụng phép so sánh là một trong những phương pháp hữu hiệu để làm tăng sức mạnh của luận cứ, từ đó làm tăng sức thuyết phục của lập luận (xem mục 3.4.1.3). Tuy nhiên, công cụ này được ví như con dao hai lưỡi bởi nếu giữa các sự việc được so sánh không có sự tương đồng thì sẽ “lợi bất cập hại”, khi đó không những sức mạnh thuyết phục của lập luận không được tăng lên mà lại còn bị giảm sút đáng kể. Đây là một trong những lỗi vẫn thường gặp trong lập luận. Dưới đây là vài ví dụ minh họa. Để bày tỏ sự đồng tình về việc không nên ăn thịt chó, một ý kiến lập luận: “Trong số các loài vật, con chó có cấu trúc sinh học và hệ thần kinh gần với con người nhất. Ăn thịt chó tức là ăn thịt người”1. Ở đây, cách so sánh hoàn toàn khiêm cưỡng bởi cho dù một số bộ phận trong cấu trúc sinh học và hệ thần kinh của con chó phát triển gần với con người thì chó vẫn chỉ là một loại động vật, là vật nuôi trong nhà chứ không thể như con người để nói rằng “ăn thịt chó tức là ăn thịt người” được. 1. Theo Người đưa tin, ngày 15/9/2018.. 156.

<span class='text_page_counter'>(169)</span> Hay để chứng tỏ số tiền chi đầu tư cho chương trình đổi mới sách giáo khoa (SGK) là rất nhỏ, một Giáo sư đã lập luận: “Tổng số tiền cho chương trình đổi mới SGK tính ra là 144 tỷ đồng, với mỗi cá nhân là rất lớn nhưng nhưng thực ra chỉ bằng 180 m đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa và chỉ bằng 600 m đường cao tốc Bắc Nam mà thôi…”1. Việc đặt hai đối tượng ở hai lĩnh vực có những đòi hỏi về nhu cầu đầu tư hoàn toàn khác nhau để đối chứng là cách so sánh không mang tính tương đồng, do đó làm giảm giá trị của luận cứ trong lập luận. Để hạn chế và tránh lỗi khi sử dụng phép so sánh, cần quan tâm đến tính chất, đặc điểm của đối tượng để đánh giá độ tương đồng giữa các đối tượng khi so sánh. 3.3.1.4. Vi phạm điều kiện quan hệ cần và đủ giữa các đối tượng, sự việc Mối quan hệ cần và đủ giữa 2 khái niệm/sự kiện A và B có thể được tóm tắt như sau2: * A là điều kiện CẦN của B nếu: khi không có A thì không có B (hoặc B không đúng). Trong trường hợp này, có B thì có A (nhưng không phải lúc nào có A cũng có B). * A là điều kiện ĐỦ của B nếu: khi có A thì có B (hoặc B đúng). Trường hợp này bất cứ khi nào có A thì sẽ có B (nhưng không phải với bất cứ B nào ta cũng được A). 1. Báo Lao động, ngày 16/9/2018. Lê Thanh Sơn (Chủ biên) (2018), Kỹ năng tư duy phản biện, NXB Đại học Huế, tr.125.. 2. 157.

<span class='text_page_counter'>(170)</span> Ví dụ: xét 2 khái niệm “động vật có vú” và “con bò”: rõ ràng khái niệm “động vật có vú” tổng quát hơn khái niệm “con bò”, bởi “động vật có vú” bao hàm nhiều loài hơn “bò” (ví dụ: chó, trâu, mèo, lợn, chuột… đều là “động vật có vú”). Như vậy, khái niệm “động vật có vú” (A) là điều kiện cần của khái niệm “con bò” (B). Nếu không phải là “động vật có vú” (không A) thì cũng không phải là“con bò” (không B). Mặt khác, khái niệm “con bò” (A) là điều kiện đủ của khái niệm “động vật có vú” (B), bởi nếu là “con bò” (có A) thì đó là “động vật có vú” (có B). Khi lập luận được hình thành từ các sự kiện/khái niệm A và B, lập luận sẽ mắc lỗi nếu tìm được ít nhất một trường hợp để lập luận không thỏa mãn điều kiện cần hoặc điều kiện đủ giữa A và B. Cụ thể, nếu có trường hợp: * Không có A nhưng vẫn có B thì A không phải là điều kiện cần của B. * Có A nhưng không có B thì A không phải là điều kiện đủ của B. Ví dụ: Hãy phân tích lập luận sau: “Nguyên nhân bị cáo phạm tội bắt nguồn từ chính sự vô trách nhiệm của Công ty. Trong một thời gian dài, công tác kiểm tra, giám sát hoàn toàn bị buông lỏng. Nếu thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định kiểm tra, giám sát định kỳ thì sẽ kịp thời phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của cán bộ, nhân viên, bị cáo sẽ không phạm tội”. 158.

<span class='text_page_counter'>(171)</span> Với kết luận: “Nguyên nhân bị cáo phạm tội bắt nguồn từ chính sự vô trách nhiệm của Công ty” lập luận muốn khẳng định bị cáo phạm tội không phải do ý thức chủ quan mà do nguyên nhân khách quan từ phía Công ty. Trong luận cứ ta thấy có 2 sự kiện là (A): “Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định kiểm tra, giám sát định kỳ” và (B): “bị cáo sẽ không phạm tội”. Để đạt được kết luận đó, lập luận mặc định rằng A xuất hiện dẫn đến B cũng xuất hiện (không cần thêm bất cứ điều kiện nào khác), nghĩa là người lập luận cho rằng A là điều kiện đủ của B. Thử đặt câu hỏi: có khi nào “Thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định kiểm tra, giám sát định kỳ” (có A) mà vẫn xuất hiện “bị cáo phạm tội” (không có B) không? Thực tế cho thấy, không thiếu những nơi, những đơn vị, ở đó tuy công tác kiếm tra, giám sát được thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh theo quy định nhưng vẫn xảy ra tình trạng cán bộ, nhân viên vi phạm pháp luật (phạm tội). Trong quan hệ giữa A và B, ta thấy có A nhưng vẫn không có B, nghĩa là A không phải là điều kiện đủ của B. Việc phạm tội hay không còn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người chứ không hoàn toàn chỉ do công tác kiểm tra giám sát của Công ty. Điều đó có nghĩa là trách nhiệm của Công ty không phải là nguyên nhân duy nhất (và quan trọng nhất) dẫn đến hành vi phạn tội của một ai đó. 3.3.2. Các lỗi của kết luận Đối với lập luận quy nạp, kết luận luôn chỉ mang tính 159.

<span class='text_page_counter'>(172)</span> xác suất cho dù các luận cứ là đúng đắn. Mọi sự khẳng định tính bất biến, tất yếu của kết luận đều có thể dẫn đến hậu quả mắc lỗi lập luận. Ta xét ví dụ sau1: “Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - A.I) có tác động mạnh mẽ đến hoạt động nghề nghiệp, trong đó có nghề Luật. Một Robot có thể lưu trữ hàng triệu dữ liệu, dò tìm thông tin chỉ trong 1 – 2 giây, đưa ra kết quả chính xác gần như tuyệt đối. Một nghiên cứu năm 2014 giữa 20 luật sư có kinh nghiệm và uy tín với “luật sư” A.I về khả năng phân tích điều khoản giới hạn kinh doanh cho thấy “luật sư” A.I đạt độ chính xác 94% và chỉ cần 26 giây để rà soát, trong khi luật sư thật phải mất trung bình 92 phút và độ chính xác chỉ đạt 85%. Trong một cuộc thi khác ở London vào năm 2017, 100 luật sư cũng đã thất thủ trước một chương trình A.I pháp lý khi đứng ra rà soát khả năng vi phạm trong sử dụng một thẻ tín dụng. Mức độ tiên đoán lúc này là 66,3% và 86,6%, đương nhiên con số cao hơn thuộc về máy móc. Có thể thấy, với tốc độ phát triển và sự can thiệp như vũ bão của Robot vào thị trường lao động thì sự biến mất của nghề luật sư chỉ còn là vấn đề thời gian”. Lập luận quy nạp trên đây dẫn đến kết luận khẳng định: “với tốc độ phát triển và sự can thiệp như vũ bão của Robot vào thị trường lao động thì sự biến mất của nghề luật sư chỉ còn là vấn đề thời gian” dựa trên những quan sát cụ thể. Có thể thấy những gì rút ra được từ những quan sát (các luận cứ) 1. Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 11/3/2019.. 160.

<span class='text_page_counter'>(173)</span> là không tất yếu như kết luận mà chỉ mang tính dự báo, là khả năng có thể xảy ra, là một sự kiện có tính xác suất, thậm chí với xác suất rất thấp, bởi các lý do sau: - Không một ai có thể lập trình đầy đủ mọi tình huống có thể có vào trong một bộ nhớ nhân tạo, để nó đưa ra đáp án khi sự việc đó diễn ra. - Chỉ con người mới có tư duy, có sự ứng biến, có vốn kiến thức thực tế phong phú để hiểu rõ tình hình, hoàn cảnh, nguyên nhân của các vụ án và điều quan trọng là chỉ có con người mới có trí tuệ cảm xúc, một yếu tố không thể thiếu của Luật sư. Đây là điều mà một trí tuệ nhân tạo cho dù tân tiến đến đâu cũng không thể làm được. 3.3.3. Các lỗi do vi phạm quan hệ logic giữa luận cứ với kết luận Yêu cầu quan trọng của một lập luận là giữa luận cứ và kết luận phải có mối liên kết về nội dung. Không đáp ứng đòi hỏi này, lập luận dễ có nguy cơ bị mắc lỗi. Quan hệ giữa luận cứ và kết luận là quan hệ có tính nhân – quả và lỗi thường gặp là lỗi không có tính nhân quả. Ví dụ: “Các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, gió, hay nhiên liệu sinh học không thể đóng góp tới một phần tư nhu cầu năng lượng của cả hành tinh. Hiện nay điện hạt nhân là nguồn cung cấp điện năng ổn định, có tính cạnh tranh kinh tế, đặc biệt là ít phát thải cacbon, thân thiện với môi trường và đây thực sự là lợi thế lớn cần quan tâm trong bối cảnh dư luận có những lo ngại về môi trường. Thực tế, điện hạt nhân vẫn tiếp tục duy trì, phát triển ở các cường quốc công 161.

<span class='text_page_counter'>(174)</span> nghiệp và tiếp tục lan tỏa rộng rãi sang các nước đang phát triển. Vậy nên, không có lý do gì để lo lắng về tính an toàn của điện hạt nhân”. Nội dung được trình bày trong các luận cứ chỉ đề cập đến lợi ích của điện hạt nhân và xu thế sử dụng điện hạt nhân trên thế giới chứ không hề đưa ra lý lẽ và căn cứ để giúp người đọc yên tâm về tính an toàn của điện hạt nhân như kết luận mong muốn. 3.4. Nắm vững và vận dụng thành thạo các thủ thuật tăng cường hiệu quả lập luận1 3.4.1. Các thủ thuật tăng cường sức mạnh của luận cứ Lập luận là sử dụng lý lẽ (luận cứ) một cách có hệ thống để trình bày, phân tích, đánh giá nhằm chứng minh cho một kết luận về một vấn đề nào đó. Nếu coi toàn bộ lập luận là một ngôi nhà thì luận cứ chính nền móng của ngôi nhà đó. Sự vững vàng, hiệu quả thuyết phục của một lập luận tùy thuộc vào độ vững chắc, độ tin cậy, sự chính xác và sáng tỏ của các luận cứ. Vì thế, việc tăng cường sức mạnh của luận cứ luôn luôn là thao tác hàng đầu và quan trọng nhất để nâng cao chất lượng và giá trị của lập luận. Tăng cường sức mạnh của luận cứ được coi là một nghệ thuật trong việc sử dụng hài hòa, nhuần nhuyễn các thủ thuật sau đây: 3.4.1.1. Kết hợp linh hoạt nhiều loại lý lẽ Với lập luận logic hình thức, do luận cứ là các chân lý 1. Lê Thị Hồng Vân, sđd, tr.202.. 162.

<span class='text_page_counter'>(175)</span> khách quan, tất yếu đúng ở mọi lúc, mọi nơi nên không nhất thiết phải sử dụng nhiều luận cứ cho một lập luận. Ngược lại, trong lập luận đời thường, do các lý lẽ không phải luôn tất yếu đúng, nên thể bị bắt bẻ, bác bỏ. Vì vậy, trong trường hợp này cần thiết phải sử dụng nhiều loại lý lẽ để bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhằm tăng cường sức mạnh của luận cứ. Hơn nữa, đứng trước một vấn đề, một sự việc, để tạo dựng niềm tin và sự thuyết phục, cần có quan điểm xem xét vấn đề, sự việc từ nhiều phía, nhiều chiều với những luận cứ khác nhau. Càng có nhiều luận cứ thuyết phục thì hiệu lực của lập luận càng cao. Như đã nói (mục 1.8.1), trong các lý lẽ đời thường thì lý lẽ khách quan là loại lý lẽ có sức thuyết phục cao nhất, bởi đó là các bằng chứng có thật, xác thực trong thực tế, có quan hệ nhân quả trực tiếp với sự việc, chứ không phải suy diễn chủ quan, cảm tính. Loại lý lẽ này giúp cho lập luận được chặt chẽ, có cơ sở vững chắc, khó có thể bác bỏ. Để làm ví dụ, có thể trích dẫn lời bào chữa của Luật sư Nguyễn Đăng Trừng cho bị cáo Nguyễn Tăng Trường, bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh truy tố về tội “Tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy”. Sau khi phân tích nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội của bị cáo, Luật sư đã sử dụng các lý lẽ khác nhau để lập luận1: * Lý lẽ hành vi cá nhân: bị cáo lập trang web mocxi.com hoàn toàn xuất phát từ động cơ tốt là muốn hạn chế mặt tiêu cực của trang web thacloan.com trước đó, việc phạm tội là 1. . 163.

<span class='text_page_counter'>(176)</span> điều nằm ngoài ý muốn chủ quan: “Bị cáo thấy rằng đây là hướng có thể thu hút nhiều người truy cập nhưng bị cáo cũng cảm thấy phát triển sâu theo hướng này cũng rất nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật Nhà nước. Từ đó bị cáo đã lập ra website mocxi.com, lúc đầu bị cáo có ý định hạn chế mặt tiêu cực của trang web thacloan.com phát triển nhiều các thông tin về giới tính. Nhưng tình hình các thông tin trên mạng về giới tính, sức khỏe tình dục và sex đồi trụy rất phức tạp, khó phân biệt, ranh giới rất mong manh… Chính trong hoàn cảnh, điều kiện đó bị cáo Nguyễn Tăng Trường đã phạm tội”. * Lý lẽ khách quan: là các chứng cứ, vật chứng thể hiện sự thành khẩn của bị cáo trước cơ quan điều tra: - “… ngày 29/8/2008, Nguyễn Tăng Trường đã tự nguyện giao nộp các tài liệu được in từ khoản admin website mocxi.com và 01 đĩa CD dữ liệu file backup của website mocxi.com do Trường quản lý và sở hữu (Cáo trạng 1)… Theo tôi việc bị cáo Nguyễn Tăng Trường tự nguyện giao nộp các tài liệu trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho cơ quan điều tra tiến hành xác minh để có cơ sở ban đầu vững chắc làm căn cứ pháp lý khởi tố vụ án”. - “… Thực ra, nỗ lực khắc phục hậu quả của bị cáo Nguyễn Tăng Trường còn thể hiện trong một bản tường trình tại CQĐT, bị cáo đã viết như sau: “Tôi mong muốn và đề nghị nhận được sự hậu thuẫn của một trong những cơ quan Nhà nước trong việc “điều hướng phát triển một cộng đồng”, 164.

<span class='text_page_counter'>(177)</span> tức là loại bỏ dần những mặt xấu xa của trang web mocxi.com (Bút lục số 40 hồ sơ vụ án)”. Dẫn ra các bằng chứng nêu trên, Luật sư không chỉ đưa ra những lý lẽ khách quan để chứng minh cho thái độ thành khẩn của bị cáo mà còn chứng minh cho chất “thiện” trong con người của bị cáo, nghĩa là trong lập luận còn chứa đựng cả lý lẽ hành vi cá nhân. Những lý lẽ đó là sự khẳng định việc phạm tội của bị cáo chỉ xuất phát từ nguyên nhân “… tuổi còn trẻ, chưa trải nghiệm cuộc đời bao nhiêu, thiếu bản lĩnh”. * Lý lẽ nhân thân: - “Bị cáo nhân thân tốt, tuổi còn trẻ, chưa có tiền án, tiền sự, có nhiều khả năng cải tạo giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội”. - “… gia đình bị cáo là một gia đình tốt: cha bị cáo là Đảng viên, mẹ bị cáo công nhân…, ông nội, ông ngoại bị cáo đều tham gia cách mạng lâu năm. Riêng ông nội bị cáo là Đảng viên đã được tặng Huy hiệu 50 tuổi Đảng. Cả ông nội và ông ngoại bị cáo đều được tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý của Nhà nước và là những tấm gương mẫu mực vì đạo đức trong gia đình. Cả chú và cậu bị cáo cũng là Đảng viên. Với một môi trường gia đình như vậy tôi tin rằng bị cáo có điều kiện được giúp đỡ để tự cải tạo mà không cần phải cách ly với cộng đồng và xã hội”. 3.4.1.2. Nghệ thuật sắp xếp, liên kết các lý lẽ Bên cạnh việc huy động và sử dụng hợp lý nhiều loại lý lẽ thì việc sắp xếp, liên kết các lý lẽ sao cho giữa luận cứ với 165.

<span class='text_page_counter'>(178)</span> luận cứ và luận cứ với kết luận đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, logic và liền lạc là một chiến thuật không kém phần quan trọng làm tăng hiệu quả thuyết phục của lập luận. Với lập luận có nhiều luận cứ, để gia tăng sự thuyết phục cho lập luận, nên đặt luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh hơn sát phần kết luận, đó là cách sử dụng luận cứ với sức mạnh tăng dần để nâng cao sức mạnh của lập luận. Ví dụ: “Việc dùng Camera quay lén là việc làm xâm phạm đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân, thể hiện thái độ ứng xử thiếu văn minh, không phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Hơn nữa, đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, hành vi này phải được xử lý thích đáng”. Tuy nhiên, việc tăng cường hiệu quả lập luận bằng cách sắp xếp các lý lẽ theo chiều hướng tăng tiến như trên chỉ là cách thường dùng trong các văn bản đơn thoại. Đối với hội thoại/tranh luận thì có thể sử dụng ba loại chiến thuật: (i). Sức mạnh lý lẽ tăng dần. (ii). Sức mạnh lý lẽ giảm dần. (iii). Sức mạnh lý lẽ “xuống dốc – lên dốc”. Nhược điểm cơ bản của chiến thuật (i) là ngay từ đầu người nói không gây được ấn tượng, không thu hút người nghe, không làm cho người nghe thấy được vai trò của mình nên không quan tâm đến ý kiến của mình. Ngược lại, chiến thuật (ii) lại hạn chế ở khâu kết thúc, không gây được ấn tượng mạnh ở người nghe khi kết thúc lập luận, do đó hiệu lực thuyết phục bị suy giảm. Vì vậy, nhiều nhà hùng biện có 166.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> kinh nghiệm thường sử dụng chiến thuật (iii) để vừa gây ấn tượng lức mở đầu, lại có sức nặng thuyết phục khi kết thúc. 3.4.1.3. Sử dụng phép so sánh Để tăng cường sức mạnh của luận cứ, có thể sử dụng phép so sánh với các sự việc tương tự hoặc có mối liên hệ tương tự. Cách làm này sẽ làm cho luận cứ được đưa ra rõ ràng, cụ thể và sáng tỏ hơn, từ đó sẽ có tác động tích cực đến tâm lý, nhận thức của người nghe, làm cho lập luận có sức thuyết phục mạnh hơn. Ví dụ: bày tỏ sự đồng tình với việc không áp dụng án tử hình đối với Lê Văn Luyện, để làm tăng tính thuyết phục trong lập luận của mình, Luật sư Hoàng Cao Sang đã trích dẫn khoản 5 Điều 69 BLHS quy định: “không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội”; khoản 1 Điều 74 BLHS quy định: “đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù” và so sánh với Điều 6 Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em: “Các Quốc gia thành viên công nhận rằng tất cả trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em”1. Tuy nhiên, cần thận trọng khi thực hiện phép so sánh để tránh sự “khập khiễng”, bởi phép so sánh là con dao hai lưỡi. Nếu các luận cứ được sử dụng để so sánh không phù hợp, 1. Hoàng Cao Sang, “Án phạt nào cho Lê Văn Luyện”, . 167.

<span class='text_page_counter'>(180)</span> không “ăn khớp” với nhau thì lập luận sẽ rất dễ bị bác bỏ, khi đó sức mạnh thuyết phục của lập luận không những không được gia tăng mà còn bị suy giảm và vấn đề sẽ trở nên rắc rối hơn. Ví dụ: Trong vụ án Minh Phụng – Epco, để khẳng định “Việc thành lập Hội đồng giám định là kết quả của việc làm tùy tiện”, luật sư biện hộ cho bị cáo Tăng Minh Phụng đã lập luận “khập khiễng” bằng cách ví von, so sánh: “Tôi cho rằng UBND thành phố Hồ Chí Minh đã cấp giấy phép lái máy bay chở khách cho một phi công lái máy bay chiến đấu, và trên giấy phép đó còn ghi: nếu thấy không lái được thì có thể nhờ phi công lái trực thăng lái giùm. Trên thực tế thì Hội đồng định giá như là người lái máy bay tiêm kích, đã nhờ phi công trực thăng lên buồng lái của máy bay chở khách”1. 3.4.1.4. Trích dẫn các luận cứ Thông qua việc trích dẫn các câu châm ngôn, danh ngôn, các thành ngữ, các văn bản có giá trị pháp lý hiển nhiên… để làm luận cứ cũng là một phương thức để nâng cao hiệu quả thuyết phục của lập luận. Cần lưu ý rằng việc trích dẫn phải đảm bảo yêu cầu: chính xác, cụ thể và đặc biệt là nội dung trích dẫn của luận cứ phải phù hợp, gây ấn tượng, nghĩa là luận cứ được trích dẫn phải có sức nặng thuyết phục cho lập luận. Dưới đây là ví dụ về sự vận dụng các châm ngôn, thành ngữ qua lời bào chữa của Luật sư Nguyễn Văn Trung cho bị 1. Báo Tuổi trẻ, ngày 27/7/1999.. 168.

<span class='text_page_counter'>(181)</span> cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa phúc thẩm vụ án Ngân hàng BIDV1: “Sau khi đề xuất thành lập Ngân hàng Xây dựng không được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường”, Phạm Công Danh đã gặp Hà Văn Thắm và sau đó là Hứa Thị Phấn, để rồi “cứ nhằm những nẻo đoạn trường mà đi” dẫn đến hậu quả bi đát hôm nay!”. “… Thế nhưng, tất cả các nguồn huy động dưới mọi hình thức đều như “muối bỏ biển”, “gió vào nhà trống” để rồi tất cả nỗ lực của bản thân, của gia đình Phạm Công Danh, của Tập đoàn Tiên Thanh phải trả giá chẳng những bằng con số “không đồng” mà còn đánh đổi cả cuộc đời còn lại với mức hình phạt 30 năm tù theo bản án sơ thẩm! Nguyên nhân không phải xuất phát từ Phạm Công Danh, nhưng toàn bộ hậu quả chỉ có Phạm Công Danh và các bị cáo hôm nay gánh chịu! Khác nào “Trăm dâu đổ đầu tằm”. 3.4.1.5. Dùng câu hỏi để lập luận Một điểm khác biệt giữa lập luận đời thường so với lập luận logic hình thức là thay vì dùng những mệnh đề là câu trần thuật để khẳng định/phủ định trực tiếp cùng với phép suy luận logic, người lập luận còn sử dụng câu hỏi như một phương pháp, một nghệ thuật đem lại hiệu quả cao cho lập luận. Dùng câu hỏi nhằm nâng cao hiệu quả lập luận thường được sử dụng trong các trường hợp: 1. Bài bào chữa của Luật sư Nguyễn Văn Trung cho bị cáo Phạm Công Danh ().. 169.

<span class='text_page_counter'>(182)</span> a/. Hỏi để xác nhận các luận cứ, để định hướng kết luận (buộc người đọc/nghe phải tự rút ra kết luận theo hướng mà người viết/nói muốn đạt đến), cũng tức là để phủ định, bác bỏ ý kiến đối phương và khẳng định quan điểm của mình. Ví dụ sau cho thấy tác dụng của việc dùng một loạt câu hỏi để bác bỏ nhận định mang tính chủ quan, võ đoán, không phù hợp với các tình tiết khách quan, với các nguyên tắc nhận định và đánh giá chứng cứ: “Ở đây thử hỏi ông Nam được ủy quyền của ai? Của bà Anh hay của ông Khảm? Ủy quyền về vấn đề gì? Văn bản ủy quyền ở đâu? Và quan trọng nhất là pháp luật có thừa nhận việc ủy quyền miệng hay không? Nếu đã không thừa nhận thì tại sao lại dựa vào lời khai của đương sự (mà đôi khi chỉ là sự nhầm lẫn trong cách dùng từ) để cho rằng ông Nam là người được ủy quyền, còn người nhận tài sản chính thức là ông Khảm? Trong khi theo Hợp đồng tặng cho nhà thì ông Nam là người được nhận căn nhà từ bên tặng cho là ông Khảm”1. b/. Hỏi để khẳng định, nhấn mạnh ý kiến của mình Ví dụ: “Theo quy định của Pháp luật tố tụng, HĐXX phúc thẩm có được phép vừa quyết định bác kháng cáo kêu oan, vừa quyết định sửa bản án sơ thẩm theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hay không?”2. 1. Hồ Ngọc Diệp (2010), Bình luận án, NXB Phương Đông, tr.106. Hồ Ngọc Diệp (2010), Tình huống pháp lý và thực tiễn tố tụng, NXB Phương Đông, tr.42.. 2. 170.

<span class='text_page_counter'>(183)</span> c/. Hỏi còn là một nghệ thuật lập luận khéo léo, tế nhị khi muốn bày tỏ quan điểm đối lập với người khác, hoặc muốn góp ý hay khuyên can ai đó mà không làm họ phật lòng. Ví dụ: ý kiến của Luật sư Trần Công Ly Tao - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh khi đề cập đến những bất cập trong hoạt động xét xử, đã chia sẻ bằng câu hỏi: “Nếu cấp trên mở lượng khoan hồng, dung thứ cấp dưới thì đâu còn kỷ cương phép nước”1. 3.4.2. Các chiến thuật tăng cường hiệu quả lập luận khác Ngoài các phương thức tăng cường sức mạnh của luận cứ đã trình bày ở trên, để gia tăng tính thuyết phục của lập luận thì vai trò của các yếu tố tương tác trong giao tiếp có một vị trí rất quan trọng. Đó là thái độ, cảm xúc… được thể hiện qua lời văn (với văn bản viết) hoặc các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ (giọng điệu, khẩu khí, cử chỉ…) được thể hiện trong quá trình hội thoại, tranh luận (với văn bản nói). Kết hợp khéo léo, đồng bộ các chiến thuật sẽ tạo ra sự “cộng hưởng” mạnh mẽ, có tác dụng nâng cao sức thuyết phục của lập luận. 3.4.2.1. Các yếu tố chi phối từ người nói Dù với hình thức viết hay nói thì trong quá trình lập luận các yếu tố biểu cảm, gây xúc động từ phía người viết (thái độ, cảm xúc, giọng điệu thể hiện qua lời văn) và người nói (khẩu khí, giọng điệu, các giao tiếp hình thể: ánh mắt, cử 1. . 171.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> chỉ…) đều chi phối trực tiếp đến người đọc/nghe, góp phần không nhỏ giúp tăng cường hiệu quả thuyết phục của lập luận. Các kỹ năng này chính là những tố chất căn bản của người có tài hùng biện. Sự phối hợp nhuần nhuyễn, sinh động và linh hoạt các yếu tố trên đây có tác dụng xoáy sâu vào lòng người, lay động tình cảm, tâm lý của người nghe. Cụ thể, các yếu tố chi phối từ người nói có tác động phát huy hiệu quả lập luận gồm: - Giọng điệu hùng hồn, đĩnh đạc, khúc triết thể hiện sự tự tin vào điều mình khẳng định; giọng điệu châm biếm, mỉa mai thể hiện sự nghi ngờ, phủ định đối với quan điểm của đối phương; giọng điệu thiết tha, tình cảm thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia… - Cường độ, cao độ của giọng nói, sự nhấn giọng và cả những chỗ lặng cố tình để người nghe kịp thấm thía, suy ngẫm cũng là những tác nhân quan trọng góp phần không nhỏ vào việc chinh phục người nghe. Sự phù hợp và hòa quyện giữa những cung bậc khác nhau của giọng điệu với nội dung và mục đích của lập luận sẽ giúp nâng cao đáng kể hiệu quả thuyết phục. 3.4.2.2. Các yếu tố chi phối từ người nghe Trong lập luận hội thoại cũng như trong giao tiếp nói chung, thông điệp mà người nói truyền đi chỉ có ý nghĩa khi được người nghe có thiện chí đón nhận. Điều đó tùy thuộc vào thái độ cởi mở và tâm thế sẵn sàng tiếp nhận, có góc nhìn tích cực với ý kiến của người giao tiếp, ngay cả khi ý kiến đó 172.

<span class='text_page_counter'>(185)</span> khác với chính kiến của mình. Do đó, việc lựa chọn thời điểm để nói khi tính đến các yếu tố chi phối từ phía người nghe như: thái độ, tâm lý, nhận thức, tình cảm, tính cách… trong quan hệ với vấn đề mà người nói đề cập đến là nhân tố quan trọng để làm tăng hiệu quả thuyết phục cho lập luận. Ví dụ 1: mở đầu bài bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh tại phiên tòa phúc thẩm vụ án Ngân hàng BIDV, Luật sư Nguyễn Văn Trung đã nói: “Trước hết, tôi vô cùng xúc động và cảm kích hai vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP. HCM trong suốt quá trình xét hỏi và đã đưa ra Bản kết luận tại phiên tòa hôm nay hết sức công phu, chặt chẽ, nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ mà mục đích cuối cùng là xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội!”1. Cách đặt vấn đề của Luật sư đã tác động mạnh đến tâm lý của các vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cũng như những người có mặt tại phiên tòa. Đó cũng là thông điệp mà Luật sư đang muốn gửi đến mọi người, mong muốn sự công minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Ví dụ 2: mở đầu bài bào chữa cho bị cáo Lê Văn Ng. bị truy tố và xét xử về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”, gây tai nạn thương tâm, Luật sư đã nói: “Trước hết, tự đáy lòng mình, tôi xin chia buồn với gia quyến về tai nạn xảy ra ngày 19/01/2001. Tổn 1. . 173.

<span class='text_page_counter'>(186)</span> thất và rủi ro ấy, tôi nghĩ là không gì bù đắp được”1... Lập luận này tỏ rõ sự mong muốn chia sẻ, đồng cảm, an ủi nhằm làm dịu sự bức xúc của bên bị hại, cũng như tác động vào tâm lý của người nghe để tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận các lý lẽ bào chữa tiếp theo. 3.4.3. Nghệ thuật hùng biện trong lập luận Năng lực hùng biện là nghệ thuật kết hợp tổng hòa nhiều kỹ năng, đồng thời phát huy đến mức tối đa các chiến thuật bổ trợ nhằm đem lại sức thuyết phục cao cho lập luận. Nghệ thuật hùng biện bao gồm: - Nghệ thuật vận dụng kết hợp nhiều loại lý lẽ để tăng cường sức mạnh cho lập luận. - Nghệ thuật sắp xếp, liên kết các luận cứ, các lý lẽ. - Nghệ thuật kết hợp linh hoạt, uyển chuyển nhiều phương thức lập luận. - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ thành thạo, chuẩn xác, sắc sảo, linh hoạt. - Nghệ thuật sử dụng khẩu khí, giọng điệu thể hiện thái độ, cảm xúc và sự nhiệt thành của người viết/nói trong việc khẳng định/phủ định, khiến người đọc/nghe bị lôi cuốn, thuyết phục một cách mạnh mẽ. Lập luận là thao tác gắn liền với công việc của những người hoạt động trong lĩnh vực Luật – đặc biệt là với Luật sư. Do đó, đối với họ, hùng biện để có hiệu quả lập luận cao là kỹ năng, là đòi hỏi không thể thiếu, có ý nghĩa mang tính sống còn. 1. Lê Thị Hồng Vân, Sđd, tr.218.. 174.

<span class='text_page_counter'>(187)</span> TÓM TẮT CHƯƠNG 3 1. Sức mạnh thuyết phục của một lập luận trước hết phụ thuộc vào tính logic của lập luận. Vì vậy, cần rèn luyện kỹ năng xây dựng lập luận đảm bảo tuân thủ yêu cầu về cấu trúc và nội dung hợp lý, chặt chẽ về mặt logic. 2. Xây dựng sơ đồ cấu trúc lập luận là phương pháp trực quan, sinh động cho phép hình thành bức tranh đầy đủ và chi tiết các thành phần của một lập luận. Từ đó, có thể đánh giá toàn diện vai trò, vị trí của các thành phần đối với chất lượng của lập luận, thấy được “điểm mạnh” và “điểm yếu” của lập luận. 3. Phân tích một lập luận không chỉ là việc xác định đúng và đầy đủ kết luận và các luận cứ của lập luận, mà còn là việc tìm hiểu cặn kẽ hiệu lực hỗ trợ của mỗi luận cứ đối với kết luận, mối quan hệ giữa các luận cứ trong lập luận, truy tìm giả định và hàm ý của lập luận. 4. Lỗi của lập luận có thể ở luận cứ, ở kết luận hay ở quan hệ logic giữa luận cứ và kết luận. Phát hiện lỗi của lập luận là kỹ năng quan trọng và rất hữu ích để giúp xây dựng lập luận chặt chẽ, logic, sắc sảo, đồng thời để phản biện hiệu quả lập luận của đối phương. 5. Hiệu quả của một lập luận phụ thuộc rất lớn vào các sức mạnh của luận cứ và các chiến thuật tăng cường hiệu quả lập luận khác. 175.

<span class='text_page_counter'>(188)</span> CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 3 A. CÂU HỎI 1. Hãy nêu cách hiểu của Anh (Chị) về tính logic trong một lập luận. Tính logic có vai trò như thế nào trong một lập luận? 2. Việc quan tâm kết hợp linh hoạt nhiều loại lý lẽ và sắp xếp, liên kết các lý lẽ có ảnh hưởng thế nào đến sức mạnh của một lập luận? 3. Nêu tóm tắt các yếu tố chi phối từ người nói và từ người nghe đến hiệu quả lập luận. B. BÀI TẬP I. Lập sơ đồ cấu trúc của các lập luận trong bài tập I (chương 1). II. Hãy chỉ ra lỗi trong các lập luận sau đây: 1. “Việc xử phạt xe không chính chủ còn có tác động đến vấn đề ô nhiễm môi trường và thị trường nhiên liệu. Hiện nước ta đang đứng tốp đầu thế giới về ô nhiễm môi trường không khí và là nước có giá nhiên liệu khá đắt đỏ, do khi nhập khẩu đến tay người tiêu dùng phải chịu nhiều loại thuế. Mỗi lần giá xăng dầu rục rịch tăng thì người dân lại đổ xô mang can, thùng đi mua để tích trữ. Việc tăng, giảm giá xăng cũng diễn ra khá thường xuyên. Chỉ tính riêng năm 2013 đã 176.

<span class='text_page_counter'>(189)</span> có không dưới bốn lần, cho thấy những hạn chế của công tác quản lý thị trường xăng dầu ở nước ta”. 2. “Trong tuyển dụng công chức, không nên đánh đồng bằng cử nhân chính quy và dân lập. Thực tế cho thấy chất lượng đào tạo của các trường dân lập vẫn thấp hơn nhiều so với trường công lập. Dẫu rằng trong vài năm gần đây, quan sát cho thấy đã có dấu hiệu “đảo chiều” dù chỉ mang tính cục bộ. Một số trường dân lập, tư thục đã mạnh dạn đầu tư áp dụng nội dung và phương pháp đào tạo tiên tiến để cải thiện chất lượng”. 3. Ý kiến ủng hộ việc bỏ Tết Nguyên Đán: “Đã đến lúc cần xem xét nghiêm túc để dứt khoát bãi bỏ tập tục Tết Nguyên Đán. Từ bao lâu nay, Tết đến là cơ hội thuận lợi để hợp thức hóa tệ biếu xén, quà cáp lấy lòng cấp trên… dẫn đến tham nhũng. Tết còn là dịp để các tổ chức, cá nhân, hội đoàn… gặp gỡ liên hoan, rượu chè say sưa, vừa tốn kém tiền bạc, thời gian vừa là nguyên nhân gây ra ách tắc giao thông và biết bao những tai nạn thương tâm… Hơn nữa, ăn Tết Nguyên Đán là ăn Tết của Trung Quốc và chẳng có gì gọi là dân tộc khi ta dùng văn hóa nước khác”. 4. “Kết quả nghiên cứu cho thấy có 211/322 (chiếm 65,5%) sinh viên của 4 trường Đại học ở thành phố Hồ Chí Minh là: Bách khoa, Hutech, Nguyễn Tất Thành và Sư phạm cho rằng “hành vi giao thông tích cực thể hiện thái độ có văn hóa, sự tôn trọng kết hợp chặt chẽ với sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về giao thông”. Điều này 177.

<span class='text_page_counter'>(190)</span> chứng tỏ đa số sinh viên đã nhận biết đúng đắn, đầy đủ và chính xác về khái niệm của hành vi giao thông tích cực”1. 5. “Nếu công nhận mại dâm là một nghề sẽ rất phức tạp. Bởi theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, đã có nghề phải có tiêu chuẩn nghề, mã số nghề, có ông tổ nghề, có bộ giáo trình dạy nghề được cấp, có chứng chỉ, thang bảng lương…”2. III. Dưới đây là trích dẫn nội dung một số ý kiến phát biểu: 1. Theo Anh (Chị): a/. Kết luận mà phát biểu muốn hướng tới là gì? b/. Đâu là giả định và hàm ý trong nội dung của các ý kiến đó. 2. Hãy viết một đoạn một lập luận ngắn (khoảng 30 chữ) để diễn tả nội dung mà kết luận muốn hướng tới. 1. “Một người dân thiếu hiểu biết về Pháp luật cần đến sự hỗ trợ của Luật sư bởi họ cho rằng Luật sư là những người bảo vệ họ. Song, thực tế, người có kiến thức về Pháp luật để bảo vệ người khác nhiều khi cũng cần được bảo vệ…”3. 2. “Thà để cho 10 phạm nhân thoát tội còn hơn để 1 kẻ vô tội bị oan”. 3. Ý kiến đề nghị công khai danh sách thí sinh được nâng điểm khống trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2018: “Không công khai danh sách thi sinh được nâng khống điểm - nhân văn hay bao che tội phạm?”. 1. Đào Thị Duy Duyên…, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 10 (76), năm 2015. 2 Báo Người đưa tin, ngày 02/4/2018. 3 Báo Người đưa tin, ngày 27/12/2012.. 178.

<span class='text_page_counter'>(191)</span> 4. “Nghệ thuật tranh tụng không phải là cái gì khác mà chính là nghệ thuật sử dụng chứng cứ”. 5. Trong phiên tòa xét xử vụ ly hôn của vợ chồng Cafe Trung Nguyên, chủ tọa đã khuyên người vợ nên rút đơn ly hôn vì: “chị về nhà trông con, quản lý tài sản và giao hết công việc cho chồng, sống như một bà hoàng” …“Một người đàn ông hùng hục đi lao động ở ngoài, kiếm tiền về cho vợ con, như con đại bàng đực chỉ có tha mồi về cho đại bàng cái nuôi con. Sướng quá đi chứ. Tại sao chị lại tự nhiên ôm khổ vào thân. Tôi nghĩ như thế là hợp tình hợp lý, hợp với đạo lý và hợp với phong tuc tập quán của dân tộc Việt Nam mình”1. 6. “Bí quyết của sự thành công - nếu có - đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị của người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ, vừa theo quan điểm của mình”. IV. Dưới đây là toàn văn bài bào chữa của Luật sư Nguyễn Khoa Đăng cho bị cáo Huỳnh Công Vân bị truy tố về tội “giết người”2. Hãy cho biết: 1. Luật sư đã vận dụng các loại lý lẽ nào để làm tăng hiệu quả thuyết phục của lập luận? 2. Ngoài lý lẽ, bản bào chữa đã đáp ứng được những yêu cầu nào khác của một lập luận pháp lý? “Kính thưa HĐXX. Kính thưa vị đại diện VKSND tỉnh Kiên Giang! 1 2. Báo Pháp luật, ngày 21/02/2019. .. 179.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> Kính thưa các nạn nhân, thân nhân các nạn nhân, những người chịu đau thương nhất trong những người có mặt ở phiên tòa xét xử bị cáo hôm nay! Kính thưa bà con tham dự phiên toà! Hôm nay nghề nghiệp và trách nhiệm đã đặt trên vai tôi một cái gánh hết sức nặng nề. Tức là tôi phải đứng ra bào chữa cho một kẻ giết người, mà nào có phải là một người, lại là những ba người, thậm chí suýt bốn người. Một con số khủng khiếp. Một việc làm hết sức vô nhân đạo. Bây giờ tôi biết nói làm sao đây, chả lẽ các nạn nhân vô cùng oan khốc với những cái chết tức tưởi, hiện giờ đã mồ yên mả đẹp hết rồi, tôi lại tiếp tục dùng lời lẽ bắn thêm vào họ? Chả lẽ các gia đình nạn nhân kể cả nạn nhân còn sống sót đã đau đớn quá nhiều rồi, bây giờ tôi lại bồi tiếp sự đau đớn? Tôi sẽ bào chữa sao đây khi mà cách đây ít hôm, mở trong hồ sơ vụ án thấy bức ảnh của các nạn nhân, người mở mắt người không, nhưng ai cũng như trừng trừng nhìn thẳng vào tôi mà hỏi: “Chúng tôi chết đau thương thế này chưa đủ sao mà ông lại còn bào chữa cho hắn? Ông thử đặt địa vị vào hoàn cảnh chúng tôi hay gia đình chúng tôi xem nào!”. Kính thưa gia đình các nạn nhân! Chúng tôi rất thông cảm và thành thật chia sẻ nỗi đau trên với các gia đình, nhưng công việc không cho phép chúng tôi nói những lời khác hơn những lời nhằm tìm ra những tình tiết khách quan của vụ án hoặc những tình tiết mà bị cáo đáng được xem xét giảm nhẹ. Đây không phải là việc nhằm xóa tội hoặc chạy tội cho bị cáo mà là công việc của pháp lý, 180.

<span class='text_page_counter'>(193)</span> là mặt thứ hai của công tác xét xử. Nó chỉ có tác dụng làm cho công tác xét xử được xem xét từ nhiều phía, lật đi lật lại các vấn đề, để giúp HĐXX có thêm một cái nhìn ngược lại, để có thêm cơ sở mà tuyên cho bị cáo một bản án đúng người, đúng tội, đúng luật pháp và thấu tình đạt lý. Kính mong gia đình nạn nhân thông cảm cho như thế. Sau đây là những lời bào chữa của tôi. Kính thưa HĐXX! Trước hết, xin được trình bày là chúng tôi hết sức tán thành lời luận tôi của vị đại diện VKS về hành vi phạm tội của bị cáo và về tội danh của bị cáo. Thực tình mà nói vụ án này tuy rất nghiêm trọng, nhưng lại hết sức đơn giản, rõ ràng. Thủ phạm của vụ án và hành vi giết người của y đã lộ rõ nguyên hình trước mắt mọi người đó chính là Huỳnh Công Vân và chính Huỳnh Công Vân chứ không phải ai khác đã nổ súng trực tiếp bắn chết 3 người và làm bị thương 1 nạn nhân khác và như vậy việc bản cáo trạng khép bị cáo vào khung 1 Điều 101 của Bộ luật Hình sự theo tôi là hoàn toàn chính xác. Vậy điều gì đáng nói nhất ở vụ án này? Kính thưa HĐXX! Theo tôi điều cần phải làm sáng tỏ là lý giải cho được nguyên nhân vì sao bị cáo lại giết người mà lại toàn là giết những người không thù oán, không mâu thuẫn gì với họ cả. Thông thường thì kẻ giết người đều phải có mục đích. Đằng này Vân lại không có mục đích, không có động cơ đê hèn nào cả. Cướp của ư? Rõ ràng là không - Hiếp dâm ư? Cũng khôngBịt đầu mối ư? Cũng không nốt. Vậy thì tại sao? Tại sao? Đây 181.

<span class='text_page_counter'>(194)</span> là câu hỏi khó khăn nhất và nhức nhối nhất. Một câu hỏi cần phải lý giải cho được dù có tốn công tốn sức. Với tư cách và trách nhiệm người bào chữa, tôi xin được mạnh dạn lý giải điều này. Kính thưa HĐXX! Theo tôi bị cáo giết người vì những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Một là, bị cáo có dấu hiệu bệnh tâm thần. - Hai là, đã vậy bị cáo lại bị kích động tinh thần quá mạnh về phía nạn nhân. Kính thưa HĐXX! Về bệnh tâm thần của bị cáo chúng tôi khẳng định là có dấu hiệu, dấu hiệu đó nhận biết được là do dựa trên những căn cứ sau đây: - Những bản xác nhận của những người trước đây từng làm việc với bị cáo ở trong đơn vị bộ đội, từng chứng kiến các lần bị cáo bị tai nạn giao thông tổn thương sọ não và gây ra những biến đổi tính tình sâu sắc đến nỗi cơ quan phải cho chuyển ngành. - Những xác nhận này chúng tôi đều có kính chuyển đến tòa án cách đây đã lâu. Hôm nay vì sợ mất thời giờ nên tôi không dám đọc lại hết, chỉ xin điểm qua vài lời nhận xét sau đây: Một là của đồng chí NGUYỄN NGỌC TIẾN, cấp bậc Thiếu tá, Trưởng ban Tuyên huấn Trường Quân chính Quang Trung thuộc Quân khu 9, với nội dung sau đây “Đồng chí Huỳnh Công Vân năm 1963 bị té xe Honda phải điều trị một thời gian dài tại Bệnh viện 121 Quân khu 9 khi trở về là Đại 182.

<span class='text_page_counter'>(195)</span> đội trưởng của Tiểu đoàn 23, Sư đoàn 869. Đồng chí đã bị ảnh hưởng thần kinh. Hai là xác nhận của đồng chí NGUYỄN NGỌC HƯƠNG cấp bậc Đại úy, chức vụ Trợ lý tập huấn, hiện đang công tác tại Huyện đội Châu Thành, tỉnh Kiên Giang ghi: “Khoảng tháng 7,8/1983, Vân mượn xe Honda chạy vào buổi tối khoảng tám giờ trên tuyến đường băng sân bay Sóc Trăng. Khi đến cuối đường băng có cua quẹo về tiểu đoàn nhưng vì chạy quá tốc độ không kịp thắng nên xe bay luôn ra ngoài đường băng, Vân bay ra khỏi xe bất tỉnh bị chấn thương ở vùng đầu…”. Ba là xác nhận của đồng chí Trương Văn Bên, cán bộ hưu trí ở ấp Long Hòa A, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cũng nói bị cáo bị té xe, bị tổn thương thần kinh và bị thay đổi tính tình. Sau đó là xác nhận của đồng chí Nguyễn Lục Lượng, Đại úy, Phó ban Tham mưu chính trị hiện đang công tác tại Trạm khách T-80, Quân khu 9 hoặc của đồng chí Nguyễn Thị Ánh Tuyết, y sĩ điều trị Bệnh xá Sư đoàn 869, người trực tiếp băng bó và điều trị cho bị cáo cũng có nhận xét như trên. Đó là những chứng cứ bằng giấy tờ cho phép chúng tôi nghĩ rằng bị cáo đã từng có dấu hiệu tâm thần. Ngoài ra cũng có những tình tiết khác cho phép làm căn cứ để xác định bệnh trạng của bị cáo như lời chị Mai (vợ bị cáo) người có mặt ở phiên tòa hôm nay. Chị Mai kể rằng, sau khi cưới được một ngày, có người ở đơn vị cũ đến nói riêng với chị rằng chồng chị bị bệnh thần kinh, cố gắng mà chiều chuộng, hoặc như lời 183.

<span class='text_page_counter'>(196)</span> anh Bên, người cùng đơn vị với bị cáo trước đây, cách đây mấy hôm có gặp vợ bị cáo, anh cũng cam đoan rằng “Cho nó uống rượu rồi dẫn nó đến trước mặt đối thủ của nó, nó không nổi cơn thần kinh lên thì cứ đem tao ra mà tử hình”. Ngoài những lời lẽ trên, ở đây cũng xin được HĐXX lưu ý đến cái biệt danh mà bà con bán hàng trước cổng Trường Quân chính Sóc Trăng. Ở đó, bà con gọi bị cáo là “Vân Pin” pin tức là điện, Vân Pin là Vân bị mát điện, Vân thần kinh, Vân tâm thần. Đó là những căn cứ cho phép chúng tôi nghĩ đến bị cáo trước khi gây án đã gặp phải những cơn bệnh tâm thần phân lập. Và chúng tôi cũng thầm nghĩ chỉ có căn cứ vào bệnh này mới lý giải được vì sao bị cáo lại có hành động giết người một cách điên khùng như vậy. Kính thưa HĐXX! Về căn bệnh này của bị cáo chúng tôi chỉ có ý định trình bày như thế, còn phần kết luận thế nào thì hoàn toàn trong chờ vào việc giám định y học của HĐXX. Nhưng để góp phần làm sáng tỏ thêm căn bệnh này nhằm giúp HĐXX rộng bề phán quyết, tôi xin được có đôi nét về những tri thức chuyên môn về những căn bệnh quái ác này. Kính thưa HĐXX! Bệnh tâm thần là căn bệnh nan y xưa nay rất khó phát hiện, bởi vì ngay cả bản thân người bệnh cũng không ai chịu thừa nhận là mình bệnh cả. Vì thế chỉ có những bác sĩ giỏi mới phát hiện ra được. Nhưng oái ăm thay bệnh này ở nước ta lại chiếm tỷ lệ rất cao. Theo thống kê gần đây của Bộ Y tế thì ở ta người mắc bệnh này lên tới 10%. Đã thế, bệnh còn biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau. Theo 184.

<span class='text_page_counter'>(197)</span> Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 57 trong bài viết của bác sĩ Đăng Thị Thêu, một Việt kiều ở Mỹ thì vừa qua Tổ chức Y tế thế giới đã công bố một bản phân loại quốc tế mới nhất về bệnh tâm thần. Theo bảng này thì hiện nay có tới 300 loại bệnh. Vậy thì bị cáo Vân nếu có mắc phải thì mắc loại bệnh nào? Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy bị cáo Vân mắc bệnh gọi là “Nhân cách bệnh”. Theo tài liệu y học thì bệnh này là “một thể bệnh tâm thần cùng với các bệnh loạn thần kinh khác được xếp vào các bệnh gọi là “Tâm thần nhỏ học” hoặc “Tâm thần học ranh giới”. Bệnh này được biểu hiện trong 4 trạng thái gọi là bốn thể khác nhau, đó là: thể hưng phấn, thể ức chế, thể suy nhược và thể Hit-tê-ri-a. Căn bệnh của bị cáo theo dự đoán của chúng tôi nó nằm ở thể hưng phấn. Tôi xin dẫn ra đây định nghĩa của Y học về thể bệnh này: “Người bị mắc bệnh tâm thần theo thể hưng phấn là người thường có tính tình cộc cằn dễ bị kích thích, cảm xúc, rất dễ nổi cơn giận dữ. Trong trạng thái này người bệnh phát sinh những bản tính độc ác, mãnh liệt, không thích hợp chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt, lúc này người bệnh không chỉ quát tháo, chửi mắng thậm tệ và sỉ nhục mọi điều với những người xung quanh mà còn chuyển ngay sang hành động tấn công như quăng lọ mực, vung ghế, đâm chém… Sau cơn bệnh người bệnh có thể đánh giá được chuyện mình làm, vô cùng khổ sở vì hành vi của mình. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau thì lại có cơn bùng nổ khác và những lý do mới cũng không có gì đáng kể…”. Những điều trên đây là do tôi trích dẫn từ trang 258 của cuốn sách Tâm thần học mà tác giả là 4 nhà tâm thần học nổi tiếng của Liên Xô là Kếch-cốp, Coot-kina, Nal-gia-nốp và 185.

<span class='text_page_counter'>(198)</span> Nhe-giơ-nhép ky do Nhà xuất bản Y học của ta dịch và xuất bản năm 1975. Kính thưa HĐXX! Đối chiếu với các hành vi của bị cáo tôi thấy nó giống y chang những điều mà tôi vừa dẫn ở sách trên. Từ những suy nghĩ đó tôi có nhận định rất có thể bị cáo Vân trước và trong khi gây án đã trải qua một cơn sốc của bệnh tâm thần, căn bệnh này nếu không phát sinh sau khi bị cáo té xe, thì nó cũng âm ỉ trong cơ thể bị cáo do có sự di truyền mà y học gọi là gien. Sỡ dĩ chúng tôi đưa ra điều này là vì trong quá trình điều tra chúng tôi được biết trong gia đình bị cáo ở thế hệ trước có ít ra là hai người bị bệnh này. Đó là bà cô của bị cáo là cô Sáu Hạnh năm nay 71 tuổi (thời trẻ bị khùng mấy năm trời) đó là bác thứ tư của bị cáo ông Huỳnh Văn Thọ cũng có thời mắc bệnh trên. Sỡ dĩ tôi phải dẫn ra như thế vì theo thuyết của Phờ-rớt nhà phân tâm học nổi tiếng người Áo thì bệnh tâm thần còn có một nguyên nhân là do di truyền. Kính thưa HĐXX! Như vậy là tôi đã trình bày với HĐXX về nguyên nhân thứ nhất khiến bị cáo gây án là do mắc bệnh tâm thần mà trong công tác xét xử được coi như là một tình tiết giảm nhẹ quan trọng. Đó là chưa nói đến việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo khi mà ngành Pháp y làm rõ căn bệnh của bị cáo. Tôi xin trình bày sang nguyên nhân thứ hai. Đó là bị cáo bị sự kích động tinh thần quá mạnh từ phía nạn nhân: Kính thưa HĐXX! 186.

<span class='text_page_counter'>(199)</span> Như trên tôi đã trình bày bị cáo mắc bệnh tâm thần phân liệt loại nhân cách bệnh, thể hưng phấn. Căn bệnh này bình thường như con rắn hổ nằm ngủ mà thôi. Con rắn độc ấy chỉ thức dậy khi có sự chọc giận, sự kích động từ phía bên ngoài. Vậy sự kích động, chọc giận ở đây là gì. Chẳng cần nói thì HĐXX và bà con cũng đã rõ. Đó là những lời nói và cử chỉ của bà chủ quán Nguyên. Sự kích động này tôi nghĩ phải phân tích cặn kẽ mới thấy hết vai trò của nó. Theo tôi thì nó có 2 giai đoạn hay nói đúng hơn là có hai ngòi nổ khác nhau. - Ngòi nổ thứ nhất là việc bị cáo không thiếu nợ mà lại bị đòi nợ. Thông thường, ở đời mình thiếu nợ người khác bị người ta đòi nợ còn buồn, còn tức, huống chi không nợ mà lại bị đòi nợ. Đã vậy cái nợ ấy còn bị thiên hạ cho là nợ bê tha điếm nhục: nợ tiền nhậu, nợ tiền uống bia ôm, nợ tiền chơi gái, những cái nợ này ai mắc vào nói ra cũng xấu hổ - huống chi lại bị đến đòi nợ. Đây lại là nợ khống. Không bất bình sao được! Không giận dữ sao được! Người thường còn thế huống gì người có tiềm ẩn tâm thần. Con rắn hổ trong người bị cáo ngóc đầu dậy là vậy. Kính mong HĐXX lưu ý tình tiết tế nhị này. Ở đây trong hồ sơ ở bút lục 33,35,39 theo lời khai của các nhân chứng khẳng định bị cáo không thiếu tiền, nhân chứng tên Tùng có vợ là Loan là người nhà của chủ quán nhậu (chị Loan đã chết) cũng khẳng định như thế. - Ngòi nổ thứ hai là những lời lẽ lăng mạ quá đáng của bà chủ quán Nguyên. Về việc này để tránh việc bà chủ quán có thể sẽ phủ nhận thì tôi đành phải dẫn ra chính lời khai của bà trong bút lục số 29. Tại bút lục này bà chủ quán đã thừa nhận bà đã chửi Vân rằng: mày uống … sao mà đểu thế”. Tôi 187.

<span class='text_page_counter'>(200)</span> không dám nhắc lại mấy chữ thô tục vì khi nói ra sẽ là khiếm nhã giảm vẻ trang nghiêm vốn có của phòng xử án. Rồi chẳng riêng gì bà chủ quán, các nhân chứng đều chung một ý kiến thừa nhận như thế. Tại bút lục số 41 anh Lê Văn Thiệu khai: “Chị Hai Điền dùng lời lẽ thiếu văn hóa để nói xấu Vân, nhục mạ Vân khi cơ quan đang trong giờ làm việc”, “Khi trở ra chị Hai Điền vẫn đứng ngoài chửi thô tục” rồi nào là “Tôi kéo chị Hai Điền về chị không về mà quay lại chửi lần hai với lời lẽ thô tục hơn”. Hôm vừa rồi gặp anh Thiệu tôi có hỏi chị Hai Điền chửi thô tục là chửi như thế nào? Anh cười trả lời: “Nói thế là đủ…nhắc lại là thêm một lần thiếu văn hóa…”. Tôi thầm nghĩ nhắc lại câu nói đó cho người khác nghe mà người ta còn ngại miệng, huống chi một người thần kinh, đã bị đòi nợ khống mà lại còn bị trút lên như đạn bắn, như mưa bão, với những lời như thế thử hỏi làm sao bị cáo chịu cho nổi? Kính thưa HĐXX! Như vậy ở phần này tôi muốn trình bày rằng bị cáo gây án là do bị kích động tinh thần quá mạnh về phía nạn nhân. Qua phần lý giải trên có thể đi đến hệ quả sau: rằng chiều hôm đó nếu không có chuyện bà chủ quán chuyên đòi nợ khống, không có những lời thô tục nặng nề thì dứt khoát vụ án sẽ không xảy ra. Song, ở đây cũng có điều cần phải lý giải ấy là tại sao bị cáo lại đang tâm nổ súng vào bốn người trong lúc chỉ có bà chủ quán mới là người gây nên cơn lốc tâm lý cho bị cáo? Như tôi đã phân tích ở trên, những người bị mắc bệnh tâm thần thể hưng phấn thì chỉ cần những lý do rất nhỏ nhặt họ cũng đã có những phản ứng rất mãnh liệt. Lý do nhỏ 188.

<span class='text_page_counter'>(201)</span> nhặt theo tôi là cô Loan đã có nói gì đó làm bị cáo tưởng là anh ta bị cản trở công việc, là ở chỗ cô Thuyết vừa là kế toán ghi sổ nợ vừa trực tiếp sang đòi tiền bị cáo, là ở chỗ cô Quyên, ông Trường có cử chỉ này hoặc lời nói nọ làm cho bị cáo trong cơn điên loạn đã hiểu lầm. Kính thưa HĐXX! Như vậy là tôi đã trình bày với HĐXX hai nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp của bị cáo, rất may mắn là hai nguyên nhân này là hai tình tiết giảm nhẹ trong Điều 38 của Bộ luật Hình sự, tại khoản b: bị kích động tinh thần; tại khoản e: người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình tức là chứng bệnh tâm thần mà tôi vừa nêu trên. Ngoài hai tình tiết đáng được xem xét giảm nhẹ nêu trên, trong vụ án này tôi thấy bị cáo còn có hai tình tiết nữa cũng rất đáng được xếp vào các tình tiết giảm nhẹ. Đó là việc ngay sau khi gây án xong bị cáo đã xách súng lên đồn công an đầu thú. Điều này phù hợp Điều 38 điểm H; Đó là việc bị cáo phạm tội lần đầu, trước đó bản thân bị cáo là người tốt, là Đảng viên Đảng Cộng sản, là phó trưởng phòng… điều này được ghi nhận trong khoản D Điều 38. Như vậy là nếu được HĐXX chấp thuận thì ở vụ án này bị cáo có tới bốn tình tiết đáng được giảm nhẹ theo Điều 38. Kính thưa HĐXX! Ở đây lại phải nói thêm một tình tiết nữa. Vì nếu không phân tích ra lại dễ bị coi là tình tiết tăng nặng: đó là việc bị cáo có uống rượu bia trước khi gây án. Cụ thể là trong khi 189.

<span class='text_page_counter'>(202)</span> gây án bị cáo có còn ở trong tình trạng say rượu hay không? Ở đây rất tiếc là khi bị cáo đầu thú, các cơ quan chức năng ngay lúc đó đã không khám nghiệm xem hàm lượng rượu trong máu bị cáo có còn hay không? Theo tôi, lúc này bị cáo không còn trong cơn say rượu nữa. Vì một là thực tế thời gian từ lúc bị cáo uống rượu từ lúc 12 giờ trưa gì đó đến lúc gây án đã là 4 tiếng đồng hồ rồi. Đó là thời gian đủ cho người uống rượu giã rượu. Hai là lượng rượu bị cáo uống không nhiều, đâu như ba người mà có 5 xị. Ba là uống rượu về bị cáo vẫn còn trong tình trạng tỉnh táo. Bằng chứng là chị Mai giục bị cáo đi ngủ thì bị cáo không ngủ và bảo lên xem anh em đánh cờ. Xem đánh cờ mà không đủ tỉnh táo thì làm sao ngồi xem nổi. Vả lại, cũng còn điều này nữa, nếu đang ở trong tình trạng say rượu thì không bao giờ bị cáo lại tỉnh lại nhanh, để dừng tội ác và đi đầu thú ngay như thế được. Kính thưa HĐXX! Nói những điều trên chúng tôi muốn thưa rằng nên loại trừ khả năng gây án vì bị say rượu. Song đến đây lại có một vấn đề cần đưa ra là giả sử bữa đó trong khi gây án bị cáo còn trong tình trạng say rượu thì đây cũng không là tình tiết tăng nặng đối với một người bị thần kinh. Theo các tài liệu chuyên môn về y học thì việc uống rượu đối với bệnh nhân tâm thần lại là một nhu cầu bệnh lý. Bệnh lý này cũng lại được pháp luật chiếu cố: “Trạng thái say rượu thông thường thì không loại trừ chịu trách nhiệm hình sự nhưng trong trạng thái say rượu bệnh lý là một bệnh loạn thần kinh cấp tính ngắn hạn thì loại trừ năng lực chịu trách nhiệm…”. 190.

<span class='text_page_counter'>(203)</span> Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải xác minh xem bị cáo có bị bệnh thần kinh hay không, nếu có thì việc uống rượu của bị cáo được xem là tình tiết giảm nhẹ. Song, đây là muốn trình bày cho kín nhẽ chớ thực ra tôi vẫn nghĩ rằng khi gây án bị cáo không ở trong tình trạng say rượu. Kính thưa HĐXX! Thưa gia đình nạn nhân và các nạn nhân, tôi đã nói quá nhiều để bào chữa cho bị cáo. Tôi vô cùng mong ước những lời nói trên đây của tôi không làm buồn phiền các nạn nhân và gia đình mà hy vọng nó là những lời giải bày, lời phân trần, lời an ủi. Nó giống như khi ta đi ra đường có cục đá chọi trúng đầu ta, ta sẽ nổi cơn giận cao độ nếu biết đó là thằng côn đồ lưu manh. Nhưng ta cũng rất dễ mím môi, nén đau khi ai đó nói với ta rằng: “Thằng đó khùng đấy chấp làm gì”. Tôi rất mong thấy thái độ đó của HĐXX và gia đình nạn nhân và các nạn nhân ở vào trường hợp thứ hai. Kính thưa HĐXX! Thưa vị đại diện VKS, thưa gia đình nạn nhân và các nạn nhân: việc bị cáo cùng lúc bắn chết 3 người và làm bị thương một người khác là một tội ác, một việc làm gây tác hại hết sức nghiêm trọng. Bị cáo phải chịu một mức án nghiêm khắc là đúng với hành vi của anh ta. Ở đây chỉ có điều mức án nghiêm khắc đến mức nào? Việc làm này trong chờ hoàn toàn vào sự công minh của pháp luật, của HĐXX. Chúng tôi chỉ có mong muốn HĐXX xem xét kỹ lại nguyên nhân gây án của bị cáo, trong đó có chứng bệnh tâm thần của anh ta. Trong vụ án này, tôi nghĩ không chỉ có gia đình nạn nhân và các nạn nhân đau đớn mà bản thân bị cáo cũng đau đớn 191.

<span class='text_page_counter'>(204)</span> không kém. Thật tội nghiệp cho bị cáo, chỉ trong buổi chiều oan nghiệt đó, trước khi xảy ra vụ xô xát khoảng vài phút đồng hồ bị cáo đâu có ngờ rằng chỉ ít phút nữa anh sẽ nhúng tay vào máu, sẽ giết người, chỉ một lát nữa thôi anh sẽ giã từ gia đình, từ giã người vợ mới cưới được một năm trời và đứa con mới đẻ cùng bạn bè thân yêu để bước vào trại giam, cách ly hoàn toàn với cuộc sống đẹp đẽ bên ngoài. Tôi nghĩ bị cáo hoàn toàn không biết trước việc làm của mình nếu không anh đã từ giã vợ con trước rồi mới gây án chứ đâu đến nỗi gây án xong, trước khi ra tự thú anh còn lộn trở về nhà mình với hy vọng được hôn lần cuối và nói lời từ biệt với đứa con thân yêu của anh vừa mới ra đời được 5 tháng. Rõ ràng, bị cáo đâu có chuẩn bị trước. Ôi, nếu bà chủ quán NGUYÊN hôm ấy đừng có như thế thì đâu đến nỗi anh ta hôm nay phải đứng trước vành móng ngựa. Chính là vì có sự đột biến, sự không cố ý như thế nên tôi dám cam đoan chắc rằng hôm nay tòa án của luật pháp mới xử án anh nhưng tòa án lương tâm cũng đã xử anh ta hằng ngày, hằng giờ từ 7, 8 tháng nay rồi. Vì thế, lời cuối cùng tôi mong muốn trước khi kết thúc phần phát biểu bào chữa là một lần nữa tôi tha thiết đề nghị HĐXX hãy chấp nhận ý kiến khi chúng tôi cho rằng bị cáo trước và trong khi gây án là có mắc bệnh tâm thần ở dạng nhân - cách bệnh, thể hưng - phấn và trên cơ sở đó đề nghị HĐXX chấp nhận 4 tình tiết giảm nhẹ theo Điều 38 của Bộ luật Hình sự mà chúng tôi đã đưa ra. Như vậy, nếu lời khẩn cầu của chúng tôi được chấp nhận thì chắc chắn bị cáo sẽ được hưởng mức án vừa phải trong 192.

<span class='text_page_counter'>(205)</span> cái khung hình phạt rất dài, rất rộng được quy định tại khoản 1 Điều 101. Vì ở khoản 3 ở Điều 38, bộ luật cũng đã ghi rất rõ ràng: “Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định”. Đó là về lý, còn về tình thì bây giờ dù bị cáo có phải chết tới 10 lần cũng không cứu được mạng sống cho những người vốn không thù oán gì với bị cáo mà bị chết một cách oan uổng, những người cho đến bây giờ vẫn không biết tại sao mình phải chết, nó cũng giống như bị cáo cách đây ít lâu còn nói với tôi: “Khi đến cơ quan Công an trình diện, nghe nói tôi mới biết rằng mình vừa bắn chết cô Quyên”. Tức là những cái chết không được chuẩn bị trước, những cái chết không phải do bị cáo cố tình cố ý tìm mọi cách gây ra. Xin cám ơn HĐXX”. V. Trong bài tập IV trên đây, tác giả đã đưa ra một trong hai lý do dẫn đến hành vi phạm tội “giết người” của bị cáo, đó là: bị cáo có dấu hiệu bệnh tâm thần. Anh (Chị) hãy: 1. Xây dựng lập luận (khoảng 100 chữ), trong đó lý do nêu trên là kết luận của lập luận. 2. Vẽ sơ đồ biểu diễn lập luận. 3. Các luận cứ có mối quan hệ độc lập hay ràng buộc lẫn nhau? 4. Anh (Chị) đánh giá thế nào về tính hiệu lực của mỗi luận cứ đối với kết luận? 193.

<span class='text_page_counter'>(206)</span> Chương 4.. KỸ NĂNG TRANH LUẬN 4.1. Những vấn đề chung về tranh luận 4.1.1. Khái niệm về tranh luận Tranh luận (argument, debate), có khi còn được gọi là tranh biện (tranh luận – phản biện) là một hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù, thường xuất hiện trong những tình huống giao tiếp có tính đối kháng cao, trong đó các bên tranh luận dùng lý lẽ, lập luận để phân tích, luận giải nhằm xác định đúng/sai, phải/trái… về một quan điểm, một tư tưởng, một vấn đề, một sự việc… nào đó. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì tranh luận là “bàn cãi có phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải”1. Có tranh (giành/cạnh tranh, đấu tranh…) mà không có luận (bàn bạc, biện luận, bình luận, đàm luận, thảo luận…) thì chỉ là sự cãi cọ, đấu khẩu dựa trên cảm tính cá nhân, chủ quan, không phân tích đúng/sai, không sử dụng lý lẽ và lập luận để xác định chân lý/nghịch lý, phải/trái, hợp lý/bất hợp lý… Ngược lại, nếu chỉ có luận mà không có tranh thì đó là thuyết trình, diễn giảng, thuyết giảng… trong đó quan điểm của các bên là cùng hướng, không mâu thuẫn, không đối nghịch… nghĩa là không đòi hỏi thẩm tra để xác định đúng/sai, hay/dở, tốt/xấu, phải/trái… 1 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, tr.1686.. 194.

<span class='text_page_counter'>(207)</span> Một cuộc tranh luận bao giờ cũng đòi hỏi người tham gia phải chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn. Đó là cách ôn hòa nhất giúp mọi người cùng đi đến một nhận thức chung. Chính vì thế, tranh biện được coi là tinh hoa của năng lực sử dụng ngôn ngữ, là cách thức phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi sai lầm. Tranh luận xuất hiện ở mọi mặt của đời sống và trong các sinh hoạt xã hội với mục đích cuối cùng là truy tìm chân lý. Do có sự khác nhau về lịch sử, văn hóa, tập quán, kinh tế, địa vị xã hội… dẫn đến sự khác biệt về giới hạn nhận thức nên nhiều khi đúng/sai, phải/trái, tốt/xấu… thường bị lẫn lộn, khó phân định. Tranh luận chính là cuộc đấu trí, đấu khẩu, là sự tương tác, cọ xát giữa các quan điểm, tư tưởng trái chiều, đối lập nhau, những cách nhìn khác nhau về một vấn đề, một sự việc… để nhận thức lại. Tranh luận có đường biên không tách rời với logic. Hơn thế, logic còn là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá một cuộc tranh luận đúng nghĩa. Khi tranh luận, các chủ thể giao tiếp phải lập luận dựa trên các sự kiện, tức là dựa trên diễn biến thực tế để đưa ra những kết luận có tác động thuyết phục người nghe/đọc. Một kết luận chỉ thực sự chân thực khi xuất phát từ những tiền đề chân thực và phải tuân thủ các quy luật, quy tắc logic. Do vậy, logic là mạch sống của tranh luận, muốn tranh luận có sức hấp dẫn, thuyết phục thì tất yếu phải có sức mạnh của logic khuynh đảo. Một cuộc giao đấu ngôn từ không chứa đựng hạt nhân logic không thể được coi là một 195.

<span class='text_page_counter'>(208)</span> cuộc tranh luận. Ở phía ngược lại, tranh luận là cơ sở, là mảnh đất để sinh ra logic. Từ đó, có thể định nghĩa: tranh luận là hình thức giao tiếp ngôn ngữ mang tính đối kháng, nảy sinh khi có sự khác biệt hoặc đối lập gay gắt về quan điểm trước cùng một vấn đề, một sự viêc, một hiện tượng… trong đó hai bên tranh luận đều nỗ lực dùng lý lẽ, bằng chứng và lập luận để bác bỏ quan điểm của đối phương, đồng thời khẳng định chân lý, lẽ phải thuộc về mình. Định nghĩa trên cho thấy: - Trong tranh luận có tranh cãi, nhưng bản thân tranh cãi không phải là tranh luận. Tranh cãi (cãi lộn) là cuộc đấu khẩu bằng lời lẽ không có quy tắc, luật lệ, mang nặng cảm tính và chỉ trích cá nhân mà hậu quả thường vượt khỏi sự kiểm soát của lý trí. Trong khi đó, tranh luận lại là sự đấu khẩu bằng lý lẽ và lập luận, là sự tranh thắng bằng lý luận, là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi phải huy động tổng lực mọi năng lực tinh thần: trí tuệ, tâm lý, cảm xúc, ngôn ngữ, văn hóa… và luôn đòi hỏi phải tuân thủ các quy tắc, quy luật của tư duy logic. Lý luận càng chặt chẽ, luận chứng càng chắc chắn, thái độ càng mềm dẻo nhưng chứa đựng sự cứng rắn và cương quyết thì sức thuyết phục càng cao. Nói khác đi, tranh luận không chỉ là hoạt động ngôn ngữ mà còn chịu sự kiểm soát, thẩm tra của lý trí và cảm xúc. 196.

<span class='text_page_counter'>(209)</span> Hoạt động tranh luận hiệu quả phải được xây dựng, kiểm soát và vận hành trên nền tảng của năng lực tư duy phản biện và năng lực lập luận. Do đó, sự khác nhau giữa tranh luận với cãi lộn ngoài sự biểu hiện ở động cơ, thái độ thì chỉ dấu quan trọng hơn cả là “cấu trúc” của nội dung thể hiện. Tranh luận để bảo vệ, chứng minh cho tính đúng đắn của một tư tưởng, một quan điểm… phải là sự diễn giải trình tự logic, khoa học theo một “cấu trúc” chặt chẽ gồm: - Các luận điểm. - Các lý lẽ làm cơ sở, làm chỗ dựa cho các luận điểm, và - Các minh chứng xác thực cho sự tồn tại của những lý lẽ đã nêu ra. Ngược lại, các cuộc đấu khẩu theo kiểu “tranh cãi”, “tranh chấp”, “cãi lộn” chỉ là sự khăng khăng ý kiến chủ quan với mục đích duy nhất là bảo vệ lợi ích cá nhân, “hạ bệ” người khác, lấy ý kiến của riêng mình làm thước đo luận điểm của người khác và nếu cực đoan, có thể đẩy tới sự áp đặt. Thực chất chỉ là sự tranh cãi “lấy được”, không mang tính học thuật. Vì thế, nó không giải quyết được chính vấn đề đang có nhu cầu làm tường minh hoặc cần phải xác tín về một sự chắc chắn hơn. - Tranh luận khác với thảo luận, trao đổi. Thảo luận và trao đổi là hai khái niệm khá tương đồng, gần như không có sự khác biệt và đều có chung một nội dung là nói chuyện, bàn bạc ý kiến, trao đổi, phân tích bằng lý lẽ 197.

<span class='text_page_counter'>(210)</span> với nhau để làm sáng tỏ một vấn đề1. Như đã nói, tranh luận là cuộc đấu khẩu, đấu trí giữa hai (hay các) quan điểm, tư tưởng, ý kiến khác biệt, trái chiều, xung khắc nhau để dẫn đến xác định đúng/sai trong quan điểm hoặc cao hơn là sự phân định kẻ thắng - người thua. Trong khi đó, thảo luận (trao đổi) lại là hình thức giao tiếp mang tính “hợp tác”. Đó là cuộc nói chuyện qua lại nhằm xem xét sâu hơn, toàn diện và cụ thể hơn một vấn đề, một phương án, một giải pháp… mà các bên cùng quan tâm và đồng thuận tham gia thực hiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất mà các bên cùng mong muốn. Đây là lý do dẫn đến sự khác nhau về kết quả của hai hình thức giao tiếp: kết quả của cuộc tranh luận luôn là sự phân định đúng/sai, tốt/xấu, phải/trái… nghĩa là đạt tới mục đích khẳng định cái (điều) gì đúng, còn với thảo luận (trao đổi) thì kết quả nhận được là nội dung thảo luận sẽ được hoàn thiện hơn, có chất lượng cao hơn, nghĩa là hướng tới mục đích thống nhất, hoàn chỉnh các ý kiến. Tất nhiên, trong thảo luận cũng có thể xuất hiện tranh luận khi có bất đồng, nhưng sự bất đồng ở đây chỉ mang tính tiểu tiết, cục bộ, bất đồng trong xu thế hợp tác, hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, tính chất tranh luận trong thảo luận thường không căng thẳng, không gây cấn, và không có tính đối kháng. Bảng 4.1 trình bày một số điểm khác biệt giữa tranh luận với thảo luận (trao đổi). 1 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, tr.1533, 1687.. 198.

<span class='text_page_counter'>(211)</span> Bảng 4.1. Một số điểm khác biệt giữa tranh luận với thảo luận (trao đổi). Thảo luận (Discussion). Tranh luận (Debate). Mang tính cộng tác hướng tới Mang tính đối lập, hướng tới việc sự chia sẻ, hiểu biết. chứng minh đối phương sai. Lắng nghe để hiểu biết, để tìm Lắng nghe với chủ tâm tìm kẽ ra ý nghĩa, tìm ra cái nền chung. hở, nhược điểm để công kích. Mở rộng và thay đổi quan Để bảo vệ những điều giả định điểm, có cái nhìn rộng rãi, bao như chân lý. dung với tinh thần trách nhiệm. Tạo ra một thái độ tâm thức Tạo ra một tâm thức đóng, một cởi mở, một sự khai thị làm thái độ phải đúng. cho mắt sáng ra, cởi mở để sai lầm có thể hiển lộ và cởi mở để thay đổi. Tìm kiếm sức mạnh trong các quan điểm.. Tìm kiếm điểm yếu trong các quan điểm khác với mình.. Tôn trọng ý kiến của mọi người, Phản bác ý kiến đối lập, bảo vệ không kích bác, xúc phạm ý quan điểm của mình. kiến trái chiều. Thừa nhận ý kiến khác biệt để Chỉ có một câu trả lời đúng. có sự hiểu biết rộng hơn. Kết Kết thúc chỉ có một kết luận. thúc luôn ở trạng thái mở.. - Tranh luận cũng không phải là phê bình, chỉ trích bởi tranh luận là dùng lý lẽ, dùng lập luận để phân định lẽ phải, phân định chân lý trong khi phê bình, chỉ trích là sự phê phán, 199.

<span class='text_page_counter'>(212)</span> phủ định một chiều, mang tính áp đặt khi đứng trên một quan điểm nào đó. Sự khác biệt ở đây chính là tranh luận luôn nhìn nhận, xem xét vấn để từ cả hai phía, nghĩa là bên trong khái niệm tranh luận luôn chứa đựng nội hàm là sự phản biện. 4.1.2. Các hình thức tranh luận trong đời sống Có nhiều cách khác nhau để phân loại một tranh luận. Theo tác giả Lê Thị Hồng Vân1, có thể phân loại tranh luận dựa trên các tiêu chí: Tính chất mâu thuẫn, Hình thức thực hiện tranh luận và Chức năng, mục đích tranh luận. 4.1.2.1. Căn cứ vào tính chất mâu thuẫn Bao gồm tranh luận không có tính đối kháng và tranh luận có tính đối kháng. a/. Tranh luận không có tính đối kháng Là loại tranh luận xuất phát từ sự mâu thuẫn, sự đối lập không mang tính bản chất, chỉ là mâu thuẫn mang tính tạm thời, cục bộ. Đó là: - Mâu thuẫn do đối lập về quan điểm sống, về chuẩn mực đạo đức và ứng xử giữa các cá nhân/thế hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội (tranh luận đời thường). - Mâu thuẫn do đối lập về quyền lợi kinh tế (giữa các nhóm lợi ích, các tầng lớp khác nhau trong xã hội). Ví dụ: tranh luận trên báo chí hay ở nghị trường về một quyết sách, một chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của đất nước hay của địa phương…; hoặc sự đối lập về quan điểm học 1. Lê Thị Hồng Vân, Sđd, tr.290.. 200.

<span class='text_page_counter'>(213)</span> thuật/nghệ thuật (giữa các trường phái khoa học, các quan điểm nghệ thuật). Ví dụ: tranh luận giữa các trường phái phê bình văn học… b/. Tranh luận đối kháng Là loại tranh luận do mâu thuẫn mang tính bản chất, toàn diện, sâu sắc, không thể dung hòa (về quyền lợi, tư tưởng), có tính chất đối đầu quyết liệt, phủ định, loại trừ nhau “một mất, một còn” giữa hai lực lượng đối địch nhau về các lợi ích. Thuộc nhóm này có: - Tranh luận tại tòa giữa hai bên nguyên đơn và bị đơn, giữa bên công tố (buộc tội) và luật sư bào chữa (gỡ tội). - Tranh luận chính trị, tư tưởng do mâu thuẫn đối kháng mang tính xã hội giữa các giai cấp, đảng phái chính trị nhằm loại trừ nhau để tranh giành quyền lực. Vì tính chất căng thẳng, quyết liệt, không khoan nhượng nên tranh luận này còn gọi là luận chiến. 4.1.2.2. Căn cứ vào hình thức tranh luận Có thể chia tranh luận thành: tranh luận trực tiếp và tranh luận gián tiếp. a/. Tranh luận trực tiếp: là dạng thức tranh luận trong đó hai bên tranh luận bằng cách đấu khẩu, đối đáp trực tiếp. Hình thức này thường diễn ra với các dạng tranh luận đời thường, tranh luận trong hội thảo, trong lớp học, trên nghị trường, trong phiên tòa… b/. Tranh luận gián tiếp: là dạng thức tranh luận bằng văn bản viết, được đăng tải trên báo chí (gọi là bút chiến, nên cuộc tranh luận thường diễn ra căng thẳng, kéo dài). 201.

<span class='text_page_counter'>(214)</span> 4.1.2.3. Căn cứ vào chức năng, mục đích Dựa vào chức năng, mục đích có thể phân loại tranh luận thành: tranh luận đời thường, tranh luận theo chủ để và tranh luận mô phỏng. a/. Tranh luận đời thường: dạng tranh luận này thường diễn ra trong phạm vi gia đình, cơ quan, công ty, hội đoàn… hoặc trong các quan hệ xã hội như anh em, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác… Chủ đề tranh luận khá đa dạng, xuất hiện ngẫu nhiên, tùy hứng, tùy hoàn cảnh, không có chuẩn bị trước mà thường bắt nguồn từ những bất đồng quan điểm nảy sinh trong cuộc sống và các mối quan hệ thường ngày. b/. Tranh luận theo chủ đề: đây là dạng tranh luận có chủ đề đã định trước và các bên tham gia tranh luận thường có sự chuẩn bị chu đáo, bài bản. Chủ đề tranh luận thường là các vấn đề xã hội có tính thời sự, có ý nghĩa rộng rãi, được dư luận quan tâm. Dạng tranh luận này thường diễn ra trong học thuật, tranh luận nghị trường, tranh luận trong các hội nghị, hội thảo, tranh luận trên báo chí, trong các phiên tòa… c/. Tranh luận mô phỏng: là dạng tranh luận với chủ đề và bối cảnh giả định. Mục đích là thông qua cuộc thi tranh luận để đánh giá trình độ kiến thức, sự hiểu biết, năng lực tư duy, khả năng lập luận, tài ứng biến và hùng biện. Dạng tranh luận này thường được tổ chức trong nhà trường nhằm rèn luyện và nâng cao các kỹ năng thuyết trình và tranh luận cho học sinh, sinh viên. 202.

<span class='text_page_counter'>(215)</span> Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực Luật, dạng thức tranh luận quan trọng thường được gặp là tranh luận đối kháng và trực tiếp. Ngoài ra, do tính đặc thù của hoạt động trong lĩnh vực Luật, người ta còn phân chia tranh luận thành tranh luận trong tố tụng và tranh luận ngoài tố tụng. - Tranh luận trong tố tụng là tranh luận trong suốt các giai đoạn của hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật, mà trọng tâm là tranh luận tại phiên tòa, lấy phiên tòa làm trung tâm, lấy kết quả tranh luận tại phiên tòa là kết quả chủ yếu trong việc giải quyết toàn bộ vụ án. - Tranh luận ngoài tố tụng là tranh luận không theo quy định của pháp luật, do các bên tiến hành để làm rõ các vấn đền có liên quan đến vụ án. Tranh luận ngoài tố tụng có thể thực hiện trước vụ án (tiền tố tụng) hoặc sau vụ án (sau khi có phán quyết của tòa án). Trong một số trường hợp, người ta có thể phân loại tranh luận thành tranh luận song phương hoặc đa phương; tranh luận theo một trình tự, thủ tục nhất định (hình sự khác dân sự); tranh luận trong tố tụng hình sự, dân sự, hành chính, lao động. Việc phân loại các hình thức tranh luận như trên cho thấy một cuộc tranh luận có thể được diễn ra ở mọi cấp độ, mọi nơi, mọi lúc và thường gồm có hai phía: phía ủng hộ và phía chống đối. Tuy nhiên, tranh luận cũng có thể được diễn ra trong chính bản thân mỗi người, được biểu hiện qua sự tự vấn, tự đấu tranh với chính các tri thức trong bản thân để tìm ra những tri thức mới (sự sáng tạo) hoặc hoàn thiện hơn các 203.

<span class='text_page_counter'>(216)</span> tri thức của chính mình. Thường xuyên tự tranh luận cũng là một trong những cách hiệu quả để tự tu dưỡng, góp phần hoàn thiện và nâng cao giá trị bản thân. 4.2. Vai trò của tranh luận trong đời sống và xã hội Tranh luận tự do trên các diễn đàn công khai là một hoạt động lâu đời, là một hình thức trao đổi ý kiến và cũng là nề nếp sinh hoạt không thể thiếu trong các xã hội dân chủ và văn minh. Trong xã hội dân chủ hiện đại, quyền tranh luận có vai trò đặc biệt quan trọng, đồng thời lưu lượng của những tranh luận cởi mở, nghiêm túc được xem là chỉ dấu, là thước đo của một xã hội lành mạnh. Các mối quan hệ trong xã hội luôn luôn làm nảy sinh những tình huống phức tạp chứa đựng những mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết, bất kể đó là lĩnh vực nào của đời sống: từ đạo đức, lối sống, văn hóa… đến chính trị, giáo dục, khoa học, kinh tế, luật pháp… Tranh luận là cách giải quyết các mâu thuẫn dựa trên sức mạnh của trí tuệ – ngôn từ, là cách giải tỏa mâu thuẫn một cách ôn hòa, giúp cân bằng các mối quan hệ, giúp mọi người san bằng cách biệt và được chung sống hòa bình bên nhau. Tranh luận là hoạt động cần thiết để các quan điểm đối nghịch, mâu thuẫn nhau có cơ hội cọ xát nhằm phân định đúng/sai, phải/trái. Khi có sự khác nhau về quan điểm, tranh luận xảy ra là điều khó tránh, hơn thế là điều rất cần thiết. Sự khác biệt về điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa, giáo dục… tất yếu dẫn đến những khác biệt, thậm chí mâu thuẫn về quan điểm, cách nhìn nhận, xem xét đánh giá một vấn đề, một sự việc. Tranh luận là giải pháp cần thiết và 204.

<span class='text_page_counter'>(217)</span> không thể thay thế để các bên có cơ hội nhìn nhận đầy đủ và thấu đáo quan điểm của mình và của người khác. Từ đó, nhận diện và tiếp cận chân lý, loại bỏ cái sai, cái bất hợp lý…, đó là con đường khoa học để giải quyết mâu thuẫn, để lựa chọn quyết định đúng đắn, là động lực cho sự phát triển, là nhu cầu tự nhiên và tất yếu của một xã hội dân chủ và lành mạnh. Xã hội không có tranh luận là một xã hội chỉ còn sự thinh lặng hoặc chỉ có những tiếng nói đồng nhất, những lời ca tụng nhiều màu sắc. Về hình thức, một xã hội không có tiếng nói tranh luận là một xã hội có vẻ bề ngoài yên ổn, nhưng là sự yên ổn của bề ao tù nước đọng. Một quốc gia không thể phát triển hay kiến tạo được điều gì nếu chỉ có đơn nhất một tư tưởng mà không có tranh luận. Vì lẽ đó, trao đổi và tranh luận học thuật là việc làm bình thường, cần thiết và tất yếu đối với sự phát triển. Khi được sống, làm việc và sinh hoạt trong một môi trường coi trọng triết lý tìm sự đồng thuận qua tranh luận và phản biện, bản thân mỗi người sẽ có sơ hội để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén và logic trong tư duy, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ sắc sảo, khả năng hùng biện thuyết phục, khả năng bảo vệ những hạt nhân hợp lý trong quan điểm của mình đồng thời bác bỏ những sai trái trong quan điểm của người khác. Tranh luận không chỉ là con đường để mọi công dân có cơ hội đề xuất các giải pháp khả thi, hiệu quả hơn những gì tồn tại trước đó, mà còn là cách thức để phát triển trí tuệ, là hòn đá mài sắc tư duy, là vũ khí đánh đổ mọi ngộ nhận, sai lầm, là kỹ năng và là phẩm chất không thể thiếu của một công dân trong một xã hội văn minh, hiện đại. 205.

<span class='text_page_counter'>(218)</span> Đối với trí thức, những người có sứ mệnh cao cả góp phần thức tỉnh xã hội và hướng mọi người đến cái đúng, cái hay, cái đẹp thì tranh luận không chỉ là cách để họ hiểu và đồng thuận với nhau hơn, hiểu rõ hơn trách nhiệm, vai trò của công dân đối với đất nước mà quan trọng hơn là xã hội được thêm những tri thức từ họ, dân trí được nâng cao thông qua hoạt động tranh luận chứ không chỉ từ giáo dục. Đối với người lãnh đạo, tranh luận là con đường, là phương tiện để có những quyết sách đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân. Phương pháp cầm quyền và đạo đức của người cầm quyền đòi hỏi những người lãnh đạo không chỉ biết tìm cách loại bỏ tận gốc thói quen nhẫn nhục, chỉ biết chấp nhận, tuân thủ… mà còn phải biết khơi dậy và tạo dựng văn hóa tranh luận trong xã hội, xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển nhu cầu tranh luận, coi tranh luận là điều kiện không thể thiếu để loại bỏ trì trệ, lạm dụng quyền lực dẫn đến chủ quan, nóng vội, sai lầm, thậm chí là nguy hại đối với sự phát triển và tiền đồ của đất nước. Đúng như quan điểm của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama về tầm quan trọng và vai trò của sự tranh biện, đại ý: Sự tranh biện tạo ra những người lãnh đạo. Một người lãnh đạo thực thụ sẽ phải là người có tầm nhìn, sự thấu cảm, sự hiệu quả, cùng khả năng giải quyết vấn đề một cách kiên quyết. Và tất cả điều đó đều được trau dồi qua việc tranh biện. Trong một thế giới mà thông tin sai luôn tràn ngập và sự bất công luôn rình rập ở khắp mọi nơi, tranh biện là điều kiện để tạo ra những người lãnh đạo có bản lĩnh để định hướng xã hội theo những giá trị tốt đẹp. 206.

<span class='text_page_counter'>(219)</span> Nếu trong các lĩnh vực của đời sống nói chung, tranh luận/phản biện là nhu cầu quan trọng và cần thiết, thì đối với những người làm việc trong lĩnh vực Luật và các hoạt động liên quan đến pháp luật, tranh luận/phản biện là điều kiện không thể thiếu và luôn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Những người làm việc, hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến luật pháp có thể được coi là những “bàn tay” thắt nút cho xã hội: họ có vai trò sắp xếp, điều chỉnh và quản lý xã hội thông qua luật pháp; bảo vệ và thực thi công lý. Muốn ban hành được một đạo luật đúng, phù hợp với thực tiễn, giảm thiểu phiền hà và chi phí tài chính của xã hội; muốn thực thi hiệu quả pháp luật thì không thể chỉ dựa trên ý chí chủ quan của nhà lập pháp mà còn phải dựa trên kết quả tranh luận/phản biện giữa các nhà lập pháp với nhau, giữa các nhà lập pháp với các nhà khoa học và các đối tượng liên quan khác để tìm hướng đi đúng cho một đạo luật. Bên cạnh đó, tính đặc thù của nghề Luật đòi hỏi phải sử dụng sức mạnh của trí tuệ và ngôn từ, dùng năng lực hùng biện làm phương tiện, vũ khí để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, khẳng định đúng/sai, phải/trái, công/tội… thông qua các cuộc đấu trí, đấu khẩu trong tranh tụng. Tại đây, sức thuyết phục và sự thành bại trong các cuộc “khẩu chiến” phụ thuộc rất lớn vào kỹ năng lập luận, tranh luận/phản biện. Trong tố tụng thì chân lý, lẽ phải là kết quả của sự biện luận, tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Vì vậy, đối với nghề Luật nói chung và nghề Luật sư nói riêng, kỹ năng tranh luận/phản 207.

<span class='text_page_counter'>(220)</span> biện là “công cụ” tối cần thiết để hành nghề và tài hùng biện là một yếu tố tiên quyết đối với sự thành đạt trong sự nghiệp. Cũng bởi vậy, không ngừng rèn luyện để trang bị cho mình kỹ năng tranh luận tích cực và hiệu quả là yêu cầu bắt buộc đặt ra cho bất kỳ ai đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến luật pháp. Hơn nữa, ngành Luật là một trong những ngành có những đòi hỏi khắt khe nhất đối với sinh viên về các yêu cầu đào tạo, bởi đặc thù của ngành Luật là đào tạo ra những sản phẩm để phục vụ cho lĩnh vực pháp luật và sâu xa hơn là cho xã hội, như: Nhà lập pháp, Luật sư, Chánh án, Công tố viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán… kể cả các nguyên thủ quốc gia. Do đó, ngoài tri thức và các kiến thức cơ bản, sinh viên ngành Luật cần phải được trang bị một cách hệ thống và hoàn chỉnh các kỹ năng phục vụ cho các hoạt động nghề nghiệp, trong đó kỹ năng tranh luận chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. 4.3. Các khái niệm và mô hình cấu trúc của lập luận trong tranh luận Một cuộc tranh luận (Debate) diễn ra giữa hai bên đối lập về quan điểm: bên khẳng định (Proposition) và bên phủ định (Opposition) về một kiến nghị (Motion) cụ thể, thuộc một chủ đề (Topic) hay lĩnh vực nhất định. Mỗi bên trình bày hệ thống các lập luận (Argument – A) trái chiều, được tổ chức sắp xếp một cách hợp lý (có chiến thuật), trong đó mỗi lập luận đưa ra thường bao gồm: - Luận đề (Treatise): là vấn đề gây ra những quan điểm 208.

<span class='text_page_counter'>(221)</span> đối lập dẫn đến tranh luận. Với mỗi chủ đề tranh luận cụ thể, luận đề của lập luận thường bao gồm một số luận điểm (Claim – C). - Bảo vệ cho các luận điểm là các luận cứ liên quan, bao gồm lý lẽ (Reason – R) và các bằng chứng (Evidence – E). Trong quá trình tranh luận, các bên nỗ lực để làm tốt công việc của mình, gồm: + Trình bày lập luận và quan điểm của mình một cách rõ ràng, thuyết phục; + Phản biện lập luận và hệ thống luận điểm của đối phương. + Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Sự nỗ lực đó nhằm thuyết phục để trọng tài (Judge) và khán giả (Audience) nhìn thấy và thừa nhận lẽ phải, sự đúng đắn thuộc về phía mình. Như vậy, lập luận được đưa ra khi tranh luận – để khẳng định hay phủ định luận đề đang tranh luận – có thể được minh họa bằng sơ đồ: Luận điểm 1. LUẬN ĐỀ. Luận điểm 2.. Lý lẽ 1. +. Bằng chứng 1. +. Bằng chứng 2. Lý lẽ 2 …….... …….... (Lập luận). 209. ……....

<span class='text_page_counter'>(222)</span> Sức mạnh của lập luận phụ thuộc vào sức mạnh của các luận điểm. Sức mạnh của các luận điểm lại được quyết định bởi các luận cứ, bao gồm: sự vững vàng và minh định của các lý lẽ (Reason) cũng như tính chính xác, đầy đủ, hiển nhiên, rõ ràng và thuyết phục của các bằng chứng (Evidence). Có thể công thức hóa thành phần của một lập luận dưới dạng: A=C+R+E Trong đó: A: là lập luận; C: là lời khẳng định cho luận điểm được đưa ra (cũng là tiêu đề cho luận điểm); R: là lý lẽ và E: là bằng chứng. Có thể coi lý lẽ (R) và bằng chứng (E) là nguyên vật liệu để xây dựng nên “bức tường” khẳng định (C). Nguyên vật liệu có chất lượng tốt sẽ đảm bảo sự vững chắc, kiên cố của “bức tường”, khiến đối phương khó có thể phá vỡ. Ví dụ: Trong đề tài tranh luận “Luật hóa về quyền chuyển đổi giới tính, nên hay không?”, lập luận ủng hộ quan điểm này có thể bao gồm một số luận điểm, chẳng hạn với luận điểm (C): Chuyển đổi giới tính được coi là một quyền nhân thân, các lý lẽ và bằng chứng hỗ trợ có thể được dẫn ra là: - R: Bất cứ ai cũng có quyền được sống thật với con người của mình. Đưa mình trở về với đúng bản chất của mình không phải là một tệ nạn hay thói hư, tật xấu. - E: *Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 24/11/2015 quy định cho phép xác định lại giới tính. 210.

<span class='text_page_counter'>(223)</span> * Theo Hiệp hội chuyên môn Thế giới về sức khỏe chuyển giới (WPATH) về mặt thuật ngữ y học thì “xác định lại giới tính” là để chỉ “quá trình mà những đặc điểm giới tính của một người được thay đổi bằng các biện pháp y học như phẫu thuật hoặc điều trị hooc–môn”. ………. Nói chung, kiến nghị (Motion) đưa ra tranh luận có thể là một nhận định, một đề xuất hay một dự báo về một vấn đề nào đó. Còn chủ đề (Topic) là lĩnh vực bao hàm vấn đề đang được tranh luận. Chủ đề có thể rất rộng hoặc được thu hẹp nhưng có tính khái quát hơn kiến nghị. Ví dụ: Chính quyền Hà Nội nên áp dụng chính sách thay đổi giờ làm để hạn chế tắc đường, vì một trong những nguyên nhân chính gây nên tắc đường là các đối tượng tham gia giao thông (bao gồm con người và phương tiện), đổ ra đường cùng một lúc vào những thời gian nhất định. Theo ghi nhận của camera và phóng viên của Đài phát thanh VOV Giao thông, hàng ngày từ 7h00 đến 8h30 và từ 16h30 đến 18h00, rất nhiều ngả đường chính bị ách tắc như Đội Cấn, Kim Liên, Lê Duẩn… mà lý do là các khu vực đó tập trung nhiều cơ quan văn phòng, trường học có cùng khoảng thời gian đến và về. Ở ví dụ này, chủ đề được quan tâm là Tình trạng ách tắc giao thông đô thị. Kiến nghị được đưa ra để bàn luận là “Nên thay đổi giờ làm việc ở các Thành phố lớn như Hà Nội để hạn chế tắc đường”. Ở ví dụ này, lập luận dưới hình thức quy nạp đã dẫn ra các quan sát cụ thể từ các lý lẽ và bằng chứng (ghi 211.

<span class='text_page_counter'>(224)</span> nhận của camera giao thông và của phóng viên VOV giao thông) để chứng minh cho nguyên nhân dẫn đến tắc đường, đó là sự gia tăng mạnh phương tiện giao thông vào giờ cao điểm (giờ đi làm và giờ tan tầm) ở các ngả đường chính, từ đó khẳng định sự đúng đắn của kiến nghị nên thay đổi giờ làm việc. Cần lưu ý về sự tin cậy, mức độ cập nhật và độ khả thi để thẩm định nguồn thông tin. Bằng chứng càng tin cậy, càng cập nhật và việc thẩm định có tính khả thi càng cao thì sức thuyết phục càng mạnh, như yêu cầu của lập luận quy nạp (ví dụ: theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới; theo báo cáo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm…). Các luận cứ sử dụng trong tranh luận cần được trích dẫn nguồn khi trình bày. Sự đối lập về quan điểm trong tranh luận tất yếu làm nẩy sinh mâu thuẫn, xung đột (Clashes). Đây vừa là trọng tâm cần giải quyết, vừa là “vẻ đẹp” của một cuộc tranh luận. Một cuộc tranh luận tồi hay thất bại là một cuộc tranh luận hoặc không tạo ra hoặc tạo ra những xung đột mờ nhạt. 4.4. Các đặc điểm cơ bản của tranh luận 4.4.1. Tính trí tuệ Như đã nói, một cuộc tranh luận đúng nghĩa là một cuộc đấu trí thông qua công cụ ngôn ngữ để bảo vệ, chứng minh cho sự đúng đắn trong quan điểm, nhận định, kết luận… của mỗi bên. Tranh luận là sự tranh thắng bằng lý luận, bằng thiện chí học thuật. Lý luận chặt chẽ, luận chứng vững vàng, lập luận logic là sản phẩm, là kết quả của hoạt động trí tuệ. 212.

<span class='text_page_counter'>(225)</span> Do vậy, chất lượng của một cuộc tranh luận phụ thuộc trước hết vào thái độ của các bên trong việc tôn trọng và chú tâm tìm ra sự thật trên nền tảng logic, khoa học. Huy động cao nhất năng lực trí tuệ của bản thân để chứng minh, phân tích nhằm thuyết phục đối phương thừa nhận lẽ phải là mục đích cuối cùng của một cuộc tranh luận. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi các bên đều cùng có chung ý thức lấy trí tuệ làm chỗ dựa, làm sức mạnh để giành chiến thắng. Bỏ rơi đặc điểm trí tuệ, sự “giao đấu” sẽ không còn dựa trên lý trí, mà chỉ dựa trên cảm xúc nhất thời, thiển cận, hẹp hòi. Điều đó chắc chắn sẽ đưa cuộc tranh luận vượt khỏi sự kiểm soát và có nhiều nguy cơ bị gãy đổ. Đặc điểm trí tuệ không chỉ thể hiện ở sự logic và khoa học trong nội dung của lập luận khi tranh luận mà còn là sự sáng suốt, linh hoạt, tinh tường trong phán đoán, nắm bắt ý đồ của đối phương và ứng xử nhạy bén, tài tình để hóa giải hiệu quả những tình huống phức tạp, bất lợi thường xuyên diễn ra trong suốt quá trình tranh luận. 4.4.2. Tính đối lập Mâu thuẫn, bất đồng, đối kháng trong nhận thức, quan điểm, lợi ích… là nguyên nhân, là tiền đề dẫn tới tranh luận và tranh luận là phương cách hữu hiệu để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, đối kháng đó. Việc không thừa nhận hoặc làm triệt tiêu sự khác biệt trong nhận thức, tư tưởng đồng nghĩa với việc triệt tiêu mọi cuộc tranh luận. Vì vậy, tính đối lập và không có sự tương nhượng là đặc điểm làm 213.

<span class='text_page_counter'>(226)</span> khởi phát mọi tranh luận. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất của mâu thuẫn mà tính chất cũng như mức độ căng thẳng, quyết liệt của cuộc tranh luận cũng sẽ khác nhau: - Với những mâu thuẫn, bất đồng tạm thời, cục bộ không mang tính đối kháng thì mục đích của tranh luận chỉ nhằm phân tích, giải thích, trình bày quan điểm của các bên; chia sẻ, đề xuất để tìm sự đồng thuận trong cách nhìn nhận và cách lựa chọn phương án giải quyết vấn đề; có tác dụng định hướng, thuyết phục, làm thay đổi nhận thức, tạo sự đồng tình của mọi người với thái độ và quan điểm của mình… Ở đây, sự đối lập về nhận thức, quan điểm có thể có cơ hội được hóa giải. - Với những mâu thuẫn có tính đối kháng thì tranh luận sẽ diễn ra căng thẳng, quyết liệt, không thể thỏa hiệp. Kết quả cuối cùng của tranh luận không thể chỉ là sự “chia sẻ”, tạo sự “đồng thuận” giữa các bên mà phải là sự khẳng định, phân rõ đúng/sai, phải/trái, được/mất một cách rạch ròi, phân minh, nghĩa là mâu thuẫn phải được giải quyết. Điển hình cho trường hợp này là tranh luận trực tiếp tại tòa giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, trước HĐXX đóng vai trò là trọng tài. 4.4.3. Tính tương tác Tranh luận là một quá trình giao tiếp - giao đấu ngôn ngữ - giữa các bên, do đó cũng như mọi quá trình giao tiếp khác, tranh luận có đặc điểm là tính tương tác. Hình thức tương tác cũng hội tụ những đặc trưng của một quá trình giao tiếp thông thường, đó là sự luân phiên đổi vai giữa người nói/người nghe; giữa người nhận/gửi thông điệp; giữa khẳng 214.

<span class='text_page_counter'>(227)</span> định/bác bỏ thông điệp… mà cụ thể là sự tương tác hai chiều giữa các bên có quan điểm đối lập nhau: bên khẳng định hay tán thành (gọi là bên chính biện – C) và bên phủ định hay phản đối (gọi là bên phản biện – P) trong từng luận điểm của chủ đề tranh luận. Có thể mô tả sự tương tác của các bên tranh luận bằng sơ đồ sau: Chính biện (C). - Trình bày luận điểm C(1) đưa ra luận cứ (lý lẽ và bằng chứng) hỗ trợ để bảo vệ luận điểm C(1).. Phản biện (P). (a). - Trình bày luận điểm P(1) đưa ra luận cứ hỗ trợ để bảo vệ luận điểm P(1).. (b). - Bác bỏ luận điểm P(1) đưa ra luận cứ hỗ trợ để phủ định P(1). - Trình bày luận điểm C(2) đưa ra luận cứ hỗ trợ để bảo vệ luận điểm C(2).. - Bác bỏ luận điểm C(1) đưa ra luận cứ hỗ trợ để phủ định C(1).. (c). (d). - Bác bỏ luận điểm C(2) đưa ra luận cứ hỗ trợ để phủ định C(2). - Trình bày luận điểm P(2) đưa ra luận cứ hỗ trợ để bảo vệ luận điểm P(2).. - Bác bỏ luận điểm P(2) đưa ra luận cứ hỗ trợ để phủ định P(2). ……… (a, b, c, d… ký hiệu các bước tuần tự diễn ra khi tranh luận).. Hình 1.4. Sơ đồ biểu diễn sự tương tác trong tranh luận 215.

<span class='text_page_counter'>(228)</span> Tuy nhiên, do sự tương tác trong tranh luận là tương tác có tính đối trừ và bổ khuyết các quan niệm, đánh giá có ý thức nên kết quả còn dẫn đến làm thay đổi các mối quan hệ: đối với các cá nhân và xã hội, sự tương tác có thể gây nên sự thay đổi về nhận thức, tư tưởng và hành động; đối với các bên tham gia tranh luận, tùy thuộc chủ đề tranh luận, trình độ nhận thức và hiểu biết của các cá nhân mà sự tương tác có thể gia tăng hoặc làm giảm (thậm chí làm mất) các mối quan hệ sẵn có. 4.4.4. Tính cạnh tranh Mỗi cuộc tranh luận đều chứa đụng trong nó sự đối lập, mâu thuẫn về quan điểm, lợi ích… giữa các bên tham gia tranh luận và đòi hỏi phải có sự phân định đúng/sai, phải/trái, nghĩa là phải chỉ rõ và khẳng định đâu là chân lý, đâu là nghịch lý. Điều đó cho thấy, tranh luận là sự cạnh tranh quyết liệt, không khoan nhượng. Mỗi bên đều nỗ lực đưa ra các bằng chứng, lý lẽ và lập luận để bảo vệ chính kiến của mình với niềm tin vững chắc vào tính chân lý trong quan điểm của mình và quyết tâm bảo vệ đến cùng niềm tin đó. Tính cạnh tranh trong tranh luận là nguyên nhân, là động lực thúc đẩy các bên tranh luận huy động tối đa sức mạnh bản thân để “hạ gục” đối phương, giành chiến thắng. Kết quả của cuộc tranh luận có thể nguy hại là dẫn đến một cuộc “hỗn chiến ngôn ngữ”, bất chấp luật lệ theo kiểu “mạnh ai nấy được” hoặc là một sự cạnh tranh lành mạnh, sự thuyết phục “thấu tình, đạt lý”. Tất cả tùy thuộc vào tính trí tuệ và văn hóa trong tranh luận. 216.

<span class='text_page_counter'>(229)</span> 4.4.5. Tính văn hóa Đi tìm chân lý, lẽ phải trong sự đối kháng, bất đồng về quan điểm đòi hỏi các bên tranh luận phải có thái độ tôn trọng lẫn nhau, có ý thức cầu thị và biết giữ hòa khí. Đó là lý do vì sao một cuộc tranh luận có chất lượng trước hết phải là một quá trình giao tiếp có tính văn hóa. Văn hóa tranh luận là văn hóa đối thoại. Nó hoàn toàn trái ngược với văn hóa độc thoại. Trong khi phong cách điển hình của văn hóa độc thoại là khép kín, bảo thủ, hẹp hòi, độc đoán, luôn tin rằng mình đã nắm vững chân lý, kẻ khác chỉ có nghĩa vụ chấp nhận, thì văn hóa đối thoại thừa nhận chân lý chỉ có thể là kết quả của một quá trình phân tích, thảo luận, xây dựng với một thái độ ứng xử cởi mở, dung nhận, thực sự cầu thị và bình đẳng. Tính văn hóa yêu cầu mỗi bên tranh luận phải biết gạt bỏ cảm tính và tham vọng cá nhân, kìm chế sự bùng phát của những cảm xúc bản năng, chi phối con người trong hành vi ứng xử và phát ngôn, không dùng những ngôn ngữ có tính cay cú, đả kích theo kiểu “lấy ngôn đè người”, không bao giờ cố có tiếng nói cuối để làm “người thắng cuộc” trong sự hãnh tiến, không nấp vào số đông để đàn áp ý kiến thiểu số theo kiểu “ném đá”, cũng không dựa vào địa vị để “độc quyền chân lý”. Một khi những chuẩn mực tối thiểu của của văn hóa tranh luận bị phá bỏ, thậm chí thay bằng sự thô tục, hằn học thì sự thất bại của cuộc tranh luận sẽ đến như một tất yếu. 217.

<span class='text_page_counter'>(230)</span> Cần nhận thức rằng: Mặc dù tranh luận nẩy sinh khi có sự bất đồng, thậm chí “đối đầu” về quan điểm, tuy nhiên bất đồng không hoàn toàn đồng nghĩa với “tôi đúng, anh sai” hay ngược lại “tôi sai, anh đúng”, bởi điều đó còn tùy thuộc vào “hệ quy chiếu”, vào “góc nhìn” khác nhau về cùng một vấn đề dựa trên văn hóa, tôn giáo, hoàn cảnh… Vì vậy, trong tranh luận cần tuyệt đối tránh, không được để “cái tôi” của mình dẫn dắt, chi phối, làm mất đi yếu tố khách quan khi nhận thức và tiếp thu ý kiến của đối phương. 4.5. Các yêu cầu của tranh luận Với những đặc điểm nêu trên, bất cứ cuộc tranh luận đúng nghĩa nào cũng đòi hỏi phải thỏa mãn các yêu cầu sau: 4.5.1. Phải có thái độ khách quan, công bằng Để tiếp cận chân lý, hiểu rõ và đúng sự thật, khi tranh luận phải xuất phát từ thái độ nhìn nhận sự vật khách quan, công bằng. Có thể nói, yêu cầu khách quan, công bằng là yêu cầu quan trọng hàng đầu, có tác dụng chi phối hầu hết các nguyên tắc phải tuân thủ khi tranh luận. Một tâm thế khách quan, công bằng trong hoạt động tranh luận là sự hội tụ đồng thời của nhiều yếu tố, nhưng có thể tóm lại trong 2 điểm quan trọng: - Không được để các ý tưởng, tình cảm mang tính chủ quan can thiệp, chi phối mục đích tranh luận. Trong hầu hết các cuộc tranh luận, mục đích cuối cùng và sâu xa mà tranh luận cần và muốn hướng tới là sự nhất trí, cùng chia sẻ sự tin tưởng vào kết quả cuối cùng. Do đó, thái độ khách quan, luôn tôn trọng và công bằng khi xem xét, 218.

<span class='text_page_counter'>(231)</span> đánh giá và tiếp nhận sự thật là một trong những điều kiện tiên quyết cần có để đạt tới mục đích đó. - Các luận cứ sử dụng để chứng minh cho luận điểm được đưa ra phải rõ ràng, chính xác và tin cậy. Các kết luận cuối cùng chỉ được rút ra trên cơ sở phân tích, lập luận, đánh giá chặt chẽ. Đây chính là phương pháp, là kỹ thuật được sử dụng để làm sáng tỏ sự thật, sáng tỏ chân lý. Với ý nghĩa này, năng lực tư duy phản biện và năng lực lập luận trở thành yếu tố không thể thiếu trong mỗi người khi tham gia tranh luận. 4.5.2. Phải nhanh nhạy và linh hoạt trong tư duy Tranh luận là cuộc đọ sức bằng ngôn ngữ, trong đó cả hai bên tranh luận vừa phải lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, lại vừa phản biện để bác bỏ quan điểm của đối phương, tức phải vừa “công”, vừa “thủ”, nên tranh luận không chỉ đòi hỏi tư duy đa chiều, tư duy phản biện mà còn đòi hỏi cả sự linh hoạt, nhạy bén trong tư duy, trong các hoạt động nghe, nghĩ và nói. Sự nhanh nhạy và linh hoạt trong tư duy đòi hỏi sự tập trung, căng thẳng cao độ khi tranh luận để nhanh chóng phán đoán, nắm bắt ẩn ý, cách lập luận, phát hiện những sơ hở, những điểm bất hợp lý, thậm chí cả những ngụy biện trong lập luận của đối phương, từ đó hình thành lý lẽ để phản bác kịp thời và hiệu quả, giành thế chủ động. Sự nhanh nhạy và linh hoạt cũng đòi hỏi phải biết đặt vấn đề đang quan tâm vào các góc nhìn khác để xem xét và 219.

<span class='text_page_counter'>(232)</span> đưa ra những luận điểm mang tính phản biện cao nhằm tấn công vào những “điểm yếu” trong các luận điểm của đối phương. Đòi hỏi này luôn được đặt ra trong bất cứ cuộc tranh luận nào, nhất là với các cuộc tranh tụng tại tòa, bởi những vấn đề được đưa ra phân xử, phán xét trong lĩnh vực Luật pháp luôn đa dạng, phức tạp, trong đó có không ít vấn đề chỉ có thể đạt được ngưỡng hợp lý nhất chứ không thể xác định rõ ràng, rạch ròi và dứt khoát kết quả đúng/sai, phải/trái, hay/dở, tốt/xấu… như kỳ vọng. 4.5.3. Phải đảm bảo sự chặt chẽ, sắc sảo trong ngôn ngữ và lập luận Khi nhìn nhận tranh luận là cuộc giao đấu (đọ trí) về tư tưởng bằng công cụ ngôn ngữ thì yếu tố tư duy phản biện chính là nền tảng cho “cuộc giao đấu về tư tưởng”, còn chỗ dựa cho “công cụ ngôn ngữ” chính là sự chặt chẽ, sắc sảo trong việc sử dụng ngôn ngữ và lập luận. - Yêu cầu chặt chẽ đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng phải được chọn lọc, phản ánh chính xác bản chất, nội dung vấn đề đang tranh luận, không lan man, dài dòng dẫn đễn lạc đề, thậm chí hiểu sai vấn đề, tạo cơ hội để đối phương phản công lại. - Yêu cầu sắc sảo đòi hỏi ngôn ngữ sử dụng phải có sức mạnh “công phá”, tạo lợi thế nhằm bẻ gãy luận điểm của đối phương. - Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy tắc lập luận thì việc sử dụng ngôn ngữ và xây dựng cấu trúc lập luận khoa học, logic, chặt chẽ… cũng có vai trò quan trọng trong việc làm tăng tính sắc bén và sức thuyết phục của lập luận. 220.

<span class='text_page_counter'>(233)</span> 4.5.4. Phải có thái độ khiêm tốn, tôn trọng và cầu thị Điều kiện quan trọng và căn bản để tranh luận đạt hiệu quả tốt là tranh luận phải nằm trong khung cảnh tương kính lẫn nhau. Không có điều kiện này, tranh luận sẽ không đem lại bất cứ lợi ích nào. Thái độ tôn trọng người tham gia tranh luận thể hiện trước hết ở ý thức biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, biết gạt bỏ định kiến, biết sử dụng các tri thức, tư duy, kinh nghiệm, sự tiên đoán, khái quát… và các năng lực, hiểu biết về vấn đề đang quan tâm để lập luận nhằm tìm ra những kết luận, nhận định cốt lõi của vấn đề. Vì lẽ đó, trong tranh luận tuyệt đối tránh thái độ và hành vi xúc phạm, miệt thị hoặc tấn công người đang tranh luận. Như đã nói ở trên, tranh luận là sự tiếp cận chân lý. Chân lý không phải là thứ có sẵn, nó tồn tại khách quan và không phụ thuộc vào ý chí con người, không bị chi phối bởi vị thế, vai vế, tuổi tác… của người tranh luận. Bởi vậy, thái độ khiêm nhường là điều luôn phải được thường trực trong suy nghĩ. Ý thức rằng mình có thể sai và sẵn sàng chấp nhận cái sai của mình, thừa nhận cái đúng của người khác là cách hành xử của người có hiểu biết, có văn hóa trong một xã hội dân chủ, văn minh.. 221.

<span class='text_page_counter'>(234)</span> TÓM TẮT CHƯƠNG 4 1. Tranh luận là hình thức giao tiếp ngôn ngữ đối kháng với mục đích dùng lỹ lẽ và lập luận (lý luận) để chứng minh, khẳng định chân lý, lẽ phải thuộc về mình, đồng thời bác bỏ quan điểm của đối phương. Vì vậy: - Lý luận là bản chất và là vũ khí duy nhất được sử dụng trong một cuộc tranh luận. Nếu không dùng lý luận hoặc sử dụng các phương tiện khác thay thế lý luận thì đó chắc chắn không phải là cuộc tranh luận đúng nghĩa. - Tranh luận là cuộc “khẩu chiến” duy lý. Vì vậy, thái độ duy tình, duy cảm sẽ ngăn cản việc đi đến tận cùng mạch lý luận, dễ dàng thỏa hiệp trước những dị biệt trong tư tưởng, trở thành kẻ ba phải hoặc ngây ngô. - Đối tượng của tranh luận là các luận điểm, tức là hệ thống quan điểm, trong đó các ý tưởng đan kết với nhau trên một nền tảng lý thuyết và phương pháp luận nhất định. Tranh luận phải nhắm đến phán xét vào chính nền tảng lý thuyết và phương pháp luận ấy. Tuân thủ nguyên tắc này giúp tránh được tình trạng: ông nói gà, bà nói vịt; sa vào các tình tiết nhỏ nhặt, tiểu tiết; đơn giản, tầm thường hóa luận điểm của đối phương… khi tranh luận. Do đó, điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải hiểu đúng các luận điểm định phê phán. Tranh luận khi không hiểu hoặc hiểu không đúng luận điểm của đối phương sẽ dễ trở thành kẻ xuyên tạc và vu khống dù không có động cơ đó. 222.

<span class='text_page_counter'>(235)</span> 2. Tranh luận không chỉ là một nhu cầu sinh hoạt cần thiết trong đời sống xã hội, mà còn con đường khoa học để tìm ra chân lý, là động lực để xã hội phát triển lành mạnh. Kỹ năng tranh luận/phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầu đối với những người làm việc, hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ pháp luật và được xem là điều kiện không thể thiếu để đạt tới thành công. 3. Các đặc điểm của tranh luận (trí tuệ, đối lập, tương tác, cạnh tranh, văn hóa) là những tiêu chuẩn để phân biệt hình thức tranh luận với các hình thức giao tiếp ngôn ngữ khác. Đồng thời cũng là định hướng cần chủ động để có tâm thế tốt khi tiến hành tranh luận. 4. Một cách tổng quát, cuộc tranh luận có chất lượng là cuộc tranh luận đạt được yêu cầu: Có tính văn hóa và có tính học thuật.. 223.

<span class='text_page_counter'>(236)</span> CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 4 A. CÂU HỎI 1. Theo bạn, sự khác nhau cơ bản giữa tranh luận với thảo luận và tranh cãi (cãi lộn) là gì? Từ đó, hãy chỉ ra những nguy cơ có thể dẫn một cuộc tranh luận trở thành cuộc cãi lộn? 2. Hãy cho biết các tranh luận dưới đây thuộc loại tranh luận nào? a. Tranh luận của các Đại biểu Quốc hội tại Hội trường về chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài. b. Tranh luận giữa các anh em trong gia đình về quan niệm đạo hiếu của con cái với cha mẹ. c. Tranh luận giữa Luật sư với Viện kiểm sát về tính liên quan của những chứng cứ trong vụ án. d. Tranh luận giữa 2 nhóm sinh viên về lối sống thực dụng trong giới trẻ. e. Tranh luận giữa các văn nghệ sĩ trên diễn đàn “Tạp chí Văn hóa” về xu hướng hội nhập văn hóa hiện nay. f. Tranh luận giữa 2 ứng cử viên Tống thống Mỹ (truyền hình trực tiếp). g. Tranh luận giữa Hiệu trưởng nhà trường với đại diện sinh viên trong Hội nghị tổng kết năm học về phương thức triển khai tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. h. Tranh luận về nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. 224.

<span class='text_page_counter'>(237)</span> 3. Hãy nêu tóm tắt vai trò của tranh luận trong đời sống, học tập, làm việc, sinh hoạt… Anh (Chị) có suy nghĩ gì trước nhận định: “Không thể làm việc hiệu quả trong lĩnh vực liên quan đến luật pháp mà không có kỹ năng tranh luận”. 4. Vì sao yêu cầu quan trọng đầu tiên để một cuộc tranh luận đạt được kết quả là phải khách quan, công bằng? Để giành được phần thắng trong một cuộc tranh luận, cần phải có những điều kiện gì? 5. Theo Anh (Chị) cần đảm bảo những điều kiện gì để ý kiến tranh luận đạt được kết quả làm cho đối phương “Tâm phục, khẩu phục”? 6. Anh (Chị) hãy nêu tóm tắt cách hiểu của mình về khái niệm văn hóa tranh luận. B. BÀI TẬP I. Hãy chỉ ra luận đề, các luận điểm, lý lẽ và bằng chứng (nếu có) trong các ý kiến được dẫn ra từ các trích dẫn tranh luận dưới đây. 1. Quan điểm đồng tình và không đồng tình về việc cho học sinh nghỉ học để tránh lây nhiễm dịch bệnh Covid 191: a. “Tôi không đồng tình. Giữa hai học kỳ mà nghỉ 3 tháng học sinh sẽ quên hết kiến thức học kỳ 1. Sau này ép các em học bù, học dồn rất tai hại vì các em còn nhỏ, trí não các em không đủ khả năng hấp thu hết lượng kiến thức quá lớn dẫn đến quá tải, ức chế tâm lý, gây tiêu cực đến tâm thần các em... Dịch 1. Báo Tuổi trẻ, ngày 20/02/2020.. 225.

<span class='text_page_counter'>(238)</span> bệnh đã được kiểm soát thì nên cho học sinh học trở lại. Không nên quá cầu toàn như vậy”. b. “Tôi không đồng tình, không cần nghỉ nhiều quá. Vợ chồng cứ thay nhau ở nhà trông con nên sắp bị thất nghiệp hết rồi... Tôi cũng muốn con mình an toàn nhưng tôi có 2 đứa con nhỏ đang học tiểu học, vợ chồng phải đi làm, giờ nghỉ dài như thế này không có người trông nom biết làm sao? Trong khi đó, theo dõi qua báo đài thì Thành phố kiểm soát rất tốt, cũng không phải là vùng dịch nên lãnh đạo Thành phố cần phải xem xét kỹ tình hình để có quyết định phù hợp”. c. “Đi làm thì đi cả đời, học thì cũng học cả đời, tiền nhiều tiền ít cho đến lúc này không quan trọng bằng tính mạng. Ví dụ: Con bạn mắc phải bệnh nguy hiểm này phải bị cách ly cả gia đình thì giữa công việc kiếm tiền với tính mạng của những người trong gia đình, lúc đó bạn thấy cái nào quan trọng hơn?”. d. “Thầy cô giáo cũng có gia đình, con nhỏ. Nếu dịch bệnh chưa kiểm soát được, chẳng may có em học sinh nào ủ bệnh, ai đền con cho họ? Rồi một lớp sẽ lan ra bao nhiêu gia đình? Bao gia đình sẽ là bao nhiêu cơ quan? Lùi thời gian kết thúc năm học là quá hợp lý. Đừng vì mình không sắp xếp việc con cái rồi đòi đi học khi chưa chắc chắn dịch bệnh đã hết… Không phải tự nhiên mà TP.HCM cho nghỉ dài hạn như vậy. Nghỉ để phòng tránh dịch bệnh. Nhiều phụ huynh cứ lên tiếng oán trách cho con nghỉ nhiều, ở nhà không ai trông nên phải nghỉ làm. Hóa ra nhiều người nghĩ giáo viên họ là người trông trẻ à? Vậy thời gian hè, học sinh nghỉ thì ai trông?”. 226.

<span class='text_page_counter'>(239)</span> đ. “Nếu như tình hình dịch phức tạp, lây nhanh trong lúc cho đi học trở lại làm tăng số ca mắc trong trường học thì khi đó nghỉ còn dài hơn chứ đừng nói là chỉ tháng 3. Đợi hết tháng 3 cho dịch được kiểm soát và lắng xuống là tốt nhất. Hy sinh nghỉ tháng 3, để đảm bảo an toàn cho hàng tháng sau!... Mặc dù hơi vất vả trông con và sẽ thiệt hại cho các trường nhiều lắm, nhưng tất cả hãy cố gắng vì lợi ích và sự an toàn chung của chúng ta. Đừng chủ quan, cẩn thận một xíu không bao giờ thừa cả. Dịch bệnh chỉ mới kiểm soát được thôi chứ chưa chặn đứng hết hoàn toàn… Hãy chung tay vì sức khỏe chính chúng ta trước và sau đó là vì cộng đồng!”. e. “Là một giáo viên, tôi đồng ý với đề xuất của UBND TP.HCM, bởi đến thời điểm này diễn biến dịch COVID-19 vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn. Theo tôi, Bộ GD-ĐT nên đề xuất Chính phủ đồng ý phương án của TP.HCM là năm học 20192020 của cả nước kéo dài đến hết tháng 7. Vì nếu giao việc quyết định thời gian nghỉ học cho UBND từng tỉnh, thành phố sẽ xảy ra mỗi tỉnh thành có khung thời gian năm học khác nhau. Nếu có tỉnh cho bắt đầu học lại từ đầu tháng 3 trong khi TP.HCM kéo dài đến đầu tháng 4 thì cũng phải chờ TP.HCM kết thúc năm học rồi mới tổ chức thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Đồng thời, theo tôi, năm học 2020-2021 nên bắt đầu từ đầu tháng 9 như trước đây. Khi đó cả nước khai giảng xong rồi mới bắt đầu học như ý nghĩa của từ "khai giảng”. Bên cạnh đó, Bộ và các Sở GD-ĐT nên nghiên cứu các 227.

<span class='text_page_counter'>(240)</span> hình thức dạy học trực tuyến như một số tỉnh thành đang áp dụng trong thời gian nghỉ vừa qua. Theo đó, những môn có nhiều tiết như Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh… nên giảm dạy trên lớp 1-2 tiết, còn lại sẽ phát trên kênh truyền hình hay mạng xã hội. Các tiết thực hành của các môn Lý, Hóa, Sinh... cũng có thể áp dụng hình thức này. Việc thực hiện học trực tuyến sẽ giúp học sinh chủ động trong việc nghiên cứu môn học, tiết học… đó cũng là cách để đổi mới phương pháp. Học sinh bây giờ rất năng động, chỉ cần giáo viên biết khơi gợi, các em sẽ làm rất tốt. Thay vào đó, thời gian của những tiết dạy trực tuyến là các hoạt động như ngày đọc sách, ngày trồng cây, dạy kỹ năng… Ngành Giáo dục đang chuẩn bị thay đổi sách giáo khoa với định hướng khả năng tự học, tự nghiên cứu thì việc biến cái khó lúc này thành điều kiện để thay đổi cái cũ là điều nên làm”. 2. Quan điểm đồng tình và không đồng tình với việc xây dựng “Quỹ dưỡng liêm” với mục đích động viên và hạn chế tiêu cực của cảnh sát giao thông (CSGT) khi làm nhiệm vụ: a. “Đặc thù của CSGT là suốt ngày phải làm việc ngoài đường trong điều kiện, hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt, chưa kể đến chuyện chúng tôi luôn có nguy cơ phải đối mặt với muôn vàn tình huống nguy hiểm xảy ra bất cứ lúc nào, như đối tượng vi phạm Luật Giao thông đâm xe vào CSGT để chống đối, thậm chí là dùng hung khí nguy hiểm tấn công CSGT để hòng tẩu thoát. Khoản tiền bồi dưỡng này tôi nghĩ 228.

<span class='text_page_counter'>(241)</span> là cần thiết để khuyến khích và động viên anh em”1. b. “… một khi đã là công bộc của dân thì cán bộ, công chức phải có nghĩa vụ phục vụ nhân dân và không được viện bất cứ lý do nào để tham nhũng… Việc “treo thưởng” số tiền dưỡng liêm sẽ làm mất đi ý nghĩa của sự phấn đấu không vụ lợi ắt phải có của cán bộ, công chức… Chẳng lẽ những cơ quan, đơn vị hay địa phương nào đó lập quỹ dưỡng liêm thì cán bộ được nhờ, còn những nơi khác không có quỹ này thì các cán bộ, công chức được mặc sức hoạnh họe, sách nhiễu dân?... Cán bộ, công chức phải được giáo dục về chữ “liêm sỉ”, mỗi người phải giữ được cái liêm của mình. Có như thế, xã hội mới mong có công tâm và công bằng”2. c. “… một khi đã “đầu quân” vào các cơ quan nhà nước thì cán bộ, công chức phải có nghĩa vụ phục vụ tốt nhân dân và không được viện bất cứ lý do nào để tham nhũng. Còn như làm ngược lại, những cá nhân vi phạm phải bị kỷ luật, đào thải. Việc “treo” số tiền dưỡng liêm sẽ làm mất đi ý nghĩa của sự phấn đấu không vụ lợi ắt phải có của cán bộ, công chức”2. d. “Nếu nói này, nói nọ thì rất khó, bởi muốn có kỷ luật nghiêm mà không tạo điều kiện về vật chất cho anh em cán bộ thì rất khó thực hiện. Tôi hoan nghênh chủ trương của Đà Nẵng. Hỗ trợ để thực thi pháp luật được nghiêm minh, người 1 2. Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 09/4/2012. Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 05/12/2008.. 229.

<span class='text_page_counter'>(242)</span> dân dễ thở hơn vì không phải dấm dúi cho CSGT. Tôi được biết, không phải chỉ có lực lượng CSGT mới được hỗ trợ. Hiện cán bộ công chức các cơ quan đảng và đoàn thể đều đã có phụ cấp 30% rồi. Đó được coi là tiền dưỡng liêm. Ngoài ra, một số ngành như Hải quan, Bảo hiểm xã hội cũng đều được trích lại tiền xử phạt để chi cho anh em làm nhiệm vụ, khoảng 1- 2% gì đó”1. đ. “Ý tưởng này nhìn cục bộ thì thấy hay, nhìn tổng thể thì phải cẩn trọng, không khéo lại sinh ra mâu thuẫn. Hỗ trợ xong cho “ông” CSGT lại đến “ông” Hải quan, Thuế, Kiểm lâm… cũng đòi hỏi như thế thì sinh ra chuyện lớn đấy, “ông” Đà Nẵng lấy nguồn ở đâu, đủ sức để hỗ trợ không?”. Lấy ngân sách nhà nước mà chi cho mục đích này là không ổn, không phù hợp vì chúng ta còn có rất nhiều thứ đáng hỗ trợ hơn như hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam, cho thương, bệnh binh, gia đình chính sách, cho người nghèo, thiên tai, địch họa…”1. e. “Nếu lực lượng Cảnh sát Cơ động mà cũng được khoản tiền 5 triệu đồng gọi là để dưỡng liêm như CSGT ở Đà Nẵng thì tốt quá. Thực tế, ngoài tiền lương, phụ cấp cấp bậc, chức vụ và hưởng thêm tiền đặc thù của ngành như hiện nay đối với một Thượng úy, công tác trong ngành 15 năm, mức thu nhập cũng chỉ 5 triệu đồng như vậy quả là rất khó khăn. Buổi tối, tôi còn tranh thủ thời gian nghỉ để phụ vợ kiếm thêm thu nhập cho gia đình… 1. Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 11/4/2012.. 230.

<span class='text_page_counter'>(243)</span> Nếu được thêm khoản hỗ trợ như ở Đà Nẵng, tức là bằng cả tháng lương của một Thượng úy như tôi, chắc chắn sẽ giúp anh em yên tâm công tác, hạn chế tiêu cực. Nhất là đối với anh em Cảnh sát Cơ động thường xuyên phải đối mặt với các đối tượng vi phạm, thậm chí có những đối tượng sẵn sàng bỏ ra vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng để mua chuộc, để không bị xử lý, và nếu không có bản lĩnh thì dễ sa ngã”1. 3. Quan điểm đồng tình và không đồng tình về việc tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT theo phương thức “2 trong 1”. a. “Cần duy trì ổn định hình thức hiện nay. Hình thức thi này đã giải quyết được tồn tại từ nhiều năm là học sinh phải vất vả, chịu dựng bốn kỳ thi trong năm, chỉ cách nhau một thời gian ngắn, hơn một tháng. Không chỉ học sinh chịu áp lực mà gia đình các em cũng phải mất tiền bạc, công sức không nhỏ để chi phí cho các kỳ thi. Đây thực sự là cách làm đúng hướng theo triết lý giáo dục đổi mới mà chúng ta đang thực hiện. Trong cùng một phòng thi, mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng, đã giải quyết triệt để hiện tượng học sinh quay cóp, chép bài của bạn và giám thị thực sự nhàn rỗi trong quá trình coi thi. Có thể nói, quá trình tổ chức coi thi rất khách quan và giải quyết được trật tự, kỷ luật phòng thi mà chưa kỳ thi nào từ trước tới nay có thể làm được”2. 1 2. Báo Pháp luật Việt Nam, ngày 11/4/2012. Báo Giáo dục và Thời đại, ngày 27/7/2018.. 231.

<span class='text_page_counter'>(244)</span> b. “Không nên dựa vào việc cố tình vi phạm Quy chế thi của một số cá nhân ở một vài địa phương trong kỳ thi năm nay mà thay đổi phương thức thi THPT Quốc gia vốn đã được thử thách qua thực tế và bằng công sức của nhiều người, nhiều năm, không dễ mà có được. Đành rằng giáo dục là ngành cao quý, luôn đề cao sự rèn luyện giá trị của nhân cách, nhưng giáo dục cũng khó thoát ra được những nhức nhối chung về tham nhũng và lợi ích nhóm đang xảy ra ở hầu hết các địa phương, thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, quốc phòng và an ninh của nước ta… Tôi bày tỏ quan điểm là tiếp tục triển khai kỳ thi THPH Quốc gia như đã thực hiện”1. c. “Cần thiết phải giữ ổn định kỳ thi THPT Quốc gia vì 5 lý do: Thứ nhất, kỳ thi này đã giảm thiểu được chi phí rất lớn cho xã hội, học sinh được tạo thuận lợi hơn, thi nhẹ nhàng, giảm được áp lực. Việc thí sinh không phải di chuyển về Thành phố, Thị xã để dự thi đã làm giảm bớt rất nhiều nhân lực trong công tác duy trì giao thông, an ninh, trật tự… huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, giúp cho sự thành công của kỳ thi. Nhưng điều quan trọng nhất là đại đa số nhân dân và xã hội đã thực sự đồng tình, ủng hộ kỳ thi này. Thứ hai, đối với các bài thi trắc nghiệm, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề, gần như chắc chắn loại trừ được hiện tượng thí sinh quay cóp, bảo bài nhau. Trong phòng thi có 1 cán bộ coi thi (CBCT) của sở tại và 1 CBCT 1. Báo Giáo dục và Thời đại, ngày 27/7/2018.. 232.

<span class='text_page_counter'>(245)</span> của trường Đại học đã làm tăng thêm rất nhiều tính nghiêm túc và hạn chế tối đa tiêu cực trong phòng thi. Thứ ba, thi trắc nghiệm khách quan (TNKQ) tránh được việc học tủ, học lệch và đương nhiên học sinh phải nắm bắt được toàn bộ chương trình mới có thể đạt kết quả cao. Việc chấm bài thi TNKQ phản ánh chính xác 100% kết quả của thí sinh (không có độ vênh như chấm thi tự luận). Nhờ áp dụng phối hợp cách ra đề thi theo định hướng đánh giá năng lực đã hạn chế tối đa tình trạng quay cóp, đảm bảo sự nghiêm túc khách quan của kỳ thi. Thứ tư, việc công khai điểm thi, phổ điểm thi của toàn quốc giúp cả xã hội và nhất là cơ quan truyền thông, chuyên gia phân tích, thấy rõ sự công khai, minh bạch kết quả kỳ thi trước xã hội. Nếu có bất thường sẽ bị xử lý nghiêm minh ngay. Thứ năm, kỳ thi đã làm chuyển biến mạnh mẽ việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường chuyển từ quá trình giáo dục chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học, học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn”1. d. “Đây là hình thức thi có nhiều ưu điểm và thực chất. Học sinh không thể học lệch, học tủ mà phải nắm được kiến thức tổng quát mới đạt kết quả cao. Nhờ đó, không còn hiện tượng trường thi phủ trắng “phao thi”,… cách ra đề thi và hình thức thi đã làm chuyển biến mạnh mẽ việc đổi mới 1. Báo Giáo dục và Thời đại, ngày 27/7/2018.. 233.

<span class='text_page_counter'>(246)</span> phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá trong nhà trường, hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất người học…”1. e. “Đã học là phải có thi, học mà không thi sẽ mất động lực. Cần tiếp tục duy trì kỳ thi này”2. f. “Không nên ghép 2 kỳ thi có 2 mục đích khác nhau. Thực tế, mục đích kỳ thi tốt nghiệp THPT là đạt chuẩn, không hạn chế số lượng, trong khi mục đích kỳ tuyển sinh đại học là cạnh tranh, chỉ tiêu có hạn. Vì thế, không một đề thi nào có thể “gánh” được cả 2 mục tiêu và thước đo khác nhau”… “Ý tưởng tổ chức kỳ thi “2 trong 1” được người Pháp làm cách đây 200 năm dưới thời hoàng đế Napoleon I. Theo cảnh báo của Cố GS. Bùi Trọng Liễu thì đây là một tai họa lớn cho nền giáo dục nước Pháp ngày nay. Cách thi này xem nhẹ chất lượng nguồn nhân lực và vô tình còn “tước quyền” tự chủ trong vấn đề tuyển sinh của các trường đại học. Nhật Bản đã từng tiến hành việc gộp hai kỳ thi phổ thông và đại học nhưng sau đó họ đã tách hai kỳ thi kể từ năm 1989. Ở châu Á, nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc cũng không thi “2 trong1”. Mỹ cũng đã bỏ kỳ thi “2 trong 1”, và loại bỏ chương trình thi trắc nghiệm theo đề thi quốc gia thống nhất để xét tốt nghiệp và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Có thể thấy, việc chúng ta tổ chức kỳ thi “2 trong 1” là đi theo vết xe đổ của nhân loại và không phù hợp với khoa học lẫn thực tiễn”3. 1. Thông tấn xã Việt Nam, ngày 28/7/2018. Báo Giáo dục và Thời đại, ngày 07/8/2018. 3 Báo Phụ nữ Thủ đô, ngày 31/7/2018. 2. 234.

<span class='text_page_counter'>(247)</span> f. “Có thể nói, mục tiêu “2 trong 1” của kỳ thi này đã không đáp ứng được và cũng sẽ không bao giờ đạt được. Như năm trước đề được đánh giá dễ thì lại gây khó cho thí sinh, năm nay đề phân hóa tốt thì lại nhen nhóm tình trạng dạy thêm, học thêm. Đây chính là mâu thuẫn với định hướng giảm tải chương trình, tránh ôn luyện thi”… “Thi tốt nghiệp chỉ nên có một mục tiêu là đánh giá năng lực của học sinh sau khóa học… Bộ GD-ĐT chỉ cần làm tốt việc quản lý chất lượng giáo dục phổ thông. Các trường Đại học sẽ tự xây dựng chỉ tiêu đánh giá và tự tuyển sinh cho mình”1. g. “Tôi cũng như nhiều đồng nghiệp luôn tỏ rõ thái độ nghi ngờ về kết quả của kỳ thi “2 trong 1” từ khi giao về cho các Sở GD-ĐT. Vụ việc gian lận điểm ở Hà Giang vừa bị phát hiện củng cố thêm sự nghi ngại của các trường Đại học trước quyết định giao hết việc tổ chức thi, coi thi, chấm thi cho địa phương. Chưa hết, đến khi xét tuyển Đại học, năm nào cũng xảy ra các vấn đề liên quan đến khâu kỹ thuật do những chủ quan từ một số bộ phận thuộc Bộ GD-ĐT. Hiện nay nhân lực của Bộ GD-ĐT chưa làm được ngân hàng đề thi... Hơn nữa, Luật Giáo dục Đại học quy định rất rõ là các trường Đại học được tự chủ trong tuyển sinh. Các trường có thể sử dụng thi tuyển, xét tuyển, kết hợp thi tuyển và xét tuyển. Nếu Bộ không lo ngân hàng đề thi, không trả việc xét tốt nghiệp về cho địa phương, không trả việc tuyển sinh Đại học 1. Báo Thanh niên, ngày 30/6/2018.. 235.

<span class='text_page_counter'>(248)</span> theo đúng Luật Giáo dục Đại học quy định thì Bộ sẽ tiếp tục hứng chịu búa rìu dư luận về những sự cố của việc thi - cử”1. II. Anh (Chị) hãy nêu các luận điểm có thể có cho lập luận ủng hộ các chủ đề gây tranh luận sau: 1. Điện thoại thông minh là thủ phạm hủy hoại sức khỏe và sức sáng tạo của con người. 2. Nếu pháp luật không nghiêm minh, không thể đòi hỏi người dân phải tốt. 3. Bí quyết duy nhất để nâng cao kiến thức là không được tự mãn. 4. Lãng phí thời gian là lãng phí tất cả. 5. Chân lý không thuộc về số đông, cũng không thuộc về kẻ mạnh. Chân lý thuộc về những người hiểu biết. 6. Cho đi chính là nhận về.. 1. Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 23/7/2018.. 236.

<span class='text_page_counter'>(249)</span> Chương 5.. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TRANH LUẬN Kỹ năng tranh luận là kết quả của một quá trình rèn luyện kiên trì và liên tục, bởi đó là kỹ năng có tính tổng hợp và hội tụ cao của năng lực trí tuệ, năng lực lựa chọn và vận dụng ngôn ngữ cùng khả năng kiểm soát cảm xúc… mà trực tiếp và quan trọng nhất là các kỹ năng tư duy phản biện, tư duy logic, lập luận hiệu quả, giao tiếp và thuyết trình (nghe, nói, đọc, viết). Do đó, để có kỹ năng tranh luận hiệu quả cần tập trung rèn luyện để hoàn thiện và nâng cao đồng thời các kỹ năng cơ bản và cụ thể sau đây: 5.1. Rèn luyện kỹ năng làm chủ nội dung tranh luận Sự căng thẳng, gay gắt, quyết liệt (đôi khi còn có cả sự không khoan nhượng, một mất một còn) của một cuộc tranh luận đòi hỏi các bên tham gia tranh luận phải huy động đến mức cao nhất toàn bộ tâm trí và sức lực của mình để ứng phó kịp thời và nhạy bén với mọi diễn biến phức tạp đang và sẽ diễn ra. Trong hoàn cảnh đó, năng lực tự chủ của bản thân nhằm giúp kiểm soát nội dung tranh luận là yếu tố cực kỳ quan trọng giữ cho cuộc tranh luận đi đúng hướng, đúng mục tiêu, không bị đối phương chi phối, điều khiển và “dẫn dắt” theo ý đồ của riêng họ. Với những người đã có nhiều trải nghiệm trong hoạt động tranh luận thì sự tự chủ đã trở thành bản năng và là sức mạnh nội lực. Tuy nhiên, với những người 237.

<span class='text_page_counter'>(250)</span> còn thiếu hoặc có ít kinh nghiệm tranh luận thì đây là một trong những điểm yếu rất dễ bộc lộ, có thể dẫn đến thất bại trong cuộc tranh luận. Làm chủ nội dung tranh luận bao gồm: 5.1.1. Nắm vững và bám sát vấn đề cốt lõi Để làm được điều này, trước và trong khi tranh luận, cần luôn chủ động, thường trực “đánh thức” bản thân bằng việc bám sát, tự trả lời 5 câu hỏi: Câu hỏi 1. Vấn đề chính (trọng tâm) cần làm sáng tỏ là gì? Câu hỏi 2. Các khái niệm cốt lõi là gì và đã được xác định rõ ràng chưa? Câu hỏi 3. Các thông tin liên quan có tin cậy, khách quan và đủ để đưa ra kết luận chưa? Câu hỏi 4. Có giả định, hàm ý gì khác không? Có góc nhìn nào khác không? Câu hỏi 5. Lập luận có logic không? Có ngụy biện không? Nắm vững và luôn theo sát chủ đề tranh luận bằng việc sử dụng tổ hợp các câu hỏi trên là cách hiệu quả để dẫn dắt cuộc tranh luận đi đúng hướng, đúng với mục đích với tâm thế chủ động. Đó cũng là cách tốt nhất để “đọc vị” đối phương, nhanh chóng phát hiện những sơ hở, những điểm yếu (trong nội dung và trạng thái tâm lý), những ngụy biện… của đối phương để phản bác và giữ thế chủ động. Vì vậy, các câu hỏi trên có thể được coi là “Bánh lái” để định hướng, nhằm dẫn cuộc tranh luận luôn đi đúng mục tiêu mong muốn. 238.

<span class='text_page_counter'>(251)</span> 5.1.2. Chủ động kiểm soát chiều hướng diễn biến của cuộc tranh luận Cho dù mục đích cuối cùng của một cuộc tranh luận là sự phân định phải/trái, đúng/sai, hay/dở, tốt/xấu… nhưng không phải lúc nào yêu cầu đó cũng là mục đích bắt buộc phải đạt được. Điều này tùy thuộc vào lĩnh vực, vào chủ đề mà nội dung tranh luận đang quan tâm. Nói chung, có thể phân chủ đề tranh luận thành 3 loại như sau: - Loại 1: Những chủ đề đặt các bên tranh luận vào cùng một thang độ, một hệ thống khi đánh giá (One System). Đó là những nội dung đang phân tích, xem xét mà kết luận đòi hỏi phải có tính chính xác, có tính chân lý, bất biến… (thường là những chủ đề thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên). Ví dụ: Các chủ đề tranh luận: Trên Sao Hỏa có sự sống hay không?, Phải chăng chính con người là thủ phạm gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu?... - Loại 2: Những chủ đề mà các bên tranh luận không thể có cùng chung một thang độ, một hệ thống để đánh giá, phán xét (Non System). Đó là những nội dung mà kết luận có thể theo nhiều hướng hợp lý khác nhau tùy thuộc vào hệ quy chiếu, vào quan niệm… của các bên. Thường đó là những nội dung tranh luận liên quan đến nguyện vọng, sở thích, quan niệm… Ví dụ: Trào lưu tôn thờ “thần tượng” trong giới trẻ, nên hay không?, Sống thử trước hôn nhân, ủng hộ hay phản đối?... 239.

<span class='text_page_counter'>(252)</span> - Loại 3: Những chủ đề mà các bên tranh luận có những mâu thuẫn, đối lập nhau khi đi đến kết luận (Conflicting System). Thường đó là những chủ đề mà các bên tranh luận có nền văn hóa, tập quán, xu hướng chính trị… mâu thuẫn, đối lập nhau. Ví dụ: Các chủ đề tranh luận liên quan đến thể chế chính trị, tranh luận giữa các tổ chức, đảng phái đối lập… Với các chủ đề tranh luận thuộc loại 2 và 3, khó có thể (trong nhiều trường hợp là không thể) có sự thống nhất để đưa ra kết luận cuối cùng. Với những trường hợp như vậy, kết quả tranh luận chỉ nên nhắm đến một kết cục hợp lý nhất mà các bên có thể chấp nhận được. Khi đó, việc định hướng và kiểm soát để cuộc tranh luận đạt đến một giải pháp mang tính dung hòa là sự chọn lựa khá phổ biến nhằm tránh cho cuộc tranh luận khỏi nguy cơ đổ bị vỡ. 5.2. Rèn luyện kỹ năng chứng minh và bác bỏ trong tranh luận Mục đích và diễn biến của một cuộc tranh luận là quá trình các bên đối lập về quan điểm vận dụng năng lực tư duy logic và kỹ năng lập luận để chứng minh, khẳng định sự đúng đắn quan điểm của mình, đồng thời phủ định, bác bỏ quan điểm của đối phương bằng cách phát hiện và bác bỏ những “điểm yếu” trong luận cứ và lập luận, phát hiện và bác bỏ ngụy biện. Thực chất, bác bỏ quan điểm của đối phương cũng đồng nghĩa với việc chứng minh tính giả dối, không chân thực, sai trái của quan điểm đó. Vì vậy, bác bỏ cũng chính là chứng minh, một cách chứng minh đặc biệt. Các phương pháp chứng minh và bác bỏ đã được đề cập 240.

<span class='text_page_counter'>(253)</span> trong học phần “Kỹ năng tư duy phản biện”1. Trong phần này, với mục đích vận dụng các phương pháp chứng minh và bác bỏ vào hoạt động tranh luận, chúng ta quan tâm xem xét đến các nội dung sau: 5.2.1. Các thành phần của phép chứng minh Dưới góc độ logic học thì chứng minh thực chất là một thao tác tư duy chịu sự tác động của quy luật lý do đầy đủ. Đó là thao tác tư duy dựa vào luận cứ để luận chứng về tính đúng đắn hay sai lầm (hoặc thiếu thuyết phục) của một luận đề. Một phép chứng minh luôn bao gồm 3 thành phần: - Luận đề: là điều cần chứng minh, trả lời câu hỏi “Cần chứng minh điều gì?”. Về phương diện logic học, luận đề là một phán đoán mà tính chân xác của nó (đúng/sai, tốt/xấu…) cần phải được chứng minh. Trong các cuộc tranh luận, luận đề có thể là các phán đoán về thuộc tính, về quan hệ hay về nguyên nhân tồn tại của sự vật và hiện tượng nào đó, là các kết quả khái quát các dữ kiện cụ thể… - Luận cứ: là bằng chứng (được coi là vật liệu) được sử dụng để chứng minh cho luận đề, trả lời câu hỏi “Chứng minh bằng cái gì?”. Về mặt logic, luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được công nhận và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận đề. Luận cứ được sử dụng trong hoạt động tranh luận thường là sự kết hợp giữa luận cứ lý thuyết (còn gọi là luận cứ logic hoặc cơ sở lý luận – đó là các cơ sở lý thuyết, luận điểm khoa học đã được khoa học xác nhận là 1. Lê Thanh Sơn (Chủ biên) (2018), Kỹ năng tư duy phản biện, NXB Đại học Huế, tr.76.. 241.

<span class='text_page_counter'>(254)</span> đúng) và luận cứ thực tiễn (các phán đoán đã được xác nhận, hình thành bởi số liệu, sự kiện thu thập được do quan sát, thực nghiệm…). - Luận chứng (Lập luận): là cách thức, quy tắc, phương pháp tổ chức một phép chứng minh, nhằm vạch rõ mối liên hệ logic giữa các luận cứ và giữa toàn bộ luận cứ với luận đề, trả lời câu hỏi: “Chứng minh bằng cách nào?”. 5.2.2. Các phương pháp chứng minh Có 2 phương pháp chứng minh: chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp. 5.2.1.1. Chứng minh trực tiếp Chứng minh trực tiếp là cách chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được rút ra trực tiếp từ các luận cứ. Nếu gọi P là luận đề; a, b, c… là các luận cứ; k, l, m… là các phán đoán thì có thể mô tả phép chứng minh trực tiếp bởi sơ đồ logic sau: a, b, c…. k, l, m…. (Luận cứ). (Phán đoán). P (Luận đề). Vì các luận cứ a, b, c… là chân thực và mối quan hệ từ a, b, c… qua k, l, m… là đúng đắn nên luận đề cần phải chứng minh P là chân thực. Ví dụ: Để chứng minh cho việc bị cáo Phan Cao Trí không phải là người đứng sau lưng Phan Việt Hậu để điều hành Công ty Tân Hoàng Phát cũng như không phải là người thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài 242.

<span class='text_page_counter'>(255)</span> sản, Luật sư Nguyễn Đăng Trừng đã dẫn các luận cứ chân xác để chứng minh trực tiếp1: “…từ tháng 6/2008, Phan Cao Trí đã chuyển cho Phan Việt Hậu đứng tên làm người đại diện pháp luật, là Giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát, là người quản lý điều hành trực tiếp Công ty Tân Hoàng Phát, bị cáo Trí chỉ còn là một thành viên góp vốn. Công ty Tân Hoàng Phát cũng như các Công ty Kim Thu, Công ty Hoàng Thành, Công ty Newstar, Công ty Hoàng Vân III đều là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Theo Luật Doanh nghiệp thì đối với loại hình công ty TNHH, người quản lý điều hành là các giám đốc, các thành viên góp vốn không thể tham gia quản lý điều hành mà chỉ được hưởng kết quả kinh doanh căn cứ vào tỷ lệ góp vốn mà thôi. Chính vì không còn Giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát nữa nên người ra bản cam kết không phải là Phan Cao Trí mà là Phan Việt Hậu, vì Hậu là Giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát, là người quản lý điều hành công ty mới có quyền làm việc này. Tất cả 4 công ty còn lại đều có giám đốc riêng: Giám đốc Công ty Kim Thu – Phan Quốc Cường, Giám đốc Công ty Hoàng Thành – Ngô Minh Phương, Giám đốc Công ty Newsar – Phan Hoàng Sang, giám đốc Công ty Hoàng Vân III – Nguyễn Phước Thiện. Bị cáo Phan Cao Trí không còn là giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 6/2008 và không phải là giám đốc các công ty trên, nên Phan Cao Trí không thể điều hành hoạt động của các Công ty đó, nghĩa là không thể xử lý kỷ luật ai và không có điều kiện để thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài sản”. 1. .. 243.

<span class='text_page_counter'>(256)</span> Như vậy, luận đề “Phan Cao Trí không phải là người điều hành hoạt động của các Công ty, không phải là người thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài sản” được rút ra trực tiếp từ các luận cứ theo sơ đồ: từ tháng 6/2008, Phan Cao Trí đã chuyển cho Phan Việt Hậu đứng tên làm người đại diện pháp luật, là Giám đốc Công ty Tân Hoàng Phát… bị cáo Trí chỉ còn là thành viên góp vốn. Công ty Tân Hoàng Phát cũng như các Công ty Kim Thu, Công ty Hoàng Thành, Công ty Newstar, Công ty Hoàng Vân III đều là loại hình Công ty TNHH.. Theo Luật Doanh nghiệp thì đối với loại hình công ty TNHH, người quản lý điều hành là các giám đốc, các thành viên góp vốn không thể tham gia quản lý điều hành…. (Phán đoán) Tất cả 4 công ty còn lại đều có giám đốc riêng… (Luận cứ). 244. Phan Cao Trí không thể điều hành hoạt động của các Công ty đó, nghĩa là không thể xử lý kỷ luật ai và không có điều kiện để thực hiện hành vi bắt giữ người trái phép và cưỡng đoạt tài sản. (Luận đề). Phan Cao Trí kh thể điều hành động của các Côn đó nghĩa làkhông xử lý kỷ luật ai không có điều kiện thực hiện hành vi giữ người trái phé cưỡng đoạt tài sản..

<span class='text_page_counter'>(257)</span> 5.2.1.2. Chứng minh gián tiếp Chứng minh gián tiếp được sử dụng khi không có luận cứ để chứng minh trực tiếp. Căn cứ vào kết cấu của phản luận đề (phán đoán đối lập với luận đề), chứng minh gián tiếp được chia thành 2 loại: chứng minh phản chứng và chứng minh loại trừ (phân liệt). * Chứng minh phản chứng Chứng minh phản chứng được thực hiện bằng cách xác lập tính giả dối của phản luận đề. Gọi luận đề là P thì phản luận đề là –P. Giả định –P chân thực. Từ –P chân thực rút ra các hệ quả, nếu một trong các hệ quả mâu thuẫn với hiện thực hoặc với luận điểm đã biết là chân thực thì hệ quả ấy là giả dối. Khi đó ta có –P là giả dối (hoặc vô lý), suy ra P chân thực. Có thể hình dung tính gián tiếp của phép chứng minh qua sơ đồ sau: Hình thành phản luận đề P. -P. Đối chiếu với hiện thực và luận điểm chân thực. -P là giả dối. P chân thực. Ví dụ: Để chứng minh cho luận đề “Xóa bỏ án tử hình là đúng đắn”, người chứng minh đã đưa ra phản luận đề “Không xóa bỏ (tức duy trì) án tử hình là đúng đắn”. Bằng cách sử dụng các ví dụ thực tiễn chân xác, theo đó việc duy trì án tử hình là hành động: - Đã dẫn đến giết oan người vô tội. 245.

<span class='text_page_counter'>(258)</span> - Vi phạm quyền căn bản, bất khả xâm phạm của con người là quyền được sống. Vi phạm nhân phẩm, tàn nhẫn, vô nhân đạo. - Không đủ để đền tội, không có tác dụng răn đe. - Nuôi dưỡng sự tàn bạo trong xã hội. - Làm cho xã hội kém văn minh hơn… Người lập luận đã chứng tỏ việc không xóa bỏ (duy trì) án tử hình là không đúng đắn (phản luận đề là giả dối), như vậy “xóa bỏ án tử hình là đúng đắn” (luận đề là chân thực). * Chứng minh loại trừ Chứng minh loại trừ là kiểu chứng minh gián tiếp, trong đó tính chân thực của luận đề được rút ra bằng cách xác lập tính không chân thực của tất cả các thành phần trong phán đoán lựa chọn, trừ một thành phần là luận đề. Khi sử dụng phương pháp này, người tranh luận phải nêu ra toàn bộ các giải pháp có thể có và chúng phải loại trừ nhau. Ví dụ: Kết quả điều tra cho thấy có tất cả 3 đối tượng A, B, C là các nghi can gây ra một vụ án hình sự. Bằng cách sử dụng các yếu tố ngoại phạm, người ta loại trừ được nghi can A. Mặt khác, dựa trên lời khai của các nhân chứng người ta cũng loại trừ được nghi can B. Vậy C chính là đối tượng gây ra vụ án. Phương pháp chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp là những phương pháp lập luận độc lập, nhưng có thể sử dụng chúng đồng thời với nhau. Trong quá trình lập luận, việc sử dụng kết hợp hai phương pháp được thực hiện khi không 246.

<span class='text_page_counter'>(259)</span> chỉ có mục đích lập luận để khẳng định luận đề, mà còn chỉ ra tính không bền vững của phản luận đề. Sự kết hợp này có tác dụng nâng cao giá trị của phép chứng minh, tức là làm cho lập luận càng đáng tin cậy và có sức thuyết phục mạnh hơn. Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao hiệu quả thuyết phục của phép chứng minh, cần sử dụng các lý lẽ mang tính phổ quát, tất yếu và các minh chứng tin cậy, chính xác, cụ thể, có liên quan trực tiếp với vấn đề đang tranh luận. 5.2.3. Các phương pháp bác bỏ Trong khi mục đích của phép chứng minh là khẳng định tính đúng đắn của các luận đề mà chủ đề tranh luận đưa ra, thì ngược lại, bác bỏ là việc khẳng định tính phi lý, không chân thực – nghĩa là phủ định tính đúng đắn – của luận đề. Nói khác đi, bác bỏ là thao tác logic nhằm xác lập tính giả dối hay tính không có căn cứ của luận đề đã được nêu ra. Phán đoán cần bác bỏ gọi là luận đề của bác bỏ. Các phán đoán dùng để bác bỏ gọi các luận cứ. Có ba cách bác bỏ là: bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng (làm sáng tỏ tính không vững chắc của luận chứng). Để bác bỏ lập luận của đối phương, chỉ cần bác bỏ một thành phần (luận đề, luận cứ hoặc luận chứng) là đủ. Các nội dung này cũng được đề cập sơ bộ khi xem xét các lỗi trong lập luận (mục 3.3, chương 3). 5.2.3.1. Bác bỏ luận đề Có thể bác bỏ luận đề theo các cách sau đây: 247.

<span class='text_page_counter'>(260)</span> + Thông qua bác bỏ dữ kiện. Đây là cách bác bỏ xác đáng và hiệu quả nhất. Trong cách này, bằng việc dẫn ra các sự kiện, các hiện tượng thực tế, các số liệu thống kê, các cứ liệu khoa học… mâu thuẫn với luận đề, làm căn cứ vững chắc để bác bỏ luận đề. Ví dụ: Để bác bỏ quan điểm cho rằng hiện tượng biến đổi khí hậu chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân tự nhiên, các nhà khoa học đã dẫn ra số liệu nghiên cứu về mối quan hệ đồng biến giữa hàm lượng khí nhà kính (Dioxyt Cacbon – CO2) trong khí quyển với nhiệt độ trái đất. Theo đó, chính sự gia tăng nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá) đã làm cho lượng khí nhà kính phát thải không ngừng tăng lên và hậu quả là thông qua hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ trái đất cũng không ngừng nóng lên, dẫn đến các hiện tượng biến đổi khí hậu (nước biển dâng, sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển, sa mạc hóa…). Như vậy, sự tác động của con người (yếu tố chủ quan) mới là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu chứ không phải là yếu tố tự nhiên (khách quan). + Thông qua chứng minh tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề. Xuất phát từ luận đề nêu ra, ta có thể rút ra các hệ quả. Chỉ cần chứng minh một trong các hệ quả đó mâu thuẫn với hiện thực hoặc mâu thuẫn với các luận điểm chân thực đã được chứng minh là đủ để bác bỏ luận đề. Phương pháp này còn có tên gọi là “quy về sự vô lý”. 248.

<span class='text_page_counter'>(261)</span> Ví dụ1: Thể hiện sự không đồng tình với việc dự thảo quy định Luật sư phải có nghĩa vụ tố giác thân chủ, một ý kiến đã bác bỏ quy định này bằng việc dẫn ra những hệ quả nếu áp dụng điều luật này vào thực tiễn sẽ tạo xung đột với các quy định pháp luật liên quan đang có hiệu lực. Cụ thể, hành vi luật sư tố giác thân chủ sẽ vi phạm điểm g khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, theo đó quy định: “Người bào chữa có nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản”; vi phạm điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung 2012) theo đó: “Nghiêm cấm Luật sư tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác”. + Thông qua chứng minh tính đúng đắn của phản luận đề. Phương pháp bác bỏ này thực chất là chứng minh phản chứng đã được đề cập đến trong mục 5.2.1.2. Ví dụ: Trước tình trạng số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học thất nghiệp tăng cao trong các năm 2016 và 2017, để bác bỏ ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, một ý kiến phản biện đã đưa ra phản luận đề: “Nguyên nhân của tình trạng sinh viên thất nghiệp không phải do sự suy giảm kinh tế toàn cầu” mà là do “nguồn nhân lực không đáp 1. Báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/6/2017.. 249.

<span class='text_page_counter'>(262)</span> ứng yêu cầu của thị trường lao động” và đã chứng minh sự đúng đắn của phản luận đề bằng các chứng cứ và lý lẽ sau: - Đào tạo ồ ạt, không tương xứng với nhu cầu nguồn nhân lực: cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, như vậy trung bình mỗi Tỉnh, Thành có khoảng 6,6 trường. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên trong tổng số 95 triệu dân, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Hậu quả là số lượng sinh viên ra trường hàng năm quá lớn so với số lượng cần tuyển dụng của doanh nghiệp. Mặt khác, người học không được định hướng nghề nghiệp hoặc định hướng sai lệch nên chỉ chọn nghề theo sở thích hoặc theo xu hướng thị trường, dẫn đến tình trạng “cung vượt cầu” ở một số ngành nghề. - Chất lượng đào tạo không gắn với nhu cầu xã hội: nội dung chương trình đào tạo còn lạc hậu, thiếu cập nhật, thiếu thực tế, đặt nặng lý thuyết và xem nhẹ thực hành. Thực tế cho thấy, có hơn 80% sinh viên ra trường thiếu hoặc yếu kỹ năng mềm (điều mà các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm). Bên cạnh đó, đa số sinh viên bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ, mà cụ thể là tiếng Anh. Mặc dù, tất cả sinh viên đều được học tiếng Anh trong nhà trường, nhưng với cách dạy và học mang tính thụ động, nên không áp dụng được vào thực tế. Như vậy, nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp là do sự yếu kém của chất lượng nguồn nhân lực chứ không phải do sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Ở đây, việc bác bỏ luận đề đã được thực hiện thông qua việc chứng minh sự đúng đắn của phản luận đề. 250.

<span class='text_page_counter'>(263)</span> 5.2.3.2. Bác bỏ luận cứ Luận đề được rút ra từ các luận cứ, do đó tính đúng đắn của luận đề được khẳng định từ tính đúng đắn, chân xác của các luận cứ. Nếu luận cứ là giả dối, không chân thực thì rõ ràng luận đề nhận được cũng không thể chân thực. Vì vậy, nếu người phản biện chỉ ra được tính giả dối hay nghi ngờ của luận cứ để bác bỏ các luận cứ đó thì hoàn toàn có đủ cơ sở để bác bỏ quan điểm của đối phương. Ví dụ1: Để bác bỏ tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tài liệu có tên “Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với các đảo Tây Sa và Nam Sa”, tác giả Trương Minh Dục đã vạch rõ sự áp đặt, không trung thực, không có cơ sở khoa học của các chứng cứ và viện dẫn mà phía Trung Quốc đã đưa ra. Đó là: - Thứ nhất: dưới góc độ địa lý, có sự không nhất quán về bối cảnh, thời gian và không gian mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa để Chính phủ nước họ đặt tên các vùng biển và các quần đảo. Vì vậy, dẫn đến tình trạng đặt để tên gọi các quần đảo ở Biển Đông rất không trật tự: nếu lấy Bắc Kinh làm trung tâm thì Tây Sa phải ở hướng Tân Cương, Tây Tạng hoặc Vân Nam. Nếu lấy Quảng Châu – thủ phủ Quảng Đông – làm trung tâm, thì cả Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa đều chỉ dọc về hướng nam. Còn lấy Trung Sa làm trung tâm đúng như tên gọi của nó, thì quần đảo Đông Sa phải gọi là Bắc Sa mới đúng vì nó nằm ở hướng Bắc so với Trung Sa. 1. Báo Đà Nẵng, ngày 29/7/2014.. 251.

<span class='text_page_counter'>(264)</span> - Thứ hai: dưới góc độ lịch sử, do việc xử lý sử liệu một cách võ đoán, không trung thực và thiếu khoa học, các nhà nghiên cứu Trung Quốc xuyên tạc và có tính gán ghép lịch sử nên đưa ra những lập luận mơ hồ, không có căn cứ. Việc trích dẫn một câu có liên quan đến quần đảo Tây Sa của Trung Quốc trong cuốn Dị vật chí của Dương Phu đời Đông Hán và cho đó chỉ quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, nhưng chi tiết nào xác nhận Tây Sa là của Trung Quốc thì các tác giả không dẫn ra được. Thực sự hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (cái mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) chưa từng xuất hiện trong sách lịch sử, địa lý; trong lịch sử phương chí và trong địa đồ hành chính của Trung Quốc. - Thứ ba: về các loại tiền đồng của Trung Quốc mà họ nói là đã “khai quật” được ở quần đảo này, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy chúng ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước ở Đông Nam châu Á và trên thế giới. Đó rõ ràng là kết quả của quá trình giao lưu kinh tế và văn hóa, do chiến tranh xâm lược, do di dân, do sản xuất lại tại nước sở tại theo mẫu của nước sáng chế... Nếu những hiện vật mà Trung Quốc công bố là đã tìm thấy ở Hoàng Sa là có thật và đúng niên đại đoán định cho các hiện vật mà phía Trung Quốc đã đưa ra, thì sự có mặt của các hiện vật đó tự chúng cũng không thể chứng minh được rằng “Trung Quốc là chủ nhân chính ở nơi này”. Việc Trung Quốc dùng các hiện vật phát hiện ở Hoàng Sa để nói Trung Quốc có chủ quyền lâu đời đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là ngụy biện, gán ép và phản khoa học. 252.

<span class='text_page_counter'>(265)</span> 5.2.3.3. Bác bỏ luận chứng Bác bỏ luận chứng là cách chỉ ra sự không vững chắc của luận cứ với vai trò là chỗ dựa để hình thành luận đề. Nói khác đi, đó là những lập luận không có mối liên hệ logic giữa luận cứ với luận đề. Dẫu cho luận cứ là chân thực nhưng nếu không có mối liên hệ logic với luận đề thì không thể dẫn đến kết quả về tính chân thực của luận đề. Đây là một trong những lỗi lập luận (xem mục 3.3.3 chương 3) và cũng là phương pháp được dùng để chỉ ra những sai lầm trong hình thức chứng minh. Ví dụ: ủng hộ cho việc cần xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đại biểu Trần Tiến Cảnh đã phát biểu trước Quốc hội: “Những nơi có chỉ số IQ cao thì nơi đó có đường sắt cao tốc như Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Bỉ..., Brazil, Nga, Indonesia thì đang triển khai. Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao. Với tinh thần Việt Nam không còn là nước nghèo, với quyết tâm chính trị của cả dân tộc, đề nghị Quốc hội tán thành chủ trương xây dựng dự án trong kỳ họp này”1. Trong lập luận này, người lập luận đã dựa vào luận cứ “Việt Nam có chỉ số IQ cao” để dẫn đến luận đề “cần xây dựng đường sắt cao tốc”. Rõ ràng giữa luận cứ và luận đề không hề có mối liên hệ logic nào. Đó là lý do để phủ định, bác bỏ lập luận trên. Cơ sở để xác lập mối liên hệ logic giữa luận cứ với luận đề là các quy tắc, quy luật của tư duy. Nói khác đi, luận 1. Báo Pháp luật, ngày 09/6/2010.. 253.

<span class='text_page_counter'>(266)</span> chứng phải tuân thủ các quy luật, quy tắc của tư duy. Chỉ cần một mối liên hệ nào đó giữa luận cứ và luận đề không phù hợp với những quy tắc, quy luật này thì người chứng minh sẽ phạm sai lầm về luận chứng do mắc lỗi ngụy biện, khi đó luận đề sẽ bị bác bỏ. Trong tranh luận, các lỗi ngụy biện thường gặp là: ngụy biện nhân quả, ngụy biện lợi dụng quyền lực, ngụy biện lòng trắc ẩn, ngụy biện khái quát hóa vội vã, ngụy biện rẽ đôi… Trong thực tế tranh luận, ngoài các phương pháp nêu trên, việc bác bỏ có thể được thực hiện bằng việc tấn công vào các giả định của lập luận. Đây là cách vẫn thường được sử dụng do có sức mạnh phủ định cao. 5.2.3.4. Những điểm lưu ý khi sử dụng phép bác bỏ trong tranh luận Đặc điểm tương tác khi tranh luận cho thấy trong quá trình luân phiên đổi vai giữa các bên, mỗi bên khi tiến hành các thao tác thuộc “phiên” mình đều phải thực hiện 2 nhiệm vụ chính là: bác bỏ luận điểm của đối phương, sau đó phải đề xuất luận điểm (giải pháp, quan điểm, cách giải quyết vấn đề…) của mình để thay thế (xem mục 4.4.3 chương 4). Để thực hiện hiệu quả 2 nhiệm vụ này, cần lưu ý những điểm sau đây: Thứ nhất: phải tập trung lắng nghe để phát hiện những điểm “yếu” cần bác bỏ trong luận điểm của đối phương (có thể ghi tóm tắt). Hãy đặt câu hỏi: những ý tưởng, giải pháp, đề xuất… trong luận điểm có liên quan đến chủ đề đang tranh luận không?, nếu thực hiện có thực sự giải quyết được vấn đề 254.

<span class='text_page_counter'>(267)</span> không?, có làm nẩy sinh vấn đề mới không?, có cách nào tốt hơn không?... Có thể lấy ví dụ sau: trong cuộc tranh luận về các giải pháp để hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo ổn định cuộc sống, phía đối phương đề nghị cần phải có ngay gói kinh phí từ ngân sách của Chính phủ. Bằng cách sử dụng những câu hỏi nêu trên, có thể phát hiện ra “lỗ hổng” trong giải pháp này, chẳng hạn có thể đặt các câu hỏi: nguồn kinh phí này có thực sự đến tay người nghèo không hay lại tạo điều kiện cho hành vi trục lợi, tham nhũng? Hỗ trợ bằng tiền có phải là giải pháp lâu dài và bền vững không? Chi phí cho chương trình này liệu có dẫn đến việc phải hy sinh kinh phí của một chương trình khác cũng rất quan trọng không?… Đôi khi những điểm “yếu” lại chính là sự thiếu rõ ràng, thiếu tổ chức, rời rạc, khó hiểu… trong nội dung trình bày của đối phương. Trong trường hợp này, trước khi đưa ra những lập luận phản biện cần tóm tắt để làm nổi bật và sáng tỏ những điểm chính, những điểm “xung đột” trong ý kiến của đối phương và sẽ được “đáp trả” trong lập luận phản biện. Cách làm này được ví là một mũi tên trúng hai đích, một mặt tạo thế chủ động chuyển cuộc tranh luận theo hướng có lợi cho lập luận của mình; mặt khác, trong con mắt của người đọc/nghe thì đó là bằng chứng cho thấy người phản biện mới là người hiểu rõ, nắm chắc vấn đề đang tranh luận. Thứ hai: trong luận điểm phản biện cần đưa ra giải pháp tốt hơn để thay thế cho giải pháp của đối phương đã bị bác 255.

<span class='text_page_counter'>(268)</span> bỏ. Tuy nhiên, khi không thể thỏa mãn được yêu cầu này thì tối thiểu cũng phải lập luận để người đọc/nghe không hiểu sai động cơ của mình và đối phương không thể lợi dụng để công kích. Chẳng hạn, với ví dụ trên đây, nếu không đồng ý với luận điểm của đối phương về việc sử dụng gói kinh phí của Chính phủ nhưng chưa có giải pháp hay hơn để thay thế, có thể lập luận: “Tất cả chúng ta đều muốn giúp đỡ người nghèo nhưng điều quan trọng là giải pháp đưa ra phải thực sự cải thiện được tình hình chứ không được làm cho vấn đề trầm trọng thêm. Tôi bác bỏ vì cách giải quyết này có nhiều nguy cơ tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng hơn”. 5.2.4. Quy trình 4 bước trình bày lập luận đồng tình/bác bỏ Trong tranh luận, có nhiều cách để trình bày lập luận nhằm thể hiện sự đồng tình hay bác bỏ quan điểm của đối phương. Dưới đây giới thiệu cách trình bày gồm 4 bước: * Bước 1. Người ta (họ; có ý kiến) nói (cho) rằng… (Nội dung: Đưa ra luận điểm mà bạn có ý kiến đồng tình hoặc bác bỏ). * Bước 2. - Điều đó là hoàn toàn đúng đắn (nếu đồng tình). - Nhưng thực tế cho thấy …(đưa ra lời khẳng định ngược lại, trái với quan điểm của đối phương nếu bác bỏ). * Bước 3. Bởi vì (Sở dĩ như vậy là vì; nói vậy là vì)… (Nội dung: đưa ra lý lẽ, bằng chứng cụ thể, xác thực để bảo vệ cho ý kiến của mình). 256.

<span class='text_page_counter'>(269)</span> * Bước 4. Vì thế (bởi vậy)… (Nội dung: đưa ra luận điểm của mình). Ví dụ: Để bác bỏ ý kiến cho rằng “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng ở Thành phố Hồ Chí Minh là do hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng cao (NBDC)”, một lập luận được đưa ra như sau: Có ý kiến cho rằng: nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập úng ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là do những biến động của thiên nhiên, cụ thể là do hiện tượng BĐKH và NBDC. Nhưng thực tế không phải như vậy. Chính con người mới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ngập úng trầm trọng trong thời gian qua tại thành phố Hồ Chí Minh cũng như tại các Thành phố lớn khác ở nước ta. Sở dĩ khẳng định như vậy là căn cứ trên những kết quả, số liệu nghiên cứu sau: - So sánh số liệu quan trắc thủy văn khác nhau trong hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn thời kỳ 1990 - 2007, kết quả cho thấy trong khi mực nước tại Vũng Tàu không tăng và mực nước tại Biên Hòa chỉ tăng nhẹ thì mực nước tại trạm Phú An và Nhà Bè (TP. HCM) lại tăng đáng kể với tốc độ lần lượt là 1,45 cm/năm và 1,17 cm/năm. Mặt khác, 75% các điểm ngập tại thành phố có cao độ lớn hơn 2,5m và có tới 70% các điểm bị ngập, mặc dù lượng mưa chỉ 40mm và bất chấp mực nước ở Phú An thấp hay cao. Số liệu này là bằng chứng khẳng định: hiện tượng ngập lụt tại thành phố Hồ Chí 257.

<span class='text_page_counter'>(270)</span> Minh không thể giải thích bằng BĐKH toàn cầu và hiện tượng NBDC. Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ngập úng, đó là: - Hệ thống sông hồ, kênh rạch – thành phần không thể thiếu trong hệ thống thoát nước của Thành phố – đã bị thu hẹp rất đáng kể, dẫn đến khả năng chứa nước tại chỗ bị giảm sút. Diện tích hồ nước, kênh rạch bị giảm và mất đi là do việc lấn chiếm, san lấp để tìm kiếm mặt bằng phục vụ nhu cầu đô thị hóa và do việc đổ rác thải dẫn đến lấp kín lòng sông, hồ. Cả 2 nguyên nhân đó đều xuất phát từ con người. Trong vòng 14 năm trở lại đây đã có 47 con kênh với tổng diện tích 16,4 hecta bị biến mất; 7,4 hecta hồ Bình Tiên, một trong số những hồ chứa quan trọng nhất của khu vực đã bị san lấp. Sau 20 năm, Thành phố đã mất hơn 60% kênh rạch (Báo Tuổi trẻ ngày 27/05/2010). Một báo cáo khác của Hồ Phi Long đã cho thấy chỉ trong vòng 8 năm (từ 2002 đến 2009) khả năng chứa nước của hệ thống ao, hồ và vùng ngập nước trong Thành phố đã giảm gần 10 lần. - Công tác quy hoạch đô thị yếu kém, thiếu khoa học, công tác xây dựng không phù hợp với nhịp độ phát triển Thành phố. Tốc độ tăng dân số quá nhanh không tương xứng với tốc độ xây dựng hạ tầng, trong đó có hệ thống thoát nước. Phát triển đô thị không theo hướng tiết kiệm đất, dẫn đến diện tích đất bị bê-tông hóa tăng quá nhanh, khiến cho lượng nước chảy bề mặt gia tăng vì không thấm được vào lòng đất. Nghiên cứu của Trần Thị Vân và Hà Dương Xuân Bảo (2007) 258.

<span class='text_page_counter'>(271)</span> cho thấy trong vòng 17 năm (từ 1989 đến 2006), diện tích bêtông hóa bề mặt gia tăng 305,5% từ hơn 6.000 hecta vào năm 1990 lên tới 24.500 hecta vào năm 2006, trong khi dân số thành phố chỉ tăng 79,5% trong thời kỳ 1990 – 2010. Yếu tố kỹ thuật của hệ thống thoát nước không được đáp ứng đúng yêu cầu: bán kính của của ống thoát nước, độ dốc của đường ống… không phù hợp với quy mô phát triển đô thị. ……………………. Vì thế, có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ngập úng ngày càng trầm trọng ở thành phố Hồ Chí Minh xuất phát từ trình độ, ý thức của con người trong công tác quy hoạch, bảo vệ, phát triển đô thị. Nói khác đi: nguyên nhân gây ra vấn nạn ngập úng không phải là do “Thiên tai” mà là do “Nhân tai”. 5.3. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe và kiểm soát cảm xúc khi tranh luận Muốn giành phần thắng trong tranh luận, không chỉ hiểu rõ quan điểm của đối phương về chủ đề tranh luận mà còn phải nắm vững các lý lẽ, chứng cứ… mà đối phương sử dụng để có giải pháp đối phó hiệu quả. Vì vậy, yêu cầu cốt yếu là phải biết lắng nghe. Lắng nghe để chọn lọc, ghi nhớ thông tin trọng điểm, biết phân biệt, xử lý thông tin (đúng/sai, hợp lý/không hợp lý…), đồng thời phải tổng hợp và liên kết, xâu chuỗi thông tin nhanh nhạy để có thể đưa ra phương án đối 259.

<span class='text_page_counter'>(272)</span> phó, phản biện tức thì. Nói khác đi phải có thái độ lắng nghe tích cực. Nếu không biết lắng nghe, mọi thiện chí đều có nguy cơ bị đổ bỏ. Do đó, có thể nói: biết lắng nghe hiệu quả trong tranh luận là đã nắm chắc 50% thành công. Hãy chủ động để đối phương trình bày quan điểm của họ, không vội phản bác, không cắt ngang và cũng không nên vội đồng ý. Hãy đặt mình vào vị trí của đối phương để lắng nghe với mục đích thấu hiểu những điểm mạnh và những điểm yếu trong lập luận của họ (biết mình, biết ta) nhằm hoàn thiện lập luận của mình. Sau đó, hãy trình bày rành mạch, ngắn gọn, giản dị ý kiến của mình và sẵn sàng lắng nghe phản hồi. Trong không khí căng thẳng, đối kháng của một cuộc tranh luận, rất khó tránh khỏi trạng thái tâm lý bức bối, khó chịu, bị ức chế…, dẫn đến hành động thiếu tự chủ, thậm chí “bỏ bóng đá người”, tạo xung đột, gây trở ngại hoặc làm hỏng cuộc tranh luận. Luôn nhớ rằng, yêu cầu quan trọng của tranh luận là phải luôn tuân thủ nguyên tắc bình đẳng và dân chủ, tôn trong sự thật và chân lý. Vì vậy, làm chủ cảm xúc, nhận biết và kiểm soát cảm xúc của bản thân khi tranh luận là điều kiện cần thiết và tối quan trọng để đạt được kết quả tốt trong tranh luận, là nền tảng, là tiêu chí của văn hóa tranh luận. Biết lựa chọn giữa sự tỉnh táo, có trách nhiệm với bản thân và xã hội hay cảm tính thả mình trôi theo sự vô trách nhiệm, dạt dần về phía hư vô chủ nghĩa, đó vừa là phẩm chất, vừa thể hiện năng lực và bản lĩnh của mỗi cá nhân. 260.

<span class='text_page_counter'>(273)</span> Rèn luyện 8 đặc trưng trí tuệ cơ bản1 chính là rèn luyện để có bản lĩnh và sự tự tin, có trạng thái tâm lý tích cực, từ đó có kỹ năng làm chủ và kiểm soát cảm xúc bản thân. Ở đây, sự tôn trọng quan điểm, ý kiến trái ngược của đối phương, thái độ cầu thị, biết gạt bỏ định kiến cá nhân… là những kỹ năng cực kỳ quan trọng, có tính quyết định để đưa cuộc tranh luận đạt đến đúng mục đích cuối cùng là bảo vệ chân lý, phân định rõ đúng/sai, phải/trái…, thuyết phục đối phương bằng sự “thấu tình, đạt lý”. 5.4. Rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ khi tranh luận Để lập luận thuyết phục thì việc thu thập những chứng cứ và lý lẽ sắc bén là rất cần thiết và quan trọng, nhưng điều đó là chưa đủ. Tác dụng thuyết phục còn tùy thuộc vào năng lực vận dụng các kỹ năng ngôn ngữ. Với đặc điểm có tình đối kháng cao và tiến độ diễn ra nhanh nên tranh luận đòi hỏi sự rõ ràng, chính xác, dễ hiểu về quan điểm. Ngôn ngữ trong tranh luận phải đảm bảo được 5 tiêu chuẩn: “Trong sáng, Ngắn gọn, Dứt khoát, Rõ ràng và Phù hợp”. Cụ thể: - Ngôn ngữ sử dụng phải ngắn gọn, được chắt lọc, đi trực tiếp vào vấn đề cần tranh luận, không vòng vo, dài dòng, lan man, không được trùng lặp. - Ngôn ngữ diễn đạt phải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu. Tuyệt đối tránh dùng các ngôn từ mơ hồ, tối nghĩa (hoặc đa 1. Lê Thanh Sơn (Chủ biên) (2018), Kỹ năng tư duy phản biện, NXB Đại học Huế, tr.133.. 261.

<span class='text_page_counter'>(274)</span> nghĩa dễ gây hiểu lầm), các câu từ cảm thán, trừu tượng, khó hiểu. Nói chung, không nên dùng các lời lẽ hoa mỹ, kiểu cách, khoa trương, sáo rỗng. Tuyệt đối không sử dụng các ngôn từ khiếm nhã, cay cú để đả kích, chế nhạo, giễu cợt… gây ức chế, bức xúc cho đối thủ. Đặc biệt, sự sắc sảo, chặt chẽ, logic khi sử dụng ngôn ngữ là những yếu tố vô cùng quan trọng để làm tăng sức mạnh, giành lợi thế chiến thắng. 5.5. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ khi tranh luận Phi ngôn ngữ bao gồm giọng nói (ngữ điệu, khẩu khí, chất giọng, tốc độ, cao độ khi nói…) và hành vi (nét mặt, dáng điệu, ánh mắt, nụ cười…). Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của lập luận nhưng do có khả năng truyền đạt thông tin hiệu quả nên các biểu hiện phi ngôn ngữ vẫn có ảnh hưởng quan trọng đến việc gia tăng sức thuyết phục trong tranh luận, cả khi nói lẫn không nói. - Chọn khẩu khí, âm lượng với cung bậc phù hợp khi nói có tác dụng gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của người nghe nhất là với những điểm nhấn quan trọng, dễ dàng tạo sự đồng cảm với quan điểm của mình. Khẩu khí, giọng nói phải đa dạng, phù hợp, tương thích với nội dung và ý đồ của người nói khi đưa ra các lập luận. Khi phủ định, bác bỏ thì khẩu khí phải hùng hồn, mạnh mẽ, đanh thép, dứt khoát… thể hiện sự tự tin, cương quyết. Khi cần thuyết phục thì giọng điệu phải ôn hòa, điềm đạm, truyền cảm, lay động lòng người. Khi phê phán, giọng điệu phải nhẹ nhàng, sâu sắc, ý nhị pha chút hài hước, châm biếm. 262.

<span class='text_page_counter'>(275)</span> - Âm lượng nói cần vừa đủ để người nghe có thể tiếp nhận được thông tin. Nói to quá có thể làm người nghe cảm thấy khó chịu. Nói nhỏ quá có thể làm người nghe phải “căng óc” để ghi nhận thông tin. Với những điểm cần nhấn mạnh, cần tăng âm lượng (thậm chí có thể nhắc lại). Lưu ý là dù âm lượng to hay nhỏ thì giọng nói phải có khí lực. Một giọng nói thiếu sinh khí, không thể hiện thái độ, cảm xúc… sẽ gây buồn chán, mệt mỏi và không có tác dụng thu phục người nghe. Âm vực phải chuẩn, tròn vành rõ chữ, không méo hay nuốt chữ, không nhầm lẫn giữa các âm. Tránh mắc một số tật như nói lắp, nói ngọng. - Tốc độ nói phải phù hợp với diễn biến tâm lý của người nghe và diễn biến của cuộc tranh luận. Với những điểm “chốt” quyết định trong lập luận, có thể dừng vài giây để tạo khoảng lặng nhằm gây tác động. Cần quan sát nét mặt của người nghe để điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp. - Dáng điệu, cử chỉ là một loại “ngôn ngữ” của cơ thể. Đây là yếu tố có tác động mạnh đến tâm lý của đối phương khi tranh luận. Muốn thu phục người khác thì dáng đứng phải đàng hoàng, vững chãi, uyển chuyển và linh hoạt theo vấn đề đang trình bày, các cử động của cơ thể, của đôi tay phải thích ứng với khung cảnh giao tiếp, thu hút sự chú ý của người nghe và toát lên khả năng kiểm soát tình hình. Mọi hành vi phải được thể hiện đúng mức, phù hợp với nội dung và không khí tranh luận, không được lạm dụng. 263.

<span class='text_page_counter'>(276)</span> - Giao tiếp bằng mắt là giao tiếp phi ngôn ngữ quan trọng nhất. Thường xuyên nhìn thẳng vào đối phương trong khi nói, duy trì giao tiếp bằng mắt là cách tốt nhất để thể hiện sự tự tin, nghiêm túc và khẳng định sức mạnh nội tâm khi tranh luận. - Biểu cảm trên nét mặt phải thể hiện được những cảm xúc khác nhau phù hợp với nội dung trình bày. Ví dụ, khi xuất hiện tình tiết có sự đồng thuận với đối phương, nét mặt thể hiện sự chân thành, đồng cảm. Khi đối phương có biểu hiện lẩn tránh, ngụy biện, đi kèm với lập luận chặt chẽ, sắc sảo để phản bác là khuôn mặt thể hiện sự cứng rắn, cương quyết. Khi đối phương có hành vi coi thường, thái độ thiếu văn hóa… thì ánh mắt, biểu cảm trên khuôn mặt phải thể hiện thái độ phản kháng, không khoan nhượng, sẵn sàng trấn áp. 5.6. Rèn luyện kỹ năng sử dụng hiệu quả các thủ thuật phản biện 5.6.1. Các thủ thuật tấn công vào lập luận của đối phương Phản biện trong tranh luận chủ yếu và trước hết là hoạt động nhằm bác bỏ quan điểm, niềm tin của đối phương. Thông thường, một niềm tin hay một sự khẳng định được biểu đạt dưới 2 dạng: Dạng 1: A là B (A = B) Ví dụ: “Chấp nhận việc lấn chiếm lòng lề đường là chấp nhận sự bất lực của Pháp luật”. Dạng 2: Vì A (không A) nên B (không B) [A(−A) → B 264.

<span class='text_page_counter'>(277)</span> (−B)], hay A gây ra B, trong đó A là nguyên nhân và B là kết quả. Ví dụ: “Vì không kịp thời kiểm tra, giám sát nên những hành vi sai trái không được ngăn chặn”. Các thủ thuật phản biện thông qua việc tấn công vào lập luận của đối phương đều có chung mục tiêu là phá vỡ các mối quan hệ trong các dạng thức khẳng định nêu trên, từ đó phủ nhận quan điểm, niềm tin mà đối phương đã đưa ra. Nói khác đi trong trường hợp này, nhiệm vụ của việc phản biện là phải chứng minh: A ≠ B: A không phải là B (dạng 1). hay A × B: A không gây ra B (A không phải là nguyên nhân của B) (dạng 2). Dưới đây là một số thủ thuật thường được sử dụng. 5.6.1.1. Thuật so sánh Sử dụng những sự việc, sự kiện… khác để so sánh với sự việc đang tranh luận nhằm chỉ ra cái sai, bất hợp lý… của sự việc hiện tại, từ đó bác bỏ luận điểm được đưa ra là cách phản biện rất hiệu quả thường hay được sử dụng trong tranh luận. Ví dụ: trước luận điểm cho rằng: “Giáo viên dạy thêm là vi phạm kỷ luật lao động, do đó cần phải cấm việc dạy thêm”, một ý kiến phản biện đã đưa ra lập luận1: “Dạy học cũng là một nghề, người lao động dù làm bất cứ nghề gì thì cũng có quyền được tăng ca. Vì sao bác sĩ thì được mở phòng mạch, 1. Báo VNExpress, ngày 18/8/2016.. 265.

<span class='text_page_counter'>(278)</span> ca sĩ thì có quyền chạy sô… còn giáo viên đem sức lao động chân chính của mình phục vụ khi xã hội cần thì lại bị cấm? Bác sĩ mở phòng mạch vì có nhu cầu của bệnh nhân, giáo viên dạy thêm vì có nhu cầu của học sinh và cả phụ huynh, tại sao bị cấm?”. Hình ảnh so sánh trên có sức thuyết phục mạnh bởi nó cho thấy luận điểm “cấm giáo viên dạy thêm” là cách ứng xử không công bằng. Trong một xã hội tôn trọng pháp luật, tôn trọng tự do thì bất cứ lao động nào không vi phạm pháp luật, không gây hậu quả tiêu cực đều không thể là đối tượng bị cấm. Trong ví dụ này, niềm tin cần bác bỏ: “dạy thêm là vi phạm kỷ luật lao động” có dạng A = B (với A là dạy thêm và B là vi phạm kỷ luật lao động). Thông qua việc so sánh với hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ của bác sĩ hay hoạt động biểu diễn theo yêu cầu của ca sĩ (hoạt động C), ý kiến phản biện có cấu trúc một tam đoạn luận đã chứng tỏ: - Các hình thức lao động này hoàn toàn tương đồng với nhau về mục đích và tính chất (C = A), và - Hoạt động C không bị cấm, tức không vi phạm kỷ luật lao động (C ≠ B). Từ đó, dẫn đến kết luận: A ≠ B, nghĩa là dạy thêm không vi phạm kỷ luật lao động, do đó không thể bị cấm. Để việc vận dụng phép so sánh có hiệu quả, cần tuân thủ các quy tắc logic của phép suy luận tương tự, cụ thể việc lựa chọn đối tượng để so sánh cần đáp ứng các yêu cầu: - Các sự kiện, hình ảnh, ví dụ… được sử dụng để so 266.

<span class='text_page_counter'>(279)</span> sánh phải có nhiều nét tương đồng với nhau về lượng, chất và quan hệ, tránh gượng ép. - Phép so sánh phải đơn giản, quen thuộc và dễ hiểu. Tuyệt đối tránh cách so sánh mơ hồ, xa lạ, khó hiểu dẫn đến hậu quả làm sai lệch, thậm chí không đạt được mục đích của việc so sánh. - Sử dụng hình ảnh và sự việc để so sánh càng gây ấn tượng, càng sâu sắc và càng có sức tác động mạnh càng tốt, bởi đó là những yếu tố có khả năng tạo sức thuyết phục rất lớn với người nghe/đọc. 5.6.1.2. Thuật “phản vấn” “Phản vấn” là phản biện bằng cách đặt câu hỏi và dẫn dắt vấn đề để đối phương tự trả lời, từ đó buộc đối phương phải tự phủ định chính luận đề của mình qua câu trả lời. Đây là cách đem lại hiệu quả cao, có giá trị hơn lời khẳng định, đồng thời thể hiện trí tuệ sắc sảo của người lập luận. Vì vậy, lập luận/phản biện bằng cách đặt câu hỏi cũng là một thủ thuật được dùng khá phổ biến trong tranh luận, nhất là với những người có năng lực hùng biện. Ví dụ: Trong một cuộc tranh luận diễn ra ở Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo cơ quan với các nhân viên, nhiều ý kiến đã chỉ trích gay gắt và đề nghị lãnh đạo cơ quan cần phải sửa chữa gấp 3 ngôi nhà làm việc đã xuống cấp. Để phản vấn lại ý kiến đề nghị, đại diện lãnh đạo đặt câu hỏi với những người ủng hộ đề nghị đó như sau: “Các anh chị có biết kinh phí 267.

<span class='text_page_counter'>(280)</span> chống xuống cấp mà cơ quan ta được cấp năm nay là bao nhiêu không?”. Rõ ràng với câu hỏi này, những người ủng hộ cho quan điểm cần phải sửa chữa gấp sẽ rơi vào thế khó chống đỡ. Nếu trả lời là “Biết” thì sẽ bị hỏi tiếp: “Anh (Chị) đã biết kinh phí như vậy, tức là biết rằng không thể thực hiện được đề nghị đó thì tại sao còn đề nghị? Từ đó có hàm ý “Đề nghị như vậy có mục đích gì?”. Còn nếu trả lời “không biết” thì sẽ nhận được thông báo: “Xin báo đề các anh, chị rõ: kinh phí chống xuống cấp năm nay mà cơ quan ta được cấp không đủ để chống xuống cấp cho bất cứ công trình nào trong cơ quan”. Câu trả lời có hàm ý “Các anh chị nên rút lại lời đề nghị đó”. Cả hai cách trả lời đều phủ nhận luận điểm mà ý kiến ủng hộ việc đề nghị sửa chữa gấp đã đưa ra. Trong ví dụ này, quan điểm của các nhân viên cơ quan (vô tình hay hữu ý) khi đưa ra ý kiến chỉ trích và gay gắt đề nghị phải sửa chữa gấp 3 ngôi nhà xuất phát từ niềm tin cho rằng, vì lãnh đạo không quan tâm nên đã không sửa chữa nhà làm việc. Dễ dàng thấy rằng sự khẳng định này có dạng: vì A nên B (với A là “không quan tâm” và B là “không sửa chữa”). Câu hỏi phản vấn của vị đại diện lãnh đạo đã cho thấy: Kết quả B không phải xuất phát từ nguyên nhân A mà là từ nguyên nhân C (không có kinh phí). Do vậy, câu trả lời sẽ phải là: vì C nên B và người phải đưa ra câu trả lời lại chính là các nhân viên. Thông qua câu trả lời, cũng chính các nhân viên phải tự phủ nhận niềm tin mà họ đã đưa ra ban đầu. 268.

<span class='text_page_counter'>(281)</span> 5.6.1.3. Thuật “gậy ông đập lưng ông” Đây là cách phản biện sử dụng chính logic trong lập luận của đối phương làm vũ khí để “phản pháo”, buộc đối phương phải chấp nhận lập luận của mình là vô lý, từ đó giành phần thắng. Có thể lấy ví dụ từ câu chuyện dân gian khá phổ biến, đại ý kể về chuyện một người khách sau khi dùng bữa cơm tại nhà hàng đã bị chủ quán tính tiền con gà với giá “trên trời”. Trả lời thắc mắc của khách, chủ quán đã lập luận: “Ông đã ăn một con gà, gà của tôi là gà mái. Nếu con gà còn sống nó sẽ đẻ trứng. Số trứng này sau khi ấp, sẽ nở ra gà con, rồi đàn gà con lớn lên… Ông có biết giá trị của đàn gà này lớn đến mức nào không. Tôi tính giá đó cho ông là đã chịu thiệt rồi đấy!”. Người khách mặc dù rất ấm ức nhưng vẫn đành phải chịu thua chủ quán. Một người bạn đã khuyên người khách kiện sự việc ra Tòa và hứa sẽ bào chữa cho ông. Trong phiên tòa xét xử, người bạn đột nhiên ôm mặt khóc nức nở. Tòa hỏi: “Vì sao nhà ngươi khóc?” Trả lời: “Thưa Tòa, tôi khóc chỉ vì có một nguyện vọng giản đơn mà không được đáp ứng. Tôi muốn có em để nó chơi với tôi, nhưng Mẹ tôi không chịu đẻ em cho tôi”. Tòa hỏi: “Tại sao Mẹ ngươi không chịu đẻ em?”. Trả lời: “Thưa Tòa, Mẹ tôi đã mất từ khi tôi mới chào đời”. 269.

<span class='text_page_counter'>(282)</span> Tòa: “Nhà ngươi thật lạ. Làm sao một người đã chết lại có thể sinh con được. Đòi hỏi của ngươi thật vô cùng phi lý!”. Đến lúc này, người bạn mới từ tốn nói: “Vâng, thưa Tòa, đúng là một người đã mất thì không thể nào sinh con được. Do đó, con gà mà bạn tôi đã ăn làm sao có thể đẻ trứng để sinh ra đàn con như cách tính của chủ quán được ạ?”. Người bạn đã dùng chính lập luận của đối phương để phản biện, giành phần thắng. Trong 2 dạng thức biểu đạt quan điểm là: A = B và A → B nêu trên, thuật “gậy ông đập lưng ông” đã sử dụng chính A (hay B) làm “gậy” để phá vỡ mối quan hệ giữa A và B trong 2 dạng thức đó nhằm phủ nhận quan điểm của đối phương. Với ví dụ trên đây, có thể biểu diễn niềm tin, quan điểm của chủ quán dưới cả 2 dạng thức: Dạng 1. Con gà đã chết là con gà đẻ trứng, sinh lời (A là B, A = B). Dạng 2. Vì gà đã chết (có thể sinh lời) nên có giá cao (Vì A nên B, A → B). Lập luận của người bạn trước tòa đã sử dụng chính A (gà đã chết) để đáp trả thông qua việc thay quan hệ A = B bởi A ≠ B (gà đã chết không thể đẻ trứng, sinh lời) hay thay quan hệ A → B bởi quan hệ A × B (gà đã chết không thể sinh lời nên không thể tính giá cao theo cách đó). Sử dụng chính A hay B để “đáp trả” trong thuật “gậy ông đập lưng ông” là cách rất thường xuất hiện trong các cuộc tranh luận. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể. 270.

<span class='text_page_counter'>(283)</span> a/. Nếu đối phương tin rằng A là B (A = B) thì có thể: + Dùng ngay chính A hay B để đáp trả. Ví dụ: X. “Hành vi của anh quả là dại khờ”. Y. “Dại khờ sao? Chỉ những kẻ dại khờ mới nói như vậy”. + Xác nhận lại: thực ra A = C (A là C, chứ không phải là B) hay B = D (B là D, chứ không phải là A). Ví dụ: Tranh luận về việc có nên công khai danh tính những người vi phạm quy chế trong kỳ thi TNPT không: X. “Công khai danh tính người vi phạm là cách sẽ gây ra ức chế, tự ti, tạo nhiều khó khăn trong việc cảm hóa, giáo dục người mắc sai lầm, khuyết điểm”. Y. “Chính việc công khai danh tính người vi phạm là giải pháp cần thiết để nhắc nhở, cảnh tỉnh, giáo dục, giúp đỡ họ, tránh nguy cơ tái phạm trong tương lai”. b/. Nếu đối phương tin rằng A→B thì xác nhận lại: thực ra A → C (A gây ra C chứ không gây ra B) hay D → B (D gây ra B, nghĩa là có B vì có D chứ không phải có B vì có A). Ví dụ 1: tranh luận giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ: Bà Hilary Clinton (HC) và ông Donald Trump (DT)1. DT. “Chúng ta không có tiền vì tiền đã bị phung phí cho các ý tưởng của bà Hillary”. HC. (nhắc lại việc Ông Trump không khai thuế thu nhập) “Không có tiền có thể là do ông Trump không chịu đóng thuế”. 1. Theo VOV.VN, ngày 27/9/2016.. 271.

<span class='text_page_counter'>(284)</span> Ví dụ 2: X. “Vì không gặp thời vận, do đó Bạn không hạnh phúc”. Y. “Thời vận chỉ giúp người ta làm giàu. Hạnh phúc không cần thời vận, chỉ cần tâm bình an”. 5.6.2. Các thủ thuật tác động vào tâm lý, cảm xúc của đối phương 5.6.2.1. Thuật “cài bẫy” “Gài bẫy” là việc khéo léo dẫn dụ để đối phương mất cảnh giác, sơ hở và rơi vào “bẫy” đã được giăng sẵn, chịu thất bại trong tranh luận. Thủ thuật này được sử dụng phổ biến trong các hoạt động điều tra, xét hỏi. Ví dụ: trong lúc thẩm vấn, cán bộ điều tra bất ngờ nói: “Tất cả các nhân chứng đều khẳng định anh là thủ phạm gây ra vụ án này”. Trong tình huống này, thái độ bối rối, lúng túng, mất tự chủ… của đối tượng bị điều tra sẽ là bằng chứng để kết luận về thủ phạm. 5.6.2.2. Thuật “đắc nhân tâm” Mặc dù mục đích cuối cùng của tranh luận là sự phân định đúng/sai trong tư tưởng, quan điểm… Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người tham gia tranh luận phải luôn ở trong trạng thái “máu lửa”, sẵn sàng đôi công, “ăn miếng, trả miếng” với đối thủ. Điều quan trọng mà tranh luận thực sự hướng đến, thực ra có khi lại là sự nhất trí, đồng lòng, tức là cùng chia sẻ sự tin tưởng vào kết quả cuối cùng. Điều đó có nghĩa là trong nhiều trường hợp, tranh luận còn có mục đích lôi kéo đối tượng. Quyến rũ, dụ dỗ thuyết phục đối tượng để họ muốn điều mình muốn, là cách dễ dàng nhất để đạt được sự đồng 272.

<span class='text_page_counter'>(285)</span> lòng, là cách để đạt được thắng lợi. Vì vậy, thuật “đắc nhân tâm” không có mục tiêu tấn công vào lập luận của đối phương mà tập trung tác động đến trạng thái cảm xúc, tâm lý…Từ đó, khéo léo dẫn dắt đối phương thuận theo hướng suy nghĩ và quan điểm của mình. Đây được xem là giải pháp mang tính chiến thuật, tạo thế chủ động để “chiếm giữ” những khoảng trống, chưa xác định rõ giá trị trong tư duy của đối phương. Dưới đây là một số thuật “Đắc nhân tâm”: - Nhẹ nhàng, từ tốn và ôn hòa để gây thiện cảm ban đầu. Tất cả những cuộc tranh luận đều bắt đầu từ chỗ một người đưa ra cho người khác những đòi hỏi. Nếu bắt đầu cuộc tranh luận với một thái độ gay gắt sẽ chỉ làm cho bản năng tự vệ vốn có của đối phương càng mạnh hơn mà thôi. Vì thế, mở đầu cuộc tranh luận với thái độ từ tốn, ôn hòa, giọng điệu nhẹ nhàng, điềm tĩnh và tự kiểm soát được giọng nói sẽ khiến đối phương có cảm giác thoải mái, yêu tâm, không cảm thấy bị tấn công, là cách tốt nhất để hạn chế bản năng tự vệ của đối phương. Sự nhẹ nhàng (và cả duyên dáng) sẽ làm cho đối phương cảm thấy không thể sử dụng thái độ căng thẳng và hành động công kích, từ đó dễ dàng làm chủ tình huống, chủ động “dẫn dắt” cuộc tranh luận đi theo ý muốn của mình. Ví dụ1: Mở đầu lời bào chữa cho bị cáo Trần Đức A. bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đ. truy tố về tội “Giết người và cố ý gây thương tích”, Luật sư Trương Q.Q đã phát biểu: “Thực tình mà nói vụ án này tuy rất nghiêm trọng, nhưng lại 1. Trang Web Văn phòng Luật sư Phạm Thị Điệp, ngày 15/02/2014.. 273.

<span class='text_page_counter'>(286)</span> hết sức đơn giản, rõ ràng…”. Cách đặt vấn đề nhẹ nhàng, điềm tĩnh đã phần nào làm dịu bớt bầu không khí căng thẳng vốn có của phiên tòa hình sự, tạo điều kiện để Luật sư trình bầy những nội dung tiếp theo. - Khai thác những điểm tương đồng để lôi kéo đối phương. Tâm lý của con người nói chung và trong khi tranh luận nói riêng là luôn có xu hướng cố thủ, kháng cự lại những quan điểm đối lập. Vì vậy, để giành phần thắng trong các cuộc tranh luận thì trước hết phải biết tìm cách phá bỏ rào cản tâm lý nói trên, hạn chế đến mức thấp nhất sức “đề kháng” của đối phương. Việc tạo cho đối phương một tâm lý thoải mái có thể được thực hiện bằng cách ngay từ đầu hãy khoan vội nêu những điểm bất đồng, ngược lại hãy đưa ra những điểm chung có sự tương đồng, dễ tạo đồng cảm. Cho dù nhỏ nhặt đến đâu, thậm chí ngoài lề, hãy cố gắng tìm ra một điểm đồng tình chung với đối phương. Đây là một kỹ năng nhỏ nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. Mục tiêu của nó là làm cho đối phương thay đổi quan điểm và nghĩ rằng bạn không hẳn là đối thủ của họ, làm cho đối phương có cảm giác rằng cả bạn và họ đều có thể có những suy nghĩ giống nhau. Đây là một thủ thuật mang tính tâm lý và thường được vận dụng để luôn giữ thế chủ động thu phục đối phương trong tranh luận. Tốt nhất là điểm tương đồng đưa ra để tìm kiếm tiếng nói chung nên là những điểm đánh vào cảm xúc, bản năng và tình cảm của con người, khiến cho đối phương không chỉ cảm thấy NÊN mà còn MUỐN đồng tình. Bởi lẽ, lý trí sẽ dễ dàng bị thuyết phục nếu cảm xúc đủ mạnh. 274.

<span class='text_page_counter'>(287)</span> Ví dụ1: Trong cuộc tranh luận quyết liệt, nảy lửa và không khoan nhượng giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ: Bà Hillary Clinton và Ông Donald Trump, ông Donald Trump đã bắt đầu phần tranh luận của mình bằng câu: “Tôi đồng ý với những gì mà bà Clinton vừa phát biểu…”. Lời mở đầu bất ngờ này của Donald Trump đã làm cho đối thủ và người nghe nhận ra rằng giữa họ không chỉ có những quan điểm mâu thuẫn, không dung hòa mà còn có cả những điểm đồng thuận vì lợi ích của người dân và đất nước. Sự thừa nhận đó đã có tác dụng làm giảm không khí đối đầu, căng thẳng, ức chế vốn có của một cuộc luận chiến. + Luôn giữ thể diện cho đối phương. Nguyên tắc tôn trọng và thái độ cầu thị khi tranh luận là điều phải tuyệt đối tuân thủ. Phê phán khi tranh luận không được làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương, giúp họ tiếp nhận ý kiến phản biện nhưng không tự ái. Đặc biệt, tránh các hành vi nhạo báng, đả kích ý kiến, công kích đời tư hoặc xúc phạm nhân cách cá nhân của đối phương. + Thực tâm đề cao sự quan trọng của đối phương. Theo nhà tâm lý học Abraham Maslow, quyền được tôn trọng (bao gồm cả việc được coi trọng giá trị bản thân) là một trong những nhu cầu bậc cao của con người. Khi nhu cầu này được đáp ứng, con người cũng sẽ trở nên rộng lượng hơn và do đó họ dễ chấp nhận ý kiến mà phía đối phương đề xuất. Vì 1. Báo Thương gia Việt Nam, ngày 10/10/2016.. 275.

<span class='text_page_counter'>(288)</span> lẽ đó, tìm cơ hội để đề cao đối phương trong tranh luận là một chiến thuật rất lợi hại thường được sử dụng nhằm đạt được mục đích lôi kéo, thu phục đối phương. Tuy nhiên, chiến thuật này vẫn luôn được xem là con dao hai lưỡi. Việc đề cao người khác phải xuất phát từ sự thành tâm, thật lòng. Nếu thái độ đề cao chỉ là sự tâng bốc giả tạo, có ý lọc lừa để nhằm lợi dụng thì kết quả sẽ là lợi bất cập hại, không những không đạt được mục đích tranh thủ thiện chí của đối phương mà còn làm cho đối phương cảnh giác, luôn ở trạng thái đề kháng, phòng thủ.. 276.

<span class='text_page_counter'>(289)</span> TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Tham dự một cuộc tranh luận có thể ví như điều khiển một con tàu, mà kết quả cuối cùng phụ thuộc vào sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và linh hoạt các kỹ năng: 1. Kỹ năng làm chủ nội dung tranh luận: tức kỹ năng giữ cho con tàu đi đúng đích, không bị lạc hướng. 2. Kỹ năng chứng minh và bác bỏ: được ví như “động lực”, là sức mạnh để con tàu chuyển động. Tiến trình tranh luận là sự luân phiên giữa các bên nhằm chứng minh cho sự đúng đắn trong quan điểm của mình và sự sai lầm, giả dối trong quan điểm của đối phương. Chứng minh và bác bỏ là các thao tác để thực hiện tiến trình đó. Không có kỹ năng chứng minh và bác bỏ thì không thể có tranh luận đúng nghĩa, tức là không thể bảo vệ quan điểm của mình một cách thuyết phục. Vì vậy, năng lực chứng minh và bác bỏ là nguồn “năng lượng” không thể thiếu để con tàu vận hành đến đích. 3. Các kỹ năng lắng nghe, kiểm soát cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, sử dụng các thủ thuật phản biện… được coi là kỹ năng điều khiển con tàu, giúp con tàu tránh những chướng ngại, thậm chí tránh những “tai nạn”, vận hành an toàn trên hành trình đến đích.. 277.

<span class='text_page_counter'>(290)</span> CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 5 A. CÂU HỎI 1. Vì sao phải biết làm chủ nội dung khi tranh luận? Làm chủ nội dung tranh luận gồm những kỹ năng cụ thể nào? 2. Vì sao nói chứng minh và bác bỏ là thao tác cốt lõi của một cuộc tranh luận? 3. Một phép chứng minh gồm những thành phần nào? Trình bày các phương pháp chứng minh. 4. Trình bày các phương pháp bác bỏ. Vì sao nói “Bác bỏ chính là chứng minh, một phương pháp chứng minh đặc biệt”? 5. Hãy trình bày vai trò, ảnh hưởng của các kỹ năng: lắng nghe và kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ đến kết quả của một cuộc tranh luận. 6. Trong tranh luận có thể sử dụng những thủ thuật phản biện nào? Nêu tình huống và những điều cần lưu ý khi áp dụng mỗi thủ thuật để đạt được hiệu quả tốt khi tranh luận. B. BÀI TẬP I. Hãy chỉ ra các kỹ năng, các thủ thuật và những ưu/nhược điểm của văn hóa tranh luận (nếu có) được các bên thể hiện trong các trích đoạn tranh luận sau: 1. “Có một lần, một thanh niên hỏi Becnaso: - Ông là một nhà văn hài hước nổi tiếng nhưng bố ông lại là một thợ may phải không? - Đúng vậy. 278.

<span class='text_page_counter'>(291)</span> - Thế tại sao ông không trở thành thợ may? - Điều đó thật khó nói. Có thể là tiền định hay số phận trớ trêu. Chẳng hạn như bố anh, chắc là một người lịch sự chứ? - Dĩ nhiên. Chàng trai xác nhận. - Thế sao anh không được như bố anh? Becnaso nói luôn…”. 2. “Một hôm, nhà văn lỗi lạc người Anh là Swift cùng người hầu đi chu du bằng ngựa. Vì trời mưa, đường lầy lội nên giày của Swift bị lấm bùn đất. Chiều tối, hai người đến quán trọ. Trước khi đi ngủ, Swift bảo người hầu: “Giày của ta bẩn, hãy đem lau chùi”. Tên hầu phần vì lười, phần khá mệt nên đi ngủ mà không làm điều chủ dặn. Sáng hôm sau, khi Swift trông thấy đôi giày, ông la lên: - Hả, sao anh không lau chùi giày bẩn cho ta? - Dạ, thưa thầy, vì thời tiết xấu, vả lại chúng ta lại sắp lên đường. Nếu con lau giày bây giờ, chẳng bao lâu nó sẽ bẩn lại như trước. - Được lắm - Swift nói - Hãy thắng yên cương. Chúng ta phải khởi hành ngay. - Nhưng thưa thầy, chúng ta chưa ăn sáng mà! - Ồ, không hề chi. Nếu bây giờ anh ăn sáng, chẳng bao lâu anh sẽ đói lại thôi”. 3. “- Hỏi: Một hạt không phải là một đống, đúng không ạ? 279.

<span class='text_page_counter'>(292)</span> - Trả lời: Đúng. - Hỏi: Nếu thêm một hạt vào đối tượng không phải là một đống thì vẫn không được một đống, có phải vậy không ạ? - Trả lời: Cũng đúng. - Hỏi: Vậy thì, có một hạt, tôi thêm một hạt vào đó tôi sẽ không được một đống. Lại thêm một hạt nữa vào đó, tôi vẫn không được một đống. Cứ như vậy lặp lại, mãi mãi ta không bao giờ được một đống cả. - !!!”. 4. Tranh luận giữa 2 người đi xe máy trên đường: A: “Mù à, tôi đã xin đường rồi mà cô cứ đâm đầu vào tôi là sao?” B: “Anh xin đường nhưng tôi chưa cho!” A: “Đường công cộng chứ đường gì của cô mà cô không cho?”. B: “Không phải đường của tôi sao anh xin tôi?”. A: ???... 5. “Một người đi đường vừa đói, vừa khát đến một quán nhỏ. - Ông chủ, xin hỏi bánh mỳ kẹp thịt bao nhiêu tiền một suất? - 5 đồng một suất, thưa ngài! - Xin lấy cho tôi hai suất, tôi đang đói ngấu đây? - Hai suất là 10 đồng, xin cầm lấy. 280.

<span class='text_page_counter'>(293)</span> - Xin lỗi, bia đen bao nhiêu tiền một chai? - 10 đồng một chai, thưa ngài! - Giờ đây, tôi thấy khát còn khó chịu hơn cả đói. Tôi muốn đổi hai suất bánh mỳ kẹp thịt này lấy một chai bia đen có được không Ông chủ? - Đương nhiên là được, đợi chút xíu, thưa ngài. Người khách cầm chai bia đen uống cạn một hơi rồi nhấc balo định đi. - Xin lỗi, thưa ngài, ngài chưa trả tiền bia. - Đúng vậy! Thế nhưng bia được đổi bằng bánh mỳ kẹp thịt và đã được ông đồng ý rồi! - Nhưng tiền bánh mỳ ngài cũng chưa trả!, Thưa ngài. - Tôi có ăn bánh mỳ của ông đâu, sao tôi phải trả tiền bánh mỳ cho ông? Ông chủ lúc đó không biết trả lời ra sao, đành để người khách lên đường. 6. Trích tranh luận tại Hội trường Quốc hội về tiêu chí lựa chọn nhân tài (tên thật của các đại biểu đã được thay bằng các ký hiệu)1. ĐB1. Phương pháp chọn người tài của Bác Hồ, trước hết là hỏi bạn học xem người đó học có giỏi không, sau đó hỏi hàng xóm xem người ấy có hiếu nghĩa với cha mẹ, hiếu để với anh em không, có tình nghĩa với hàng xóm không. Nếu có, 1. YouTube: Kênh VTC1 ngày 24/10/2019.. 281.

<span class='text_page_counter'>(294)</span> người ấy là người có đức. Thứ ba là vấn đáp xem người ấy hiểu biết về tình hình thế giới, trong nước, chính sự thế nào, lòng dân ra sao. Giao trọng trách có đảm nhận được không, nếu hoàn thành thì người ấy là người có tài. Ba tiêu chí ấy của Bác Hồ chính là hiền tài mà chúng ta đang cần… ĐB2. Chữ “nhân tài” là từ Hán Việt, nên hiểu là năng lực của mỗi con người. Các cụ nhà ta có câu ngạn ngữ rất đơn giản:“dụng nhân như dụng mộc”, tức dùng đúng người, đúng chỗ. Chúng ta chỉ bàn chuyện công chức thôi, chứ một công chức khó lòng có thể phát hiện ra cái gì kiệt xuất được vì thực hiện công việc theo Luật pháp, theo quy trình đã định rồi. Đánh máy giỏi, không có lỗi để khỏi ảnh hưởng đến thủ trưởng thôi. Chúng tôi nghĩ rằng không nên nhắc lại câu chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh cách đây 70 năm. Thời đại thay đổi nhiều lắm rồi… ĐB3. Không biết các đại biểu có cảm tưởng ra sao chứ tôi thì rất “sốc”, rất buồn khi nghe ĐB2 phát biểu như vậy. Cho dù thời cuộc có thay đổi, chúng ta đang trong cơ chế thị trường, đồng tiền len lỏi vào từng người, từng nhà, từng cơ quan. Nhưng chúng tôi những nhân sĩ trí thức, những nhà khoa học, những cán bộ viên chức đang làm việc trong cơ quan Nhà nước không phải vì tiền mà vì lòng tự tôn dân tộc, vì tình yêu nước… giống hệt như các nhân sĩ cách đây 70 năm… ĐB2. Xin hỏi ĐB3: bây giờ có thể bổ nhiệm một Giám đốc Sở chứ đừng nói một Phó Chủ tịch nước hay Chủ tích Quốc hội là người ngoài Đảng không? Chắc chắn là không vì 282.

<span class='text_page_counter'>(295)</span> cơ chế thay đổi rồi. Cũng là chế độ do Bác Hồ dựng lên chứ có phải chế độ khác đâu? Tôi muốn nhấn mạnh trong cuộc tranh luận này là cái cốt lõi trong tinh thần của Bác Hồ cũng là tiếp thu của người xưa thôi. Chúng ta đang bàn đến luật của công chức, chúng ta phải biết vận dụng nhưng chúng ta không thể giáo điều và nhất là chúng ta đừng chụp mũ… …… 7. Tranh luận giữa 2 đội (mỗi đội gồm 3 thành viên) về chủ đề: “Phụ nữ cần con hay cần chồng hơn?”, dưới đây là ý kiến của các thành viên bên cần chồng hơn (tất cả đều là Nam - gọi là bên A) và bên cần con hơn (tất cả đều là Nữ - gọi là bên B). B: Cần con hơn vì chồng có thể bỏ ta đi bất cứ lúc nào nhưng con luôn ở bên cạnh ta. A: Phụ nữ cần chồng hơn cần con, mỗi khi chồng đi về trễ cũng kêu chồng phải về dù có con ở nhà. B: Mình đẻ ra nó nên lúc nào mình cũng cần nó hơn. Những lúc mình khóc, nó sẽ là người lau nước mắt cho mình chứ chồng mình biến mất rồi. A: Nói đúng hơn là mỗi khi đi mua sắm thì em đều gọi tên anh chứ không bao giờ gọi tên con. B: Ở trong gia đình khi nào tôi chăm chăm cho con thì chồng nói rằng: bữa nay em lơ là anh rồi, lúc đó tôi mới ban phát cho chồng một tý xíu niềm yêu thương. Các anh luôn là lựa chọn thứ hai… 283.

<span class='text_page_counter'>(296)</span> A: Tôi chỉ hỏi một câu thôi: Mấy đứa con của em có bao giờ đưa tiền cho em không vậy? B: Xin lỗi, chúng tôi không phải sinh con ra để kiếm tiền cho chúng tôi, bởi chúng tôi có thể tự kiếm tiền nuôi mình được còn tiền của các anh có ăn được cũng khó khăn lắm. Chúng tôi không cần. A: Phải cần chồng, không có chồng làm sao tiền nuôi con. Lúc cần mua sữa các em nói gì với chồng? Có phải đã nói là: đưa tiền đây không? ……. 8. Cuộc tranh luận cuối cùng giữa 2 ứng cử viên Tổng thống: đương kim Tổng thống (TT) Barack Obama và ông Mitt Romne – cựu Thống đốc (TĐ) bang Massachusetts – ứng cử viên của Đảng Cộng hòa1. TĐ Romney. Đây là tầm nhìn của tôi: là Tổng thống của nước Mỹ, trách nhiệm lớn nhất là duy trì an toàn cho người dân, và tôi sẽ không cắt giảm kinh phí quân sự với hàng ngàn tỷ đô la như chính sách đã cắt giảm của ngài Tổng thống. Cách nhìn nhận của tôi là chính sách này khiến tương lai của chúng ta không chắc chắn và không bình ổn. TT Obama. Tôi cho rằng Thống đốc Romney chưa dành đủ thời gian để quan sát cách hoạt động của quân đội chúng ta. Chẳng hạn như ông ta nhắc tới hải quân và nói chúng ta ít chiến hạm hơn từ năm 1916. Thưa ông Thống đốc, chúng ta 1. YouTube: BBC News Tiếng Việt, ngày 23/10/2012.. 284.

<span class='text_page_counter'>(297)</span> cũng có ít ngựa và lưỡi lê hơn vì bản chất của quân đội đã thay đổi, chúng ta có hàng không mẫu hạm mà máy bay có thể đỗ trên đó được, chúng ta có những loại tàu ngầm nguyên tử… Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là cuộc chơi có chiến hạm hay ngồi đếm số neo tàu… mà cái chính là khả năng của chúng ta. TĐ Romney. Tôi chức mừng Ông ta về việc hạ được Osama Binladen và theo đuổi lãnh đạo Al Qaeda nhưng với chừng đó chúng ta không thể thoát được đống lộn xộn này. Chúng tôi sẽ đưa ra những chiến lược toàn diện và mạnh mẽ để giúp thế giới đạo Hồi và các nước khác trên thế giới từ chối bạo lực cực đoan mà hiện nay vấn đề này rõ ràng không phải là bí mật, không hề được giấu giếm. TT Obama. Thưa ngài Thống đốc, khi nói đến chính sách ngoại giao hình như ông muốn áp dụng chính sách từ những năm 80, hay chính sách xã hội của thập niên 50 và chính sách kinh tế của thập niên 20. Ông nói không quan tâm đến việc những gì xảy ra ở Iraq nhưng mới vài tuần trước ông nói chúng ta nên đổ thêm quân vào Iraq ngay lập tức… Tôi biết ông chưa từng ở vị trí có thể thực hiện chính sách đối ngoại nhưng mỗi lần ông đưa ra một ý kiến nào đó lại là mỗi lần ông thêm sai…. …………. Vâng xin cảm ơn rất nhiều Bob, Thống đốc Romney và trường Đại học Lynn. Các bạn đã nghe 3 buổi tranh luận hàng tháng trời của chiến dịch tranh cử và đã phải xem quá 285.

<span class='text_page_counter'>(298)</span> nhiều quảng cáo trên truyền hình. Chúng ta đã trải qua thời kỳ khó khăn nhưng luôn đứng dậy được bởi tính cách dân tộc của chúng ta, vì chúng ta đứng bên nhau. Và nếu tôi có được đặc quyền làm Tổng thống trong bốn năm tới, tôi hứa với mọi người tôi sẽ luôn lắng nghe các bạn, tôi sẽ đấu tranh vì các gia đình, tôi sẽ làm việc hàng ngày để đảm bảo Hoa Kỳ là quốc gia vĩ đại nhất Thế giới. TĐ Romney. Xin cảm ơn Bob. Thưa ngài Tổng thống và trường Đại học Lynn, chúng ta cần một lãnh đạo mạnh mẽ và tôi muốn trở thành nhà lãnh đạo đó với sự giúp đỡ của các bạn. Tôi sẽ cùng làm việc với các bạn, tôi sẽ dẫn dắt đất nước một cách cởi mở và chân thật và tôi mong có được lá phiếu của các bạn. Tôi muốn trở thành vị Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ để giúp và hỗ trợ cho quốc gia vĩ đại này và để đảm bảo tất cả chúng ta sẽ giữ mãi là niềm hy vọng của trái đất. 9. Trích tranh luận giữa GS. TĐS và GS. HNĐ trong buổi đối thoại giữa Hội đồng thẩm định SGK với GS. HNĐ1: - GS. TĐS: “Nói cho cùng anh Đ. là nhà toán học. Thứ hai, anh là nhà tâm lý học. Anh không phải là nhà nghiên cứu văn học, anh không phải là thầy giáo văn. Do đó, anh không hiểu môn Văn và môn Tiếng Việt. Anh vừa nói: “tôi dạy văn là môn nghệ thuật, còn anh dạy Tiếng Việt, môn Tiếng Việt của anh là khoa học”… Nhầm! môn Tiếng Việt không phải là môn khoa học. Nó là một môn Ngữ văn trong nhà trường. Mục đích của nó là dạy cho các em đọc được. Không những 1. YouTube: Tranh cãi nảy lửa về SGK mới.. 286.

<span class='text_page_counter'>(299)</span> đọc được chữ mà đọc hiểu được các bài văn, làm được các bài văn bằng tiếng Việt, đúng theo chuẩn tiếng Việt. Đấy là môn Tiếng Việt và môn Tiếng Việt không chỉ có Tiếng Việt 1 mà còn Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3 và kéo dài cho đến lớp 12. Cái ý niệm của anh về Tiếng Việt 1 là lớp 1 dạy âm từ 2, từ 3 là sai bét. Cái đó không một nhà khoa học nào chấp nhận được cách dạy như thế, dạy như thế chứng tỏ không hiểu gì về Tiếng Việt và Văn Việt. Tôi xin nói như thế. Cho nên, anh Đ. là tư duy tự do, anh được tự do trong trường thực nghiệm. Trong trường thực nghiệm anh là vua, anh muốn nói gì, anh muốn tư duy, anh muốn nói với ai cũng được, đấy là quyền của anh. Nhưng một khi SGK và chương trình được đưa ra xã hội thì nó là sản phẩm của xã hội và được thẩm định bằng những cơ quan xã hội. Cho nên việc anh Đ. không viết sách theo chương trình mới 2018 thì tất nhiên chúng tôi nhận ra ngay và anh đã tuyên bố 40 năm nay anh không sửa…”. - GS. HNĐ (chen vào): “đã làm 40 năm rồi nên không sửa”. - GS. TĐS: “Dạ vâng, sách của anh rất hay nhưng đến thời điểm thực hiện chương trình mới thì nó không còn phù hợp nữa…”. - GS. HNĐ: “Theo anh là không phù hợp nữa, chứ không phải là theo lịch sử tiến hóa, không phải theo khoa học. Xin lỗi, anh không là quái gì với tôi cả. Tư duy thấp lắm…”. - GS. TĐS: “Tất cả nhà báo đều chứng nhận và nhìn thấy cái cách ứng xử của GS. HNĐ. Và mọi người thấy rồi đấy, một nhà giáo trước hết phải có đạo đức đã rồi hãy nói 287.

<span class='text_page_counter'>(300)</span> chuyện khác. Trước hết phải có đạo đức đã! Nếu nói giọng như thế là thiếu đạo đức và tôi có thể không nói chuyện với anh mà tôi chỉ nói chuyện với Hội đồng, với mọi người ở đây. Tôi xin nói rõ ràng như vậy. Anh không có quyền gì để coi thường người khác. Anh khinh bỉ người khác thì người khác cũng khinh bỉ anh”. - GS. HNĐ: “Tôi không khinh bỉ, tôi nói thật chứ không khinh bỉ…”. - GS. TĐS: “Tôi cũng nói thật thế thôi, tôi chưa bao giờ khinh bỉ anh cả…”. ….. - GS. TĐS:“ Cho nên tôi nói thế này: tôi tử tế và lịch sự với mọi người, nhưng tôi sẽ không lịch sự với bất cứ ai xúc phạm tôi. Tóm lại, tôi nói rằng cái quan niệm của anh coi Tiếng Việt là môn khoa học là sai, chứng tỏ anh không hiểu môn Tiếng Việt. Một người không hiểu Tiếng Việt thì không thể chủ biên được sách Tiếng Việt dù là Tiếng Việt 1 và dù nó đã dạy đến 40 năm rồi”… “Chúng tôi cho rằng sách của anh không đáp ứng được yêu cầu của chương trình mới… còn đáp ứng lịch sử là chuyện khác. Chương trình mới là nó không đáp ứng, không đáp ứng thì không đạt. Muốn đạt được phải sửa lại theo yêu cầu của chương trình. Đây là một cuộc chơi chung, thế thôi. Còn nếu không anh cứ thực hiện ở trong trường của anh thôi. Anh cứ thực hiện, ai cấm anh đâu? Bộ không phản đối chuyện đó, còn ở đại trà của xã hội thì thực hiện theo chương trình mới vì đây là lộ trình của chương 288.

<span class='text_page_counter'>(301)</span> trình đổi mới giáo dục của Nhà nước chứ không phải của riêng ai và chúng ta phải tôn trọng điều đó. Tôi xin hết. - GS. HNĐ: “Tôi nói như thế để thấy được tôi xây dựng phương án này, phương án tôi đính chính sửa chữa trong 40 năm, do đó tôi có trách nhiệm hoàn toàn với những gì tôi đã viết ra và tôi không thể sửa chữa một cái gì khác ngoài cái việc mà tôi đã có. Như bản tiếng Việt tôi đã sửa chữa hàng năm và một công trình nào đó, đến mức độ nào đó là xong. Tất nhiên, khiếm khuyết vẫn có nhưng nó là xong. Vì vậy, các phương án hiện nay, các SGK hiện nay là các công việc dịch vụ chứ không phải là công trình khoa học. Đặt cọc, đặt tiền, thời hạn, tiêu chuẩn. Tôi đặt cái bàn, khổ bao nhiêu, cao bao nhiêu, thấp bao nhiêu, rộng bao nhiêu, gỗ gì… Tất cả cứ thế mà nghiệm thu. Cái việc đấy là hoàn toàn đúng, chứ không phải sai. Nhưng bây giờ là cái bàn không phải như các người nghĩ. Vẫn là cái bàn nhưng không phải như các người nghĩ, có thể vật liệu khác, có thể hình thức khác và cái đó phù hợp với thời hiện đại. Như thế là tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn với bộ sách của tôi với tư cách là một sản phẩm khoa học. Vấn đề còn lại là chấp nhận hay không chấp nhận, đó là việc của người khác. Hết. - GS. HNĐ: “Dạy cái gì cũng phải theo bản chất của nó, toán theo bản chất toán học của nó, Tiếng Việt theo bản chất Tiếng Việt của nó, đạo đức lối sống là đạo đức người Việt Nam thời hiện đại. Cho nên tôi nói lại, cái này không phải tôi xúc phạm, đây là hai trình độ tư duy, hai hình thức tư duy, hai kiểu tư duy, không thể giản hòa với tư cách đồng đều 289.

<span class='text_page_counter'>(302)</span> được. Các anh đòi chữa là chữa theo tư tưởng của các anh, theo phương pháp của các anh. Cái tôi bảo vệ là theo phương pháp của tôi, theo tư tưởng của tôi, theo nội dung của tôi, theo đường lối của tôi. Vậy nếu cần hy sinh thì phải hy sinh cái gì? Hy sinh cái cụ thể chứ không hy sinh đường lối được, không hy sinh hệ tư tưởng được. Hệ tư tưởng phải bảo vệ. Đất nước này phải có một hệ khác, một nền giáo dục mới hoàn toàn. Cái hiện nay chỉ là nói mới những cái cũ, nói khéo hơn cái cũ chứ không có tư tưởng mới, không có đường lối mới, không có triết học mới, không có gì mới hết”. ……… 10. Trích cuộc tranh luận lần thứ hai giữa 2 ứng cử viên Tổng thống: đương kim Tổng thống (TT) Barack Obama và ông Mitt Romney - cựu Thống đốc (TĐ) bang Massachusetts, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa1. TĐ Romney. Chính sách của Tổng thống với vùng Trung Đông bắt đầu bằng việc đi xin lỗi một vòng với tất cả mọi người và theo đổi chiến lược chỉ huy núp sau lưng người khác và chiến lược này bắt đầu xổ tung ngay ra… TT Obama. Thống đốc Romney có cách đối diện vấn đề hoàn toàn khác. Trong khi chúng ta đang giải quyết việc các nhà ngoại giao bị đe dọa thì Thống đốc Romney cho ra ngay thông cáo báo chí để làm chính trị và đó không phải là cách hành xử của một tổng tư lệnh. Anh không biến an ninh quốc phòng thành vấn đề chính trị, nhất là ngay trong lúc sự việc đang diễn tiến. 1. YouTube: BBC News Tiếng Việt, ngày 17/10/2012.. 290.

<span class='text_page_counter'>(303)</span> TĐ Romney. Các chính sách của Tổng thống thực hiện trong 4 năm qua đã không đem lại thêm việc làm cho người Mỹ. Hôm nay chúng ta có ít người đi làm hơn thời điểm Tổng thống bước vào tòa bạch ốc. Nếu khi đó tỷ lệ thất nghiệp là 7,8% thì bây giờ vẫn vậy, 7,8%. Nếu tính cả những người nghỉ làm thì con số lên tới 10,7%. Chúng ta đã không đạt được bước tiến cần thiết đưa mọi người quay trở lại việc làm. Vì thế, tôi đưa ra bản kế hoạch 5 điểm để mang lại 12 triệu việc làm cho người dân Hoa Kỳ trong vòng 4 năm và tăng được tiền lương sau khi đã trừ thuế. Vâng, chính kế hoạch này sẽ giúp cho người dân trong cả nước hiện đang thất nghiệp. Một điều nữa tôi muốn hiểu chính xác điều ngài Tổng thống muốn nói, ông nói rằng: chúng tôi muốn để cho Bitcoin bị vỡ nợ và đúng thế kế hoạch của chúng tôi là để cho Công ty này bị vỡ nợ như Contimental Airline để sau đó quay trở lại mạnh mẽ hơn… Đó chính là điều tôi đề xuất và cũng là những gì đã xảy ra TT Obama. Thống đốc Romney nói không đúng. Ông ta muốn họ bị vỡ nợ mà không chừa lại bất kỳ cơ hội nào để họ có thể mở cửa trở lại và chúng ta đáng ra đã mất hàng triệu việc làm. Đừng nghe tôi nói mà hãy hỏi chính Chủ tịch Tập đoàn GM và Crysler, một số họ theo Đảng Cộng hòa thậm chí còn ủng hộ Thống đốc Romney nữa, thế nhưng họ sẽ nói với bạn rằng “đơn thuốc” của ông ta không hữu hiệu. Và Thống đốc Romney nói là ông ta có bản kế hoạch gồm 5 điểm. Ông ta không có bản kế hoạch 5 điểm mà chỉ có 1 điểm duy nhất, kế hoạch đó là làm sao đảm bảo cho những nhóm 291.

<span class='text_page_counter'>(304)</span> người giàu nhất được hưởng luật chơi khác. Đây vốn luôn là triết lý của ông ta trong lĩnh vực tư nhân, là triết lý của một Thống đốc và ông ta mang theo triết lý đó vào tranh cử Tổng thống. Bạn có thể kiếm được rất nhiều tiền mà vẫn trả thuế ít hơn so với những người lương thấp hơn nhiều. Bạn có thể mang việc ra làm ở nước ngoài và hưởng chế độ thuế ưu đãi hơn. Bạn có thể đầu tư vào một Công ty để rồi nó vỡ nợ, đẩy công nhân ra ngoài đường, tước bỏ hưu trí của họ mà bạn vẫn có tiền. Đó chính là triết lý mà chúng ta thấy trong thập niên qua, đó là những gì đang nuốt dần những gia đình trung lưu và chúng ta đấu tranh trong 4 năm qua để thoát khỏi đống lộn xộn đó. Có lẽ điều cuối cùng ta làm trên trái đất này là quay lại với chính sách cũ đã đưa ta vào tình trạng đó… 11. Các trích đoạn tranh luận giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ là bà Hillary Clinton (HC) và ông Donald Trump (DT)1. a. Về nội dung thương mại DT. Đã đến lúc đất nước này cần một người dẫn dắt am hiểu về chuyện tiền bạc. Chúng ta không còn tiền vì nó đã bị phung phí cho ý tưởng của Bà (Clinton)… HC. Hoặc cũng có thể là vì ông đã không đóng thuế thu nhập liên bang trong rất nhiều năm. DT. Bà ấy không có bề ngoài của một Tống thống, cũng không có khả năng chịu đựng. Tôi xin nhấn mạnh là bà ấy không có khả năng chịu đựng và tôi tin chắc chắc như vậy. Để trở thành Tổng thống, anh cần có sự dẻo dai phi thường! 1. YouTube: Tranh luận ứng cử viên Tổng thống Mỹ, ngày 29/9/2016.. 292.

<span class='text_page_counter'>(305)</span> HC. Nếu ông ấy công du đến 112 quốc gia, đàm phán các thỏa thuận hòa bình, ngừng bắn, thảo luận những bất đồng, mở ra cơ hội mới cho các nước trên toàn thế giới, hoặc nếu ông ấy phải đối chất 11 tiếng trước một Ủy ban quốc hội thì mới đủ tư cách nói chuyện với tôi về sức chịu đựng. DT. NAFTA là Hiệp định thương mại tồi tệ nhất mà Mỹ đã từng ký. Bây giờ Bà lại muốn ủng hộ TPP. Ban đầu bà hoàn toàn ủng hộ nó, nhưng rồi nghe tôi bảo nó rất dở, thì Bà lại đổi ý. Nếu Bà chiến thắng, chắc chắn bà sẽ thông qua TPP và nó lại tồi như NAFTA. Tôi sẽ công bố báo cáo thuế cho dù các luật sư có ngăn cản, nếu như bà ấy công bố 33.000 email bị xóa. Nếu như bà ấy công bố các email, tôi sẽ công bố báo cáo thuế ngay. HC. Tôi hy vọng những người đối chiếu đang mở to loa và làm việc cật lực, Donald chính là người ủng hộ xâm lược Iraq… DT. Không đúng! HC. Chắc chắn là như vậy! DT. Sai bét! HC. Điều này đã được chứng minh nhiều lần. DT. Không đúng! HC. Ông ấy thậm chí ủng hộ những hành động của chúng ở Libya, thúc giục lật đổ Gaddafi sau khi đã làm ăn với nhà lãnh đạo này. Một người mà dễ dàng bị kích động vì bài đăng trên Twitter thì không thể giao mật mã kích hoạt vũ khí 293.

<span class='text_page_counter'>(306)</span> hạt nhân vào tay ông ấy. Tôi rất kinh ngạc khi thấy Donald công khai mời nước Nga tấn công mạng vào Mỹ. Đó là điều không thể chấp nhận được. Đó là một trong những lý do mà 50 quan chức an ninh quốc gia Đảng Cộng hòa nói Donald không thể là Tống thống. Những bình luận như vậy gây lo ngại với những người thực sự hiểu về mối đe dọa này. Tôi ủng hộ sự dân chủ. Đôi lúc chúng ta thắng, thỉnh thoảng chúng ta thua. Nhưng tôi chắc chắn ủng hộ kết quả bầu cử… DT. Tôi muốn nước Mỹ vĩ đại trở lại và tôi có thể làm điều này. Tôi không nghĩ Hillary có khả năng... b. Về nội dung liên quan đến xung đột sắc tộc Nhà báo Lester Holt (LH), người điều hành cuộc tranh luận: Xin được đề cập đến vấn đề sắc tộc. Làm cách nào để chúng ta có thẻ hàn gắn những rạn nứt về sắc tộc ở nước Mỹ hiện nay? Cựu ngoại trưởng Cliton, Bà có 2 phút. HC. Đúng vậy, sắc tộc là một thách thức đáng kể đối với đất nước chúng ta. Thật không may là màu da vẫn chi phối quá nhiều điều. Nó chi phối nơi sống, chi phối hệ thống giáo dục được hưởng và thậm chí chi phối cách được đối xử bởi hệ thống tư pháp. Chúng ta đã được thấy 2 ví dụ đau lòng ở Tolsa và Charlotte và chúng ta cần làm nhiều điều một lúc, chúng ta phải khôi phục lòng tin giữa cộng đồng dân cư và cảnh sát, chúng ta phải đảm bảo cảnh sát được huấn luyện một cách bài bản nhất, được trang bị những kỹ năng tốt nhất và chỉ sử dụng vũ lực khi cần. Luật pháp phải tôn trọng tất cả và tất cả phải tôn trọng luật pháp. Thực trạng hiện nay rất 294.

<span class='text_page_counter'>(307)</span> nhiều khu dân cư lại không phản ánh điều đó. Tôi đã kêu gọi cải cách hệ thống tư pháp kể từ ngày đầu tranh cử, nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng bên cạnh những thách thức hiện nay trong ngành Cảnh sát có rất nhiều cảnh sát dũng cảm và đang làm rất tốt công việc của mình nhưng họ cũng vẫn muốn cải cách. Việc chúng ta cần làm là đoàn kết cộng đồng để hướng tới một mục tiêu chung và phải tước súng khỏi tay những người không được phép chạm tay vào súng. LH. Ông Trump, ông có 2 phút, ông sẽ hàn gắn chia rẽ như thế nào? DT. Trước hết, cựu ngoại trưởng Clinton không muốn sử dụng 2 từ này, đó là Luật pháp và Trật tự. Chúng ta cần Luật pháp và Trật tự, không có Luật pháp và Trật tự thì không có đất nước. Và khi nhìn vào những gì xảy ra ở Charlotte, một thành phố tôi rất yêu mến, nơi tôi cũng đang đầu tư, cũng như nhìn vào nhiều phần khác của đất nước, chúng ta cần Luật pháp và Trật tự. Vấn đề bây giờ là ở các Thành phố, người Mỹ gốc Phi, người gốc La tinh đang sống trong cảnh địa ngục bởi nguy hiểm luôn rình rập. Cứ đi bộ xuống phố là bị bắn. Ở Chicago, hàng ngàn vụ việc liên quan đến súng đạn đã xảy ra từ đầu năm nay... hàng nghìn vụ. Và tôi tự hỏi đây phải chăng là một đất nước đang trong chiến tranh?, chúng ta đang làm gì thế này?, chúng ta phải chấm dứt bạo lực, phải khôi phục Luật pháp và Trật tự ở Chicago, nơi hàng nghìn người đã thiệt mạng trong nhiều năm qua. Trên thực tế gần 4.000 người đã thiệt mạng kể từ khi Barack Obama lên nắm quyền… gần 4.000 người ở Chicago đã thiệt 295.

<span class='text_page_counter'>(308)</span> mạng. Chúng ta phải thiết lập lại Luật pháp và Trật tự, chúng ta phải tước súng khỏi tay những kẻ phạn tội, những kẻ không được phép động tay vào súng ngay từ đầu. Có những nhóm xã hội đen cứ quanh quẩn trên các con phố và phần đông trong số đó là dân nhập cư trái phép và chúng có súng… và chúng bắn người. Chúng ta phải mạnh mẽ và phải hết sức chú tâm về vấn đề này. Chúng ta phải biết mình đang làm gì. Giờ đây lực lượng cảnh sát của chúng ta trong nhiều trường hợp quá sợ hãi và không dám làm gì. Quan điểm của tôi là phải tước súng khỏi tay những kẻ xấu đang sở hữu, những kẻ đó không được phép chạm tay vào súng. Chúng là tội phạm. Khi có tới 3.000 vụ việc liên quan đến súng đạn ở Chicago từ ngày mùng 1 tháng 1 năm nay, khi có tới gần 4.000 người thiệt mạng trong nhiệm kỳ Tổng thống Barack Obama ngay tại chính quê nhà của ông thì chúng ta phải áp dụng phương án kiểm tra đột xuất. Chúng ta cũng cần thêm cảnh sát, quan hệ giữa cộng đồng dân cư và cảnh sát cũng phải tốt hơn. Điều đó không tồn tại ở Chicago, quan hệ cực tồi là đằng khác. Tôi có đất ở đó, những gì đang diễn ra ở Chicago thật tồi tệ và Chicago không phải là trường hợp duy nhất. Chúng ta cần quan hệ tốt hơn nữa giữa cộng đồng dân cư và cảnh sát. Tôi cũng cùng quan điểm với cựu ngoại trưởng Clinton trong vấn đề này. Nhưng ở Dallas quan hệ giữa cộng đồng dân cư với cảnh sát rất tốt, nhưng rồi 5 viên cảnh sát bị giết chỉ trong 1 đêm, rất dã man. Vì thế nên thực sự có nhiều điều tồi tệ đang diễn ra và chúng ta cần Luật pháp và Trật tự, vì người Mỹ gốc Phi và người La tinh phải hứng chịu nhiều nhất từ những 296.

<span class='text_page_counter'>(309)</span> gì đang diễn ra, nên thật bất công cho họ khi giới chính trị gia cứ để tình trạng này tiếp diễn. LH. Mời cựu ngoại trưởng Clinton. HC. Tôi đã được nghe Donald nói như vậy trong những cuộc vận đồng tranh cử và thật đáng buồn là ông lại vẽ nên một tình cảnh u ám đến vậy về cộng đồng người da đen ở Mỹ. DT. Vậy sao? HC. Có rất nhiều điều về họ mà chúng ta có thể tự hào. Sự năng động trong các nhà thờ của người da đen, các doanh nghiệp do người da đen điều hành đang tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người, nhiều bậc phụ huynh đang làm việc hăng say để tạo điều kiện cho con em mình. Về phần mình chúng ta phải luôn làm thế nào đó để đảm bảo an toàn cho người dân. Có những phương cách đúng đắn để làm điều đó và cũng có những phương cách thiếu hiệu quả. Kiểm soát đột xuất được cho là phi hiến một phần bởi vì nó không hiệu quả. Tôi ủng hộ việc bố trí cảnh sát theo khu vực dân cư. Thực chất tỷ lệ tội phạm bạo lực đã giảm một nửa so với những năm 1990, tội phạm tài sản giảm 40%. Chúng ta không muốn những con số này lại tăng trở lại. 25 năm qua chúng ta đã được thấy những hợp tác tốt đẹp nhưng vẫn còn một số vấn đề, một vài hậu quả không lường trước được. Quá nhiều thanh niên gốc Phi và gốc La tinh phải vào tù một cách không đáng có và thật sự là nếu bạn là một thanh niên gốc Phi và bạn làm một điều tương tự như một thanh niên da trắng khác thì khả năng cao hơn là bạn sẽ bị bắt, bị buộc tội và bị bỏ tù. Do vậy, chúng ta phải giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc trong hệ 297.

<span class='text_page_counter'>(310)</span> thống tư pháp của nước Mỹ, chúng ta không thể cứ nói Luật pháp và Trật tự, chúng ta phải nói rằng chúng ta hướng tới tương lai với một kế hoạch có thể giúp người dân không gặp rắc rối với Pháp luật, phải xử lý những hình phạt tối thiểu, bắt buộc điều đã và đang khiến quá nhiều người phải ngồi tù một cách không đáng có. Chúng ta cần nhiều chương trình tạo cơ hội làm lại cuộc đời. Có rất nhiều phương án tích cực mà chúng ta có thể làm và tôi tin chắc rằng những luật kiểm soát súng đạn theo đúng lẽ thường sẽ rất có ích vào lúc này. Đây cũng là điều mà Donald Trump ủng hộ. Chúng ta có quá nhiều vũ khí quân dụng lưu hành bừa bãi ở nơi công cộng. Lực lượng cảnh sát của chúng ta không được trang bị đủ để ứng phó. Chúng ta phải để súng tránh xa khỏi tay những kẻ gây hại khi có súng trong tay và chúng ta phải ban lệnh cấm những kẻ đang trong diện theo dõi khủng bố mua súng. Nếu những kẻ này bị cấm không được lên máy bay thì chúng cũng phải bị cấm khi mua súng. Đây là những gì chúng ta có thể làm và 2 Đảng phải đồng thuận trong vấn này. LH. Bà nói rằng chúng ta cần làm mọi việc trong khả năng để cải thiện năng lực cảnh sát, qua đó đánh thẳng vào vấn đề phân biệt đối xử ngầm. Bà có nghĩ rằng cảnh sát hiện nay phân biệt đối xử ngầm với người da đen hay không? HC. Tôi cho rằng phân biệt đối xử ngầm là một vấn đề với tất cả mọi người không chỉ cảnh sát. Quá nhiều người trong chúng ta đi đến kết luận quá sớm khi đánh giá người khác và do đó tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta cần phải nghiêm túc tự đặt câu hỏi: Tại sao tôi lại cảm thấy như vậy? Nhưng 298.

<span class='text_page_counter'>(311)</span> khi đề cập đến vấn đề năng lực cảnh sát, một khía cạnh có ý nghĩa và hệ quả mang tính con người, mang tính sống còn… thì như tôi đã nói, trong gói ngân sách đầu tiên mà tôi phải chịu trách nhiệm, tôi sẽ đầu tư vào việc hỗ trợ giải quyết vấn đề phân biệt đối xử ngầm bằng việc tái huấn luyện đại đa số sĩ quan cảnh sát. Vài tuần trước tôi có cuộc nói chuyện với một nhóm các cảnh sát đầy kinh nghiệm và có năng lực, họ cũng thừa nhận phân biệt đối xử ngầm là một vấn đề, họ có rất nhiều mối quan ngại, vấn đề thần kinh là một trong những mối quan ngại lớn nhất bởi ngày nay cảnh sát đang phải đối mặt với rất nhiều kẻ có vấn đề về thần kinh. Họ muốn có được sự ủng hộ, họ muốn được huấn luyện thêm, họ muốn được giúp đỡ và tôi cho rằng Chính phủ có thể làm được điều đó. DT. Tôi muốn được phản hồi về vấn đề này. Thứ nhất tôi đồng tình và rất nhiều người trong Đảng của tôi muốn trao một số quyền nhất định cho những người trong diện theo dõi và diện cấm bay. Tôi nói điều này là dù có được sự bảo trợ của Hiệp hội súng trường Mỹ (NRA) nhưng chúng ta phải xem xét rất kỹ lưỡng những người này dù họ có xứng đáng bị liệt vào danh sách đó không. Chúng ta sẽ giúp họ ra khỏi danh sách nhưng tôi đồng ý với việc không thể bán súng cho họ. Về vấn đề kiểm soát đột xuất, có lẽ động cơ chính trị là lý do khiến bà không dám nói về vấn đề này, nhưng tôi không cho rằng điều đó là không nên. Ở New York, chúng ta có 2.200 vụ ám sát mỗi năm và từ sau khi áp dụng kiểm soát đột xuất con số này giảm xuống còn 500 vụ. 500 vụ ám sát vẫn còn là rất nhiều nhưng chúng ta đã giảm từ 2.200 xuống còn 299.

<span class='text_page_counter'>(312)</span> 500 dưới thời thị trưởng cũ, nhưng thị trưởng đương nhiệm lại bãi bỏ chính sách này. Vậy nên, bà không thể nói rằng chính sách này không có tác dụng bởi vì nó có tác dụng, tác dụng rất lớn. HC. Công bằng mà nói, nếu chúng ta so sánh giữa các thị trưởng với nhau thì dưới thời thị trưởng đương nhiệm tỷ lệ tội phạm vẫn tiếp tục được giảm trong đó có cả số lượng các vụ ám sát. DT. Bà nhầm rồi! HC. Tôi không hề nhầm DT. Số vụ ám sát đã tăng, kiểm tra mà xem… HC. Tôi đánh giá cao nỗ lực của cả 2 thị trưởng, cả 2 cảnh sát trưởng bởi những gì họ làm đã phát huy tác dụng và những cộng đồng khác cần ngồi lại với nhau và học hỏi từ những gì đã phát huy tác dụng. Tôi cho rằng dù chỉ một vụ ám sát cũng là quá nhiều, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải học hỏi từ những điều đã phát huy tác dụng chứ không phải từ những gì nghe qua có vẻ ồn ào nhưng không có tác dụng như mong muốn. Chẳng ai không muốn đảm bảo an toàn cho các cụm dân cư cả nhưng cũng chẳng ai phản đối việc phải tôn trọng quyền lợi của những thanh niên sinh sống tại các cụm dân cư này. Vậy nên, chúng ta cần làm tốt hơn việc hợp tác với các cộng đồng: các cộng đồng tôn giáo, cộng đồng kinh doanh cũng như cảnh sát để cùng nhau giải quyết vấn đề này. 300.

<span class='text_page_counter'>(313)</span> LH. Tôi xin nhắc lại, đây là phần tranh luận về sắc tộc. DT. Tôi muốn được phản hồi. LH. Xin mời Ông. DT. Cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã quá thất vọng với giới làm chính trị, những người đến mùa tranh cử như lúc này đây thì nói rất hay nhưng sau mùa tranh cử thì hẹn 4 năm sau gặp lại nhé. Cộng đồng người Mỹ gốc Phi đã bị Đảng Dân chủ và giới làm chính trị lợi dụng để lấy những lá phiếu từ họ. Các chính trị gia đã kiểm soát các cộng đồng này trong suốt một thế kỷ qua… Tôi đã tới khắp nơi, tôi đã gặp những con người vĩ đại nhất trong cộng đồng ấy và họ rất, rất thất vọng với những gì giới chính trị gia đã nói với họ và những gì giới chính trị gia làm được cho họ. HC. Tôi nghĩ Donald vừa chỉ trích tôi chỉ vì tôi chuẩn bị cho cuộc tranh luận này và đúng là tôi đã chuẩn bị và Ông biết tôi còn chuẩn bị làm gì nữa không? Làm Tổng thống. Và tôi nghĩ đó là một việc đúng đắn. Thưa ông Trump, trong 5 năm qua ông đã tuyên truyền một cáo buộc sai sự thật rằng Tổng thống da đen đầu tiên của nước Mỹ không phải cư dân sinh ra ở đây. Ông đã nghi ngờ tính hợp pháp của ông ấy, rồi trong vài tuần qua ông đã thừa nhận điều mà đa phần người Mỹ đã thừa nhận từ hàng năm trước: Tổng thống sinh ra tại Mỹ. Ông có thể cho chúng tôi biết tại sao ông phải mất quá lâu mới thừa nhận điều đó. DT. Tôi sẽ nói cho bà biết, rất đơn giản thôi, những người quản lý chiến dịch tranh cử của bà khi tranh cử với 301.

<span class='text_page_counter'>(314)</span> Obama và là bạn thân của bà đã trả lời phỏng vấn với phóng viên chính trị của CNN về nghi ngờ xuất xứ của Obama. Một phóng viên được đánh giá cao đã tới Kenya để tìm hiểu về vấn đề này. Họ đã đẩy vụ việc lên cao trào nhưng không thể ép Obama trình ra giấy khai sinh. Khi tôi tham gia tôi đã ép ông ta phải trình ra giấy khai sinh, vậy nên tôi cảm thấy thỏa mãn. Vì sao tôi cảm thấy thỏa mãn ư? Vì tôi muốn xong đâu vào đấy thì tập trung vào đánh bại IS, xong đâu vào đấy thì tạo ra công ăn việc làm, xong đâu vào đấy thì xây dựng biên giới vững mạnh, bởi tôi mong muốn xong đâu vào đấy thì tập trung vào những việc quan trọng đối với tôi và quan trọng đối với đất nước. LH. Tôi muốn hỏi là giấy khai sinh đã được Tổng thống công khai vào năm 2011, nhưng sau đó ông vẫn tuyên truyền về việc Tổng thống sinh ra tại Kenya và nghi ngờ tính xác thực trong suốt những năm 2012, 2013, 2014, 2015 và gần đây nhất là vào tháng 1 năm nay. Vậy điều gì đã khiến ông thay đổi quan điểm. DT. … thì không ai thúc đẩy việc làm rõ cả, không ai quan tâm đến vấn đề này, nhưng tôi là người đã buộc họ phải công khai giấy khai sinh và tôi nghĩ tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cựu ngoại trưởng Clinton cũng tham gia mà. Ai cũng sẽ nói rằng điều đó là không chính xác nhưng sự thật là vậy đấy… Hãy xem lại CNN đi, xem lại đoạn phỏng vấn với cựu quản lý chiến dịch của bà đi, bà có liên quan đấy. Nhưng cũng giống bà không thể đem về công ăn việc làm cho nước Mỹ, bà cũng chẳng làm được gì trong vụ này. 302.

<span class='text_page_counter'>(315)</span> LH. Bà Clinton, tôi sẽ để bà phản hồi nhưng xin nhắc lại rằng chúng ta đang nói tới vấn đề hàn gắn mâu thuẫn sắc tộc trong phần này. HC. Hãy nghe ông ta nói mà xem. Rõ ràng đúng như Donald vừa thừa nhận ông ta biết khi đứng trên sân khấu này và khi được hỏi về vấn đề sắc tộc ông sẽ tìm cách lảng tránh nhưng đâu có dễ vậy. Sự thật là ông đã bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình dựa trên lời nói dối đầy tính phân biệt chủng tộc rằng: Tổng thống da đen đầu tiên của chúng ta không phải công dân Mỹ. Không hề có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy điều đó nhưng ông ta cứ thế tuyên truyền. Sở dĩ ông ta cứ lặp đi lặp lại luận điệu này trong nhiều năm bởi một bộ phận những người ủng hộ ông ta dường như tin hoặc tự ép mình tin vào điều đó, nhưng hãy nhớ rằng khi Donald bắt đầu sự nghiệp vào năm 1973, ông ta đã bị Bộ Tư pháp kiện về việc phân biệt chủng tộc khi không cho phép người Mỹ gốc Phi thuê nhà tại các khu chung cư do ông ta sở hữu. Và ông ta cũng nhắc nhở tất cả những người làm việc cho mình phải nhớ rõ đấy chính là chính sách phải tuân thủ. Thực chất ông ta đã bị Bộ Tư pháp kiện tới 2 lần, do đó có thể thấy ông ta có tiền sử phân biệt chủng tộc và vụ nơi sinh của Tổng thống Obama là một lời bịa đặt gây tổn thương sâu sắc. Các bạn biết đấy, Barack Obamalà một người có phẩm cách rất cao và tôi có thể thấy rõ lời bịa đặt kia khiến ông ấy phiền lòng đến mức nào. Nhưng tôi muốn nhắc đến lời của Michelle Obama trong bài phát biểu tuyệt với của bà tại Đại hội Đảng Dân chủ: “Khi đối phương tìm cách chơi xấu, ta vẫn phải 303.

<span class='text_page_counter'>(316)</span> kiêu hãnh ngẩng cao đầu” và Barack Obama vẫn kiêu hãnh ngẩng cao đầu, mặc cho những chiêu trò của Donald Trump tìm cách kéo ông xuống. LH. Thưa ông Trump, ông có thể phản hồi, sau đó chúng ta sẽ chuyển sang phần tiếp theo. DT. Tôi xin được phản hồi. Thứ nhất tôi đã được xem cái cách mà bà được chuẩn bị trước khi tranh luận với Barack Obama. Bà đối xử với ông ta chẳng ra gì và rồi tôi xem cái cách mà bà nói về mọi việc tốt đẹp ra sao hay bà tuyệt với như thế nào. Bà đã tìm mọi cách bêu xấu Obama. Bà và bộ phận tranh cử của bà, thậm chí còn phát tán bức ảnh của Obama trong cái bộ trang phục ấy, bức ảnh rất nổi tiếng còn gì? Tôi đã nghĩ Bà không thể phủ nhận điều đó đâu. Mới tuần trước, quản lý chiến dịch tranh cử của bà còn thừa nhận điều đó. Vì thế nên bà đừng có tỏ ra thanh cao, không có tác dụng gì đâu. Còn về vấn đề kiện tụng, đúng khi đó tôi còn trẻ, tôi và Công ty của cha mình… và không chỉ có các Công ty của tôi mà còn nhiều Công ty khác trên khắp đất nước cũng bị kiện. Đó là một vụ kiện liên bang. Chúng tôi đã giải quyết vụ kiện mà không phải thừa nhận sai lầm. Tôi sẽ đi xa hơn một bước, ở Florida - một cộng đồng khó nhằn nhưng là một cộng đồng tuyệt vời và giàu có, có lẽ là cụm dân cư giàu có nhất trên thế giới - tôi đã mở một sân goft ở đây và được đánh giá rất cao, không hề phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Phi, không hề phân biệt với người Hồi giáo hay bất kỳ ai. Đó là một sân goft rất thành công và tôi rất mừng vì đã xây lên 304.

<span class='text_page_counter'>(317)</span> nó và được đánh giá rất cao. Tôi rất tự hào vì nó, thực sự tôi cảm thấy vậy”… ……………….. II. Giả định Anh (Chị) là người ủng hộ cho các tuyên bố trong các chủ đề dưới đây. Hãy xây dựng lập luận gồm các luận điểm, các lý lẽ, bằng chứng để bảo vệ cho tuyên bố đó. Chủ đề 1. Muốn có kết quả khác biệt thì phải hành động khác biệt, không theo cách cũ. Chủ đề 2. Để sống trung thực và đúng đắn bạn chỉ cần biết ít thôi, nhưng để sống khác bạn cần nghiên cứu kỹ các đạo luật. Chủ đề 3. Muốn người khác đối xử với mình thế nào, hãy đối xử với họ theo cách mình muốn. Chủ đề 4. Luật sư là cánh tay nối dài của thẩm phán. Chủ đề 5. Luật sư là người có một trái tim nóng, một cái đầu lạnh và đôi bàn tay sạch. III. Với mỗi chủ đề dưới đây, Anh (Chị) hãy: a. Chọn cho mình một trong hai quan điểm: Ủng hộ hoặc phản đối. b. Từ quan điểm đã chọn, xây dựng lập luận (khoảng 01 trang giấy A4) để bảo vệ quan điểm đã chọn, bao gồm các nội dung: đưa ra các luận điểm; nêu các lý lẽ và các minh chứng bảo vệ các luận điểm đó; kết luận cuối cùng. 1. “Kết bạn trên Facebook, nên hay không?”. 2. “Bỏ quy định điểm danh sinh viên trên lớp, nên hay không?”. 305.

<span class='text_page_counter'>(318)</span> 3. “Quan hệ tình dục trước hôn nhân, nên hay không?”. 4. “Sinh viên nên tập trung vào nhiệm vụ học tập, đừng mất thời gian vào chuyện chính trị, chuyện đời sống xã hội”. 5. “Bãi bỏ án tử hình, nên hay không?”. 6. “Hợp thức hóa hôn nhân đồng tính, nên hay không?”. 7. “Quy định “Luật sư có nghĩa vụ tố giác thân chủ, nên hay không?”. 8. “Điều luật cho phép được chọn “cái chết êm ái”*, nên hay không?”. (*Cái chết êm ái là cái chết khi người bệnh có nguyện vọng muốn được giải thoát khỏi sự đau đớn của bệnh tật, muốn được kết thúc nhẹ nhàng cuộc đời bằng một liều thuốc độc). 9. “Không có tiền, đừng hy vọng có cuộc sống hạnh phúc”. 10. “Sống thử, nên hay không?”.. 306.

<span class='text_page_counter'>(319)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thanh Sơn (Chủ biên), Đoàn Đức Lương (2018), Kỹ năng tư duy phản biện, NXB Đại học Huế. [2] Lê Thị Hồng Vân (Chủ biên)... (2017), Giáo trình Kỹ năng nghiên cứu và lập luận, NXB Hồng Đức. [3] Lê Duy Ninh (2016), Logic - Phi logic trong đời thường và trong pháp luật, Tài liệu lưu hành nội bộ, thành phố Hồ Chí Minh. [4] Hồ Ngọc Diệp (2016), Tình huống pháp lý và thực tiễn tố tụng, NXB Phương Đông. [5] Đỗ Thị Diệu Ngọc, Nguyễn Huy Cường (2019), Tư duy biện luận – nghĩ hay hơn hay nghĩ, NXB Thế giới. [6] Trần Việt Dũng (2014), Đào tạo luật thông qua mô hình phiên tòa giả định – cẩm nang cho giảng viên và sinh viên Luật, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. [7] Walter Dill Scott (2018), Khoa học điều trí khiển tâm, NXB Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. [8] Nguyễn Trường Giang (2006), Logic trong tranh luận, NXB Thanh niên. [9] Hồ Ngọc Diệp (2010), Bình luận án các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, NXB Phương Đông. [10] Lê Duy Ninh (2013), Một số tình huống và bài tập môn Logic học, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. [11] Wesite: www.congbobanan.toaan.gov.vn 307.

<span class='text_page_counter'>(320)</span> NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ 07 Hà Nội, TP. Huế - Điện thoại: 0234.3834486; Fax: 0234.3819886 Website: huph.hueuni.edu.vn Chịu trách nhiệm xuất bản Q. Giám đốc: TS. Trần Bình Tuyên Chịu trách nhiệm nội dung Q. Tổng biên tập: TS. Nguyễn Chí Bảo Thẩm định nội dung TS. Lê Thị Thảo ThS. Hoàng Ngọc Thanh Biên tập viên Ngô Văn Cường Biên tập kỹ thuật Trần Dương Hoàng Long Trình bày, minh họa Minh Hoàng Sửa bản in Ngô Cường Đối tác liên kết xuất bản Đoàn Đức Lương, Trường Đại học Luật, Đại học Huế Đường Võ Văn Kiệt, phường An Tây, thành phố Huế. KỸ NĂNG LẬP LUẬN VÀ TRANH LUẬN In 2.000 bản, khổ 14.5x20.5cm tại Công ty TNHH In và Bao bì Hưng Phú, Khu phố 1A, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Số xác nhận đăng ký xuất bản: 1472-2020/CXBIPH/05-20/ĐHH. Quyết định xuất bản số: 71/QĐ/ĐHH-NXB, cấp ngày 08 tháng 05 năm 2020. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020. Mã số ISBN: 978-604-974-422-8. 308.

<span class='text_page_counter'>(321)</span>

×