Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty VTC dịch vụ truyền hình số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.89 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ </b>


<b>SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP </b>



<b>1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp </b>



- Khái niệm vốn kinh doanh: “VKD là một phần thu nhập của một quốc gia
được biểu hiện dưới dạng tài sản vật chất hay tài sản tài chính được các cá nhân, tổ
chức, các doanh nghiệp bỏ ra, đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời tối đa(tối đa hố lợi nhuận).”


- Đặc trưng của vốn kinh doanh của doanh nghiệp


+ VKD được biểu hiện bằng một lượng giá trị thực của những tài sản
dùng để sản xuất ra một lượng giá trị của các sản phẩm.


+ VKD phải đạt được một lượng đủ lớn về quy mơ thì mới có thể hoạt
động sinh lời.


+ VKD phải luôn vận động, gắn với hoạt động SXKD với mục tiêu chính
là sinh lời.


+ VKD không chỉ biểu hiện bằng tiền của TSHH mà còn biểu hiện bằng
tiền của TSVH.


+ VKD có giá trị về mặt thời gian.


+ Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định.
- Vai trò của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp


+ VKD có vai trị tiên quyết trong việc quyết định thành lập DN



+ VKD có vai trò quan trọng trong việc xếp loại quy mô của DN, tạo
dựng hình ảnh và vị thế cho DN trên thương trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
+ Dựa vào nguồn hình thành vốn


 Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn do chủ sở hữu DN bỏ ra để sử dụng
trong quá trình SXKD của DN vàDN được tồn quyền sử dụng mà khơng phải cam
kết thanh toán.


 Vốn vay (Nợ phải trả): Nguồn vốn này của DN được hình thành thơng
qua một số phương thức chủ yếu như đi vay của các cá nhân hay các tổ chức tín
dụng dưới mọi hình thức hoặc do phát hành trái phiếu; chiếm dụng các khoản phải
trả người bán, trả cho Nhà nước, khoản người mua ứng trước, phải trả cho lao động
trong DN.


+ Dựa theo kết quả của hoạt động đầu tư


VKD đầu tư vào TSLĐ là số vốn đầu tư để hình thành các TSLĐ phục
vụ cho hoạt động SXKD của DN


VKD đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành các TSCĐ hữu
hình và vơ hình


 VKD đầu tư vào tài sản tài chính (TSTC) là số vốn DN đầu tư vào TSTC


+ Dựa theo đặc điểm luân chuyển vốn kinh doanh của DN


 Vốn cố định (VCĐ): Là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ trong DN



 Vốn lưu động (VLĐ):Vốn lưu động của DN là một bộ phận của VKD
được ứng ra để hình thành nên TSLĐ của DN


<b>1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Mục đích phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
+ Xác định được một cơ cấu VKD phù hợp cho DN


+ Đánh giá một cách chính xác việc DN đang sử dụng VKD trong thực tế
như thế nào


+ Ghi nhận những mặt đã đạt được trong hoạt động sử dụng VKD của
DN để có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy, phát huy. Đồng thời chỉ ra những
mặt hạn chế chưa hiệu quả cụ thể, chi tiết đến từng phòng ban trong DN và phát
hiện ra những nguyên nhân của những yếu kém này để từ đó áp dụng những biện
pháp hạn chế, xử lý kịp thời


- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động


 Vòng quay hàng tồn kho


 Vòng quay các khoản phải thu


 Kỳ thu tiền bình qn


 Vịng quay vốn lưu động


 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động



+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định


 Sức sinh lời của TSCĐ


 Sức sản xuất của TSCĐ


 Hiệu suất sử dụng vốn cố định


 Hiệu quả sử dụng vốn cố định


+ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh


 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh


 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD (ROA)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
+ Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp


 Nhận thức và trình độ quản lý của BGĐ và lãnh đạo các phòng ban
chức năng trong DN


Trình độ của người lao động trong DN


Trình đơ quản lý VKD trong doanh nghiệp


 Tổ chức sử dụng vốn trong các khâu: dự trữ, sản xuất, tiêu thụ


Phương tiện quản lý của doanh nghiệp



 Công tác quản trị doanh nghiệp


+ Nhóm nhân tố bên ngồi doanh nghiệp


 Bối cảnh nền kinh tế


Chính sách Nhà nước về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh
doanh dịch vụ truyền hình trả tiền


 Mức độ phát triển của thị trường


<b>CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN </b>


<b>KINH DOANH TẠI CƠNG TY VTC DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH SỐ </b>


<b>2.1. Khái quát về công ty VTC Dịch vụ truyền hình số </b>



- Lịch sử hình thành và chặng đường phát triển của Công ty VTC Dịch vụ
truyền hình số


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

+ Tháng 5/2012, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Truyền hình số -
VTC Digital được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị là: Trung tâm Dịch vụ
Truyền hình số - CDT, Cơng ty TNHH MTV Viễn thơng và Dịch vụ truyền hình –
VTBS và Chi nhánh Miền Nam của Tổng công ty VTC


+ Sau quá trình tài cấu trúc Tổng Công ty VTC diễn ra vào năm 2013,
hiện nay Công ty VTC Dịch vụ truyền hình số đã quay về trở thành đơn vị hạch
tốn phụ thuộc Tổng Cơng ty.


- Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: Cơng ty VTC Digital cung cấp 3 dịch
vụ chính đó là



+ Dịch vụ truyền hình trả tiền qua vệ tinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh


+ Trong những năm qua, tình hình cạnh tranh trong thị trường truyền hình
trả tiền ở Việt Nam diễn ra rất khốc liệt do sự xuất hiện của nhiều công ty mới với
tiềm lực tài chính hùng mạnh và tốc độ số hóa diễn ra ngày càng nhanh. Trong
mảng dịch vụ truyền hình vệ tinh, hai đối thủ lớn nhất của công ty VTC Digital trên
thị trường hiện nay là K+ và MobiTV (AVG)


+ Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam và một phần lãnh thổ Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Campuchia. Trong đó thị
trường trong nước là chủ yếu với trọng tâm là khu vực Miền Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra)
duy trì tỷ trọng trên 80% tổng số lượng đầu thu bán ra của cơng ty, thị trường nước
ngồi chiếm tỷ trọng rất nhỏ.


- Kết quả kinh doanh chung của Doanh nghiệp: trong giai đoạn từ năm
2011-2015 cơng ty có sự tăng trưởng về doanh số. Từ năm 2011-2013, công ty tăng
trưởng chậm, cụ thể là năm 2011 là 61,7 tỷ đồng, sang năm 2012 là 76 tỷ đồng tăng
trưởng 23% so với năm 2011, năm 2013 là 88,9 tỷ đồng tăng trưởng chỉ đạt 17%
của năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014 thì doanh số lại tăng trưởng tốt trở lại đạt
108,6 tỉ đồng tăng 22% so với năm 2013 và đến năm 2015 thì chững lại khi tăng
chưa đến 0,1%.


- Tình hình tài chính chung của Doanh nghiệp


+ Nhìn chung trong cả giai đoạn, tổng tài sản của công ty tăng lên từ 93,7
tỷ đồng năm 2011 tăng lên đến 128,5 tỷ đồng năm 2015, nhưng giữa các năm trong
giai đoạn lại tăng giảm không đồng đều. Sự biến động này xuất phát từ việc thay đổi
Tổng tài sản ngắn hạn qua các năm tùy thuộc vào từng điều kiện kinh doanh.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty </b>


<b>VTC Dịch vụ truyền hình số </b>



- Phân tích tổng quan về nguồn vốn của Doanh nghiệp: nguồn vốn của DN
được hình thành từ hai nguồn chính là NVCSH và Nợ phải trả ngắn hạn chiếm tới
hơn 98% tổng nguồn vốn của DN.


- Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn


+ Phân tích tình hình sử dụng tổng vốn: VLĐ là loại vốn chủ yếu, chiếm
tỷ trọng lớn hơn trong tổng số vốn của DN, tỷ lệ VLĐ trong tổng số vốn SXKD của
Công ty ln đạt trên 55%.


+ Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn:


 Về hiệu suất sử dụng VKD: Nhìn chung trong cả giai đoạn 2011 –
2015, hiệu suất sử dụng vốn của DN là khá tốt và được giữ tương đối ổn định


 Về tỷ suất LNST trên VKD: ta thấy chỉ tiêu này âm trong 2 năm 2011
và 2012 do DN làm ăn thu lỗ. Mặc dù tỷ suất LNST trên VKD của DN đã dương và
tăng trưởng đều đặn qua từng năm trong giai đoạn 2013 – 2015 nhưng giá trị và tốc
độ tăng trưởng vẫn còn thấp.


 Về Tỷ suất LNST trên VCSH: chỉ tiêu này âm trong 2 năm 2011 và
2012 do DN làm ăn thu lỗ. Tuy nhiên đã dương trở lại năm 2013 và đạt mức khá tốt
vào năm 2014 là 0,09 đơn vị và đạt đỉnh trong giai đoạn vào năm 2015 là 0,11 đơn vị.


- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động



+ Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động: Trong cơ cấu VLĐ giai đoạn
2011 - 2015, chiếm tỷ trọng lớn là các khoản phải thu ngắn hạn và HTK chiếm tới
70-80% tổng VLĐ. Đặc biệt là các khoản phải thu ngắn hạn lên tới hơn 67% vào
năm 2014, 2015. Chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo là tiền và các tài khoản tương đương
tiền và cuối cùng là các khoản đầu tư ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác.


+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

 Vòng quay hàng tồn kho của VTC Digital tăng đều đặn qua các năm
và đạt đỉnh vào năm 2014 tại mức 6,7 đơn vị. Sau đó đến năm 2015 chỉ tiêu này đã
điều chỉnh giảm về mức hợp lý là 5,5 đơn vị.


 Tốc độ luân chuyển VLĐ: vòng quay VLĐ tăng dần qua các năm trong
giai đoạn 2011 – 2013 và đạt giá trị cao nhất vào năm 2013 với giá trị là 1,85 đơn vị.
Sau đó giảm dần vào các năm 2014 và 2015. VLĐ trong năm 2014 và 2015 đang bị ứ
đọng ở khâu thanh toán, bị đại lý chiếm dụng nhiều vì cơng ty phải nới lỏng những
quy định về thanh toán như cho các đại lý trả chậm nhiều hơn để kích thích họ nhập
hàng. Và DN đang mất rất nhiều thời gian và gặp khơng ít khó khăn trong nghiệp vụ
thu hồi công nợ dù vẫn đang kiểm sốt tốt các khoản cơng nợ này. Thời gian luân
chuyển VLĐ trong năm 2014 và 2015 cao, lần lượt là 246 ngày và 310 ngày.


 Hệ số đảm nhiệm VLĐ của DN trong gian đoạn 2011 – 2015 là khá
cao, cho ta thấy rằng việc sử dụng VLĐ của DN chưa thật hiệu quả, để tạo ra 1
đồng DTT cần trung bình là 0,74 đồng VLĐ.


 Mức sinh lời của vốn lưu động: hệ số sinh lời vốn lưu động của Công
ty tương đối thấp. Năm 2011 và 2012 chỉ tiêu này âm do công ty làm ăn thua lỗ,
năm 2013 đã dương trở lại đạt mức 0,05 và đều tăng qua các năm 2014 và 2015
nhưng chỉ tiêu này đều thấp hơn 0,1; nghĩa là 1 đồng vốn lưu động tạo ra chưa được
0,1 đồng lợi nhuận.



- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định:


 Hiệu suất sử dụng VCĐ: Nhìn chung hiệu suất sử dụng VCĐ của
công ty tương đối cao, tăng đều đặn qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2014, với
tốc độ tăng trung bình 1,2 lần. Sang đến năm 2015, hiệu suất sử dụng VCĐ có sự
sụt giảm nhẹ so với năm 2014, xuống mức 2,8 đơn vị.


 Tuy nhiên hiệu quả sử dụng VCĐ của DN còn thấp, liên tục âm trong
2 năm 2011 và 2012 do công ty làm ăn thua lỗ. Tuy đã quay lại giá trị dương trong
năm 2013 và tiếp tục duy trì đà tăng trong năm 2014 và 2015 nhưng giá trị cao nhất
mới đạt 0,21 lần (năm 2015)


 Cùng với đó sức sinh lời TSCĐ cũng ở mức thấp, năm 2011 và 2012
mức sinh lời âm, do công ty bị thua lỗ, chi phí bỏ ra khá lớn nhưng lợi nhuận thu về
lại không cao, năm 2013 mức sinh lời của TSCĐ chỉ đạt có 0.09 đơn vị nhưng lại
tăng mạnh ở năm 2014 lên tới 0,23 đơn vị và lên tới 0,31 đơn vị vào năm 2015.


<b>2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại cơng ty VTC Dịch vụ </b>


<b>truyền hình số </b>



- Những kết quả đạt được


+ Cơ cấu VLĐ và VCĐ được giữ ổn định và khá hợp lý trong gian đoạn
2011 – 2015


+ Hiệu suất sử dụng VKD của DN duy trì ở mức khá tốt và được giữ
tương đối ổn định trong cả giai đoạn 2011 – 2015



+ Tỷ suất LNST trên VCSH của DN dương trở lại vào năm 2013 và giữ
tốc độ tăng trưởng tốt trong 2 năm liên tiếp là 2014 và 2015, đạt giá trị ấn tượng
năm 2015 là 0,11


+ Cơng ty vẫn đang kiểm sốt khá tốt các khoản cơng nợ ngắn hạn của mình
+ DN khá chú trọng việc sử dụng vốn để mua sắm TSCĐ phục vụ kinh
doanh và giá trị TSCĐ nhìn chung là tăng đều trong cả giai đoạn


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty ổn định và tương đối cao


+ Sức sản xuất của TSCĐ của DN đạt giá trị khá tốt và giữ được sử ổn
định trong cả giai đoạn nghiên cứu


- Những tồn tại và nguyên nhân
+ Những tồn tại


 Tỷ suất LNST trên VKD của DN còn tương đối thấp


 Trong cơ cấu VLĐ, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn và HTK rất cao


DN đang mất rất nhiều thời gian và gặp khơng ít khó khăn trong
nghiệp vụ thu hồi công nợ


 Hệ số đảm nhiệm VLĐ của DN là khá cao


 Hệ số sinh lời vốn lưu động của Công ty tương đối thấp


 Các khoản phải thu dài hạn đã tăng gấp đôi trong năm 2015



 Hiệu quả sử dụng VCĐ của DN còn thấp


 Sức sinh lời TSCĐ của DN trong cả giai đoạn cũng ở mức thấp và
tăng trưởng chưa ổn định


+ Nguyên nhân


 Nguyên nhân khách quan:


o Giai đoạn 2011 – 2015 chứng kiến sự gia nhập thị trường truyền
hình trả tiền Việt Nam của rất nhiều công ty mới, với tiềm lực tài chính hùng hậu, cơ
sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến.


o Cơng ty mẹ - Tổng công ty VTC tiến hành đề án tái cấu trúc năm
2012 – 2015


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

 Nguyên nhân chủ quan:


o Mô hình cơng ty VTC Digital là công ty con hạch tốn phụ thuộc
Tổng cơng ty VTC – là một công ty 100% vốn nhà nước


o Các sản phẩm bộ thu truyền hình vệ tinh, và các gói dịch vụ truyền hình
(gói kênh) của cơng ty đã lỗi thời, chưa cập nhật được những công nghệ, xu thế mới, có
nhiều hạn chế, thua kém khi so sánh với sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh


o Công ty đã phải triển khai các chính sách nới lỏng các điệu kiện
thanh toán


o Việc nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường của công ty được thực
hiện chưa tốt



o Chính sách và cơng tác thu hồi công nợ chưa khoa học, chặt chẽ
thiếu các ràng buộc pháp lý


<b>CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN </b>


<b>KINH DOANH TẠI CÔNG TY VTC DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH SỐ </b>


<b>3.1. Những định hướng phát triển của công ty VTC Dịch vụ truyền hình số </b>



- Dự báo thị trường trong giai đoạn 2016 – 2020:


+ Xu thế phát triển mạnh mẽ của truyền hình internet OTT,


+ Các nhà mạng di động sẽ nhanh chóng gia nhập vào thị trường truyền
hình trả tiền,


+ Đề án số hóa của chính phủ bước vào giai đoạn hoàn tất dẫn đến nhu
cầu về đầu thu truyền hình KTS tăng cao


- Những định hướng của công ty trong thời gian tới:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Phát triển thuê bao mới: Đạt mốc 1 triệu thuê bao “sử dụng dịch vụ
truyền hình vệ tinh” vào năm 2020


+ Dịch vụ truyền dẫn:” Duy trì và Chăm sóc tớt dịch vụ với các đơn vị hiện
có và phát triển mới ca<sub>́c Đài còn la ̣i. Gia hạn Hợp đồng cung cấp dịch vụ với 10 Đơn </sub>
vị; Ký và thực hiện hợp đồng phát sóng mới: 05 đài PTTH và Đới ta<sub>́c truyền thông. </sub>


+ Phát triển và tung ra SP mơ<sub>́ i VTC Hybrid S1: VTC –Hybrid S1 </sub>


+ Phát triển dịch vụ VMH: cung cấp dịch vụ cho 06 Đài PTTH tỉnh và


Công ty truyền thông.


<b>3.2. Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử </b>


<b>dụng vốn kinh doanh tại công ty VTC Dịch vụ truyền hình số </b>



- Giải pháp chung đối với cơng ty:


+ Hồn thiện quy trình và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu và dự
báo thị trường, nhu cầu của khách hàng nói chung và nhu cầu về vốn nói riêng


+ Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới công tác tổ chức cán bộ và tăng cường
công tác đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong cơng ty


+ Quản lý chặt chẽ chi phí


+ Mở rộng mạng lưới bán hàng và đối tượng khách hàng


+ Loại bỏ các sản đã lỗi thời, bổ sung các sản phẩm mới với tính năng
cơng nghệ hiện đại tăng sức cạnh tranh


- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động


+ Nâng cao quy trình và nghiệp vụ thu hồi các khoản phải thu


+ Tính tốn dự trữ hàng hóa lưu kho hợp lý, nâng cao nghiệp vụ quản lý
hàng tồn kho - Ứng dụng “mơ hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản” (EOQ –
Economic Order Quantity)


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định



+ Đẩy mạnh việc thanh lý và loại bỏ các TSCĐ quá cũ, đã hết khấu hao từ lâu
+ Đầu tư mua sắm các TSCĐ mới thay thế cho các máy móc, trang thiết
bị cũ đã thanh lý


<b>3.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ nhằm nâng cao hiệu </b>


<b>quả sử dụng vốn kinh doanh tại cơng ty VTCDịch vụ truyền hình số </b>



- Ngăn chặn hiệu quả việc nhập các đầu thu lậu, đầu thu nhái thương hiệu
đầu thu của VTC vào Việt Nam


- Kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính xem
xét lại quy định áp mức thuế suất 35% đối với các bộ thu truyền hình nhập khẩu và
truy thu thuế đối với những sản phẩm đã bán ra


- Kiến nghị với Bộ TT&TT chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét kiểm
sốt các chương trình khuyến mãi của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình


- Nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm của hiệp hội truyền hình trả tiền
Việt Nam trong việc mua bản quyền các sự kiện truyền hình cũng như các giải đấu
thể thao phát trực tiếp trên truyền hình.


- Đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông hàng quý cung cấp các bản tin
chuyên biệt về thị trường truyền hình trong nước.


- Đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông cập nhật đầy đủ thơng tin về tình
hình thị trường truyền hình trả tiền hàng năm trong Sách trắng về CNTT hàng năm
do bộ phát hành.


- Đề nghị Bộ Thơng tin và truyền thơng sớm hồn thiện và ban hành khung
kháp lý quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ truyền hình OTT.



</div>

<!--links-->

×