Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

tổng quan về các giao thức báo hiệu và điều khiển, chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.32 KB, 5 trang )

Chương 3:
CÁC PHẦN TỬ TRONG MẠNG
NGN
Xét cấu trúc tổng thể cho mạng NGN theo MSF:
Hình 1.7. Kiến trúc tổng thể cho mạng NGN
1.4.1. Media Gateway (MG)
MG cung cấp phương tiện để truyền tải thông tin thoại, dữ
liệu, fax và video giữa mạng gói IP và mạng PSTN. Trong mạng
PSTN, dữ liệu thoại được mang trên kênh DS0. Để truyền dữ liệu
này vào mạng gói, mẫu thoại cần được nén lại và đóng gói. Đặc
biệt ở đây người ta sử dụng một bộ xử lý tín hiệu số DSP (Digital
Signal Processor) thực hiện các chức năng: chuyển đổi AD
(Analog to Digital), nén mã thoại/ audio, triệt tiếng dội, bỏ khoảng
lặng, mã hóa, tái tạo tín hiệu thoại, truyền các tín hiệu DTMF,…
MG có các chức năng sau:
 Truyền dữ liệu thoại sử dụng giao thức thời gian thực (RTP
– Real Time Protocol).
 Cung cấp khe thời gian T1 hay tài nguyên xử lý tín hiệu số
(DSP) dưới sự điều khiển của MGC. Đồng thời quản lý t
ài
nguyên DSP cho d
ịch vụ này.
 Hỗ trợ các giao thức đã có như loop – start, ground – start,
E&M, CAS, QSIG và ISDN qua T1.
 Quản lý tài nguyên và kết nối T1.
 Cung cấp khả năng thay nóng các card T1 hay DSP.
 Có phần mềm MG dự phòng.
 Cho phép khả năng mở rộng MG về: cổng (port), cards, các
nút, mà không làm thay đổi các th
ành phần khác.
Hình 1.8. Cấu trúc của MG


1.4.2. Media Gateway Controller (MGC)
 MGC là đơn vị chức năng cơ bản của chuyển mạch mềm,
và cũng thường được gọi là Call Agent hay Bộ điều khiển
cổng (Gateway Controller), hay chuyển mạch mềm. Hình
1.9 trình bày k
ết nối của MGC với các thành phần khác của
mạng NGN.
 MGC điều khiển xử lý cuộc gọi, còn MG và SG sẽ thực
hiện truyền thông. MGC điều khiển SG thiết lập và kết thúc
cuộc gọi. Ngoài ra còn giao tiếp với hệ thống OSS và BSS.
 MGC chính là chiếc cầu nối giữa các mạng có đặc tính khác
nhau như PSTN, SS7, mạng IP. Nó chịu t
rách nhiệm quản
lý lưu lượng thoại và dữ liệu qua các mạng khác nhau.
 Một MGC kết hợp với MG, SG tạo thành cấu hình tối thiểu
cho chuyển mạch mềm.
a. Các chức năng của MGC (Hình 1.9)
 Điều khiển cuộc gọi, duy trì trạng thái của mỗi cuộc gọi trên
m
ột MG.
 Điều khiển và hỗ trợ hoạt động của MG, SG.
 Trao đổi các bản tin cơ bản giữa 2 MG-F.
 Xử lý bản tin báo hiệu SS7 (khi sử dụng SIGTRAN).
 Xử lý các bản tin liên quan QoS như RTCP.
 Thực hiện định tuyến cuộc gọi (bao gồm bảng định tuyến và
biên d
ịch).
 Ghi lại các thông tin chi tiết của cuộc gọi để tính cước
(CDR- Call Detail Record)
 Điều khiển quản lý băng thông.

Hình 1.9. Các chức năng của MGC
b. Các giao thức MGC có thể sử dụng
 Giao thức thiết lập cuộc gọi: H.323, SIP.
 Giao thức điều khiển MG: MGCP, MEGACO/H.248.
 Giao thức điều khiển SG: SIGTRAN (SS7).
 Giao thức truyền thông tin: RTP, RCTP.
Hình 1.10. Ví dụ sử dụng MGC
1.4.3. Signalling Gateway (SG)
SG thực hiện chức năng cầu nối giữa mạng báo hiệu SS7 và
các nút được quản lý bởi chuyển mạch mềm trong mạng IP. SG
làm cho chuyển mạch mềm giống như một nút SS7 trong mạng
báo hiệu SS7. Nhiệm vụ của SG là xử lý thông tin báo hiệu.
SG có các chức năng sau:
 Cung cấp một kết nối vật lý đến mạng báo hiệu.
 Truyền thông tin báo hiệu giữa MGC và SG thông qua
m
ạng IP.
 Cung cấp đường thoại, dữ liệu và các dạng thông tin khác.

×