Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.08 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU MẶN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU NÀNH </b>



Lê Hồng Giang1<sub> và Nguyễn Bảo Tồn</sub>1


<i>1<sub> Khoa Nơng nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ </sub></i>


<i><b>Thông tin chung: </b></i>


<i>Ngày nhận: 26/9/2014 </i>
<i>Ngày chấp nhận: 07/11/2014 </i>


<i><b>Title: </b></i>


<i>Evaluation on salinity </i>
<i>tolerance ability of some </i>
<i>soybean cultivars </i>


<i><b>Từ khóa: </b></i>


<i>Glycine max (L.) Merrill, </i>
<i>chống chịu mặn, thủy canh, </i>
<i>NaCl, tỷ lệ sống, chiều dài rễ</i>


<i><b>Keywords: </b></i>


<i>Glycine max (L.) Merrill, </i>
<i>salinity tolerance, </i>


<i>hydroponics, NaCl, survival </i>
<i>rate, root length</i>



<b>ABSTRACT </b>


<i>Salinity tolerance of five soybean cultivars [Glycine max (L.) Merrill] </i>
<i>Nhat 17A, MTĐ 748-1, MTĐ 176, MTĐ 760-4 and OMĐN 29 was </i>
<i>evaluated by hydroponics with four levels of NaCl concentration (0, 1, 2 </i>
<i>and 4 g/l). The results showed that NaCl affected the survival ability and </i>
<i>growth of these soybean cultivars. The increase in salt concentrations </i>
<i>caused the decrease in survival rate, as well as height, number of </i>
<i>internode and root length of plants. MTĐ 176, OMĐN 29 and Nhat 17A </i>
<i>had low survival rates with 25, 20 and 10%, respectively, at NaCl </i>
<i>concentration 4 g/l after 5 weeks planted while MTĐ 760-4 could not </i>
<i>survive at this salt level. Particularly, MTĐ 748-1 cultivar had the highest </i>
<i>salt tolerance (survival rate of 70%). Symptoms of salt toxicity</i> <i>were </i>
<i>observed at NaCl concentration of 4 g/l including plant stunting, poorly </i>
<i>developed roots and mature leaves had interveinal chlorosis while veins </i>
<i>remained green, burning of leaf tips and margins, followed by leaf </i>
<i>abscission. </i>


<b>TÓM TẮT </b>


<i>Sự chống chịu mặn của 5 giống đậu nành [Glycine max (L.) Merrill] Nhật </i>
<i>17A, MTĐ 748-1, MTĐ 176, MTĐ 760-4 và OMĐN 29 được đánh giá </i>
<i>bằng phương pháp thủy canh với 4 mức độ muối NaCl 0, 1, 2 và 4 g/l. Kết </i>
<i>quả cho thấy muối NaCl ảnh hưởng đến khả năng sống và sinh trưởng của </i>
<i>cây đậu nành. Nồng độ muối tăng làm giảm tỷ lệ sống của cây, cũng như </i>
<i>chiều cao cây, số lóng và chiều dài rễ. Các giống MTĐ 176, OMĐN 29, </i>
<i>Nhật 17A có tỷ lệ sống thấp ở nồng độ NaCl 4 g/l lần lượt là 25, 20, và </i>
<i>10% ở 5 tuần sau khi trồng trong khi giống MTĐ 760-4 không sống được </i>
<i>ở nồng độ này. Giống MTĐ 748-1 có khả năng chịu mặn cao nhất (tỷ lệ </i>
<i>sống là 70%). Triệu chứng ngộ độc mặn quan sát được ở nồng độ muối </i>


<i>NaCl 4 g/l là cây còi cọc, rễ phát triển nghèo nàn, lá trưởng thành thịt lá </i>
<i>vàng, gân lá cịn xanh, cháy chóp lá và bìa lá và theo sau là sự rụng lá. </i>


<b>1 GIỚI THIỆU </b>


<i>Đậu nành (Glycine max (L.) Merrill) là cây </i>
thực phẩm có giá trị kinh tế cao không chỉ được
trồng làm thức ăn cho người và gia súc vì có hàm
lượng protein cao (40%), lipid (18%), các acid
amin cơ bản và nhiều loại vitamin, đậu nành còn là
<i>cây luân canh cải tạo đất rất tốt (Phạm Văn Biên và </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

thấp hơn miền Bắc, nhưng năng suất thường cao
hơn. Tuy nhiên, hiện nay do tình hình biến đổi khí
hậu, ĐBSCL là một trong những vùng chịu ảnh
hưởng trực tiếp, đặc biệt là tình trạng xâm nhập
mặn vào sâu trong đất liền nên khiến cho nhiều
diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Đối với những
vùng bị nhiễm mặn, vào những mùa vụ năng suất
trồng lúa khơng cao thì nơng dân có thể trồng cây
đậu nành thay thế. Chính vì vậy, để có thể canh tác
tốt và mở rộng diện tích cây trồng này ở ĐBSCL,
việc sử dụng giống chịu mặn là một trong các
phương pháp thích hợp nhất và ít tốn kém nhất so
với các phương pháp khác như cải tạo đất hoặc làm
đê bao ngăn mặn. Để làm cơ sở cho công tác chọn
tạo dịng đậu nành mới thích nghi với điều kiện
mặn, việc đánh giá khả năng chống chịu mặn của
các giống địa phương đang được canh tác là rất cần
thiết. Ở nước ta hiện nay chưa có nghiên cứu nào


về vấn đề này được thực hiện. Vì vậy, mục đích
nghiên cứu này là nhằm xác định mức độ chịu mặn
của một số giống đậu nành trồng ở ĐBSCL để làm
cơ sở chọn lọc các dòng đậu nành có khả năng chịu
mặn thích nghi với điều kiện thực tế của vùng
ĐBSCL.


<b>2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP </b>
<b>2.1 Phương tiện </b>


<i>2.1.1 Vật liệu </i>


Năm giống đậu nành được sử dụng cho nghiên
cứu này là Nhật 17A, MTĐ 748-1, MTĐ 176,
MTĐ 760-4 và OMĐN 29 được thu thập tại Bộ
môn Di truyền giống nông nghiệp, Khoa Nông
nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học
Cần Thơ và Cơng ty Vạn Đức (Ấp Đơng Hịa, Xã
Song Thuận, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền
Giang).


Nguồn gốc các giống đậu nành:


 Nhật 17A: Giống địa phương của Đồng
Tháp.


 MTĐ 748-1: Dòng lai MTĐ 240 x TGX
604-01D (Đại học Cần Thơ).


 MTĐ 176: Dòng lai ĐH 4 x CES 97-13


(Đại học Cần Thơ).


 MTĐ 760-4: Dòng lai MTĐ 176 x A 70
(Đại học Cần Thơ).


 OMĐN 29: Dòng lai OMĐN 1 x Kettum
(Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long).


<i>2.1.2 Hóa chất </i>


Khống đa, vi lượng theo Hoagland (Taiz và
Zeige, 2003), NaCl (Trung Quốc) có độ tinh khiết
≥ 99,5%, NaOH 1 M và HCl 1 M (để chuẩn pH).


<i>2.1.3 Thiết bị </i>


Máy đo pH, máy đo EC, máy đo cường độ ánh
sáng, máy đo nhiệt độ, ẩm độ và máy ảnh.


<i>2.1.4 Điều kiện thí nghiệm </i>


Thí nghiệm được thực hiện tại Trại nghiên cứu
và Thực nghiệm nông nghiệp, Khoa Nông nghiệp
và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.


Thời gian thực hiện từ tháng 3/2014 đến tháng
5/2014.


<b>2.2 Phương pháp </b>


<i>2.2.1 Chuẩn bị thí nghiệm </i>


Thùng xốp (50x35x15 cm) được lót màng phủ
nylon đen vào mặt trong của thùng. Miếng xốp có
độ dày 2,5 cm được cắt vừa với kích thước của
miệng thùng để dùng làm giá đỡ. Miếng xốp được
khoét lỗ có đường kính bằng với đường kính rọ
nhựa. Rọ nhựa có lỗ dùng để trồng cây có kích
thước 4,5x4,3x2,7 cm.


Dinh dưỡng được sử dụng theo công thức của
Hoagland (Taiz và Zeige, 2003) có hàm lượng
<i>khống đa lượng giảm 1/2 theo Shereen et al. </i>
(2001). Dung dịch dinh dưỡng được điều chỉnh pH
= 6.0 và đo EC.


<i>2.2.2 Cách tiến hành </i>


Hạt được gieo cho nảy mầm trên đĩa petri có lót
giấy thấm. Cây con sau khi nảy mầm được đặt
trong rọ nhựa (dùng mút làm giá đỡ cây và bơng
gịn thấm để dẫn dung dịch) gắn trên nắp của thùng
xốp và thả nổi trong dung dịch dinh dưỡng 1/2
Hoagland có bổ sung các nồng độ muối NaCl khác
nhau chứa trong thùng xốp (mỗi thùng chứa 12 lít
dung dịch). Dung dịch được thay mới sau 2 tuần và
được duy trì pH = 6.0 và ghi nhận EC sau mỗi
tuần.


<i>2.2.3 Bố trí thí nghiệm </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>2.2.4 Chỉ tiêu theo dõi: </i>


 Tỷ lệ sống (%): (Tổng số cây sống /Tổng
số cây trồng) x 100


 Chiều cao cây (cm): Đo thân cây từ
phần gốc tiếp giáp mặt rọ đến phần đỉnh sinh
trưởng của cây.


 Số lóng trên thân chính: Đếm từ lóng có hai
lá đơn đến tận ngọn.


 Chiều dài rễ (cm): Đo từ đáy rọ đến chóp rễ
dài nhất.


<i>2.2.5 Xử lý số liệu </i>


Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft
Excel và thống kê bằng chương trình SPSS version
20, kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 1% và 5%.


Các số liệu là tỷ lệ phần trăm biến động từ
0-100% được chuyển đổi sang dạng Arcsin√x
(Gomez và Gomez, 1984).


<b>3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN </b>
<b>3.1 Tỷ lệ sống </b>


Bảng 1 cho thấy, ở 1 tuần sau khi trồng (SKT),



tỷ lệ sống giữa 5 giống đậu nành khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê. Các nồng độ muối có sự khác
biệt về tỷ lệ sống ở mức ý nghĩa 1%. Nồng độ
NaCl 4 g/l gây ra sự chết cây (tỷ lệ sống 92%)
trong khi các nồng độ muối thấp hơn cây vẫn sống
100%. Tương tác giữa giống và nồng độ muối
NaCl khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở thời
điểm này.


Ở thời điểm 3 tuần SKT, giữa các giống đậu
nành có sự khác biệt về tỷ lệ sống ở mức ý nghĩa
1%. Giống MTĐ 748-1 có tỷ lệ sống cao nhất với
96,3% khác biệt so với 4 giống còn lại (từ
75-85%). Nồng độ muối NaCl tăng dần làm giảm tỷ lệ
sống của cây, thấp nhất là mức 4 g/l (chỉ còn 46%)
khác biệt ở mức 1% so với nồng độ 2 g/l (89%), và
nồng độ muối 1 g/l (96%). Nồng độ NaCl 0 g/l có
tỷ lệ sống 100% ở tất cả các giống. Có sự tương tác
khác biệt ở mức ý nghĩa 1% giữa các giống và
nồng độ NaCl. Ở nghiệm thức NaCl 4 g/l, các
giống Nhật 17A, MTĐ 176, MTĐ 760-4 và
OMĐN 29 có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ khoảng 25%
đến 45%.


<b>Hình 1: Ảnh hưởng của muối NaCl trên sự sống và sinh trưởng của 5 giống đậu nành Nhật 17A, MTĐ </b>
<b>748-1, MTĐ 176, MTĐ 760-4, OMĐN 29 (từ phải sang) ở 5 tuần sau khi trồng </b>


Đến thời điểm 5 tuần SKT, tỷ lệ sống tiếp tục
giảm ở các nghiệm thức (Hình 1). Giống MTĐ


748-1 cho thấy có khả năng chịu được mặn cao


nhất (tỷ lệ sống 83,8%), không khác biệt so với
OMĐN 29 (73,8%) nhưng khác biệt có ý nghĩa so
với các nghiệm thức còn lại. Giống MTĐ 760-4


<b>NaCl 0 g/l</b>

<b>NaCl 1 g/l</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chịu mặn thấp nhất với tỷ lệ sống 65%, tuy nhiên
khác biệt khơng có ý nghĩa so với MTĐ 176
(68,8%) và Nhật 17A (70%). Nồng độ muối NaCl
2 và 4 g/l cho tỷ lệ sống khác biệt ý nghĩa ở mức
1% so với nồng độ 1 g/l và 0 g/l. Trong đó, ở nồng
độ NaCl 4 g/l cây có tỷ lệ sống thấp nhất, chỉ có
25%. Tương tác giữa giống và các nồng độ muối


có sự khác biệt ở mức 1%. Giống OMĐN 29 có tỷ
lệ sống cao ở nồng độ muối 1 và 2 g/l (tương ứng
là 90,0 và 85,0%) nhưng chỉ còn 20% ở nồng độ 4
g/l. Giống 760-4 vẫn sống 100% ở NaCl 1 g/l
nhưng ở nồng độ 4 g/l thì tỷ lệ sống là 0%. Giống
748-1 có khả năng chịu mặn cao ở nồng độ 4 g/l
(tỷ lệ sống 70%).


<b>Bảng 1: Ảnh hưởng của muối NaCl trên tỷ lệ sống (%) của các giống đậu nành ở thời điểm 1, 3 và 5 </b>
<b>tuần sau khi trồng </b>


<b>Giống và nồng độ NaCl </b> <b><sub>1 </sub></b> <b>Tuần sau khi trồng <sub>3 </sub></b> <b><sub>5 </sub></b>


Nhật 17A + NaCl 0 g/l 100,0 100,0 a 100,0 a



MTĐ 748-1 + NaCl 0 g/l 100,0 100,0 a 100,0 a


MTĐ 176 + NaCl 0 g/l 100,0 100,0 a 100,0 a


MTĐ 760-4 + NaCl 0 g/l 100,0 100,0 a 100,0 a


OMĐN 29 + NaCl 0 g/l 100,0 100,0 a 100,0 a


Nhật 17A + NaCl 1 g/l 100,0 100,0 a 95,0 ab


MTĐ 748-1 + NaCl 1 g/l 100,0 100,0 a 95,0 ab


MTĐ 176 + NaCl 1 g/l 100,0 80,0 ab 75,0 abcd


MTĐ 760-4 + NaCl 1 g/l 100,0 100,0 a 100,0 a


OMĐN 29 + NaCl 1 g/l 100,0 100,0 a 90,0 abc


Nhật 17A + NaCl 2 g/l 100,0 85,0 ab 75,0 bcd


MTĐ 748-1 + NaCl 2 g/l 100,0 95,0 ab 70,0 cd


MTĐ 176 + NaCl 2 g/l 100,0 75,0 b 75,0 abcd


MTĐ 760-4 + NaCl 2 g/l 100,0 90,0 ab 60,0 d


OMĐN 29 + NaCl 2 g/l 100,0 100,0 a 85,0 abc


Nhật 17A + NaCl 4 g/l 85,0 25,0 c 10,0 e



MTĐ 748-1 + NaCl 4 g/l 95,0 90,0 ab 70,0 cd


MTĐ 176 + NaCl 4 g/l 95,0 45,0 c 25,0 e


MTĐ 760-4 + NaCl 4 g/l 100,0 30,0 c 0,00 e


OMĐN 29 + NaCl 4 g/l 85,0 40,0 c 20,0 e


<b>Trung bình (Giống) </b>


Nhật 17A 96,3 77,5 b 70,0 b


MTĐ 748-1 98,8 96,3 a 83,8 a


MTĐ 176 98,8 75,0 b 68,8 b


MTĐ 760-4 100,0 80,0 b 65,0 b


OMĐN 29 96,3 85,0 b 73,8 ab


<b>Trung bình (Nồng độ NaCl) </b>


NaCl 0 g/l 100,0 a 100,0 a 100,0 a


NaCl 1 g/l 100,0 a 96,0 ab 91,0 a


NaCl 2 g/l 100,0 a 89,0 b 73,0 b


NaCl 4 g/l 92,0 b 46,0 c 25,0 c



<b>Fgiống </b> ns ** *


<b>FNaCl</b> ** ** **


<b>Fgiống x FNaCl </b> ns ** **


<b>CV (%) </b> 10,3 26,9 35,3


<i>Những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan;(ns): khác </i>
<i>biệt khơng có ý nghĩa thống kê; (*): khác biệt ở mức 5%; (**): khác biệt ở mức 1%. Do cỡ mẫu nhóm khơng bằng nhau </i>
<i>nên giá trị trung bình điều hịa được sử dụng trong kiểm định Duncan </i>


<b>3.2 Chiều cao cây </b>


Kết quả Bảng 2 cho thấy, chiều cao cây ở 1
tuần SKT có sự khác biệt giữa 5 giống và 4 nồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

176 thấp nhất với 3,9 cm. Việc xử lý muối NaCl
nồng độ từ 1-4 g/l làm giảm chiều cao của cây.
Nồng độ 4 g/l làm chiều cây thấp nhất (5,4 cm),


trong khi ở đối chứng có chiều cao là 8,3 cm.
Khơng có sự tương tác giữa các giống và nồng độ
muối NaCl ở thời điểm này.


<b>Bảng 2: Ảnh hưởng của muối NaCl trên chiều cao cây (cm) của các giống đậu nành ở thời điểm 1, 3 và </b>
<b>5 tuần sau khi trồng </b>


<b>Giống và nồng độ NaCl </b> <b><sub>1 </sub></b> <b>Tuần sau khi trồng <sub>3 </sub></b> <b><sub>5 </sub></b>



Nhật 17A + NaCl 0 g/l 8,6 34,9 b 86,8


MTĐ 748-1 + NaCl 0 g/l 8,6 33,3 b 79,8


MTĐ 176 + NaCl 0 g/l 5,3 27,8 c 70,7


MTĐ 760-4 + NaCl 0 g/l 10,6 39,9 a 96,6


OMĐN 29 + NaCl 0 g/l 8,5 36,4 ab 86,3


Nhật 17A + NaCl 1 g/l 7,3 23,5 c 67,8


MTĐ 748-1 + NaCl 1 g/l 6,8 27,5 c 69,2


MTĐ 176 + NaCl 1 g/l 3,7 19,2 d 52,1


MTĐ 760-4 + NaCl 1 g/l 9,9 34,4 b 78,3


OMĐN 29 + NaCl 1 g/l 7,4 26,1 c 68,9


Nhật 17A + NaCl 2 g/l 6,3 18,8 d 51,9


MTĐ 748-1 + NaCl 2 g/l 5,8 16,0 de 37,8


MTĐ 176 + NaCl 2 g/l 3,9 14,8 def 36,6


MTĐ 760-4 + NaCl 2 g/l 9,1 26,0 c 57,1


OMĐN 29 + NaCl 2 g/l 6,5 18,3 d 49,9



Nhật 17A + NaCl 4 g/l 5,7 8,9 g 15,0


MTĐ 748-1 + NaCl 4 g/l 5,7 11,8 efg 22,9


MTĐ 176 + NaCl 4 g/l 2,6 8,7 g 13,1


MTĐ 760-4 + NaCl 4 g/l 7,6 12,0 efg -


OMĐN 29 + NaCl 4 g/l 5,2 10,5 fg 27,7


<b>Trung bình (Giống) </b>


Nhật 17A 6,9 b 21,5 b 55,4 b


MTĐ 748-1 6,7 b 22,1 b 52,4 c


MTĐ 176 3,9 c 17,6 c 43,1 c


MTĐ 760-4 9,3 a 28,1 a 77,3 a


OMĐN 29 6,9 b 22,8 b 58,2 b


<b>Trung bình (Nồng độ NaCl)</b>


NaCl 0 g/l 8,3 a 34,4 a 84,0 a


NaCl 1 g/l 7,0 b 26,1 b 67,2 b


NaCl 2 g/l 6,3 c 18,8 c 46,7 c



NaCl 4 g/l 5,4 d 10,4 d 19,7 d


<b>Fgiống </b> ** ** **


<b>FNaCl</b> ** ** **


<b>Fgiống x FNaCl </b> ns ** ns


<b>CV (%) </b> 17,0 19,2 21,8


<i>Những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan;(ns): khác </i>
<i>biệt khơng có ý nghĩa thống kê;(**): khác biệt ở mức 1%. Do cỡ mẫu nhóm khơng bằng nhau nên giá trị trung bình điều </i>
<i>hịa được sử dụng trong kiểm định Duncan</i>


Ở 3 tuần SKT, chiều cao cây đều gia tăng đáng
kể và có sự khác biệt ý nghĩa ở mức 1% ở các
nghiệm thức tương tác giống và nồng độ muối
NaCl. Giống MTĐ 760-4 ở cả 4 nồng độ muối đều
cho chiều cao cao nhất và giống MTĐ 176 là giống
có chiều cao thấp nhất. Trung bình chiều cao giống
760-4 là 28,1 cm và giống 176 là 17,6 cm. Nồng độ


muối tăng dần làm giảm chiều cao cây một cách
đáng kể. Chiều cao cây trung bình ở nồng độ 0 g/l
là 34,4 cm, giảm chỉ còn lại 10,4 cm ở nồng độ
4 g/l.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

muối. Giống MTĐ 760-4 vẫn có chiều cao vượt
trội với 77,3 cm, thấp nhất là 2 giống MTĐ 176 và


748-1 (tương ứng là 43,1 và 52,4 cm). Nồng độ
muối tăng từ 1-4 g/l làm giảm chiều cao cây, khác
biệt ở mức 1% so với đối chứng. Nồng độ 4 g/l ảnh
hưởng đáng kể đến chiều cao cây với trung bình là
19,7 cm so với đối chứng là 84,0 cm. Tương tác
giữa giống và muối NaCl khác biệt khơng có ý
nghĩa thống kê.


<b>3.3 Số lóng trên thân chính </b>


Bảng 3 cho thấy, số lóng khác biệt rất ý nghĩa
giữa các giống và nồng độ muối NaCl. Sau 1 tuần,
số lóng trung bình cao nhất là 1,6 lóng ở giống
MTĐ 760-4, thấp nhất là giống 176 chỉ có 0,5
lóng. Số lóng của cây ở các nồng độ muối từ 1-
4 g/l đạt 1,1-1,2 lóng, ít hơn có ý nghĩa so với nồng
độ đối chứng (1,3 lóng).


<b>Bảng 3: Ảnh hưởng của muối NaCl trên số lóng trên thân chính của các giống đậu nành ở thời điểm 1, </b>
<b>3 và 5 tuần sau khi trồng </b>


<b>Giống và nồng độ NaCl </b> <b>Tuần sau khi trồng </b>


<b>1 </b> <b>3 </b> <b>5 </b>


Nhật 17A + NaCl 0 g/l 1,5 7,8 ab 12,7 abc


MTĐ 748-1 + NaCl 0 g/l 1,5 7,4 bc 11,8 bcde


MTĐ 176 + NaCl 0 g/l 0,6 5,3 fg 8,7 ghi



MTĐ 760-4 + NaCl 0 g/l 1,8 8,3 ab 13,6 a


OMĐN 29 + NaCl 0 g/l 1,4 7,8 ab 12,5 abcd


Nhật 17A + NaCl 1 g/l 1,3 6,6 cde 9,9 fgh


MTĐ 748-1 + NaCl 1 g/l 1,4 7,3 bcd 11,1 cdef


MTĐ 176 + NaCl 1 g/l 0,3 4,1 hij 7,9 ij


MTĐ 760-4 + NaCl 1 g/l 1,7 8,6 a 13,2 ab


OMĐN 29 + NaCl 1 g/l 1,2 7,3 bcd 11,0 def


Nhật 17A + NaCl 2 g/l 1,2 6,3 def 10,7 ef


MTĐ 748-1 + NaCl 2 g/l 0,9 5,7 ef 8,8 ghi


MTĐ 176 + NaCl 2 g/l 0,7 4,6 gh 8,1 ij


MTĐ 760-4 + NaCl 2 g/l 1,6 7,4 bc 10,7 ef


OMĐN 29 + NaCl 2 g/l 1,3 6,1 ef 10,2 efg


Nhật 17A + NaCl 4 g/l 1,4 3,4 ijk 7,0 j


MTĐ 748-1 + NaCl 4 g/l 1,1 4,1 hij 7,4 ij


MTĐ 176 + NaCl 4 g/l 0,5 3,0 k 5,0 k



MTĐ 760-4 + NaCl 4 g/l 1,3 3,2 jk -


OMĐN 29 + NaCl 4 g/l 1,1 4,3 ghi 8,5 hij


<b>Trung bình (Giống) </b>


Nhật 17A 1,3 b 6,0 bc 10,1 b


MTĐ 748-1 1,2 b 6,1 c 9,8 c


MTĐ 176 0,5 c 4,2 d 7,4 d


MTĐ 760-4 1,6 a 6,9 a 12,5 a


OMĐN 29 1,2 b 6,4 b 10,5 b


<b>Trung bình (Nồng độ NaCl)</b>


NaCl 0 g/l 1,3 a 7,3 a 11,8 a


NaCl 1 g/l 1,2 b 6,7 b 10,6 b


NaCl 2 g/l 1,1 b 6,0 c 9,7 c


NaCl 4 g/l 1,1 b 3,6 d 7,0 d


<b>Fgiống </b> ** ** **


<b>FNaCl</b> ** ** **



<b>Fgiống x FNaCl </b> ns ** **


<b>CV (%) </b> 35,1 16,4 13,6


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Ở 3 tuần SKT, số lóng gia tăng ở tất cả các
nghiệm thức và có sự tương tác giữa giống và nồng
độ muối. Giống 760-4 có số lóng cao nhất 8,6 ở
nồng độ muối 1 g/l, tuy nhiên không khác biệt so
với các giống Nhật 17A và OMĐN 29 ở nồng độ
0 g/l. MTĐ 760-4 cũng có số lóng thấp ở nồng độ
NaCl 4 g/l không khác biệt so với giống 176. Xét
riêng từng nhân tố cho thấy, giống MTĐ 760-4 có
số lóng nhiều nhất trong 5 giống và nồng độ NaCl
4 g/l làm cho cây có số lóng thấp nhất.


Ảnh hưởng của các nhân tố này cũng tương tự
khi cây được 5 tuần tuổi. Ở thời điểm này, giống
760-4 có số lóng đạt 12,5 lóng, thấp nhất là giống
176 chỉ có 7,4 lóng. Số lóng ở nồng độ muối từ 1-4
g/l lần lượt là 10,6; 9,7 và 7,0 lóng so với nồng độ
0 g/l là 11,8 lóng. Số lóng trung bình của các giống
ở nồng độ không xử lý muối là 11,8 lóng cho thấy
sự sinh trưởng của cây trong điều kiện này bình
thường giống với cây trồng ngoài đồng ruộng.
Theo Nguyễn Phước Đằng (2009), số lóng trên
thân chính của các giống đậu nành trồng ở ngoài
đồng nằm trong khoảng biến thiên từ 10-14 lóng.


<b>3.4 Chiều dài rễ </b>



Chiều dài rễ bị ảnh hưởng rất đáng kể bởi nồng
độ muối NaCl. Ở 1 tuần SKT, chiều dài rễ thấp
nhất ở nồng độ NaCl 2 và 4 g/l, khác biệt có ý
nghĩa so với nồng độ 0 và 1 g/l. Giống OMĐN 29,


MTĐ 748-1 và 760-4 có chiều dài rễ cao nhất so
với các giống cịn lại, trung bình từ 15,8-16,4 cm
(Bảng 4).


Đến 3 tuần SKT, giống MTĐ 748-1, OMĐN 29
và Nhật 17A có chiều dài rễ cao nhất, giống MTĐ
176 có chiều dài rễ thấp nhất. Nồng độ muối 1-4
g/l ảnh hưởng chiều dài rễ, trong đó độ mặn của
NaCl 4 g/l làm cho cây có chiều dài rễ ngắn nhất
(18,0 cm), khác biệt rất ý nghĩa so với môi trường
không xử lý muối (37,5 cm). Tương tác giữa giống
và nồng độ muối có ý nghĩa 5%. Giống 176 ở các
nồng độ muối đều có chiều dài rễ thấp nhất, ngược
lại với giống 748-1 có sinh trưởng của rễ vượt
trội nhất.


Ở thời điểm 5 tuần SKT, vẫn có sự khác biệt
giữa các giống và nồng độ NaCl về chiều dài rễ.
Lúc này, chiều dài rễ của 4 giống Nhật 17A, MTĐ
748-1, 760-4 và OMĐN 29 tốt nhất (trung bình từ
38,8-42,8 cm) và giống 176 là thấp nhất (18,9 cm).
Nồng độ NaCl từ 1-4 g/l ảnh hưởng đáng kể đến
chiều dài rễ, trong đó nồng độ NaCl 4 g/l có chiều
dài rễ chỉ 26,4 cm trong khi nồng độ 0 g/l là 43,6


cm. Không chỉ nồng độ muối NaCl cao làm giảm
chiều dài rễ mà sinh trưởng của rễ bên cũng rất
kém (số lượng rễ bên rất ít) và rễ có màu sắc đen
hơn so với rễ bình thường (Hình 2).


<b>Hình 2: Ảnh hưởng của nồng độ muối NaCl trên sự sinh trưởng của rễ cây đậu nành ở 5 tuần sau khi </b>
<b>trồng: 0 g/l (A), 1 g/l (B), 2 g/l (C) và 4 g/l (D) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i>Cũng theo nghiên cứu của Valencia et al. </i>
(2008), rễ của cây đậu nành bị stress Cl có dấu hiệu
tổn thương mơ ở nồng độ muối NaCl 80 mM
(tương đương 4,68 g/l). Dấu hiệu tổn thương được
nhận thấy ở chóp rễ và rễ bên. Nhìn chung là hệ
thống rễ phát triển nghèo nàn và giảm sự sinh


trưởng của rễ bên, rễ cũng có màu đen hơn ở các
giống ngộ độc Cl theo dạng Cl includer (là giống
nhạy cảm với Cl, Cl được thu nhận và di chuyển từ
rễ lên lá). Tuy nhiên, các giống Cl includer khác thì
hệ thống rễ khơng có dấu hiệu như vậy khi Cl vượt
quá ngưỡng.


<b>Bảng 4: Ảnh hưởng của muối NaCl trên chiều dài rễ (cm) của các giống đậu nành ở thời điểm 1, 3 và 5 </b>
<b>tuần sau khi trồng </b>


<b>Giống và nồng độ NaCl </b> <b><sub>1 </sub></b> <b>Tuần sau khi trồng <sub>3 </sub></b> <b><sub>5 </sub></b>


Nhật 17A + NaCl 0 g/l 17,9 40,6 abc 46,5


MTĐ 748-1 + NaCl 0 g/l 18,1 45,7 a 51,3



MTĐ 176 + NaCl 0 g/l 5,10 19,6 fg 27,0


MTĐ 760-4 + NaCl 0 g/l 17,3 39,4 abcd 45,2


OMĐN 29 + NaCl 0 g/l 18,2 42,2 ab 48,2


Nhật 17A + NaCl 1 g/l 15,6 35,9 bdce 41,0


MTĐ 748-1 + NaCl 1 g/l 17,8 35,8 bdce 38,8


MTĐ 176 + NaCl 1 g/l 2,27 12,9 hi 19,4


MTĐ 760-4 + NaCl 1 g/l 17,9 35,3 cde 40,5


OMĐN 29 + NaCl 1 g/l 18,2 39,4 abcd 46,5


Nhật 17A + NaCl 2 g/l 14,7 32,9 de 41,6


MTĐ 748-1 + NaCl 2 g/l 15,5 38,2 bcde 46,3


MTĐ 176 + NaCl 2 g/l 1,75 11,1 hi 17,1


MTĐ 760-4 + NaCl 2 g/l 16,4 32,3 e 38,6


OMĐN 29 + NaCl 2 g/l 17,8 33,9 cde 41,2


Nhật 17A + NaCl 4 g/l 10,8 20,9 fg 26,0


MTĐ 748-1 + NaCl 4 g/l 12,7 23,3 f 34,9



MTĐ 176 + NaCl 4 g/l 1,95 8,4 i 12,1


MTĐ 760-4 + NaCl 4 g/l 11,7 15,8 gh -


OMĐN 29 + NaCl 4 g/l 11,5 21,7 fg 32,7


<b>Trung bình (Giống) </b>


Nhật 17A 14,7 b 32,6 ab 38,8 a


MTĐ 748-1 15,9 ab 35,7 a 42,8 a


MTĐ 176 2,8 c 12,9 c 18,9 b


MTĐ 760-4 15,8 ab 30,7 b 41,4 a


OMĐN 29 16,4 a 34,3 a 42,1 a


<b>Trung bình (Nồng độ NaCl)</b>


NaCl 0 g/l 15,3 a 37,5 a 43,6 a


NaCl 1 g/l 14,4 ab 31,8 b 37,2 b


NaCl 2 g/l 13,2 b 29,7 b 36,9 b


NaCl 4 g/l 9,71 c 18,0 c 26,4 c


<b>Fgiống </b> ** ** **



<b>FNaCl</b> ** ** **


<b>Fgiống x FNaCl </b> ns * Ns


<b>CV (%) </b> 26,7 20,7 17,6


<i>Những số có chữ theo sau giống nhau khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê khi dùng phép kiểm định Duncan; (ns): khác </i>
<i>biệt khơng có ý nghĩa thống kê; (*): khác biệt ở mức 5%; (**): khác biệt ở mức 1%. Do cỡ mẫu nhóm khơng bằng nhau </i>
<i>nên giá trị trung bình điều hịa được sử dụng trong kiểm định Duncan </i>


Kết quả thí nghiệm cho thấy độ mặn của muối
NaCl tăng đến 4 g/l ảnh hưởng rất lớn đến sự sống
của cây đậu nành, làm giảm đáng kể chiều cao cây,
số lóng và hệ thống rễ phát triển rất kém. Theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>Kết quả của Kondetti et al. (2012) cũng cho thấy </i>
mặn có ảnh hưởng bất lợi cho sự nảy mầm và tất cả
các chỉ tiêu sinh lý của cây đậu nành (chiều dài rễ,
chiều cao chồi, tỷ lệ rễ/chồi, sản lượng vật chất khô
của rễ và chồi, hàm lượng ẩm độ của rễ và chồi) ở
giai đoạn sinh trưởng sớm của cây con. Trong 5
giống đậu nành khảo sát thì giống MTĐ 748-1 có
khả năng chịu được mặn cao. Giống MTĐ 760-4
rất mẫn cảm với mặn. Xét về khả năng sinh trưởng
của 5 giống thì giống MTĐ 760-4 tỏ ra vượt trội về


các đặc điểm nơng học như chiều cao cây, số lóng
trên thân chính và chiều dài rễ. Cũng theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Phước Đằng (2009), trong


12 giống được khảo sát trồng ở điều kiện tự nhiên,
trong đó có MTĐ 176, 748-1 thì giống 760-4 có
nhiều ưu điểm vượt trội về các đặc tính nơng học,
sinh trưởng cũng như các thành phần năng suất và
năng suất nên được tác giả đề nghị khẩn trương
nhân nhanh giống MTĐ 760-4 để đưa vào sản xuất.


<b>Hình 3: Triệu chứng ngộ độc mặn (NaCl 4 g/l) trên lá đậu nành ở 5 tuần sau khi trồng </b>


Bên cạnh đó, triệu chứng trên lá cũng là một
đặc điểm khác biệt giữa các cây bị ảnh hưởng của
<i>mặn cao. Theo Valencia et al. (2008), các giống </i>
nhạy cảm với Cl là Williams, Clark, HBK R4924,
và Dare biểu hiện sự úa vàng trong khi gân lá vẫn
còn xanh hoặc xanh nhạt. Ngược lại, các giống
chống chịu Cl như S-100, Lee 68, và HBK R5525
có lá xanh khỏe mạnh. Thêm vào đó, triệu chứng
stress Cl bao gồm lá vàng sớm, cháy mép và chóp
lá, theo sau là sự rụng lá. Trong thí nghiệm này,
hầu hết các cây đậu nành ở các nghiệm thức muối
NaCl từ 0-1 g/l có đặc điểm lá bình thường, xanh
tốt trong khi các giống ở nồng độ muối 4 g/l có lá
trưởng thành thịt lá bị vàng, gân lá cịn xanh, sau
đó cháy chóp và bìa lá và theo sau là sự rụng lá
(Hình 3).


<b>4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT </b>
<b>4.1 Kết luận </b>


Nồng độ muối NaCl 4 g/l ảnh hưởng đáng kể


đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây đậu nành.
Chiều cao cây, số lóng đều giảm mạnh, hệ thống rễ
phát triển rất kém. Giống MTĐ 760-4 nhạy cảm
nhất đối với mặn và giống MTĐ 748-1 có khả năng
chịu được mặn cao.


Triệu chứng ngộ độc mặn trên lá của cây đậu
nành là lá trưởng thành có thịt lá bị vàng, gân lá


cịn xanh, cháy chóp lá và bìa lá và theo sau là sự
rụng lá.


<b>4.2 Đề xuất </b>


 Đánh giá khả năng chống chịu mặn ở ngoài
đồng ruộng.


 Sử dụng giống MTĐ 760-4 để chọn lọc in
vitro nhằm tạo ra các dịng có khả năng chống chịu
với mức độ mặn (nồng độ NaCl) cao hơn.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Abel, G. H., and A. J. MacKenzie. 1964.
Salt tolerance of soybean varieties (Glycine
max L. Merr.) during germination and later
growth. Crop Sci., 4: 157–161.


2. Chang, R. Z., Y. W. Chen, G. H. Shao, C. W.
Wan. 1994. Effect of salt stress on agronomic


characters and chemical quality of seeds in
soybean. Soybean Sci., 13: 101–105.
3. Gomez, Kwanchai A. and Arturo A.


Gomez. 1984. Statistical procedures for
agricultural research, 2nd Edition. John
Wiley & Sons, Inc., pp. 306-308.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

germination and early seedling growth. Annals
of Biological Research, 3 (3): 1489-1498.
5. Nguyễn Phước Đằng. 2009. Chọn tạo giống


đậu nành năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh,
thích nghi trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu
Long. Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học và
công nghệ cấp Bộ. Trường Đại học Cần Thơ.
6. Phạm Văn Biên, Hà Hữu Tiến, Phạm Ngọc


Qui, Trần Minh Tâm và Bùi Việt Nữ. 1996.
Cây đậu nành. Nhà xuất bản Nông nghiệp.


7. Shereen, A., R. Ansari, and A. Q. Soomro.
2001. Salt tolerance in soybean (Glycine
max L.): Effect on growth and ion relations.
Jak. J. Bot., 33 (4): 393-402.


8. Taiz, L. and E. Zeiger. 2003. Plant
physiology. Hardcover: 690 pages
Publisher: Sinauer Associates; 3 edition.
9. Valencia, R., P. Chen, T. Ishibashi, and M.



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×