Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.59 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>PHẦN MỞ ĐẦU </b>
Từ xưa, việc phòng bệnh và chữa bệnh trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời
sống của con người. Với mức dân số hơn 90 triệu người thì việc nghiên cứu, phát
triển ngành dược là điều tất yếu và cần được quan tâm ở Việt Nam. Nước ta là
nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa kèm theo nhiều loại bệnh phát sinh nên nhu cầu
sử dụng thuốc là rất lớn. Theo báo cáo, công bố tháng 4 năm 2014 của ngành dược
phẩm, ở Việt Nam, chi tiêu cho dược phẩm, tính bình qn năm 2013 là 33
USD/người so với mức chi tiêu cho dược phẩm trên toàn thế giới là 186
USD/người.
Hiện nay ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn
đầu của thời kì phát triển, mới chỉ đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ
nguyên liệu được nhập khẩu và chưa đủ khả năng sản xuất được nguyên liệu phục
vụ cho quá trình sản xuất thuốc và phát minh được thuốc mới.
Trong những năm qua, ngành công nghiệp dược Việt Nam đã đạt được những
bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng ngành giai đoạn 2008-2012 đạt khoảng
23%/năm, dự kiến giai đoạn 2013-2018 đạt khoảng 17.5%/ năm. Sản xuất trong
nước đã đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân.
Tuy nhiên, trên thực tế ngành dược Việt Nam còn đứng trước nhiều thử thách
và rất nhiều cạnh tranh khốc liệt. Thị trường nội địa trong nước chủ yếu bị thuốc
ngoại nắm giữ. Các doanh nghiệp Việt Nam có tuổi đời khá trẻ so với các doanh
nghiệp trên thế giới và chỉ thực sự chú trọng và phát triển từ sau những năm 90 của
thế kỷ 20. Hầu hết các doanh nghiệp Việt nam có quy mơ nhỏ và vừa, vốn đầu tư
chưa lớn, vẫn chưa có khả năng tự sản xuất được thuốc đặc trị, chủ yếu là sản xuất
những loại thuốc thông thường và chủng loại thuốc chưa phong phú nên khả năng
Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế ngày càng mở cửa, mối quan hệ giao lưu
với nước ngoài ngày càng tăng đặc biệt từ khi Việt Nam tham gia tổ chức WTO thì
số lượng các tập đoàn, doanh nghiệp dược nước ngoài vào Việt Nam ngày càng
nhiều.
Ngành dược Việt Nam đang đứng trước thách thức khi phải giải quyết những
câu hỏi định hướng về phát triển: đó là doanh nghiệp Việt Nam nên phát triển về
chiều sâu hay phát triển về chiều rộng và chiến lược nào sẽ giúp doanh nghiệp phát
triển bền vững hơn và đi xa hơn?
Nghiên cứu hiệu quả ngành sản xuất dược phẩm ở Việt Nam qua các năm, và
phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả là một việc vô cùng cần thiết.
Từ đó, đề xuất các giải pháp cho việc tăng năng suất, tăng hiệu quả ngành.
Vì thế tơi lựa chọn thực hiện đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động ngành dược
phẩm Việt Nam – trường hợp công ty cổ phần Y dược phẩmVimedimex”.
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối Đổi mới: Thứ nhất là, chuyển
đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường;
Thứ hai là, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh
đóng vai trị ngày càng quan trọng; Thứ ba là, chủ động hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần ba thập kỷ qua đã mang đến cho
Việt Nam rất nhiều thành quả to lớn. Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đang dần
chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới và tạo
được một môi trường kinh tế có tính cạnh tranh và năng động. Bên cạnh dó, cạnh
tranh là tính tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Đối với các doanh nghiệp, sự
nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín, quyết định vị
thế của doanh nghiệp.
Theo xu hướng thị trường, ngành dược Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh
tranh thị trường từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, chuyển đổi từ nền
kinh tế kế hoạch hoá - tập trung sang nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
Sau hơn 20 năm phát triển, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ
bản vận hành theo cơ chế thị trường với các điều kiện của một ngành kinh doanh
đặc biệt.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội phát triển, mức sống của người
dân ngày càng được nâng cao, chi tiêu cho tiền thuốc hàng năm đều tăng lên. Với
đặc điểm là một nước có dân số đơng và trẻ, thì Việt Nam là một thị trường tiêu
thụ tiềm năng đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước cũng như các
tập đa quốc gia. Do đó, các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt khi thời hạn bảo hộ của các
doanh nghiệp dược trong nước sau khi gia nhập WTO đã sắp hết.
Tuy nhiên, với lợi thế về hệ thống phân phối sẵn có, cùng các ưu đãi hiện tại về
giá cả, thuế suất,.. của Chính phủ, các doanh nghiệp dược trong nước có thể tận
dụng thời cơ này để tập trung đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, mua máy móc
thiết bị sản suất, cải tiến công nghệ, đồng thời mở rộng thị phần dần ra khỏi khu
vực trong nước.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, và việc Việt Nam đã gia nhập tổ
chức thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp dược trong nước đã có cơ hội
cạnh tranh bình đẳng nhưng cũng là thách thức rất lớn trong việc phát triển trong
điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Doanh nghiệp trong nước cần sản xuất và kinh
doanh hiệu quả thì mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh đối với
xuất, kinh doanh vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ
đối với Nhà nước. Để làm được điều đó doanh nghiệp cần phải kiểm tra, đánh giá
đầy đủ chính xác mọi diễn biến về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, rút ra
được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong mối quan hệ với các nhân tố xung
quanh và tìm ra những biện pháp thích hợp để không ngừng tăng hiệu quả sản xuất
của doanh nghiệp.
Việc đánh giá năng lực sản xuất – hiệu quả sản xuất, hoạt động sản xuất từ các
yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp trong ngành nhằm đánh giá tình hình sản xuất
chung của tồn ngành, từ đó xác định những nguyên nhân chủ quan hay khách
quan ảnh hưởng đến hiệu quả ngành và đề ra các biện pháp khắc phục để tận dụng
triệt để thế mạnh của doanh nghiệp trong nghành. Điều này giúp cho doanh nghiệp
trong ngành đề ra kế hoạch tăng trưởng quy mô và đạt được những khoản hiệu quả
lớn trong tương lai, cung cấp các dữ liệu cần thiết làm cơ sở để phân tích và đề ra
các quyết định trong quản lý và chỉ đạo kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành
dược. Để trả lời câu hỏi này, tôi thực hiện đề tài phân tích hiệu quả hoạt động
ngành dược phẩm Việt Nam và áp dụng cho một doanh nghiệp cụ thể là công ty cổ
phần Y dược phẩmVimedimex.
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả, trong luận văn này tôi sẽ phân
tích về hiệu quả kỹ thuật.
Hiệu quả kỹ thuật của một ngành kinh tế là so sánh đầu ra – đầu vào (đầu vào
bao gồm yếu tố sản xuất lao động L và vốn K).
Lựa chọn của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng
Từ vai trò quan trọng trong việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả,
cụ thể hiệu quả kỹ thuật của một ngành, đề tài nghiên cứu áp dụng cho ngành dược
phẩm của Việt Nam.
Mục tiêu cơ bản là xây dựng mơ hình hàm sản xuất cho ngành dược phẩm, theo
cách tiếp cận biên ngẫu nhiên với việc sử dụng các yếu tố đầu vào. Trên cơ sở đó,
đưa ra một số tính tốn và so sánh hiệu quả kỹ thuật của ngành, doanh nghiệp. Qua
phân tích thấy, hiệu quả của ngành là khơng cao nên sẽ đánh giá tác động của một
số nhân tố tới tính hiệu quả của ngành.
<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i>Đối tượng nghiên cứu </i>
Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kỹ thuật của ngành dược phẩm
Để ước lượng hiệu quả, tôi sử dụng bộ số liệu doanh nghiệp ngành dược phẩm
Việt Nam giai đoạn 2010-2012 và nhiều yếu tố tác động như: doanh thu, lao động,
vốn, giá trị gia tăng. Tuy nhiên, để ước lượng hiệu quả tôi sử dụng ba yếu tố chính,
trong đó giá trị gia tăng là đầu ra và vốn và số lượng lao động được coi là đầu vào
của mơ hình.
Bên cạnh đó, tơi sử dụng chương trình FRONTIER 4.1 để ước lượng hiệu quả,
và chương trình kinh tế lượng STATA 11.0 để thực hiện hồi quy kiểm định và xác
định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả.
<i>Phạm vi nghiên cứu </i>
Phân tích hiệu quả hoạt động của ngành dược phẩm chủ yếu là của các doanh
nghiệp dược phẩm
Bộ số liệu thu thập từ cuộc điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê trong
các năm 2010, 2011, 2012 với các chỉ tiêu cơ bản về tình hình sản xuất của các
Phạm vi nghiên cứu là thông qua các báo cáo công ty cổ phần y dược phẩm
vimedimex trong giai đoạn 2006-2014
<b>4. Phương pháp nghiên cứu </b>
Luận văn sử dụng các lý luận, phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật
biện chứng kết hợp với phương pháp mơ hình hóa, trên cơ sở xây dựng khách quan
giữa biến phân tích, sử dụng phương pháp thống kê mô tả cho các chỉ tiêu kinh tế.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định lượng, xây dựng mơ hình dựa
vào số liệu thống kê để đánh giá hiệu quả kỹ thuật của một ngành cụ thể - ngành
dược phẩm. Bên cạnh đó, luận văn cịn dựa trên những quan điểm, chính sách của
nhà nước và những kế hoạch phát triển kinh tế để đánh giá thực trạng, đề ra định
hướng cho ngành dược phẩm.
Ngồi ra, luận văn có tham khảo thêm về các nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật,
về năng suất hiệu quả hoạt động của các ngành sản xuất khác ở các nước phát triển
và ở Việt Nam (như ngành dệt may, ngành giày dép, ngành sản xuất kim loại,…)
<b>5. Kết cấu của luận văn </b>
Ngoài các phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục thì luận văn gồm 3
phần như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết – Tổng quan nghiên cứu
Trong chương này ta sẽ làm rõ các khái niệm chính được sử dụng trong đề tài
như khái niệm dược phẩm, ngành dược phẩm, hiệu quả, hiệu quả kỹ thuật,.. và giới
thiệu về mơ hình sử dụng trong đề tài.
Chương 2: Thực trạng hoạt động ngành dược phẩm Việt Nam
Trong chương này ta sẽ tìm hiểu vấn đề chung về dược phẩm, thực trạng, lịch
sử hình thành, phát triển, thực trạng và đặc điểm của ngành dược thế giới và việt
xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành dược ở
Việt Nam.
Chương 3: Áp dụng mơ hình cho ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam
Áp dụng các mơ hình và phương pháp tính tốn cho nghành dược phẩm Việt
Nam, đánh giá hiệu quả ngành và vai trò của chỉ tiêu kinh tế đến mức hiệu quả.
Đưa ra một số giải pháp giúp ngành dược có điều kiện tận dụng các cơ hội phát