Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Sự trơ tráo của nhà lãnh đạo – con dao hai lưỡi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.21 KB, 2 trang )

Sự trơ tráo của nhà lãnh đạo – con dao hai lưỡi
Hãy cùng nhớ lại việc xảy ra đầu năm nay xung quanh chiếc ghế Thượng nghị sĩ
bang Illinois mà ông Obama để lại sau khi đắc cử Tổng thống. Đúng là một cuộc
sóng gió, với cái tên tai tiếng Rod Blagojevich, và một cái tên nữa, Roland Burris.

Sau khi được chứng minh là trong sạch và không liên quan đến những âm mưu
mua quan bán tước của Thống đốc bang Illinois lúc đó là ông Rod Blagojevich,
cuối cùng ông Roland Burris đã trở thành Thượng nghị sĩ của bang này.
Sau khi được ông Thống đốc thất thế bổ nhiệm, Burris đã “tự làm mình nổi bật
giữa đám đông”, bất chấp sự bất mãn của đảng Dân chủ, bao gồm cả ông
Barack Obama, người tiền nhiệm của ông.
Burris đã xuất hiện ở Washington và tự tuyên bố ông chính là tân Thượng nghị
sĩ của bang Illinois. Ông không có chỗ ngồi ngay lập tức, nhưng sau khi trình bày
trường hợp của mình với ban lãnh đạo Thượng viện và cơ quan lập pháp Illinois,
Burris đã giành chiến thắng.

Ông Roland Burris. Ảnh: stltoday.com

Từ chính xác nhất để diễn tả những gì Burris đã làm là “sự trơ tráo”, tự làm mình
nổi bật trước đám đông hay “làm theo cách của bạn” bất chấp mọi người nói gì.
Mỗi nhà lãnh đạo cần có một chút trơ tráo nếu muốn thành công.
Khía cạnh tích cực của sự trơ tráo thể hiện cá tính và sự tự tin thực hiện công
việc. Khía cạnh tiêu cực của sự trơ tráo là sự bất chấp trước cảm xúc hay tình
cảm của người khác. Theo thuật ngữ hành vi, sự trơ tráo thể hiện sự quyết
đoán, nhưng một nhà lãnh đạo cần phân biệt được sự khác nhau.
Dưới đây là ba cách thức mô tả sự trơ tráo theo nghĩa tích cực:
Khẳng định bản thân. Điều trước hết và tiên quyết là người lãnh đạo phải tin
vào bản thân mình. Niềm tin vào bản thân là điều cần thiết để khiến người khác
đi theo mình. Một phần của sự tự tin thể hiện ở việc bạn tự làm mình nổi bật
trước đám đông.
Những nhà lãnh đạo thành công sẽ giành được sự khen thưởng xứng đáng đặc


biệt khi rủi ro tiềm tàng cao. Cách nói “khả năng chịu nhiệt” phân biệt những ai
có thể chịu được áp lực và vượt trội trước đám đông và những ai nản lòng trước
khó khăn.
Khẳng định hành động. Các lãnh đạo cần phải sở hữu những việc họ làm. Họ
cần đầu tư trí lực vào toàn bộ quá trình thực thi nhiệm vụ để các đồng nghiệp
cảm nhận được đam mê đằng sau những ý tưởng và dự án. Chúng ta đánh giá
các lãnh đạo bằng hành động chứ không chỉ đơn giản là những ý tưởng.
Khẳng định đội ngũ. Các lãnh đạo cần phải tăng cường sức mạnh cho các
nhóm của mình. Đó không chỉ đơn giản là vấn đề chia sẻ lòng tin, đó là vấn đề
thuyết phục người khác rằng bạn tin tưởng vào các nhân viên của bạn và những
người khác cũng vậy. Bạn muốn các đồng nghiệp cảm thấy niềm tự hào mà bạn
có ở những nhân viên cấp dưới của mình.
Tuy vậy, liệu bạn có thể là một lãnh đạo quá trơ tráo? Hoàn toàn có thể! Và đó
chính là trường hợp của cựu Thống đốc bang Illinois Blagojevich - người đã đưa
Burris vào Thượng viện.
Sau khi bị bắt quả tang đàm phán mua bán chức quyền, không chỉ với chức
Thượng nghị sĩ mà còn nhiều chức vụ khác, ông ta vẫn hành động như mình vô
tội, như thể tất cả việc ông ta bị bắt và bị buộc tội chỉ là một sự hiểu nhầm to lớn.
Còn với ông Burris, rất có thể sự trơ tráo mà đến giờ vẫn được coi là tích cực ở
ông sẽ trở thành xấu xa nếu ông không trung thực trước những câu hỏi của
công luận về quan hệ chức quyền giữa ông và ông Thống đốc đã mất chức kia.
Sự trơ tráo có thể là một điểm tốt cần có ở nhà lãnh đạo, nhưng cũng như tất cả
những điều tốt đẹp khác, nó cần phải sử dụng trong giới hạn cho phép, đúng
chừng mực. Nếu đi quá xa một chút, nó sẽ phản tác dụng với những hậu quả
khôn lường mà nhà lãnh đạo là người đầu tiên phải gánh chịu.
- Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing -

×